Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị liệu pháp kích hoạt hành vi nhóm trên phụ nữ bị trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 105 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LIỆU PHÁP KÍCH
HOẠT HÀNH VI NHÓM TRÊN PHỤ NỮ BỊ TRẦM CẢM

Người thực hiện : BSCKII. Trần Thị Hải Vân
BSCKI. Ngô Thị Nhị
CNTL. Ngô Hoàng Anh
CNTL. Truƣơng Thị Hƣơng Lan

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2017


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BADS

: Behavior Activation for Depression Scale
(Thang kích hoạt hành vi cho trầm cảm)

BADS - SF : Behavior Activation for Depression Scale - Short Form
(Thang rút gọn kích hoạt hành vi cho trầm cảm).
BDI

: Beck Depression Inventory (Bảng câu hỏi trầm cảm Beck)



CLCS

: Chất lượng cuộc sống

GAD

: General Anxiety Disorders (Rối loạn lo âu lan tỏa)

ICD-10

: International Classification of Diseases 10 th Edition
(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

LPKHHV

: Liệu pháp kích hoạt hành vi

LPTL

: Liệu pháp tâm lý.

MDD

: Major Depressive Disorder (Rối loạn trầm cảm nặng)

PHQ-9

: Patient Health Questionaire (Bảng câu hỏi sức khỏe số 9)


TC

: Trầm cảm.

TTPL

: Tâm thần phân liệt.

VVAF

: Vietnam Veterans of American Foundation
(Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam)

SF-12

: Short Form-12


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, DỊCH TỄ HỌC VÀ BỆNH NGUYÊN CỦA
RỐI LOẠN TRẦM CẢM.......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm chung của trầm cảm .............................................................3
1.1.2. Lịch sử bệnh trầm cảm ...........................................................................3
1.1.3. Vài nét về dịch tễ học lâm sàng .............................................................4
1.1.4. Bệnh nguyên của rối loạn trầm cảm ......................................................4
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM.......................6
1.2.1. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 .........................................................6

1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng ..................................................8
1.3. TRẦM CẢM Ở NỮ GIỚI .............................................................................10
1.3.1. Các yếu tố sinh học ...............................................................................10
1.3.2. Các yếu tố tâm lý ..................................................................................11
1.3.3. Các yếu tố do Stress ..............................................................................11
1.3.4. Trầm cảm sau sinh ................................................................................11
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM .....................................12
1.4.1. Liệu pháp hóa dược ..............................................................................12
1.4.2. Liệu pháp tâm lý ...................................................................................14
1.4.3. Vật lý trị liệu..........................................................................................14
1.5. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI........................................................15
1.5.1. Tổng quan về liệu pháp kích hoạt hành vi ..........................................15
1.5.2. Chỉ định của liệu pháp kích hoạt hành vi ............................................16
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về liệu pháp kích hoạt hành vi trong nước và
trên thế giới ..............................................................................................................16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................18
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng...................................................................18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................18
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................18
2.1.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................18
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................19
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ...................................................................19
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................19
2.2.4. Thời điểm đánh giá ...............................................................................21
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................21
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ...........................................................................22

Chƣơng 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 23
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................23
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ........................................................26
3.2.1. Đánh giá các triệu chứng trầm cảm .....................................................26
3.2.2. Đánh giá mức độ lo âu và mối liên quan giữa trầm cảm và lo âu .....27
3.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống và mối liên quan giữa trầm cảm với
chất lượng cuộc sống ...............................................................................................30
3.2.4. Đánh giá mức độ kích hoạt hành vi và sự liên quan giữa trầm cảm
với mức độ kích hoạt hành vi ..................................................................................34
3.2.5. Đánh giá sự liên quan của các yếu tố lo âu, chất lượng cuộc sống và
kích hoạt hành vi ở các bệnh nhân trầm cảm .........................................................36
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ...............................................................38
3.3.1. Đánh giá chung của hai nhóm..............................................................38
3.3.2. Đánh giá sự thay đổi mức độ trầm cảm sau khi can thiệp: ................39
3.3.3. Đánh giá sự thay đổi mức độ lo âu sau can thiệp ...............................42
3.3.4. Thay đổi chất lượng sống của bệnh nhân sau can thiệp .....................43
3.3.5. Thay đổi điểm kích hoạt hành vi trong quá trình can thiệp................45
3.3.6. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ...........................47


3.3.7. Mối liên quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 với các chỉ số khác ..........49
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 51
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................51
4.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân phụ nữ trầm cảm theo lứa tuổi .................................51
4.1.2. Phân bố trình độ học vấn của các bệnh nhân ......................................51
4.1.3. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân ...................................................52
4.1.4. Phân bố tình trạng hôn nhân của bệnh nhân .......................................52
4.1.5. Phân bố mức độ thu nhập của bệnh nhân ............................................53
4.1.6. Phân bố mức độ thu nhập bình quân đầu người .................................53
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....53

