Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập viện công nghệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.01 KB, 34 trang )

Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ BỘ MÁY VĂN PHÒNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tại Viện Công Nghệ Môi Trường
Viện Công nghệ môi trường trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của
Thủ tướng Chính phủ và là đơn vị được tập hợp từ các phòng nghiên cứu trong lĩnh vực
môi trường của Viện Hóa học, Viện Khoa học vật liệu, Viện Công nghệ sinh học, Viện
Cơ học. Khi mới thành lập Viện Công nghệ môi trường chỉ có 01 phòng Quản lý tổng
hợp; 05 phòng nghiên cứu theo 5 hướng nghiên cứu chính: Hướng Quy hoạch môi
trường, Hướng Công nghệ xử lý ô nhiễm, Hướng Công nghệ thân môi trường, Hướng
Độc chất môi trường, Hướng Công nghệ sinh học môi trường; với 70 cán bộ, viên
chức, phạm vi hoạt động chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay, Viện đã có: 01 phòng Quản lý tổng hợp; 11 phòng nghiên cứu; 03
Trung tâm: Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
Công nghệ môi trường tại Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
công nghệ môi trường, với một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức gồm 191 người;
phạm vi hoạt động đã được mở rộng ra các tỉnh phía Nam
Phạm vi hoạt động :
- Về đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản trị văn phòng và công tác văn
phòng của cơ quan.
- Về phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Viện Công nghệ môi trường.
Số lượng lao động : Tổng số cán bộ hiện nay là 201, trong đó có 50 biên chế
và 151 cán bộ hợp đồng.
Tên cơ quan : Viện Công nghệ môi trường


- Tên cơ quan chủ quản : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Institute of Environmental Technology
- Tên viết tắt : IET
- Tên cơ quan thành lập : Chính phủ
- Ngày thành lập : 30/10/2002


- Trụ sở chính : Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội
- Điện thoại: 04.37569136

Fax: 04.37911203

- Website:
Năm 2006, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, thuộc Viện Khoa học vật
liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành lập cuối năm 1993 đã chuyển về
Viện Công nghệ môi trường, trở thành một đơn vị triển khai ứng dụng khoa học và
công nghệ của Viện. Đến năm 2012, thực hiện nghị định 115/2005/CP ngày
5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức khoa học và công nghệ công lập, Trung tâm đã chuyển đổi thành doanh
nghiệp khoa học thuộc quyền quản lý của Sở KH&ĐT Hà Nội.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ môi trường (NC&ƯDCNMT),
tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn môi trường, trực thuộc Viện
Cơ học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành lập năm 1998. Năm 2003, Trung
tâm chuyển về Viện Công nghệ môi trường, đến năm 2004 đổi tên thành Trung tâm
Triển khai Công nghệ môi trường và năm 2007 đổi tên thành Trung tâm
NC&ƯDCNMT. Năm 2012, thực hiện nghị định 115, Trung tâm đã chuyển đổi
thành tổ chức KH&CN cấp phòng, thuộc Viện Công nghệ môi trường, tự trang trải
kinh phí hoạt động thường xuyên, giữ nguyên tên gọi là Trung tâm
NC&ƯDCNMT.


Năm 2007, Viện Công nghệ môi trường cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc, thành
lập 10 phòng nghiên cứu trên cơ sở 5 phòng trước đó (các quyết định thành lập
phòng được ký cùng ngày 12/02/2007).
Đầu năm 2009, Viện Công nghệ môi trường khánh thành trụ sở chính trong
khuôn viên của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tại tòa nhà A30, số 18, đường

Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, quy tụ được hầu hết lực lượng cán bộ và trang thiết bị
từ tất cả các đơn vị trực thuộc Viện, mà lâu nay còn nằm rải rác ở các viện chuyên
ngành. Tháng 5 năm đó, Trung tâm Hợp tác KH&CN Việt - Nga thuộc Viện Công
nghệ môi trường được thành lập, làm đầu mối thúc đẩy hợp tác chuyển giao công
nghệ giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu, triển khai
công nghệ của Liên bang Nga. Cũng trong năm 2009, 2 trung tâm công nghệ môi
trường trực thuộc Viện tại TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh được thành lập.
Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
STT CHỈ TIÊU

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Doanh thu các hoạt động

62 tỷ

81 tỷ

98 tỷ

2

Lợi nhuận


25 tỷ

32 tỷ

67 tỷ

3

Tổng vốn:
-Vốn cố định

7,1 tỷ

7,1 tỷ

7,1 tỷ

-Vốn lưu động

0

0

0

4

Số công nhân viên:
-Số lượng


-Trình độ
Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác tại Viện Công Nghệ Môi Trường:
1.2.1. Chức năng

1.
2.


Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ môi trường và các
lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ môi trường;
- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các quy trình
công nghệ vào thực tiễn, phục vụ công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
- Triển khai dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phân tích, đánh giá, dự
báo, xử lý, cải thiện, quy hoạch môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên
quan;
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ môi trường và các lĩnh vực khoa
học khác có liên quan;
- Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam;
- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý tại Viện Công Nghệ Môi Trường

1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ môi trườn


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


Viện Công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo
loại hình tổ chức khoa học và công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học cơ bản.
Lãnh đạo Viện Công nghệ môi trường gồm có Viện trưởng và các Phó
Viện trưởng giúp việc.
Viện trưởng do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện về mọi mặt hoạt
động của Viện.
Phó Viện trưởng là người giúp việc Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước
Viện trưởng về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Phó Viện
trưởng do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bổ nhiệm
và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng. Hiện nay, Viện có 03 Phó Viện
trưởng giúp việc cho Viện trưởng.
Tổng số cán bộ hiện nay là 201, trong đó có 50 biên chế và 151 cán bộ
hợp đồng.
Tổ chức của Viện gồm: 01 Phòng Quản lý tổng hợp, 11 Phòng nghiên cứu
(Phòng Xử lý chất thải rắn và khí thải, Phòng Công nghệ xử lý nước, Phòng Quy
hoạch môi trường, Phòng Công nghệ giải pháp môi trường, Phòng Công nghệ
thân môi trường, Phòng Công nghệ hóa lý môi trường, Phòng Thuỷ sinh học môi
trường, Phòng Vi sinh vật môi trường, Phòng Phân tích chất lượng môi trường,
Phòng Phân tích độc chất môi trường, Phòng Ứng dụng và Chuyển giao công
nghệ), 03 Trung tâm (Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ môi
trường, Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng).

- Phòng Quản lý tổng hợp: có chức năng giúp Lãnh đạo Viện quản lý
chung mọi hoạt động của Viện bao gồm quản lý hành chính, nhân lực, tài chính,
tài sản.


- Phòng Phân tích Độc chất môi trường: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về
phân tích độc chất môi trường; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị phân tích
nhanh môi trường; Phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước, không khí
và chất thải rắn phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm và thanh tra môi trường; Tư
vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Đào tạo kỹ năng phân tích môi
trường.
- Phòng Phân tích chất lượng môi trường: Phát triển kỹ thuật phân tích các
thành phần môi trường; Nghiên cứu phương pháp phân tích độc chất môi
trường; Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano TiO2, ứng dụng trong xử lý các chất
độc hại trong môi trường không khí và nước; Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường do hóa chất và tác động đến sức khỏe con người; Thực hiện các phân
tích chuẩn về môi trường; Đào tạo cơ bản và nâng cao về phân tích môi trường.
- Phòng Công nghệ xử lý chất thải rắn và khí thải: Nghiên cứu xử lý chất
thải nguy hại, công nghiệp và y tế; Nghiên cứu phương pháp nhiệt phân xử lý
chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp (thiêu đốt, cacbon hóa ở nhiệt độ thấp,
công nghệ plasma); Nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải đô thị, công nghiệp;
Nghiên cứu công nghệ xử lý khí thải nhà máy luyện kim chế biến tinh bột sắn và
công nghiệp hóa chất; Tư vấn, thiết kế và thi công các hệ thống xử lý chất thải
nguy hại, y tế, công nghiệp, đô thị,... và các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp;
Ứng dụng sản phẩm tái chế vào lĩnh vực vệ sinh môi trường.
- Phòng Công nghệ xử lý nước: Nghiên cứu phát triển các công nghệ xử
lý nước thải, tiết kiệm và thu hồi năng lượng; Nghiên cứu phát triển các công
nghệ tiên tiến xử lý các thành phần dinh dưỡng (Ni tơ, Phốt pho) trong nước và
nước thải; Nghiên cứu tối ưu hóa các quá trình và thiết bị công nghệ môi trường;
Tư vấn, thiết kế kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thi công các công

