Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ gãy đầu dưới XƯƠNG QUAY BẰNG nẹp KHÓA tại BỆNH VIỆN đa KHOA NÔNG NGHIỆP từ THÁNG 12015 12018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 74 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN MINH THÀNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP KHÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP
TỪ THÁNG 1/2015 - 1/2018

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

HÀ NỘI - 2018


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN MINH THÀNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP KHÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP
TỪ THÁNG 1/2015 - 1/2018

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Hướng dẫn khoa học : ThS.BS. Vũ Đức Tâm
Nhóm nghiên cứu : BS.Nguyễn Minh Thành
BS.Nguyễn Văn Thưởng
BS.Lương Thành Đạt



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn tới:
- Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp;
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế bệnh viện Đa
khoa Nông Nghiệp.
- Khoa Ngoại Chấn Thương bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác và
nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Bs. Vũ Đức Tâm, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy trong Hội đồng chấm đề cương có
những nhận xét quý báu để tôi hoàn chỉnh đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của các bạn bè, đồng
nghiệp trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thành


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ĐDXQ
BN
PHCN

PL
PTKHX
RI

Viết đầy đủ
: Đầu dưới xương quay
: Bệnh nhân
: Phục hồi chức năng
: Phân loại
: Phương tiện kết hợp xương
: Radial inclination (Góc nghiêng quay trụ của mặt khớp

RL
RT
TSXQ
UV

xương quay)
: Radial length (Độ dài mặt khớp xương quay)
: Radial tilt (Góc nghiêng bên của mặt khớp xương quay)
: Tham số X quang
: Ulnar variance (Độ chênh quay trụ)

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNSH

: Tai nạn sinh hoạt


TNLĐ

: Tai nạn lao động

TNTT

: Tai nạn thể thao

Tiếng Anh
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
AO
: Association for Osteosynthesis
C-arm

: Màn tăng sáng.

DASH

: Disabilities of the Arm, Shoulder and Hand questionnaire


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và các tham số đầu dưới xương quay.......................3
1.1.1. Đầu dưới xương quay..........................................................................................................3
1.1.2. Các khớp được tạo bởi đầu dưới xương quay....................................................................5
1.1.3. Tổ chức phần mềm..............................................................................................................6

1.1.4. Các tham số X quang của đầu dưới xương quay................................................................8

1.2. Nguyên nhân và cơ chế gãy đầu dưới xương quay..................................9
1.2.1. Nguyên nhân gãy đầu dưới xương quay.............................................................................9
1.2.2 Cơ chế của gãy đầu dưới xương quay: trực tiếp, gián tiếp, kết hợp...................................9

1.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu và phân loại gãy đầu dưới xương quay10
1.3.1. Đặc điểm đường gãy..........................................................................................................10
1.3.2. Tính chất di lệch.................................................................................................................10
1.3.3. Tổn thương phần mềm......................................................................................................10
1.3.4. Phân loại gãy đầu dưới xương quay..................................................................................10

1.4. Biến chứng, di chứng gãy dầu dưới xương quay...................................13
1.4.1. Biến chứng sớm.................................................................................................................14
1.4.2. Di chứng.............................................................................................................................14

1.5. Các phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay.............................14
1.5.1. Phương pháp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột.....................................................15
1.5.2. Phương pháp điều trị phẫu thuật.....................................................................................15

Chương 2........................................................................................................25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................................25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................................................25


2.1.4. Nẹp khóa được sử dụng....................................................................................................25


2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................26
2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu...........................................................................................................26
2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu: Từ 01/2018 đến 10/2018 gồm ... bệnh nhân Các bước nghiên cứu
như sau:.................................................................................................................................26

2.3. Kỹ thuật mổ............................................................................................27
2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân...........................................................................................................27
2.3.2. Phương pháp vô cảm.........................................................................................................27
2.3.3. Kỹ thuật mổ........................................................................................................................27
2.3.4. Chăm sóc sau mổ...............................................................................................................29
2.3.5. Tập phục hồi chức năng.....................................................................................................30

