Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố hồ chí minh cho người dân nông thôn tại huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN BẮC HẢI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN BẮC HẢI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành : 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 15 tháng 4 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
TS. Trương Quang Dũng
TS. Hà Quang Dũng
TS. Mai Thanh Loan
PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên
TS. Nguyễn Hải Quang


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

TS. Trương Quang Dũng


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Bắc Hải,

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 13/3/1985

Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1641820023

I- Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố
Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Giới thiệu một số khái niệm về thu nhập, nông nghiệp, nông thôn, nông dân…
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tại huyện Củ Chi bằng
phương pháp khảo sát điều tra mẫu các hộ sản xuất nông nghiệp; từ đó đánh giá mặt
được, mặt hạn chế của chính sách hỗ trợ tín dụng để đưa ra giải pháp hoàn thiện chính
sách nhằm nâng cao thu nhập của người dân nông thôn ngoại thành nói chung và
huyện Củ Chi nói riêng. Trong đó, chú trọng đến tiêu chí thu nhập với mục tiêu đến
năm 2020, huyện Củ Chi đạt chuẩn huyện nông thôn mới của Thành phố và đạt chỉ
tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/10/2017.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/3/2018.
V- Người hướng dẫn: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS TS. Nguyễn Đình Luận

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ
trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi
là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Bắc Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô khoa Đào tạo sau đại
học, Ban Lãnh đạo trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi
trƣờng học tập thân thiện và hiện đại cho tôi, giúp tôi tiếp cận nền tảng tri thức khoa
học kinh tế. Xin cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân
Huyện Củ Chi (Phòng kinh tế huyện), Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện
và Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện để tôi tiếp cận bộ số liệu, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình khảo sát số liệu
của đề tài.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng đến Ông Thái Quốc Dân, Phó Chánh
Văn phòng Điều phối Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới thành phố, PGS TS.
Nguyễn Đình Luận – Ngƣời thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều thời
gian để định hƣớng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài;
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị trong gia đình, bạn bè,

đồng nghiệp đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên và đã cho tôi những lời khuyên quý
báu để tôi có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc nghiên cứu này.
Học viên thực hiện Luận văn


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành
phố Hồ Chí Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi đƣợc thực hiện nhằm
xác định các yếu tố ảnh hƣởng làm gia tăng thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời
dân vùng nông thôn huyện Củ Chi. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hỗ trợ
tín dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm
nâng cao thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn.
Dựa trên phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt và các nghiên cứu trƣớc đề
tài đã xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân
vùng nông thôn. Trên cơ sở 92 hộ gia đình đƣợc khảo sát trên địa bàn Củ Chi,
số liệu thu thập tại Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Phòng Kinh tế huyện - Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi tại 02 thời điểm
năm 2014 và năm 2016 với 184 quan sát xác định cho thấy 6 trong tổng số 12 yếu
tố của mô hình có ảnh hƣởng đến thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng
nông thôn đã đƣợc kiểm định đủ điều kiện: (1) Vay vốn, (2) Tƣơng tác, (3) Đào tạo
tập huấn, (4) Khoa học công nghệ, (5) Lƣợng vốn vay, (6) Đối tƣợng sản xuất. Đây
là những yếu tố không thể thiếu có tác động đến thu nhập trong nông nghiệp của
ngƣời dân vùng nông thôn Thành phố nói chung và huyện Củ Chi nói riêng.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu
nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn. Kết quả và giải pháp nghiên
cứu sẽ giúp ích cho công tác tham mƣu điều chỉnh, bổ sung chính sách, bổ sung
những giải pháp hoạt động hỗ trợ tín dụng hiện hành giúp cho ngƣời dân vùng nông
thôn gia tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi từ đó nâng cao thu

nhập trong nông nghiệp theo ý chí, nguyện vọng của ngƣời làm chính sách.