trình xử lý nước và nước thải.
- Phòng Thủy sinh học môi trường: Nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi
trường liên quan đến bùng phát tảo độc; Nghiên cứu công nghệ xử lý ô nhiễm


môi trường, sử dụng thực vật; Nghiên cứu việc nhân và nuôi trồng các loài tảo
giàu dinh dưỡng làm thực phẩm chức năng.
- Phòng Vi sinh vật môi trường môi trường: Nghiên cứu cơ bản đa dạng vi
sinh vật trong các hệ sinh thái để bảo vệ môi trường; Nghiên cứu tạo các chế
phẩm vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu phát triển công
nghệ ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi
trường; Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững
(sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản);
Làm dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực liên
quan: Tư vấn, chuyển giao công nghệ sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi
sinh vật phục vụ cho xử lý ô nhiễm môi trường, sản xuất nông nghiệp; Phân tích,
đánh giá các loại vi sinh vật; Phân tích, quan trắc, giám sát và lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường; Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo
cán bộ trong lĩnh vực liên quan; Đào tạo ngắn hạn chuyên ngành vi sinh vật môi
trường và tham gia đào tạo đại học và sau đại học về Công nghệ Sinh học, công
nghệ môi trường.
- Phòng Công nghệ thân môi trường: Nghiên cứu cơ bản về vật liệu thân
môi trường có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất và đời sống; Nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất, y tế và đời sống; Nghiên cứu và áp
dụng công nghệ thân môi trường trong xây dựng công trình cấp thoát nước và
xử lý ô nhiễm môi trường; Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
công nghệ thân môi trường; Triển khai ứng dụng vật liệu, thiết bị và công nghệ
thân môi trường; Tư vấn thiết kế, quản lý dự án công trình trong lĩnh vực cấp
thoát nước và xử lý môi trường; Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ
thân môi trường, đào tạo cán bộ kĩ thuật cho các cơ sở sản xuất; Hợp tác quốc tế

để phát triển tiềm năng và đào tạo cán bộ; Đánh giá các chỉ tiêu hóa, lý và vi
sinh trong lĩnh vực môi trường.


- Phòng Công nghệ hóa lý môi trường: Nghiên cứu và triển khai các vấn
đề về công nghệ điện hóa môi trường; Nghiên cứu, triển khai các vấn đề về vật
liệu hấp phụ và vật liệu màng; Sản xuất, ứng dụng các thiết bị và vật liệu mới
trong bảo vệ môi trường; Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ và thực hiện
các dịch vụ KHKT liên quan đến môi trường (Đánh giá tác động môi trường,
quan trắc môi trường, phân tích môi trường; Lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường và tư vấn lập các hồ sơ khác về môi trường…); Tham gia đào tạo, hợp
tác quốc tế.
- Phòng Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ: Nghiên cứu làm chủ một
số công nghệ mới tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vào sản xuất và đời sống
đạt hiệu quả kinh tế cao; Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ
chức KHCN ngoài nước, thực hiện thành công chuyển giao một số công nghệ
cao từ nước ngoài vào Việt Nam; Tham gia đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
cao phục vụ nhu cầu phát triển công nghệ cho các cơ sở sản xuất; Quản lý đội
ngũ cán bộ, tài sản của phòng.
- Phòng Quy hoạch môi trường: Nghiên cứu làm chủ một số công nghệ
mới tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vào sản xuất và đời sống đạt hiệu quả
kinh tế cao; Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ chức
KHCN ngoài nước, thực hiện thành công chuyển giao một số công nghệ cao từ
nước ngoài vào Việt Nam; Tham gia đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
phục vụ nhu cầu phát triển công nghệ cho các cơ sở sản xuất; Quản lý đội ngũ
cán bộ, tài sản của phòng.
- Phòng Giải pháp công nghệ cải thiện môi trường: Nghiên cứu biến đổi
của chất ô nhiễm trong môi trường; Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công
nghệ nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường; Triển
khai áp dụng vào thực tiễn các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng môi

trường.
- Trung tâm Công nghệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng: Nghiên cứu
công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; tác động của chất ô nhiễm đến con người