2.4. Đánh giá kết quả điều trị........................................................................33
2.4.1. Đánh giá kết quả gần.........................................................................................................33
2.4.2. Đánh giá kết quả xa............................................................................................................33

2.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................39
2.6. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................40
Chương 3........................................................................................................41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................41
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................41
3.1.1. Phân loại theo tuổi và giới.................................................................................................41
3.1.2. Phân loại mức độ gãy xương ( Theo AO)..........................................................................41

3.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý.................................................42
3.2.1. Bên bị tổn thương..............................................................................................................42
3.2.2. Thương tổn kết hợp...........................................................................................................42
3.2.3. Tính chất gãy xương...........................................................................................................42
3.2.4. Thời gian từ lúc bị gãy xương tới lúc được phẫu thuật....................................................42
3.2.5. Các kỹ thuật kết xương đã được áp dụng.........................................................................43

3.2.6. Thời điểm đánh giá sau mổ...............................................................................................43

3.3. Kết quả điều trị.......................................................................................43
3.3.1. Kết quả gần........................................................................................................................43


3.3.2. Kết quả xa...........................................................................................................................44
3.3.3. Kết quả chung....................................................................................................................46

Chương 4........................................................................................................50
BÀN LUẬN....................................................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................50
4.1.1. Tuổi và giới.........................................................................................................................50
4.1.2. Phân loại gãy xương...........................................................................................................50

4.2. Về thời điểm mổ.....................................................................................51
4.3. Đường mổ...............................................................................................51
4.4. Về kết quả điều trị..................................................................................52
4.4.1. Kết quả liền vết mổ............................................................................................................52
4.4.2. Kết quả chỉnh sửa biến dạng cổ tay..................................................................................52
4.4.3. Kết quả liền xương.............................................................................................................53
4.4.4. Tình trạng đau cổ tay.........................................................................................................53
4.4.5. Sự phục hồi chức năng vận động......................................................................................54
4.4.6. Kết quả chung....................................................................................................................55

KẾT LUẬN...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân loại theo nhóm tuổi và giới (n = ).......................................41
Bảng 3.2. Tổn thươngkết hợp, (n = )............................................................42
Bảng 3.3. Thời điểm phẫu thuật, (n = 32)...................................................42
Bảng 3.4. Khả năng trở lại làm việc.............................................................44
Bảng 3.5. Tình trạng đau cổ tay...................................................................45
Bảng 3.6. Các biến chứng.............................................................................45
Bảng 3.7. Kết quả điều trị theo các nhóm tuổi (n = ).................................46
Bảng 3.8. Kết quả điều trị theo loại gãy (n = )............................................47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại gãy xương theo AO..................................................41
Biểu đồ 3.2. Kết quả chung theo Fernandez D.L........................................46


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mặt trước của đầu dưới xương quay............................................3
Hình 1.2. Mặt sau của đầu dưới xương quay................................................4
Hình 1.3. Mặt khớp của đầu dưới xương quay.............................................4
Hình 1.4. Các khớp ở cổ tay...........................................................................6
Hình 1.5. Minh hoạ các tham số X quang của đầu dưới xương quay........8
Hình 1.6. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo Fernandez [48]........12
Hình 1.7. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO [36] [48].............13
Hình 1.8. Kết xương bằng khung cố định bên ngoài..................................16
Hình 1.9. Hình ảnh minh họa lỗ vít có ren của nẹp khóa.........................18
Hình 1.10. Nẹp khóa và vít khóa..................................................................19
Hình 1.11. Nguyên lý hoạt động của nẹp khóa............................................21
Hình 2.1. Nẹp khóa ĐDXQ Youbetter.........................................................25
Hình 2.2. Tư thế bệnh nhân trên bàn mổ....................................................28
Hình 2.3. Minh hoạ đường mổ Henry và các thành phần liên quan [41].28

