Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VIỆT TUÂN

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VIỆT TUÂN

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Kỹ Thuật Tài nguyên nước

Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


60.58.02.12

1.PGS.TS. PHẠM THỊ HƯƠNG LAN
2.PGS.TS. LÊ VĂN CHÍN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Tuân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu quy
hoạch bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La” tác giả đã hoàn thành theo
đúng nội dung của đề cương nghiên cứu, được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của
khoa Kỹ thuật tài nguyên nước phê duyệt.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Phạm Thị Hương Lan, PGS.TS. Lê Văn Chín – Trường Đại học Thủy lợi đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh

nghiệm của các Thầy Cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan; Phòng Đào tạo Đại học và sau
đại học, tập thể lớp cao học 24Q11 – Trường Đại học Thủy lợi cùng toàn thể gia đình
và bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn
thành bản luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn thiện về mặt kiến thức trong
học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Việt Tuân

ii


MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 2
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH BẢO
VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC......................................................................................................... 4

1.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước trên thế giới..............4
1.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam...............8
1.3 Định hướng nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Sơn La ...........9

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI ........................................... 10

2.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................10
2.1.1

Vị trí địa lý ................................................................................................10

2.1.2

Đặc điểm địa hình, địa chất.......................................................................11

2.1.3

Đặc điểm địa chất thủy văn.......................................................................12

2.1.4

Đặc điểm thổ nhưỡng ................................................................................12

2.1.5

Đặc điểm thảm phủ thực vật .....................................................................14

2.1.6

Tài nguyên khoáng sản..............................................................................14

2.2 Đặc điểm khí hậu...............................................................................................14

2.2.1

Bốc hơi ......................................................................................................14

2.2.2

Chế độ gió .................................................................................................15

2.2.3

Số giờ nắng................................................................................................15

2.2.4

Nhiệt độ .....................................................................................................15

2.2.5

Độ ẩm không khí .......................................................................................16

2.2.6

Mưa ...........................................................................................................16

2.3 Đặc điểm thủy văn.............................................................................................20
2.3.1

Mạng lưới trạm thủy văn...........................................................................20

2.3.2


Tổng lượng dòng chảy ..............................................................................24

2.3.3

Dòng chảy lũ .............................................................................................25

2.3.4

Dòng chảy kiệt ..........................................................................................25

2.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................26
2.4.1

Đặc điểm tổ chức hành chính....................................................................26

3


2.4.2

Dân cư, lao động .......................................................................................26

2.4.3

Hiện trạng kinh tế......................................................................................27

2.4.3.1 Nông nghiệp .......................................................................................27
2.4.3.2 Nông nghiệp nông thôn ......................................................................27
2.4.3.3 Cơ sở hạ tầng ......................................................................................28

2.5 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ........................................29
2.6 Tác động của hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nước trong
vùng quy hoạch..........................................................................................................29
2.6.1

Tác động do phát triển dân số và phân bố dân cư.....................................29

2.6.2

Hoạt động sản xuất công nghiệp và năng lượng .......................................31

2.6.2.1 Khai thác và chế biến khoáng sản ......................................................31
2.6.2.2 Công nghiệp năng lượng ....................................................................32
2.6.2.3 Các ngành công nghiệp chế biến........................................................32
2.6.3 Các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản ...............................................33
2.6.3.1 Sản xuất nông nghiệp .........................................................................33
2.6.3.2 Hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản......................................34
2.6.3.3 Khai thác chế biến lâm sản.................................................................34
2.6.4 Ảnh hưởng của các hoạt động quân sự đến tài nguyên nước....................34
2.7 Nhận xét chung về những thuận lợi, khó khăn liên quan đến quy hoạch bảo vệ
TNN tỉnh Sơn La .......................................................................................................35
2.7.1

Thuận lợi ...................................................................................................35

2.7.2

Khó khăn ...................................................................................................35

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO XÁC ĐỊNH CÁC
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC .........................................................37

3.1 Phân tích hiện trạng nguồn nước.......................................................................37
3.2 Đánh giá hiện trạng và diễn biến nguồn nước trong những năm gần đây ........39
3.3 Tình hình bảo vệ nguồn nước trong những năm gần đây..................................54
3.3.1

Đánh giá tình hình khai thác sử dụng nước ..............................................54

3.3.1.1 Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu dùng nước ................................................54
3.3.1.2 Kết quả tính toán nhu cầu nước cho các ngành kinh tế......................59
3.3.2 Đánh giá thải chất thải vào nguồn nước....................................................74
3.3.2.1 Các loại hình xả thải...........................................................................74
3.3.2.2 Tình hình xả nước thải vào nguồn nước tại các khu đô thị, dân cư tập
trung…………………………………………………………………………...75
3.3.2.3 Tình hình xả nước thải vào nguồn nước của các khu công nghiệp, cơ
sở sản xuất, khai khoáng, chế biến, làng nghề, các công trình thủy điện..........77
4


3.3.2.4 Tình hình xả nước thải tại các bệnh viện và cơ sở y tế ......................81
3.4 Phân tích, dự báo xu thế biến động của nguồn nước.........................................84
3.4.1

Phân tích, dự báo trữ lượng nước..............................................................84

3.4.2

Phân tích, dự báo xu thế sử dụng nước .....................................................85


3.4.3

Phân tích, dự báo xu thế thải chất thải vào nguồn nước ...........................95

3.5 Xác định vấn đề cần giải quyết để quản lý, bảo vệ tài nguyên nước ................95
3.5.1

Những thuận lợi trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước .......................95

3.5.2

Những khó khăn trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước ......................96

3.5.3

Xác định các vấn đề cần giải quyết quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước...97

CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
NƯỚC TỈNH SƠN LA...........................................................................................................102

4.1 Giải pháp công trình. .......................................................................................102
4.2 Giải pháp phi công trình..................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 108

5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Sơn La.................................................................................10
Hình 2.2: Bản đồ trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Sơn La ..............................................17
Hình 2.3: Lượng mưa trung bình năm tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Sơn La..........18
Hình 2.4: Bản đồ đẳng trị mưa tỉnh Sơn La ..................................................................19
Hình 2.5: Lượng mưa mùa mưa, mưa mùa khô tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Sơn La
.......................................................................................................................................20
Hình 2.6: Bản đồ mạng lưới trạm thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Sơn La ...........................21
Hình 2.7: Mạng lưới sông ngòi tỉnh Sơn La..................................................................23
Hình 2.8: Bản đồ modun dòng chảy tỉnh Sơn La ..........................................................24
Hình 2.9: Biểu đồ tăng dân số giai đoạn năm 2008-2013 .............................................30
Hình 2.10: Chuyển dịch cơ cấu dân số giai đoạn năm 2008-2013................................30
Hình 2.11: Nước thải nhà máy tinh bột sắn Sơn La ......................................................33
Hình 3.1: Các tiểu vùng quy hoạch tài nguyên nước và các đơn vị hành chính thuộc
vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh Sơn La......................................................................39
Hình 3.2: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Phiêng Hiềng ..............43
Hình 3.3: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Xã Là ..........................44
Hình 3.4: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Vạn Yên......................44
Hình 3.5: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Thác Mộc....................45
Hình 3.6: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Thác Vai .....................45
Hình 3.7: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Nậm Ty.......................46
Hình 3.8: Quá trình lưu lượng ngày tính toán và thực đo trạm Nậm Công ..................46
Hình 3.9: Quá trình lưu lượng ngày thực đo và mô phỏng trạm Phiềng Hiềng ............47
Hình 3.10: Quá trình lưu lượng ngày thực đo và mô phỏng trạm Vạn Yên..................48
Hình 3.11: Quá trình lưu lượng ngày thực đo và mô phỏng trạm Thác Mộc ...............48
Hình 3.12: Lưu lượng dòng chảy tính toán và thực đo trạm Thác Vai .........................49
Hình 3.13: Quá trình lưu lượng ngày thực đo và mô phỏng trạm Nậm Ty...................49
Hình 3.14: Lưu lượng dòng chảy tính toán và thực đo trạm Nậm Công.......................50
Hình 3.15: Lưu lượng dòng chảy tính toán trạm Phiềng Hiềng (1977-2012) ..............51
Hình 3.16: Lưu lượng dòng chảy tính toán trạm Thác Vai (1977-2012) .....................51
Hình 3.17: Lưu lượng dòng chảy tính toán trạm Thác Mộc (1982-2012) ...................52

Hình 3.18: Lưu lượng dòng chảy tính toán trạm Nậm Ty (1975-2012).......................52
Hình 3.19: Lưu lượng dòng chảy tính toán trạm Nậm Công (1982-2012) ..................53
Hình 3.20: Hiện trạng kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn các huyện, thành phố
thuộc tỉnh Sơn La...........................................................................................................60
Hình 3.21: Diện tích được cấp nước từ hệ thống công trình thủy lợi tại các huyện, ....61
Hình 3.22: Hiện trạng nhu cầu nước dùng cho các thành phố, thị trấn tỉnh Sơn La .....67
Hình 3.23: Cơ cấu khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo các ngành sử dụng nước73
Hình 3.24: Vị trí cầu Trắng-TP.Sơn La (điểm thoát nước thải sinh hoạt khu dân cư)..76

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại các trạm ...............................15
Bảng 2.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm tại trạm Sơn La.............................16
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Sơn La .................18
Bảng 2.4: Đặc trưng hình thái lưu vực sông địa bàn tỉnh Sơn La .................................22
Bảng 2.5: Lưu lượng lớn nhất thời kỳ quan trắc tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Sơn
La ...................................................................................................................................25
Bảng 2.6: Tần suất dòng chảy lũ lớn nhất năm tại các trạm .........................................25
Bảng 2.7: Lưu lượng nhỏ nhất thời kỳ quan trắc tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Sơn
La ...................................................................................................................................26
Bảng 2.8: Tần suất dòng chảy mùa kiệt tại các trạm.....................................................26
Bảng 3.1: Phạm vi hành chính của các tiểu vùng quy hoạch ........................................37
Bảng 3.2: Trọng số các trạm mưa của tỉnh Sơn La .......................................................42
Bảng 3.3: Bộ thông số mô phỏng mô hình MIKE NAM ..............................................43
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả mô hình MIKE NAM .....................................50
Bảng 3.5: Danh sách các tiểu lưu vực tương tự ứng với 12 tiểu vùng quy hoạch ........53
Bảng 3.6: Trọng số trạm mưa các tiểu lưu vực tỉnh Sơn la...........................................53
Bảng 3.7: Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch tính............54

