Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG
TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản đăng ký đề tài này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng
năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Thủy




ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án là thành quả của những nỗ lực bền bỉ và nghiêm túc của tác giả trong suốt
4 năm học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ vô cùng quý báu của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong
gia đình.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Người Hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện
Luận án. Được làm việc dưới sự định hướng, chỉ dẫn và hỗ trợ tận tình của thầy là yếu
tố không thể thiếu giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các thầy cô Viện Kế toán - Kiểm toán, Viện Đào
tạo Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Thị Minh – Trưởng khoa Toán kinh tế đã góp ý, hướng dẫn tác giả xử lý dữ liệu trong
quá trình nghiên cứu và viết luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ Khoa Kinh tế - trường Đại học
Vinh – nơi tác giả công tác – những người đã dành cho tác giả sự khuyến khích, động
viên, và sẻ chia công việc để tác giả có điều kiện hoàn thành luận án của mình.
Và sau cùng, tác giả xin cảm ơn bố mẹ, chồng và hai con gái - những người luôn
bên cạnh động viên, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, là động lực để tác giả nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Thủy


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ....................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
1.5. Khái quát phương pháp nghiên cứu........................................................................ 5
1.6. Khung nghiên cứu của Luận án................................................................................ 6
1.7. Kết cấu của Luận án......................................................................................................... 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC THỰC
HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN.............................................. 9
2.1. Lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán................................. 9
2.1.1. Lịch sử nguyên tắc thận trọng trong kế toán............................................................... 9
2.1.2. Các mô hình đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại
doanh nghiệp................................................................................................................................ 16
2.2. Lý luận chung về quản trị công ty.......................................................................... 28
2.2.1. Nguồn gốc và định nghĩa Quản trị công ty................................................................ 28
2.2.2. Nội dung và đặc điểm của quản trị công ty............................................................... 30
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty

đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán...................................... 32
2.3.1. Tác động của quy mô Hội đồng quản trị đến việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán...................................................................................................................... 32
2.3.2. Tác động của việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

điều hành (CEO) đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán....................33
2.3.3. Tác động của tính độc lập của Hội đồng quản trị đến việc thực hiện nguyên tắc
thận trọng trong kế toán............................................................................................................. 34
2.3.4. Tác động của thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn về kế toán tài

chính đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán....................... 36


iv
2.3.5. Tác động của sự hiện diện của Ủy ban kiểm toán đến việc thực hiện nguyên tắc
thận trọng trong kế toán............................................................................................................. 36
2.3.6. Tác động của thành viên Ủy ban kiểm toán hoặc thành viên Ban kiểm soát có
chuyên môn về kế toán tài chính đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế
toán................................................................................................................................................. 37
2.3.7. Tác động của Sở hữu của Ban giám đốc đến việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán...................................................................................................................... 38
2.3.8. Tác động của Sở hữu Nhà nước đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong
kế toán............................................................................................................................................ 39
2.4. Lý thuyết nền tảng phục vụ nghiên cứu tác động của đặc điểm QTCT đến
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán............................................... 48
2.4.1. Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information)................................ 48
2.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)........................................................................... 50
2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)................................................... 51
2.5. Xác định khoảng trống nghiên cứu....................................................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
55
3.1. Xây dựng giả thuyết khoa học về các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty

tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán..................55
3.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị............................................................................................. 55

3.1.2. Kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành...............56
3.1.3. Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành....................................................... 56
3.1.4. Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn về kế toán tài chính.....................58
3.1.5. Thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính........................... 59
3.1.6. Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc.................................................................................... 60
3.1.7. Sở hữu của Nhà Nước:................................................................................................... 61
3.1.8. Các yếu tố khác không thuộc đặc điểm Quản trị công ty có ảnh hưởng đến việc
thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán..................................................................... 62
3.2. Mô hình nghiên cứu....................................................................................................... 64
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 66
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................... 66
3.3.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu.................................................. 77
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................. 80
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TÁC


v
THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.............................................................................. 81
4.1. Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................... 81
4.2. Thống kê mô tả biến độc lập và mối tương quan giữa các biến trong mô hình

nghiên cứu................................................................................................................................... 85
4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập.................................................................................. 85
4.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu...................... 88
4.2.3. Kiểm định giả thuyết các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty tác động đến

việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam................................................................................................. 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................................... 100
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CÁC KHUYẾN NGHỊ
VÀ KẾT LUẬN............................................................................................................................. 101
5.1. Phân tích, so sánh kết quả hồi quy giữa các mô hình.............................. 101
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm.................................................... 103
5.2.1. Sự kiêm nhiệm chức danh (CEO và chủ tịch HĐQT) và việc thực hiện nguyên
tắc thận trọng trong kế toán.................................................................................................... 103
5.2.2. Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn về kế toán tài chính và việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán............................................................................ 105
5.2.3. Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính và việc thực hiện
nguyên tắc thận trọng trong kế toán..................................................................................... 106
5.2.4. Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong
kế toán......................................................................................................................................... 107
5.2.5. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế
toán............................................................................................................................................... 110
5.3. Các khuyến nghị, đề xuất đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong

kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam........................................ 111
5.3.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp........................................................................... 111
5.3.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước................................................... 114
5.3.3. Khuyến nghị dành cho nhà đầu tư............................................................................. 116
5.3.4. Khuyến nghị dành cho cơ sở giáo dục đào tạo....................................................... 116
5.4. Những đóng góp của luận án................................................................................. 117
5.4.1. Đóng góp về mặt khoa học và lý luận...................................................................... 117
5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.......................................................................................... 117
5.5. Các hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai..........118



vi
5.5.1. Các hạn chế của luận án.............................................................................................. 118
5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................................... 119
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 124
PHỤ LỤC.......................................................................................................................139


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu
viết tắt

Nội dung

1.

ACC

Accounting conservatism - Nguyên tắc thận trọng trong kế toán

2.

BCTC


BCTC

3.

BCTN

Báo cáo thường niên

4.

BKS

Ban kiểm soát

5.

CTNY

Công ty niêm yết

6.

CEO

Giám đốc điều hành

7.

