Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO Tình hình đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.21 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

Số:

/BC-UBND
(Dự thảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày

tháng 4 năm 2015

BÁO CÁO
Tình hình đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã là thành phần kinh tế dựa trên
hình thức sở hữu tập thể của các thành viên, thể hiện sự liên kết tự nguyện của
những người lao động, nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh
tập thể để giải quyết có hiệu quả những vấn đề của sản xuất và đời sống.
Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của khu vực kinh tế tập thể tại nước ta
nói chung và Hòa Bình nói riêng có thể thấy rằng kinh tế tập thể qua các thời kỳ
phát triển luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong giai
đoạn hiện nay, kinh tế tập thể được xác định là thành phần quan trọng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là một trong những nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay sự phát triển
của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã cả nước nói chung và tại Hòa Bình nói
riêng còn tồn tại rất nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
khác nhau, dẫn đến tình trạng kinh tế tập thể, hợp tác xã còn chậm phát triển, chưa
thể hiện được đúng vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế.


Trong xu thể hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, khu vực kinh tế tập thể, các
hợp tác xã tỉnh Hòa Bình đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi phải
có những giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp với thực tiễn để giải quyết khó
khăn, đưa kinh tế tập thể phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phần thứ nhất
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta bắt đầu hình thành và xây dựng từ giữa
thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Những hợp tác xã nông nghiệp thí điểm đầu tiên được
thành lập vào giữa năm 1955. Ban đầu hợp tác xã được thành lập để đáp ứng yêu
cầu tập trung sức người, sức của để phục vụ sản xuất và chiến đấu trong thời kỳ
chiến tranh.
Từ năm 1954 đến 1986 nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp. Kinh tế tập thể, hợp tác xã bắt đầu được hình thành, phát
1


triển và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề
ra chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp; kết quả sau 3
năm thực hiện, cả nước xây dựng được 45 hợp tác xã và trên 100.000 tổ đổi công,
các hợp tác xã đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất, đời sống nông
nghiệp, nông thôn.
Thời kỳ tiếp theo, Đảng ta chủ trương thực hiện mở rộng hợp tác hóa nông
nghiệp ở tất cả các địa phương miền bắc, thu hút 89% các hộ nông dânvào các hợp
tác xã sản xuất nông nghiệp. Đến cuối năm 1961, Nhà nước công bố Điều lệ hợp
tác xã công nghiệp Việt Nam là căn cứ quan trọng để củng cố tổ chức và cải tiến
quản lý hợp tác xã. Trong thời kỳ này, phong trào hợp tác xã ở nước ta phát triển

mạnh mẽ, hợp tác xã được phát triển nhanh về số lượng và tăng quy mô nhờ sử
dụng các biện pháp hành chính Nhà nước; nhiều hợp tác xã phát triển thành hợp
tác xã bậc cao có quy mô toàn thôn, toàn xã, thậm chí là liên xã nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên do nóng vội, chủ quan, lấy mục tiêu cải
tạo xã hội chủ nghĩa làm then chốt, phát triển ồ ạt, không tính đến trình độ phát
triển lực lượng sản xuất ở nông thôn …nên hợp tác xã không phát huy được hiệu
quả về kinh tế - xã hội. Các đợt cải tiến quản lý hợp tác xã trong thời kỳ này
không đạt kết quả như mong muốn.
Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, kinh tế tập thể và hợp
tác xã bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển mới. Nền kinh tế nước ta chuyển
dần từng bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế hộ,
kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể được thừa nhận và khuyến khích phát triển.
Những năm đầu đổi mới cho tới năm 1996, kinh tế tập thể rơi vào tình trạng
khó khăn, sự phát triển của phong trào hợp tác xã giảm sút đáng kể, các hợp tác xã
kiểu cũ chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên rơi vào tình trạng khó
khăn, tê liệt hoạt động, tan rã, giải thể hoặc tự phát chuyển đổi để thích nghi với
môi trường mới, nhất là hợp tác xã nông nghiệp. Số lượng hợp tác xã giảm mạnh
từ 73.490 hợp tác xã năm 1987 đến trước khi Luật Hợp tác xã 1996 ra đời chỉ còn
18.670 hợp tác xã.
Năm 1996 Luật Hợp tác xã được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm
1997; cùng với đó Nhà nước ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các
văn bản chính sách ở các cấp, các ngành để hướng dẫn, thi hành Luật, hình thành
khung pháp lý cơ bản cho việc tổ chức, quản lý, hoạt động của hợp tác xã kiểu
mới. Trải qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để phù hợp với
điều kiện thực tiễn và sự phát triển của hơp tác xã kiểu mới ở nước ta cho tới nay,
Luật Hợp tác xã đã được thay thế 02 lần vào các năm 2003 và năm 2012.
Từ khi Luật Hợp tác xã ra đời cho đến nay, cùng với sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã đã có sự phát triển mạnh
mẽ về cả chất lượng và số lượng, đa dạng về quy mô và hình thức hoạt động. Theo
kết quả thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tới ngày 30/06/2014, cả