4.2.1. Đánh giá các triệu chứng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .........53
4.2.2. Đánh giá mức độ lo âu và mối liên quan giữa trầm cảm và lo âu .....54
4.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống và mối liên quan giữa trầm cảm với
chất lượng cuộc sống ...............................................................................................56
4.2.4. Đánh giá mức độ kích hoạt hành vi và sự liên quan giữa trầm cảm
với mức độ kích hoạt hành vi ..................................................................................60
4.2.5. Đánh giá sự liên quan của các yếu tố lo âu, chất lượng cuộc sống và
kích hoạt hành vi ở các bệnh nhân trầm cảm .........................................................61
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .....63
4.3.1. Đánh giá trầm cảm sau can thiệp của hai nhóm nghiên cứu ..............63
4.3.2. Đánh giá sự thay đổi mức độ lo âu sau can thiệp ...............................64
4.3.3. Thay đổi chất lượng sống của bệnh nhân sau can thiệp .....................65
4.3.4. Thay đổi điểm kích hoạt hành vi trong quá trình can thiệp................67
4.3.5. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị..............................68
4.3.6. Mối tương quan của sự thay đổi các điểm trầm cảm, lo âu, kích hoạt
hành vi và chất lượng cuộc sống .............................................................................69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm của các bệnh nhân ..... 26
Bảng 3.2. Điểm trung bình của các triệu chứng trầm cảm theo bảng PHQ-9 ...... 26
Bảng 3.3. Tương quan giữa tổng điểm PHQ-9 và điểm của từng triệu chứng ..... 27
Bảng 3.4. Điểm trung bình PHQ-9 và GAD ................................................... 27
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ gây khó khăn của các triệu chứng trầm cảm và
điểm trung bình của PHQ-9 ở các mức độ khó khăn ................. 28

Bảng 3.6. Sự tương quan giữa các triệu chứng trầm cảm theo PHQ-9 với
lo âu theo GAD ........................................................................... 29
Bảng 3.7. Các chỉ số của phương trình tương quan giữa tổng điểm SF-12
với tổng điểm PHQ-9 và mức độ khó khăn của triệu chứng
trầm cảm đến chức năng ............................................................. 34
Bảng 3.8. Điểm trung bình BADS và các tiểu mục ........................................ 34
Bảng 3.9. Các chỉ số của phương trình tương quan giữa tổng điểm BADS
với tổng điểm PHQ-9 và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng
trầm cảm đến chức năng ............................................................. 35
Bảng 3.10. Sự tương quan giữa các triệu chứng trầm cảm theo PHQ-9 với
BADS .......................................................................................... 35
Bảng 3.11. Điểm trung bình của PHQ-9, GAD-7, SF-12, BADS .................. 39
Bảng 3.12. Tỷ lệ mức độ trầm cảm của hai nhóm tại các thời điểm .............. 39
Bảng 3.13. Thay đổi điểm PHQ-9 qua các thời điểm của hai nhóm .............. 41
Bảng 3.14. Thay đổi điểm của từng triệu chứng trong PHQ-9 giữa thời
điểm T0 và T1 của hai nhóm ...................................................... 41
Bảng 3.15. Sự thay đổi điểm GAD tại các thời điểm của hai nhóm ............... 43
Bảng 3.16. Thay đổi điểm SF-12 qua các thời điểm của hai nhóm ................ 44
Bảng 3.17. Thay đổi điểm phân nhóm liên quan đến sức khỏe thể chất
trong SF-12 qua các thời điểm của hai nhóm ............................. 44


Bảng 3.18. Thay đổi điểm phân nhóm liên quan đến sức khỏe tâm thần
trong SF-12 qua các thời điểm của hai nhóm ............................. 45
Bảng 3.19. Thay đổi điểm BADS qua các thời điểm của hai nhóm ............... 46
Bảng 3.20. Thay đổi điểm kích thích trong BADS qua các thời điểm của
hai nhóm...................................................................................... 46
Bảng 3.21. Thay đổi điểm PHQ-9 ở thời điểm T0 và T1 theo các mức độ
văn hóa của bệnh nhân ở hai nhóm............................................. 47
Bảng 3.22. Thay đổi điểm PHQ-9 ở thời điểm T0 và T1 theo các nhóm

tuổi của bệnh nhân ở hai nhóm ................................................... 48
Bảng 3.23. Thay đổi điểm SF-12 ở thời điểm T0 và T1 theo các mức độ
văn hóa của bệnh nhân ở hai nhóm............................................. 48
Bảng 3.24. Thay đổi điểm SF-12 ở thời điểm T0 và T1 theo các nhóm tuổi
của bệnh nhân ở hai nhóm .......................................................... 49
Bảng 3.25. Sự tương quan giữa điểm GAD theo điểm PHQ-9 tại thời điểm
T1 của hai nhóm ......................................................................... 49
Bảng 3.26. Sự tương quan giữa điểm BADS theo điểm PHQ-9 tại thời
điểm T1 của hai nhóm ................................................................ 50
Bảng 3.27. Sự tương quan giữa điểm SF-12 theo điểm PHQ-9 tại thời
điểm T1 của hai nhóm ................................................................ 50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân phụ nữ trầm cảm theo lứa tuổi ......................... 23
Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ học vấn của các bệnh nhân ............................. 23
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân .......................................... 24
Biểu đồ 3.4. Phân bố tình trạng hôn nhân của bệnh nhân ............................... 24
Biểu đồ 3.5. Phân bố mức độ thu nhập của bệnh nhân ................................... 25
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa mức độ trầm cảm và lo âu thông qua điểm
PHQ-9 và GAD-7 ....................................................................... 28
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các mức độ tự đánh giá sức khoẻ bản thân của các bệnh
nhân trầm cảm trong SF-12 ........................................................ 30
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ mức độ hạn chế các công việc nhẹ và nặng do vấn đề sức
khoẻ thể chất của các bệnh nhân trầm cảm theo SF-12................. 30
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ mức độ đau nhức ảnh hưởng đến công việc của các
bệnh nhân trầm cảm theo SF-12 ................................................. 31
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ vấn đề cảm xúc ảnh hưởng đến việc hoàn thành công

