Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Đánh giá hiệu quả lâm nghiệp cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên thần Sa Phượng Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 16 trang )

BÀI ÁO CÁO GiỮA KỲ
CHỦ ĐỀ
Đánh giá hiệu quả lâm nghiệp cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên thần Sa Phượng Hoàng


Nội dung chính
I. Giới thiệu qua về khu bảo tồn
II. nội dung.
III. kết luận


Sảng Mộc là một xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Xã có diện tch 98,13 km², dân số năm 1999 là 2369 người, [1] mật độ dân số đạt 24 người/km².
Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003, xã Sảng Mộc có diện tch 107,56  km², dân số là
2474 người thuộc 4 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, mật độ dân số đạt 23 người/km², đây là xã có diện
tch lớn nhất và mật độ dân số thấp nhất của tỉnh Thái Nguyên. Sảng Mộc hiện được chia thành 10 xóm
là Bản Chương, Nà Ca, Phú Cốc, Khuổi Mèo, Bản Chấu, Nà Lay, Khuổi Chạo, Tân Lập, Khuổi Uốn, Nghinh
Tác.[2]
Đây là xã cực bắc của huyện Võ Nhai và có sông Nghinh Tường cùng các con suối phụ lưu của nó chảy
trên địa bàn.


Sảng Mộc tếp giáp với các xã Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư thuộc huyện Chợ Mới và xã Liêm Thủy thuộc
huyện Na Rì đều thuộc tỉnh Bắc Kạn ở phía tây bắc, bắc và đông bắc; giáp với xã Nghinh Tường ở phía
đông, giáp với hai xã Vũ Chấn và Thượng Nung ở phía nam và giáp với xã Thần Xa ở phía tây nam.
Tuyến đường Vũ Chấn - Nghinh Tường - Sảng Mộc dài 24 km đã được nâng cấp vào năm 2010 với tổng số
vốn đầu tư trên 72 tỷ đồng.[3] Năm 2000 năng suất lúa bình quân chỉ đạt 32 tạ/ha, năm 2007 là gần
40tạ/ha. Trong ba năm 2004-2006, Sảng Mộc đã trồng được 201,90ha rừng, trong đó có 50ha là trồng cây
hồi cho giá trị kinh tế cao. Nhiều diện tch đất nông nghiệp trong xã đã được cải tạo để có thể canh tác
được hai vụ.




Diện tích đất lâm nghiệp của xã Sảng Mộc là 9.107,74 ha chiếm 94,38% tổng diện tích
đất tự nhiên của toàn xã, đất sản xuất nông nghiệp là 235,59 ha chiếm 2,52% diện
tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước là 102,71 ha chiếm 43,59% so với tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp. - Nhóm lao động ở độ tuổi 25-50 tuổi chiếm 55,72%
tổng lao động, đây là lực lượng lao động chính của gia đình, nhóm lao động ở độ tuổi
>50 vì họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức lấy các loại cây trong
rừng về làm thuốc, nhóm lao động ở độ tuổi 16 – 25 cũng là những đối tượng có tác
động mạnh vào rừng, nam giới có thể đi khai thác gỗ cùng những người có tuổi trong
gia đình, làng xóm còn nữ giới chủ yếu là vào rừng lấy măng và lấy củi, còn lại là nhóm
<16 tuổi thì ít tác động vào rừng hơn do còn đang đi học, thời gian hạn hẹp.


lượng lại mỏng nên tình hình xâm hại tài nguyên rừng rất mạnh và phổ biến. Có
thể thấy được tình hình vi phạm cụ thể qua các đợt truy quét từ ngày 01/01/2011
đến ngày 20/12/2011 trên diện rộng đã phát hiện và xử lí: Số vụ vi phạm: 132 vụ,
tịch thu phương tiện: 28 xe máy, 12 cưa xăng, nhiều xe đạp. Tịch thu gỗ xẻ quý
hiếm: 24,3 m3, gỗ tròn quý hiếm là: 4,4 m3. Tổng thu ngân sách nhà nước:
403.783.000vnđ. Trong đó: xử lí vi phạm hành chính: 17.283.000vnđ; Tiền bán lâm
sản tịch thu: 386.500.000vnđ. So sánh với năm 2010 thấy số vụ vi phạm có giảm,
số lượng các phương tiện thu giữ, lượng lâm sản tịch thu đều giảm hơn. Số lượng
các vụ vi phạm giảm một mặt do sự quản lí chặt chẽ của Ban và các cấp quản lí.
Mặt khác cũng do sự cấu kết, thủ đoạn tinh vi của lâm tặc nên nhiều khi không bắt
được đối tượng. Đây vẫn là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn để công tác
quản lí đem lại hiệu quả. Không chỉ rừng bị tàn phá, nhiều khu vực của Khu bảo tồn
cũng bị “vàng tặc” bới tung. Trong đó, bãi vàng Bản Ná từng từng thu hút cả nghìn
người đổ về. Địa điểm này tuy đã được giao cho một doanh nghiệp quản lý nhưng
hiện nay nạn khai thác vàng trái phép vẫn rất sôi động, trong năm 2011, Chi cục
Kiểm lâm Thái Nguyên đã tiến hành 2 đợt truy quét chống chặt phá rừng và khai