Bảng 3.8: Tổng hợp lượng mưa, dòng chảy trên các tiểu vùng quy hoạch...................54
Bảng 3.9: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tỉnh Sơn La..................................................56
Bảng 3.10: Thời vụ gieo trồng tỉnh Sơn La...................................................................57
3
Bảng 3.11: Mức tưới các loại cây trồng – Tần suất 85% (m /ha) .................................57
Bảng 3.12: Tiêu chuẩn cấp nước sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La ............................57
Bảng 3.13: Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi tập chung tỉnh Sơn La .......................58
3
Bảng 3.14: Chỉ tiêu cấp nước cho thủy sản (m /ha)......................................................58
Bảng 3.15: Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng............................58
Bảng 3.16: Tổng hợp diện tích tưới trong toàn tỉnh Sơn La (ha) ..................................60
Bảng 3.17: Nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp trong năm 2012 ..........................62
Bảng 3.18: Nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp trong năm 2012 ..........................62
Bảng 3.19: Thống kê số lượng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ
sinh trên địa bàn tỉnh Sơn La.........................................................................................64
Bảng 3.20: Nhu cầu nước sử dụng nước cho sinh hoạt nông thôn phân theo các tiểu
vùng quy hoạch năm 2012.............................................................................................64
Bảng 3.21: Nguồn nước chính hộ điều tra sử dụng để ăn, uống năm 2012 (hộ)...........65
Bảng 3.22: Danh sách các công trình cấp nước sinh hoạt đô thị theo tiểu vùng quy
hoạch sử dụng nguồn nước mặt.....................................................................................65
Bảng 3.23: Nhu cầu nước cho sinh hoạt đô thị phân theo các tiểu vùng quy hoạch.....66
Bảng 3.24: Nhu cầu nước sử dụng cấp cho nuôi trồng thủy sản năm 2012 .................68
Bảng 3.25: Số lượng gia súc, gia cầm phân theo tiểu vùng quy hoạch năm 2012........68
Bảng 3.26: Nhu cầu nước sử dụng cấp cho chăn nuôi năm 2012 .................................69
vii


Bảng 3.27: Nhu cầu nước sử dụng cấp cho y tế năm 2012 ..........................................69
Bảng 3.28: Nhu cầu nước sử dụng cấp cho ngành dịch vụ - du lịch năm 2012............70
Bảng 3.29: Nhu cầu nước sử dụng cấp cho môi trường sinh thái trong năm 2012.......70

Bảng 3.30: Tổng hợp nhu cầu nước sử dụng nước cho các ngành theo các tiểu vùng .71
Bảng 3.31: Tổng hợp yêu cầu nước hàng tháng tỉnh Sơn La năm 2012 .......................73
Bảng 3.32: Tổng hợp khả năng đáp ứng của nguồn nước trên từng vùng ....................74
Bảng 3.33: Chất lượng nước thải của các nguồn thải sinh hoạt ....................................75
Bảng 3.34: Chất lượng nước thải của các nguồn thải công nghiệp năm 2013 tại một số
vị trí quan trắc................................................................................................................80
3
Bảng 3.35: Tổng lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Sơn La (Triệu m /năm) ................84
Bảng 3.36: Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm
2020 ...............................................................................................................................84
Bảng 3.37: Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm
2030 ...............................................................................................................................85
Bảng 3.38: Tổng lượng nước đến theo các tiểu vùng quy hoạch tỉnh Sơn La ..............85
Bảng 3.39: Tổng hợp dân số 12 tiểu vùng cân bằng nước theo giai đoạn quy hoạch...86
Bảng 3.40: Dự báo yêu cầu nước cho sinh hoạt theo các giai đoạn quy hoạch ............86
Bảng 3.41: Dự báo yêu cầu nước cho nông nghiệp theo các giai đoạn quy hoạch.......87
Bảng 3.42: Dự báo yêu cầu nước cho công nghiệp theo các giai đoạn quy hoạch .......87
Bảng 3.43: Dự báo yêu cầu nước cho ngành chăn nuôi theo các giai đoạn quy hoạch 88
Bảng 3.44: Dự báo yêu cầu nước cho thủy sản hàng tháng theo các giai đoạn quy
hoạch..............................................................................................................................89
Bảng 3.45: Dự báo yêu cầu nước cho y tế hàng tháng theo các giai đoạn quy hoạch ..89
Bảng 3.46: Tổng hợp yêu cầu nước cho dịch vụ - du lịch hàng tháng theo các giai đoạn
.......................................................................................................................................90
Bảng 3.47: Tổng hợp yêu cầu nước cho môi trường hàng tháng theo các giai đoạn ....91
Bảng 3.48: Dự báo yêu cầu nước hàng tháng cho các vùng theo các giai đoạn ...........92
Bảng 3.49: Tổng hợp nhu cầu nước toàn tỉnh Sơn La...................................................92
Bảng 3.50: Kết quả tính toán cân bằng nước các vùng năm 2020 ................................93
Bảng 3.51: Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ % nhu cầu so với nguồn nước năm 2020.........93
Bảng 3.52: Kết quả tính toán cân bằng nước các vùng năm 2030 ................................93
Bảng 3.53: Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ % nhu cầu so với nguồn nước năm 2030.........94

Bảng 3.54: Xu thế gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước......................................95

viii


MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích 14.174,44 km² chiếm 4,27%
tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20º39’ 22º02’ vĩ độ Bắc và 103º11’ - 105º02’ kinh độ Đông. Sơn La có đường biên giới quốc
gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn
vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc. Là tỉnh có tốc độ đô thị hoá,
công nghiệp hoá khá cao so với các tỉnh trong vùng Tây Bắc.
Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn; 2 sông lớn là
sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu. Mật độ
2

sông suối 1,8 km/km nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác
ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao
động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng V đến tháng
IX trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu,
65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ.
3

