Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài luận văn: Hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngành: Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số:8340201

Họ và tên học viên: Phạm Hạnh Dung

Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hiền

Hà Nội-năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu của cá nhân được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hiền.
-

Các số liệu, thơng tin được trích dẫn theo đúng quy định

-

Dữ liệu khảo sát là trung thực


-

Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá

nhân khơng có sự sao chép của bất kỳ tài liệu nào đã được công bố
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Hạnh Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................6
1.1 Nợ xấu và tác động của nó đến kinh doanh ngân hàng .............................. 6
1.1.1 Khái niệm nợ xấu ....................................................................................... 6
1.1.2 Phân loại nợ xấu. ....................................................................................... 8
1.1.3 Tác động của nợ xấu đến kinh doanh ngân hàng ................................. 10
1.2 Hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại. ....................... 11

1.2.1 Khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu ..................................................... 11
1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại .......................... 13
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động quản lý nợ xấu .................... 21
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mơ nợ xấu trong tổng danh mục nợ của
Ngân hàng ........................................................................................................... 21
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ ........................ 23
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng
thƣơng mại ............................................................................................................ 24
1.4.1 Nhân tố chủ quan .................................................................................... 24
1.4.2 Nhân tố khách quan...............................................................................27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .....................................................................................30
2.1 Tổng quan chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội .................................... 30
2.1.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội ..........30
2.1.2 Mơ hình tổ chức – nhân sự của Ngân hàng TMCP Quân Đội ............30
2.1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2014 – 2016 ....32

iii


2.2 Thực trạng hoạt động quản l nợ ấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội . 37
2.2.1 M h nh tổ chức trong c ng tác quản l nợ ấu tại Ngân hàng Quân
Đội

................................................................................................................37

2.2.2 C ng tác ph ng ng a khả năng phát sinh nợ ấu ................................40
2.2.3 C ng tác nhận iết

ác định các khoản nợ có khả năng chu ển thành


nợ ấu ................................................................................................................47
2.2.4 C ng tác phân loại nợ ấu.........................................................................48
2.2.5 C ng tác thu hồi nợ ấu ..........................................................................51
2.3

ết quả hoạt động quản l nợ ấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ....... 57

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động quản l nợ ấu tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội .....................................................................................57
2.3.2

ết quả đạt và các hạn chế của hoạt động quản l nợ ấu tại Ngân

hàng TMCP Quân Đội ......................................................................................58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................................................................69
3.1 Định hƣớng công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai
đoạn 2017 – 2021: ................................................................................................. 69
3.1.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn
2017 – 2021. ........................................................................................................ 69
3.1.2. Định hƣớng công tác quản lý nợ xấu giai đoạn 2017 - 2021 ................ 72
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Quân đội ................................................................................................................ 73
3.2.1 Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác cảnh báo rủi ro và phòng
ng a phát sinh nợ xấu ......................................................................................73
3.2.2. Hồn thiện mơ hình tổ chức trong cơng tác thu hồi nợ và Quy trình
quản lý và thu hồi nợ có vấn đề .......................................................................78
3.2.3. Đa dạng hóa các biện pháp thu hồi nợ đối với Khách hàng ...............81
3.2.4. Đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ có vấn đề tại các Chi nhánh ..............82

3.2.5. Đẩy mạnh công tác giám sát thu hồi nợ tại MBAMC .........................83
3.2.6. Đẩy mạnh chất lƣợng hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu và thu hồi nợ ..84

iv


3.2.7. Tăng cƣờng c ng tác đào tạo, nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp .......................................................................................................85
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 86
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ...................86
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ...............................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................93

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước


NHTMCP :

Ngân hàng thương mại cổ phần

MB

:

Tên giao dịch bằng tiếng Anh của Ngân hàng TMCP Quân đội

MBAMC

:

VAMC

:

DATC

:

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TMCP


:

Thương mại cổ phần

Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng thương mại
cổ phần quân đội
Công ty quản lý & khai thác tài sản Việt Nam
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – Bộ
tài chính

CVQHKH :

Chuyên viên quan hệ khách hàng

CVTĐ

:

Chuyên viên thẩm định

RRTD

:

Rủi ro tín dụng

TSĐB

:


Tài sản đảm bảo

HĐXLN

:

Hội đồng xử lý nợ

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức - nhân sự của Ngân hàng TMCP Quân Đội .................31
Sơ đồ 2.2: Mơ hình tổ chức cơng tác quản lý nợ xấu tại MB ...................................37
Sơ đồ 2.3: Quy trình tín dụng tại MB .......................................................................46
Bảng 2.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2014 - 2016 ..............32
Bảng 2.2 –Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2014 - 2016.........................33
Bảng 2.3 - Tình hình hoạt động tín dụng tại MB năm 2014 - 2016..........................35
Bảng 2.4 - Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay tại MB năm 2014- 2016 ...........36
Bảng 2.5– Phân loại khách hàng, phân loại nợ .........................................................50
Bảng 2.6 – Kết quả thu hồi nợ theo biện pháp thu hồi nợ ........................................56
Bảng 2.7 – Chỉ tiêu phản ánh quy mơ nợ có vấn đề (nội bảng trong tổng danh mục
nợ của MB .................................................................................................................57
Bảng 2.8 – Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thu hồi nợ xấu (bao gồm cả nợ ngoại bảng) của
Ngân hàng Quân Đội .................................................................................................58

vii


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Lời mở đầu
Phần này nhằm mục đích giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử
dụng, đồng thời c ng nêu r ý nghĩa đ ng g p của luận văn trên phương diện lý luận
và trên phương diện thực ti n Đây là phần giới thiệu tổng quát bố cục của luận văn
Chƣơng I: Những vấn đề cơ ản về nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu
tại các ngân hàng thƣơng mại
Chương này giới thiệu những vấn đề chung nợ xấu và tác động của n đến
kinh doanh ngân hàng, hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, đưa
ra các khái niệm cụ thể về nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu.
1.1. Nợ xấu và tác động của nó đến kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm nợ xấu
Các định nghĩa của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) có sự tương đồng trong cách
nhận thức về nợ xấu giữa các tổ chức tài chính trên thế giới Theo đ , một khoản nợ
được coi là nợ xấu khi nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Khoản vay bị quá
hạn nợ gốc và lãi hoặc khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng xác định là khơng có
khả năng trả nợ.
1.1.2. Phân loại nợ xấu
Tại Việt Nam, việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng được thực hiện
theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết
định số 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và có sửa đổi
trong quyết định 18/2007/ QĐ – NHNN ngày 25/04/2007. Quyết định 493 phân loại
nợ thành năm nh m theo phương pháp định lượng và định tính.
1.1.3 Tác động của nợ xấu đến kinh doanh ngân hàng
Nợ xấu có những tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.


viii


+ Thứ hai, nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
+ Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm uy tín của ngân hàng.
1.2. Hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu
Quản lý nợ xấu là tồn bộ q trình phịng ngừa, nhận định, kiểm tra, giám
sát và xây dựng các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ xấu nhằm giảm thiểu
mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý
nợ xấu theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
Nội dung quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại bao gồm:
+ Phòng ngừa khả năng phát sinh nợ xấu
+ Nhận biết, xác định các khoản nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu
+ Phân loại nợ xấu
+ Thu hồi nợ xấu
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động quản lý nợ xấu
Chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu có thể được hiểu là mức độ đáp ứng
yêu cầu của các nhà quản lý; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước của tồn
bộ q trình phòng ngừa, nhận định, kiểm tra, giám sát và xây dựng các biện pháp
xử lý đối với những khoản nợ xấu.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương
mại:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ xấu trong tổng danh mục nợ của Ngân
hàng: (1) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; (2) Nợ xấu và tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ; (3) Nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ: (1) Tỷ lệ thu hồi nợ
xấu; (2) Tỷ lệ chi phí thu hồi nợ/Tổng dư nợ xấu thu hồi trong kỳ; (3) Tỷ lệ tổng số
tiền mi n giảm lãi/Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng
thƣơng mại.

ix


Nhân tố chủ quan
+ Mơ hình tổ chức và quản trị điều hành
+ Quy trình cho vay
+ Năng lực, trình độ phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án vay vốn
và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng
+ Chính sách tín dụng
+ Cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
+ Sự ứng dụng công nghệ tin học ngân hang
Nhân tố khách quan
+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế
+ Điều hành Chính sách tiền tệ
+ Hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước
+ Thị trường mua bán nợ
+ Quy định về chế độ công bố thông tin
+Nhân tố thuộc về khách hàng
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội
2.1 Tổng quan chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB): MB
được thành lập và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 04/11/1994 với mục tiêu ban
đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải
qua 24 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành
một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và
các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các

thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng
khoán) và bất động sản tại Việt Nam.
Giới thiệu về mơ hình tổ chức của MB
Một số kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của MB giai đoạn 2014 – 2016
+ Kết quả hoạt động kinh doanh chung
+ Kết quả hoạt động huy động vốn

x


+ Kết quả hoạt động tín dụng
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.2.1 Mơ hình tổ chức trong cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Qn Đội
Giới thiệu mơ hình tổ chức trong công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Qn Đội.
2.2.2. Cơng tác phịng ngừa khả năng phát sinh nợ xấu
Cơng tác phịng ngừa khả năng phát sinh nợ xấu được thực hiện cụ thể bằng
các hoạt động sau:
+ Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước
+ Nghiên cứu, ban hành và thực hiện Định hướng tín dụng.
+ Xây dựng quy trình tín dụng ph hợp
2.2.3. Cơng tác nhận biết, xác định các khoản nợ có khả năng chuyển thành
nợ xấu
Theo quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội, sau khi khoản vay
được phê duyệt, cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ h trợ tín dụng tại chi nhánh
là người trực tiếp thực hiện tồn bộ q trình giải ngân, giám sát thực hiện các điều
kiện phê duyệt, kiểm tra sau giải ngân đối với khách hàng và khoản vay Trong quá
trình này, việc nhận diện sớm các khách hàng c năng lực tài chính suy giảm hoặc
c các dấu hiệu phi tài chính c khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ chủ yếu
phụ thuộc vào năng lực thu thập thông tin và năng lực thẩm định của từng cán bộ

quan hệ khách hàng và cán bộ h trợ tín dụng
2.2.4 Công tác phân loại nợ xấu
Công tác phân loại nợ tại Ngân hàng Quân Đội hiện đang được thực hiện bởi phần
mềm XHTD CSSY. Về công tác theo dõi danh mục các khoản nợ xấu sau khi phân
loại: Ngân hàng Quân Đội vẫn quản lý danh mục nợ xấu sau khi phân loại qua phần
mềm Exel.
2.2.5 Công tác thu hồi nợ xấu
Hiện tại, các biện pháp thu hồi nợ phổ biến đang được áp dụng đối với các
Khách hàng có nợ xấu tại MB tập trung vào một số biện pháp sau: Cơ cấu nợ, mi n
giảm lãi tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ cho VAMC, khởi kiện để thu hồi nợ.

xi


2.3 Kết quả hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội
Đưa ra bảng số liệu nhóm chi tiêu phản ánh quy mơ nợ có vấn đề trong tổng
danh mục nợ và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ của Ngân
hàng Quân Đội.
2.3.2 Kết quả đạt được và các hạn chế của hoạt động quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Kết quả đạt được:Cơng tác quản lý nợ có vấn đề được thực hiện triệt, xuyên
suốt từ Hội sở tới Chi nhánh; MB đã hồn thiện triển khai mơ hình tổ chức, phù hợp
với các nguyên tắc Basel về quản lý nợ có vấn đề; Các khoản nợ có vấn đề phát sinh
được phòng ngừa, c xu hướng phát sinh giảm; Thời gian xử lý nợ giảm
Những mặt còn hạn chế: Trong một số trường hợp chưa nhận diện đầy đủ
được khoản nợ có vấn đề; Thời gian xử lý nợ cịn chậm, q trình tác nghiệp cịn
gặp nhiều vướng mắc; Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu chưa cao
Nguyên nhân của những hạn chế bao gồm nguyên nhân chủ quan, nguyên

nhân khách quan
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nợ có vấn đề tại Ngân
hàng TMCP Quân đội
3.1. Định hƣớng công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
giai đoạn 2017 – 2021
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn
2017 – 2021.
Với tốc độ tăng trưởng cao so với trung bình ngành trong giai đoạn 2013 2016, MB đang bước dài trên con đường tới mục tiêu là một trong những tập đồn
tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam MB định hướng tầm nhìn “trở thành
ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm Top 5 hệ thống ngân
hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh.
3.1.2 Định hướng công tác quản lý nợ xấu giai đoạn 2017 – 2021