2


nước có khoảng 20.000 hợp tác xã và khoảng 370.921 tổ hợp tác hoạt động đa
dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Các hợp tác xã, tổ hợp tác có đóng góp quan
trọng trong vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, giải quyết
việc làm, và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.
Tại Hòa Bình, kinh tế tập thể, hợp tác xã bắt đầu hình thành và phát triển từ
những năm hoàn thành hợp tác hóa ở miền bắc (1958 – 1960). Trải qua quá trình
biến động và phát triển tới nay, toàn tỉnh đã có 311 hợp tác xã hoạt động trong các
lĩnh vực ngành nghề khác nhau và trên 2000 tổ hợp tác. Các hợp tác xã, tổ hợp tác
hiện nay đang có những bước phát triển về cả chất lượng và số lượng; tuy nhiên,
mức độ phát triển còn chậm, các hợp tác xã, tổ hợp tác bộc lộ nhiều hạn chế, yếu
kém, mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương chưa cao;
bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tập thể tại nhiều nơi,
nhiều cấp còn bị buông lỏng, không được chú trọng, do đó nhìn tổng thể kinh tế
tập thể hiện nay vẫn là một trong những mắt xích yếu kém trong phát triển kinh tế
- xã hội địa phương.
Phần thứ hai
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
TỈNH HÒA BÌNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ
1. Hợp tác xã
Tính đến ngày 31/12/2014, toàn tỉnh có 311 hợp tác xã (tăng 62 hợp tác xã
so với năm 2012). Các hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực như sau:
- Hợp tác xã nông nghiệp 104 HTX; tăng 131,1 % so với năm 2012;
- Hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 45 HTX; tăng 4,44 % so
với năm 2012;
- Hợp tác xã thương mại, dịch vụ 148 HTX; tăng 0,68 % so với năm 2012;
- Hợp tác xã vận tải 10 HTX; không thay đổi so với năm 2012;

- Hợp tác xã tín dụng 04 HTX; không thay đổi so với năm 2012.
Tình hình phát triển hợp tác xã từ năm 2012 - 2014
Lĩnh vực