DN


Doanh nghiệp

8.

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

9.

FASB

Financial Accounting Standards Board - Hội đồng chuẩn mực kế
toán tài chính (Hoa Kỳ)

10.

FEM

Fixed Effect Model - Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định

11.

HĐQT

Hội đồng quản trị

12.

HNX


Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

13.

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

14.

IASB

International Accounting Standards Board - Hội đồng chuẩn mực
kế toán quốc tế

15.

KTNB

Kiểm toán nội bộ

16.

KTTC

Kế toán tài chính

17.


Luật DN

Luật số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014

18.

OLS

Mô hình hồi quy bình phương bé nhất

19.

QTCT

Quản trị công ty

20.

ROE

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

21.

REM

Mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên

22.


Sở GDCK Sở giao dịch chứng khoán

23.

UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước

24.

UBKT

Ủy ban kiểm toán

25.

VAS

Vietnamese Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán Việt Nam


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Tổng hợp các công trình nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán............................................................ 26

Bảng 2.2:

Tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác động của đặc điểm QTCT đến
việc thực hiện ACC.................................................................................................. 41


Bảng 3.1:

Mức độ vốn hóa thị trường theo GDP tại một số quốc gia (tỷ lệ %).............71

Bảng 3.2:

Mô tả và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu................. 74

Bảng 3.3:

Số lượng CTNY trong dữ liệu nghiên cứu.......................................................... 78

Bảng 4.1:

Trích dữ liệu tính CONS của hai DN trong mẫu nghiên cứu..........................82

Bảng 4.2:

Thống kê mô tả biến phụ thuộc theo tổng thể mẫu nghiên cứu......................82

Bảng 4.3:

Top 20 DN có LNST cổ đông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán
qua nhiều năm............................................................................................................ 84

Bảng 4.4:

Thống kê mô tả biến phụ thuộc CONS theo ngành cấp 1................................ 85


Bảng 4.5:

Thống kê mô tả các biến độc lập........................................................................... 86

Bảng 4.6:

Ma trận hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình hồi quy............89

Bảng 4.7:

Kết quả ước lượng hồi quy theo OLS đo lường sự tác động của đặc điểm
QTCT tác động đến việc thực hiện ACC............................................................. 91

Bảng 4.8:

Kết quả ước lượng hồi quy theo FEM đo lường sự tác động của đặc điểm
QTCT tác động đến việc thực hiện ACC............................................................. 93

Bảng 4.9:

Kết quả ước lượng hồi quy theo REM đo lường sự tác động của đặc điểm
QTCT tác động đến việc thực hiện ACC............................................................. 96

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Lagrangian Multiplier............................................................ 97
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman................................................................................... 99
Bảng 5.1:

So sánh kết quả hồi quy từ các mô hình OLS, REM, FEM.......................... 101

Bảng 5.2:


Bảng tổng hợp và so sánh kết quả đạt được với giả thuyết đặt ra...............103


ix
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án.................................................................................. 6
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu tác động của đặc điểm Quản trị công ty đến việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm
yết trên TTCK Việt Nam........................................................................................... 65
Hình 4.1: Giá trị CONS trung bình qua các năm................................................................... 83


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thận trọng là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản và là một yêu cầu được
nhắc đến khá nhiều trong hoạt động kế toán. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng
đến việc xác định giá trị các yếu tố trình bày trên BCTC, từ đó ảnh hưởng đến tính trung
thực, đáng tin cậy và hữu ích của thông tin kế toán. Tầm quan trọng của việc thực hiện
nguyên tắc này đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ghi nhận khi đưa khái
niệm thận trọng vào Khung khái niệm cũng như yêu cầu thực hiện nguyên tắc thận trọng
hiện diện nhiều trong các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) cụ thể. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, thực tiễn công tác kế toán đã cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện
nguyên tắc này khi đánh giá giá trị, lập và trình bày các yếu tố trên BCTC.

Khái niệm thận trọng (conservatism/prundence) lần đầu tiên được IASB đưa vào
Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC năm 1989 và được xem là một yêu cầu cơ bản của
thông tin kế toán. Việc áp dụng nguyên tắc thận trọng sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin

cậy (Reliability) của thông tin kế toán, từ đó ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của
các đối tượng sử dụng thông tin BCTC. Do trong quá trình lập và trình bày BCTC có
thể phát sinh các giao dịch, sự kiện không chắc chắn như: khoản nợ phải thu có thể
không thu hồi được, tài sản có thể bị giảm giá trị thị trường, chi phí trả trước liên quan
đến nhiều kỳ kế toán, lợi thế thương mại của doanh nghiệp,…Trong tình huống đó,
nhằm hạn chế hiện tượng doanh nghiệp phản ánh không đúng thực tế tình hình tài chính
hay kết quả kinh doanh, như: định giá thấp nợ phải trả, đánh giá cao giá trị tài sản…
IASB yêu cầu kế toán phải cân nhắc cẩn trọng trong việc đánh giá, ghi nhận và trình bày
các yếu tố không chắc chắn. Sự cân nhắc cẩn trọng là để sao cho tài sản và thu nhập
không bị thổi phồng (không bị đánh giá quá cao), trong khi chi phí và nợ phải trả không
bị đánh giá quá thấp. Đồng thời có sự bất cân xứng đối với thời điểm ghi nhận thông tin
tốt và thông tin xấu của doanh nghiệp. Theo đó, thông tin tốt (tăng doanh thu, tăng tài
sản…) chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, còn thông tin xấu (tăng chi phí,
giảm tài sản…) sẽ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng xảy ra. Sự bất cân
xứng trong việc ghi nhận thông tin này giúp cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về khả năng
mất vốn, cảnh báo sớm tình hình bất lợi cho cổ đông, tăng tính hữu ích của BCTC.
Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán: cho phép ban giám đốc phát hiện sớm các dự án có giá trị hiện tại âm
(Ball, 2001), và tăng cơ hội đầu tư trong tương lai (Garcia Lara và cộng sự, 2009), hạn chế
hành vi cơ hội của nhà quản lý (Watts, 2003; Chen và cộng sự, 2007), giảm việc quản trị lợi
nhuận (Watts, 2003), tăng giá trị doanh nghiệp (Watts và Zuo, 2012)…Tuy nhiên trong thực
tế, doanh nghiệp có thể lợi dụng việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán như một
công cụ để tạo ra các thông tin trên BCTC theo ý muốn chủ quan với nhiều mục đích khác
nhau, như doanh nghiệp “cố tình” tạo quỹ chìm, hoặc lập dự phòng quá mức, cố ý trì hoãn
ghi nhận lãi…Bên cạnh đó, sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin sẽ ảnh hưởng đến
tính trung lập của thông tin kế toán, gây ra nhiều tranh