xii


Đưa ra các mục tiêu cụ thể đối với công tác quản lý nợ xấu đến năm 2021
của Ngân hàng Quân Đội và chi tiết một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 liên quan
đến công tác thu hồi nợ.
3.2.Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Quân đội
3.2.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác cảnh báo rủi ro và phịng
ngừa phát sinh nợ xấu
3.2.2 Hồn thiện mơ hình tổ chức trong cơng tác thu hồi nợ và quy trình quản
lý và thu hồi nợ xấu
3 2 3 Đa dạng hóa các biện pháp thu hồi nợ đối với khách hàng
3 2 4 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu tại các chi nhánh
3 2 5 Đẩy mạnh công tác giám sát thu hồi nợ tại MBAMC
3 2 6 Đẩy mạnh chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu và thu hồi nợ
3 2 7 Tăng cương công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức

nghề nghiệp
3.3. Kiến nghị
- Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
KẾT LUẬN: Tổng kết kết quả nghiên cứu của luận văn

xiii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội nhưng theo đ c ng c khơng ít thách thức đối với
nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng. Sau thời gian
phát triển hưng thịnh (năm 2010 – 2011), hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)
tại Việt Nam bắt đầu gặp nhiều kh khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế và
bộc lộ một số yếu kém trong vấn đề quản lý. Trong khoảng thời gian từ năm 2012
đến năm 2015, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến sự sụp đổ của một loạt
các ngân hàng yếu kém dưới hình thức tái cấu trúc lại Ngân hàng. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đ xuất phát từ hậu quả do hoạt động tín dụng mang
lại. Việc quản lý và kiểm sốt hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt đã làm
cho nợ xấu gia tăng, kéo theo đ là lợi nhuận suy giảm, thậm chí là thua l nặng.
Theo số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước: Trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng cao
nhất vào thời điểm giữa năm 2013 (khoảng 4,65%). Tỷ lệ này đến giữa năm 2017
đã giảm cịn khoảng 2,5%.
Nợ xấu được ví như “cục máu đông” c thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ
thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Việc quản lý và kiểm sốt
nợ xấu ln cần được nhìn nhận và thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo an
toàn trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh n i chung đối với

m i ngân hàng.
Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến
năm 2014, dư nợ xấu tăng mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và lợi
nhuận của ngân hàng. Trong thời gian này, hoạt động quản lý nợ xấu trở thành hoạt
động trọng điểm được đẩy mạnh của Ngân hàng Quân Đội và đã đạt được một số
kết quả nhất định. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý nợ xấu tại
các ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng, trên cơ sở
các kiến thức đã tích l y, tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt
động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”

1


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nợ xấu ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm trong vài thập kỷ
gần đây Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng hậu quả trực tiếp của tỷ lệ nợ xấu
tăng cao trong hệ thống ngân hàng là ngân hàng phá sản. Rất nhiều nghiên cứu về
nguyên nhân phá sản của ngân hàng chỉ ra rằng chất lượng tài sản là một yếu tố dự
đoán vỡ nợ rất quan trọng về mặt thống kê (Dermirgue-Kunt 1989, Barr và Siems
1994) và các tổ chức ngân hàng trước khi phá sản ln có mức nợ xấu rất cao.
Nhiều nhà kinh tế đã nhận thấy rằng các ngân hàng phá sản c xu hướng nằm
xa so với biên hiệu quả nhất (Berger và Humphrey (1992), Barr và Siems (1994),
DeYoung và Whalen (1994), Wheelock và Wilson (1994)), do những ngân hàng
này không tối ưu h a các quyết định về danh mục đầu tư của mình bằng cách cho
vay ít hơn so với khối lượng được yêu cầu Hơn thế, có nhiều bằng chứng rằng giữa
các ngân hàng không phá sản, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu
quả hoạt động (Kwan và Eisenbeis (1994), Hughes và Moon (1995), Resti (1995)).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nợ xấu càng tăng thì hiệu quả hoạt động của ngân
hàng càng giảm.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao c ng dẫn tới xu hướng muốn thu hẹp tín dụng của các

ngân hàng. Agung et al (2001 đã sử dụng phân tích dữ liệu vi mơ và vĩ mô để
nghiên cứu sự tồn tại của hiện tượng thu hẹp tín dụng tại Indonesia sau khủng
hoảng 1997, khi mà tỷ lệ nợ xấu tại nước này tăng vọt.
Ngồi ra, trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu luận bàn về nguyên nhân
gây ra nợ xấu ngân hàng Đối với các nguyên nhân gây ra nợ xấu và sự ảnh hưởng
của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, phải kể đến nghiên cứu
của Keeton, William và Morris (1987). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã thực
hiện nghiên cứu trên các NHTM bị thua l tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985
đồng thời sử dụng tỷ lệ nợ xấu làm thước đo chính cho việc đo lường rủi ro tín dụng
tại các ngân hàng này. Mơ hình kiểm định đã chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế riêng
biệt địa phương c ng với sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là các
nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín.dụng. Nghiên cứu này c ng cho thấy rằng các