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nông nghiệp

45

94

104

Vận tải

10

11

10

Công nghiệp –TTCN

43


43

45

Thương mại, dịch vụ

147

149

148

4

4

4

249

301

311

Quỹ tín dụng nhân dân
Tổng

3



Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014: Tổng doanh thu các hợp
tác xã thực hiện năm 2014 ước đạt trên 100 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2013;
doanh thu bình quân đạt 300 triệu đồng/hợp tác xã/năm. Có trên 20 hợp tác hoạt
động hiệu quả, lợi nhuận trung bình ước đạt gần 30 triệu đồng/hợp tác xã. Về nộp
ngân sách: năm 2014 các hợp tác xã nộp ngân sách ước đạt trên 5 tỷ đồng, chiếm
0,27% tổng thu ngân sách địa phương.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực các hợp tác xã năm 2014: Các hợp tác
xã thu hút trên 32.000 thành viên, người lao động tham gia; bình quân mỗi hợp tác
xã giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1 –
1,2 triệu đồng/người/tháng. Chất lượng nguồn nhân lực các hợp tác xã còn hạn
chế: Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, lao động
trong các hợp tác xã có tay nghề không cao; do vậy, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ,
sức cạnh tranh trên thị trường thấp; Trình độ cán bộ hợp tác xã qua đào tạo trung
cấp đạt 25%, qua đào tạo đại học đạt 0,8% (tăng 27% so với năm 2013), không có
cán bộ hợp tác xã trình độ trên đại học.
Lĩnh vực nông,lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 104 hợp tác xã nông, lâm nghiệp,
thủy sản. Các hợp tác xã tiếp tục hoạt động ổn định, từng bước củng cố và mở
rộng sản xuất kinh doanh, tổ chức các dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp,
dịch vụ tổng hợp, phát triển ngành nghề, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu càu
của thành viên. Nhiều hợp tác xã thể hiện được vai trò quan trọng trong cung cấp
vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên, tiếp thu, hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, một số hợp tác xã đã tổ chức cung cấp
nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản,
trồng hoa cây cảnh…, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên và
người lao động.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hiện toàn tỉnh có 45 hợp tác xã
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã chủ yếu sản xuất, khai thác vật
liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ… Nhìn chung các
hợp tác xã có quy mô nhỏ, vốn ít, thiết bị sản xuất đơn giản; nhưng hoạt động

bước đầu ổn định và có hiệu quả.Thu nhập bình quân thành viên hợp tác xã đạt từ
2-2,5 triệu đồng/người/tháng.
Lĩnh vực vận tải: Toàn tỉnh có 10 hợp tác xã vận tải; trong đó, có 07 hợp tác
xã vận tải đường bộ và 03 hợp tác xã vận tải đường thủy nội địa. Các hợp tác xã
hoạt động ổn định, đảm bảo doanh thu, ổn định luồng tuyến và thu nhập của thành
viên hợp tác xã, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hóa, đi lại
của nhân dân. Vai trò của hợp tác xã ngày càng được khẳng định, các hợp tác xã đã
làm tốt công tác điều hành, đảm bảo các vấn đề về pháp lý, đại diện quyền lợi và
giúp các thành viên kinh doanh đúng quy định của Nhà nước và hoạt động có hiệu
quả. Mức thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong các hợp tác xã
đạt khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

4


Lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch: Toàn tỉnh có 148 hợp tác xã dịch vụ thương mại. Các hợp tác xã đã mở rộng mạng lưới bán hàng, phục vụ tốt nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân và thành viên; các hợp tác xã điện năng đảm bảo phục vụ
kịp thời và an toàn lưới điện nông thôn; bên cạnh đó các hợp tác xã đã khai thác có
hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương. Mức thu nhập bình quân của thành
viên, người lao động trong các hợp tác xã đạt từ 1,2 - 1,5 triệu đông/người/ tháng.
Lĩnh vực tín dụng: Toàn tỉnh có 04 quỹ tín dụng nhân dân với gần 6000
thành viên tham gia. Các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu quả, huy động
được các nguồn vốn nhàn rỗi để đưa vào hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho các
đối tượng là hộ nông dân, hộ kinh doanh, cá nhân, tập thể có nhu cầu vay vốn để
sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng nguồn vốn
hoạt động của các Quỹ đạt 402.857 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2013 là
42.817 triệu đồng; nguồn vốn huy động của các Quỹ đạt 353.936 triệu đồng, tăng
so với cùng kỳ năm 2013 là 31.492 triệu đồng; Tổng vốn điều lệ các Quỹ đạt
11.807 triệu đồng tăng 1.797 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013; dư nợ cho vay
đến ngày 31/12/2014 đạt 278.859 triệu đồng, tăng 45.646 triệu đồng so với cùng