việc .............................................................................................. 32
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ mức độ cảm thấy tràn trề sinh lực theo SF-12 ................ 32
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng hoạt động xã hội theo SF-12 ............ 33
Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa điểm SF-12 với tổng điểm của PHQ-9 ........ 33
Biểu đồ 3.14. Tương quan giữa điểm SF-12 và GAD .................................... 36
Biểu đồ 3.15. Tương quan giữa điểm SF-12 và BADS .................................. 37
Biểu đồ 3.16. Tóm tắt các mối tương quan giữa điểm PHQ-9, GAD, BADS và
SF-12 ........................................................................................... 37
Biểu đồ 3.17. Số lượng bệnh nhân của hai nhóm tại các thời điểm ............... 38
Biểu đồ 3.18. Sự thay đổi tổng điểm PHQ-9 tại 3 thời điểm .......................... 40
Biểu đồ 3.19. Thay đổi tổng điểm GAD tại các thời điểm ............................. 42
Biểu đồ 3.20. Thay đổi tổng điểm SF-12 tại các thời điểm ............................ 43
Biểu đồ 3.21. Thay đổi tổng điểm BADS tại các thời điểm ........................... 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần tương đối phổ biến và ảnh hưởng đến
hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ
lứa tuổi nào từ thời thơ ấu đến tuổi già và gây ra tổn hại to lớn cho xã hội, vì rối
loạn này có thể gây ra nỗi đau khổ nghiêm trọng, phá hoại cuộc sống bình
thường và nếu không điều trị kip̣ thời có thể dẫn đến tử vong do tự sát hoặc suy
kiệt trong những trường hợp nặng.
Những rối loạn đặc trưng của trầm cảm là biểu hiện khí sắc trầm, mất
quan tâm thích thú, cảm giác tội lỗi, tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc
ngủ hoặc ăn uống, cảm thấy mệt mỏi và giảm tập trung. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) hiện tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu khoảng 5% dân số, đây
là nguyên nhân gây suy giảm các chức năng nghề nghiệp xã hội ở bệnh nhân và
đứng hàng thứ 2 chỉ sau các bệnh lý tim mạch vào năm 2020. Trầm cảm có thể

gặp ở trẻ em, vị thành niên, người trưởng thành cũng như người cao tuổi. Tỷ lệ
mắc trầm cảm ở nữ cao hơn nam giới và tỷ lệ này khoảng 2:1 [8]. Vào năm
2012 trầm cảm được coi là nguyên nhân thứ ba trong gánh nặng bệnh tật và dự
đoán sẽ là nguyên nhân hàng đầu vào năm 2030 [98]. Các quốc gia thu nhập
cao trung bình là 28,1% và quốc gia thu nhập thấp trung bình là 19,8% trong
cộng đồng có trải nghiệm trầm cảm trong đời. Các quốc gia có tỷ lệ trầm cảm
cao nhất là ở Ấn độ (36%), Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ có trên 30%. Ở Hoa Kỳ
6,6% dân số có nguy cơ mắc bệnh này trong 12 tháng qua. 12% phụ nữ Hoa
Kỳ có biểu hiện trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Cứ mười phụ
nữ thì có một người bị trầm cảm vào các tuần sau khi sinh. 80% bệnh nhân
trầm cảm không được nhận bất kỳ điều trị trầm cảm nào [37].
Để điều trị trầm cảm có nhiều liệu pháp khác nhau: hóa trị liệu, tâm lý
trị liệu, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. Trong đó phổ biến và thông dụng
nhất là hóa trị liệu và tâm lý trị liệu.


2

Liệu pháp kích hoạt hành vi là một phần của liệu pháp hành vi nhận
thức và là một liệu pháp đơn giản, có lợi về thời gian, tiết kiệm chi phí trong
trị liệu trầm cảm. Đây là liệu pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, liệu
pháp này dựa trên lý thuyết hành vi cơ bản và những chứng cứ hiện tại để cấu
thành hành vi có thể kích hoạt cơ chế của sự thay đổi liệu pháp hành vi nhận
thức trong lâm sàng trầm cảm.
Trong thời gian 2010-2015, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã tiến hành
thực hiện liệu pháp kích hoạt hành vi. Một trong những mặt bất lợi của liệu
pháp tâm lý cá nhân này, đó là thời gian để thực hiện liệu pháp quá nhiều. Liệu
pháp tâm lý kích hoạt hành vi nhóm là một liệu pháp giúp cho bệnh nhân trong
quá trình điều trị chia sẻ được trải nghiệm với thành viên tham gia , đồng thời
làm giảm thời gian can thiệp. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào

đánh giá được hiệu quả của liệu pháp này. Do đó tôi tiến hành đề tài: “Khảo
sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị liệu pháp
kích hoạt hành vi nhóm trên phụ nữ bị trầm cảm” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm
cảm trên phụ nữ bị trầm cảm tại thành phố Đà Nẵng.
2. Đánh giá hiệu quả của việc kết hợp điều trị liệu pháp kích hoạt
hành vi nhóm với thuốc chống trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, DỊCH TỄ HỌC VÀ BỆNH NGUYÊN CỦA
RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.1.1. Khái niệm chung của trầm cảm
Rất nhiều người dùng từ “trầm cảm” để mô tả cảm giác buồn hoặc mất
mát. Những cảm giác này thường qua đi sau vài giờ hoặc vài ngày. Trong giai
đoạn đó, mọi người vẫn có thể giải quyết mọi việc bình thường. Y học định
nghĩa trầm cảm khác với cảm giác buồn nhất thời. Trầm cảm là một chứng rối
loạn, trong đó cảm giác buồn diễn ra rất mạnh và kéo dài, có thể ảnh hưởng
đến công việc, gia đình và cuộc sống xã hội của con người [16]. Trầm cảm và
hưng cảm là hai hội chứng của rối loạn khí sắc.
Rối loạn khí sắc là trạng thái bệnh lý biểu hiện bằng rối loạn trầm cảm
đơn thuần hoặc xen kẽ với những rối loạn hưng cảm hoặc rối loạn khí sắc chu
kỳ ở cường độ cao, trong thời gian dài hoặc có những rối loạn hành vi, tác
phong rõ rệt, những hoạt động này làm người bệnh mất khả năng hoạt động,
thích ứng với xã hội và xung quanh.
Về lâm sàng, người ta quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều
hơn, vì các rối loạn này có bệnh sinh phức tạp hơn và điều trị khó hơn so với

rối loạn hưng cảm.
1.1.2. Lịch sử bệnh trầm cảm
Trầm cảm hay trầm uất là thuật ngữ được Hyppocrate dùng trong học
thuyết thể dịch của ông. Đến thế kỷ thứ XVIII, Pinel mô tả trầm uất là một
trong 4 loại loạn thần. Sau đó Esquirol tách ra từ các bệnh loạn thần bộ phận
trầm cảm mà ông gọi là lypemanie (cơn buồn rầu) và đi sâu nghiên cứu các
yếu tố bệnh căn, bác bỏ thuyết thể dịch.