iv

ABSTRACT
The study offers a solution to improve the credit support of Ho Chi Minh
City for rural people in Cu Chi District, and determines factors which effect to the
increase of agricultural income in rural areas Cu Chi. Then, proposing solutions to
improve the labor productivity, crop yield, livestock productivity to increase the Cu
Chi farmers’s agricultural income.
Based on differential methodology and case studies, the study determines
factors which effect to the agricultural income of rural people. Based on 92
households surveyed in Cu Chi area, data collected at Department of Rural
Development - Department of Agriculture and Rural Development, District
Economic Department - People's Committee of Cu Chi District at 02 points the year
2014 and 2016 with 184 observations which identifying 6 of the 12 components of
the model affecting the agricultural income of rural people has been validated: (1)
Loans, (2) Interaction, (3) Training, (4) Science and Technology, (5) Loan amount,
(6) Production object. These are indispensable factors affecting the agricultural
income of farmers in Ho Chi Minh City’s rural areas in general and Cu Chi district
in particular.
From the research result, the study will propose solutions to increase the
agricultural income of rural people. Results and research solution will be helpful to
advise to adjust, additional policy, additional solution to improve the credit support
to improve the labor productivity, crop yield, livestock productivity to increase the
agricultural income of rural people.


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................iii
ABSTACT............................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..............................................................................x
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................xi
1. Giới thiệu......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2 lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
1.5 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................. 4
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 4
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
1.5.3 Giới hạn của đề tài ................................................................................ 4
1.6 Bố cục dự kiến của luận văn .......................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ

6

TRỢ TÍN DỤNG ..................................................................................................
1.1 Các khái niệm............................................................................................... 6

1.2 Các lý thuyết về thị trƣờng tín dụng nông thôn ...........................................12
1.3. Hoạt động hỗ trợ tín dụng ...........................................................................19
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập hộ gia đình ........................................24
1.4 Giới thiệu về chính sách hỗ trợ tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu nông 23


vi

nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................
1.5 Một số nghiên cứu trƣớc đây .......................................................................27
Tóm tắt Chƣơng 1 ................................................................................................30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG 31
CỦA THÀNH PHỐ CHO NGƢỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ
CHI .......................................................................................................................
2.1 Tổng quan về huyện Củ Chi – TP.HCM .....................................................31
2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ............................................................31
2.1.2 Tổng quản về kinh tế - xã hội .................................................................33
2.2 Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh 36
cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi .........................................................
2.2.1 Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí 36
Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ................................................
2.2.1.1 Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ....36
2.2.1.2 Quy trình phê duyệt phƣơng án hỗ trợ tín dụng ..............................37
2.2.1.3 Tình hình phê duyệt phƣơng an hỗ trợ tín dụng ..............................38
2.2.2 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng của lao động chính hộ 38
gia đình .................................................................................................................
2.2.3 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng của hộ gia đình ................41
2.2.4 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng sản xuất và nhu cầu 43
vay vốn hộ ............................................................................................................
2.2.5 Phân tích khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình .......................47

2.3. Đánh giá về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh 50
cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi .........................................................
2.3.1 Điểm mạnh ..............................................................................................50
2.3.2. Điểm yếu ................................................................................................53
Tóm tắt Chƣơng 2 ................................................................................................55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN 56
DỤNG CỦA THÀNH PHỐ ĐỂ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƢỜI
DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI .......................................................


vii

3.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành 56
phố để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ...............
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố để nâng 59
cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ....................................
3.2.1 Đào tạo, tập huấn cho lao động nông thôn…………………………

59

3.2.2 Điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách…………………………….

60

3.2.3 Rút gắn thủ tục hành chính…………………………………………. 60
3.2.4 Lựa chọn đối tƣợng sản xuất………………………………………..

61

3.2.5 Điều chỉnh phƣơng thức hỗ trợ lãi vay……………………………… 61

3.2.6 Điều chỉnh đối tƣợng hỗ trợ………………………………………… 62
3.2.7 Tổ chức hội thảo và hội nghị chuyên đề……………………………

64

3.2.8 Tổ chức khảo sát học tập mô hình ………………………………….. 64
3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................64
3.2.1 Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................64
3.2.3 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................64
3.4. Kiến nghị .....................................................................................................65
Tóm tắt Chƣơng 3 ................................................................................................68
KẾT LUẬN ..........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................71
PHỤ LỤC .............................................................................................................73


