Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÁO CÁO phân tích hiện trạng của ngành dầu khí và dự báo được giá dầu Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.59 KB, 13 trang )

Báo cáo thực tập
Lời cảm ơn
Em xin gởi lời cám ơn chân thành tới :
-

Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em
có môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả nhất.

-

PGS.TS Bùi Xuân Hồi đã tận tình giảng dạy giúp em nắm bắt những kiến thức
quan trọng từ môn Kinh tế lượng và Lý thuyết giá để có thể vận dụng chi tiết vào
mô hình kinh tế và giải thích các hiện tượng kinh tế.

-

Chuyên viên phòng phân tích dự báo thị trường Nguyễn Thành Luân cùng các anh,
chị, cô, chú trong Viện Dầu Khí đã giúp em có được kinh nghiệm làm việc tại môi
trường thực tế.

Lý do chọn đề tài
Thị trường dầu mỏ luôn được các tầng lớp trong xã hội, nhà đầu tư, phân tích, doanh
nghiệp và chính phủ của các quốc gia trên thế giới quan tâm một cách đặc biệt, vì những
ảnh hưởng của thị trường sâu rộng đến mọi mặt đời sống và các chiến lược phát triển
kinh tế. Không giống các thị trường thông thường, dầu khí có sự đa dạng và phức tạp
chịu sự chi phối từ quan hệ người mua người bán, các nhà đầu cơ và các mục tiêu chính
trị của các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới ( OPEC và nhóm
OECD). Trong nghành học Kinh tế công nghiệp, thị trường dầu mỏ luôn là vấn đề lớn đòi
hỏi người học nghiên cứu tìm tòi và có những hiểu biết nhất định để có thể giải thích
được các hiện tượng kinh tế, cũng là nơi đòi hỏi vận dụng sâu rộng các kiến thức vi mô,
vĩ mô, các đặc điểm đặc trưng riêng của mặt hàng dầu mỏ. Được nghiên cứu về sự thay


đổi, biến động của thị trường là cơ hội quý giá để được thực nghiệm lại những kiến thức
đã học qua môi trường thực tế, cũng như áp dụng những kiến thức đã học để phục vụ cho
mục tiêu phân tích và dự báo là vinh dự cho môt sinh viên học khoa Kinh tế công nghiệp
như em.
Mục đích nghiên cứu :
Thông qua phương pháp kinh tế lượng để phân tích giá dầu, tính toán và lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để từ đó làm rõ được mối quan hệ kinh tế giữa giá và các yếu
tố ảnh hưởng. Từ đó, dự báo được giá dầu đến năm 2014.


Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng được nghiên cứu trong mô đề tài là giá dầu WTI. Do phản ánh được những
biến động liên tục của giá dầu trong những năm qua và có tính thương mại quốc tế tốt
nhất mà giá dầu WTI được đưa vào mô hình làm biến ngoại sinh, phục vụ cho quá trình
nghiên cứu một cách khách quan và chi tiết, dễ dàng thu nhập và nghiên cứu.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu :
Nhiệm vụ :
Thông qua thực tập tốt nghiệp để một lần nữa ôn lại những kiến thức quan trọng của
ngành học Kinh tế công nghiệp, nắm vững và vận dụng các kiến thức Kinh tế lượng và
Lý thuyết giá. Từ đó, phân tích hiện trạng của ngành dầu khí và dự báo được giá dầu.
Phạm vi :
Toàn bộ bài luận xoay quanh giá dầu WTI và các yếu tố có sự ảnh hưởng rõ ràng. Bài viết
chỉ tập trung đến quan hệ cung cầu và các đặc trưng riêng của ngành dầu khí, và bỏ qua
các yếu tố của các thị trường liên quan như thị trường chứng khoán và thị trường vàng.
Bài viết cũng loại bỏ hoặc giả định coi các yếu tố có liên quan đến lượng cung và lượng
cầu như các yếu tố mùa vụ và tỷ lệ lãi là bất biến.
Phương pháp nghiên cứu :
Vận dụng kiến thức đã học được từ bộ môn Lý thuyết giá để hiểu rõ được các yếu tố ảnh
hưởng, xác định được các biến nội sinh. Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính của kinh
tế lượng để lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng, chứng minh các kiến thức kinh tế đặc

trưng dành cho ngành dầu khí. Từ đó, giá dầu sẽ được dự báo từ những kết quả đã nghiên
cứu.
Cấu trúc bài báo cáo :
Chương 1 : Giới thiệu, khái quát hóa chung về Viện Dầu Khí.
Chương 2 : Phân tích hiện trạng và dự báo giá dầu 2014.
Chương 1 : Giới thiệu, khái quát hóa chung về Viện Dầu Khí :