4

Thế kỷ XIX người ta đã mô tả lâm sàng rõ ràng hơn trong các bệnh:
Loạn thần có hai thể (Baillarger, 1854), loạn thần tuần hoàn (Falret J.P, 1854)
và loạn thần hưng trầm cảm (Kraepelin, 1899). Kraepelin cũng đã tách ra bệnh
trầm cảm thoái triển thành một bệnh riêng. Các tác giả cổ điển muốn nhấn
mạnh các yếu tố nội sinh, thể tạng, di truyền, sinh học… Song nhiều trạng thái
trầm cảm còn phát sinh do các yếu tố ngoại sinh (thực tổn hay tâm lý).
1.1.3. Vài nét về dịch tễ học lâm sàng
Rối loạn trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong
nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990 và 2000. Tỷ lệ trầm cảm
suốt cuộc đời từ khảo sát dựa vào cộng đồng là từ 4,9% đến 17,1%. Ở Pháp
16,4%, Hoa Kỳ 5,2%, Đài Loan 1,5%, Hàn Quốc 2,9% [78]. Tại Malaysia,
một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong cơ sở chăm sóc người lớn tại
cộng đồng báo cáo tỷ lệ trầm cảm là 5,8%. Nghiên cứu dọc gợi ý rằng khoảng
80% người có trải nghiệm giai đoạn trầm cảm sẽ có tối thiểu bị lại một cơn
trầm cảm trong cuộc đời và xấp xỉ 12% bệnh nhân bị trầm cảm sẽ tiến triển
mạn tính [33].
Trong nhiều quốc gia, văn hóa và dân tộc, phụ nữ bị trầm cảm gấp đôi
nam giới. Trầm cảm là rối loạn tương đối phổ biến ở nữ, tỷ lệ trầm cảm suốt
cuộc đời ở nữ giới là 21,3% trong khi đó ở nam giới là 12,7% [24].

1.1.4. Bệnh nguyên của rối loạn trầm cảm
1.1.4.1. Các giả thuyết về sinh học
- Các giả thuyết về di truyền
Các giả thuyết sinh học căn cứ vào gen di truyền, thay đổi monoamin
trong não, rối loạn nội tiết, tổn thương giải phẫu thần kinh và sinh lý thần kinh.
Các giả thuyết hiện đại căn cứ vào rối loạn gen di truyền (thể hiện trong các
nghiên cứu gen di truyền) và rối loạn cơ thể đáp ứng thần kinh. Có một bằng
chứng khác đó là một người có người thân thế hệ thứ nhất bị trầm cảm thì có
nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người bình thường 1,5 đến 3% [5].


5

- Các giả thuyết về monoamin
Theo giả thuyết này, người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ
thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não, các tổn thương này
là nguyên nhân gây ra các rối loạn trầm cảm. Giả thuyết về monoamin có
nguồn gốc từ sự quan sát reserpine, chất làm giảm monoamin của não, gây ra
các rối loạn trầm cảm, biểu hiện bằng sự thay đổi thụ cảm thể đặc biệt và thay
đổi các thụ cảm thể nói chung.
1.1.4.2. Giả thuyết về rối loạn nội tiết
Giả thuyết này cho rằng rối loạn trầm cảm là kết quả rối loạn trục dưới
đồi - tuyến yên - thượng thận với các biểu hiện sau:
Tăng tiết hormone adrenocorticotrop (ACTH) trong bệnh Cushing và
cũng hay gặp trong rối loạn trầm cảm. Sử dụng steroid ngoại sinh có thể gây
ra rối loạn trầm cảm.
1.1.4.3. Các giả thuyết về tâm lý - xã hội
- Nhân cách: Những người có đặc điểm nhân cách cảm xúc không ổn
định, cảm xúc chu kỳ, lo âu, phụ thuộc, ám ảnh, phô trương hay bị trầm cảm.
Khi các yếu tố di truyền, sinh học và các sang chấn trong cuộc sống đi

cùng với nhau sẽ gây nên trầm cảm. Stress có các hậu quả sinh lý riêng của
nó. Nó khởi đầu cho một chuỗi các phản ứng hóa học và các đáp ứng trong cơ
thể. Nếu stress chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn, cơ thể sẽ quay trở lại bình
thường. Nhưng khi stress kéo dài và bệnh nhân mắ c kẹt trong stress đó thì não
sẽ bị tổn thương [5].
Bệnh nhân trầm cảm thường có stress trước cơn trầm cảm, đặc biệt là
dạng trầm cảm nhẹ, trầm cảm phản ứng. Tuy nhiên cũng có thể gặp stress trong
bê ̣nh nhân trầm cảm nặng.
1.1.4.4. Các giả thuyết về tổn thương thực thể
Để có thể chẩn đoán chúng ta cần dựa vào:
- Kết quả thăm khám về thần kinh, nội khoa… và các xét nghiệm đặc hiệu.