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TPHCM

:Thành phố Hồ Chí Minh

2. KKCCKTNN

:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3. QH

:Quốc Hội


4.TT

:Thông tƣ

5.NĐCP

:Nghị định Chính phủ

6.BNNPTNT

:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. HTX

:Hợp tác xã


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về lĩnh vực trồng trọt……………………………

34

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp về lĩnh vực chăn nuôi……………………………

34

Bảng 2.3. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của lao động chính hộ gia


40

đình……………………………………………………………………………
Bảng 2.4. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình………………. 42
Bảng 2.5. Thu nhập so sánh từ quy mô hộ gia đình………………………….

43

Bảng 2.6. Diện tích đất sản xuất tại các hộ (m2) …………………………….

43

Bảng 2.7. Các yếu tố liên quan đến đặc trƣng sản xuất và nhu cầu vay vốn

44

hộ……………………………………………………………………………
Bảng 2.8. Khoa học công nghệ so sánh từ các đặc trƣng của hộ…………….. 45
Bảng 2.9. Thu nhập so sánh từ số hoạt động sản xuất của hộ………………..

46

Bảng 2.10. Khác biệt thu nhập giữa các nhóm………………………………. 47


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu trình độ lao động chính của hộ gia đình………………


41

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đối tƣợng cây trồng vật nuôi chính của hộ……………..

47


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phê duyệt phƣơng án trong chính sách 38
KKCDCCNN…………………………………………………………………


1

1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chính
sách thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với người dân nông thôn.
Nhằm khuyến khích người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và hướng
người dân vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng biện pháp
khoa học, kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với nền nông nghiệp đô
thị của Thành phố, để từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Trong tình hình khó khăn về kinh tế, một chính sách kích cầu khuyến khích, tạo
động lực cho người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập là rất cần thiết – và từ
đó là một niềm an ủi đối với người dân về tái phân phối thu nhập của thành phố cho
người dân vùng nông thôn, góp phần giảm khoảng cách thu nhập giữa khu vực

thành thị và nông thôn. Hơn nữa, khu vực nông thôn thành phố là một vùng rộng
lớn chiếm 76,4% diện tích tự nhiên của thành phố (160.170/209.555 ha), chiếm
16% số dân của toàn thành phố (1,2/7,5 triệu dân) và cung cấp 17,18% lao động cho
thành phố (số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014); do đó, một chính sách hỗ trợ
vùng nông thôn góp phần an sinh xã hội là một điều rất cần thiết.
1.2 Lý do chọn đề tài
Trong tình trạng thiếu vốn sản xuất tại khu vực nông thôn, thay vì người dân
phải đối mặt với việc vay vốn lãi suất cao để phát triển sản xuất hoặc ngưng sản
xuất thì đã có sự hỗ trợ lãi suất cho vay từ chính quyền Thành phố khuyến khích
người dân phát triển sản xuất. Chính sách KKCDCCKTNT theo hướng nông nghiệp
đô thị thực chất là một chương trình hỗ trợ lãi vay cho người dân nông thôn trong
phát triển sản xuất, thể hiện một phần mong muốn của Thành phố về nâng cao thu
nhập và đời sống cho người dân vùng nông thôn. Chính sách bắt đầu từ năm 2006
và vẫn tiếp tục duy trì cho đến hôm nay (qua từng giai đoạn chính sách có sự điều
chỉnh, bổ sung để phù hợp hơn với đặc thù vùng nông thôn Thành phố). Trong quá