Hình 2.4. Đường mổ và bộc lộ ổ gãy đầu dưới xương quay......................29
Hình 2.5. Bài tập biên độ vận động cổ tay...................................................30
Hình 2.6. Bài tập sức căng cổ tay.................................................................30
Hình 2.7. Bài tập tăng cường sức căng gấp duỗi cổ tay.............................31
Hình 2.8. Bài tập gấp duỗi cổ tay vơi vật nặng có trọng lượng nhỏ.........31
Hình 2.9. Bài tập cho các ngón tay...............................................................32
Hình 2.10. Bài tập sấp ngửa cẳng tay..........................................................32
Hình 2.11. Đo các tham số RT, RI, RL, UV trên film Xquang thẳng,
nghiêng...........................................................................................................34
Hình 2.12. Thước đo biên độ vận động........................................................36
Hình 2.13. Đo lực nắm bàn tay.....................................................................36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy hay gặp, chiếm 1/6 trong các loại
gãy xương. Nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động….Thường hay gặp ở người già có tình trạng loãng xương cao. Ngày nay
tỷ lệ gãy đầu dưới xương quay tăng lên, một phần do gia tăng tai nạn giao
thông và thường xảy ra với tuổi trẻ, kiểu gãy thường phức tạp, có mảnh rời và
phạm khớp. Đối với các dạng gãy này, nếu không được điều trị tốt thường để
lại các di chứng như liền lệch, biến dạng cổ tay, hạn chế chức năng của cổ tay
như sấp ngửa gấp duỗi…
Đối với các trường hợp gãy xương quay không di lệch hoặc di lệch ít thì
phương pháp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh và bó bột cẳng bàn tay có kết
quả tốt. Đối với những trường hợp gãy phức tạp việc điều trị bảo tồn không
nắn chỉnh hết các di lệch, nên phải chỉ định phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật kết
xương để phục hồi hình thể giải phẫu, nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân tập

vận động sớm phục hồi chức năng tốt.
Có nhiều phương pháp được áp dụng cho gãy đầu dưới xương quay như
kết xương nẹp vít, xuyên đinh kirschner, kết xương bằng cố định ngoài… Tuy
nhiên đối với các trường hợp gãy phức tạp, phạm khớp và có mảnh rời, thì các
phương pháp trên cũng còn hạn chế như: chỉnh khó hết di lệch, không cố định
vững ổ gãy, không chống lún được mặt khớp…
Những năm gần đây với sự phát triển của các phương tiện kết xương
mới, vật liệu tốt đã mở ra cơ hội nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân. Nẹp
khóa là loại phương tiện kết xương có nhiều ưu điểm về cơ sinh học, đã khắc
phục được những hạn chế của nẹp vít thông thường, hạn chế lỏng nẹp vít,
chống lún mặt khớp tốt, chống di lệch thứ phát sau mổ, cố định ổ gãy vững,
giúp bệnh nhân tập vận động sớm. Đây là giải pháp tốt cho những trường hợp


2

gãy xương phức tạp phạm khớp ở các đầu xương, trong đó có đầu dưới xương
quay, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thưa xương và loãng xương.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều tác giả đã sử dụng nẹp khóa cho gãy
đầu dưới xương quay và có kết quả rất tốt.
Jupiter J.B và cộng sự đã nghiên cứu 150 bệnh nhân gãy đầu dưới xương
quay và kết luận điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật nẹp khóa
có thể dẫn đến kết quả tốt, rất tốt với số lượng hạn chế các biến chứng.
Shang Z.G phẫu thuật điều trị bằng nẹp khóa 21 bệnh nhân với loại gãy
đầu dưới xương quay - C3 (AO). Tác giả kết luận với loại gãy đầu dưới
xương quay - C3 (AO) kết hợp xương bằng nẹp khóa phục hồi chức năng
sớm, dẫn đến một kết quả lâm sàng tốt hơn và tiên lượng khả quan.
Tại Việt Nam, một số cơ sơ chấn thương chỉnh hình đã sử dụng nẹp khóa
điều trị các trường hợp gãy các xương dài nói chung và gãy đầu dưới xương
quay nói riêng. Tuy nhiên qua tham khảo tài liệu chúng tôi chỉ mới thấy có