6

- Kết quả chẩn đoán xác định của các chuyên khoa liên quan.
- Chú ý trầm cảm do các chất ma túy và các chất hướng thần.
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.2.1. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10
1.2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10
- Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
+ Giảm khí sắc: bệnh nhân cảm thấy buồn vô cớ, chán nản, ảm đạm,
thất vọng, bơ vơ và bất hạnh, cảm thấy không có lối thoát.
+ Mất mọi quan tâm và thích thú: là triệu chứng hầu như luôn xuất
hiện. Bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các
hoạt động sở thích cũ hay trầm trọng hơn là sự mất nhiệt tình, không hài lòng
với mọi thứ. Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người
xung quanh.
+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
- Bảy triệu chứng phổ biến của trầm cảm

+ Giảm sút sự tập trung và chú ý.
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
+ Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng.
+ Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan.
+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
+ Rối loạn giấc ngủ: ngủ nhiều hoặc ngủ ít, thức giấc lúc nửa đêm hoặc
dậy sớm.
+ Ăn ít ngon miệng.
- Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm
+ Mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày.
+ Thiếu các phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung
quanh mà khi bình thường vẫn có những phản ứng cảm xúc.
+ Thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ so với bình thường.


7

+ Trầm cảm nặng lên về buổi sáng.
+ Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, có thể sững sờ.
+ Giảm cảm giác ngon miệng.
+ Sút cân (thường ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước).
+ Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Các triệu chứng loạn thần
Trầm cảm nặng thường có hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ. Hoang
tưởng, ảo giác có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị
trừng phạt, nghi bệnh, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh kết tội hoặc nói
xấu, lăng nhục, chê bai bệnh nhân) hoặc không phù hợp với khí sắc (hoang
tưởng bị theo dõi, bị hại).
1.2.1.2. Phân theo mức độ các triệu chứng lâm sàng
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ

Khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi ảnh hưởng đến
công việc hằng ngày và hoạt động xã hội. Ít nhất phải có 2 trong số những
triệu chứng chủ yếu cộng thêm 2 trong số những triệu chứng phổ biến khác ở
trên để chẩn đoán xác định. Thời gian xuất hiện tối thiểu là khoảng 2 tuần liên
tiếp, không có hoặc có những triệu chứng cơ thể nhưng nhẹ.
- Giai đoạn trầm cảm vừa
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu đặc trưng cho giai đoạn trầm
cảm nhẹ, cộng thêm 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác.
Thời gian tối thiểu là khoảng 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt
động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình; không có hoặc có 2-3 triệu
chứng cơ thể ở mức độ trầm trọng vừa phải.
- Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần
Buồn chán, chậm chạp nặng hoặc kích động; mất tự tin hoặc cảm thấy
vô dụng hoặc thấy có tội lỗi, nếu trầm trọng thì có hành vi tự sát.
Triệu chứng cơ thể hầu như có mặt thường xuyên; có 3 triệu chứng điển
hình của giai đoạn trầm cảm, cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác.


8

- Giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
Thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn rối loạn trầm cảm và có hoang tưởng,
ảo giác phù hợp với khí sắc bệnh nhân hoặc sững sờ trầm cảm .
1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng
1.2.2.1. Các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm
Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm rất đa dạng. Nó phụ thuộc nhiều yếu
tố khác nhau như mức độ trầm cảm, lứa tuổi, giới, các nền văn hóa, các bệnh
cơ thể hoặc tâm thần phối hợp.
Một nghiên cứu về các than phiền chính ở các bệnh nhân trầm cảm mức
độ nhẹ cho thấy triệu chứng phổ biến nhất đó là mất ngủ, sau đó là các triệu

chứng cơ thể như mệt mỏi, nặng đầu, đau đầu, đau bụng, cứng vai, đau lưng,
không thích ăn, khó chịu trong bụng, táo bón, chóng mặt và đánh trống ngực,
các triệu chứng này phổ biến hơn các triệu chứng trầm cảm [46].
Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm của DSM-5, tiêu chuẩn 1
được ghi nhận: Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được
khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng)
hoặc thông qua quan sát của người khác (ví dụ: khóc). Chú ý: ở trẻ em và
thanh thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức. Các triệu chứng trầm cảm của
người lớn tuổi khác với người trẻ. Ví dụ người lớn tuổi ít có các biểu hiện về
cảm xúc như loạn cảm xúc, cảm thấy vô giá trị và cảm giác tội lỗi, mà chủ
yếu là các triệu chứng thay đổi nhận thức, các triệu chứng cơ thể như rối loạn
giấc ngủ, kích động và giảm toàn bộ hứng thú [45]. Qua nghiên cứu 32 bệnh
nhân nam rối loạn trầm cảm khởi phát sau 40 tuổi tại Bệnh viện Tâm thần
Trung ương 2, Đinh Văn Đoan nhận xét: các triệu chứng chủ yếu là mất thích
thú và mất ngủ (96,8%), cáu kỉnh và mệt mỏi (93,7% - 90,6%), khó tập trung
chú ý (65,6%) [4].