và hệ sinh thái; phân tích hoá, lý, sinh học; điều tra, đánh giá, chất lượng môi
trường; Triển khai, ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ môi trường vào
thực tế; Thực hiện các dịch vụ tư vấn khoa học, thiết kế kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ xử lý ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường; quan trắc và phân tích
môi trường; Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực phân tích chất lượng môi trường;
Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường.
- Trung tâm Công nghệ môi trường tại thành phố Hồ Chí MinhĐiều tra,
khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và mối quan hệ
giữa chất thải với các đối tượng tiếp nhận; Nghiên cứu phát triển công nghệ xử
lý ô nhiễm; Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải; cung
cấp vật liệu và thiết bị xử lý môi trường; Tư vấn lập và thẩm định báo cáo ĐTM;
thiết kế kỹ thuật công trình, dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn; Đào tạo và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ xử lý và phân tích môi trường.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Môi trường: Nghiên
cứu, đánh giá ảnh hưởng của chất thải lên môi trường; Xây dựng các giải pháp
quy hoạch, giải pháp công nghệ nhằm cải thiện môi trường; Nghiên cứu triển
khai trong lĩnh vực công nghệ môi trường và quản lý môi trường; Triển khai các
dịch vụ tư vấn, điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường,
đánh giá tác động môi trường, lập dự án, thẩm định thiết bị, chuyển giao công
nghệ; Đào tạo và thực hiện các dự án trong và ngoài nước về quan trắc, phân
tích và xử lý môi trường.
1.3.2. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản Lý Tổng Hợp
* Chức năng của Phòng Quản lý tổng hợp
Theo Quyết định số 393/2003/QĐ-KHCNQG ngày 07/4/2003 của Trung
tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam), Phòng Quản lý tổng hợp là đơn vị có chức năng giúp
Viện trưởngquản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, tổ chức – cán bộ,


đào tạo, hợp tác quốc tế, kế toán tài chính, quản trị và thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Viện trưởng giao.
Đồng thời, Phòng còn phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày: tổ chức
các hội nghị, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện làm việc cho cán bộ, Lãnh đạo
Viện.
Trưởng phòng: 01người
Phó Trưởng phòng: 02người
Nhân viên:10 người. Trong đó chia ra làm 3 tổ: Tổ kế toán: 03: Tổ kế hoạch,
hành chính – tổ chức, đào tạo, hợp tác quốc tế: 04; Tổ quản trị, triển khai - ứng
dụng: 03
* Sơ đồ cơ cấu của Phòng Quản lý tổng hợp (tại Phụ lục 3 kèm theo)SƠ
ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP

Trưởng phòng
Quản lý tổng hợp

Phó Trưởng phòng
Quản lý tổng hợp

Tổ kế hoạch, hành chính – tổ
chức, đào tạo, hợp tác quốc tế

Tổ kế toán

Ghi chú:
: Lãnh đạo, chỉ đạo


Tổ quản trị, triển khai - ứng
dụng


Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng nhiệm vụ giúp Viện trưởng Viện
Công nghệ môi trường quản lý và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của Viện,
bao gồm công tác kế hoạch, tổ chức - cán bộ, khoa học và triển khai công nghệ,
đào tạo, hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính, quản trị, quốc phòng, anh ninh và
các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Phòng Quản lý tổng hợp thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng, trình Viện trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng
năm của Viện.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; tham gia thẩm định,
góp ý các dự án, dự thảo văn bản do Viện trưởng giao.
- Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án,
văn bản thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng.
- Đảm bảo công tác pháp chế và tổ chức thực hiện các chỉ thị, quyết định
của Viện trưởng và của Chủ tịch Viện Hàn lâm liên quan đến trách nhiệm của
Phòng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác tổng
hợp, báo cáo, sơ kết, tổng kết định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ
của Viện theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
- Giúp Lãnh đạo Viện điều hành và quản lý các hoạt động của Viện:
+ Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu; kiểm tra và tham gia ý kiến về hồ sơ, tài liệu
đó trước khi trình Viện trưởng xem xét, giải quyết;



+ Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện đến các đơn vị,
cá nhân và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo đó; sắp xếp,
bố trí chương trình làm việc của Lãnh đạo Viện;
+ Thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn của Viện theo quy định của Nhà
nước và của Viện;
+ Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, duy trì quan hệ giữa Viện với các cơ
quan cấp trên, các đơn vị trực thuộc, các ngành, địa phương và các cơ quan, tổ
chức khác;
+ Tổ chức các cuộc họp, làm việc với các đơn vị; chủ trì hoặc phối hợp
với các đơn vị có liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và các điều
kiện để Lãnh đạo Viện đi công tác hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo.
- Về công tác hành chính, lưu trữ:
+Tổ chức công tác hành chính, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật thông
tin, tài liệu của cơ quan Viện theo quy định của Nhà nước và của Viện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác hành chính, lưu trữ của các
đơn vị trực thuộc Viện.
- Thực hiện công tác lễ tân của Viện, phối hợp đón tiếp các đoàn khách
quốc tế; tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo cấp Viện;
sắp xếp, bố trí địa điểm họp cho các đơn vị thuộc Viện.
- Quản lý cơ sở hạ tầng, tài sản, cơ sở vật chất của Viện. Giúp Viện trưởng
trong việc thực hiện công tác sửa chữa, xây dựng cơ bản của cơ quan Viện.
- Bảo đảm phương tiện đi lại, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc và
các điều kiện khác của cơ quan; thực hiện công tác: y tế, an toàn thực phẩm, vệ
sinh môi trường, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, quốc
phòng, dân quân tự vệ trong Viện.


- Quản lý nguồn kinh phí nhà nước giao, nguồn kinh phí nước ngoài tài
trợ, các nguồn kinh phí khác và thực hiện công tác kế toán - tài chính theo phân
cấp của Viện, quy định của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và

quy định của Nhà nước.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc và các Quy
chế khác của Viện theo quy định.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng hệ thống mạng
trong các lĩnh vực công tác của Phòng.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý công chức, viên
chức, người lao động của Viện theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Hiện nay, Phòng có 14 cán bộ, trong đó có 02 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ, 08 Cử
nhân, 02 Trung học. 06 cán bộ biên chế, 08 cán bộ hợp đồng, được xác định
công việc cụ thể như sau:
- 01 Trưởng phòng Quản lý tổng hợp: trình độ Tiến sỹ. Trực tiếp phụ trách
công tác kế hoạch, tổ chức – cán bộ, kế hoạch tài chính, khoa học và triển khai
công nghệ. Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng trước mọi nhiệm vụ theo quy
định.
- 02 Phó Trưởng phòng Quản lý tổng hợp, trình độ Tiến sỹ và Thạc sỹ.
Trực tiếp phụ trách công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, khoa học và Tài chính kế
toán. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các nhiệm vụ được phân công.
- 01 cán bộ làm công tác Tổ chức cán bộ và Bảo hiểm xã hội của Viện và
thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng.


- 01 cán bộ làm công tác Văn thư lưu trữ: thực hiện nhiệm vụ công tác
văn thư, lưu trữ của Viện. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng
phòng.
- 01 cán bộ làm công tác triển khai ứng dụng và thực hiện các nhiệm vụ
theo sự phân công của Trưởng phòng.
- 02 cán bộ làm công tác quản trị và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân
công của Trưởng phòng.
- 01 cán bộ làm công tác hỗ trợ trong công việc khoa học, đào tạo và hợp

tác quốc tế và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng.
- 01 cán bộ làm công việc lái xe cho Lãnh đạo Viện.
- 05 cán bộ Kế toán, trong đó có 01 Phó trưởng phòng kiêm Kế toán
trưởng: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán. Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng phòng.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tại Viện Công Nghệ Môi Trường
1.4.1. Môi trường bên ngoài
Kinh tế: Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai
đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của đơn vị.
Dân số và lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh, lực lượng lao
động hàng năm cần việc làm cao thì tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn lao động
có chất lượng cao.
Văn hóa và xã hội: Ảnh hưởng đến văn hóa của cơ quan, đến thái độ của
người lao động trong cơ quan.


Khoa học và kỹ thuật: Phải đào tạo nhân viên theo kịp sự phát triển của
khoa học kỹ thuật. Khi khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, một số kỹ
năng cũng đòi hỏi có sự đào tạo và phát triển.
1.4.2. Môi trường bên trong
Mục tiêu của tổ chức: Suy cho cùng mọi sự quản lý đều hướng tới mục
tiêu chung của tổ chức. Chính vì vậy mục tiêu của tổ chức ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của nhân sự.
Chính sách chiến lược của tổ chức:Chính sách ảnh hưởng tới quản trị
nhân sự: đảm bảo cho nhân viên một vị trí làm việc ổn định, trả lương đúng thời
hạn, khuyến khích nhân viên làm việc đạt năng suất, chất lượng…
Văn hóa của tổ chức: Là một hế thống các giá trị, niềm tin, thống nhất các
thành viên trong tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng,
khuyến khích sự thích ứng, năng động, sáng tạo trong mỗi nhân viên.