2
cãi về ảnh hưởng của việc thực hiện nguyên tắc này. Ví dụ khi doanh nghiệp trì hoãn ghi

nhận thu nhập tiềm năng sẽ làm cho nhà đầu tư đánh giá thấp về doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến quyết định nắm giữ cổ phiếu của cổ đông cũng như quyết định đầu tư. Do đó
IASB đã loại bỏ khái niệm thận trọng ra khỏi Khung khái niệm trong bản sửa đổi năm
2010. Tuy nhiên sự sửa đổi này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều do ảnh hưởng của
việc không cẩn trọng cân nhắc khi đánh giá các giao dịch, sự kiện không chắc chắn của
doanh nghiệp. Và trên thực tế, mặc dù không tồn tại khái niệm thận trọng trong Khung
khái niệm nhưng yêu cầu thận trọng vẫn hiện diện trong việc ghi nhận, xác định giá trị
và công bố thông tin (IAS 2, IAS16, IAS 19, IAS 36, IAS 37, IAS 39, IAS 40, IFRS 2,
IFRS 4, IFRS 5, IFRS 7, IFRS 9). Vì vậy trong bản dự thảo sửa đổi Khung khái niệm
của IASB năm 2015, nguyên tắc thận trọng đã một lần nữa được đưa vào.
Từ vài trò của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thực hiện nguyên tắc này, cần có cơ chế
giám sát việc thực hiện từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đúng từ góc độ bên
trong doanh nghiệp, đặc điểm quản trị công ty là một trong những nhân tố có ảnh hưởng
đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. QTCT xuất phát từ sự tách biệt
giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp, tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong
mối quan hệ ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người
quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của
công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát
nguồn lực do công ty kiểm soát. QTCT tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và
hành động của ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ
đông và những người có lợi ích liên quan. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy doanh
nghiệp thiết lập một cơ chế QTCT tốt sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện nguyên
tắc thận trọng trong kế toán (Beekes & cộng sự (2004), Lim (2011), Lara và cộng sự
(2009), Ahmed và Duellman (2007)….)
Hiện nay có hơn 200 bộ quy chế QTCT đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và
vùng lãnh thổ (IFC, 2010). Do giữa các quốc gia có sự khác nhau giữa nguồn gốc các
thể chế pháp luật, đặc tính văn hóa, trình độ phát triển của thị trường tài chính, do đó
QTCT cũng được xây dựng để phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty liên quan đến đặc điểm của Hội

đồng quản trị, đặc điểm của Ban kiểm soát, Ban giám đốc, cấu trúc sở hữu vốn của các
tổ chức, cá nhân có liên quan… Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng đến quá trình giám sát
các hoạt động trong doanh nghiệp, do đó sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát việc
thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Vì vậy tác động của các yếu tố thuộc đặc
điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một
trong những nội dung mà luận án quan tâm và muốn làm sáng tỏ.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của đặc
điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước, mục tiêu tổng quát của luận
án là nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm rõ tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm
QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài
chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án
hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhận diện, xác định và đo lường các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị
công ty tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở mô hình của Ahmed &
Duellman (2007).
Thứ ba, đánh giá tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty đến
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ tư, các khuyến nghị đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế
toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào thuộc đặc điểm quản trị công ty có tác động đến
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam? Đo lường các yếu tố đó như thế nào?
Câu hỏi 2: Có những mô hình nào được sử dụng để đo lường việc thực hiện
nguyên tắc thận trọng trong kế toán?
Câu hỏi 3: Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
tại các CTNY trên TTCK Việt Nam theo mô hình Ahmed & Duellman (2007) như thế
nào?
Câu hỏi 4: Các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty có có tác động như thế nào
đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm
yết trên TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 5: Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan chức năng
Nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo như thế nào đối với việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán?


4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đặc điểm quản trị
công ty, việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và sự tác động của đặc điểm
quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi
tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016.

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây là các

công ty có quy mô vốn lớn, có nghĩa vụ thực hiện quy chế QTCT theo các văn bản quy
phạm pháp luật cũng như do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề xuất.
Bên cạnh đó, với bộ máy kế toán lớn, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và
chuẩn mực kế toán sẽ giúp tác giả có đủ thông tin để đánh giá về việc thực hiện nguyên
tắc thận trọng trong kế toán. Tác giả không nghiên cứu BCTC tại các công ty chưa có cổ
phiếu niêm yết tại HOSE và HNX vì nghiên cứu này đòi hỏi thông tin BCTC đã được
kiểm toán và báo cáo thường niên được công bố đầy đủ theo quy định bắt buộc thì dữ
liệu thu thập mới có độ tin cậy.
Do đặc điểm cấu trúc tài chính đặc thù và chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy
định riêng của Chính phủ nên các Tổ chức Tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác) được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu.
Như vậy Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
Về thời gian
Luận án nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở dữ liệu của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 (5 năm). Lý do tác giả lựa chọn mốc
thời gian của giai đoạn nghiên cứu là năm 2012 vì đây là năm đầu tiên Thông tư
121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 Bộ Tài chính về ‘Quy định về quản trị công ty áp
dụng cho các công ty đại chúng’ bắt đầu có hiệu lực. Trong giai đoạn này, một số văn
bản liên quan đến kế toán tài chính nói chung và nguyên tắc thận trọng nói riêng cũng được
ban hành như: thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thay thế cho quyết định
15/2006/QĐ-BTC quy định chế độ kế toán DN; Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày
28/06/2013 sửa đổi bổ sung thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 về “hướng dẫn
chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất


5
các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng
hóa, công trình xây lắp tại DN”. Từ 01 tháng 8 năm 2017, Nghị định 71/2017/NĐ-CP
của Chính phủ thay thế cho Thông tư 121/2012, do đó đặc điểm quản trị công ty trong

các CTNY trên TTCK Việt Nam có thể có những thay đổi để phù hợp với quy định mới.
Việc ban hành các văn bản pháp luật này chắc chắn sẽ làm cho các công ty niêm
yết có sự thay đổi trong chế độ kế toán nói chung, trong việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán nói riêng cũng như trong việc tổ chức và thực hiện quản trị công ty.
Vì vậy, Luận án tập trung phân tích thông tin từ BCTC đã được kiểm toán, báo cáo
thường niên của các công ty niêm yết cổ phiếu liên tục trên TTCK Việt Nam trong thời
gian từ 2012 – 2016.
Về nội dung
Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
(1) Nghiên cứu các yếu tố của đặc điểm quản trị công ty, gồm: Quy mô của hội
đồng quản trị, Sự kiêm nhiệm giữa chức danh chủ tịch HĐQT và CEO, tỷ lệ thành viên
HĐQT không điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, tỷ
lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính, Sở hữu của Ban giám
đốc, Sở hữu của Nhà nước;
(2) Đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán trên cơ sở mô
hình trong nghiên cứu của Ahmed & Duellman (2007);
(3) Nghiên cứu tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên
tắc thận trọng trong kế toán với 4 biến kiểm soát: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết
quả kinh doanh và khả năng sinh lời.

1.5. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm
STATA phiên bản 14, cụ thể như sau:
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước và lý thuyết nền tảng, tác giả đề xuất
giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và mô hình hồi quy về tác động
của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công
ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của
từng mô hình đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tác giả
lựa chọn mô hình phù hợp nhất với đặc điểm của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC, báo cáo thường niên của công ty niêm

yết trên HOSE và HNX từ năm 2012 – 2016 với sự hỗ trợ của công ty Vietstock và
UBCK Nhà nước. Thông qua phần mềm thống kê STATA, dữ liệu được kiểm chứng


6
với mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định
(FEM), mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Bằng các kiểm định về sự phù
hợp và khuyết tật của từng mô hình, tác giả lựa chọn mô hình phù hợp nhất và sử dụng
kết quả hồi quy có được để đánh giá các giả thuyết mà luận án đặt ra, đồng thời phân
tích, thảo luận và đề xuất các kiến nghị với các đối tượng sử dụng thông tin.

1.6. Khung nghiên cứu của Luận án
(Lý luận chung về’nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đặc điểm
quản trị công ty; Tổng quan)nghiên cứu tác động của đặc điểm
QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Khoảng trống nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty
đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Giả thuyết nghiên cứu

Mô hình’hồi quy kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Thu thập, xử lý dữ liệu
- Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
- Kiểm định mối quan hệ tương quan
- Thực hiện hồi quy theo từng mô hình OLS, REM, FEM, kiểm định sự tồn
tại của mô hình, khuyết tật của’mô hình, lựa chọn mô hình phù hợp’.

Phát hiện, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất
các khuyến nghị


Hình 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng

1.7. Kết cấu của Luận án
Kết cấu của Luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 luận án trình bày lý do lựa chọn đề tài và nêu các nội dung liên quan đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu cùng câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu. Tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời


7
trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khái quát phương pháp nghiên cứu và
khung nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của
đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Trong chương này tác giả trình bày lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong
kế toán (lịch sử của thận trọng kế toán, các mô hình đo lường việc thực hiện nguyên tắc
thận trọng trong kế toán), lý luận chung về quản trị công ty. Đồng thời tác giả trình bày
tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và các lý thuyết nền tảng phục vụ nghiên cứu
(lý thuyết thông tin bất đối xứng, lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan) từ đó
xác định ‘khoảng trống’ nghiên cứu.
Chương 3: Giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương 3 bao gồm xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về sự tác
động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế
toán được đề xuất trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết nền tảng. Từ đó, tác
giả xây dựng mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy, xác định mẫu nghiên cứu,

phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên thực nghiệm về tác động của đặc điểm quản trị
công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy, mối quan
hệ tương quan và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất trên cơ sở lựa chọn
mô hình hồi quy phù hợp nhất để đo lường tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của từng yếu
tố thuộc đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tác giả
đề xuất một số khuyến nghị dành cho nhà đầu tư, nhà quản lý DN, cơ quan ban hành
chính sách và các cơ sở đào tạo.


8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án, làm rõ sự
cần thiết của chủ đề nghiên cứu và trình bày khung nghiên cứu của luận án.
Phần đầu của chương đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đặc
điểm quản trị công ty và tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện
nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở mục
tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết trong các nội
dung tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá tác động của các
yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty gồm: quy mô Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm
chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành (CEO), tỷ lệ thành viên HĐQT
không điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, tỷ lệ
thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính, Sở hữu vốn của Ban giám
đốc và Sở hữu vốn của Nhà nước đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế

toán. Trong đó việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các CTNY trên
TTCK Việt Nam được đo lường trên cơ sở mô hình của Ahmed & Duellman (2007).
Ngoài ra, trong chương này tác giả giới thiệu tổng quát về phương pháp nghiên
cứu, khung nghiên cứu của luận án, kết cấu các chương của luận án.


9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC THỰC
HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN
2.1. Lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán
2.1.1. Lịch sử nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực, quy ước, yêu cầu, hướng dẫn cơ bản nhất mà
tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện trong việc ghi nhận, đo lường các yếu tố tài
chính để lập BCTC nhằm đạt được mục tiêu dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh. Mục
tiêu của những nguyên tắc kế toán chung là tạo tính thống nhất cho các BCTC.

