Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Thanh,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.6 KB, 51 trang )

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------- o0o -------

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Địa điểm thực tập:
Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Thanh

Sinh viên:Nguyễn Thị Bích Diệp
Lớp: ĐHQT5A5HN
Mã số SV: 1154020374

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Hương

Hà Nội, 2015
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 1


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thời kỳ đổi mới,chuyển sang nền kinh tế thị trường một làn gió mới thổi vào
nước ta làm cho bộ mặt của đất nước ta có nhiều thay đổi và ngày càng phát triển. Sự
phát triển của nền kinh tế thị trường và định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã
đưa nước ta trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới.
Bên cạnh đó chính sách vĩ mô của Nhà nước đã tạo điều kiện cho ta mở rộng mối quan hệ


kinh tế với nhiều nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội mới.
Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản
xuất nói riêng tiếp xúc với thị trường thế giới với những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
cùng với mô hình tổ chức và phương pháp quản lý mới, hiện đại. Mọi thành phần kinh tế,
mọi loại hình doanh nghiệp được tự do kinh doanh và phát triển trong môi trường mới.
Do vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải có một mô hình sản xuất tối ưu,
đồng bộ để tạo ra năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cao nhất. Với tầm quan trong
như vậy, tổ chức sản xuất là khâu then chốt trong công tác quản lý doanh nghiệp, là cơ sở
khách quan của tổ chức bộ máy quản lý nhằm đổi mới cơ chế quản lý sao cho ngày càng
phù hợp với nền kinh tế thị trường tạo ra ưu thế riêng của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chính sự mở cửa nên kinh tế với các nước trong khu vực cũng như với các
nước trên thế giới đã tạo ra cho nước ta nhiều thách thức và sự cạnh tranh gay gắt ở bên
trong cũng như bên ngoài. Muốn hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới sự
bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp trong nước sẽ từng bước bị cắt bỏ, các hàng
rào thuế quan cũng dần được bãi bỏ. Điều đó sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng
như cho nền kinh tế nước ta.
Công ty Cổ Phần Dệt may Nam Thanh là một trong số những đơn vị tiên phong trên thị
trường dệt may xuất khẩu. Nam Thanh đang từng bước đưa thương hiệu dệt may Việt
Nam ra thị trường quốc tế. Hàng dệt và may mặc Nam Thanh xuất khẩu chiếm 80% Thị
trường xuất khẩu chính là Đức, Ba Lan, Hunggary, Nga, Cộng Hòa Séc…
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 2


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Giai đoạn thực tập tại Công ty CP Dệt may Nam Thanh. Em đã có cơ hội tìm hiểu,
nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng như xu hướng phát
triển của nghành dệt may.
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài viết của em không thể tránh

khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô để rút ra
những bài học, kinh nghiệm để nâng cao và hoàn thiện kiến thức của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày ..26. tháng 1 năm 2015
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 3


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Thanh.

1 ) Giới thiệu tên, địa chỉ của Doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt May Nam Thanh.
Tên tiếng Anh: Nam Thanh Textile and Germant Joint Stock Company.
Tên viết tắt tiếng Anh: NATACO.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
Giám đốc: Bà Vũ Thị Lan.
Địa điểm: Cụm CN Tân Tiến, Huyện Văn Giang,Tỉnh Hưng Yên.
Địa chỉ cửa hàng:
1. 48A Cầu Giấy -Hà Nội.
2. 171 Yên Hòa -Cầu Giấy-Hà Nội.
3. 43 Tôn Đức Thắn -Đống Đa- Hà Nội.
4. Số 7 Trần Phú - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
5. 222 Hai Bà Trưng – Hải Phòng.
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 4