kỳ năm 2013. Các Quỹ tín dụng nhân dân không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động, mở rộng quy mô, khai thác tốt nguồn vốn tại chỗ để đưa vào hoạt động tín
dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đời sống
của thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong các Quỹ tín dụng nhân
dân đạt từ 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.
2. Tổ hợp tác
Toàn tỉnh có trên 2000 tổ hợp tác; năm 2014 có 31 tổ hợp tác thành lập mới.
Các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả thấp, chủ yếu hỗ trợ nhau về kinh nghiệm sản
xuất, đổi công, lao động theo nhóm dưới dạng tổ, câu lạc bộ. Thu nhập bình quân
lao động trong tổ hợp tác đạt từ 900.000 – 1.000.000 đồng/người/tháng. Đa số các
tổ hợp tác thành lập không thực hiện đúng Nghị định 151/NĐ-CP và Thông tư
hướng dẫn số 04/2008/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; do vậy việc theo dõi
đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.
II. THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC
KINH TẾ TẾ TẬP THỂ
1. Về ban hành các chủ trương của Đảng
- Qua các thời kỳ phát triển, kinh tế tập thể luôn được Đảng, Nhà nước quan
tâm, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Những năm gần đầy kinh tế tập thể,
hợp tác xã được đổi mới, củng cố theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày
18/3/2002 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể cùng với Kết luận số 56-KL/TW ngày
21/02/2013 về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khóa IX) về đổi
mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Để quán triệt thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khóa IX) của Ban chấp
hành trung ương Đảng và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị; Ban Thường
5


vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 104 –KH/TU ngày 11/9/2014 về việc thực

hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 21/02/2013 “đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế tập
thể”; và chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh quán triệt thực hiện.
2. Về chính sách hỗ trợ hợp tác xã của tỉnh
a) Chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực
Những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, Liên minh
Hợp tác xã tỉnh và các địa phương tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và người
lao động trong các hợp tác xã. Trong năm 2014, thực hiện đào tạo hỗ trợ 03 hợp
tác xã thành lập mới; bồi dưỡng kỹ năng về xúc tiến thương mại 01 lớp; bồi dưỡng
chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát 04 lớp; bồi dưỡng nghiệp vụ kế
toán 02 lớp. Tổng số học viên tham gia hơn 500 lượt người, tổng kinh phí thực
hiện 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Trường
cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I tổ chức 02 lớp hướng dẫn mô hình sản
xuất trang trại, 01 lớp tuyên truyền về Luật Hợp tác xã 2012 với số lượng học viên
khoảng 120 người.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội
tổ chức 02 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho lao động và người sử dụng lao
động với số lượng học viên 100 người.
b) Chính sách về đất đai
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức công tác dồn
điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh để các hộ nông dân tập trung ruộng đất, phát triển
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ở khu vực nông thôn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố khảo sát, tổng hợp nhu cầu về đất đại đối với hợp tác xã để
báo cáo tỉnh xây dựng kế hoạch, quy hoạch quỹ đất dành cho hợp tác xã làm trụ
sở, xây dựng cơ sở sản xuất chế biến, đất đai cho sản xuất nông nghiệp.
c) Chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ
Thực hiện chính sách hỗ trợ về khoa học – công nghệ, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố đã bố trí một phần ngân sách hỗ trợ cho việc chuyển giao ứng
dụng khoa học, công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ cho

các hợp tác xã. Đã thí điểm triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
như: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ
thông tin ở một số hợp tác xã … thông qua hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam và các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công của tỉnh.
d) Chính sách tài chính – tín dụng
Bằng nhiều hình thức thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và từ
nguồn ngân sách địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ
trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp như trợ giá về giống cho nông dân,
6