Nhu cầu nước cho sinh hoạt khoảng 50 nghìn m /ngày, hiện khai thác chủ yếu từ
nguồn nước mặt các công trình cấp nước với lưu lượng lớn tập trung chủ yếu tại thành
3

phố Sơn La (lưu lượng thực tế khoảng 10.300m /ngày so với tổng lưu lượng 20.650
m3/ngày). Nước sử dụng trong ngành công nghiệp khoảng 82 nghìn m3/ngày, phục vụ

cho 3.076 cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu tại 4 đô thị Sơn La, Mộc
Châu, Phù Yên, Hát Lót-Mai Sơn. Nước dành cho nông nghiệp hiện vẫn chiếm phần
lớn (77% tổng lượng nước khai thác), với tổng lượng nước mặt khai thác phục vụ chăn
3

nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản là 398 nghìn m /ngày.
3

Hiện có 34 công trình cấp nước sinh hoạt đô thị với tổng công suất 26.000 m /ngày;
430 đập dâng kiên cố, 87 hồ chứa và các công trình quy mô nhỏ phục vụ tưới cho
khoảng 24 nghìn ha đất canh tác, trong đó chủ yếu là tưới lúa.
Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội là rất
cần thiết, nhưng nếu khai thác, sử dụng không có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng không
đi đôi với bảo vệ nguồn nước sẽ dẫn đến suy giảm nguồn nước, chất lượng nước, sự
1


cạnh tranh về nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước. Do đó: "Chiến lược quốc
gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm. Việc
thực hiện Chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng
vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm
2020 và các năm tiếp theo” và “Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn
nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước". Theo Quyết định số
81/2006/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020:
“Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài
hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể
giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng
điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường”.
Vì vây, việc nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Sơn La để cung cấp
các cơ sở khoa học đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh là hết

sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Bên cạnh đó cũng đạt được mục tiêu :” Khai thác
sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước, phục vụ đáp ứng các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Xuất phát từ lý do đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thị Hương Lan và
PSG.TS Lê Văn Chín tác giả đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.
• Xác định các yêu cầu bảo vệ TNN đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước
trên địa bàn tỉnh Sơn La và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
mặt tỉnh Sơn La

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi luận văn, tác giả giải quyết bài toán Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
ở phạm vi:
• Tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La

2


• Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng
nước
• Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng
nước
• Xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước

IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận:
• Điều tra thực địa, thu thập văn bản, dữ liệu thông tin.

• Phân tích đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề liên quan đến quy hoạch quản lý,
bảo vệ tài nguyên nước
• Xây dựng phương án quy hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
• Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp kế thừa: Luận văn sẽ kế thừa các tài liệu dữ liệu hiện có của các
nghiên cứu có liên quan đến quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La
• Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Do tác giả ở Sơn La nên có điều kiện trực
tiếp đi điều tra khảo sát, đánh giá tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh
Sơn La, trong đó có cập nhật, bổ sung các thông tin về đặc điểm hiện trạng khai
thác nước mặt, tình hình suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và các vấn đề nổi cộm
trong quá trình khai thác, bảo vệ tài nguyên nước; Xác định các khu vực nổi cộm về
vấn đề hạn hán, thiếu nước; Xác định phạm vi, mức độ và nguyên nhân liên quan
đến vấn đề ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
• Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để xác
định, tính toán đánh giá về hiện trạng khai thác sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước
trên địa bàn tỉnh Sơn La
• Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình toán MIKE NAM để tính toán mô
phỏng lại dòng chảy, tính toán nhu cầu sử dụng nước.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ QUY
HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước trên thế giới
Từ lâu, ở nhiều nơi trên thế giới đã chú ý đến việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn
nước, quy hoạch tài nguyên nước hợp lý nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN.
Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, quy định “Nước là tài nguyên đặc biệt
quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại,

phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con
người và môi trường”.
Nước là một hợp phần của tài nguyên, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường
và các hệ sinh thái, vì nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển và đặc trưng của hệ. Đối
với sự phát triển của xã hội, nước không những là điều kiện tiên quyết cho sự sống mà
còn là nhân tố góp phần vào mọi quá trình của sự phát triển. Nước là tài nguyên thiên
nhiên (TNTN) đặc biệt được con người sử dụng cho nhiều mục đích và mức độ khác
nhau từ quá khứ đến hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, thế kỷ XXI nước được đánh
giá là TNTN đứng thứ 2 sau tài nguyên con người. Từ đó, vấn đề đặt ra là nếu không
sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên nước, cũng như không quản lý và khai thác hợp lý thì
không thể có môi trường sinh thái lành mạnh và phát triển bền vững.
Tài nguyên nước bao gồm nhiều loại và tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau. Tuy
nhiên, chú ý đặc biệt hơn cả là tài nguyên nước ngọt trên lục địa ở thể lỏng, bởi đây là
nguồn nước được sử dụng trực tiếp cho mọi hoạt động. Như vậy, khi nói đến “Tài
nguyên nước” trong luận văn là để chỉ tài nguyên nước ngọt. Theo Khoản 1 Điều 2
Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012 quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các
nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Luận văn vận dụng quan niệm tài nguyên nước theo
Điều Luật này làm cơ sở nghiên cứu, tuy nhiên chỉ tập trung nghiên cứu tài nguyên
nước mặt.

4


Theo Jean Burton (2003) cho thấy phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi trong
khai thác, sử dụng cũng như quản lí nguồn nước phải đạt được các yêu cầu về bền
vững, phải có quy hoạch sử dụng bảo vệ tài nguyên nước một cách hợp lý, có nghĩa: tài nguyên nước phải được khai thác, sử dụng một cách hợp lí, không vượt quá giới
hạn tiềm năng của nguồn nước, để nước có đủ khả năng hồi phục hay tái tạo theo chu
trình thủy văn vốn có của thiên nhiên. - tài nguyên nước phải được sử dụng một cách
tiết kiệm và thật sự hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người và