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Điện thoại: (03) 21.3727.908
Fax: (03)21.3727.909
Web:
Email:
Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 2.3400 triệu đồng chiếm 17% vốn điều lệ.
+ Vốn do cổ đông là công nhân đóng góp 7.500 triệu đồng chiếm 50% vốn điều lệ.
+ Vốn do cổ đông khác: 2.310 triệu đồng chiếm 33% vốn điều lệ.
2 ) Mô tả ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp và mô tả sản phẩm, dịch vụ.
-Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh công nghiệp sợi, dệt, nhuộm màu.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật liệu, máy móc nghành sợi, dệt, nhuộm
may.
-Đặc điểm sản phẩm kinh doanh:
Kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, sản phẩm của Công ty Cổ Phần Dệt May Nam
Thanh hết sức đa dạng với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, đáp ứng tốt
nhất cho lượng nhu cầu phong phú của khách hàng.
Thứ nhất, về các sản phẩm sợi: Các sản phẩm sợi của Công ty đa dạng với nhiều chủng
loại như sợi cotton, sợi PE, sợi Ne 30 65/35, Ne 45 65/35, Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne 20
cotton, Ne 45 83/17, Ne 32 cotton, Ne 40 CK, Ne 30 CK, Ne 20 CK. Đây là mặt hàng
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 5



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
truyền thống và chủ đạo của Công ty. Được sản xuất bằng nguyên vật liệu đầu vào (bông
xơ) ngoại nhập, các sản phẩm sợi của Công ty luôn có chất lượng cao, đạt đầy đủ các chỉ
tiêu chất lượng cần thiết, giúp cho Công ty trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các công
ty thương mại sản xuất hàng dệt trong và ngoài nước.
Thứ hai, các sản phẩm dệt kim: Sản phẩm dệt kim của Công ty bao gồm vải dệt kim
và các sản phẩm may dệt kim. Trong đó vải dệt kim gồm các loại như Rib, Single,
Interlock, Lacost…. Còn các sản phẩm may dệt kim bao gồm quần áo người lớn, trẻ em
với ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo (T – shirt +
Hineck), quần áo thể thao,...Hiện nay sản phẩm dệt kim của công ty đã đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng trong và ngoài nước, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao cùng với
mẫu mã, kiểu cách…Công ty không chủ trương sáng tác mẫu mới rồi mới chào hàng mà
dựa trên các đơn đặt hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng, mặt hàng áo T– Shirt và
Poloshirt do công ty sản xuất đã được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.
Thứ ba, sản phẩm khăn: Sản phẩm khăn bao gồm khăn tắm, khăn ăn. Đối với loại sản
phẩm này, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc.
Thứ tư, các sản phẩm may: bao gồm các sản phẩm may dệt kim và dệt Denim như áo
T-shirt, dệt kim, sơ mi, bò,...được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng cả
trong và ngoài nước. Phần còn lại được tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống đại lý, cửa
hàng giới thiệu sản phẩm trong phạm vi cả nước.
Thứ năm, lều bạt du lịch. Đây là sản phẩm mới của Công ty, được đưa ra để đáp ứng
sự tăng cao của nhu cầu du lịch. Sản phẩm này có chất lượng may gia công khá tốt tuy
nhiên năng suất lại không cao, chủ yếu được dùng cho xuất khẩu.
3 ) Lịch sử hình thành và phát triển Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần dệt may Nam Thanh với thương hiệu NATACO có lịch sử gần 30
năm phát triển .Sản phẩm chủ yếu áo dệt may len dành cho trẻ em và người lớn tuổi với
đủ các loại kiểu mẫu khác nhau rất phong phú và đa dạng. Tổng số vốn kinh doanh tới
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 6