1. Quá trình hình thành và phát triển :
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :


Giới thiệu về dầu mỏ, vai trò và ứng dụng của dầu mỏ trong nền kinh tế
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên không tái sinh, có nguồn gốc xuất phát xa xưa cùng với loài
người, ngay từ những ngày đầu tiên của nền văn minh, dầu mỏ và các sản phẩm của dầu
mỏ đã xuất hiện trong đời sống và các nghi lễ. Nhựa đường được biến đến như dạng chất
nhầy của dầu mỏ, đã được sử dụng như chất chống thấm nước và để sưởi ấm cho con
người từ 6000 năm trước công nguyên, nó cũng được biết đến như chất ướp xác của
người Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Dầu mỏ lần đầu tiên được sử dụng
một cách phổ biến và đóng vai trò chính yếu trong sự phát triển của loài người từ cuối
những năm của thế kỉ 19. Than,nguồn nhiên liệu cho các dạng máy đầu tiên trong sự đổi
mới của nền công nghiệp đã được thay thế trong thời gian này
Dầu mỏ chiếm đến 41.2% trong tổng sản lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới ( tính
theo số liệu cung cấp của IEA năm 2010 ), cộng với tính chất là nguồn tài nguyên không
tái sinh nên nguồn năng lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Đối với các nước xuất khẩu dầu ( OPEC), mặt hàng có tính chất chiến lược trong nền
kinh tế, không chỉ phục vụ nhiệm vụ an ninh năng lượng trong nước mà còn tối đa hóa
lợi ích về lâu dài cho các thành viên trong cả khối. Thông qua chính sách “giá hợp lý”,
OPEC đóng vai trò là người cung cấp cuối cùng, đảm ứng nhu cầu về dầu cho cả thế giới.
Thay vì áp đặt giá như các năm từ 1973 đến 1981, OPEC đã thay đổi vai trò của mình,
đạt được mục đích thống nhất các nước trong khối và duy trì lợi ích về lâu dài. OPEC

cũng có lợi thế trong quá trình tham dò, khai thác và lọc dầu, chính điểm này đã khiến
cho giá thành và khả năng đáp ứng nhu cầu tức thời của OPEC là cao hơn nhiều so với
các quốc gia khai thác dầu thô không thuộc OPEC. Không chỉ là nhóm xuất khẩu dầu lớn
nhất, OPEC còn có trữ lượng về dầu mỏ lớn nhất trên thế giới ( chiếm đến 77% ), chính
điểm này đã khiến cho OPEC khẳng định được vị thế tuyệt đối về mặt hàng dầu mỏ trong
những năm tiếp theo.


Đối với các nước tiêu thụ ( chiếm 49.45% bởi OECD ), dầu mỏ đóng vai trò quan trọng
trong an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo được nguồn cung cấp chính là đảm bảo cho
nền kinh tế được hoạt động liên tục, hơn nữa, dầu mỏ được tiêu thụ chính bởi quá trình
vận chuyển ( chiếm đến 50% tổng số tiêu thụ về dầu ). Trong khi công nghệ và giá sử
dụng các dạng nhiên liệu khác vẫn còn cao hơn giá sử dụng các loại động cơ đốt trong
hiện hành, dầu mỏ vẫn đóng vai trò quan trọng và khó bị thay thế trong sản xuất và vận
chuyển.
Ngày nay,dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào của quá trình chưng lọc, sản xuất các sản phẩm
như dầu hỏa, diesel, xăng nhiên liệu , các sản phẩm này lại là nguồn nhiên liệu đầu vào
của nhiều ngành sản xuất ( trong đó cũng có những ngành sản xuất năng lượng đầu vào
cho các ngành khác như công nghiệp điện ) và dầu mỏ cũng được biết đến như nguyên
liệu đầu vào của các ngành hóa dầu như phân bón, dung môi, nhựa đường và thuốc trừ
sâu.
Giới thiệu và lý do phân tích giá dầu WTI :
WTI ( là viết tắt của West Texas Intermediate, hay còn được biết đến với tên Texas light
sweet ) là một hạng dầu thô được sử dụng như một chuẩn mực trong giá dầu. Hạng dầu
này có tỷ trọng nhẹ và chứa ít hàm lượng lưu huỳnh, là mặt hàng cơ bản trong các hợp
đồng dầu của Chicago Mercantile Exchange ( được viết tắt CME group, là tập đoàn cung
cấp sàn giao dịch tài chính, bao gồm sàn giao dịch chứng khoán như NYMEX ). Được
đánh giá là loại dầu thô ngọt, WTI chứa 0.24% lưu huỳnh, ít hơn 0.5% so với dầu Brent.
WTI được lọc chủ yếu ở Trung tây và vùng bờ vịnh của Mĩ và được sử dụng ở khu vực
Bắc Mĩ, khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất ( chiếm 22.37% tổng tiêu thụ dầu trên toàn thế