9

1.2.2.2. Các biểu hiện triệu chứng cơ thể trong trầm cảm
Các biểu hiện lâm sàng được xác định và nghiên cứu nhiều tại các nước
phương Tây. Nền văn hóa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt trên
nhiều lĩnh vực. Tại các nước phương Tây, mọi người thường chú ý đến các
cảm xúc tích cực và tự đánh giá tốt về bản thân. Khi bị trầm cảm, triệu chứng
quan trọng nhất đó là mất hứng thú với các công việc ưa thích trước đây và
lòng tự trọng giảm. Khi xem xét con người trên phương diện cá nhân, đó là con
người độc lập và có quyền quyết định cho bản thân và trầm cảm là biểu hiện
của rối loạn hướng nội. Tuy nhiên ở các nước phương Đông con người được

xem là “mối phụ thuộc lẫn nhau”, do đó trầm cảm là rối loạn mối quan hệ giữa
người và người, và biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thu mình và thất bại trong
mối quan hệ với người khác. Tại các nước phương Đông người ta nhận thấy
các biểu hiện triệu chứng cơ thể xuất hiện nhiều hơn ở các nước phương Tây.
1.2.2.3. Trầm cảm và lo âu
Sự giống nhau nhiều giữa rối loạn lo âu lan tỏa và các rối loạn khí sắc đã
khiến một số nhà nghiên cứu kết luận rằng rối loạn lo âu lan tỏa biểu hiện một
biến thể của trầm cảm hoặc là triệu chứng báo hiệu trước của trầm cảm [11].
Trong một nghiên cứu của Hiller, một mẫu gồm 150 bệnh nhân có trầm cảm và
lo âu, người ta nhận thấy rằng nếu quan niệm sự chồng lấp hai biểu hiện này
khi chỉ cần có một triệu chứng giống nhau thì tỷ lệ chồng lấp là 52%. Ngược
lại, nếu chồng lấp dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán thì tỷ lệ là 28,7% [27].
1.2.2.4. Chất lượng sống của bệnh nhân trầm cảm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2012 trầm cảm là nguyên nhân
thứ ba trong gánh nặng bệnh tật và sẽ là nguyên nhân hàng đầu vào năm
2030. Điều đó thể hiện trầm cảm ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc sống của
bệnh nhân. Để chẩn đoán trầm cảm cần phải đáp ứng tiêu chuẩn ảnh hưởng
của triệu chứng trầm cảm đến cuộc sống gia đình, công việc/học tập và xã
hội. Người ta cho rằng trầm cảm có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của


10

người bị bệnh. Chất lượng sống là một khái niệm tương đối rộng nó thường
bao gồm các đánh giá chủ quan về các nét tích cực và tiêu cực của cuộc sống
[37]. Theo một nghiên cứu của Mỹ, điểm trung bình của các tiểu mục về chất
lượng sống đều thấp hơn so với chuẩn, đặc biệt điểm về chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe tâm thần có chỉ số thấp nhất (37,30) [50].
1.3. TRẦM CẢM Ở NỮ GIỚI
Nghiên cứu tại cộng đồng cho thấy bắt đầu sau 13 tuổi, trẻ em nữ bị trầm

cảm nhiều hơn trẻ nam. Một nghiên cứu cho thấy cả trẻ em nữ và nam tỷ lệ
trầm cảm đều tăng ở lứa tuổi 15-18 (từ 3% tăng đến 17%), tuy nhiên ở trẻ em
nữ tăng nhiều hơn trẻ em nam (nữ: 4% tăng đến 23%; nam 1% đến 11%) [47].
Theo nghiên cứu của Hoeksema S.N thì không có sự khác biệt về giới
tính trong tỷ lệ trầm cảm của ở trẻ em dưới 15 tuổi; nhưng sau độ tuổi này thì
tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới có khả năng gấp đôi ở nam giới [23].
* Nguyên nhân
1.3.1. Các yếu tố sinh học
Dường như có mối liên kết quan trọng giữa các thay đổi cảm xúc với
các sự kiện sức khỏe sinh sản. Sự khác biệt giới tính về tỷ lệ trầm cảm xuất
phát từ khi trẻ em nữ đi vào giai đoạn dậy thì và duy trì mức độ cao qua các
năm chăm sóc con cái và đến cuối tuổi trung niên. Các yếu tố hormon đóng
một vai trò quan trọng trong rối loạn cảm xúc ở phụ nữ. 20-40% phụ nữ hành
kinh có thay đổi hành vi và cảm xúc trước khi có kinh nguyệt. Xấp xỉ 2-10%
phụ nữ có rối loạn loạn khí sắc trước khi có kinh, một dạng nặng nề của hội
chứng trước kinh nguyệt, nó được đặc trưng bởi thay đổi hành vi và cảm xúc
nặng nề. Hơn 10-15% phụ nữ có biểu hiện trầm cảm trong khi có thai hoặc
sau khi sinh. Có một sự gia tăng trầm cảm trong giai đoạn trước khi mãn kinh,
nhưng sau khi mãn kinh không có tình trạng này


11

1.3.2. Các yếu tố tâm lý
Các yếu tố tâm lý có thể làm cho tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nam
giới là stress tại công việc và trách nhiệm gia đình, lạm dụng tình dục và cơ thể,
thiếu các hỗ trợ xã hội, trải nghiệm sang chấn trong cuộc sống và sự nghèo đói.
Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về giới tính trong lạm dụng tình dục
về cơ thể hoặc tình cảm đối với trẻ em. Trong một mẫu nghiên cứu người
trưởng thành trong lâm sàng, 17% người lớn bị trầm cảm có lạm dụng tình

dục trong giai đoạn niên thiếu, và 87% trong những người bị lạm dụng tình
dục ở giai đoạn niên thiếu bị trầm cảm này là phụ nữ [22].
1.3.3. Các yếu tố do Stress
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường đề cập đến sang chấn nhiều
hơn nam giới. Phụ nữ có xu hướng chăm sóc người khác và dành nhiều thời
gian cho công việc gia đình, nuôi dạy con và chăm sóc người lớn tuổi. Tất cả
các điều này là các stress dễ gây trầm cảm cho phụ nữ. Một loại stress khác
đó là sự nghèo đói. Trong thực tế, qua điều tra của Gourounti Kleanthi, tỷ lệ
phụ nữ trong diện nghèo đói và trình độ học vấn thấp thì có nguy cơ bị trầm
cảm cao hơn [30].
1.3.4. Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu
đến phụ nữ sau khi sinh. Các báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh biến thiên rất rộng,
từ chỉ một vài cho đến hàng chục phần trăm, nguyên nhân là do các tiêu chuẩn
chẩn đoán không thống nhất ở các nước. Trong nghiên cứu của Wisner, tỷ lệ phụ
nữ trầm cảm sau sinh là 21,9% [54]. Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện
Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau
sinh là 11,6% [12]. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ, tuy
vậy vì bệnh này đáp ứng tốt với điều trị nên có tiên lượng khả quan.