2


NHTM sẵn sàng cho vay những món mạo hiểm thường có rủi ro vỡ nợ cao hơn so
với các ngân hàng khác.
Một số nghiên cứu tiếp theo sau nghiên cứu của Keeton, William và Morris
(1987 c ng lý giải tương tự về các yếu tố gây ra nợ xấu đối với các khoản cho vay
tại Mỹ. Ví dụ nghiên cứu của Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991) thực hiện trên
các NHTM lớn ở Mỹ lập luận rằng cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng
đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ tín dụng. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ thuận
chiều giữa tỷ lệ nợ xấu trong các khoản cho vay với các yếu tố chủ quan của ngân
hàng như cho vay với lãi suất cao, hay cho vay nhiều quá mức… Tương tự như các
nghiên cứu trước đ , Sinkey, Joseph F và Greenwalt (1991 c ng cho rằng các điều
kiện kinh tế vĩ mơ trong khu vực c ng giải thích cho sự phát sinh các khoản nợ xấu
ngân hàng. Các nhân tố vĩ mô này bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát hay tỷ giá hối đoái hàng năm… Nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy
tuyến tính đơn giản dựa trên dữ liệu của các NHTM lớn tại Hoa Kỳ giai đoạn 19841987.

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, giải quyết nợ xấu là một vấn đề cấp
bách của Chính phủ và các ngân hàng thương mại. Về vấn đề này đã c nhiều bài
báo đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Bài viết “Thực trạng nợ xấu tại các ngân
hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” của PGS.TS Nguy n Thị Mùi (đăng trên Tạp
chí Tài Chính vào ngày 30/11/2015), bài viết “ Một số giải pháp xử lý nợ xấu trong
hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam” của Thạc sỹ Nguy n Hồi Phương
(đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2016 , bài viết “Giải pháp quản lý nợ
xấu tại các ngân hàng thương mại” của tác giả Phan Thị Quỳnh Anh (đăng trên Tạp
chí Tài Chính năm 2017 … Các bài viết trên đã đề cập đến thực trạng nợ xấu của
các ngân hàng Việt Nam tại các thời kỳ và tập trung nghiên cứu các giải pháp để xử
lý nợ xấu đạt kết quả cao. Quy mô đối tượng nghiên cứu của các bài biết này ở
phạm vi hệ thống ngân hàng chứ không phải một ngân hàng cụ thể.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sâu vào hoạt động quản lý nợ xấu

3


của Ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn
về hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới hoạt động quản lý nợ xấu
tại Ngân hàng thương mại.
- Làm rõ thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Trong đ tập trung chủ yếu vào nội dung thu hồi nợ xấu và nêu rõ những điểm hạn
chế của Ngân hàng TMCP Quân đội trong công tác này

- Đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt
động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu
tại văn phòng (Desk research để thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, cụ thể:
- Rà sốt các văn kiện, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước liên
quan tới việc quản lý nợ có vấn đề của các NHTM từ năm 2010 đến nay.
- Thu thập thông tin về mơ hình cơng tác quản lý nợ xấu của một số các
NHTM tại Việt Nam, qua đ đề xuất mơ hình quản lý nợ xấu phù hợp với thực ti n
của thị trường tài chính Việt Nam và chất lượng danh mục tín dụng của NHTMCP
Quân đội
- Thu thập số liệu và phân tích thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân
hàng TMCP Quân đội, phân tích ưu, nhược điểm, có so sánh với một số các ngân
hàng khác, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu phù hợp
với thực trạng của Ngân hàng.
Nguồn dữ liệu để phân tích chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, lấy từ các nguồn:
- Văn kiện, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước liên quan tới
việc quản lý nợ có vấn đề của các NHTM từ năm 2010 đến nay.

4


- Các giáo trình, sách, tài liệu viết về quản lý nợ nợ xấu
- Các nguồn dữ liệu sẵn có của Doanh nghiệp:
+ Tài liệu giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội: Lịch sử hình thành, cơ
cấu tổ chức, chiến lược phát triển…
+ Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính đã được cơng bố
+ Số liệu về chất lượng quản lý nợ xấu thu thập từ các Khối/Phòng của Ngân
hàng TMCP Quân đội

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân
đội
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Quân đội.