giới).
Bắt đầu từ quyết định loại bỏ sự khống chế của chính phủ Mĩ đối với giá dầu vào tháng 1
năm 1981, chính điều này gây ảnh hưởng chung đến viển cảnh của thị trường giao ngay
tại Mĩ và trên toàn thế giới, và ảnh hưởng riêng đến đến khối lượng giao dịch trên thị
trường giao ngay tại Mĩ, bao gồm cả WTI và các lớp khác của Mĩ. Thay đổi từ kiểm soát
tiến tới loại bỏ kiểm soát đã đặt tiền đề quá trình kết hợp các giao dịch thương mại và giá
giao ngay đơn giản thành một hàng hóa trước khi quá trình loại bỏ sự kiểm soát được
phân chia ra thành nhiều hạng mục khác nhau dưới các cơ chế kiểm soát, và cũng tạo
điều kiện thuận lợi gia tăng tính hàng hóa và giao dịch của WTI. Chính điều này đã tạo
cơ sở đầy đủ cho việc ra đời của các hợp đồng giấy trong các giao dịch dầu thô ngọt trong
nước tại Crushing Oklahoma, được gọi tên như WTI và được lưu hành thông qua CME
group ( NYMEX) bắt đầu từ năm 1983.


Chính từ sự thuận tiện, dễ dàng và minh bạch trong mua bán và trao đổi mà dạng hợp
đồng này thành khung chuẩn cho các tiêu chuẩn giá trên toàn thế giới. Thay đổi trong thị
trường dầu mỏ bao gồm các yếu tố sản xuất, dự trữ, trữ lượng, tiêu thụ và cung cấp đều
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường giao dịch lớn nhất trên thế giới, và thông qua giá
của loại dầu WTI đại diện cho thị trường này mà phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị
trường dầu trên toàn thế giới có thể gần chính xác nhất, phản ánh được các biến động của
giá WTI thông qua sự thay đổi của cung cầu hay sự tăng thêm về trữ lượng dầu qua quá
trình thăm dò.
Giới thiệu và mô tả bộ số liệu :
Lựa chọn kích thước mẫu :
Dựa trên bộ số liệu của IEA đến tiến hành thu thập mẫu sao cho đầy đủ các số liệu cần
thiết tương ứng theo thời gian ( số liệu theo từng năm ).
Lựa chọn biến :

Số liệu được thu thập của EIA :


Đơn vị tính :

Giá dầu WTI :

USD

Tổng thu nhập thế giới (GWP) :

Nghìn tỷ USD

Tổng dân số thế giới ( POP) :

Tỷ người

Lượng cung :

Triệu thùng/ngày

Lượng cầu :

Triệu thùng/ngày

Dự trữ :

Triệu thùng

CO2 :

Triệu tấn


Công suất lọc dầu :

Triệu thùng/ ngày

Trữ lượng :

Tỷ thùng

Tiêu thụ nhiệt :