thác lâm sản, thu hàng trăm mét khối gỗ cùng phương tiện khai thác, vận chuyển;
tiêu hủy 01 giàn máy nổ và máy phát điện để khai thác vàng tại địa bàn xã Thần
Sa… Nhưng bao nhiêu nỗ lực dường như vẫn chưa đủ để hạn chế tình trạng khai
thác tài nguyên này


. 4.2. Khai thác tài nguyên rừng theo độ tuổi lao động Đề tài đã điều tra,

phỏng vấn về tình hình khai thác tài nguyên rừng của người dân và kết quả
tổng hợp theo độ tuổi lao động được chia ra thành 4 nhóm: - Người già: >50
tuổi Họ là những người mà sức khỏe lao động yếu nhưng lại có kinh nghiệm
trong lao động sản xuất và thu hái lâm sản. Các sản phẩm thu hái chủ yếu là
thu hái cây thuốc, lấy rau và thức ăn gia súc…các công việc đó không phải đi
sâu vào rừng, tốn ít công sức nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết
trong việc thu hái. Thường chủ yếu khai thác là nam giới, nữ giới thường tham
gia lấy rau, măng, thu hái cây thuốc,… Trung niên: 25- 50 tuổi Đây là đối
tượng chính tham gia vào thu hái lâm sản trong rừng. Đây là đối tượng chính
tác động chủ yếu đến tài nguyên rừng. Các sản phẩm họ thu hái mang tính
chất nặng nhọc như khai thác gỗ, săn bắt động vật, lấy củi…những công việc
này chủ yếu là đàn ông tham gia, phụ nữ thường tham gia vào lấy củi, măng,
rau. Thanh niên: 16-25 tuổi Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nhưng số người tham gia vào thu hái lâm sản là khá nhiều và chủ yếu là nam
giới - Trẻ em: <16 tuổi Nhóm tuổi này chưa có kinh nghiệm trong lao động
sản xuất do chủ yếu các em còn trong độ tuổi đi học, tác động vào rừng chủ
yếu của các em là lấy củi và lấy măng hộ gia đình Kết quả điều tra phỏng vấn
người dân xã Sảng Mộc về sự phân


công lao động theo độ tuổi được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.1. Thống kê độ tuổi lao động ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên rừng
Hoạt động Phân công lao động (%) > 50 tuổi 25 - 50 tuổi 16 - 25 tuổi < 16 tuổi Khai thác gỗ 23,8 54,8 21,4 0 Săn bắt động vật 25 66,7 8,3 0

Lấy củi 17,5 50 28,75 3,75 Lấy rau, măng 18,2 50,6 28,6 2,6 Thu hái cây thuốc 28,3 52,2 19,5 0 Cây cảnh 20 60 20 0 TB 22,13 55,72 21,1
1,05 ( Theo bảng số liệu phỏng vấn người dân) Theo bảng tổng hợp các phiếu điều tra các hộ gia đình trong xã có thể thấy được sự phân
công lao động có tác động đến tài nguyên rừng như sau: - Đối với công việc khai thác gỗ, đây là một công việc nặng nhọc và rất nguy
hiểm vì vậy mà đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, chủ yếu là nam giới trung niên và thanh niên thường xuyên tham gia hoạt động
khai thác, hai nhóm người này chiếm tỷ lệ khoảng 76,82% tổng lực lượng lao động. Nhóm người trên 50 tuổi, và dưới 16 tuổi tham gia
hoạt động này rất ít chiếm khoảng 23,18%. - Săn bắt động vật: nhóm tuổi trên 50 tuổi tham gia săn bắt với số lượng chiếm khoảng 25%
còn lại 75% là nhóm tuổi trung niên và thanh niên.