một báo cáo về đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật kết xương điều trị gãy
đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa ở người già, tại Hội nghị chấn thương
chỉnh hình toàn quốc lần thứ XIV- 10/2015. Tác giả Võ Thành Toàn đã báo
cáo 30 bệnh nhân trên 60 tuổi, gãy đầu dưới xương quay phạm khớp được
điều trị phẫu thuật bằng nẹp khóa. Kết quả điều trị được cho là tốt và không
có biến chứng nào. Tác giả kết luận phẫu thuật điều trị bằng nẹp khóa là lựa
chọn thích hợp cho gãy đầu dưới xương quay ở người lớn tuổi.
Để tổng kết điều trị, rút ra những kinh nghiệm trong ứng dụng phương
tiện kết xương mới này trong điều trị gãy đầu dưới xương quay, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới
xương quay bằng nẹp khóa tại bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp ” với mục tiêu:
Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết
xương nẹp khóa.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và các tham số đầu dưới xương
quay
1.1.1. Đầu dưới xương quay
Đầu dưới xương quay được giới hạn ở phía dưới màng liên cốt, từ
khoảng 5 cm trên mỏm trâm quay trở xuống.
1.1.1.1. Về hình thể
Đầu dưới xương quay trông như hình vuông, có sáu mặt :
- Mặt trên: gắn với thân xương

Hình 1.1. Mặt trước của đầu dưới xương quay
Nguồn: Netter F.H. (2008) [10]

- Mặt trước: tương đối nhẵn và hơi cong lõm ra trước, cơ sấp vuông
bám ở trên bờ dưới khoẳng 1 cm, các dây chằng trước của khớp cổ tay bám
vào bờ dưới (Hình 1.1).
- Mặt trong: hơi trũng, hình tam giác, giới hạn bởi sự tách đôi của bờ trong,
ở dưới có hõm trụ (hõm sigma) tiếp khớp với diện khớp vòng của chỏm
xương trụ. Bờ dưới hõm trụ 1cm là nơi bám của dây chằng tam giác.
- Mặt sau: ở ngoài có lồi củ Lister, là một gờ ròng rọc để gân cơ
duỗi dài ngón cái đổi hướng đi xuống vào ngón cái. Ở trong, có các gờ và
rãnh dọc để các gân cơ duỗi đi qua, các gờ và rãnh làm tăng độ cứng chắc của


4

xương. Phía trên các gờ và rãnh là điểm yếu của xương (Hình 1.2)

Hình 1.2. Mặt sau của đầu dưới xương quay
Nguồn: Netter F.H. (2008)[10]
- Mặt ngoài, ở sau là mỏm trâm quay, nơi cơ ngửa dài và dây chằng bên
ngoài của khớp cổ tay bám vào. Giữa mỏm trâm quay và lồi củ Lister là một
rãnh dọc cho hai gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn, trước mỏm trâm quay
có rãnh của hai gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái.

Hình 1.3. Mặt khớp của đầu dưới xương quay
Nguồn: Netter F.H. (2008)[10]
- Mặt dưới: hay mặt khớp, lõm lòng chảo hướng xuống dưới, có hai diện
khớp, diện ngoài hình tam giác tiếp khớp với xương thuyền, diện trong sâu hơn,
hình vuông tiếp khớp với xương bán nguyệt (Hình 1.3).


