Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG
(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

TRẦN THU PHƢƠNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG
(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201


Họ và tên học viên: Trần Thu Phƣơng
Ngƣời hƣớng dẫn: TS Trần Thị Lƣơng Bình

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng và
Khoa Sau Đại học - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn
trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Trần
Thị Lƣơng Bình đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tôi thực hiện
luận văn. Những góp ý của cô là định hƣớng quan trọng giúp tôi hoàn thành đƣợc
luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018
HỌC VIÊN
Trần Thu Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
HỌC VIÊN

Trần Thu Phƣơng



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG. ....................... 5
1.1.

Tổng quan về Cho vay ngang hàng…………………………………………………….5

1.1.1.

Khái niệm. .................................................................................................................... 5

1.1.2.

Lịch sử phát triển. ........................................................................................................ 5

1.1.3.

Bản chất của Cho vay ngang hàng. .............................................................................. 7

1.1.4.

Đặc điểm. ..................................................................................................................... 7

1.1.4.1.


Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ƣu việt của hình thức Cho vay

ngang hàng. ............................................................................................................................ 7
1.1.4.2.

Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thƣờng có sự kết hợp của thông tin từ bên

thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng. .................................. 8
1.1.4.3.

Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham gia. .......... 10

1.1.5.

Phân loại. ................................................................................................................... 11

1.1.6.

Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng. ........................................................ 13

1.1.6.1.

Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng. ...................................................... 13

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản. ........................................................ 14
1.1.6.2.

Chức năng của Cho vay ngang hàng. ................................................................ 15


1.1.7.

Các nguyên tắc của Cho vay ngang hàng. ................................................................. 16

1.1.8.

Điều kiện phát triển Cho vay ngang hàng. ................................................................. 16

1.2.

Quy trình Cho vay ngang hàng………………………………………………………..17

Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.................................................................. 18
1.3.

Các nhân tố tác động tới hoạt động CVNH…………………………………………...20

3.1.1. Nhân tố khách quan. ...................................................................................................... 20
3.1.1.1. Môi trƣờng chính trị, xã hội. ................................................................................... 20
3.1.1.2. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô. ....................................................................................... 20
3.1.1.3. Môi trƣờng pháp lý. ................................................................................................ 21
3.1.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng. ......................................... 22


3.1.2. Nhân tố chủ quan. .......................................................................................................... 23
3.1.2.1. Chiến lƣợc kinh doanh của công ty CVNH............................................................. 23
3.1.2.2. Năng lực và uy tín của công ty CVNH. .................................................................. 23
3.1.2.3. Thông tin tín dụng. .................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI
MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. ............................................................................................ 26

2.1. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh………………………...26
2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ..................................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm. ....................................................................................................................... 27
2.1.2.1. Đầu tƣ của các tổ chức có xu hƣớng tăng. .............................................................. 27
2.1.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng trong quá trình đầu tƣ. ...................................... 29
2.1.2.3. Các đặc điểm về nhân khẩu. .................................................................................... 31
2.1.2.4. Các hình thức giảm thiểu rủi ro có tác động quan trọng đến quyết định đầu tƣ. .... 32
2.1.2.5. Động cơ và hành vi ngƣời đi vay. ........................................................................... 33
2.1.2.6. Động cơ và hành vi ngƣời cho vay. ........................................................................ 34
2.1.3.

Phân loại. ................................................................................................................... 37

2.1.4.

Mô hình quản lý.......................................................................................................... 40

2.1.4.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh. ........................ 40
2.1.4.2. Tổ chức tài chính P2PFA. ....................................................................................... 44
2.2.

Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ……………..……….47

2.2.1.

Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ................................................................................. 47

2.2.2.

Đặc điểm. ................................................................................................................... 48


2.2.2.1.

Tỷ trọng đầu tƣ của các tổ chức lớn. ................................................................. 48

2.2.2.2.

Chế độ tự động có vai trò quan trọng. ............................................................... 49

2.2.2.3.

Nhận thức về rủi ro. ........................................................................................... 50

2.2.3.

Phân loại. ................................................................................................................... 50

2.2.4.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ. ............................ 50

2.3.

2.2.4.1.

Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng. ................................ 50

2.2.4.2.

Các quy định của SEC. ...................................................................................... 53


Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc……………55

2.3.1.

Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ................................................................................. 55

2.3.2. Đặc điểm…………………………………………………………………………………57
2.3.2.1.

Đầu tƣ của các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ. ...................................................... 57

2.3.2.2.

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình đầu tƣ. ............................ 57

2.3.3.3. Các đặc điểm về nhân khẩu. ................................................................................... 58
2.3.3.4.

Nhận thức của các công ty CVNH về hệ thống quy định và rủi ro. .................. 58


2.3.3.5.

Chỉ số cải tiến mô hình kinh doanh và sản phẩm ở Trung Quốc tƣơng đối cao. 61

2.3.4. Phân loại………………………………………………………………………………...62
2.3.4.1. Phân loại theo mục đích vay vốn. ........................................................................... 62
2.3.4.2. Phân loại theo phƣơng thức giao dịch. .................................................................... 62
2.3.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc. .................. 66

2.4.

Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và Trung

Quốc……………………………………………………………………………………………..69
2.4.1.

Những thành tựu đã đạt được..................................................................................... 69

2.4.1.1.

Hoạt động CVNH giúp giảm chi phí và thời gian tiếp cận khoản vay. ............. 69

2.4.1.2.

