Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

PHÂN TÍCH đặc điểm HÌNH ẢNH và GIÁ TRỊ CHẨN đoán của CỘNG HƯỞNG từ 1 5 TESLA TRONG một số tổn THƯƠNG KHỚP gối DO CHẤN THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các bệnh lý chấn thương cơ quan vận động thì chấn thương khớp
gối là bệnh lý thường gặp và chiếm một tỷ lệ khá lớn. Các nguyên nhân gây
chấn thương khớp gối thường gặp nhất như trong sinh hoạt, trong chơi thể
thao và tai nạn giao thông… đặc biệt trong những năm gần đây ở nước ta, khi
mà cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển nhưng với sự gia tăng không
đồng bộ các phương tiện giao thông, cộng với ý thức chấp hành trật tự an toàn
giao thông không được tốt đã làm gia tăng tỷ lệ tai nạm giao thông. Thêm vào
đó cùng với sự phát triển của nhiều bộ môn thể thao với số người tham gia tập
luyện và thi đấu ngày một tăng. Theo nhiều nghiên cứu, khớp gối là khớp
hay bị chấn thương nhất do chịu các lực đè ép, cưỡng ép. Trong thể thao nó
chiếm 24% trên tổng số khớp bị chấn thương [53].
Khớp gối có cấu tạo phức tạp, được giữ vững và hoạt động nhờ sụn
chêm, dây chằng trong và ngoài khớp, bao khớp … Trong đó sụn chêm có vai
trò làm giảm bớt lực tỳ nén giữa xương đùi và xương chầy, tham gia vào sự
vững khớp. Những tổn thương sụn chêm nhất là tổn thương sụn chêm trong
dẫn đến tăng áp lực trực tiếp lồi cầu đùi mâm chày là nguyên nhân của thoái
hóa khớp sau này. Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, các dây chằng
bên và các dây chằng vùng góc sau ngoài hay sau trong có tác dụng giữ cho
xương chầy không trượt ra trước hoặc ra sau so với xương đùi, và đảm bảo
tính ổn định tĩnh và động của khớp gối. Tổn thương góc sau ngoài độ cao
thường liên quan với đứt các dây chằng một hoặc cả hai dây chằng chéo. Bởi
vậy nếu không nhận biết được các tổn thương ở góc sau ngoài sẽ dẫn đến thất
bại trong việc giải quyết sự bất ổn định của kết cấu góc sau ngoài mà nó là


2
nguyên nhân gây gia tăng lực ở DCCT và DCCS tại vị trí ghép và cuối cùng


có thể ảnh hưởng đến sự thất bại của việc tái tạo dây chằng chéo [20].
Chẩn đoán hình ảnh tổn thương khớp gối trước đây chủ yếu dựa vào
chụp khớp gối có cản quang trên X quang hoặc trên cắt lớp vi tính, đây là hai
phương pháp có tính xâm phạm và có độ nhậy không cao trong chẩm đoán
tổn thương dây chằng và sụn chêm. Ngày nay với sự ra đời của cộng hưởng từ
và ở nước ta máy chụp cộng hưởng từ đã được ứng dụng từ những năm 1990
nhưng với từ lực thấp 0.2Tesla nên hình ảnh chưa được rõ nét, làm giảm khả
năng nhận định hình ảnh tổn thương một cách chính xác. Những năm gần đây
máy cộng hưởng từ với từ lực cao 1.5Tesla đã được sử dụng rộng rãi, đây là
phương pháp chẩn đoán hình ảnh không can thiệp có khả năng tái tạo hình
ảnh trên đa phương diện cho hình ảnh giải phẫu rõ nét và có ưu thế trong chẩn
đoán mô mềm và sụn nên nó khắc phục được nhược điểm của các phuơng
pháp khác. Tuy nhiên hiện có rất ít nghiên cứu về cộng hưởng từ trong các tổn
thương khớp gối một cách hệ thống đầy đủ với số lượng bệnh nhân đủ lớn
trên máy cộng hưởng từ 1.5Tesla, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán cộng hưởng từ
1.5 Tesla trong một số tổn thương khớp gối do chấn thương tại Bệnh viện
Việt Đức”.
Với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh một số tổn thương khớp gối do chấn
thương trên phim cộng hưởng từ 1.5Tesla.

2.

Nhận xét giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ trong một số tổn
thương khớp gối do chấn thương đối chiếu với nội soi.



3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược giải phẫu chức năng các thành phần của khớp gối

Hình 1.1: Giải phẫu khớp gối [9]

Khớp gối là một khớp phức hợp, bao gồm khớp bản lề giữa xương đùi
với xương chày và khớp phẳng giữa xương bánh chè với xương đùi.
1.1.1. Mặt khớp
Các mặt khớp của khớp giữa xương đùi và xương chày là hai lồi cầu
xương đùi và hai mặt khớp trên của xương chày; ở khớp giữa xương đùi và
xương bánh chè, mặt sau xương bánh chè tiếp khớp với mặt bánh chè của đầu
dưới xương đùi. Hai mặt khớp trên xương chày còn được làm sâu thêm nhờ
các sụn chêm trong và ngoài.
1.1.2. Sụn chêm
1.1.2.1. Cấu tạo chung và mô học
Mỗi khớp gối có hai sụn chêm (SC) là sụn chêm trong và sụn chêm
ngoài. SC là hình thái của sụn khớp hình bán nguyệt, nằm giữa mặt khớp giữa
xương đùi và xương chầy có tác dụng bảo vệ sụn khớp của xương đùi và
xương chầy và đóng vai trò như một miếng đệm, làm vững gối và giản sóc.