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
chục tỷ đồng, năng lực sản xuất hàng năm trên 7 triệu áo quy đổi. Công ty Cổ phần Nam
Thanh hiện nay đã xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn tại Hưng Yên. Trong đó: Có
4019m2 nhà xưởng tại Trung Yên – Hà Nội và hơn 30.000m2 nhà xưởng tại Hưng Yên;
200 máy dệt và thiết bị các loại; 150 công nhân lành nghề; Sản lượng trung bình năm
800.000 sản phẩm (Thông tin trên website www.nataco.vn)
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất những sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu của con
người ở trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu gồm một số
nước như: Đức, Ba Lan, Hunggary, Nga, Cộng Hòa Séc…Hệ thống mạng lưới tiêu thụ
gồm nhiều đại lý ở các tỉnh và thành phố khắp trong nước.
Trụ sở của Công ty cổ phần dệt may Nam Thanh được đặt tại Cụm CN Tân Tiến thôn
Bá Khê, Xã Tân Tiến, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Đây là vị trí thuận lợi cho việc
cung cấp cũng như vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng như nắm bắt
kịp thời về các thông tin kinh tế thị trường tạo đà cho sự phát triển.
Năm 1988 công ty cổ phần may dệt may Nam Thanh ngày nay được hình thành với một
số vốn nhỏ cùng một dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, mét khu đất chưa xây dựng và gần 200
công nhân chưa có tay nghề, ít hiểu biết về nghành may.
Chính thức ngày 23/ 02/ 1990 bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số
102/CNN- TCLD về việc tổ chức phân xưởng may thành“ tư nghiệp sản xuất và dịch vụ
may dĩnh kế ”.. Tổng mức vốn kinh doanh được giao là 967 triệu đồng, trong đó:
- Vốn cố định là: 678 triệu đồng
- Vốn lưu động là: 189 triệu đồng
- Vốn khác là: 100 triệu đồng (12 triệu nằm trong vốn được giao, 88 triệu vốn đóng góp
của công ty).

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 7


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Năm 2002 công ty chỉ có 1800m2 măt bằng nhà xưởng để sản xuất .Xét thấy quy mô sản
xuất còn nhỏ nên đầu năm 2002 công ty đã quyết định đầu tư 2530 triệu đồng để xây
dựng khu sản xuất 2 tầng với tổng diên tích mặt bằng 4400m2 .Và đầu tư 1000 triệu đồng
để mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Công ty đã tuyển và đào tạo
thêm lực lượng lao động cho sản xuất .Hiện nay công ty đã có tổng giá trị tài sản lên tới
27.270 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho 2000 lao động ,thu thập bình quân đạt
3.500.000 đồng/ người/tháng năm 2010 và phân xưởng công nhân có tới thu nhập tới
5.000.000 triệu đồng/người/tháng. Với tổng thiết bị 1600 thiết bị( năm số liệu thống kê
phòng tài vụ công ty 2010) thì năng lực sản xuất mỗi năm của công ty lên tới là:
4.000.000 sản phẩm /năm.
Những lớp học may và đào tạo cán bộ quản lý cấp tốc được mở và từ đó cho tới nay với
sự năng động có thể nói vượt bậc của mình đã hình thành nên công ty có một cơ ngơi
nhiều tỷ đồng với nhiều phân xưởng, xí nghiệp cùng một đội ngũ công nhân viên lành
nghề. Trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường may mặc, do vậy
muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp may phải có sự đầu tư lớn về trang
thiết bị sản xuất hiện đại với việc nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ cũng
như công nhân lao động.
Với phương châm “ đầu tư lớn cho chiến lược con người ” để thực hiện mục tiêu tăng
tốc của ngành dệt may, năm 2002 công ty cổ phần may dệt may Nam Thanh đã cử tiếp
hai cán bộ trẻ học tập trung lớp đào tạo quản lý doanh nghiệp, hai cán bộ đi học tại chức
Anh văn, 8 cán bộ, công nhân học các trường như: Đại họcKinh Tế Quốc Dân, Đại học
Bách Khoa, Đại học Luật…Ngoài ra, còn có 4 cán bộ chủ chốt học lớp cao cấp lý luận, 3
cán bộ kỹ thuật học năm thứ 3 Đại học Mỹ Thuật Thời Trang, cùng 26 cán bộ công nhân
có trình độ Đại học và trung cấp kỹ thuật giúp công ty cơ bản đáp ứng về nhu cầu kỹ
thuật trong cơ chế thị trường đầy khó khăn.
Nâng cao tay nghề thôi chưa đủ mà điều kiện quan trọng là yếu tố sức khoẻ của người

công nhân có được nâng cao. Thì lao động mới có năng suất và chất lượng.
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 8