Triệu Btu/ thùng dầu


Năm Giá
dầu

GWP POP Lượng Lượng Dự trữ
cung
cầu

CO2

Công
suất
lọc

Trữ
lượng

Nhiệt

tiêu
thụ

1994 17.72 26.87 5.61

68.63

68.93

3886.25 9296.55

73.07 998.33

565.54

1995 18.43 29.81 5.69

70.30

70.13

3770.95 9421.66

74.24 999.26

565.54

1996 22.12 30.41 5.77

71.98


71.71

3769.88 9604.63

74.39 1007.36 565.54

1997 20.61 30.33 5.85

74.22

73.46

3884.30 9815.43

75.98 1018.51 565.54

1998 14.42 30.22 5.93

75.68

74.11

4017.04 9863.03

78.03 1020.07 577.21

1999 19.34 31.34 6.00

74.83


75.88

3746.01 10037.721 80.08 1032.75 577.21

2000 30.38 32.35 6.08

77.72

76.78

3809.92 10174.17

81.52 1016.77 577.21

2001 25.98 32.16 6.16

77.65

77.48

3925.89 10232.07

81.31 1028.13 577.21

2002 26.18 33.41 6.23

77.07

78.17


3828.53 10307.31

81.44 1031.95 577.21

2003 31.08 37.59 6.31

79.51

79.71

3928.08 10562.39

81.99 1213.11

2004 41.51 42.3

6.39

83.04

82.57

3993.50 10911.33

82.26 1265.02 588.56

2005 56.64 45.74 6.46

84.52


84.08

4075.96 11125.66

82.79 1277.22 600.15

2006 66.05 49.56 6.54

84.50

85.14

4168.6

11166.42

85.34 1292.93 600.15

2007 72.34 55.91 6.61

84.34

85.91

4085.52 11143.91

85.35 1316.66 600.15

2008 99.67 61.38 6.69


85.48

84.57

4202.86 11077.06

85.46 1332.04 600.15

2009 61.95 58.13 6.76

84.64

84.81

4206.61 11015.94

85.90 1340.01 600.15

2010 79.48 63.51 6.84

87.17

87.44

4219.61 11296.99

86.97 1355.74 600.15

2011 94.88 70.44 6.92


87.48

88.66

4121.98 11407.68

88.09 1473.76 606.07

2012 94.05 71.92 6.99

89.35

89.27

4189.01 11562.56

88.00 1525.95 606.07

588.56

Phân tích hiện trạng và mối quan hệ kinh tế giữa giá dầu WTI và các biến trong mô hình:


Dựa trên phương pháp phân tích và dự báo bằng mô hình kinh tế lượng với các biến nội
sinh giải thích cho giá dầu bao gồm : dân số thế giới, tổng sản phẩm toàn thế giới, cung
và cầu của dầu mỏ, trữ lượng, lượng dự trữ và tiêu thụ dành cho nhiệt.

1 Dân số :
Dân số thế giới có ảnh hưởng nói chung đến toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt là

một mặt hàng có nhu cầu thiết yếu, không thể thay thế như dầu mỏ.

Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Phân tích xu thế dân số thế giới giai đoạn 1994 – 2012 :
Lượng tăng giảm tuyệt đối :

Dân số
5,606,000,000
5,687,000,000
5,766,000,000
5,847,000,000

5,926,000,000
6,004,000,000
6,081,000,000
6,158,000,000
6,234,000,000
6,311,000,000
6,387,000,000
6,462,000,000
6,538,000,000
6,613,000,000
6,689,000,000
6,765,000,000
6,840,000,000
6,916,000,000
6,992,000,000


Chỉ số này phản ảnh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của trị số trong dãy số giữa hai thời
gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng thì trị số mang dầu dương (+) và
ngược lại mang dấu âm (-).
Tùy theo mục đích nghiên cứu thì sẽ có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, bình quân
và định gốc.
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh mức độ chênh lệch giữa các mức
độ nghiên cứu(yi) mức độ kì liền trước đó (yi-1)
∂i=∂I - ∂i-1 i = 2,3….
trong đó :
∂i là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
n : là số lượng các mức độ trong dãy.
∂2=y2-y1 = 5,687,000,000 - 5,606,000,000 = 81000000.
∂3=y3-y2 = 5,766,000,000 - 5,687,000,000 = 79000000.