Thận trọng (prudence/conservatism) là một nguyên tắc (quy ước) phổ biến và xuất
hiện từ khá lâu trong kế toán, ảnh hưởng đến cả lý thuyết và thực hành kế toán. Sterling
(1967) mô tả nguyên tắc thận trọng trong kế toán (ACC): “là nguyên tắc cổ xưa nhất và
có lẽ là nguyên tắc phổ biến nhất của định giá kế toán”.
Trong nghiên cứu của Basu (1997) đã cho thấy ACC có thể đã xuất hiện từ rất lâu
trong lịch sử của kế toán. Vào trước những năm 1900, ACC chủ yếu tập trung vào Bảng
Cân đối kế toán. Đầu tiên vào thế kỷ XIV, trong cuốn sách của Walter of Henley viết về
vấn đề quản lý bất động sản có tựa đề ‘Husbandry’ đã đưa ra lời khuyên cho kiểm toán
viên các tài khoản của lãnh chúa phải “trung thành và thận trọng”. Các tài liệu khác nói
về ACC bắt đầu có từ những năm đầu thế kỷ XV. Penndorf (1933) kiểm tra hồ sơ của
một doanh nhân Tuscan là Francesco di Marco of Prato (1358-1412) và đã chứng minh
rằng ông ấy đã đánh giá giá trị hàng tồn kho của mình thấp hơn so với giá phí hoặc thấp

hơn giá trị thị trường của nó. Ông đưa ra dẫn chứng một khoản tổn thất vào năm 1406
như sau: “bởi vì chúng tôi không còn coi trọng chúng như ban đầu từ khi giá của chúng
giảm xuống”, những khoản tổn thất vào năm 1406 và 1408 đều do những nông cụ (công
cụ) bị giảm giá trị trong năm.
Savary (1675) là người đầu tiên đề xuất nguyên tắc giá trị thấp hơn giá gốc hoặc
giá trị thị trường (lower-of-cost-or-market principle) trong bài viết đầu tiên về kế toán.
Ông đã phát biểu rằng nếu một hàng hóa bắt đầu trở nên xấu đi, hoặc lạc hậu so với thời
đại thì ông ấy cần tìm một nhà máy hoặc người bán buôn có giá thấp hơn 5% so với giá
trị trước đó vì giá của nó phải giảm xuống mức giá này. Tuy nhiên trong nghiên cứu của
Vance (1943) tìm thấy một số tài liệu kế toán trước đó đã đề xuất ghi nhận giá trị hàng
tồn kho theo hiện tại hơn là ghi nhận theo giá phí lịch sử trong một số trường hợp cụ thể
khi mà giá trị thị trường của nó bị giảm xuống. Việc định giá hàng tồn kho ở mức thấp


10
hơn giá phí hoặc giá trị thị trường đã được đưa vào Bộ luật Thương mại của Pháp năm
1673, đưa vào bộ luật Thương mại của Đức năm 1884 (Schmalenbach, 1959). Vấn đề
này thậm chí đã được mô phỏng sớm hơn ở Đức trong một dự thảo của bộ luật thương
mại Đức năm 1857 (Littleton, 1941). Theo Brief (1975), trong cuốn sách viết về kế toán
có tựa đề ‘The Accountant’ được xuất bản vào tháng 6 năm 1881 đã đưa ra ý kiến bàn
luận về ACC và trách nhiệm của các kiểm toán viên về các ước tính kế toán như sau:
“Các ước tính trong kế toán thường là những điều thích hợp để sử dụng, khi mà
chúng có liên quan tới các vấn đề chi tiết và giúp cho việc lập bảng cân đối kế
toán được thực hiện nhanh hơn, tuy nhiên tất cả các ước tính sẽ tạo ra một ít bất
lợi cho công ty hơn là có xu hướng khác” (Brief, 1975, trang 292).
Vào thời điểm mà Bảng Cân đối kế toán được coi là báo cáo chính và là báo cáo
tài chính duy nhất được các công ty công bố thường xuyên thì ACC đã được đề cập
trong các quy định của kế toán. Ủy ban nguyên tắc kế toán (APB) trong tuyên bố số 4
(APB, 1970a) đã công nhận thực tế rằng: “…Tài sản và nợ phải trả trong DN thường
xuyên được đo lường trong tình huống không thực sự chắc chắn. Về mặt lịch sử,

các nhà quản lý, nhà đầu tư và kế toán thường mong muốn rằng các lỗi có thể
mắc phải trong việc đo lường giá trị thu nhập ròng và tài sản ròng có xu hướng
báo cáo giảm xuống hơn là báo cáo tăng thêm. Điều này dẫn đến các quy ước
của thận trọng trong kế toán…”(APB, 1970a, trang 171)
SFAC 2 (FASB, 1980) dường như chấp nhận nguyên tắc thận trọng trong kế toán
nên đã viết trong lời mở đầu rằng tài sản và nợ phải trả báo cáo trên bảng CĐKT phải
được đánh giá, lựa chọn với cơ hội ngang nhau, nhưng phủ nhận rằng giá trị đó được
thực hiện bằng cách nhận biết tất cả các tổn thất và không nhận biết các lợi ích. FASB
(1980) đã mô tả ACC như sau:
“Nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một phản ứng cẩn thận (thận
trọng) đối với những điều không chắc chắn để cố gắng đảm bảo rằng những
bất ổn và những rủi ro tiềm tàng trong các tình huống kinh doanh được xem
xét một cách đầy đủ. Vì vậy nếu có hai ước tính về số tiền được nhận hoặc
phải trả trong tương lai có giá trị tương đương nhau thì ACC đề xuất sử dụng
ước tính ít khả quan hơn. Tuy nhiên nếu hai giá trị này không ngang bằng
nhau, ACC không bắt buộc nhất thiết phải sử dụng giá trị ít khả quan hơn.
ACC cũng không yêu cầu trì hoãn ghi nhận thu nhập khi đã có bằng chứng
đầy đủ về sự tồn tại của nó hoặc ghi nhận tổn thất trước khi có bằng chứng
đầy đủ cho thấy chúng đã thực sự phát sinh” (SFAC 2, 1980, trang 95)
SFAC 2 (FASB, 1980) cũng cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán được
phát triển trong suốt khoảng thời gian mà bảng cân đối kế toán được xem là BCTC