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Công ty cổ phần dệt may Nam Thanh là một trong những lá cờ đầu hàng may mặc của
thành phố. Có chỗ đứng quan trọng trong Ngành Dệt May Việt Nam và đang có xu thế
phát triển hơn nữa.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Giám Đốc và ban cố vấn, kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty đã tăng nhanh qua các năm.
*Chức năng ,nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
Chức năng:
Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Thanh là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được sự bảo vệ của pháp
luật. Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch do Nhà Nước đề ra, sản xuất kinh doanh
theo đúng nghành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập của doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà Nước về quá trình sản xuất và tuân thủ
những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triể nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu
nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty thị trường trong và ngoài
nước.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà Nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà Nước về bảo quyền lợi của người lao động, vệ sinh
an toàn lao động ,bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững thực hiện


Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 9


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới
hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh thì công ty có quyền hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh doanh.
Giám Đốc là người đại diện công cho công ty về quyền lợi nghĩa vụ sản xuất kinh doanh
của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tham gia vào các hoạt động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh như quảng cáo, triển
lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.
- Hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư pháp cá
nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng …
Nhiệm vụ
Công ty chuyên ngành sợi, dệt may, do vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
+ Tìm hiểu thị trường, xác định các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu.
+ Tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khác
+ Phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí. Sản xuất các sản
phẩm sợi phục vụ cho tiêu hu trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
dệt trong nội bộ công ty.
+ Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim, dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung
cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất, tiêu thụ khăn bông, khăn tay
và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn.
+ May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 10


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
+ Kết hợp với việc gia công cho các bạn hàng lâu năm, trao đổi hàng hóa, tiến hành các
hoạt động giao dịch thương mại, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng.
+ Sản xuất 1 số sản phẩm phụ như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất
của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty.
+ Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng.
+ Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt – May Nam Thanh
cùng kinh doanh thương mại thông qua siêu thị.
+ Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành .
+ Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người
lao động; tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường; dự báo nhu cầu thị trường trong
tương lai, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của các đối tác.
Do thực hiện dây chuyền công nghệ của công ty hiện nay sản xuất các loại sợi, đây là
sản phẩm truyền thống, là sản phẩm chủ lực của công ty. Sợi là lại sản phẩm đóng vai trò
quan trọng vì nó là nguyên liệu đầu vào cho nghành công nghiệp dệt.
4 ) Mô tả cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Công ty Công ty Dệt May Nam Thanh được quản lý theo mô hình trực tuyến chức
năng, với chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người
lao động và được hình thành theo ba cấp quản lý:
+Cấp Công ty: bao gồm ban giám đốc, giám đốc điều hành
+Cấp phòng, ban chức năng.
+Cấp nhà máy và các công ty con cổ phần.
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 11



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban Giám Đốc

Phó GĐ KDXNK và
may

Phòng Quản
lý may

Phòng KD
XNK

Xưởng WASH

Ghi chú :

Phó GĐ Đầu tư XDCB

Phó GĐ Dệt

Phòng Kỹ
thuật ĐT


Xí nghiệp may
I, II, III, IV

Phòng tổ
chức HC

Xí nghiệp Dệt

Phòng kế
toán TC

Phòng kế
hoạch TT

Xưởng nhuộm

Trung tâm thử
nghiệm

Xưởng cơ điện

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 12



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
- Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và dự họp, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền phê chuẩn báo cáo tài chính hàng
năm, bầu và bãi nhiệm HĐQT và Ban Kiểm soát; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết định
loại và số lượng cổ phần phát hành, tổ chức lại và giải thể Công ty, tỷ lệ trả cổ tức hàng
năm. ĐHĐCĐ thường niên họp ít nhất mỗi năm 01 lần, không quá 04 tháng kể từ ngày
kết thúc năm tài chính.
-Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ, có
toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT chịu
trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những hành vi vi phạm luật và Điều lệ cũng
như những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại Công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch
phát triển và sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, chỉ đạo giám sát điều hành của
Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của HĐQT và thành viên HĐQT là 05 năm. Thành viên
HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Số lượng thành viên HĐQT hiện tại: 05 người.
-Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm
soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc
lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc. Các thành viên của Ban
kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu và miễn nhiệm, có nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bầu lại
với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Số lượng thành viên Ban kiểm soát hiện tại: 03 người, trong đó có 02 đồng chí đã có
chứng chỉ đào tạo về kiểm soát nội bộ.
Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc, mỗi người đều có chức năng,
quyền hạn và nghĩa vụ rõ ràng.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 13