2

trình thực hiện chính sách, chính quyền Thành phố đã sử dụng nguồn vốn ngân sách
để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất (tổng mức vốn vay từ năm 2008 đến cuối
năm 2016 là trên 4.600 tỷ đồng và tổng mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là trên 300
tỷ đồng (báo cáo chính sách tại Chi cục phát triển nông thôn, TP.HCM năm 2016).
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2016 thì việc hỗ trợ vốn đã góp
phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn và đã khuyến khích người dân
phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn vẫn còn rất nhiều người dân
nông thôn chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố để nâng cao
thu nhập. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả chính sách
hỗ trợ tín dụng của thành phố cho người dân nông thôn, tôi chọn đề tài “Giải pháp
hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân

nông thôn tại huyện Củ Chi”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá một cách toàn diện các khoản hoạt động hỗ trợ tín dụng
mà Thành phố khuyến khích người dân nông thôn chuyển đổi cây trồng vật nuôi
phù hợp với điều kiện tự nhiên theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở
đó, đưa ra những hạng mục và giải pháp cải cách chính sách hoặc bổ sung những
hoạt động hỗ trợ đi kèm, nhằm nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống từ sản xuất
nông nghiệp của người dân.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng và chính sách hỗ trợ tín dụng cho người
dân nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quá trình tiếp cận và được hỗ trợ tín dụng cho người dân
nông thôn tại huyện Củ Chi tập trung trong giai đoạn 2014 – 2016.
- Giải pháp hoàn thiện hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người
dân nông thôn tại huyện Củ Chi.


3

1.3.3 Trả lời câu hỏi
- Việc vay vốn từ hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố có thực sự làm
thay đổi thu nhập của người dân nông thôn vùng ngoại thành không?
- Định mức hỗ trợ tín dụng có phù hợp với nhu cầu CDCCKT NN của người
dân nông thôn vùng ngoại thành không?
- Quy định về hạng mục hỗ trợ tín dụng của thành phố, người dân nông thôn
vùng ngoại thành có tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp không?
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh: nghiên cứu và tổng hợp các văn
bản, tài liệu, số liệu thứ cấp về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh
cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi, tác giả tiến hành lập bảng, biểu, đồ
thị,… để so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm và tay đôi: đối với các cơ quan quản lý và
chuyên viên để thu thập ý kiến của các cán bộ làm trong phát triển nông thôn, hoạt
động an sinh xã hội, viện nghiên cứu phát triển kinh tế,… Nhằm tìm hiểu rõ hơn về
mục tiêu, nhiệm vụ và những yêu cầu đặt ra về hoạt động hỗ trợ tín dụng cho người
dân huyện Củ Chi.
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra: tác giả thu nhập dữ liệu sơ cấp
từ các hộ dân làm nông nghiệp tại huyện Củ Chi. Dữ liệu được xử lý bằng phần
mềm. Kết quả phân tích dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân
nông thôn.


4

1.5 Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Là các hộ dân chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo, trồng rau, trồng lúa, nuôi cá
thịt và cá kiểng tham gia thực hiện vay vốn hoặc không vay vốn theo Chương trình
hỗ trợ tín dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
công nghệ cao tại huyện Củ Chi.
1.5.2 Phạm vị nghiên cứu
Giới hạn về thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2014 đến năm
2016. Vì giai đoạn này Thành phố đã chỉnh sửa, bổ sung và thay thế chính sách theo
Quyết định số 105 của Thành phố bằng các Quyết định số 36, 13 và 04 (gọi tắt là
Chính sách 36, Chính sách 13 và Chính sách 04) sát hợp hơn với đặc thù vùng nông
thôn thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian 2014 đến năm 2016 cũng là thời gian ra đời

của chính sách 36, 13 và kết thúc chính sách này để chuyển sang chính sách 04.
Hơn nữa giai đoạn này cũng gần đây sẽ thuận tiện hơn cho việc điều tra và khảo sát
các hộ dân làm nông nghiệp.
Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.3 Giới hạn của đề tài
Thành phố có 5 huyện và 6 quận còn diện tích đất nông nghiệp để thực hiện
về chính sách. Do đó, nếu đánh giá chung về mặt chính sách phải triển khai khảo sát
trên tất cả các huyện, quận này. Tuy nhiên, do khả năng của cá nhân thực hiện đề
tài, nên chỉ chọn huyện Củ Chi để nghiên cứu (lý do: địa bàn gần gũi với cá nhân
thực hiện nghiên cứu, hơn nữa huyện Củ Chi có những đối tượng cây trồng, vật
nuôi nằm trong định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Thành phố,
diện tích khá lớn với 21 xã, thị trấn, dân số đông và có lượng vốn vay cũng tương
đối lớn chỉ sau huyện Cần Giờ. Số liệu cụ thể về lượng vốn vay và đối tượng cây
trồng, vật nuôi chủ yếu thể hiện ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2).