4
Mỗi SC đều có một sừng trước và một sừng sau lần lượt dính vào các diện
gian lồi cầu trước và sau của xương chày. Sừng trước của hai sụn chêm được
nối với nhau bằng dây chằng ngang khớp gối (transverse ligament of knee).
Bờ chu vi của mỗi SC thì dày, lồi và dính vào bao khớp, còn bờ trong thì

mỏng và lõm. Mặt trên của sụn chêm không phẳng như mặt dưới mà lõm để
tiếp xúc với lồi cầu xương đùi [6].
Sụn chêm người bình thường gồm 60- 75% nước, 15-25% collagen và
khoảng 0.8% glycosaminoglycan (GAG). Khoảng 90% collagen sụn chêm là
collagen type I với type II, III, V và VI chiếm phần còn lại. Phân bố của các
type collagen này thay đổi đáng kể theo các vùng khác nhau của sụn chêm [9].
Máu cấp cho SC thông qua các động mạch gối ngoài và gối trong, tạo
thành một đám rối mao mạch quanh sụn chêm với các nhánh toả vòng xuyên
vào trong SC. Các nhánh này có thể thấy từ 10 đến 30% phía ngoại vi SC
trong và 10-25% phía ngoại vi SC ngoài, phong phú ở sừng trước và sừng sau
hơn thân SC. Phần còn lại của SC ở gối người lớn có nguồn dinh duỡng nhờ
sự khuếch tán từ hoạt dịch, giống như phần lớn sụn trong khớp [9].
1.1.2.2. Sụn chêm trong
Sụn chêm trong (medial meniscus) có hình chữ C, dài khoảng 5-6cm,
dầy khoảng 3-5mm, bề rộng của sừng sau (16-20mm) rộng hơn sừng trước
(8-10mm). Bờ chu vi của sụn chêm trong còn dính vào dây chằng bên chày
nên sụn này được cố định tốt hơn sụn chêm ngoài. Sừng trước bám chặt vào
mâm chầy ngay phía trước gai chầy trước và dây chằng chéo trước. Sừng sau
bám vào mâm chầy sau ngay phía trước nơi bám của dây chằng sau. Điều này
làm hạn chế sự di chuyển của sụn chêm trong khi gấp và duỗi gối nên sụn
chêm trong thường bị tổn thương hơn trong chấn thương khớp gối.


5
1.1.2.3. Sụn chêm ngoài
Sụn chêm ngoài (lateral meniscus) gần có hình chữ O. Sừng trước và
sừng sau sụn chêm ngoài rộng bằng nhau khoảng 12-13mm. Sụn chêm ngoài
chạy vòng ra sau theo bờ mâm chầy ngoài. Hai dải mô xơ từ bờ sau của sụn
chêm ngoài chạy theo dây chằng bắt chéo sau (ở trước và sau dây chằng bắt
chéo sau) để đến bám vào xương đùi được gọi là các dây chằng chêm - đùi

trước và sau (anterior/posterior meniscofemoral ligament) và bám vào diện
sau gai [6].
1.1.2.4. Vai trò của sụn chêm
Các SC có tác dụng để phân tán trọng lượng của cơ thể và làm giảm ma
sát trong quá trình di chuyển. Khi các lồi cầu của xương đùi và xương chày
gặp nhau tại một điểm (điều mà thay đổi trong sự uốn cong và mở rộng), các
SC lan truyền tải trọng trọng lượng của cơ thể [17].
- Tăng diện tích truyền tải lực qua khớp.
- Chia đều sức ép từ trên xuống dưới.
- Tạo sự vũng khớp gối.
- Phân bố đều bôi trơn và dinh dưỡng sụnn khớp.
- Lấp đầy khe khớp : bao khớp và hoạt dịch không bị kẹt vào khe khớp.
SC hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chầy,
làm giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm chịu đựng khoảng 45% trọng lượng
cơ thể và di động trên bề mặt mâm chầy song song với việc gấp duỗi gối. Mặt
cong của SC có tác dụng phân phối và chuyển bớt từ 30-55% lục sang ngang,
khi có đủ SC thì lực tiếp xúc tăng lên 2,5 lần. Sụn chêm góp phần tạo nên sự
ổn định của khớp gối. SC tạo sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, phân bố đều
hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, lấp đầy khe khớp gối tránh cho
bao hoạt dịch không bị kẹt vào khe khớp.


6

Hình 1.2: Sụn chêm và liên quan đến các thành phần trong khớp gối [9]
1.1.3. Bao khớp
Bao khớp bám vào rìa các mặt khớp của xương chầy và xương đùi, vào
các bờ xương bánh chè và vào bờ chu vi của các sụn chêm.
1.1.4. Màng hoạt dịch
Màng hoạt dịch lót mặt trong bao khớp, bám vào rìa các mặt khớp và

bờ chu vi của các sụn chêm.
Ở phía trước, màng hoạt dịch kéo dài lên phía trên xương bánh chè
khoảng 3 khoát ngón tay ( do bao hoạt dịch không kín), tạo nên một túi bịt
nằm sau cơ tứ đầu đùi gọi là túi hoạt dịch trên bánh chè (bursa
suprapatellaris). Từ phần sau của bao khớp, màng hoạt dịch lật ra trước để
phủ lên mặt trước của các dây chằng bắt chéo nên những dây chằng này nằm
trong bao khớp nhưng ngoài ổ hoạt dịch. Khi màng hoạt dịch từ rìa dưới mặt
khớp xương bánh chè lật xuống dưới và ra sau ở trên cục mỡ dưới bánh chè,
nó tạo nên nếp hoạt dịch dưới bánh chè (plica synovialis infrapatellaris). Nền
của nếp này là cục mỡ dưới bánh chè (corpus adiposum infrapatellaris), còn
các bờ tự do của nó được gọi là các nếp cánh (plica alarae).


7

1.1.5. Các dây chằng
1.1.5.1. Các dây chằng ngoài bao khớp:

 Dây chằng bánh chè:
Ở phía trước có dây chằng bánh chè (ligamentum patellae) từ bờ dưới
xương bánh chè chạy tới bám vào lồi củ chày. Ngoài ra còn có các hãm bánh
chè trong và ngoài (retinaculum patellae mediale/laterale) liên kết gân bám
tận cơ tứ đầu đùi với mạc đùi (fascia lata).
 Dây chằng bên chầy:
Dây chằng bên chày (ligamentum collaterale tibiale) từ mỏn trên lồi
cầu trong xương đùi chạy tới lồi cầu trong xương chày. Nó có tác dụng hạn
chế sự di chuyển sang ngang của khớp gối.

 Dây chằng bên mác:
Dây chằng bên mác (ligamentum collaterale fibulares) từ mỏn trên lồi

cầu ngoài xương đùi chạy tới chỏm xương mác. Nó có tác dụng hạn chế sự di
chuyển sang ngang của khớp gối.

 Dây chằng khoeo chéo:
Dây chằng khoeo chéo (ligamentum politeum obliqum) từ chỗ bám tận
của gân cơ bán mạc chạy lên trên, ra ngoài tới bám vào lồi cầu ngoài xương
đùi. Có thể coi dây chằng này như một chẽ quặt ngược của gân cơ bán mạc.

 Dây chằng khoeo cung:
Dây chằng khoeo cung (ligamentum politeum arcuatum) là chỗ dầy lên
tại bờ khuyết của mặt sau bao khớp, nơi có cơ khoeo chui qua. Hai bó của dây
chằng này từ chỏm xương mác chạy tới bám vào đầu trên xương chầy và lồi
cầu ngoài xương đùi.