12

1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM
Mục đích của điều trị là khôi phục lại sức khỏe thông qua làm giảm các
triệu chứng và hàn gắn lại chức năng và lâu dài đó là ngăn ngừa tái phát .
1.4.1. Liệu pháp hóa dƣợc
1.4.1.1. Đặc điểm chung
Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) được khám phá trong thập niên

1950 và qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, trở thành một
trong những loại thuốc thông dụng nhất hiện nay. Thuốc chống trầm cảm
được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm và một số bệnh khác như: loạn khí
sắc, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ăn uống, đau mãn tính, đau dây
thần kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lạm dụng chất và rối loạn
giấc ngủ. Chúng có thể được sử dụng đơn trị liệu hoặc đa trị liệu.
1.4.1.2. Các thuốc chống trầm cảm
- Thuố c chố ng trầ m cảm ức chế men Monoamine Oxydase Inhibitors
(IMAO)
+ Các thuốc IMAO có hiệu quả chống trầm cảm và lo âu cao, tuy nhiên
chúng ít được sử dụng trên lâm sàng do phải thận trọng trong chế độ ăn và có
thể gây nên cơn cao huyết áp do tyramine, nhất là với các IMAO cổ điển là
các thuốc ức chế men MAO không chọn lọc và không hồi phục [6].
+ Một số loại thuốc chính: Izocarboxazid, Fenelzin, Tranylcypromin
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuố c chố ng trầ m cảm 3 vòng có sự tác động giống nhau trên tất cả các
thụ cảm thể serotoninergic

, noradrenergic, dopaminergic, muscarinic,

histaminergic. Điề u này giải thích vì sao thuố c có tác du ̣ng chố ng trầ m cảm
và nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc chống trầm cảm 4 vòng
Thuốc có cơ chế tác dụng là ức chế tái thu nhận NA và 5-HT.
Một số thuốc chống trầm cảm 4 vòng chính: Maprotiline (Ludiomil),
Mianserine (Miabene, Lerivon. Athymil)


13


- Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI)
Là thuốc chống trầm cảm mới tác động biệt định lên một hệ dẫn truyền
serotoninergic.
+ Ưu điểm:
* Hiệu quả chống trầm cảm ngang với thuốc chống trầm cảm 3 vòng,
không có tác dụng phụ như thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc IMAO.
* An toàn hơn trong trường hợp quá liều và dung nạp tốt hơn.
- Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin phổ biên nhất là:
Fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, Citalopram…
- Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong đề tài: Amitriptyline
Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng được tổng hợp từ năm
1960 và được sử dụng vào năm 1961 tại Hoa Kỳ, nhưng đến nay vẫn được sử
dụng trong điều trị và cũng được xem như một thuốc so sánh khi nghiên cứu
hiệu quả của các thuốc mới.
+ Dược lý học và cơ chế tác dụng
Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có
tác dụng an thần. Cơ chế tác dụng của Amitriptyline là ức chế tái thu nhận các
monoamin như serotonin và noradrenalin ở các nơron monoaminergic. Tác
dụng tái thu nhận noradrenalin được coi là có liên quan đến tác dụng chống
trầm cảm của thuốc. Amitriptyline cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả
thần kinh trung ương và ngoại vi.
+ Dược động học
Amitriptyline hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi tiêm bắp 5 - 10
phút và sau khi uống 30 - 60 phút. Với liều thông thường, 30 - 50% thuốc đào
thải trong vòng 24 giờ. Amitriptyline chuyển hóa bằng cách khử N - metyl và
hydroxyl hóa.. Thời gian bán hủy của Amitriptyline khoảng từ 9 đến 36 giờ


14


+ Chỉ định
Ðiều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (rối loạn lưỡng cực).
Thuốc có ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.
Ðiều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau
khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các test thích hợp).
+ Chống chỉ định: Mẫn cảm với amitriptyline.
1.4.2. Liệu pháp tâm lý
Tâm lý liệu pháp là một trong những phương pháp trị liệu có lịch sử lâu
đời nhất. Một số liệu pháp tâm lý đã được trải qua thực nghiệm như: Thôi
miên, liệu pháp hành vi, thư giãn… Trên thực tế lâm sàng không thể phủ nhận
hiệu quả điều trị của liệu pháp tâm lý đặc biệt trong một số bệnh như bệnh
tâm căn, các rối loạn cơ thể, bệnh trầm cảm, các chứng nghiện… thì liệu pháp
tâm lý đóng vai trò quyết định. Một loạt các can thiệp tâm lý và tâm lý xã hội
đã làm giảm các triệu chứng của trầm cảm và có thể giúp cho bệnh nhân vượt
qua trầm cảm và duy trì ổn định trong thời gian dài.
Liệu pháp tâm lý cần được áp dụng liên tục trong suốt quá trình khám
và chữa bệnh, kể từ khi bệnh nhân tới phòng khám, điều trị nội trú tại các
bệnh phòng, lúc ra viện và cả những lần tái khám sau khi ra viện... Tác động
tâm lý trong quá trình điều trị là tác động tổng hòa của các tác động tâm lý
từ môi trường điều trị, từ nhà trị liệu và tác động qua lại giữa bệnh nhân với
bệnh nhân, giữa bệnh nhân với gia đình.
Liệu pháp nhóm là phương pháp sử dụng tác động tâm lý của nhà trị liệu
lên toàn bộ nhóm và từng thành viên trong nhóm; đồng thời sử dụng tác động
tâm lý giữa các thành viên với nhau. Trong tác động tâm lý tương hỗ giữa các
thành viên nhóm, nhà trị liệu đã sử dụng động lực nhóm là một công cụ điều trị.
1.4.3. Vật lý trị liệu
- Liệu pháp ánh sáng: trên thực tế có một tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm theo
mùa. Ở bệnh nhân này cứ đến mùa đông (lúc ít ánh sáng mặt trời, tia hồng
ngoại ít) bệnh tái phát trở lại. Từ đó các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy được