 Hoạt động săn bắt xảy ra hầu hết ở các bản người Mông sinh sống như Khuổi Mèo. Các
sản phẩm từ săn bắt chủ yếu là: các loài chim, rắn, gà rừng, sóc và thỉnh thoảng còn
bắt hay bẫy được hươu, cầy vòi, dúi, chồn…Đa số họ sử dụng để làm thực phẩm phục
vụ cho sinh hoạt của mình, có một số ít đem đi bán. Theo người dân thì 1kg rắn hổ
mang bành có giá: 120.000/kg, rắn ráo có giá: 30.000/kg…. Người dân ở đây thường đi
săn theo nhóm hoặc thỉnh thoảng đi một mình. - Lấy củi: Do hầu hết các hộ gia đình
trong xã sử dụng nhiên liệu chính là gỗ củi nên hàng ngày các hộ vẫn tiến hành đi lấy
củi đều đặn và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Các hộ gia đình thường
đi lấy cây gẫy, cành khô… Nhóm thanh niên, trung niên là những người thực hiện công
việc lấy củi chính trong gia đình họ chiếm khoảng 78,75% tổng lực lượng lao động,
ngoài ra được sự hỗ trợ một phần của người già và trẻ nhỏ. - Lấy rau, măng: công việc
không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và không nặng nhọc nên các thành viên trong gia
đình đều có thể làm được. Việc thu hái măng đem lại thu nhập khá cho người dân, bình
quân khoảng 8.000 – 12.000đ/kg măng. - Thu hái cây thuốc: Thường thì chỉ có những
người chuyên bốc thuốc nam hoặc những người già nhận biết được các loại cây thuốc
trong xã là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hái cây thuốc hơn cả mới lấy
được thuốc chiếm khoảng 80% là thuộc độ tuổi người già và trung niên. - Cây cảnh
trong địa bàn xã tiến hành nghiên cứu thì có ít sự tác động, các cây chủ yếu là lấy về
chơi chứ ít mang bán. Các loại cây cảnh thường được lấy về là: phong lan, si rừng, xanh
rừng…và nhóm tuổi hay đi lấy cây cảnh là những người thuộc độ tuổi già và trung niên.
Như vậy có thể thấy rằng đối tượng tác động mạnh nhất đến tài nguyên rừng là nhóm

lao động ở độ tuổi 25-50 tuổi chiếm 55,72% tổng lao động, đây là lực lượng lao động
chính của gia đình do tình trạng thiếu việc làm nên thời gian rảnh rỗi họ thường vào
rừng để khai thác lâm sản. Nam giới thì vào rừng khai thác gỗ, săn bắt…


những công việc đòi hỏi sức khỏe, nữ giới thì vào rừng
lấy củi, lấy măng, lấy rau và các thực phẩm khác từ rừng.
Sau đó đến nhóm lao động ở độ tuổi >50 vì họ là những
người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức về cây thuốc
vì thế họ thường vào rừng lấy củi, lấy thức ăn cho gia súc,
lấy các loại cây trong rừng về làm thuốc. Nhóm lao động
ở độ tuổi 16 – 25 cũng là những đối tượng có tác động
mạnh vào rừng, nam giới có thể đi khai thác gỗ cùng
những người có tuổi trong gia đình, làng xóm còn nữ giới
chủ yếu là vào rừng lấy măng và lấy củi. Còn lại là nhóm
<16 tuổi thì ít tác động vào rừng hơn do còn đang đi học,
thời gian hạn hẹp, còn thiếu kinh nghiệm trong lấy thuốc,
chưa có đủ sức để khai thác gỗ. Nhóm này chỉ thường đi
lấy măng và lấy củi để phụ giúp gia đình.


Theo số liệu về trồng mới rừng của xã Sảng Mộc như sau: Năm 2010: toàn xã trồng mới được 107,70 ha. Năm 2011:
toàn xã trồng được 57,40 ha. Năm 2012: toàn xã trồng được 12,10 ha. Và diện tích được trồng mới tại các xóm như
sau: Bảng 4.3. Diện tích trồng mới rừng xã Sảng Mộc trong 2 năm 2010 - 2011 Bản Chấu Nà Ca Nà Lay Phú Cốc Bản
Chương Năm 2010 59,30 ha 9,60 ha 16,10 ha 9,60 ha 13,10 ha Năm 2011 18,70 ha 6,50 ha 10,20 ha 10 ha 12,00
ha Các hoạt động trồng rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng cùng với đó một phần diện tích đất trống đồi núi trọc
đã được sử dụng có hiệu quả, tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư cho đồng
bào sống trong và gần rừng. Cũng thông qua trồng rừng các loài cây trồng được phát triển thuận lợi nhờ các hoạt
động như phát dọn dây leo, bụi rậm, tỉa thưa đã tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vượt khỏi sự chèn
ép của các cây khác. Qua điều tra và tiến hành phỏng vấn người dân được biết hiện nay trong xã đã có khoảng 15