5


- Mỏm trâm quay: xuống thấp hơn mỏm trâm trụ khoảng 1 cm
1.1.1.2. Về cấu trúc
Đầu dưới xương quay hình thành từ hai quá trình cốt hóa. Cốt hóa nội
sụn tạo nên xương xốp, các bè xương xắp xếp theo hướng chịu lực của
xương. Cốt hóa cốt mạc tạo nên lớp mỏng xương đặc bọc ở ngoài và làm cho
xương to ra. Mặt khớp không bị cốt hóa, phát triển nhờ sụn khớp [5].
1.1.1.3. Về cấp máu nuôi dưỡng
Đầu dưới xương quay được cấp máu rất phong phú. Nguồn cấp máu chủ
yếu từ động mạch quay và động mạch liên cốt trước [10].
1.1.2. Các khớp được tạo bởi đầu dưới xương quay
1.1.2.1. Khớp quay trụ dưới
Diện khớp vòng của chỏm xương trụ, hình vành khăn, chiếm 2/3 ngoài,
tiếp khớp với hõm trụ của đầu dưới xương quay. Bao khớp bám quanh các
diện khớp, dính vào bờ trước và sau của dây chằng tam giác, bao hoạt dịch
lót ở phía trong. Các dây chằng quay trụ trước, sau và dây chằng tam giác
chằng giữ ở ngoài khớp. (Hình 1.4).
Động tác của khớp là sấp ngửa cẳng tay, khi đầu dưới xương quay lăn
quanh chỏm xương trụ: Sấp / Ngửa: 800 – 900/ 00/ 800 – 900 [5],[4] .
1.2.2.2. Khớp cổ tay
Là khớp nối đầu dưới hai xương cẳng tay và các xương cổ tay [14].
Tám xương cổ tay xếp thành hai hàng, tiếp khớp, chằng buộc thành một
khối (tụ cốt cổ tay). Đầu trên của khối là diện khớp lồi cầu gồm xương
thuyền, xương bán nguyệt và xương tháp. Diện khớp đầu dưới hai xương
cẳng tay chủ yếu là mặt khớp của đầu dưới xương quay, đầu dưới xương trụ
tiếp khớp gián tiếp qua dây chằng tam giác (Hình 1.4).
Bao khớp dày ở mặt trước, mỏng ở sau và rất chắc ở hai bên. Dây chằng
của khớp chủ yếu là các dây chằng trước, sau, bên trong và bên ngoài bám từ



6

hai xương cẳng tay xuống các xương cổ tay.

Hình 1.4. Các khớp ở cổ tay
Nguồn: Netter F.H. (2008)[10] [14]
Đường khớp là đường vòng cung, hai đầu là hai mỏm trâm quay và trụ.
Mỏm trâm quay ở dưới đỉnh của vòng cung khoảng 2 cm, mỏm trâm trụ ở
dưới khoảng 1cm.
Khớp cổ tay là khớp lồi cầu nên có thể gấp, duỗi, nghiêng quay, nghiêng
trụ. Do đặc điểm của mặt khớp đầu dưới xương quay mà biên độ của gấp và
nghiêng trụ lớn hơn duỗi và nghiêng quay. Biên độ gấp, duỗi còn được tăng
lên nhờ cử động của khớp giữa cổ tay.
Biên độ trung bình:
• Gấp / Duỗi:
• Nghiêng quay / Nghiêng trụ:

600-800/ 00/ 400- 800;
200-300/ 00/ 300- 400 [5],[4].

1.1.3. Tổ chức phần mềm
Bờ ngoài xương quay và bờ sau trong xương trụ chia vùng cẳng cổ tay
xung quanh đầu dưới xương quay thành khu trước và khu sau.
1.1.3.1. Khu trước
- Da và tổ chức dưới da: Da mềm và mịn, có ba nếp gấp, nếp dưới rõ
nhất gặp trục ngón giữa ở đầu trên xương cả. Dưới da có các nhánh của dây