8

(a) Hoạ đồ của đầu gối cho thấy

(b) Hoạ đồ của mặt bên của lồi

(c) hình vẽ phía sau của đầu gối

nguyên uỷ (màu xanh) và chỗ dính

cầu ngoài xương đùi ngoài cho

cho thấy hướng đi của các đơn vị

gân (màu đỏ) của cơ khoeo.


thấy mối quan hệ của sự gắn của

gân cơ khoeo liên quan đến dây

gân của cơ khoeo (màu đỏ), dây

chằng mác phụ (đầu mũi tên) và

chằng phụ bên mác (màu trắng),

cơ nhị đầu đùi (cắt bỏ một phần).

và đầu bên ngoài của cơ sinh đôi

Màu xanh lá cây = xương mác.

cẳng chân (màu cam).

Hình 1.3: Sự gắn và hướng của cơ khoeo [41]
1.1.5.2. Các dây chằng trong bao khớp:
Có hai dây chằng rất chắc bắt chéo nhau trong hố gian lồi cầu, gồm dây
chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Các dây chằng chéo là hệ thống dây
chằng nằm trong bao khớp, nhưng nằm ngoài ổ hoạt dịch. [9],[4], [8].

 Dây chằng chéo trước:
Dây chằng chéo trước (DCCT) từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi
chạy xuống dưới và ra trước để bám vào diện gian lồi cầu trước của xương
chầy. Dây chằng chéo trước tạo với mặt phẳng đứng dọc một góc từ 15 0 đến
200 [36], [55]. Đã có nhiều tác giả mô tả về kích thước của DCCT [27], [31].

Theo nghiên cứu của Arnoczky [15], DCCT có chiều dài trung bình
35±10mm và chiều ngang 11±1mm. DCCT có cấu tạo gồm ba bó có hướng đi
xoắn từ trong ra ngoài, được định danh dựa trên điểm bám của chúng vào diện
hình tam giác ở mâm chầy [34], [48], [52], [54], và có đặc điểm sau:
+ Bó trước trong: là bó dài nhất, có hướng đi nằm ngang.
+ Bó sau ngoài: là bó ngắn nhất, kích thước lớn hơn bó trước trong và
có hướng đi thẳng đứng.
+ Bó giữa: nằm giữa hai bó trên.


9
Độ căng của mỗi bó phụ thuộc vào mức độ gấp của khớp gối và thường
không giáng nhau. Các bó trước trong và bó giữa độ căng nhất khi ở tư thế 0 0,
giảm giữa 200 và 600, căng trở lại khi gối gấp trên 90 0. Bó sau ngoài căng khi
gối duỗi và chùng khi gối gấp. Do đó DCCT thường bị đứt không hoàn toàn,
phần đứt là bó đang ở trạng thái căng nhất.[7], [12].

 Dây chằng chéo sau:
Dây chằng chéo sau (DCCS) từ mặt ngoài lồi cầu trong xương đùi chạy
xuống dưới và ra sau bám vào diện gian lồi cầu sau của xương chầy [6]. Dây
chằng chéo sau nằn song song với mặt phẳng đứng dọc hơn DCCT và tạo với
mặt phẳng đứng ngang một góc khoảng 300 đến 400, tuỳ theo vị trí gấp của
gối [29]. DCCS dầy 13mm được cấp máu phong phú hơn DCCT [12], gồm
hai bó: bó trước ngoài dày, dài 34,5±1,95mm, còn bó sau trong mảnh hơn, dài
32,8± [47]. DCCS có thể được tăng cường bởi hai dây chằng sụn chêm – đùi
trươc và sau có kích thước nhỏ hơn, đi từ sừng sau SC ngoài đến mặt ngoài
lồi cầu trong xương đùi. Dây chằng sụn chêm – đùi trước ( DC Humphrey) ít
gặp, chạy ở phía trước. Dây chằng sụn chêm – đùi sau (DC Wriberg) gặp ở
70% trường hợp, chạy ở phía sau DCCS [46]. Do khác biệt về giải phẫu như
trên mà DCCS khoẻ gấp đôi so với DCCT [29], [35].

Các DCCT có hai vai trò: Giữ vững khớp gối, ngăn cản sự trượt của
xương chầy theo trục trước - sau. Cùng với các dây chằng bên giúp hạn chế
sự xoắn vặn của khớp gối theo trục xoay [29] [35]. Khi các DC chéo bị tổn
thương, khớp gối sẽ lỏng lẻo và cơ tứ đầu đùi sẽ giảm hoạt động để giữ cho
mâm chầy khỏi trật ra trước, dẫn đến hạn chế sự vận động của khớp gối và cơ
đùi sẽ teo sau một thời gian [2v], [34v].
1.1.6. Các cơ và cử động
Gấp cẳng chân: cơ bụng chân và các cơ ụ ngồi – cẳng chân.
Duỗi cẳng chân: cơ tứ đầu đùi.


10
1.1.7. Xương vùng đầu gối
1.1.7.1. Xương đùi
Đầu xa to, tiếp khớp với xương chày bằng lồi cầu trong và lồi cầu
ngoài. Hai lồi cầu nối với nhau ở trước bằng một mặt tiếp khớp với xương
bánh chè (mặt bánh chè) và được ngăn cách nhau ở phía sau bằng hố gian lồi
cầu (intercondylar fossa). Trên mặt trong của lồi cầu trong có mỏm trên lồi
cầu trong (medial epicondyle). Trên mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mỏm trên
lồi cầu ngoài (lateral epicondyle). Ngay ở sau và trên mỏm trên lồi cầu trong
là củ cơ khép.
1.1.7.2. Xương chầy
Xương chày là xương lớn hơn, nằm ở trong xương mác và là xương
cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi. Đầu gần là một khối xương to
do lồi cầu trong (medial condyle) và lồi cầu ngoài (lateral condyle) tạo nên.
Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên (superior articular surface)
tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt
khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu
được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu; vùng này bao gồm lồi gian lồi
cầu (intercondylar eminence) nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau

(anterior and posterior intercondylar areas).
1.1.7.3. Xương mác:
Xương mác là một xương dài, mảnh, ở ngoài xương chày; nó gồm một
thân và hai đầu. Đầu gần phình to gọi là chỏm mác / chỏm có mặt khớp tiếp
khớp với xương chày.
1.1.7.4. Khớp chầy mác
Xương chầy và xương mác liên kết với nhau như sau:
Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp hoạt dịch chầy – mác (articulatio
tibiofibiolaris). Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó


11
mặt khớp chỏm mác (facies articularis capitis fibulae) ở mặt trong chỏm mác
tiếp khớp với mặt khớp mác (facies articularis fibularis) của lồi cầu ngoài
xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và
trước (ligamentum capitis fibulae posterius/anterius).
1.1.7.5. Xương Bánh chè
1.1.8. Mạch máu khớp gối
 Động mạch khoeo
+ Ðường đi
Tiếp tục động mạch đùi, đi từ vòng gân cơ khép đến bờ dưới cơ khoeo,
theo một đường dọc giữa trám khoeo. Ðộng mạch tận hết bằng cách chia hai
nhánh tận là động mạch chày trước và động mạch chày sau.
+ Nhánh bên: Động mạch khoeo cho một số nhánh bên nuôi dưỡng vùng
gối.