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Giám đốc là người điều hành cao nhất, trực tiếp quyết định mọi hoạt động kinh doanh của
công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm
trước HĐQT và Đại hội đồng cổ đông.Giám đốc vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ
CNV công ty vừa là nhười chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật Nhà nước và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc ngoài việc giúp đỡ cho giám đốc còn quản lý một phân xưởng sản xuất
chính.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và may mặc: Được Giám
đốc ủy quyền trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và giúp
Giám đốc điều hành xí nghiệp may.
Phó Giám đốc phụ trách dệt: giúp Giám đốc trong việc điều hành quản lý xí nghiệp dệt.
Là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến xí nghiệp dệt khi Giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc phụ trách Đầu tư XDCB: chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc các
dự án đầu tư đồng thời quản lý việc xây dựng và các công trình xây dựng cơ bản của
Công ty.
Phòng quản lý may: Có trách nhiệm quản lý hoạt động của xí nghiệp may, tham mưu
cho Giám đốc triển khai các kế hoạch thực hiện đơn hàng sản xuất, đảm bảo số lượng,
chất lượng và tiến độ giao hàng đúng hợp đồng đã ký.
Phòng kinh doanh XNK: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SX kinh doanh, tìm kiếm thị
trường bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh
tế, tìm kiếm nguồn cung cấp kịp thời, đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất, quản lý mua sắm
vật tư đúng chất lượng, quy cách, quản lý thành phẩm, thực hiện các nghiệp vụ XNK.
Phòng kỹ thuật và đầu tư: tham mưu cho Giám đốc công việc lập các dự án đầu tư máy
móc thiết bị, nâng cao trình độ đào tạo tay nghề cho cán bộ kỹ thuật và công nhân lao
động kỹ thuật, có trách nhiệm thiết kế mẫu mã sản phẩm cho nhu cầu của khách hàng.
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 14


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Lập kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, lập các đề án cải tiến kỹ thuật, chế tạo máy móc
nhằm nâng cao năng suất lao động.
Phòng tổ chức HC :có chức năng quản lý nhân sự tham mưu đề xuất với Giám đốc
trong việc bố trí đội ngũ lao động sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Có trách nhiệm
thực hiện các chế độ chính sách về lao động đối với người lao động và cán bộ Công ty.
Tham mưu cho GĐ trong việc thi đua khen thưởng và kỷ luật toàn Công ty.
Phòng kế toán TC: có nhiệm vụ tính toán cân đối các khoản thu chi, lập kế hoạch tài
chính, báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ cho Giám đốc.
Phòng kế hoạch- thị trường: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất từ khâu
cung ứng và quản lí vật tư đến khâu tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng như xuất khẩu; thực
hiện marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng với các phế liệu của công ty.
Trung tâm thử nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các nguyên liệu đầu vào, các
sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, xác định chất lượng
mặt hàng trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đảm bảo uy tín cho Công ty khi
tham gia vào các thị trường.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 15


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
5 )Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất
( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Thanh)

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 16


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 17


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 18


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Doanh thu bán hàng


2.073.567.002.894

2.297.283.478.023

2.600.175.423.125

Các khoản giảm trừ

19.477.097.602

3.889.884.998

654.056.675

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động

2.054.089.905.292
1.575.394.945.803
478.694.959.489
217.183.822.391
80.937.267.246
107.281.343.709