hiệu quả sử dụng nước ngày càng cao. Nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá
trị kinh tế và quý giá. - tài nguyên nước phải được bảo vệ đặc biệt nhất là về mặt chất
lượng. Phải kiểm soát và hạn chế ô nhiễm nước, không thể để cho tình trạng ô nhiễm
nước trở thành trầm trọng và lan rộng làm giảm lượng nước sạch của con người. - tài
nguyên nước là của tất cả mọi người và mọi người đều có quyền sử dụng và có trách
nhiệm bảo vệ nước. Vì thế, trong quản lí sử dụng nước phải đảm bảo tính cộng đồng
và tính công bằng và phải có sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan trong
xã hội, phải đóng góp cho sự phát triển xã hội. - Để thực hiện được yêu cầu của sự
phát triển bền vững , các hệ thống công trình khai thác và sử dụng nguồn nước cũng
phải là hệ thống bền vững.
Năm 1977, lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề Nước lên diễn đàn Quốc tế, tại Hội nghị Mar
Del Plata (Argentina) và đã nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch nước sạch, vệ sinh và lấy
thập kỷ 80 là “Thập kỷ Quốc tế nước sạch và Vệ sinh”. Sự kiện quốc tế quan trọng thể
hiện mối quan tâm của các quốc gia, tổ chức trong vấn đề quản lý bền vững nguồn
nước quý giá là từ năm 1993 thế giới đã chính thức lấy ngày 22/3 hàng 20 năm là
“Ngày nước thế giới” và LHQ tổ chức thường niên “Tuần Nước Thế giới” từ ngày 5 11 tháng 9 hàng năm.
Năm 1984, Viện quản lí nước quốc tế (International water management institute IWMI) được thành lập, những nghiên cứu của IWMI giúp xác định sử dụng nước cho
phát điện và những vấn đề có liên quan, mâu thuẫn và cân bằng như thế nào với an
ninh lương thực và các hệ sinh thái, xem xét các giải pháp quy hoạch quản láy tài
nguyên nước, phương án về công nghệ và điều hành để giảm thiểu hậu quả xấu tiềm
ẩn trong phát triển thủy điện (IWMI, 2013). Với nhận thức nguy cơ thiếu nước ngọt là

5


trầm trọng và có thể dẫn tới các cuộc tranh chấp do việc quản lý khai thác, sử dụng
nguồn nước không hợp lý làm cho nguồn nước bị suy thoái, do ô nhiễm và cạn kiệt,
năm 2000 LHQ đã thiết lập “Mục tiêu thiên niên kỷ”. Một trong những mục tiêu đó là
“Phát triển quản lí tổng hợp nguồn nước và sử dụng nước có hiệu quả, giúp các nước
đang phát triển thông qua hành động về nước ở tất cả mọi cấp”. Năm 2003 LHQ đã

thành lập Ủy ban về nước của LHQ (UN-Water), để hỗ trợ các quốc gia trong nỗ lực
liên quan đến nguồn nước của họ, nhằm đạt được các mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ.
Một số quốc gia đã sớm tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước để thực hiện
quy hoạch, quản lý bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả và bền vững hơn, như: Ở Mỹ, vấn
đề nghiên cứu, đánh giá và đi đến việc quy hoạch, quản lý bảo vệ tài nguyên nước đã
được quan tâm rất sớm từ cuối thế kỷ XIX. Để thực hiện nhiệm vụ đó nhiều cơ quan
quản lý nước và các Tổ chức liên quan đã được thành lập, như dọc theo sông Colorado
có Cục Cải tạo vận hành đập, Ủy ban về các căn cứ khoa học quản lý nước LVS
Colorado; Trên sông Ohio có Ban vệ sinh sông (ORSANCO) là một cơ quan liên bang
có trách nhiệm về chất lượng nước dọc theo sông Ohio; Hiệp hội thượng lưu sông
Mississippi (UMRBA)… (dẫn theo [69]), [122]). Ở Pháp, Luật về nước được thiết lập
rất sớm từ năm 1964, sau đó được bổ sung vào năm 1992 và 2006. Theo đó, chính
sách về nước được xác định bởi nhà nước trong mối quan hệ đối tác với tất cả các
cộng đồng địa phương, người sử dụng cho mục đích cá nhân, những ngành phát triển
quy mô lớn, ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, các hiệp hội bảo vệ thiên nhiên ở tất
cả các cấp với quan điểm là tổ chức quản lý tài nguyên mang tính tổng thể nhằm đảm
bảo đáp ứng cao nhất tất cả các nhu cầu trong khi vẫn tôn trọng các hệ sinh thái thủy
sinh (Jean 2013). Tại Braxin, do các cụm đô thị lớn sử dụng nhiều nước và làm ô
nhiễm nghiêm trọng...Để phục hồi chất lượng nước sông, tháng 9/1991 Braxin đã triển
khai Dự án Sông Tiete. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án là kiểm soát
phát thải từ hoạt động công nghiệp, trên cơ sở phân tích hiện trạng chất lượng nước và
thống kê các nguồn thải công nghiệp trong lưu vực sông… Từ đó, các tiêu chí kiểm
soát được xác lập và quy trình kiểm soát nước thải công nghiệp trong lưu vực sông
Tiete được đề xuất. Ở Đông Nam Á, do hạn chế về nhiều mặt nên công tác nghiên cứu
quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước diễn ra muộn hơn. Tuy nhiên, dưới sức ép của dân
6


số và sự cạn kiệt của tài nguyên nước, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các quốc gia và