Hình 1.4: Các động mạch của gối [9].
1.2. Các phương pháp chẩn đoán tổn thương khớp gối
Chẩn đoán tổn thương khớp gối cần dựa vào lâm sàng ( triệu chứng và
khám xét) và cận lâm sàng (Hình ảnh X quang và hình ảnh CHT). Nội soi

khớp gối để điều trị tổn thương nội khớp, chẩn đoán có thể được khẳng định
chắc chắn. Hiếm khi dùng nội soi chỉ với mục đích chẩn đoán.


12
1.2.1. Lâm sàng
1.2.1.1. Triệu chứng cơ năng
Tuỳ thuộc vào bệnh nhân đến sớm hay muộn trong giai đoạn cấp tính hay
mạn tính sau chấn thương mà có biểu hiện các triệu chứng cơ năng khác nhau:
 Giai đoạn cấp tính: Đầu gối xưng nề, cảm giác đau tăng, hạn chế vận động
hoặc không thể vận động khớp gối.
 Giai đoạn mạn tính: Sau một thời gian, các triệu chứng cấp tính của khớp
gối giảm đi, thay vào đó là các triệu chứng mạn tính sau chấn thương với
sưng nề đỡ hơn, cảm giác đau giảm nhiều, khớp gối vận động được nhưng
hạn chế, có thể có dấu hiệu lục cục trong khớp khi vận động, hoặc lỏng lẻo
khớp, cơ đùi bên tổn thương teo nhỏ.
1.2.1.2. Khám lâm sàng
Phần lớn các tổn thương khớp gối có thể được chẩn đoán bởi có tiền sử
và khám lâm sàng. Các nghiệm pháp thay đổi trục, nghiệm pháp MC Murray,
nghiệm pháp Appley, và nghiệm pháp Lachman là các nghiệm pháp khám xét
lâm sàng được áp dụng. Tuy nhiên cũng còn phải dựa vào kinh nghiệm của
bác sỹ lâm sàng và mức độ hợp tác của bệnh nhân. Trong chấn thương cấp
tính, nếu bệnh nhân bị đau hoặc sưng việc khám xét có thể bị hạn chế. Các
tổn thương phối hợp như rách dây chằng chéo phối hợp với rách sụn chêm
hoặc tổn thương sụn khớp cũng có thể làm hạn chế một khám xét lâm sàng
đầy đủ [44].
a). Hỏi cơ chế gây chấn thương: giúp gợi ý đến tổn thương.
b). Khám đánh giá tổn thương:
 Dấu hiệu “bập bềnh xương bánh chè” là tràn dịch khớp gối thường tương
ứng với máu tụ.

 Khám đánh giá tổn thương SC:


13
+ Tìm điểm đau chói: Bệnh nhân nằm ngửa, gối và háng gấp 900 dùng ngón tay
miết theo hướng đi của SC tức điểm nằm giữa xương đùi và xương chầy.
+ Nghiệm pháp MC Murray: Bệnh nhân nằm ngửa, gối và háng gấp 900.
Người khám một tay lấy gối của bệnh nhânbằng ngón tay cái và ngón tay
giữa đặt vào khe khớp, một tay nắm lấy cổ chân bệnh nhân. Lúc này cho
gối duỗi ra từ từ kết hợp với xoay trong và xoay ngoài cẳng chân. Khi mà
SC bị tổn thương thì nghe thấy tiếng lục cục trong khớp hoặc có thể cảm
nhận qua các ngón tay giữ gối của bệnh nhân (Lúc này có nghĩa là thử
nghiệm MC Murray dương tính).
+ Nghiệm pháp Appley: Bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 900. Ép dùng ngón tay,
tạo lực ép từ mâm chày lên lồi cầu đùi, kèm theo xoay trong và xoay ngoài
cẳng chân. Nếu SC rách mảnh rời bị ép kẹt vào giữa khe khớp và gây đau
chói ở bên SC rách. Kéo giãn: Tư thế tương tự nhưng dùng lực kéo giãn
khe khớp gây đau để phân biệt với đau do đứt dây chằng bên với đau do
rách sụn chêm.
 Khám đánh giá tổn thương dây chằng:
+ Nghiệm pháp Lachman: Để tìm dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước. Khám
ở tư thế gối gấp nhẹ 10 0 đến 300. Nếu kéo được đầu trên xương chày lệch
ra trước so với lồi cầu xương đùi rõ, lệch nhiều mm là Lachman {+}.Thực
hiện ở gối vừa mới chấn thương không gây tê, nghiệm pháp này có độ
nhạy thay đổi : 63-99%, và độ đặc hiệu là 83-98%.[52]. Độ nhạy cao hơn
nếu gây tê tại chỗ trước khi làm. [28]
+ Nghiệm pháp ngăn kéo: Thực hiện với gối gấp 60-900 và so sánh với bên
lành. Kéo ra trước nhiều là dấu ngăn kéo trước do rách DCCT. Đẩy ra sau
nhiều là dấu ngăn kéo sau do rách DCCS. Thực hiện trên gối vừa mới chấn
thương, không gây tê, dấu hiệu ngăn kéo trước có độ nhạy thấp và rất thay