Con người: Con người là các nhân viên làm việc trong tổ chức. Trong tổ
chức thì mỗi người có một trình độ, sở thích, nhu cầu khác nhau…vì vậy quản
trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để tìm ra các biện pháp quản lý phù
hợp nhất.
Nhà quản trị: Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối,
phương hướng cho sự phát triển của đơn vị, điều này ảnh hưởng tới sự tồn tại và
phát triển của cơ quan, tổ chức do đó đòi hỏi nhà quản trị ngoài trình độ chuyên
môn phải có tầm nhìn xa để có thể đưa ra các định hướng phù hợp về cho tổ
chức.
Nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm tới nhân viên tạo không khí thân
mật, cởi mở trong tổ chức giúp nhân viên ý thức được tinh thần trách nhiệm với
các công việc được giao.


Nhà quản trị phải thu thập, xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình
trạng mất công bằng trong tổ chức. Nhà quản trị đóng vai trò là người thủ mãn
nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Vì vậy, nhà quản trị phải nghiên cứu và
nắm vững kiến thức về quản trị nhân sự.
1.5. Đặc điểm của văn phòng tại Viện Công Nghệ Môi Trường
1.5.1. Nguyên tắc bố trí văn phòng
* Các yêu cầu đối với việc bố trí văn phòng
Bố trí văn phòng là một nội dung quan trọng của công tác tổ chức văn phòng và
có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác này. Vì lý do đó, bố trí văn
phòng phải mang tính khoa học. Tùy theo nội dung, tính chất của công việc và
hoàn cảnh cụ thể của mỗi cơ quan mà cách bố trí văn phòng có thể khác nhau,
song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
– Tận dụng tối đa mặt bằng, tiết kiệm và sử dụng cơ động diện tích vãn phòng.
– Giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc di chuyển giữa các bộ phận của vãn
phòng.
Tạo môi trường thích hợp cho công việc của nhân viên văn phòng nhầm mục

tiêu giúp hoàn thành công việc vãn phòng với năng suất lao động cao nhất.
– Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác thu thập, xử lý thông tin.
– Tiết kiệm chi phí lắp đặt.
– Tuân thủ các quy tắc về an toàn và bảo hộ lao động, đầy đủ ánh sáng, mầu sẵc
trang trí phù hợp, các trang thiết bị thuận tiện và đầy đủ.
* Viện Công Nghệ Môi Trường bố trí văn phòng theo hình thức văn phòng
kín
Bố trí kín là cách bố trí truyền thống, theo kiểu tách bạch từng phòng, từng bộ
phận với tường xây ngãn cách có cửa ra vào có thể đóng kín, khóa khi cần thiết.
Bố trí theo kiểu này có ưu điểm là bảo đảm sự độc lập giữa các bộ phận, không
gây ồn ào, mất trật tự, đáp ứng yêu cầu bí mật thông tin khi cần thiết. Nhược
điểm của kiểu bố trí này là tốn diện tích sử dụng mặt bằng, thiếu năng động, chi


phí lắp đặt lớn, tốn thời gian di chuyển giữa các bộ phận và người phụ trách khó
kiểm soát hoạt động của các nhân viên.
1.5.2. Hình thức bố trí văn phòngSƠ ĐỒ SẮP XẾP TRANG THIẾT BỊ
PHÒNG LÀM VIỆC
Phòng Quản lý tổng hợp
6

1

3

4

7
1


3

4

4
5

2

5

Cửa ra vào
Ghi chú
1. Tủ để tài liệu
2. Máy photo


3. Bàn làm việc, máy tính, máy in, máy scan
4. Ghế
5. Bàn làm việc, khay dấu,điện thoại
6. Điều hòa
7. Bàn ghế phục vụ họp Phòng.
1.6. Đặc điểm nhân sự văn phòng tại đơn vị thực tập
*Tình hình nhân sự của Viện Công nghệ môi trường
Do đặc thù chuyên môn của Viện Công nghệ môi trường là đơn vị nghiên cứu
khoa học, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường
vào thực tiễn. Viện đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ có trình độ, đào tạo đúng
chuyên ngành để có thể đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của Viện trong thời
kỳ mới.
Xác định rõ nhân tố con người trong sự phát triển và thành công của đơn vị,

ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ môi trường
đã rất coi trọng việc phát triển nhân sự nhằm xây dựng một đội ngũ công chức,
viên chức có trình độ cao, đủ phẩm chất, năng lực và say mê nghiên cứu khoa
học, góp phần vào phát triển nền khoa học công nghệ của đất nước, đưa Viện trở
thành top đầu trong cả nước về lĩnh vực môi trường.
Từ khi thành lập Viện năm 2002,về nhân sự, Viện có 70 cán bộ trong đó có 26
cán bộ biên chế Nhà nước, 44 lao động hợp đồng; đến nay số lượng cán bộ của
Viện là 172 trong đó có 51 cán bộ biên chế Nhà nước, 121 hợp đồng lao động,
số lượng cán bộ tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng của các
đơn vị trong Viện là rất lớn.


Phần 2. Hoạch định, tổ chức hoạt động văn phòng
2.1. Chức năng hoạch định
2.1.1. Vai trò, vị trí của hoạch định
Hoạch định có vai trò lớn đối với hoạt động của con người cũng như hoạt
động của cơ quan, tổ chức.
Hoạch định là một trong bốn chức năng thiết yếu của Nhà quản trị. Nó được
coi là chức năng ưu tiên, là nền tảng của quản trị. Hoạch định bao gồm các công
việc liên quan đến việc chuẩn bị cho tất cả các hoạt động của tổ chức trong tương
lai như hoạch định chương trình kế hoạch, báo cáo cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, hoạch định nhân sự, hoạch định phương hướng hoạt động của cơ quan,
tổ chức.
Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần
đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch
thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Đây là công việc đầu
tiên mà nhà quản lý phải thực hiện ngay từ đầu để triển khai các hoạt động để đạt
mục tiêu đã xác định. Chức năng hoạch định bao gồm quá trình xác định mục tiêu
trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt mục tiêu đó. Tất cả các nhà
quản trị trong mọi cấp bậc đều phải thực hiện công tác hoạch định.

Chức năng hoạch định bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tương lai
và những phương tiện thích hợp để đạt mục tiêu đó. Tất cả các nhà quản trị trong
mọi cấp bậc đều phải thức hiện công tác hoạch định.


Hoạch định văn phòng bao gồm việc thu thập các thông tin, xử lý thông tin
và sử dụng chúng, triển khai các bước hành động.
Hoạch định chiến lược là đề ra các kế hoạch tổng quát cho toàn cơ quan, có
tính chất dài hạn (trên 5 năm).
Hoạch định chiến thuật là đề ra các kế hoạch có tính chất trung hạn (thời
gian thực hiện từ trên 1 năm đến dưới 5 năm) cho bộ phận chuyên môn (bộ phần
tài chính, tổ chức cán bộ, hành chính văn thư …).
Hoạch định tác nghiệp là đề ra các kế hoạch cụ thể của mọi hoạt động, thời
gian thực hiện dưới 1 năm.
Hoạch định có tác động không nhỏ tới hiệu quả chất lượng công việc của các
nhân, tổ chức. Nhờ có hoạch định, nhà quản trị có thể nhận ra và tận dụng cơ hội
phát triển và xử lý các sự cố xảy ra dễ dàng hơn, giúp cơ quan có thể thích nghi với
sự thay đổi và kiểm soát được mọi hoạt động, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn
lực và thiết lập được các tiêu chuẩn cho việc kiểm tra.
Căn cứ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quyết
định của cấp trên trực tiếp; căn cứ chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn của cơ quan; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; căn cứ tình hình thực tế
của từng giai đoạn để đưa ra các hoạch định đúng đắn.
2.1.2. Việc thực hiện chức năng hoạch định của Viện Công nghệ môi
trường
- Thực hiện hoạch định chiến lược: Viện Công nghệ môi trường đã xây dựng
đề án tổ chức, kiện toàn Viện đến năm 2030, đưa ra phương hướng phát triển Viện
về khoa học, công nghệ, về kiện toàn tổ chức bộ máy.