chính sách miễn giảm các loại thuế đã được thực hiện theo quy định của pháp luật
cho các hợp tác xã.
Đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã trong việc huy động
nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 12/2/2015 về việc thành lập Quỹ hỗ
trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hòa Bình, với mục đích nhằm hỗ trợ các hợp tác xã
tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật,
đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng phạm vi dịch vụ đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã mới, các
mô hình hợp tác xã tiên tiến.
đ) Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường
Các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng đến công tác xúc tiến thương
mại, thường xuyên giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia triển lãm, hội
chợ trong và ngoài nước, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tổ chức các hình
thức giới thiệu sản phẩm.
Hàng năm, ngân sách tỉnh đã dành một phần kinh phí tổ chức hội chợ giới
thiệu sản phẩm trong tỉnh và các tỉnh lân cận; nhiều sản phẩm của các hợp tác xã
đã được hỗ trợ trưng bày, giới thiệu tại các kỳ hội chợ trong tỉnh và các tỉnh thành
trong cả nước như các sản phẩm dệt thổ cẩm, tăm hương, chổi chít, sản phẩm nông

nghiệp…
e) Chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng
Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng trong tỉnh như: hệ thống giao thông, điện,
nước, công trình thủy lợi đã được đầu tư cơ bản. Các xã trong tỉnh đã có đường ô
tô đến trung tâm xã, các công trình chợ trung tâm cụm xã đã cơ bản hoàn thành và
đi vào hoạt động, hệ thống thông tin liên lạc đến các xã được đảm bảo, phục vụ tốt
cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tham gia thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các
hợp tác xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của hợp
tác xã như: xây dựng trụ sở, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng,
hệ thống điện, vườn ươm…
III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI LUẬT HỢP TÁC XÃ 2012 VÀ MỘT
SỐ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN CỦA TRUNG ƯƠNG
1. Công tác tuyên truyền, triển khai Luật Hợp tác xã 2012
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 104/KH-TU ngày 11/9/2014 về
việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 21/02/2013 “đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới phát triển
kinh tế tập thể”; theo đó Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
các Sở, ngành:
7


- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 trên địa bàn
tỉnh. Tổ chức phổ biến, nghiên cứu, quán triệt nội dung Luật Hợp tác xã 2012;
Nghị định 193/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương tới toàn
thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh và các địa phương tích cực tuyên truyền sâu rộng, phổ biến các văn bản pháp

luật đối với các hợp tác xã. Tuyên truyền Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định
193/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
và các chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh;
- Chú trọng và đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh
tế tập thể, những gương hợp tác xã tiêu biểu, điển hình tiên tiến trên phương tiện
thông tin đại chúng.
2. Công tác chuyển đổi hợp tác xã và các chính sách phát triển hợp tác
xã theo Luật hợp tác xã 2012
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì phối hợp với
Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các Sở, ngành:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi các hợp tác xã theo
Luật Hợp tác xã 2012 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn;
- Tư vấn, hướng dẫn thành lập mới và đăng ký lại hợp tác xã theo Luật Hợp
tác xã 2012 và Nghị định, Thông tư hướng dẫn;
- Nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách cụ
thể hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước cho phù
hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh như: Các chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo
Nghị định 193/NĐ-CP của Chính Phủ và Chương trình hỗ trợ, phát triển hợp tác
xã giai đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ…, tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước
để đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
IV. CỦNG CỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TẬP THỂ
Nhằm củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, tăng
cường chỉ đạo của chính quyền các cấp về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày
03/11/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hòa Bình,
theo đó tại các huyện, thành phố Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp huyện
được thành lập. Sự ra đời của Ban chỉ đạo các cấp sẽ củng cố, nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các cấp, các ngành, đẩy mạnh triển khai
thực hiện Luật Hợp tác xã, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, tạo
động lực để các tổ chức kinh tế tập thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
8