2.293.402.593.025
1.843.734.490.069

449.668.102.956
246.586.871.940
78.031.936.116
118.197.014.658

2.599.521.366.450
2.053.997.012.085
545.524.354.365
316.750.106.617
92.671.370.143
100.199.758.106

sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước

(10.467.039.256)
96.814.304.453

(1.812.833.816)
116.384.180.842

(11.857.859.379)
88.341.898.709

thuế
Lợi nhuận sau thuế TNDN

68.557.718.091


85.690.293.962

65.335.495.968

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

5.962

7.451

5.681

Qua bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí của Công ty năm sau hầu
như đều cao hơn năm trước chứng tỏ Công ty càng ngày càng chú trọng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau
thuế của Công ty năm 2013 đều cao hơn năm 2012 chứng tỏ năm 2013 công ty hoạt động
có lãi và đang trên đà phát triển. Năm 2014 do có đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết
bị giúp công ty tạo nền tảng phát triển và lớn mạnh hơn nữa.
Doanh thu bán hàng tăng lên theo từng năm. Năm 2012, doanh thu bán hàng của công
ty là 2.073.567.002.894 VNĐ, năm 2013 là 2.297.283.478.023 VNĐ, tăng
223.716.475.129 VNĐ ứng với 10,79 % so với năm 2012, năm 2014 doanh thu bán hàng

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 19


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
của công ty là 2.600.175.423.125 VNĐ tăng 302.891.945.102 VNĐ ứng với 13,18 % so

với năm 2013.
Giá vốn bán hàng của công ty tăng lên theo từng năm chứng tỏ công ty đầu tư vào chất
lượng nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm hơn. Năm 2013 tăng 268.339.544.266 VNĐ
ứng với 17,03 %, năm 2014 tăng 21.026.252.017 VNĐ, ứng với 11,4%.
Chi phí bán hàng của Công ty cũng tăng theo từng năm. Năm 2013 tăng
29.403.049.549 VNĐ ,ứng với 13,54 % so với năm 2012, năm 2014 tăng 70.163.234.677
VNĐ ứng với 28,,45% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư và
chú trọng đến công tác quản trị bán hàng hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2.905.331.130 VNĐ
(3,6%) nhưng năm 2014 lại tăng 14.639.434.028 VNĐ (18,76%) so với năm 2013 .
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 19.569.876.389 VNĐ , ứng với 20,21% so với
năm 2012 , năm 2014 giảm 28.042.282.133 VNĐ, ứng với 24,09% so với năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 17.132.575.871 VNĐ, ứng với 25% so với năm
2012, Năm 2014 giảm 20.354.797.994 VNĐ, ứng với 23,75% so với năm 2013.
6 ) Mô tả thực trạng về các hoạt động quản trị của Công ty.
A ) Quản trị sản xuất
Hình thứ tổ chức và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
1)Hình thức tổ chức.
Công ty Dệt May Nam Thanh có tổ chức chặt chẽ với các đơn vị thành viên trực thuộc:
-Tại khu vực Hà Nội có:
+ Cơ quan Tổng Giám Đốc.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 20


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
+ Khối các phòng ban điều hành.
+ Nhà máy sợi.

+ Nhà máy dệt nhuộm.
+ Nhà máy may 1.
+ Nhà máy may 2.
+ Nhà máy cơ điện.
+ Nhà máy dệt vải DENIM( chuẩn bị đi vào sản xuất ).
+ Trung tâm và Thí nghiệp và kiểm tra chất lượng.
+ Phòng thị trường.
+ Trung tâm y tế.
+ Các phòng ban khác : Bảo vệ quân sự, Văn phòng Tổng GĐ. .

-Khu vực Hưng Yên có:
+ Nhà máy dệt Nam Thanh( chuyên dệt các loại khăn len, áo len mang đi vào xuất khẩu
sang nước nghoài).
2)Kết cấu sản xuất.
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
Nhà Sợi: Sản xuất từ nguyên liệu bông, xơ thành sợi
Nhà máy dệt nhuộm: Từ sợi làm thành vải dệt kim dưới dạng mộc, sau đó đưa qua khâu
nhuộm và xử lý hoàn tất thành vải thành phẩm.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 21


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
Nhà máy may 1 và may 2: may các sản phẩm dệt kim do nhà máy dệt nhuộm sản xuất
theo đơn đặt hàng của khách và nhu cầu sản xuất nội địa.
Nhà máy dệt: Dệt may khăn, may lều bạt xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Công ty còn có một bộ phận phụ trợ đó là Trung tâm Cơ khí tự động hóa
với chức năng sản xuất các sản phẩm phụ như lõi ống, sáp nến phục vụ cho nhà máy sợi

và sản xuất gia công phụ tùng cơ kiện cho các thiết bị của đơn vị.