Cung cấp tín dụng cho một số đối tƣợng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn

ngân hàng…………………………….…………………………………………………….70
2.4.1.3.

Hoạt động CVNH đem đên sự chủ động cho các bên tham gia. ....................... 71

2.4.1.4.

Có khả năng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lƣợng và tốc độ dịch vụ kịp thời cho

các bên tham gia. .................................................................................................................. 72
2.4.2.

Những hạn chế và nguyên nhân. ................................................................................ 73


2.4.2.1. Hệ thống phòng ngữa rủi ro cho các NĐT còn nhiều hạn chế. ............................... 73
2.4.2.2. Hiện chƣa có hệ thống pháp luật cho mô hình Cho vay ngang hàng trên phạm vi
quốc tế. ................................................................................................................................. 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI
VIỆT NAM. .................................................................................................................................... 78
3.1. Thực trạng hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam………………………………78
3.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. .......................................................................... 78
3.1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng................................................................................. 78
3.1.1.2. Cơ cấu. .................................................................................................................... 79
3.1.2. Đặc điểm. ....................................................................................................................... 79
3.1.3. Cơ sở điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. ................................... 90
3.2.

Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động Cho vay ngang hàng trên

thế giới…………………………………………………………………………………………..91
3.2.1.

Hệ thống pháp lý cần được xây dựng phù hợp với sự phát triển của hoạt động Cho

vay ngang hàng. ....................................................................................................................... 91
3.2.2.

Thành lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để phát triển hoạt

độngCho vay ngang hàng......................................................................................................... 92
3.2.3.

Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hướng hợp tác cùng hệ thống


ngân hàng truyền thống. .......................................................................................................... 92
3.2.4.

Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc tế giúp nâng cao

nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng. .................................................. 93


3.2.5.

Cần thực hiện công tác dự báo và công khai các yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt

động Cho vay ngang hàng một cách kịp thời và chính xác. ..................................................... 93
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát
triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam…………………………………………..94
3.3.1. Thuận lợi. ....................................................................................................................... 94
3.3.2. Khó khăn. ....................................................................................................................... 96
3.4. Giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam ................................ 97
3.4.1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet, công nghệ tài chính fintech và
dữ liệu lớn big data. ................................................................................................................. 97
3.4.2. Thành lập Tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Cho vay ngang hàng để cùng nhau
học hỏi, phát triển hệ thống lành mạnh. ................................................................................ 100
3.4.3. Đâỷ mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, kết hợp với hệ thống ngân hàng.
................................................................................................................................................ 103
3.4.4. Thực hiện các nghiên cứu về hoạt động CVNH để nâng cao hiểu biết, niềm tin đối với
các khách hàng, là động lực để các công ty CVNH phát triển. ............................................. 104
3.5. Kiến nghị………………………………………………………………………………….106
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 107


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản. ........................................................ 14
Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.................................................................. 18
Bảng 2.1: Sản lƣợng và tăng trƣởng của các mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh giai đoạn
2013-2016. ....................................................................................................................................... 26
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CVNH TM so
với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016. ................................................................................ 27
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khoản vay CVNH mới cho doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với cho vay thƣơng
mại của ngân hàng truyền thống giai đoạn 2012-2016. .............................................................. 28
Biểu đồ 2.3: Khối lƣợng vốn Cho vay ngân hàng từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh năm
2016.................................................................................................................................................. 28
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh giai đoạn 2015-2016. ....... 29
Biểu đồ 2.5: Khoảng thời gian dành cho việc tập hợp cơ hội đầu tƣ tiềm năng của các NĐT tại
Anh năm 2016. ................................................................................................................................ 30
Biểu đồ 2.6: Sự phụ thuộc của NĐT tại Anh vào các nguồn kiểm định thông tin khi lựa chọn
cơ hội đầu tƣ năm 2016.................................................................................................................. 31
Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm các NĐT tại Anh cho rằng các yếu tố giảm thiểu rủi ro là quan
trọng năm 2016. .............................................................................................................................. 32
Bảng 2.3: Một số đặc điểm của ngƣời đi vay trong mô hình CVNH tại Anh năm 2016. ......... 34
Bảng 2.4: Một số đặc điểm của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016.35
Bảng 2.5: Một số động cơ của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016.. 35
Bảng 2.6: Dự kiến nợ xấu và lợi tức đầu tƣ của Zopa tháng 3 năm 2016. ................................ 38
Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng ngành CVNH tại Mỹ năm 2016. ................................................ 48
Bảng 2.8: Tỷ lệ góp vốn của mô hình CVNH tại Mỹ năm 2016. ................................................ 49
Bảng 2.9: Quy mô và tỷ trọng ngành Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc giai đoạn 20142016.................................................................................................................................................. 56

Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn cho vay tổ chức ở Trung Quốc năm 2016. ......................................... 57
Biểu đồ 2.7: Nhận thức về các quy định hiện hành cấp quốc gia ở Trung Quốc năm 2016. ... 59
Biểu đồ 2.8: Nhận thức của ngành về các quy định đề xuất cấp quốc gia ở Trung Quốc năm
2016.................................................................................................................................................. 59
Biểu đồ 2.9: Nhận thức rủi ro về CVNH TD ở Trung Quốc năm 2016. .................................... 60
Biểu đồ 2.10: Nhận thức rủi ro về CVNH TM ở Trung Quốc năm 2016. ................................. 60
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đổi mới mô hình kinh doanh ở Trung Quốc năm 2016. ............................. 61
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ đổi mới sản phẩm ở Trung Quốc năm 2016. ............................................... 62
Bảng 2.11: Phân loại Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc theo phƣơng thức giao dịch. ...... 63