14
đổi: 33-77% và độ đặc hiệu dưới 92%. Độ tin cậy của dấu hiệu ngăn kéo
sau chỉ có 67%. [15], [52].
1.2.2. Chẩn đoán hình ảnh
1.2.2.1. Chụp X Quang
+ X Quang thường quy:
Tư thế chụp: + Thẳng, nghiêng, chụp xương bánh chè nghiêng.
+ Chụp hai bên khớp để so sánh.
+ Chụp khớp gối có chịu tải: đứng chống một chân.
Phương pháp này không thấy trực tiếp tổn thương sụn chêm, dây chằng,
chỉ cho phép loại trừ các tổn thương, bệnh lý khác như gãy xương, giật đứt
xương, dị vật khớp gối, thoái hóa khớp, viêm xương sụn khớp.
+ X Quang động:
- Kĩ thuật: Chụp Xquang khớp gối nghiêng ở những tư thế được thực
hiện bởi nghiệm pháp ngăn kéo trước và sau. Đo trên phim sự di lệch trước
hoặc sau lồi cầu xương đùi so với bờ sau đầu trên xương chày. Bình thường 2
bờ này trùng nhau.
- Phương pháp này không đánh giá được tổn thương sụn chêm, nhưng
đây là dấu hiệu gián tiếp để đánh giá tổn thương đây chằng chéo. Nó có độ
nhạy và độ đặc hiệu khá cao, cho phép loại bỏ yếu tố kinh nghiệm của người
khám. Tuy nhiên phương pháp này còn bị hạn chế bởi sự gượng chống lại đau
của bệnh nhân, ở những tổn thương dây chằng chéo không hoàn toàn, tổn
thương phối hợp [54].
1.2.2.2. Siêu âm
Ít được dùng do những đầu dò thông dụng hiện nay khó đánh giá tổn
thương sụn. Chỉ cho phép đánh giá tổn thương phần mềm, dịch trong khớp,
trong một số trường hợp có thể thấy dấu hiệu gián tiếp của tổn thương dây
chằng chéo khớp gối khi có máu tụ ở chỗ bám của chúng.



15
1.2.2.3. Chụp cản quang khớp
Chụp gối cản quang: là chụp gối thông thường nhưng có bơm thuốc cản
quang vào trong ổ khớp. Nó cho phép nhìn rõ xung quanh sụn chêm, các chỗ
bong cũng như các chỗ rách.
- Trước đây một số tác giả như werdorff K.R và Robinson H {1905},
Hoffa.A{1906}, Dittmar O, Magnusson W và Long L sử dụng khí làm chất
đối quang bơm vào khớp gối để phát hiện những thương tổn phần mềm nội
khớp gối. Và đã phát hiện được 90-95 % có tổn thương sụn chêm.
- Phương pháp này không cho phép khảo sát hình ảnh các dây chằng
chéo, và là phương pháp xâm nhập, hiện nay ít được dùng ở nước ta.
1.2.2.4. Nội soi khớp gối
Là phương pháp tốt nhất do thấy được trực tiếp vị trí tổn thương, loại tổn
thương. Nhưng là phương pháp thâm nhập và chi phí đắt hơn các phương
pháp chẩn đoán khác. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi đã sơ bộ chẩn
đoán tổn thương SC, DC bằng lâm sàng phối hợp với các phương pháp hình
ảnh khác và có chỉ định can thiệp.
1.2.2.5. Chụp cộng hưởng từ khớp gối
Phương pháp tạo ảnh Cộng hưởng từ được Bloch và Rurcell phát minh
năm 1945, đến 1976 - 1980 các tác giả Mansfeild, Damanian và Hankes mới
ghi được những hình ảnh đầu tiên trên người. Đến nay phương pháp chẩn
đoán hình ảnh này càng đươc đáp ứng rộng rãi.
Hình ảnh có được bằng kĩ thuật này hơn hẳn các hình ảnh về y học có từ
trước tới nay như X quang, CT Scaner, Siêu âm, đồng vị phóng xạ vì độ phân
giải cao, có được các lớp cắt theo đủ ba chiều không gian, không gây nguy
hiểm. Là kỹ thuật cho phép thấy rõ hình ảnh và những biến đổi về cấu trúc
của các tổ chức mô mềm. Do đó có thể đánh giá trực tiếp dây chằng, sụn



16
chêm, xương dưới sụn, phần mềm xung quanh khớp gối và những cấu trúc
giải phẫu nhỏ hơn.[5], [52], [57].
a. Một số hạn chế của phương pháp CHT:
- Giá thành xét nghiệm cao.
- Bệnh nhân không được giữ trong cơ thể những vật dụng bằng kim loại
như máy tạo nhịp tim, một số van tim nhân tạo, các dẹp mạch máu sọ, đinh
nội tủy xương, ống nội khí quản.
Các nhược điểm trên đang dần được các nhà tạo máy khắc phục để tạo ảnh
bằng cộng hưởng từ là một xét nghiệm ngày càng phổ biến rộng rãi hơn.[5].
b. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khớp gối :
Kỹ thuật chụp CHT khớp gối được nhiều tác giả mô tả, nhưng không
hoàn toàn thống nhất với nhau [37],[46],[49], tùy thuộc vào từ lực của máy và
tổn thương cần tìm và sau đây là một số nguyên tắc chung:


Ăng ten và tư thế bệnh nhân:

+

Ăng ten khớp gối chuyên dụng.

+

Trường chụp ( FOV): 14-16cm.

+

Độ dầy lát cắt 3-5mm (trung bình 4mm), bước nhẩy 0,4mm.


+

Tư thế bệnh nhân:Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, hai bàn chân
xoay ngoài 15 – 200, gối bên chụp gập nhẹ 5 – 10 0. Trường hợp bệnh nhân
đau không thể thực hiện theo yêu cầu trên do đau thì có thể để bệnh nhân
đặt tư thế chân sao cho bệnh nhân thấy thoải mái nhất.


+

Các chuỗi xung và mặt phẳng cắt:
Các chuỗi xung: PD: sagital, coronal,axial; PD fat sat: sagital,
coronal; T1: sagital; T2 fat sat: axial, sagital; STIR.

+

Mặt phẳng cắt :

- Hình khu trú (Localiser): Mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng ngang và mặt
phẳng đứng dọc. Chuỗi xung T1W độ phân giải thấp.