các tổ chức, nên vấn đề nghiên cứu, quy hoạch, quản lý bảo vệ tài nguyên nước cũng
đã được chú trọng gần đây và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau: Ở Philipine xem
cách tiếp cận quy hoạch, quản lý bảo vệ tài nguyên nước với sự tham gia của nhiều
bên liên quan là mô hình lý tưởng để quản lý tổng hợp; Tại Indonesia từ 1989 đến
2009 đã thành lập 41 tổ chức lưu vực sông với hình thức, chức năng và nhiệm vụ đa
dạng; Ở Thái Lan đã thành lập 25 ủy ban lưu vực sông có trách nhiệm lập quy hoạch,
hình thành các dự án và thông qua kế hoạch phát triển lưu vực.
Đặc biệt với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, sự ra đời và ứng dụng các mô hình toán
thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả nghiên cứu TNN ngày càng tiện
lợi, nhanh và chính xác hơn. Đó là sự ra đời rất sớm của mô hình Stanford Watershed
Model (SWM) bởi Crawford và Linsley (1966), SWM là thử nghiệm đầu tiên cho việc
mô hình hóa hầu như toàn bộ chu trình thủy văn và sau đó nhanh chóng phát triển
nhiều mô hình như: mô hình NAM (1973), IHDM (1980), SWAT…Hệ thống mô hình
GIBSI, là một hệ thống mô hình tổng hợp, mô hình cho các kết quả kiểm tra tác động
của nông nghiệp, công nghiệp, quản lý nước cả về lượng và chất đến tài nguyên nước;
Mô hình BASINS được xây dựng bởi Văn phòng Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ, mô
hình được xây dựng để đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp hơn các
nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất lượng nước
trên lưu vực sông ; Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP là mô
hình kết hợp giữa việc mô phỏng hệ thống và các chính sách cần áp dụng cho LV,
WEAP dựa trên nguyên tắc tính toán cân bằng giữa các nhu cầu của các dạng sử dụng
nước, giá thành và hiệu quả của các công trình cấp nước và cơ sở phân bổ nguồn nước,
với nguồn nước cung cấp bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước hồ chứa và các vận
chuyển nguồn nước. Mô hình này đã có nhiều tác giả vận dụng thành công khi có sự
phức tạp về phân phối dòng chảy và nhu cầu nước trong NN, đô thị, CN và MT bởi
nhiều quy mô không gian và thời gian của tác giả Yates và cộng sự (2005); Phân tích
tình hình nước trong tương lai theo các kịch bản khác nhau của sự phát triển và BĐKH
của Britta Hollermann và cộng sự (2010); Bộ mô hình MIKE của Viện Thủy lực Đan
mạch (DHI) xây dựng các phần mềm để đánh giá và phân tích các vấn đề về chất
lượng và số lượng nước, đây là các phần mềm hữu ích trong công tác lập kế hoạch

7


phát triển và quản lý nguồn nước theo quan điểm bền vững. Phần mềm MIKE BASIN
với giao diện ArcView GIS là một mô hình mô phỏng nguồn nước LVS, MIKE
BASIN với các mô đun tính toán đơn giản để đưa ra các kịch bản tính toán các biến
đổi của các đặc trưng dòng chảy theo không gian và thời gian, xác định các nhu cầu
dùng nước, vận hành hồ chứa đa mục tiêu, công trình chuyển nước và đánh giá chất
lượng nước. MIKE BASIN sử dụng giao diện GIS để tổ hợp cơ sở dữ liệu, xác định
LV và trình diễn kết quả một cách thuận lợi cho người sử dụng, mô hình đã được ứng
dụng để tính cân bằng nước đem lại hiệu quả cao cho nhiều lưu vực trên thế giới như:
LeBa ở BaLan, Cape Fear ở phía Bắc Carolina – Mỹ, …
1.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu về nguồn nước của Việt Nam được biết đến qua các công trình
chỉnh trị sông ngòi đã có từ hàng nghìn năm nay ở hệ thống sông Hồng và các sông
thuộc phạm vi đồng bằng sông Hồng, cũng như việc cải tạo, khai khẩn các vùng đất
phèn, mặn đã khẳng định cha ông ta nhận thức rất rõ vai trò và giá trị trong việc sử
dụng nguồn nước. Vào thời kỳ Nhà Nguyễn một công trình có ý nghĩa lớn trong sử
dụng nguồn nước là việc đào kênh Vĩnh Tế (1819-1824) dài 87 km nối sông Châu Đốc
đổ ra vịnh Thái Lan tại tỉnh Kiên Giang đã tạo con đường lưu thông thủy, thoát lũ và
cung cấp nước ngọt cho thau chua, rửa mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng trăm
năm qua.
Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Đề tài cấp Nhà nước KC-08-04/10-2004 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài
nguyên và môi trường lưu vực sông Đà” do PGS.TS Nguyễn Quang Trung làm chủ
nhiệm; Đề tài cấp Nhà nước KC-08-31 (2005), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự
báo diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực
sông Vàm Cỏ” do GS.TS Đào Xuân Học làm chủ nhiệm, kết quả đã thiết lập được mô
hình thủy lực và các vùng phụ cận cho phần mềm MIKE 11 để đánh giá, dự báo tài
nguyên và môi trường nước lưu vực sông Vàm Cỏ.

Thực hiện theo luật tài nguyên nước năm 2012, các tỉnh đã làm quy hoạch tài nguyên
nước trong đó có quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước như Yên Bái, Ninh Bình, Thái

8


Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Cao Bằng.... Mục tiêu của các quy hoạch
này là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
theo hướng phát triển bền vững. Bảo vệ các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, các chức
năng quan trọng của nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn
kiệt nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành
các mục tiêu kinh tế - xã hội; bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng ngừa suy thoái cạn kiệt
nguồn nước dưới đất, bảo vệ chất lượng nước mặt, bảo vệ chất lượng các tầng chứa
nước, bảo vệ nguồn nước cần bảo tồn, mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
1.3 Định hướng nghiên cứu quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Sơn La
Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở các đặc thù về vị trí địa lý, điều
kiện địa hình, hình thái dòng chảy, hiện trạng cũng như định hướng phát triển các
ngành.... của tỉnh Sơn La để nghiên cứu lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh
Sơn La nhằm mục đích:
• Bảo vệ và duy trì số lượng nguồn nước phòng chống suy thoái, cạn kiệt.
• Bảo vệ chất lượng nước của các nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng của con
người và các ngành kinh tế
• Bảo vệ tài nguyên nước phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên
nước, gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và bảo vệ các tài
nguyên thiên nhiên khác có liên quan; hoạt động bảo vệ tài nguyên nước ở mỗi địa
phương phải gắn với bảo vệ tài nguyên nước của địa phương liền kề và phù hợp với
đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng trong từng giai
đoạn.