Bảng 2.12: Thời hạn vay và số tiền của các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ tại Lending
Club giai đoạn 2007-2015. ............................................................................................................. 71
Bảng 2.13: Sự công khai thông tin về lợi nhuận và nợ xấu tại một số công ty CVNH của tổ
chức P2PFA năm 2017. .................................................................................................................. 76
Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng ngành Tài chính thay thế của một số nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng
năm 2016. ........................................................................................................................................ 78
Bảng 3.1: Mô hình CVNH tại các công ty Việt Nam. .................................................................. 79
Bảng 3.2: Một số đặc điểm của một số công ty Cho vay ngang hàng tại Việt Nam............................. 80


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CVNH

Cho vay ngang hàng

CVNH BĐS

Cho vay ngang hàng bất động sản


CVNH TD

Cho vay ngang hàng tiêu dùng

CVNH TM

Cho vay ngang hàng thƣơng mại

NĐT

Nhà đầu tƣ


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Xuất phát từ thực trạng hiện nay đó là tín dụng ngân hàng- hình thức tín dụng
đƣợc đánh giá là có nhiều ƣu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân vẫn chƣa phát huy
đƣợc hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một số chủ thể quan trọng
trong nền kinh tế, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vay
vốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời đem đến
một hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả. Đó là hình thức Cho vay ngang
hàng (P2P lending).
Những kết quả tác giả đã đạt đƣợc sau khi thực hiện luận văn đó là:
 Tập hợp và xây sựng cơ sở lý luận chung về mô hình Cho vay ngang hàng,
 Đánh giá thực trạng của hoạt động này tại một số nƣớc trên thế giới có hoạt
động Cho vay ngang hàng phát triển nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc, đúc kết ra những
thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình
Cho vay ngang hàng trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng nhƣ
những hạn chế, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu viểu cho Việt Nam.
 Phân tích thực trạng của hoạt động Cho vay ngang hàng và các đặc điểm

chính của hoạt động này tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra các kiến nghị
phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là một phạm trù và là một trong những hoạt động thiết yếu của nền
kinh tế. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và đã có nhiều
thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể đi vay.
Tuy nhiên, có một thực trạng đang tồn tại hiện nay, đó là tín dụng ngân hànghình thức tín dụng đƣợc đánh giá là có nhiều ƣu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân
vẫn chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một số
chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây
là vấn đề nan giải mà hệ thống ngân hàng cùng các cơ quan chức năng vẫn chƣa tìm
đƣợc các biện pháp giải quyết hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề này, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu vay vốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng
thời đem đến một hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả. Đó là hình thức Cho
vay ngang hàng (P2P lending). Đây là hình thức tín dụng mới và đang có xu hƣớng
phát triển mạnh mẽ tại các nền kinh tế phát triển, trong đó nổi bật là tại Trung Quốc,
Anh và Mỹ. Tại Việt Nam, hình thức Cho vay ngang hàng cũng đã bắt đầu đƣợc
phát triển bởi một số công ty. Tuy nhiên, với tuổi đời non trẻ, các doanh nghiệp
muốn phát triển sản phẩm Cho vay ngang hàng rất cần học hỏi những lý luận, kinh
nghiệm phát triển và phƣơng thức quản lý từ các nƣớc phát triển. Chính vì lí do đó,
tôi quyết định chọn “Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm
phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài cho bài
luận văn thạc sĩ của mình.
1.

Tính cấp thiết của đề tài.


Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tƣợng doanh nghiệp chiếm đa số
và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, hoạt động
CVNH đã ra đời với mục đích cung cấp vốn hiệu quả cho các DNVVN. Không chỉ
vậy, đây còn là hình thức tín dụng tận dụng đƣợc các lợi thế của mạng Internet,
thông qua đó giúp quá trinh vay và cho vay nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, hoạt


2

động tín dụng mới này đang phát triển mạnh mẽ tại một số nƣớc phát triển nhƣ
Anh, Mỹ và Trung Quốc. Tại Việt Nam, hoạt động CVNH bắt đầu đƣợc phát triển
từ năm 2015. Tuy nhiên, do các thông tin về hoạt động CVNH tại Việt Nam còn
khá hạn chế, nên có nhiều nguy cơ khi phát triển tại thị trƣờng Việt Nam, sẽ có
những hoạt động biến tƣớng, không đúng theo bản chất của mô hình CVNH, có thể
gây thiệt hại cho ngƣời đi vay và các NĐT nói riêng và hoạt động tín dụng nói
chung. Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu với mục đích học hỏi kinh nghiệm
phát triển hoạt động CVNH tại một số nƣớc trên thế giới, từ đó đƣa ra các giải pháp
phát triển hoạt động này tại Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết.
2.

Tình hình nghiên cứu.