5


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Nợ xấu và tác động của nó đến kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm nợ xấu
Các tài liệu tài chính ngân hàng của thế giới sử dụng phổ biến các thuật ngữ
nợ xấu (bad debt , nợ quá hạn (non-performing loan , nợ c vấn đề (doubtful debd
để chỉ các khoản nợ mà người đi vay ít c khả năng trả lại cho chủ nợ, và do đ giá
trị kỳ vọng thu hồi thấp hơn so với khoản nợ gốc ban đầu Tuy nhiên trên thực tế,
không c chuẩn toàn cầu về định nghĩa nợ xấu/ nợ quá hạn/ nợ c vấn đề
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương Châu Âu (EBC,
truy cập ngày 15/02/2018):

“Một khoản nợ vay ngân hàng được coi là nợ quá hạn (non – performing loan) khi
chậm thanh toán nợ gốc đến hạn hoặc lãi vay trên 90 ngày Nợ quá hạn c ng được
gọi là nợ xấu (bad dept ” Theo định nghĩa của EBC, các khoản nợ xấu được xác
định bởi một yếu tố duy nhất là kết quả trả nợ của khách hàng với ngân hàng Các
khoản nợ được xác định nợ n xấu khi chậm thanh toán gốc đến hạn hoặc lãi vay

trên 90 ngày.
Theo

định

nghĩa

của

Quỹ

tiền

tệ

quốc

tế

(IMF,

truy cập ngày 15/02/2018):

“Một khoản cho vay được coi là nợ xấu khi: (i) Quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi từ
90 ngày trở lên; (ii) Hoặc các khoản thanh toán lãi suất đã quá hạn đúng 90 ngày
hoặc hơn đã được vốn h a, cơ cấu lại, hoặc gia hạn theo thỏa thuận; (iii) Hoặc các
khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng c thể nhận thấy những dấu hiệu rõ
ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đầy đủ. Sau khi khoản vay được
xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào c ng nên được
xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và

gốc của khoản vay đ hoặc thu hồi được khoản vay thay thế” Theo quan điểm của
IMF, các khoản nợ xấu được xác định bởi 02 yếu tố: (i) Kết quả trả nợ của khách
hàng với ngân hàng; (ii) Khả năng trả nợ của khách hàng Đối với các trường hợp
khả năng trả nợ của khách hàng có các dấu hiệu rõ ràng về việc khơng thể hồn trả

6


nợ đầy đủ (ví dụ: người vay bị phá sản/ mất năng lực hành vi dân sự) thì khoản vay
c ng được xác định là nợ xấu ngay từ khi chưa đến hạn thanh toán.
Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể
về nợ xấu Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia
về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định các khoản nợ được coi là khơng có khả
năng hồn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) Ngân hàng thấy
người vay khơng có khả năng trả nợ đầy đủ nếu ngân hàng chưa thực hiện hành
động gì để cố gắng thu hồi nợ; (ii Người vay đã quá hạn trả nợ trên 90 ngày
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, Prudential treatment of problem
assets – definitions of non-performing exposures and forbearance Issued, 2016).
Từ các định nghĩa trên c thể thấy được sự tương đồng trong cách nhận thức
về nợ xấu giữa các tổ chức tài chính trên thế giới Theo đ , một khoản nợ được coi
là nợ xấu khi nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn nợ gốc và lãi hoặc
khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng xác định là khơng có khả năng trả nợ.
Trong sách Tín dụng Ngân hàng do tiến sỹ Hồ Diệu chủ biên – Nhà xuất bản
Thống kê, xuất bản năm 2001 đã đề cập đến một số đặc trưng của các khoản nợ xấu
Theo đ , nợ xấu (hay các tên gọi khác của chúng như nợ c vấn đề, nợ không lành
mạnh, nợ kh địi, nợ khơng thể địi… là những khoản nợ mang đặc trưng: (i
Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết đã đến
hạn Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày ; (ii) Tình
hình tài chính của khách hàng đã và đang c chiều hướng xấu dẫn tới c khả năng
ngân hàng không thu hồi được cả vốn và lãi ; (iii Tài sản đảm bảo (thế chấp, bảo

lãnh, cầm cố được đánh giá là có giá trị phát mại khơng đủ trang trải nợ gốc và lãi
(nguồn : Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, 2001
Ngoài khái niệm nợ xấu, trong thực tế hoạt động quản lý nợ, các TCTD tại
Việt Nam hiện nay c ng sử dụng phổ biến khái niệm nợ c vấn đề Theo sổ tay tín
dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội, phát hành tháng 9 năm 2004 thì nợ c vấn
đề được xác định như sau:"Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng
khơng thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể khơng thu hồi được theo đúng cam kết
trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những