15

ý nghĩa của tia hồng ngoại trong quá trình chuyển hóa chất Melatonin thành các
chất thần kinh trung gian. Để điều trị, người ta sử dụng chiếu đèn hồng ngoại
cho bệnh nhân trầm cảm.
- Kích thích từ xuyên sọ: Dưới ảnh hưởng của từ trường, các chất thần
kinh trung gian được chuyển hóa. Tùy theo cường độ, tần số xung mà có các
ảnh hưởng khác nhau.
- Shock điện: Trước đây được sử dụng nhiều, chủ yếu đối với trầm cảm
nặng có các hành vi ảnh hưởng đến tình mạng của bệnh nhân.
1.5. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI
1.5.1. Tổng quan về liệu pháp kích hoạt hành vi
Liệu pháp hành vi cổ điển bao gồm thành phần kích hoạt, mục tiêu của
liệu pháp là làm gia tăng tiếp cận các sự kiện gây thích thú và các sự kiện
củng cố tích cực, đồng thời làm giảm về cường độ và tần suất các sự kiện và
hậu quả nguy hại.
Ferster (1973) phát triển mô hình trầm cảm dựa vào học thuyết tập
nhiễm: khi người ta bị trầm cảm, nhiều hoạt động thể hiện sự tránh và trốn
khỏi các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Bởi vậy trầm cảm xảy ra khi một người
thu hẹp các hành vi tích cực và tránh các kích thích gây khó chịu. Điều này
làm cho người bị trầm cảm ít tham gia vào các hoạt động gây thích thú và từ
đó ít thu nhận được các củng cố tích cực.
Liệu pháp kích hoạt hành vi là thế hệ thứ 3 của liệu pháp hành vi trong
điều trị trầm cảm. Đó là một trong những liệu pháp tâm lý phân tích chức
năng dựa trên mô hình tâm lý về thay đổi hành vi của Skinner. Liệu pháp kích
hoạt hành vi là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức.
Một trong những cách để giúp cho bệnh nhân vượt qua trầm cảm là gia
tăng các hoạt động phù hợp. Những người có nhiều hoạt động thì nguy cơ trầm
cảm thấp hơn những người ít hoạt động. Liệu pháp kích hoạt hành vi là một

trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp cho bệnh nhân làm được điều này.


16

Pim nhận xét, lập chương trình hoạt động là một điều trị hành vi cho bệnh nhân
trầm cảm, lúc này bệnh nhân học được cách kiểm soát cảm xúc và các hoạt
động hằng ngày và đồ ng thời biết cách làm gia tăng số lượng các hoạt động
thích thú và làm gia tăng các tương tác tích cực với môi trường. Nhiều nghiên
cứu cho thấy lập kế hoạch hoạt động so với liệu pháp hành vi có hiệu quả
tương đương [17].
1.5.2. Chỉ định của liệu pháp kích hoạt hành vi
- Rối loạn trầm cảm
- Lo âu
- Ám ảnh sợ
- Rối loạn stress sau sang chấn
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về liệu pháp kích hoạt hành vi trong nƣớc và
trên thế giới
1.5.3.1. Các nghiên cứu liệu pháp kích hoạt hành vi tại Việt Nam
Khi nghiên cứu 30 bệnh nhân trầm cảm điều trị bằng liệu pháp kích hoạt
hành vi tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, Trần Văn Mau nhận thấy tình trạng
bệnh nhân ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn so với nhóm chứng [14]. Khi
nghiên cứu 6 trường hợp điều trị bệnh nhân trầm cảm kết hợp liệu pháp kích
hoạt hành vi và hóa dược, Trương Văn Lợi kết luận liệu pháp kích hoạt hành vi
có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân trầm cảm [13].
1.5.3.2. Các nghiên cứu liệu pháp kích hoạt hành vi trên thế giới
Khi nghiên cứu 25 bệnh nhân trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện
Derek R Hopko nhận thấy sau thời gian điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành
vi điểm trung bình của thang Beck trầm cảm từ 35,1 (SD = 7,4) giảm xuống
còn 19,1 (SD = 13,1) [26].

- Liệu pháp kích hoạt hành vi nhóm: Các nhà nghiên cứu nhận thấy liệu
pháp kích hoạt hành vi có hiệu quả hơn liệu pháp hành vi nhận thức khi điều trị
bệnh nhân trầm cảm. Một trong các điểm ưu việt của liệu pháp hành vi nhận


17

thức đó là có thể sử dụng như liệu pháp cá nhân cũng như liệu pháp nhóm.
Theo nghiên cứu Mazzucchelli T.G. khi sử dụng liệu pháp kích hoạt hành vi
nhóm. Mỗi nhóm có 8 người, có 12 buổi điều trị, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút.
Và kết quả điểm trầm cảm trong thang DASS giảm từ 5.19 còn 3.88; điểm lo
âu: 2.88-2.69, điểm stress: 7.50-5.12. Sau một thời gian theo dõi tác giả nhận
thấy liệu pháp có hiệu quả ngay sau khi thực hiện và duy trì trong một thời gian
dài [36].


×