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều bài báo, nghiên cứu về hoạt động cho vay
ngang hàng từ các đơn vị uy tín. Một số các nghiên cứu tiêu biểu là:
 Nghiên cứu “Peer-to-Peer Lending:

A Financing Alternative for Small


Businesses” của nhà nghiên cứu Miriam Segal.
 Nghiên cứu “The Business Models and Economics of Peer-to-Peer Lending”
của Alistair Milne và Paul Parboteeah.
 Nghiên cứu “The rise of peer-to-peer lending in China: An overview and
survey case study” do Hiệp hội Kế toán Công chứng Chartered xuất bản năm 2015.
 Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending” do Công ty tƣ vấn
Oxera xuất bản theo yêu cầu của Hiệp hội P2PFA.
Một điểm chung của các bài nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu nhỏ nhƣ
phạm vi quốc gia và khu vực, và tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm và dự báo
xu hƣớng phát triển của mô hình Cho vay ngang hàng trong tƣơng lai.
Tại Việt Nam, các thông tin về Cho vay ngang hàng chƣa có nhiều, chủ yếu
tồn tại dƣới hình thức các bài báo mạng. Một số bài báo về hoạt động Cho vay
ngang hàng tại Việt Nam đó là:
 Bài báo “Mô hình cho vay ngang hàng bùng nổ tại Việt Nam” trên website
.


3

 Bài báo “Xuất hiện hình thức cho vay P2P: Rủi ro gia tăng theo tiện ích?”
trên website .
Hiện tại, chƣa có các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nhƣ luận văn hay các bài
nghiên cứu tổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, các công ty CVNH đƣợc xếp vào nhóm Công ty công nghệ tài chính
(Fintech). Và tại Việt Nam hiện nay đã có một số báo cáo về nhóm các công ty này:
 Bài viết “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một
số đề xuất đối với Việt Nam”,của ThS. Nghiêm Thanh Sơn, tại trang web của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 05/05/2017.
 Bài viết “FINTECH: Hệ sinh thái ở các nƣớc và vận dụng tại Việt Nam”, của
các tác giả: Ts. Hà Văn Dƣơng, Hà Phạm Diễm Trang và Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ, tại

trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 09/02/2018.
Vì vậy, luận văn “Mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm
phát triển trên thế giới và bài học cho Việt Nam “của tác giả sẽ là tài liệu mang tính
tổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng trên thế giới, từ đó đề xuất một số biện
pháp phát triển cho hoạt động này tại Việt Nam.
3.

Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của đề tài là đề ra giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang
hàng tại Việt Nam.
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, cần thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
 Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động Cho vay ngang hàng.
 Phân tích kinh nghiệm phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số
nƣớc trên thế giới; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.


4

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng và các vấn đề liên

quan đến hoạt động này.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số nƣớc trên thế
giới và tại Việt Nam.
6.

Phƣơng pháp nghiên cứu.

Trong bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
 Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
 Phƣơng pháp mô hình hóa.
 Phƣơng pháp giả thuyết.
 Phƣơng pháp lịch sử.
 Phƣơng pháp quan sát khoa học.
 Phƣơng pháp thống kê.
 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
 Phƣơng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
7.

Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, các Phụ lục và danh sách tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng.
Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay ngang hàng.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại một số
nƣớc trên thế giới.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.


5


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG.
1.1. Tổng quan về Cho vay ngang hàng.
1.1.1. Khái niệm.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đã có nhiều nhà khoa học đƣa ra các
định nghĩa khác nhau về CVNH.
Theo Jeremy Mandell đến từ Công ty luật Morrison & Foerster, CVNH là một
hoạt động kết nối đầu tƣ một cách thuận tiện bên ngoài hệ thống ngân hàng tiêu
dùng thông thƣờng; bằng cách kết nối trực tiếp ngƣời đi vay với ngƣời cho vay hoặc
NĐT thông qua một nền tảng Internet.
Theo trang web tài chính Investopedia, CVNH là một phƣơng pháp cho vay
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp
mà không cần đến một tổ chức tài chính chính thức làm trung gian.
CVNH đề cập đến các khoản vay không có đảm bảo giữa ngƣời cho vay và
ngƣời đi vay thông qua các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian của bất kỳ
tổ chức tài chính nào (Lin và cộng sự, 2009; Collier & Hampshire, 2010; Bachmann
và các cộng sự, 2011)
Từ các định nghĩa trên, tác giả đƣa ra định nghĩa tổng quát về CVNH đó là:
CVNH là hoạt động kết nối đầu tƣ trực tiếp những ngƣời đi vay và ngƣời cho vay
thƣờng diễn ra trên trang web của các công ty CVNH.
1.1.2.

Lịch sử phát triển.

Hình thức CVNH xuất hiện từ đầu những năm 1700, khi tác giả Jonathan
Swift ngƣời Ailen của cuốn sách nổi tiếng Travels Jonathan - đã cho nhiều ngƣời
vay những số tiền nhỏ khác nhau.
Trong suốt thế kỷ 18 và 19, CVNH đã trở thành một trong những phƣơng thức
tín dụng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu. Mặc dù CVNH trở nên ít phổ biến
hơn trong thế kỷ 20 vì sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, nhƣng gần

đây nó đã bùng nổ trở lại nhờ sự phát triển của Internet.