7


thần kinh cơ bì, thần kinh bì cẳng tay trong và nhánh bì của thần kinh giữa.
- Cân bọc xen lẫn với dây chằng vòng trước cổ tay: Dây chằng vòng
trước bám từ các lồi củ của xương thuyền và xương thang đến xương đậu và
móc của xương móc, đậy trên mãng lõm ra trước của các xương cổ tay để tạo
thành ống cổ tay.
- Lớp dưới cân: Gồm các gân cơ, mạch máu, thần kinh.
Các gân cơ xếp thành bốn lớp từ nông vào sâu: Gân cơ ngửa dài, gân cơ
gan tay lớn, gân cơ gan tay bé , gân cơ trụ trước, gân cơ gấp chung nông ngón
tay, gân gấp sâu ngón giữa, ngón nhẫn, ngón trỏ và ngón út. Cơ sấp vuông
bám vào ¼ dưới hai xương cẳng tay.
Động mạch quay: Ở ¼ dưới cẳng tay, động mạch quay nằm trong
rãnh mạch, giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn, trước cơ sấp vuông. Đến gần
mỏm trâm quay, động mạch chạy chếch ra ngoài và ra sau, vòng quanh mỏm
trâm quay, qua khe giữa gân cơ dạng dài, duỗi ngắn ngón cái và dây chằng
bên ngoài khớp cổ tay để vào hố lào.
Bó mạch TK trụ: nằm trên dây chằng vòng trước cổ tay, trong một trẽ
cân của cơ trụ trước ép vào dây chằng, ngoài xương đậu khoảng 1 cm [7].
Dây thần kinh giữa: nằm ở giữa cổ tay, trong khe giữa cơ gan tay lớn và
gan tay bé. Trong ống cổ tay, thần kinh nằm trên gân gấp nông ngón trỏ và
ngoài gân ngón giữa [10],[5].
1.1.3.2. Khu sau
- Da và tổ chức dưới da: Da ở khu sau dày hơn da ở khu trước. Dưới da
có các nhánh nông tĩnh mạch và thần kinh. Có hai tĩnh mạch chính là tĩnh
mạch đầu của ngón cái và tĩnh mạch ngón út. Các nhánh thần kinh gồm: các
nhánh của dây bì cẳng tay trong và dây trụ ở trong, dây quay ở giữa, dây cơ bì
ở ngoài.
- Cân bọc cổ tay: dày lên thành dây chằng vòng sau cổ tay.


8


- Lớp dưới cân: gồm các gân cơ và mạch máu.
1.1.4. Các tham số X quang của đầu dưới xương quay
Giải phẫu đầu dưới xương quay có 4 tham số X quang đóng vai trò chìa
khóa (key radiographic parameters) để đánh giá giúp cho lựa chọn điều trị và
tiên lượng trên lâm sàng (Hình 1.5):

Hình 1.5. Minh hoạ các tham số X quang của đầu dưới xương quay
Nguồn: J Am Acad Othorp Surg (1997)[49]
- Góc nghiêng quay trụ của mặt khớp xương quay (RI - radial
inclination; radio-ulnar inclination) trên X quang thẳng. RI là góc tạo bởi
đường vuông góc với trục dài xương quay và đường tiếp tuyến với mép bên
quay và bên trụ của khớp (Hình 1.5 – A).
- Độ dài của mặt khớp xương quay (RL – radial length; radial height)
trên X quang thẳng. RL là khoảng cách giữa hai đường thẳng vuông góc với
trục xương quay vẽ từ mép bên quay và mép bên trụ của mặt khớp xương
quay (Hình 1.5 – B). Lượng hóa sự thua kém của RL so với chuẩn là giá trị
của sự ngắn xương quay.
- Độ chênh quay trụ, (UV - ulnar variance; radioulnar length; radioulnar index) trên X quang thẳng, là khoảng cách giữa hai đường thẳng vuông