9


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.174,44
km2, chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố,
nằm trong phạm vi địa lý: 20039' - 22002' vĩ độ Bắc, 103011' - 105002' kinh độ Đông.
• Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu;
• Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình;
• Phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên;
• Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào);
• Phía Tây Nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia
dài khoảng 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Sơn La

10


2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất
Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là
một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có đặc điểm địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh và
độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, xen kẽ giữa
những dãy núi là những thung lũng lòng chảo.
Sơn La có 2 cao nguyên là Mộc Châu độ cao từ 800-1.050m, diện tích khoảng 2 vạn

ha chạy dọc hai bên đường quốc lộ 6 từ Hòa Bình tới Yên Châu và Sơn La - Nà Sản
nằm ở độ cao từ 600-800m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha chạy từ Yên Châu tới đèo Pha
Đin (Thuận Châu). Hai cao nguyên tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt, thuận
lợi phát triển các loại cây công nghiệp, cây màu, cây ăn quả, chăn nuôi và trồng rừng.
Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với những cánh đồng
lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300-1.000ha do phù sa các con suối bồi đắp tạo
thành.
Tỉnh Sơn La có 3 hệ thống núi chính: Hệ thống núi tả ngạn sông Đà, hệ thống núi hữu
ngạn sông Mã và hệ thống núi xen giữa sông Đà và sông Mã, hầu hết các dãy núi trong
tỉnh đều thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
• Hệ thống núi tả ngạn sông Đà: Ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái, bắt nguồn từ
Nậm Khan (Quỳnh Nhai) có độ cao 1.130m, chạy qua Mường La, Bắc Yên đến Phù
Yên với các đỉnh cao từ 1.000-20.500m, hình thành lưu vực tả ngạn sông Đà.
• Hệ thống núi hữu ngạn sông Mã: Ranh giới giữa Sơn La và Lào, bắt nguồn từ đỉnh
Phù Dinh đến đỉnh PuTenLuong có đỉnh cao đến 2.000m, hình thành nên vùng hữu
ngạn sông Mã.
• Hệ thống núi xen giữa lưu vực sông Đà và sông Mã: Bắt nguồn từ đỉnh Tà Con
(Thuận Châu) có độ cao từ 1.717m qua Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu gồm các
đỉnh núi cao từ 1.000-1.500m.
• Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy sông Đà, Mận
Pia đã tạo cho Sơn La nhiều đặc điểm địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm
trở, nhiều đỉnh núi cao sen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Đất canh
tác nhỏ hẹp, thế đất nghiêng dốc, độ dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp (<15%).

11


2.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất thủy văn tỉnh Sơn La gồm các hệ phức chính như sau: Phức hệ
chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ nguồn gốc sông, sông - lũ, hoặc

không phân chia (q); Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ
thống Pleistocen (qp) ; Tầng chứa nước khe nứt, vỉa trong các trầm tích lục nguyên hệ
Neogen (n);Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Kreta, hệ tầng Yên
Châu (k 2 ) ....
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng
Toàn tỉnh Sơn La có 8 nhóm đất chính:
• Nhóm đất phù sa
Diện tích: 7.786 ha.
Vị trí phân bố: Ven sông.
Đặc điểm: Do đặc trưng của các con sông thường ngắn, dốc nên mức độ bồi đắp phù
sa của các sông rất khác nhau, ít có những bãi phù sa lớn. Ở địa hình thấp, trồng hai vụ
lúa, thường xuyên bị ngập nước, đất có màu sám xanh. Ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa
hoặc hoa màu, đất ít bão hòa nước.
• Đất lầy và than bùn:
Diện tích 223 ha, chiếm 0,22% diện tích đất điều tra.
• Nhóm đất đen:
Diện tích: 6.393 ha chiếm 0,49% diện tích điều tra thổ nhưỡng.
Vị trí phân bố: Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng
thấp, đồng thời có hai quá trình xảy ra: Quá trình tích lũy chất hữu cơ và quá trình tích
lũy các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung quanh bị phong hóa giàu chất kiềm như
đá vôi, đá bazo và đá siêu bazo.
Đặc điểm: Đất đen gồm các loại chính sau:

12


Đất đen trên secphentin: Phân bố chủ tập trung tại Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Thành
phần cơ giới của đất nặng. Hàm lượng mùn tầng đất giàu và giảm nhanh theo chiều
sâu. Đất có màu đen hoặc đen xám. Lân và kali tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến
khá.