6

Làn sóng gián đoạn trong khu vực tài chính đã tăng mạnh sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Sau những tổn thất nặng nề, hệ thống các ngân
hàng buộc phải khắt khe hơn trong quá trình cho vay và giải ngân, điều này đã tạo
ra sự không hài lòng của những ngƣời đi vay dành cho các ngân hàng thƣơng mại.
Theo thông tấn xã Reuters, "hai mƣơi trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới đã
phải trả hơn 235 tỷ đô la tiền phạt và bồi thƣờng trong bảy năm (2008-2015) cho
một loạt các hành động sai phạm, từ việc thao túng thị trƣờng tiền tệ và lãi suất cho
đến trốn thuế". Những nhƣợc điểm của hình thức cho vay truyền thống, điển hình
nhƣ hệ thống thủ tục tốn thời gian và cứng nhắc của các ngân hàng là nền tảng cho
sự phát triển các phƣơng thức cho vay linh hoạt hơn. Một trong số đó là hình thức
CVNH (P2P lending)- hình thức cho vay với các thủ tục đơn giản, thời gian phê
duyệt khoản vay nhanh cùng với khoản vay linh hoạt và phù hợp với nhiều đối
tƣơng khách hàng vay khác nhau, đồng thời có tính minh bạch cao.
Tuy nhiên, CVNH chỉ thực sự đƣợc biết đến rộng rãi nhờ sự ra mắt của hai
công ty là Zopa của Anh vào năm 2005 và Prosper của Mỹ vào năm 2006. Đây là
những công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, nơi ngƣời đi vay và ngƣời cho vay
không cần thông qua ngân hàng mà vẫn hoàn toàn có thể giao dịch trực tiếp với
nhau thông qua một nền tảng CVNH – nền tảng giao dịch trung tâm. Tính đến năm
2016, Prosper tuyên bố có hơn 2 triệu thành viên và tổng số tiền cho vay là 6 tỷ
USD (Prosper, 2016). Trong khi đó, Zopa báo cáo rằng họ đã hỗ trợ tổng cộng 1,4
tỷ bảng CVNH và có khoảng 53.000 NĐT cho 114.000 khách hàng vay (Zopa,
2016). Kể từ khi Zopa và Prosper đƣợc ra mắt lần đầu tiên, đã có nhiều công ty
khác đã thành công với sản phẩm CVNH.
Ngày nay, mô hình CVNH nằm trong số các phân khúc phát triển nhanh nhất
trong không gian dịch vụ tài chính. Một số công ty CVNH nổi tiếng ở Hoa Kỳ và

Châu Âu là Tập đoàn LendingClub (LC), Zopa, Prosper Marketplace, Prosper
Marketplace, Upstart, Funding Circle, Peerform, Pave, Daric, Borrower First, SoFi,
Ratesetter và Auxmoney. Thậm chí, trên thế giới đã xuất hiện những Tổ chức
CVNH. Trong đó, tổ chức quy mô nhất hiện nay là Hiệp hội Tài chính CVNH của
Anh – P2PFA.


7

1.1.3.

Bản chất của Cho vay ngang hàng.

Về bản chất, CVNH là quan hệ vay và cho vay trực tiếp giữa bên cho vay
(NĐT) và bên đi vay, và quá trình cho vay đƣợc thực hiện trực tuyến hoặc ngoại
tuyến thông qua các nền tảng CVNH. Trong đó, nền tảng CVNH đƣợc hiểu là các
trang web do công ty CVNH tạo ra, trên đó tích hợp các tính năng và thông tin giúp
các bên tham gia giao dịch thự hiện giao dịch một cách dễ dàng, ví dụ nhƣ: thông
tin về các hồ sơ vay vốn, công cụ đấu thầu tự động, các tính năng theo dõi tình hình
thu nợ,… Các công ty CVNH thƣờng không phải là NĐT trực tiếp cho vay tiền, mà
họ tạo ra không gian kết nối (là các nền tảng CVNH) các bên tham gia, đồng thời
cung cấp các dịch vụ đơn giản hóa quá trình vay và cho vay. Do đó, các công ty
CVNH không hƣởng lợi nhuận từ việc hƣởng chênh lệch lãi suất vay và cho vay,
mà nhận các khoản phí đến từ việc cung cấp các dịch vụ liên quan.
1.1.4.

Đặc điểm.

Nhìn chung, các mô hình CVNH có ba đặc điểm chính sau:
1.1.4.1. Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ưu việt của hình thức

Cho vay ngang hàng.
Chế độ tự động là tập hợp các công cụ tự động giúp thuận tiện hóa quá trình
giao dịch của các bên tham gia hoạt động CVNH nhƣ: tự động phân bổ quỹ của
NĐT, tự động kết nối NĐT và ngƣời đi vay, tự động tái đầu tƣ,…
Chế độ tự động phân bổ quỹ NĐT là hoạt động phân bổ quỹ đầu tƣ tự động
vào các khoản vay có sẵn dựa trên mong muốn đầu tƣ. Các NĐT chỉ cần đƣa ra các
đặc điểm cho vay mong muốn, chẳng hạn nhƣ lãi suất, điểm xếp hạng yêu cầu của
ngƣời đi vay, sau đó các công cụ sẽ so sánh đối chiếu các yêu cầu của NĐT với các
hồ sơ vay vốn trên hệ thống; tính toán và phân bổ quỹ đầu tƣ một các hợp lý.
Từ khi hình thức CVNH TD lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ (và trên toàn
cầu), nó hoạt động dựa trên một tập hợp những tùy biến thể hiện đƣợc tính hiệu quả
của chế độ tự động.Về cơ bản, chế độ này đã chuẩn hóa quá trình đầu tƣ bằng cách
cho phép các công ty CVNH tự động đa dạng hóa danh mục đầu tƣ; thông qua tập
hợp các thông tin các khoản vay có sẵn phù hợp với các thông số cho vay kỳ vọng