...
∂19=y19-y18 = 6,992,000,000 - 6,916,000,000 = 76000000.
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc : Là mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa mức
độ kì nghiên cứu và mức độ kì dược chọn làm gốc, thông thường mức độ của kì
gốc là mức độ đầu tiên trong dãy số (y 1). Chỉ tiêu này phản ánh được sự tăng
(giảm) tuyệt đối trong thời gian dài.
Công thức : Δi = yi – y1
Ta có :

Trong 15 năm từ 1994 đến 2009, dân số đã tăng lên hơn 1,1 tỉ dân đánh dấu tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn bất kì khoảng thời gian nào trước đó. Sự tăng trưởng nhanh chóng chủ
yếu thuộc về các quốc gia thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ , nơi có dân
số trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu sử dụng dầu cho giao
thông, đi lại và điện năng ngày càng cao. Theo một thống kê của IEA ( International
Energy Angecy), từ năm 1973 đến 2010, tỷ lệ tiêu thụ dầu dành cho mục đích giao thông
đã tăng từ 45.4% lên đến 61.5 %,. Vì vậy, tiêu thụ về dầu mỏ đã tăng bởi sự phát triển
của dân số.


Bên cạnh sự gia tăng dân số, một biến số ảnh hưởng quan trọng đến giá dầu chính là tổng
sản phẩm của toàn thế giới. Từ năm 1997, GWP ( Gross World Product ) là 30.33 nghìn tỉ
đô la thì đến năm 2008, con số này 61.38. Thu nhập thực của cả thế giới đã tăng hơn 87
%. Quá trình này có được nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia có thu nhập trung
bình và thu nhập thấp trong khoảng thời gian trước, lượng sản phẩm đóng góp chủ yếu
trong các ngành công nghiệp,các quá trình công nghiệp hóa , đòi hỏi nguồn năng lượng
đầu vào vô cùng lớn. Lấy ví dụ với Trung quốc đã tăng lượng tiêu thụ về dầu của mình
từ 2320 nghìn thùng trên ngày năm 1990 lên đến 10221 nghìn thùng trên ngày năm 2012,
hay như Ấn độ, cũng tăng từ 1213 nghìn thùng lên đến 3652 nghìn thùng. Hai quốc gia
này là ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa tăng trưởng sản lượng gắn liền với quá trình
tiêu thụ nhanh chóng các năng lượng, mà quan trọng là nguồn năng lượng đến từ dầu mỏ.

Dầu mỏ là mặt hàng chiến lược và được kiểm soát chặt chẽ bởi quốc gia, trữ lượng và
lượng dự trữ luôn có ảnh hưởng đến giá dầu đặc biệt là giá trên sàn giao dịch tại thị
trường NYMEX. Các quyết định về tăng, giảm lượng dự trữ hàng năm hay thăm dò được
thêm các mỏ mới đều ảnh hưởng đến các phân tích và dự đoán giá dầu của cả người mua
lẫn người bán, khiến cho giá dao dịch lên xuống phụ thuộc một phần vào tình hình biến
động của các thành phần này. Giá dầu trong những năm gần đây luôn có tác động qua lại
với quyết định về tỷ lệ dự trữ dầu thô, khi giá dầu tăng cao, phản ứng của các nước có
nhu cầu dầu thô lớn là giảm tỉ lệ dữ trự, dùng dầu thô đã tích trữ để bình ổn giá, và ngược
lại, giá dầu thô được giảm xuống, và ngược lại, khi các quốc gia có quyết định tăng tỉ lệ
dự trữ, kéo theo sự tăng của giá dầu. Tuy nhiên, khi giá dầu luôn bất ổn trong những năm
gần đầy bởi nhiều yếu tố khác nhau như chính trị hay đầu cơ, tỉ lệ dự trữ của các nước
tiêu thụ lớn luôn có xu thế tăng qua từng năm.
Trong ngắn hạn, giá dầu mỏ được xác định từ cân bằng giữa cung và cầu. Đối với thị
trường dầu mỏ, hai yếu tố này đều có chung một đặc điểm là có độ co giãn rất nhỏ so với
giá. Theo J. Cooper thì hệ số đàn hồi giá của cầu chỉ dao động trong khoảng từ 0.109 đến
– 0.023. Điều này được giải thích bởi những đặc trưng của thị trường dầu mỏ.
 Trong ngắn hạn, thị trường nguồn năng lượng này phụ thuộc chủ yếu vào sự cung
cấp của OPEC, hơn nữa, những nước này lại phụ thuộc vào dầu mỏ nên những
quyết định về tăng giảm sản lượng xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào chi tiêu của quốc
gia. Thêm vào đó, khả năng điều tiết ngắn hạn của các nước không thuộc khối
OPEC là vô cùng hạn chế. Ngoài ra, đối với ngành công nghiệp dầu khí ( vồn là
ngành mang đầy đủ tính chất của kinh tế quy mô ) thì việc đầu tư cho dự trữ hay
khai thác là điều khó có thể xảy ra trong ngắn hạn vì chi phí đầu tư là quá lớn và
thời gian từ thăm dò cho đến khi khai thác là khá dài. Sự thay đổi trong quá trình
phân phối quyền lực giữa OPEC và các tập đoàn đa quốc gia về vận chuyển, lọc