7


khoản vay đã q hạn thanh tốn, thanh tốn khơng đúng kỳ hạn (nợ q hạn thơng
thường, nợ khó địi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng) mà bao gồm cả những
khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu khơng an tồn có thể dẫn tới rủi ro"
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Quân Đội, Sổ tay tín dụng, 2004, T24
1.1.2 Phân loại nợ xấu.
Phân loại nợ vay ngân hàng (Bank loan classification hay phân loại tín dụng
là việc xem xét, đánh giá chất lượng các khoản cho vay (tín dụng và sắp xếp vào
các nh m khác nhau dựa trên đặc điểm rủi ro và n i chung là chất lượng của khoản
vay đ
Việc phân loại nợ sẽ giúp ngân hàng c thể kiểm soát được chất lượng danh
mục cho vay và trong trường hợp cần thiết sẽ c các biện pháp xử lý để ngăn chặn
sự suy giảm của chất lượng của các khoản vay, giảm thiểu tác động tiêu cực
Phân loại nợ sẽ ảnh hưởng đến việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và lợi
nhuận của ngân hàng Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân
hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay
Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm
nghĩa vụ thuế của ngân hàng
Tại Việt Nam, việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng được thực hiện

theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết
định số 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và có sửa đổi
trong quyết định 18/2007/ QĐ – NHNN ngày 25/04/2007. Quyết định 493 phân loại
nợ thành năm nh m theo phương pháp định lượng và định tính.
Điều 6 của Quyết định 493 phân loại nợ thành năm nh m theo phương pháp
định lượng. Một điểm dáng lưu ý là cho d c tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ
thể để phân loại nợ thành 05 nh m nhưng tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động
tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn
tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
Điều 7 của Quyết định 493 cho phép các tổ chức tín dụng c đủ khả năng và
điều kiện được thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương

8


pháp định tính Theo phương pháp này, nợ c ng được phân thành 05 nh m tương tự
như cách phân loại định lượng trong Điều 6, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số
`ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ và chính sách dự phịng rủi ro của tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước
chấp nhận.
Chi tiết hai phương pháp phân loại nợ theo Quyết định 493 như sau:
Nhóm nợ

1 – Nợ đủ
tiêu chuẩn
(Current)
2 – Nợ cần
chú ý
(Special

mentioned)

3 – Nợ
dưới tiêu
chuẩn
(Substandard)

4 – Nợ
nghi ngờ
(Doubtful)

5 – Nợ c
khả năng
mất vốn
(Bad)

Phƣơng pháp định
lƣợng
Các khoản nợ trong hạn
mà tổ chức tín dụng đánh
giá c đủ khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi
đúng thời hạn
Các khoản nợ quá hạn
dưới 90 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ trong hạn
theo thời hạn nợ đã cơ
cấu lại.
Các khoản nợ quá hạn từ

90 đến 180 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn
dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại
Các khoản nợ quá hạn từ
181 đến 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn từ
90 ngày đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu
lại.
Các khoản nợ quá hạn
trên 360 ngày.
Các khoản nợ khoanh
chờ Chính phủ xử lý.
Các khoản nợ đã cơ cấu
lại thời hạn trả nợ quá

Phƣơng pháp định tính

Tỷ lệ trích
lập dự ph ng
cụ thể đối với
các nhóm nợ
Các khoản nợ được các tổ
0%
chức tín dụng đánh giá là
c khả năng thu hồi đầy đủ
cả nợ gốc và lại đúng hạn

Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là
c khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi nhưng c dấu
hiệu khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ
Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là
khơng c khả năng thu hồi
nợ gốc và lãi khi đến hạn
Các khoản nợ này được tổ
chức tín dụng đánh giá là
c khả năng tổn thất một
phần nợ gốc và lãi
Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là
khả năng tổn thất cao.

Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là
khơng có khả năng thu hồi,
mất vốn.