8

của NĐT, đồng thời nâng cao hiệu quả của thị trƣờng thông qua việc đơn giản hóa
quá trình phê duyệt và cấp vốn cho khoản vay.
Chế độ tự động thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi các NĐT cá nhân, vì họ
thƣờng không có nhiều thời gian và thƣờng thiếu chuyên môn về việc đầu tƣ. Bởi
vậy, để cung cấp môi trƣờng đầu tƣ tốt nhân cho những NĐTcá nhân cũng nhƣ nâng
cao khả năng cạnh tranh, việc cung cấp chế độ tự động là yêu cầu thiết yếu các công
ty CVNH tiêu dùng; trong khi đối với các mô hình tập trung nhiều NĐT có tổ chức
nhƣ CVNH thƣơng mại và CVNH bất động sản, điều này lại không quá quan trọng.
Bằng cách tiến hành giao dịch với sự trợ giúp của công cụ đấu thầu tự động,
cả NĐT và ngƣời đi vay đều có thể hoàn thành giao dịch với thời gian ngắn hơn. Từ
góc độ vận hành, điều này là rất cần thiết, bởi thời gian giao dịch ảnh hƣởng trực
tiếp đến lợi nhuận của các nền tảng CVNH. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những

thách thức mới cho nền tảng. Vì với việc sử dụng công cụ đấu thầu tƣ động đồng
nghĩa với việc công cụ này có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quyết định vay và
cho vay của các bên. Vì vậy, các yếu tố cẩn trọng, chấm điểm tín dụng và quản lý
rủi ro tín dụng là điều tối quan trọng trong quá trình đấu thầu tự động. Các nền tảng
phải đảm bảo rằng việc phân tích tín dụng của họ phải đủ chính xác để đảm bảo
rằng NĐT đƣa ra các quyết định đầu tƣ đúng đắn dựa trên hệ thống thông tin hỗ trợ
từ hệ thống đấu thầu tự động.
1.1.4.2. Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thường có sự kết hợp của thông
tin từ bên thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng.
Trong quá trình cho vay, việc chấm điểm tín dụng (thẩm định tín dụng) là việc
làm vô cùng quan trọng, do nó là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và thái độ của
ngƣời đi vay. Thông thƣờng, đối với mô hình ngân hàng thƣơng mại, công tác thẩm
định tính dụng thƣờng đƣợc thực hiện bởi chính đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Ngƣời đi vay thƣờng sẽ điền các thông tin liên quan đến: năng lực trả nợ, vốn, tài
sản thế chấp, các điều kiện khác vào văn bản đƣợc thiết kế sẵn theo quy chuẩn của
từng ngân hàng. Đối với một số ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại, ngƣời đi
vay có thể điền thông tin theo biểu mẫu niêm yết trên trang web của các ngân hàng.


9

Hệ thống chấm điểm tín dụng của các nền tảng CVNH có những điểm khác
biệt. Hầu hết các công ty CVNH áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đánh giá
khả năng thanh toán của ngƣời vay.
Một số công ty sử dụng thông tin kiểm định từ bên thứ ba độc lập. Ở Mỹ, xếp
hạng tín dụng của ngƣời vay thƣờng đƣợc thực hiện bởi bên thứ ba - Tổ chức Tín
dụng Fair Isaac (FICO), dựa trên số an sinh xã hội của ngƣời vay, hay công ty Zopa
ở Anh sử dụng điểm tín dụng do văn phòng tín dụng Equifax cung cấp. Trong một
số trƣờng hợp, điểm tín dụng của ngƣời đi vay không đƣợc thẩm định bởi tổ chức
tài chính độc lập, mà đƣợc tập hợp từ thông tin do chính ngƣời đi vay đƣa ra, kết

hợp với thông tin tài chính đƣợc cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính
khác, thậm chí là các đánh giá chấm điểm từ các giao dịch trên các sàn thƣơng mại
điện từ.
Tinh vi hơn, điểm tín dụng từ bên thứ ba có thể đƣợc kết hợp cùng các thông
tin từ các nguồn thông tin đáng tin cậy khác nhƣ: hệ thống dữ liệu lớn (big data)1,
thông tin từ mạng xã hội nội bộ để đƣa ra quyết định phê duyệt và các yếu tố liên
quan nhƣ lãi suất.
Về yếu tố mạng xã hội nội bộ, đây là một trong những yếu tố đƣợc đánh giá là
quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho NĐT, làm giảm tình trạng thông tin
bất cân xứng trong tín dụng. Gần nhƣ tất cả các công ty CVNH lớn tại các thị
trƣờng phát triển nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc đã cung cấp các chức năng dịch vụ
mạng xã hội cho các thành viên đã đăng ký và có tài khoản đƣợc xác minh. Các
thành viên này có thể tạo một nhóm hoặc tham gia mạng xã hội. Có ba loại mạng xã
hội chính: mạng lƣới tình bạn, các nhóm và diễn đàn thảo luận Trong một mạng
lƣới tình bạn, một thành viên có thể là bạn với các thành viên khác. Đối với hình
thức hoạt động theo nhóm, bất kỳ thành viên nào cũng có thể tạo một nhóm và có
thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào nếu họ có thể đáp ứng các tiêu chí thành viên của
nhóm đó. Tuy nhiên, một cá nhân chỉ có thể là một thành viên của một nhóm tại
một thời điểm. Diễn đàn thảo luận lại giống nhƣ một bảng thông tin trực tuyến, nơi
mà bất kỳ thành viên nào cũng có thể đăng bình luận và trả lời ý kiến của các thành
viên khác.