Bên cạnh đó, hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế tập thể các cấp cũng
phải củng cố, kiện toàn thường xuyên; phân công trách nhiệm về quản lý kinh tế
tập thể đối với các sở, ngành cấp tỉnh, đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành
phố, kiện toàn bộ máy tham mưu, tổng hợp về kinh tế tập thể tại các cơ quan, đơn
vị, các huyện, thành phố; quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã,
phường, thị trấn về theo dõi, quản lý và chứng nhận tổ hợp tác nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý của Nhà nước, giảm chồng chéo, góp phần phát triển, nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể trong những năm qua.
V. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM CỦA KINH TẾ TẬP THỂ TRONG
THỜI GIAN VỪA QUA
Trong những năm qua bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, khu
vực kinh tế tập thể tỉnh Hòa Bình còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như sau:
1. Về hợp tác xã, tổ hợp tác
- Số lượng hợp tác xã thành lập mới còn ít, hoạt động các hợp tác xã còn
mang tính nhỏ lẻ, thiếu gắn kết; kết quả sản xuất kinh doanh thấp, tích lũy vốn để
đầu tư phát triển kinh doanh không cao, tỷ lệ hợp tác xã yếu kém còn nhiều, lợi ích
mang lại từ hợp tác xã đối với thành viên chưa rõ ràng;
- Chất lượng nguồn nhân lực hợp tác xã còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý
kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thì trường yếu kém; cơ sở vật chất, tài sản, trang
thiết bị phục vụ hoạt động hợp tác xã nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được yêu
cầu; đa số các hợp tác xã không có trụ sở làm việc và biểu hiện đơn vị;
- Số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn chiếm tỷ kêh rất thấp. Có rất ít hợp
tác xã điển hình tiên tiến, nhất là các hợp tác xã điển hình có mô hình hoạt động
hiệu quả cao để nhân rộng trên địa bàn;

- Vẫn còn một số hợp tác xã chưa chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, có tư tưởng dựa dẫm vào các chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước;
- Nhiều hợp tác xã hoạt động cầm chừng, hình thức, một số hợp tác xã chưa
thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức, hoạt động, thực hiện
các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng và xã hội;
- Đối với tổ hợp tác: Các tổ hợp tác hiện nay quy mô nhỏ lẻ, nhiều tổ hợp
tác thành lập và hoạt động chưa thực hiện đúng quy đinh của Nghị định số
151/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động tổ hợp tác;
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương của các hợp tác
xã, tổ hợp tác còn rất hạn chế như: mức đóng góp ngân sách hàng năm chỉ đạt trên
0,2% tổng thu ngân sách tỉnh, thu nhập bình quân thành viên người lao động còn
thấp, chỉ đạt từ 1 - 1,2 triệu động/người/tháng.
2. Về triển khai, thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 và cơ chế chính sách
phát triển kinh tế tập thể
- Quá trình triển khai, thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 ở cấp địa phương còn
chậm; Công tác chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 chưa được chú
9


trọng thực hiện; cho tới nay đa số các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện
chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012;
- Việc xây dựng, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, phát triển hợp tác
xã triển khai chưa đồng bộ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo Nghị
định 193/NĐ-CP của Chính Phủ và Chương trình hỗ trợ, phát triển hợp tác xã giai
đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Hệ thống chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã, khuyến khích phát triển
kinh tế tập thể bộc lộ một số điểm còn hạn chế, nhiều chính sách khi đưa vào áp
dụng trong thực tế còn gặp khó khăn do không phù hợp với điều kiện, đặc thù cụ
thể tại địa phương.
- Việc tiếp cận và tham gia thực hiện chính sách của các hợp tác xã gặp