17
- Lát cắt theo mặt phẳng ngang (Axial):Tạo ảnh trên mặt phẳng đứng ngang
(Coronal).Hướng pha: hướng phải-trái. Sử dụng Satbands trên mặt phẳng
đứng dọc ( để giảm nhiễu do mạch đập). Nghiêng block song song với lồi
cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi.Lát cắt đi từ lồi củ xương chầy đến
bờ trên xương bánh chè. Kiểm tra các block trên các mặt phẳng còn lại:
Mặt phẳng đứng dọc: đường vuông góc với đường đi qua xương đùi và

xương chầy.
- Lát cắt theo mặt phẳng đứng dọc (Sagital): Tạo ảnh đứng ngang trên mặt
phẳng ngang (axial). Hướng pha: hướng chân – đầu. Sử dụng Satbands
trên mặt phẳng đứng dọc để giảm nhiễu do mạch đập. Block nghiêng song
song với lồi cầu ngoài xương đùi. Kiểm tra các block trên các mặt phẳng
còn lại. Mặt phẳng đứng ngang: đường song song với đường giữa xương
đùi và xương chầy.
- Lát cắt theo mặt phẳng đứng ngang( Coronal) : Tạo ảnh đứng ngang trên
mặt phẳng ngang (axial). Hướng pha: hướng chân – đầu. Sử dụng
Satbands trên mặt phẳng đứng dọc đẻ giảm nhiễu do mạch đập. Block
nghiêng song song với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi. Kiểm tra
các block trên các mặt phẳng còn lại: Mặt phẳng đứng dọc: góc song song
với đường giữa xương đùi và xương chầy.
Cần chụp ít nhất ba mặt phẳng (MP): đứng ngang, đứng dọc và mặt phẳng
ngang điều này mang lại những thông tin bổ xung cho nhau giúp tránh đươc
nhiều bẫy dẫn đến chẩn đoán sai do ảnh hưởng của hiệu ứng thể tích khối bán
phần ở những cấu trúc có kích thước nhỏ.
Để đánh giá sụn chêm, MP đứng dọc là thích hợp nhất để khảo sát sừng
trước, sau và những điểm cố định SC, MP đứng dọc giữa khảo sát tốt nhất là
phần giữa của SC. Những lát cắt ngang thì cho kết quả kém rõ hơn do hiệu
ứng khối từng phần của nó về bề mặt khớp.


18
Để khảo sát tốt DCCT, nhiều tác giả khuyên nên chụp bổ xung lát cắt
theo hướng trục của dây chằng này, đó là mặt phẳng chếch dọc, tạo góc 7075º so với khe khớp đùi chày trên mặt phẳng đứng ngang [ 59] hoặc với
đường nối bờ sau của hai lồi cầu xương đùi trên MP ngang[46]. Trong trường
hợp còn nghi ngờ chẩn đoán, ta có thể sử dụng MP đứng ngang chếch song
song với mái liên lồi cầu xương đùi khi gối duỗi [58]. Đối với DCCS kĩ thuật
chẩn đoán đủ để khảo sát nó. Trong trường hợp nghi ngờ nên sử dụng những

lát cắt đứng dọc, gối gấp 30º. Đây là tư thế mà dây chằng chéo sau căng, vì
vậy giúp loại bỏ những ảnh nhiễu do sự gập góc của nó[49].
Sử dụng nhiều chuỗi xung phối hợp nhau. T1W cho phép xác định tốt
giải phẫu, nhưng không phân biệt được giữa phù nề và dịch với bao khớp ,
bao gân và dây chằng. Trên T2W, hình thái cấu trúc giải phẫu kém rõ, nhưng
phù nề và dịch tăng tín hiệu mạnh tạo sự tương phản với cấu trúc mô bình
thường, đặc biệt với dây chằng chéo trước. Chuỗi xung xóa tín hiệu mỡ
( STIR hay FAT SAT) giúp phân biệt tốt giữa mỡ và dịch nên rất hiệu quả
trong phát hiện đụng dập xương và trong xác định lớp mỡ ở đáy các sụn
chêm, hoặc tổn thương của gối mỡ Hoffa. Chuỗi xung tốt cho thăm khán DC
chéo khớp gối là SE T1W, T2W hoặc T2 proton. Những chuỗi xung GRE
hoặc 3D( với khẳ năng tái tạo đa mặt phẳng ), cũng như chuỗi xóa mỡ ít thay
đổi chất lượng hình ảnh DC chéo [49], [50], [58].
Việc tiêm đối quang từ (gadolinium) vào tĩnh mạch cũng như vào trong
khớp cũng như vào tĩnh mạch là không cần thiết trong thăm khám chấn
thương thông thường [54], [ 56].


19
1.3. Các đặc điểm tổn thương một số thành phần khớp gối do chấn thương
1.3.1. Tổn thương sụn chêm
1.3.1.1. Cơ chế tổn thương sụn chêm
Tổn thương SC chủ yếu theo cơ chế gián tiếp. Smillie [38] chia ra làm
bốn lực chính: lực ép từ trên xuống; lực xoay; dạng hay khép; gấp hay duỗi.
Tuy nhiên các lực trên thường phối hợp với nhau, tuỳ ưu thế của lực
nào mà gây ra các tổn thương SC khác nhau: Khi gối duỗi nhanh SC di
chuyển không kịp và bị kẹt giữa hai sụn khớp gây rách. Khi gối co nửa chừng
cùng trong quá trình xoay cùng lúc với dạng đột ngột cũng làn cho SC bị kẹt
giữa hai mặt khớp. Khi mức độ chấn thương quá lớn ở tư thế gối duỗi tối đa,
làm cho mâm chày xoay ngoài quá mức thường gặp kiểu rách dọc, khi mảnh

rách dọc SC quá lớn thường lật lên và có dạng hình quai sách gầu ( Bucket –
Handle sign) di chuyển vào trong khuyết lồi cầu và gây kẹt khớp. Ngoài ra
kiểu tổn thương SC cò phụ thuộc theo tuổi, theo mức độ dày chắc và chất
lượng lớp sụn của bề mặt khớp đùi chầy. Người trẻ sụn khớp dày, đàn hồi tốt,
nên hấp thu lực tốt nên thường gặp rách dọc. Người trên 30 tuổi chất lượng
sụn mặt khớp kém hơn không hấp thu được các lực xoay nên hay gặp rách
ngang hay rách chéo. Người già do sụn bị thoái hoá nhiều, lớp sụn mỏng nên
thường thấy rách nham nhở.
1.3.1.2. Hậu quả của tổn thương sụn chêm
Ngay sau khi kớp gối bị tổn thương, bệnh nhân thường có biểu hiện
sưng, đau, hạn chế vận động hoặc thậm chí kẹt khớp. Hậu quả làn giảm có
năng khớp gối lâu ngày gây teo cơ tứ đầu đùi ( teo thường sau tuần thứ 3 sau
chấn thương) [26]. Khi khớp bị kẹt trong trường hợp rách kiểu quai sách gầu
thì mổ nội soi cấp cứu. Khi SC bị tổn thương do tăng lực tỳ đè trục tiếp từ lồi
cầu xương đùi xuống mâm chày, cộng với quá trình viêm của khớp sẽ gây hậu
quả dẫn tới thoái hoá khớp sau này.