9

5%

20%

50%


100%


hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu
lại.
Trong đ , d phân loại theo phương pháp định tính hay định lượng thì các
khoản nợ từ nh m 3 đến nh m 5 được xếp vào danh mục nợ xấu của ngân hàng.
Có thể thấy việc phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính theo quy định
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khá tương đồng với các định nghĩa về nợ xấu
của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, EBC về mặt định lượng thời gian trả nợ
quá hạn là trên 90 ngày.
1.1.3 Tác động của nợ xấu đến kinh doanh ngân hàng
Nợ xấu là ln song hành cùng hoạt động tín dụng trong mối tương quan
giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy, khi xem xét một khoản cho vay thì ngân hàng ln
đánh giá nguy cơ phát sinh nợ xấu của khoản vay và thận trọng với các khoản vay
có mức độ rủi ro cao.
Nợ xấu có những tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, cụ thể như sau (Nguy n Văn Tiến 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, T53):
Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nợ xấu làm giảm
doanh thu (do khơng thu được lãi vay và tăng chi phí của ngân hàng (do làm tăng
chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí xử lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phịng rủi ro và các
chi phí khác liên quan). Việc giảm doanh thu và tăng chi phí khiến cho lợi nhuận
của ngân hàng sụt giảm, thậm chí dẫn đến thua l nếu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở
mức quá cao.
Thứ hai, nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của ngân hàng: Do
khơng thu hồi được các khoản vay, nợ xấu làm chậm quá trình luân chuyển vốn của
ngân hàng Trong khi đ ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh tốn cho những

khoản tiền gửi và các hoạt động khác, điều này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với
nguy cơ mất khả năng thanh toán Tỷ lệ nợ xấu tăng lên quá cao có thể dẫn đến sự
phá sản của các ngân hàng thương mại do mất khả năng thanh khoản.
Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm uy tín của ngân hàng: Khi một ngân hàng
có mức độ rủi ro của các tài sản c cao thì ngân hàng đ thường đứng trước nguy cơ

10


mất uy tín của mình trên thị trường. Khơng một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng
mà ngân hàng đ c tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng
khơng tốt gây ra tổn thất lớn về tài sản. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ
rủi ro cao thường được báo chí đưa tin và lan truyền trong cơng chúng Điều này sẽ
khiến cho uy tín của ngân hàng trên thị trường bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi
trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác Như vậy, việc giảm uy tín có
thể làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn n c thể
dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản và đe dọa sự ổn
định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
1.2 Hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại.
1.2.1 Khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu
George R. Terry trong cuốn Principles Of Management (xuất bản năm 1994
đã đưa ra khái niệm “quản lý” như sau: Quản lý (Management) là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra. Từ tiến trình trong định nghĩa này n i lên rằng các công việc hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái
niệm trên c ng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản lý phải thực hiện các hoạt động
quản lý nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi
là các chức năng quản lý bao gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
Quản lý nợ xấu là tồn bộ q trình phịng ngừa, nhận định, kiểm tra, giám

sát và xây dựng các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ xấu nhằm giảm thiểu
mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý
nợ xấu theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Nguyên tắc quản lý nợ xấu theo tiêu chuẩn của Ủy ban giám sát Ngân
hàng Basel:
Basel là Uỷ ban Giám sát ngân hàng do Ngân hàng trung ương các nước G10
thành lập từ thế kỷ trước dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Năm
1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủi ro
tín dụng (Basel I xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của

11


các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính Để đáp ứng các yêu cầu của phát
triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng
Sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II được ban hành.
Về bản chất, nợ xấu c ng là rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, trong
phạm vi luận văn sẽ nghiên cứu nội dung nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo
Basel II để làm rõ các nguyên tắc về quản lý nợ xấu.
* Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II (Basel Committee
on Banking Supervision 2016):
 Thiết lập một mơi trường tín dụng thích hợp
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định
kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả
năng sinh lời.
- Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các
chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ
và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm sốt rủi
ro tín dụng.
- Ngun tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm

và các hoạt động, đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ
các thủ tục, các quy trình kiểm sốt thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
 Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý
- Ngun tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về
người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng
riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan với nhau, trong và ngồi bảng
cân đối kế tốn.
- Ngun tắc 6: C các quy trình r rang được thiết lập cho việc phê duyệt
các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
- Ngun tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương
mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá
nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

12


×