11
chính, các khoản lợi nhuận chi tiết hoặc kết quả hoạt động khác hiếm khi được cung cấp
ra bên ngoài doanh nghiệp. “Đối với chủ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác –
những đối tượng chính sử dụng BCTC nằm bên ngoài doanh nghiệp – việc báo cáo giảm
lợi ích của nguyên tắc thận trọng trong kế toán đã trở thành một cân nhắc phổ biến đáng
mong muốn, vì càng báo cáo giá trị tài sản giảm xuống thì mức độ an toàn của tài sản
đảm bảo cho các khoản vay hoặc các khoản nợ khác càng cao…” (SFAC, 1980, trang

23).
Ở góc nhìn từ Bảng Cân đối kế toán, Watts và Zimmerman (1986) cho rằng
nguyên tắc thận trọng trong kế toán là chỉ dẫn cho kế toán “báo cáo giá trị thấp nhất
trong số các giá trị có thể có của tài sản và giá trị cao nhất đối với các khoản nợ”.
Feltham và Ohlson (1995) mô tả ACC như sau: khi đánh giá tài sản theo nguyên tắc cơ
sở dồn tích thì giá trị ghi sổ luôn được đánh giá thấp hơn trong mối tương quan với giá
trị thị trường của nó. Beaver và Ryan (2000) đã tìm thấy sự khác biệt chắc chắn giữa giá
trị ghi sổ và giá trị thị trường (có thể thông qua giá trị chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so
với giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu) có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu đánh
giá việc thực hiện ACC (ví dụ như chi phí R&D, chi phí quảng cáo, dự phòng, tính giá
xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)…).
Theo GAAP, nguyên tắc thận trọng là những chỉ dẫn yêu cầu kế toán của DN phải
công bằng và hợp lý trong việc thực hiện đánh giá và đưa ra các ước tính kế toán nhằm
không phóng đại cũng như không giảm bớt các chi phí và kết quả hoạt động của DN. Ví
dụ về nguyên tắc thận trọng trong GAAP bao gồm: ghi nhận giá trị tài sản thấp hơn giá
phí hoặc nguyên tắc giá trị thị trường, ghi nhận chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí
quảng cáo, các cáo buộc chống lại việc công nhận nội bộ giá trị lợi thế thương mại…
Ở góc nhìn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Givoly và Hyan (2000) định
nghĩa ACC là sự lựa chọn một trong các nguyên tắc kế toán dẫn đến việc tối thiểu hóa của
thu nhập gián tiếp tích lũy (dồn tích). Họ sử dụng sự cộng dồn của những dồn tích chênh
lệch giữa kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích như là một phương pháp đo
lường việc thực hiện ACC. Nghiên cứu cho rằng sự chênh lệch giữa kế toán theo cơ sở tiền
và kế toán theo cơ sở dồn tích đã được lũy kế một khoản lỗ lớn từ giai đoạn 1965 – 1968 và
sự cộng dồn lũy kế các khoản lỗ này không thể được giải thích bằng những thay đổi về điều
kiện nền kinh tế như là sát nhập, hợp nhất, hoạt động thâu tóm, tăng chi phí và trợ cấp hưu
trí, tăng trưởng và lạm phát. Ryan (2006) cho rằng ACC liên quan đến việc các công ty ghi
nhận vào thông tin BCTC một cách kịp thời khi nhận được thông tin xấu (ví dụ tăng chi phí,
giảm giá trị tài sản, tăng nợ phải trả…) nhưng không ghi nhận nhanh chóng khi nhận được
tin tốt tương ứng (ví dụ giảm chi phí, tăng giá trị tài sản, tăng doanh thu hoặc thu nhập…).
Kế toán thực hiện như vậy một thời gian



12
sẽ dẫn đến việc ghi nhận không kịp thời tương xứng trong ghi nhận thông tin tốt và
thông tin xấu. Tính kịp thời không tương xứng này được gọi là thận trọng có điều kiện
trong kế toán, hay còn gọi là ACC phụ thuộc vào tin tức (Beaver và Ryan, 2005; Ball
and Shivakumar, 2005).
Khái niệm về nguyên tắc thận trọng đầu tiên thể hiện qua lời cảnh báo được đưa ra
trong nghiên cứu của Bliss (1924) là: ‘không dự báo lợi ích (lợi nhuận) nhưng dự
đoán tất cả các tổn thất có thể có’. Điều này ngụ ý rằng tổn thất sẽ được xác định
sớm hơn nhiều, trong khi việc ghi nhận lợi nhuận được hoãn lại cho đến khi đạt được lợi
nhuận thực sự. Một ví dụ thường được trích dẫn của ACC là việc định giá thấp hơn so
với giá trị thị trường của hàng tồn kho và chứng khoán kinh doanh. Đây chính là một
trong những nội dung cụ thể trong thực hành kế toán của ACC, bởi vì tổn thất từ việc
giảm giá trị thị trường (tổn thất) được ghi nhận trước khi hàng được bán, những lợi ích
có được từ việc giá thị trường gia tăng thì không bao giờ được công nhận trước khi việc
bán hàng được diễn ra. Ví dụ trên cũng thể hiện sự bất cân xứng trong việc ghi nhận
thông tin xấu và thông tin tốt vào BCTC. Basu (1997) định nghĩa ACC là “xu hướng của
kế toán đòi hỏi mức độ xác minh cao hơn để ghi nhận thông tin tốt (lợi nhuận) so với
ghi nhận thông tin xấu (tổn thất hoặc chi phí)”. Hay nói cách khác, kế toán có nhiều khả
năng báo cáo “thông tin xấu” về dòng tiền trong tương lai hơn là “thông tin tốt” (“thông
tin xấu” được ghi nhận vào BCTC một cách kịp thời hơn). Các tổn thất chưa xảy ra
thường được ghi nhận nhanh hơn vào kết quả kinh doanh so với những lợi ích dự kiến
có được. Khái niệm Thận trọng được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đưa vào khuôn
khổ lập và trình bày BCTC năm 1989 nhằm đảm bảo tính đáng tin cậy (Reliability) của
thông tin kế toán. IASB giải thích về ACC là “một mức độ thận trọng trong việc đưa ra
các ước tính cần thiết trong điều kiện không chắc chắn, như tài sản và thu nhập không
được đánh quá quá cao và các khoản nợ, chi phí không được đánh giá thấp” (IASB,
1989, trang 37).
Trong các văn bản về kế toán được lưu giữ đã mô tả ACC rằng khi phải lựa chọn giữa