20
1.3.1.3. Phân loại tổn thương sụn chêm
a). Tổn thương SC do chấn thương trên gối vững
Cơ chế chấn thương hay liên quan tới động tác đứng lên sau ngồi xổm,
sau một vận động đột ngột, xuất hiện dấu hiệu kẹt gối biểu hiện bằng mất
duỗi gối, nhưng vẫn có thể gấp được hoàn toàn, thực tế chỉ với dấu hiệu kẹt
khớp này đã cho phép chẩn đoán rách sụn chêm. Rách sụn chêm cũng có thể
sau một tai nạn liên quan tới
động tác vặn gối, đặc biệt trong hoạt động thể thao. Sau những tai nạn
này cần phải thăm khám có hệ thống tìm kiếm các tổn thương khác nhất là
của DCCT.
Thương tổn sụn chêm do chấn thương thương hay thấy ở trên gối vững :

như "quai xô nước", mảnh sụn bong không hoàn toàn lưỡi sụn chêm, hoặc
rách dọc theo chiều dài, hoặc rách theo chiều ngang, hay phức hợp.
b). Tổn thương SC do chấn thương trên gối không vững
Thông thường là rách sụn chêm phối hợp với đứt dây chằng chéo trước,
rất hiếm là đứt dây chằng chéo sau, hay dây chằng bên. Trước một thương tổn
sụn chêm, quan trọng là không được bỏ sót thương tổn của dây chằng chéo
trước. Cần phải làm chẩn đoán cần thiết:
- Nghĩ tới thương tổn này do tính thường gặp trong chấn thương gián tiếp.
- Tìm kiếm, đặt câu hỏi về cơ chế tai nạn: nhất là có cơ chế xoắn vặn gối
khi chân bị cố định dưới đất, ví dụ như: nhảy cao chạm đất trẹo chân, có thấy
mất vững ngay lập tức,...
- Tìm kiếm các dấu hiệu lấm sàng: dấu hiệu quan trọng và cần thiết là
nghiệm pháp MC Murray và nghiệm pháp Aplley và đánh giá tổn thương kết
hợp dây chằng chéo dựa vào nghiệm pháp Lachman và dấu hiệu ngăn kéo trước.
c). Những trường hợp đặc biệt của SC ngoài
Sụn chêm ngoài có thể có nang hay phì đại hình đĩa (discoïde).


21
Nang sụn chêm ngoài: là dạng nang nhỏ nằm ở rìa của sụn chêm bị rách,
trong nó chứa chất keo.
Sụn chêm ngoài hình đĩa: Nó là dạng sụn chêm có dạng hình đĩa (thông
thường
có dạng hình trăng lưỡi liềm) do bệnh bẩm sinh. Nó che phủ hoàn toàn
mâm chày ngoài. Sụn chêm hình đĩa không tổn thương thì không có một triệu
chứng gì. Nhưng nó thường lại rất mỏng mảnh, dễ rách, đặc biệt là ở trẻ em.
d). Phân loại tổn thương SC theo phân loại quốc tế Stoller và Crues [39]
 Độ I: Hình ảnh tăng tín hiệu trong sụn dạng vệt, hay đoạn thẳng.
 Độ II: Hình ảnh tăng tín hiệu của sụn chưa thông với khớp.
 Độ III: Hình ảnh tăng tín hiệu của sụn thông với khớp.

e). Phân loại tổn thương SC theo hình thái
 Phân loại rách theo hình thái đường rách
Theo cách phân loại tổn thương kinh điển của Trillat chia làm 3 độ và áp
dụng cho sụn chêm trong [60].
+

Độ I: Đường rách dọc nằm phía sau dây chằng bên trong.

+

Độ II: Đường rách kéo dài ra phía trước tạo hình quai xô, có thể trật ra
gây kẹt khớp. Quai này có thể đứt rời ở phần trước, sau hoặc giữa và trật ra
phía sau lồi cầu đùi.

+

Độ III: Quai này trật thường xuyên.

 Phân loại rách theo chu vi bề mặt


22
Trong các phân loại tổn thương sụn chêm thì phân loại theo O’ Connor
được coi là đầy đủ nhất [33], chúng tôi áp dụng kiểu phân loại này.
 Phân loại các loại rách sụn chêm
+ Rách nằm ngang: Rách ngang hay còn gọi là rách phân tách, chạy song song
hay tạo một góc nhỏ với mặt khớp và vuông góc với bao khớp – sụn chêm.
Chúng thường xuất phát từ bờ tự do hoặc ở mặt dưới sụn chêm.
+ Rách theo chiều dọc thẳng đứng: Rách theo chiều dọc chạy song song với
bờ ngoài của sụn chêm và theo các bó sợi collagen dọc ở sụn chêm. Rách

này thường gặp nhất ở ngoại vi hoặc 1/3 giữa của SC và thường xuất phát
ở sừng sau. Rách thẳng đứng ở phía cực ngoại vi hoặc ở chỗ nối sụn chêm
và bao khớp có thể được gọi là tách bao khớp-sụn chêm. Khi phần trong
của rách theo chiều dọc đầy lệch về phía trung tâm, tạo ra kiểu rách “quai
xách” (bucket handle tear) kinh điển.
+ Rách hình tia (toả vòng): Rách toả vòng chạy vuông góc với bó collagen
dọc , làm giảm sức căng của sụn chêm. Điều này có thể gây đẩy lệch sụn
chêm, đặc biệt là thân sụn chêm ngoài. Rách toả vòng bắt đầu từ bờ tự do
của sụn chêm và lan ra phía ngoại vi. Hầu hết các rách này không lan quá
1/3 trung tâm.
+ Rách chéo: Rách chéo còn được gọi là rách kiểu “vỡ mỏ vẹt” và giống
rách toả vòng ở chỗ là chúng bắt đầu từ bờ tự do và vỡ qua các sợi
collagen dọc của sụn chêm. Tuy nhiên, kiểu rách này uốn cong vào hướng
chiều dọc khi chúng lan về phía ngoại vi sụn chêm.
+ Rách phức tạp: Rách phức tạp là một kiểu rách đơn độc gồm một sự kết
hợp của rách toả vòng, dọc và / hoặc rách ngang. Nó có các đặc điểm của
một số kiểu rách-thường gặp nhất là rách ngang và toả vòng hoặc sụn
chêm có thể bị phân mảnh hay rách nát.
+ Các mảnh di lệch: Là rách tách rời thành mảnh của SC rồi di chuyển khỏi
vị trí ban đầu. Khi phần trong của rách dọc bị đẩy lệch về phía trung tâm,