Kho nguyên liệu

Nhà máy sợi, Nhà
máy dệt

Nhà
máy
đông
lực
Sơ đồ 2.1:
ty.

Nhà
máy cơ
khí

Kho thành phẩm sợi

Nhà máy dệt Sơ đồ kết cấu sản
nhuộm

Nhà máy
dệt Denim

xuất của công

Kho thành phẩm vải


Nhà máy: may 1, may 2,
may thời trang.

Trạm
điện
Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN
Kho thành phẩm may
35kV

Bộ
Page 22
phận
vận
chuyển


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Bông + Xơ PE
Sợi mộc
Công nghệ
May Nam
Sơ đồ 2.2:

Xé Trộn sản xuất của một số

sản phẩm chủ yếu tại Công ty Dệt

Thanh.
Chải thô


Quy trình công

Cúi chải
Ghép cúi
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống

Sợi dọc
nghệ sản
Sợi ngang

xuất sợi và vải.
Mắc

Nhuộm – hồ
Dệt

Hoàn tất

Kiểm

Đậu xe
Đóng kiện
Đánh ống
Nguyễn Thị Sợi
BíchxeDiệp
- Lớp
DHQT5A5HN

thành
phẩm
Sợi đơn thành phẩm

Nhập kho
Page 23


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sợi:
Trong công đoạn đầu, bông và xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có
khối lượng từ 100 đến 150 g, sau đó được đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ tạp
chất. Từ máy bông, các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng một hệ thống ống
dẫn và tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất để tạo thành cúi chải. Các cúi chải sau
đó được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ
cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. Kế đó, các cúi ghép lại được kéo thành sợi thô
trên máy thô. Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây cũng là công
đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm tạo thành
chính là các ống sợi con. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, các bán thành phẩm sợi con
có thể sẽ được tiếp tục đánh ống trên các máy đánh ống để tạo ra sản phẩm cuối cùng là
các quả sợi. Quả sợi được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng
rồi nhập kho.
Giải thích quy trình công nghệ sản xuất vải:
Đầu tiên, sợi mộc được đưa lên giàn mắc để mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi
thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy thuộc vào loại vải yêu cầu. Sau đó sợi đã

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN

Page 24



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa
mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm. Mỗi mẻ nhuộm thường gồm 10
hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi
mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630,
4430, 4500...
Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tùy theo yêu cầu của
loại vải được đưa lên máy dệt. Lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành
vải mộc. Vải sau khi dệt xong lại tiếp tục được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ
thuật yêu cầu mà Tổng Công ty và khách hàng đề ra. Cuối cùng, vải sau khi hoàn tất xong
trở thành thành phẩm, được tiến hành kiểm tra ngoại quan và phân thành các loại tùy theo
chất lượng của vải trước khi được đóng kiện, nhập kho.
Quản trị sản xuất và thực hiện quá trình sản xuất
Theo xu hướng chuyên môn hóa tính chất của sản phẩm, hệ thống được sắp xếp
theo thứ tự gia công thẳng sản phẩm, sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín và
tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hóa công nghệ nội bộ của từng nhà máy.
Hình thức gia công sản phẩm thẳng này đã giúp cho việc làm giảm chi phí vận
chuyển nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc tong quá
trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lạ tỏ ra không linh hoạt khi có sự thanh đổi sản
phẩm. Do đó không thể đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ, lẻ mà lại khó
tính về chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa.
Trong những quy trình trên là những quy trình đem lại hiệu quả chính xác cao trong
việc làm.
Việc sản xuất được tổ chức theo một quy trình công nghệ khép kín, có sự chuyên môn
hóa công nghệ nội bộ trong từng nhà máy. Chính điều này đã làm tăng sự linh hoạt khi
thay đổi từng loạt sản phẩm theo những đơn đặt hàng lớn.

Nguyễn Thị Bích Diệp - Lớp DHQT5A5HN


Page 25


×