hai hoặc nhiều kỹ thuật kế toán chấp nhận được thì ưu tiên lựa chọn kỹ thuật có tác động ít
nhất đến vốn chủ sở hữu. Cụ thể hơn, ACC ngụ ý rằng tốt nhất là nên báo cáo giá trị thấp
nhất có thể có của giá trị tài sản và doanh thu nhưng báo cáo giá trị cao nhất có thể có của
nợ phải trả và chi phí (Belkaoui, 1985). Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể xuất hiện
sự xung đột giữa việc báo cáo thấp hơn giá trị lợi nhuận và việc báo cáo thấp hơn giá trị tài
sản. Khi đó, các cân nhắc báo cáo thấp hơn giá trị lợi nhuận được ưu tiên hơn là đánh giá
cao giá trị tài sản trong việc xác định liệu một phương pháp hoặc cách tiếp cận có thận trọng
hay không (ARB 2, CAP, 1939). ACC cũng được hiểu là doanh thu thì nên ghi nhận chậm
(muộn) hơn so với ghi nhận trước, còn chi phí thì


13
nên ghi nhận trước (Hendriksen & Van Breda, 1992). Ví dụ DN áp dụng phương pháp
khấu hao nhanh sẽ làm cho chi phí khấu hao hàng tháng (hoặc năm) cao hơn, do đó thu
nhập và giá trị còn lại của tài sản bị định giá thấp hơn trong thời gian tính khấu hao. Đây
chính là sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin vì nó cho phép trong điều kiện
không chắc chắn thì chỉ được ghi giảm giá trị tài sản thuần nhưng không được ghi tăng
tài sản thuần nếu chưa có bằng chứng chắc chắn. Penman & Zhang (2002) cho rằng thận
trọng kế toán dẫn đến chất lượng của lợi nhuận thấp hơn vì khi thực hiện thận trọng thì
sẽ đẩy nhanh việc ghi nhận chi phí đầu tư, do đó làm giảm thu nhập và tạo dự trữ ẩn
(hidden reserves), nghĩa là chi phí đầu tư của công ty bị ghi nhận tăng lên (Kim & Yung,
2007). Quan điểm này về ACC đã dẫn đến thường xuyên có những phê bình về ACC
rằng ACC gây ra những sai lệch hoặc làm nhiễu loạn giá trị kế toán được báo cáo trong
trường hợp kế toán áp dụng quá mức nguyên tắc này hoặc người sử dụng BCTC không
có nhu cầu về ACC. Bởi nếu thông tin kế toán do DN cung cấp không thể hiện được lợi
ích tương lai DN có khả năng thu được hoặc trì hoãn ghi nhận lãi thì sẽ ảnh hưởng đến
quyết định nắm giữ cổ phiếu hoặc quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Khi đó cổ đông
hoặc nhà đầu tư sẽ có thể sẽ đánh giá DN đang kinh doanh kém hiệu quả chỉ vì lợi
nhuận tiềm năng chưa được ghi nhận. Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc thận trọng ở kỳ
này có thể gây ra hiện tượng tài sản và thu nhập bị thổi phồng ở kỳ sau, do đó ảnh

hưởng đến tính hữu ích và trung lập của thông tin kế toán, hay nói cách khác có thể gây
ra một sự thiên lệch trong BCTC. Tuy nhiên những lời phê bình này không giải thích
được vì sao ACC không bị loại bỏ khỏi thực hành kế toán qua nhiều thế kỷ nếu nó thực
sự làm giảm tính hữu ích của các con số kế toán. Vì vậy mặc dù IASB khi sửa đổi
Khung khái niệm vào năm 2010 đã đưa thận trọng ra khỏi các yêu cầu cơ bản của kế
toán nhưng trong thực tế thì thận trọng vẫn hiện diện rất nhiều trong các nội dung của
các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể.
Ngược lại Basu (1997) lập luận rằng ACC phát sinh từ nhu cầu ký kết hợp đồng (giao
dịch) của người sử dụng BCTC bên ngoài DN và vai trò của ACC là làm tăng tính kịp thời
của các con số kế toán đối với các thông tin. Đứng ở góc độ chi phí để ký kết hợp đồng giữa
các bên trong DN đã giải thích lập luận này như sau: Trong trường hợp không chắc chắn về
giá trị lợi nhuận trong tương lai, nhà quản lý thường có được những hiểu biết tường tận và
đầy đủ về các hoạt động của DN cũng như giá trị của tài sản, trong khi đó những người bên
ngoài DN như nhà đầu tư, cổ đông thiểu số, tổ chức tín dụng… thì phải mất thời gian cũng
như chi phí để xác định được những thông tin này. Nếu thù lao trả cho nhà quản lý được liên
kết với giá trị lợi nhuận báo cáo thì nhà quản lý sẽ ưu tiên không cung cấp những thông tin
bất lợi có ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo vì sẽ ảnh hưởng đến thù lao mà họ được
nhận. Sự xuất hiện của ACC có thể được gắn cùng với nỗ lực quản lý nhằm kết hợp để
chống lại sự lợi dụng sự bất cân xứng thông