10

Tuy khác nhau về cách thức tổ chức, nhƣng nhìn chung, các mạng xã hội nội
bộ do các công ty CVNH lập ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối quan
hệ giữa những ngƣời vay và đi vay, từ đó gián tiếp giúp ngƣời vay và đi vay có
thêm những thông tin về những đối tác tiềm năng của mình. Đây là yếu tố quan
trọng nâng cao niềm tin của các NĐT vào độ chính xác của điểm số tín dụng của

ngƣời đi vay, giúp giảm rủi ro trong quá trình cho vay.
1.1.4.3. Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham
gia.
CVNH là hình thức tín dụng tận dụng đƣợc các ƣu điểm của Internet và công
nghệ tài chính (fintech). Vì vậy, mô hình này đã đem đến cho ngƣời vay và ngƣời đi
vay nhiều tiện ích.
Điểm thuận tiện trƣớc hết đó là các giai đoạn của giao dịch hầu hết đƣợc thực
hiện thông qua mạng Internet, với sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch trực tuyến (các
trang web hay nền tảng CVNH) đƣợc cung cấp bởi các công ty CVNH. Điều này
giúp NĐT và ngƣời đi vay giảm thiểu thời gian và công sức đi đến địa điểm giao
dịch, bên cạnh đó các bên có thể tham gia giao dịch tại bất cứ đâu vào bất cứ thời
gian nào.
Thứ hai, hình thức CVNH cung cấp các công cụ giúp đơn giản hóa quá trình
vay và cho vay. Về phía các NĐT, phần mềm chuyên dụng CVNH hay các nền tảng
CVNH do các công ty tạo dựng đƣợc tích hợp các chức năng quản lý, đánh giá
thông tin và xếp hạng tín nhiệm ngƣời vay nhằm mục đích đƣa ra giải pháp quản lý
rủi ro tốt nhất cho NĐT. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng có dịch vụ thu hộ tiền lãi là
gốc, cũng nhƣ có hệ thống báo cáo hàng ngày giúp NĐT theo dõi đƣợc tình hình
các khoản đầu tƣ của mình. Nhìn chung, các công ty CVNH cung cấp hệ thống
dịch vụ giúp các NĐT dễ dàng đánh giá khả năng thanh toán và uy tín của ngƣời
vay, đa dạng hóa và theo dõi nguồn lợi nhuận thu đƣợc từ ngƣời đi vay. Về phía
ngƣời đi vay, họ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết về quy định nộp hồ sơ vay vốn trực tuyến,
và có thể nhận đƣợc kết quả xét duyệt trong thời gian ngắn.


11

Thứ ba, các loại hình dịch vụ cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú. Các
nền tảng CVNH cung cấp dịch vụ đầu tƣ và cho vay cho rất nhiều các đối tƣợng
NĐT và ngƣời đi vay, từ các khoản vay nhỏ và thời hạn ngắn đến các khoản vay lớn

nhƣ bất động sản.
1.1.5.

Phân loại.

Kể từ ngày xuất hiện, đến nay trên thế giới đã có nhiều công ty tham gia vào
lĩnh vực CVNH, trong đó mỗi công ty lại hƣớng đến cung cấp dịch vụ cho các thị
trƣờng khác nhau và các đối tƣợng mục tiêu khác nhau. Điều này đã tạo nên sự đa
dạng cho thị trƣờng CVNH, tuy nhiên cũng đem đến nhiều bất cập, đặc biệt đối với
hệ thống quản lý.
Việc phân loại các hình thức CVNH có thể dựa trên các yếu tố sau:
 Mục đích vay vốn.
+ CVNH tiêu dùng: Các cá nhân hoặc tổ chức tài trợ cung cấp khoản vay tiêu
dùng cho ngƣời vay.
+ CVNH thƣơng mại: Các cá nhân hoặc tổ chức đầu tƣ cung cấp khoản vay
cho ngƣời vay với mục đích kinh doanh.
+ CVNH bất động sản: Cá nhân hoặc tổ chức tài trợ cung cấp khoản vay đƣợc
bảo đảm bằng tài sản cho ngƣời vay với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh.
Đây là một trong những chỉ tiêu phân loại mô hình CVNH cơ bản. Hiện nay, ở
hầu hết các thị trƣờng mà mô hình CVNH đang phát triển nhƣ Châu Mỹ, Châu Âu,
Trung Quốc; mô hình CVNH tiêu dùng đang là hình thức cho vay phổ biến và có
sản lƣợng lớn nhất.
 Cơ chế xây dựng giá.
Dựa trên tiêu chí xây dựng giá, CVNH đƣợc chia làm 2 loại chính: xây dựng
giá dựa trên thuật toán và xây dựng giá dựa trên đấu thầu.
+ Xây dựng giá dựa trên đấu thầu trực tiếp: Là hình thức trong đó ngƣời đi vay
cho biết mức lãi suất tối đa mà họ sẵn sàng trả cho khoản vay của họ cho thấy tỷ lệ