hộ gia đình tự mua giống và gây trồng tre bát độ với quy mô mỗi hộ từ 0,5 – 1 ha. Trồng khoảng 1.000 cây/ha từ
năm 2011 với mong muốn tạo thêm thu nhập từ lâm nghiệp. Về cơ bản hộ đã nắm được phương pháp trồng và có
điều kiện để thực hiện Về cây thuốc trong xã thì bình quân mỗi thôn có khoảng hai gia đình tham gia trồng các cây
thuốc thành vườn và rất hay sử dụng do các gia đình này có nghề bốc thuốc


Còn lại thì chỉ thấy một số hộ trong xã có trồng một vài


loài cây thuốc trong vườn gia đình (Bình vôi, bông mã đề,
cây huyết dụ, cây phao, đinh lăng,…) với số lượng nhỏ với
mục đích phục vụ mọi người trong nhà khi bị đau ốm. Một
số hộ gia đình trong xã đã áp dụng các mô hình NLKH có
hiệu quả kinh tế cao. Việc gắn kết giữa bảo vệ rừng và
phát triển kinh tế hộ có hiệu quả cao đã và đang thu hút
được nhiều người dân hưởng ứng tham gia. Xây dựng mô
hình NLKH sẽ giúp thu nhập của người dân ổn định cùng
với đó các biện pháp nhằm cải tạo đất chống xói mòn và
việc bảo vệ cây rừng lâu năm sẽ hạn chế được tình trạng
chặt phá rừng. Hiện nay tại xã đang áp dụng 2 mô hình
NLKH đó là mô hình RVAC và mô hình RVC-Rg.

.


Trong đó cây lâm nghiệp được người dân lựa chọn trồng chủ yếu là Keo và Mỡ bởi 2 loại cây này thích hợp với đất
nghèo kiệt và thời gian kinh doanh ngắn hơn các loại cây trồng khác. Ngoài trồng rừng thì các hoạt động trồng các
loại lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc, cây thức ăn gia súc, các loại rau của người dân trong xã vẫn còn rất ít. Vì vậy việc
người dân tác động vào rừng vẫn diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ. 4.4.2. Tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng
4.4.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng gỗ củi Những năm trước kia trữ lượng gỗ của xã Sảng Mộc còn khá nhiều,

nhưng do nhu cầu sử dụng gỗ của người dân ngày càng tăng, đồng thời do sự bảo vệ của các ban ngành còn chưa
tốt mà những năm gần đây trữ lượng gỗ đã giảm cả về số lượng và chất lượng. Các loại gỗ thường bị khai thác nhiều
là: Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Lim, Chò chỉ…,tập chung nhiều ở các thôn: Khuổi Mèo, Phú Cốc, Bản Chấu, Khuổi Uốn…
người dân khai thác gỗ về làm nhà do tập quán ăn ở hầu hết các hộ trong xã đều làm nhà sàn để ở .


Ban đầu họ chỉ khai thác Trầm Hương nhưng rồi Trầm Hương cũng cạn

kiệt dần thì họ chuyển sang xẻ thớt để bán (mỗi thớt nghiến khoảng từ
40-50cm có giá từ 300.000 – 350.000đ/cái)... tiếp tay cho lâm tặc chính là
đồng bào dân tộc thiểu số, những người dân sinh sống trên địa bàn có
rừng. Chúng tung tiền ra thuê đồng bào với giá từ 200 nghìn đồng đến
500.000 đồng cho mỗi ngày công chặt phá, hoặc chúng mang máy cưa lốc
vào rừng hạ những cây gỗ nghiến rồi thuê người dân vận chuyển, vác gỗ
cho chúng. Mỗi chuyến vác gỗ được trả 70.000đ/chuyến. Đây chính là
nguyên nhân thúc đẩy nhanh việc tàn phá tài nguyên rừng trên địa bàn xã
Sảng Mộc cũng như trong toàn bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa. Là
một dấu hỏi lớn đối với những cơ quan chức năng, ban ngành chịu trách
nhiệm quản lý rừng làm sao có thể dung hòa được vừa đảm bảo nhu cầu
đời sống của người dân vừa tránh được những tác động tiêu cực gây ảnh
hưởng rất lớn đến rừng của người dân.


KẾT LUẬN


CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE




×