9

góc với trục xương quay đường thứ nhất tiếp xúc với chỏm xương trụ, đường
thứ hai đi qua mép bên trụ của mặt khớp xương quay (Hình 1.5 – C). UV > 0
khi đường thứ nhất ở ngoại vi hơn so với đường thứ hai, trường hợp ngược
lại UV < 0.
- Góc nghiêng bên của mặt khớp xương quay (RT-radial tilt; lateral
tilt) trên X quang nghiêng. Bình thường, RT là góc mở về phía trước, tạo bởi
đường vuông góc với trục xương quay và đường tiếp xúc với mép trước và

sau của khớp (Hình 1.5 - D).
Cách xác định các tham số X quang như mô tả ở trên là theo Gartland
J.J. và Werley C.W.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu tìm các giá trị của các tham số X quang.
Theo Taleisnik J. và Watson H.K. (1984) [54]: RI = 220, RL = 9 mm, RT =
110; theo Brunelli G.A.[28] (2003): RI = 23,8 0, RT = 10,20; theo Lê Ngọc
Quyên và cộng sự [8] nghiên cứu 202 người Việt Nam (2010) : RI = 25,30, RL
= 10,8 mm, UV = -0,8 mm, RT = 9,10;…
1.2. Nguyên nhân và cơ chế gãy đầu dưới xương quay
1.2.1. Nguyên nhân gãy đầu dưới xương quay
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lực chấn thương chia ra làm bốn
nhóm nguyên nhân của gãy ĐDXQ: TNGT, TNSH, TNLĐ, TNTT.
1.2.2 Cơ chế của gãy đầu dưới xương quay: trực tiếp, gián tiếp, kết hợp.
1.2.2.1. Cơ chế trực tiếp
- Đập đầu dưới xương quay vào vật cứng ( chủ động)
- Lực tác động trực tiếp vào đầu dưới xương quay ( thụ đông)
1.2.2.2. Cơ chế gián tiếp
- Ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế bàn tay duỗi hết mức, đầu
dưới xương quay bị ép giữa mặt đất và sức nặng thân người, làm đầu ngoại vi
di lệch ra sau lên trên.
- Ngã chống mu bàn tay xuống đất, cổ tay gấp, làm đầu ngoại vi di lệch


10

ra trước và lên trên.
1.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu và phân loại gãy đầu
dưới xương quay
1.3.1. Đặc điểm đường gãy
Đường gãy ngang, hoặc chéo vát…

1.3.2. Tính chất di lệch
- Gãy Pouteau- Colles: đoạn ngoại vi di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên
- Gãy Goyran - Smith: đầu ngoại vi di lệch ra trước ( gãy kiểu gập)
Ngoài ra còn có gãy phạm khớp, gãy nội sụn….[6],[39],[36]
1.3.3. Tổn thương phần mềm
Như các gãy xương ở các vị trí khác, gãy đầu dưới xương quay cũng có
thể tổn thương các phần mềm. Ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc
vào mức độ của lực chấn thương.
1.3.4. Phân loại gãy đầu dưới xương quay
Có rất nhiều phân loại được áp dụng cho gãy đầu dưới xương quay như:
1.3.4.1. Phân loại của MayO
- Loại 1: Gãy ĐDXQ không di lệch hoặc di lệch ít
- Loại 2: Gãy ĐDXQ đơn giản nhưng di lệch
- Loại 3: Gãy ĐDXQ theo chiều trước sau
- Loại 4: Gãy ĐDXQ nhiều mảnh nhỏ
1.3.4.2. Phân loại theo Frykman’s


11

Tính chất gãy xương

Gãy đầu dưới xương trụ


Không

I

II


Gãy phạm khớp cổ tay

III

IV

Gãy phạm khớp quay trụ dưới

V

VI

VII

VIII

Gãy ngoài khớp

Gãy phạm khớp cổ tay và quay trụ dưới
1.3.4.2. Phân loại theo Fernandez


12

Phân loại theo Fernandez

Type
I


Năng
lượng thấp

Gãy đơn giản
(Colles, Smith)