5

1.6. Bố cục dự kiến của luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và hoạt động hỗ trợ tín dụng.
Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí
Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố
Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG

HỖ TRỢ TÍN DỤNG
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Thu nhập của hộ gia đình
Là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ
nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương;
(2) thu từ sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp (đã trừ chi phí sản xuất và thuế
sản xuất); (3) thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi
phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền
rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn
nhận được).
Để đánh giá chính xác tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng đến thu nhập
của người dân thì thu nhập của hộ gia đình trong đề tài chỉ giới hạn đó là thu nhập
thuần túy từ nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư và diêm
nghiệp.
Do đó, thu nhập bình quân/lao động là bao gồm tổng thu nhập từ các hoạt
động nông nghiệp trong hộ chia cho tổng số lao động trong hộ gia đình có tham gia
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Nông nghiệp
Theo Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất
vật chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội.
Sản xuất nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản và lâm nghiệp. Ngày nay, ngoài những ngành trên thì nông nghiệp còn bao gồm
cả diêm nghiệp.
 Trồng trọt bao gồm việc sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn
quả, rau, cây thức ăn gia súc và cây thuốc,…
 Chăn nuôi bao gồm việc chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác.


7


 Thủy sản bao gồm việc nuôi trồng và khai thác nguồn động thực vật thủy
sinh trong môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
 Lâm nghiệp bao gồm việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật và
động vật rừng – cho gỗ và những sản phẩm ngoài gỗ.
Trong nông nghiệp, việc tái sản xuất sản phẩm không chỉ gắn liền với các
quá trình kinh tế - xã hội, mà còn gắn với các quá trình tự nhiên của sinh vật và môi
trường sống của nó. Do đó, nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế - kỹ thuật
như những lĩnh vực kinh tế khác, mà còn là một hệ thống kinh tế - kỹ thuật, xã hội
và môi trường.
1.1.3 Nông nghiệp đô thị
Đô thị nói chung là nơi đông dân, tập trung buôn bán như thành phố, thị xã.
Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao,
như: đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào
khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên
ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng
mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp từ cuối thế kỷ XIX đến nay.
Ở những nước phương Tây, do sự cách biệt không lớn giữa cấu trúc làng xã
và thành thị nên khi xác định tiêu chí của một đô thị khá giản đơn. Vì ngay từ khi
mới hình thành, đô thị đã là những tập hợp người hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp,
chuyên sống bằng nghề thủ công, buôn bán, dịch vụ... Còn ở Việt Nam vì là một
nước nông nghiệp, nên tiêu chí để định hình đô thị cũng có khác, những tụ điểm dân
cư đông được coi là thuộc phạm trù đô thị, khi ở đó đại bộ phận trong họ sống phi
nông nghiệp là chủ yếu và cũng chỉ đạt mức đa số, chứ không thể chiếm ưu thế
tuyệt đối.
Đô thị ở Việt Nam bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn. Có 05 yếu tố cơ bản
phân loại đô thị, gồm: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ; tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%; cơ sở hạ tầng
phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn



8

quy định đối với từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; mật độ dân
số phù hợp quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Nông nghiệp đô thị bền vững
+ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại
của con người, nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương
lai (1987,Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc). Như vậy, có thể nói
phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế; nâng cao mức
độ công bằng xã hội, giàu có về văn hóa; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
+ Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa dạng
nhưng đảm bảo hệ sinh thái gồm các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn
tại, cân bằng tự nhiên, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong
sạch, sản phẩm an toàn và được thị trường chấp nhận.
+ Nông nghiệp sinh thái đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị
hoặc gần vùng đô thị. Nó thích ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy các
lợi thế của điều kiện vật chất-kỹ thuật đô thị, để ngày càng hoàn thiện các chức
năng sinh thái mà nó tham gia vào các chu trình cân bằng và chức năng cung ứng
một cách tương thích, nhằm thoả mãn các nhu cầu thị trường đô thị về những nông
sản hàng hoá sạch, chất lượng cao và đa dạng; đồng thời cung ứng các sản phẩm
văn hoá, tinh thần và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của thị dân.
Nông nghiệp đô thị chịu ảnh hưởng của môi trường đô thị rất lớn theo chiều
hướng có hại của các hoạt động trong xây dựng, giao thông vận tải, công thương
nghiệp do con người gây ra...Mặt khác, nông nghiệp đô thị lại nhận được những tác
động có lợi từ các yếu tố và môi trường vật chất kỹ thuật cao, hạ tầng kỹ thuật và
các kênh chuyển giao công nghệ của đô thị, tạo điều kiện để hiện đại hóa nông
nghiệp bằng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, thông tin tin học
hóa; công nghệ sinh học phát triển, đủ sức đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng về

giống và kỹ thuật sản xuất chế biến và bảo quản nông sản hàng hoá, áp dụng công
nghệ thích ứng theo ngành hàng, thực sự đáp ứng yêu cầu của thị trường qua chế


9

biến và bảo quản tốt; trực tiếp giúp nông dân đưa năng suất lao động, sản lượng và
chất lượng nông sản lên cao hơn.
Nông nghiệp sinh thái (Organic farming) là khuynh hướng phát triển sản
xuất nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, thành tựu của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Nền nông
nghiệp sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Không phá hoại môi trường;
+ Ðảm bảo năng suất ổn định;
Nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh có thể chia ra các vùng như:
+ Vùng nông nghiệp theo quy hoạch sắp lên đô thị trở thành vùng nông
nghiệp thoái hóa có hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút. Vùng được gọi là "nông
nghiệp thoái hóa" này còn đang có tình trạng lãng phí lớn đất màu mỡ do quy hoạch
treo, hay nông dân chờ quy hoạch đã xây dựng và trồng cây bừa bãi mong được đền
bù cao hơn. Để duy trì và phát triển sản xuất ở vùng này cần áp dụng công nghệ cao
với các vụ sản xuất ngắn ngày, như: rau hoa, cá cảnh, cây cảnh, nuôi ba ba, cá sấu,
…, với nhiều cơ hội thu lời rất cao. Nếu khu dân cư ở vào vị trí thích hợp thì sau
khi hết đất canh tác, chính quyền có thể cùng nhân dân thực hiện việc chỉnh trang
làng xóm, tạo địa điểm du lịch sinh thái và chuyển bộ phận dân cư sang kinh doanh
dịch vụ du lịch.
+ Vùng nông nghiệp ở vành đai xa hơn, nếu có trở thành đô thị thì phải
hàng chục năm sau và lâu hơn, với không gian có thể vượt địa giới hành chính do
sức hút của các ngành sản xuất hiệu quả cao. Để trở thành vùng nông nghiệp năng
động cần đa dạng hóa sản xuất, phát triển hệ sinh thái vườn ao chuồng (VAC), áp
dụng công nghệ cao trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phát triển bền vững

với hiệu quả cao. Những mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại cần được xây dựng,
cùng với các loại hình nông nghiệp hàng hoá như nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp du lịch, sản xuất nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ, nông nghiệp phục vụ
khách sạn, nông nghiệp an dưỡng.


10

Chính vì vậy, Nông nghiệp đô thị bên cạnh mang lại lợi ích kinh tế khá lớn
còn có ý nghĩa to lớn về xã hội và nhân văn.
1.1.4 Vốn trong nông nghiệp
Theo Kay và Edwards (ĐH Texaz và Iowa, Hoa Kỳ) (2009), vốn trong sản
xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực cho
sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ
thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ và tiền mua con
giống, cây giống, mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc,…). Vốn trong
nông nghiệp phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.5 Nông thôn
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã".
Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng chính phủ là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của
phường, quận thuộc thị xã, thành phố.
Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013, của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
1.1.6 Tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay
mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những
điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người
cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì “tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại
trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay


×