14
tin được cung cấp của họ so với chủ sở hữu. ACC được lý thuyết hóa để đóng vai trò
hiệu quả trong thỏa thuận giữa các bên trong DN. Ngoài ra, nếu kế toán không ban hành
các quy tắc, các bên liên quan khác nhau sẽ tự nguyện đồng ý rằng các con số kế toán
được sử dụng trong việc phân chia các dòng tiền giữa họ phải được xác định một cách
thận trọng (Jensen & Meckling, 1976; Watts, 1977; Watts & Zimmerman, 1986; Ball,
1989). Đây cũng là những chỉ dẫn để đặt trả lời cho câu hỏi tại sao ACC lại được ưa
thích bởi nhà đầu tư, nhà quản lý và cả kế toán. Chính thực tế công tác kế toán trên,
IASB đã quyết định đưa khái niệm Thận trọng vào dự thảo sửa đổi Khung khái niệm

năm 2015 và xác định đây là một yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán với cách hiểu “sự
cẩn trọng trong việc nhận việc nhận đinh, đánh giá và cân nhắc trong điều kiện không
chắc chắn” (Exposure draft 2015, www.ifrs.org). Với sự trở lại này, nguyên tắc thận
trọng là một yêu cầu nhằm đảm bảo cho tài sản, thu nhập không bị thổi phồng và không
bị đánh giá thấp, nợ phải trả và chi phí không bị đánh giá quá thấp và cũng không bị
đánh giá quá cao. Điều này ngầm ý rằng DN cần phải thực hiện nguyên tắc thận trọng
trong quá trình hạch toán, xác định giá trị và ghi nhận thông tin kế toán nhưng không
được lạm dụng nguyên tắc này để điều chỉnh thông tin.
Căn cứ vào điều kiện để thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, Beaver &
Ryan (2005) chia việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán thành 2 loại, đó là
thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện và thực hiện nguyên tắc thận trọng không
có điều kiện. Khác biệt chính giữa hai dạng này là thực hiện nguyên tắc thận trọng có
điều kiện phụ thuộc vào các sự kiện, tin tức kinh tế trong khi đó thực hiện nguyên tắc
thận trọng không có điều kiện không phụ thuộc vào yếu tố này:
-

Việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện xảy ra khi các thông tin tiêu cực

có ảnh hưởng tới lợi nhuận được ghi nhận nhanh hơn các thông tin tích cực. Nói cách khác,
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện có đặc điểm là ghi nhận không cân xứng
các thông tin ‘tốt’ và thông tin ‘xấu’ của DN. Theo đó khi có thông tin về việc sẽ có tổn thất
giá trị trong tương lai, kế toán sẽ đưa ra ước tính hợp lý để ghi nhận những thông tin này và
phản ảnh lên BCTC, trong khi đó lợi ích chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn.
Các ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện trong kế toán bao gồm: các
khoản chi phí trích trước (chi phí phải trả về: tiền lương công nhân nghỉ phép, chi phí lãi
vay, lãi trái phiếu…), trích lập dự phòng tổn thất tài sản.
-

Khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nguyên tắc thận trọng không có điều


kiện không phụ thuộc vào các sự kiện, tin tức. Kế toán dự kiến các tổn thất mà DN sẽ phát
sinh trong tương lai để ghi nhận chi phí trước vào các kỳ kế toán hoặc trích lập các quỹ
nhằm tránh sự ảnh hưởng lớn của sự kiện này khi thực tế xảy ra đến kết quả kinh doanh của
DN. Các ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc thận trọng không có điều kiện


15
trong kế toán gồm: lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSĐ, phương pháp tính giá, lập
các khoản dự phòng (bảo hành sản phẩm, công trình; tái cơ cấu DN; trợ cấp thôi việc,
…), trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ bình ổn giá…
Các trích dẫn ở trên cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một yêu cầu
cơ bản và là một phần trong sự phát triển của kế toán trong nhiều thế kỷ. Bản chất của
ACC là chỉ dẫn cho người làm kế toán và nhà quản lý cẩn trọng trong việc ghi nhận các
thông tin trong những điều kiện không chắc chắn, khi đó kế toán sẽ sử dụng các ước
tính kế toán một cách thận trọng và đáng tin cậy để ghi sổ kế toán.
Theo VAS 01 ‘CHUẨN MỰC CHUNG’, thận trọng là một trong bảy nguyên tắc
kế toán cơ bản, “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”. Khi thực hiện nguyên tắc thận
trọng thì đòi hỏi DN phải lưu ý: (a) Thực hiện trích lập các khoản dự phòng nhưng
không được phép trích lập quá lớn; (b) Khi thực hiện đánh giá giá trị của các tài sản và
các khoản thu nhập thi không được đánh giá cao hơn giá trị thực tế; (c) khi đánh giá giá
trị của các khoản nợ phải trả và chi phí thì không được đánh giá thấp hơn; (d) chỉ được
phép ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, còn chi phí sẽ được ghi nhận ngay khi có bằng chứng về khả năng
phát sinh chi phí. Dựa trên nguyên tắc trên, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư
hướng dẫn chế độ kế toán được cụ thể hóa, bao gồm: không ghi nhận tài sản khi không
chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai (lợi thế thương mại, chi phí nghiên cứu và phát
triển), ghi nhận nợ và chi phí khi có khả năng xẩy ra (dự phòng phải trả, trích trước chi
phí), ghi nhận sự sụt giảm giá trị tài sản (lập dự phòng tổn thất tài sản). Thực tế quy định
và thực hiện nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam hiện nay đồng nhất quan điểm với

khuôn khổ lập và trình bày BCTC của IASB tồn tại từ năm 1989 đến 2010.
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) sau một thời gian đưa nguyên tắc thận
trọng ra khỏi Khung khái niệm từ tháng 9 năm 2010 thì trong dự thảo sửa đổi năm 2015
đã đưa lại khái niệm này vào, đồng thời trong bản sửa đổi chính thức năm 2018 thì đã
làm rõ vai trò của nguyên tắc thận trọng đối với việc đo lường, xác định giá trị trong các
điều kiện không chắc chắn. Theo đó, để đảm bảo yêu cầu cơ bản của BCTC thì kế toán
cần thực hiện nguyên tắc thận trọng. Khung khái niệm 2018 giải thích: “thận trọng là
công việc được thực hiện khi đưa ra phán xét trong điều kiện không chắc chắn. Thận
trọng không cho phép báo cáo cao hơn hoặc thấp hơn tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi
phí trên báo cáo tài chính. Khi thực hiện nguyên tắc này không cho phép kế toán đánh
giá quá cao hay quá thấp giá trị tài sản, nợ phải trả, thu nhập hoặc chi phí. Điều này có
nghĩa là trong các điều kiện không chắc chắn thì kế


×