và phân phối dầu đã khiến cho thị trường trở nên ít nhạy cảm hơn. Chính vì những
đặc điểm trên mà sự thay đổi về cầu so với giá tại thị trường dầu mỏ là rất hạn chế.
 Về lượng cầu, với mặt hàng thiết yếu, không thể thay thế trong ngắn hạn và tiêu

dùng tức thời như dầu mỏ thì giá cả sẽ không thể ảnh hưởng quá nhiều đến quyết
định tiêu dùng của người mua. Thêm vào đó, giá dầu thô chỉ chiếm 30-40% trong
giá của các sản phẩm dầu mỏ, điều đó có nghĩa là sự ảnh hưởng thật sự của giá
dầu thô lên lượng cầu chỉ đóng một phần chứ không thể ảnh hưởng toàn diện.
Với những đặc điểm như vậy, khi lượng cung và cầu có sự thay đổi nào thì cũng dẫn đến
sự thay đổi lớn về giá.
Sau cuộc khủng hoảng 1973, thị trường dầu mỏ đã được phân tách, OPEC kiểm soát khâu
khai thác và sản xuất dầu thô và phần vận chuyển, lọc và phân phối thuộc về các công ty
đa quốc gia. Quá trình lọc phản ánh trực tiếp sự thay đổi lên xuống của giá dầu, khi nhu
cầu của các sản phẩm dầu mỏ tăng cao, công suất lọc được gia tăng phù hợp với lượng
nhu cầu. Giá dầu thô bị ảnh hưởng trực tiếp do sự thay đổi về cầu và tăng nhanh, ngược
lại, khi nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ giảm, giá dầu từ đó cũng bị ảnh hưởng theo
hướng ngược lại.
Dầu mỏ cũng đóng góp vai trò trong các quá trình sản xuất nhiệt, chủ yếu dành cho sưởi
ấm và lò hơi, đặc biệt ở các nước ôn đới thì nhu cầu nhiệt cũng quan trọng như nhu cầu đi
lại, chính vì điều đó, để tăng tính khách quan của mô hình mà biến tiêu thụ nhiệt cần
được nêu ra để giải thích được sự thay đổi của giá dầu trong những năm vừa qua. Khi nhu
cầu tiêu thụ nhiệt tăng cao, dầu đầu vào của quá trình được cung ứng nhiều hơn, chênh
lệch từ nguồn cầu với nguồn cung về dầu dẫn đến sự gia tăng về giá, điều ngược lại sẽ
khiến cho sự sụt giảm về giá.
Khí thải CO2 được thoát ra trong quá trình tiêu thụ dầu được cho tỷ lệ nghịch với giá dầu,
khi giá dầu tăng cao, lượng cầu về dầu mỏ sẽ giảm, từ đó lượng CO2 được thoát ra qua
quá trình tiêu thụ từ đó cũng giảm đi, ngược lại, lượng CO2 cũng từ đó mà tăng lên.
Từ những lập luận mối quan hệ giữa từng biến với giá dầu WTI, kì vọng dấu của từng
biến trong mô hình là :
GWP : +