Đất nâu thẫm trên đá bọt và đá macma bazo: Phân bố chủ yếu tại huyện Bắc Yên, Phù
Yên, Sông Mã, thành phần cơ giới của đất nặng. Hàm lượng mùn tầng đất mặt giàu và
giảm nhanh theo chiều sâu. Đất có màu nâu sẫm hoặc đen sám.
Đất đen cacbonat: Phân bố ở các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên,
Quỳnh Nhai, Thuận Châu, thành phố Sơn La, Yên Châu.
• Đất đỏ vàng:
Diện tích: 879.834 ha, chiếm 66,87% diện tích điều tra thổ nhưỡng.
Vị trí phân bố: Ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.
• Đất mùn vàng đỏ trên núi:
Diện tích 380.466 ha, chiếm 28,92% diện tích điều tra thổ nhưỡng.
Vị trí phân bố: Đất mùn vàng đỏ trên núi thường phân bố ở độ cao trên 900m. Khí hậu
lạnh và ẩm hơn vùng dưới, nhiệt độ bình quân năm khoảng 15-200. Địa hình cao, dốc,
hiểm trở nên xói mòn mạnh.
• Nhóm đất mùn trên núi cao:
Diện tích 29.878 ha, chiếm 2,27% diện tích điều tra thổ nhưỡng.
• Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ:
Diện tích 11.031 ha, chiếm 0,84% diện tích đất điều tra thổ nhưỡng.
Vị trí phân bố: Đất được phân bố ở độ sâu 0-50 cm, được hình thành ở những nơi thấp,
ứ đọng nước và những nơi có mực nước dưới đất gần mặt đất.
Đặc điểm: Đất thung lũng dốc tụ là đất được hình thành từ các vật liệu không gắn kết,
trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Đất có
đặc tính glay mạnh. Nhóm đất thung lũng dốc tụ có hai loại:

13


Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Đất cacbonnat: Phân bố chủ yếu tại huyện Mai Sơn
• Nhóm đất cacbonnat:
Diện tích 128 ha, chiếm 0,01% diện tích điều tra thổ nhưỡng.

2.1.5 Đặc điểm thảm phủ thực vật
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm
nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có
điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có
giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị
đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai.
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau với gần 150 điểm, song chủ yếu là mỏ
nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác
không thuận lợi. Một số loại khoáng sản chủ yếu của tỉnh Sơn La như than, vàng,
Niken, Đồng...
2.2 Đặc điểm khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc: Mùa
đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, chế độ nhiệt, chế độ mưa, số
giờ nắng có khác so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu tại một số tiểu vùng cũng
khác nhau.
2.2.1

Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm ở tỉnh Sơn La dao động từ 809 - 1.114mm/năm. Lượng
bốc hơi lớn nhất xảy ra vào các tháng 3 và 4 thời kỳ khô nóng, độ ẩm thấp và ít mưa ở
hầu hết các điểm quan trắc đều đo được từ 100mm - 150mm/tháng. Vào các tháng 7,8
và 9 là thời kỳ mùa mưa tổng lượng bốc hơi thấp chỉ dao động trong khoảng 50 60mm/tháng.

14


2.2.2 Chế độ gió
Chế độ gió ở Sơn La được phân làm hai mùa rõ rệt: Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa

Đông. Mùa hạ: Gió mùa Tây Nam đến sớm, gió Tây Nam qua dãy núi cao Việt Lào tới
thung lũng sông Mã làm cho thời tiết khô nóng. Tốc độ gió cực đại trong các cơn dông
có thể đạt ≥40m/s và không kém phần gió do bão gây ra.
Sơn La nằm trong thung lũng khuất gió, vì vậy tốc độ gió bình quân các tháng trong
năm thường nhỏ hơn 1m/s. Giá trị bình quân năm cũng chỉ 1,1 m/s.
2.2.3 Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình các tháng trong toàn tỉnh dao động từ 101-222 giờ/tháng,
tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 1 và tháng 2, nhiều nhất vào các tháng 4,
tháng 5, riêng cao nguyên Mộc Châu tháng 2 có số giờ nắng lớn nhất so với các tháng
còn lại trong năm. Số giờ nắng trong năm dao động từ 1545 giờ đến 2116 giờ/năm.
Nắng nhiều trong các tháng mùa khô làm cho tình trạng hạn hán càng thêm nghiêm
trọng, nguy cơ cháy rừng cao, đây cũng là thời kỳ khan hiếm nước nhất trong năm.
2.2.4 Nhiệt độ
0

0

Nhiệt độ trung bình năm 21,2 C, nhiệt độ cao nhất năm là 41 C (tháng 7), nhiệt độ
0

thấp nhất 4,7 C và biên độ nhiệt thay đổi giữa mùa đông với mùa hè, giữa ngày với
đêm lớn. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.895 giờ. Tuy nhiên, nhiệt độ có xu thế
tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại các trạm
o

Đơn vị: C
Tr
ạSơ
nM

ộc
Q
uỳ
Ph
ùYê
nCò
N

ng

1
14
,8
13
,2
16
,5
16
,3
16
,4
14
,6
16
,0

2
16
,7
14

,0
18
,3
17
,6
18
,7
16
,4
17
,7

3
20
,1
17
,3
21
,5
20
,9
21
,9
20
,0
20
,7

4
23

,1
20
,7
24
,8
29
,1
25
,1
23
,1
23
,6

5
24
,6
22
,0
26
,7
26
,9
26
,7
24
,6
25
,3


6
25
,2
23
,3
27
,3
27
,8
27
,1
25
,0
25
,6

7
24
.9
23
.2
26
.7
27
.9
27
.0
24
.8
25

.5

8
24
.6
22
,8
26
,5
27
,2
26
,7
24
,4
25
,1

9
23
,6
21
,3
26
,2
26
,0
25
,3
23

,4
24
,3

10
21
,4
19
,3
23
,7
23
,6
23
,0
21
,2
22
,3

11
18
,1
15
,9
19
,7
20
,3
19

,7
17
,9
19
,1

12
15
,1
13
,1
16
,9
17
,1
16
,6
14
,9
16
,0

15


m
21
,0
18
,8

22
,9
23
,4
22
,8
20
,9
21
,8


×