nhiều khó khăn do nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau như: năng lực hợp
tác xã hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu, việc triển khai, quan điểm, nhận
thức về hợp tác xã kiểu cũ còn nặng nề, trình tự, thủ tục thực hiện chính sách còn
phức tạp, khó khăn.
3. Quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể những năm gần đây đã được
quan tâm, củng cố và kiện toàn; tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém
cần được khắc phục như sau:
- Việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể ở cấp huyện, thành
phố còn chậm, một số huyện đã thành lập song Ban chỉ đạo chưa đi vào hoạt động;
- Việc thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế tập thể của các cấp, các ngành
có nơi, có lúc còn buông lỏng, đặc biệt là tại cấp cơ sở. Công tác thống kê số liệu,
thực hiện báo cáo kết quả cấp địa phương còn chậm và chưa đảm bảo chất lượng;
- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, xử lý vi phạm đối với các tổ chức
kinh tế tập thể chưa được quan tâm, thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng
hợp tác xã, tổ hợp tác còn chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là
chế độ báo cáo tài chính, kê khai thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước chỉ
mang tính hình thức…
- Các ngành, các cấp chưa tổ chức được bộ máy hoặc cán bộ chuyên trách
để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý kinh tế tập thể, đa số hiện nay đều thực
hiện kiêm nhiệm do đó hiệu quả thực hiện chưa đạt yêu cầu.
Phần thứ ba
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
NHẰM CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH HÒA BÌNH
THỜI GIAN TỚI

10


Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế tập thể tỉnh Hòa Bình những năm

gần đây, để củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong
thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hợp tác xã 2012 tới cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tạo sự chuyển biến sâu rộng về
nhận thức trong xã hội về hợp tác xã kiểu mới. Trong năm 2015 là năm diễn ra đại
hội Đảng các cấp, trong Báo cáo chính trị và Nghị quyết của Đại hội có nội dung
đánh giá về kinh tế tập thể của địa phương.
2. Đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác chuyển đổi hợp tác xã theo Luật
Hợp tác xã 2012; đẩy nhanh việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về củng cố, phát triển kinh tế tập thể
trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án được Nhà nước đầu tư cho
khu vực kinh tế tập thể nhằm tiếp tục củng cố hợp tác xã hiện có, giải quyết dứt
điểm những tồn đọng của các hợp tác xã khi chuyển đổi theo Luật 2012, khuyến
khích, nhân rộng các hợp tác xã điển hình tiên tiến, kiên quyết giải thể các hợp tác
xã không hoạt động, hoạt động sai Luật Hợp tác xã.
4. Triển khai việc giao một số dịch vụ công, các công trình được Nhà nước
đầu tư như nước sạch nông thôn, chợ nông thôn, công trình thủy lợi …cho các hợp
tác xã quản lý, khai thác.
5. Ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã, nhằm cụ thể hóa các
chính sách hỗ trợ của Trung ương phù hợp với địa phương để các hợp tác xã, tổ
hợp tác tiếp cận và thực hiện được.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể theo hướng
củng cố, kiện toàn và giao nhiệm vụ rõ cho các phòng chức năng của huyện, thành
phố về quản lý kinh tế tập thể. Đồng thời tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để Ban
chỉ đạo các cấp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Tăng cường
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, chấn chỉnh, sửa chữa kịp
thời những sai phạm, biểu dương những cá nhân, tập thể có cách làm hay, sáng tạo
để các địa phương, đơn vị cùng học tập, làm theo.

7. Tập trung xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến để từ đó nhân
rộng trên địa bàn tỉnh.
8. Đầu tư hỗ trợ khoa học kỹ thuật và đào tạo cán bộ và người lao động của
hợp tác xã và tổ hợp tác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời
làm tốt công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường
giúp cho các sản phẩm và cho các đơn vị kinh tế tập thể có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước.
9. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã trong việc tiếp cận vốn vay
các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (quỹ 120) đặc biệt là thông
11


qua Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình và cho vay với lãi suất ưu
đãi.
10. Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
cán bộ nghiệp vụ hợp tác xã nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh,
ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết giữa
hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác cả trong nước và ngoài nước.
11. Tăng cường vai trò, vị trí của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, củng cố tổ
chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý theo hướng nâng cao trình độ, nghiệp
vụ chuyên môn, năng lực công tác, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ
các hợp tác xã và tham mưu cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tập thể.
Trên đây là Báo cáo tình hình “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Liên minh HTX Việt Nam;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT,NNTN. CTh.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Dũng

12



×