Lượng cầu : +

Lượng cung : -


POP : +

Công suất lọc : +

Dự trữ : -

CO2 : -

Tiêu thụ nhiệt : +


Trữ lượng : Phương pháp thực hiện phân tích và dự báo :
B1 : Xây dựng mô hình trong giai đoạn hậu nghiệm
B2 : Kiểm định mô hình
B3 : Dự báo hậu nghiệm kiểm tra tính chính xác của mô hình
B4 : Dự báo tiền nghiệm cho giai đoạn sau
Mục tiêu của phương pháp là xây dựng mô hình dựa trên mô hình kinh tế lượng dựa vào
phần mềm Eviewl 6 cho bộ số liệu ở giai đoạn hậu nghiệm ( được lấy từ năm 1994 đến
2010 ), sau đó sử dụng các kiểm định để tiến hành kiểm tra các hiện tượng đa cộng tuyến,
tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Các biến không thể hiện được mối quan hệ
kinh tế ( đi ngược lại quan hệ về dấu ở trong phần kì vọng ) và có hệ số F-value cao hơn
0.05 sẽ được xem xét loại bỏ đến có một môt hình tốt hơn.
Sau khi qua bước này, mô hình được kiểm định tính chính xác bằng các so sánh số liệu
dự báo cho giai đoạn hậu nghiệm với số liệu thực tế thu nhập được. Dựa trên các đánh giá
về sai số của mô hình để đi đến kết luận về tính chính xác của mô hình.
Cuối cùng thực hiện các bước dự báo tiền nghiệm cho giai đoạn sau dựa trên các kịch bản
thấp, cơ sở và cao, qua đó dự báo được giá dầu mỏ trong 2 năm từ 2013-2014.
Mô hình cho giai đoạn 1994 – 2010 :
Dependent Variable: GIADAU

Method: Least Squares
Date: 11/15/13 Time: 09:00
Sample: 1994 2010
Included observations: 17
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

GWP
POP
CUNG_CAP
TIEUTHU
DUTRU
CO2
CSLOC
NHIET
TRULUONG
C

4.338200
-49.55726
-3.649332
-19.60308
0.009828

0.199672
3.487383
0.005588
-0.148026
-225.9734

0.466261
33.06646
1.917553
4.321051
0.021116
0.038343
2.710100
0.668579
0.051321
274.5840

9.304228
-1.498717
-1.903119
-4.536648
0.465414
5.207501
1.286810
0.008357
-2.884323
-0.822966

0.0000
0.1776

0.0988
0.0027
0.6558
0.0012
0.2391
0.9936
0.0235
0.4377

R-squared

0.989790

Mean dependent var

41.40588


Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

0.976663
3.981594
110.9716
-40.06848
75.40221

0.000004

S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

26.06386
5.890409
6.380534
5.939128
2.104550

Vậy mô hình cho giai đoạn hậu nghiệm là :
GIADAU = 4.33819961766*GWP - 49.5572625571*POP 3.64933216339*CUNG_CAP - 19.6030831476*TIEUTHU +
0.00982766997818*DUTRU + 0.199671520765*CO2 + 3.48738280366*CSLOC +
0.00558750483932*NHIET - 0.148026274539*TRULUONG - 225.973389895.

Dựa trên các kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số và tự tương quan thì ta thấy có
xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
Sau khi loại bỏ các biến không giải thích được quan hệ kinh tế ( POP ) và các biến làm
xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến ( dự trữ, công suất lọc dầu, nhiệt ), ta có được mô
hình cuối cùng như sau :
Dependent Variable: GIADAU
Method: Least Squares
Date: 11/15/13 Time: 09:35
Sample: 1994 2010
Included observations: 17
Variable


Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

GWP
CUNG_CAP
TIEUTHU
CO2
TRULUONG
C

4.069251
-3.245255
-18.41273
0.191385
-0.172832
-210.1442

0.456244
1.657931
3.526256
0.036580
0.040119
43.04499


8.919029
-1.957412
-5.221609
5.231960
-4.307971
-4.881967

0.0000
0.0761
0.0003
0.0003
0.0012
0.0005

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

0.981067
0.972461
4.325261
205.7867
-45.31779
113.9991
0.000000


Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

Mô hình sau khi kiểm tra các kiểm định như sau:

41.40588
26.06386
6.037386
6.331462
6.066618
1.900372


GIADAU = 4.06925115815*GWP - 3.2452549276*CUNG_CAP 18.4127279934*TIEUTHU + 0.191384995106*CO2 - 0.172831949609*TRULUONG 210.144222875.
Dựa trên mô hình ta thấy phần trăm sai số tuyệt đối ở mức 8.451627 %, là mức sai số có
thể chấp nhận được với những biến động lớn về giá dầu trong khoảng thời gian từ 2008
đến 2012.
120

Forecast: GIADAUF
Actual: GIADAU
Forecast sample: 1994 2012
Included observations: 19

100


80

Root Mean Squared Error
Mean Absolute Error
Mean Abs. Percent Error
Theil Inequality Coefficient
Bias Proportion
Variance Proportion
Covariance Proportion

60

40

20

0
1995

2000
GIADAUF

2005
± 2 S.E.

2010

3.698925
3.275023
8.451627

0.033603
0.001145
0.009125
0.989730



×