23
tạo ra rách kiểu “quai xách” kinh điển. Trong rách kiểu quai xách, mảnh
sụn chêm thường nằm ở hố gian lồi cầu, mặc dầu cùng có thể nằm ở vị trí
phía trên, dưới hoặc sau đối với phần còn lại của sừng sau. Khi một phần
sụn chêm nhỏ đi bất thường, cần phải tìm kiếm cẩn thận mảnh di lệch.
+ Dập sụn chêm: Dập sụn chêm xảy ra khi sụn chêm bị nhốt giữa xương
chày và xương đùi trong tình huống chấn thương dưới áplực mạnh, thường
liên quan với rách hoặc dãn dây chằng chéo trước. Dập SC thường liên

quan đến dập xương kế cận.
+ Nang sụn chêm: Nang cạnh sụn chêm được nghĩ là hình thành khi nang
trong sụn chêm bị đẩy dưới áp lực và dịch trong nang chạy vào mô mềm
kế cận.
+ Thoái hoá sụn chêm: Có ba độ thoái hoá sụn chêm. [10].
f). Đặc điểm tổn thương SC trên nội soi
Tổn thương sụn chêm: Phân loại tổn thương, vị trí tổn thương, hình thái
tổn thương sụn chêm.


Phân loại hình thái tổn thương sụn chêm theo bên rách

+ Rách sụn chêm trong
+ Rách sụn chêm ngoài
+ Rách cả hai sụn chêm.


Phân loại hình thái tổn thương sụn chêm theo vị trí.

+ Rách sừng trước sụn chêm.
+ Rách sừng sau sụn chêm.
+ Rách tại 1/3 giữa thân sụn chêm.
1.3.2. Tổn thương dây chằng
1.3.2.1. Cơ chế tổn thương các DC khớp gối
 Gối vẹo ngoài, gấp và xương đùi xoay ngoài quá mức so với xương chày:
Là cơ chế hay gặp nhất, xảy ra khi chân đang làm trụ, có một lực tác
động mạnh từ phía ngoài gối làm nó dạng và gấp đồng thời xương đùi xoay


24

ngoài , sức nặng của cơ thể dồn lên xương chày đã bị giữ cố định. Hậu quả
trước tiên của tư thế này là tổn thương DC và bao khớp từ phía trong gối. Nếu
lực tác động mạnh sẽ tiếp tục gây rách DCCT, DCCS, DC bên ngoài và DC
bên trong có thể bị rách do mắc kẹt giữa lồi cầu đùi và mâm chầy.
 Gối duỗi quá mức hoặc gối gấp, có lực tác động mạnh trực tiếp vào bờ
trước đầu trên xương chày làm dịch chuyển mạnh xương chày ra phía sau:
Cơ chế này thường gây tổn thương các thành phần ở góc sau ngoài. Cơ
chế chấn thương được cho là hoặc là một lực đánh trực tiếp vào phía trước
trung tâm đầu gần của xương chày có hướng đi ra phía sau ngoài, trong khi
đầu gối duỗi gần như hoàn toàn, được cho là phổ biến nhất, hoặc không có sự
va chạm, tổn thương xoay ngoài khi đầu gối quá duỗi. Khu vực góc sau ngoài
này cũng thường bị tổn thương trong trật khớp gối hoàn toàn, kết quả từ một
sự kết hợp của các lực vẹo ngoài với quá duỗi (trong một trật khớp xoay ra
phía trước) hoặc một sự kết hợp của các lực tác dụng của vẹo ngoài với một
lực trực tiếp ra phía sau đầu trên xương chầy với tư thế đầu gối gập ( "thương
tích bảng điều khiển ", trong một trật khớp xoay sau). Tổn thương góc sau
ngoài độ cao thường liên quan với đứt các dây chằng một hoặc cả hai dây
chằng chéo. Quan trọng hơn, thất bại trong việc giải quyết sự bất ổn định của
kết cấu góc sau ngoài gia tăng lực ở DCCT và DCCS tại vị trí ghép và cuối
cùng có thể ảnh hưởng đến sự thất bại của việc tái tạo dây chằng chéo [20].
Cơ chế này cũng gây tổn thương đụng dập xương do sự va đập bờ trước của
mâm chầy với lồi cầu ngoài của xương đùi.
 Gối vẹo trong, gấp và xoay trong quá mức:
Là cơ chế hiếm gặp nhất . Các thành phần của bao khớp phía ngoài thường
tổn thương trước tiên. DC khoeo cung, dải chậu chầy, cơ nhị đầu đùi, thần
kinh mác chung, một hoặc cả hai DC chéo có thể bị đứt nếu lực tác động vẫn
tiếp tục.


25

1.3.2.2. Phân loại tổn thương các DC chéo khớp gối
a). Phân loại theo thời gian tổn thương DC chéo
Dựa vào thời gian sau khi xảy ra chấn thương tới thời điểm chụp CHT
màngười ta chia tổn thương DC chéo thành dạng cấp tính bán cấp tính và mạn
tính. DC chéo bị rách được phân loại là cấp tính, nếu khoảng thời gian giữa
lúc bị tổn thương tới lúc chụp CHT là ít hơn 2 tuần, bán cấp nếu khoảng thời
gian là 2-8 tuần, và mãn tính nếu khoảng thời gian dài hơn 8 tuần. [22].
b). Phân loại theo loại tổn thương DCchéo
Chấn thương DC chéo thường được gọi là bong gân. Bong gân xảy ra
khi các sợi hoặc sợi xơ của dây chằng giãn ra hoặc bị rách. Chấn thương DC
chéo được phân loại là bong gân độ I, II, hoặc III.
 Độ I:
+ Các sợi của dây chằng bị kéo căng, nhưng chưa có rách.
+ Còn một chút mềm mại và sưng.
+ Đầu gối cảm thấy không ổn định hoặc chòi ra trong lúc đang hoạt động.
 Độ II:
+ Các sợi của dây chằng bị rách một phần.
+ Còn một chút mềm mại và sưng vừa phải.
+ Khớp có thể cảm thấy không ổn định hoặc chòi ra trong lúc đang hoạt
động.
 Độ III:
+ Các sợi của dây chằng bị rách hoàn toàn (đứt); Dây chằng bị đứt hoàn
toàn thành hai phần.
+ Còn sự mềm mại (nhưng không đau nhiều, đặc biệt là khi so sánh với
mức độ nghiêm trọng của chấn thương). Có thể có một chút sưng hoặc
sưng rất nhiều.
+ Dây chằng không thể kiểm soát cử động đầu gối. Đầu gối cảm thấy
không ổn định hay chòi ra vào những thời điểm nhất định.[42].



×