Type
II

Giằng xé

Gãy mặt khớp đơn
giản: Barton’s và
Barton’s ngược

Type
III

Nén ép

Gãy bề mặt khớp 1
phần khớp gãy vụn

Nhổ giật

Gãy xương kèm
theo trật khớp cổ
tay

Type

IV

Type
V

Năng
Gãy nhiều mảnh
lượng cao
phức tạp có thể
và kết hợp kèm theo trật khớp

Hình 1.6. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo Fernandez [48]
1.3.4.4. Phân loại của A.O
AO chia gãy ĐDXQ thành 3 loại A, B, C. Mỗi loại lại chia thành 3
nhóm: nhóm A là gãy ngoài khớp, nhóm B và C là gãy phạm khớp.
Cách phân loại này dựa vào vị trí giải phẫu bị tổn thương nên khá chi


13

tiết và thuận lợi cho mục đích nghiên cứu. Đây là phân loại được sử dụng
nhiều trong thực hành lâm sàng.
A1: Gãy ngoài khớp của xương trụ, xương quay nguyên vẹn
A2: Gãy ngoài khớp xương quay đơn giản:
A3: Gãy ngoài khớp xương quay nhiều mảnh:
B1: Gãy phạm khớp một phần xương quay dọc:
B2: Gãy phạm khớp một phần xương quay di lệch mặt lưng
B3: Gãy phạm khớp một phần xương quay di lệch mặt trước
C1: Gãy phạm khớp hành xương đơn giản xương quay
C2. Gãy phạm khớp hoàn toàn của xương quay

C3. Gãy phạm khớp hoàn toàn của xương quay, gãy nhiều mảnh
A1

A2

A3

B1

B2

B3

C1

C2

C3

Gãy ngoài
khớp
(A)

Gãy 1 phần
khớp
(B)

Gãy hoàn
toàn khớp
(C)


Hình 1.7. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO [36] [48]
1.4. Biến chứng, di chứng gãy dầu dưới xương quay


14

1.4.1. Biến chứng sớm
Gãy kín thành gãy hở: Do đầu xương chọc thủng da, ổ gãy thông với bên
ngoài. Thông thường đầu ngoại vi bị kéo lên trên, ra trước và ở ngay dưới da.
Những sơ xuất trong khi sơ cứu, cố định bước đầu thì đầu ngoại vi sẽ chọc
thủng phần mềm, gây nên biến chứng gãy hở.
1.4.2. Di chứng
- Liền lệch: Liền lệch xương trong gãy đầu dưới xương quay thường gặp
trong các trường hợp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh, bó bột. Do nắn chỉnh
không đạt yêu cầu song vẫn chấp nhận kết quả nắn chỉnh và bó bột, di lệch
thứ phát sau khi nắn chỉnh. Liền lệch làm trở ngại đến biên độ vận động của
khớp cổ tay, biên độ vận động của khớp cổ tay giảm nhiều. Làm ảnh hưởng
đến chức năng và sinh hoạt của người bệnh.
- Cứng khớp hoặc hạn chế vận động khớp cổ tay: Thường gặp ở những
BN cao tuổi, chất lượng xương kém, gãy phức tạp hoặc có những thương tổn
kết hợp. Nguyên nhân cũng có khi là sự sai sót về chỉ định, kỹ thuật kết xương
và sự luyện tập phục hồi chức năng sau mổ của BN là không tốt.
- Chậm liền xương, khớp giả:
Chậm liền xương và khớp giả trong điều trị gãy đầu dưới xương quay
không nhiều. Đặc biệt là khi có những sai sót về lựa chọn phương pháp điều
trị, cách thức tiến hành các kỹ thuật điều trị và chăm sóc BN sau khi được làm
các kỹ thuật điều trị. Một số các ví dụ: do chèn cơ vào ổ gãy vẫn tiến hành
bảo tồn, kéo dãn quá mức trong điều trị bảo tồn, lỏng bột, vận động quá sớm
khi ổ gãy chưa được cố định vững chắc….

- Hội chứng ống cổ tay: Do thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay, giữa
xương gãy và dây chằng vòng phía trước gây đau , teo ô mô cái, tê bì ngón 2,3.
1.5. Các phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương


×