12


tối thiểu họ đang tìm kiếm để có đƣợc đối với các loại rủi ro cụ thể. Khi các khách
hàng mới đến nền tảng, chúng sẽ đƣợc kết hợp với các NĐT mong muốn cung cấp
khoản vay trên nền tảng này. Nền tảng này tiến hành đấu giá tự động, bằng cách
tăng dần mức lãi suất cho vay cho đến khi có đủ hồ sơ dự thầu để cho vay (tùy
thuộc vào yêu cầu đa dạng hoá). Với điều kiện lãi suất này ở mức hoặc thấp hơn lãi
suất tối đa mà ngƣời đi vay sẵn sàng trả, thì khoản vay đƣợc tài trợ theo lãi suất này.
+ Xây dựng giá dựa trên thuật toán: Hai là hình thức cho vay dựa trên thuật
toán. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, nền tảng CVNH sẽ đƣa ra những sự
kết hợp tự động giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay theo lãi suất do nền tảng tính
toán, dựa trên các yếu tố của khoản vay nhƣ: giá thầu hay yêu cầu chấp nhận thấp
nhất của ngƣời cho vay (giá khởi điểm), thời hạn cho vay, đánh giá và thông tin
phản hồi trƣớc, số tiền vay yêu cầu của ngƣời vay, mức rủi ro năng động của ngƣời
vay và mức lãi suất tiềm năng cao nhất mà bên đi vay sẵn sàng chấp nhận thanh
toán. Thông thƣờng, việc này có thể gây chậm trễ cho quá trình cho vay - vì thƣờng
có sự mất cân bằng giữa số lƣợng ngƣời vay và cho vay- nhƣng nền tảng này có thể
điều chỉnh lãi suất theo thời gian để loại bỏ sự mất cân bằng này; do áp dụng những
thuật toán công nghệ hiện đại và phức tạp.
 Đối tƣợng cho vay.
Nếu phân chia theo đối tƣợng cho vay, CVNH đƣợc chia làm ba loại chính:
+ Cho vay cá nhân.
+ Cho vay doanh nghiệp.
+ Cho vay cá nhân và doanh nghiệp.
 Mục đích cho vay.
+ Cho vay xã hội.
+ Cho vay để kiếm lời.
Đây có thể coi là hình thức phân loại hữu ích nhất, bởi nó ảnh hƣởng đến tất
cả các quy trình của dịch vụ từ hoạt động tiếp thị đến hoạt động vận hành, xây dựng
mô hình kinh doanh. Chính vì vậy, quyết định lựa chọn mục đích cho vay thƣờng



13

đƣợc đƣa ra ngay từ những bƣớc đầu khi xây dựng mô hình kinh doanh. Để xác
định đƣợc mục đích cho vay, các nhà sáng lập nền tảng CVNH phải trả lời câu hỏi:
Liệu họ có bị thu hút bởi động lực giúp đ một cá nhân thông qua việc cho vay hay
động cơ của học là để thu lợi nhuận?
Rõ ràng hỗ trợ và giúp đ là một động lực chính của một số nhà quản lý nền
tảng nhƣ Kiva, MyC4 hoặc Microplace, nơi các khoản vay cho ngƣời đi vay ở các
nƣớc đang phát triển đƣợc tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công ty CVNH
đƣợc xây dựng với mục đích cho vay để kiếm lời.
1.1.6.

Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng.

1.1.6.1. Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng.
Về cơ bản, CVNH lƣu thông vốn từ các NĐT cho ngƣời đi vay. Đây là một
phần trong phạm vi rộng hơn của các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng,
các nhà cho vay phi ngân hàng, các nhà quản lý tài sản, các quỹ phòng hộ và các
NĐT mạo hiểm - hay đƣợc gọi chung là trung gian tài chính. Là các trung gian tài
chính, nền tảng là thị trƣờng hai mặt2 đáp ứng nhu cầu của cả ngƣời đi vay lẫn
NĐT. Tính chất và vai trò của việc CVNH khác nhau giữa bên vay và bên NĐT.
Theo quan điểm của ngƣời vay, mô hình CVNH cung cấp các dịch vụ, tiện ích
giúp đơn giản hóa quá trình vay vốn của ngƣời đi vay. Vai trò của việc cung cấp
dịch vụ cho vay thuận tiện cho ngƣời đi vay đƣợc thể hiện rõ nét qua hệ thống, quy
trình cũng nhƣ thời gian xét duyệt hồ sơ vay của hình thức CVNH. Với việc áp
dụng công nghệ hiện đại, mô hình CVNH cho phép ngƣời đi vay chủ động và dễ
dàng tiếp cận với các nguồn vốn thông qua quá trình tham gia đấu giá trực tiếp hoặc
xin vay vốn dựa trên thuật toán đã đƣợc xây dựng sẵn sàng và thuận tiện nhanh
chóng, yếu tố chính làm giảm thời gian đăng ký vay, đơn giản hóa thủ tục vay.

Một số công ty CVNH cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung, giá trị gia tăng cho
khách hàng vay, ví dụ nhƣ hƣớng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn về cách
thức cấu trúc đề xuất của họ, hoặc các phƣơng tiện để trả nợ trƣớc hạn mà không
phải trả thêm phí. Ngoài ra, các công ty CVNH đã phát triển các phƣơng pháp tiếp
cận sáng tạo và không bị hạn chế bởi các hệ thống truyền thống, do mới gia nhập


×