- Xác định rõ ràng mục tiêu phấn đấu và phương pháp thực hiện mục tiêu
của Viện đến năm 2030 và các giai đoạn tiếp theo.
- Về hoạch định nguồn nhân lực: còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực hiện
này chưa được khai thác phù hợp do chưa được tổ chức, quản lý tốt. Có định
hướng nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác nhưng chưa có kế
hoạch cụ thể, chưa đưa ra được cách thức và các chế độ đãi ngộ nhằm chiêu mộ
nhân tài.
2.1.3. Đánh giá việc thực hiện chức năng hoạch định của Viện Công nghệ
môi trường
- Ưu điểm: đưa ra được chiến lược phát triển lâu dài dựa trên chức năng,
nhiệm vụ của Viện.
- Hạn chế:
+ Chưa ban hành được các kế hoạch, chương trình công tác cụ thể của từng
năm.
+ Phương hướng phát triển của các năm tiếp theo được ban hành kèm với
báo cáo sơ kết, tổng kết năm trước. Nội dung của phương hướng chưa rõ ràng, lặp
đi lặp lại các nhiệm vụ và chỉ đưa ra các thông tin chung chung.
+ Chức năng hoạch định chỉ dừng ở hoạch định chiến lược, tức là đưa ra các
kế hoạch, phương hướng phát triển dài hạn từ 5 đến 10 năm. Việc xác định các kế
hoạch ngắn hạn hơn (từ 1-2) năm hoặc kế hoạch tác nghiệp chưa được thực hiện rõ
ràng, không ban hành văn bản. Do đó, không có sự kết nối giữa các kế hoạch lớn,
kế hoạch nhỏ. Chưa hình thành tiêu chuẩn để đánh giá việc hoàn thành kế hoạch
công việc theo từng giai đoạn.


+ Không lên kế hoạch công tác ngày, tuần, tháng của lãnh đạo, văn phòng và
của cơ quan.
2.2. Tổ chức bộ máy văn phòng
2.2.1. Mục đích của việc tổ chức bộ máy văn phòng
Tổ chức bộ máy là hình thành nên khung xương sống cho hoạt động của cơ

quan, tổ chức. Việc tổ chức bộ máy là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng cấp thiết đối
với mỗi cơ quan. Tổ chức bộ máy văn phòng nhằm xác định những việc phải làm,
người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan
hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức
đó. Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động
đạt mục tiêu, tổ chức kém thì cơ quan sẽ thất bại, dù hoạch định tốt.
Tổ chức bộ máy nhằm xác định mối quan hệ giữa các đối tượng cùng làm
việc, xác định người nào làm gì, vị trí nào, báo cáo ai, ai quyết định vấn đề.
Nếu như vai trò của lập kế hoạch được thể hiện ở việc xác định mục tiêu,
phương án hành động thì chức năng tổ chức thể hiện tầm quan trọng của nó ở việc
biến những mục tiêu thành hiện thực. Tổ chức là nhân tố quyết định thành bại của
cơ quan. Tất cả các quyết định quản lý, kế hoạch, hoạt động lãnh đạo, kiểm tra sẽ
không trở thành hiện thực nếu không tổ chức thực hiện một cách khoa học.
Vai trò của chức năng tổ chức thể hiện ở những phương diện cơ bản sau: Xác
định cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh phát triển của tổ chức.
Phát huy sức mạnh của cá nhân, tập thể trong cơ cấu tổ chức.Tạo điều kiện để phát
huy các chức năng khác như: hoạch định, quản trị nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra. Tạo
môi trường làm việc thích hợp, tác động tích cực đến việc sử dụng các nguồn lực


của tổ chức.
2.2.2. Việc tổ chức bộ máy văn phòng tại Viện Công nghệ môi trường
Phòng Quản lý tổng hợp tại các viện nghiên cứu thực hiện đầy đủ các chức
năng, nhiệm vụ của một văn phòng gồm: bộ phận văn thư, lưu trữ; bộ phận kế
toán, tài chính; bộ phận đào tạo, hợp tác quốc tế; bộ phận quản trị; bộ phận tổ chức
cán bộ
Với quy mô tổ chức của Viện Công nghệ môi trường, Phòng Quản lý tổng
hợp được chia ra thành các tổ và phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ theo trình
độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng.
Hình thức tổ chức bộ máy tại Viện Công nghệ môi trường là hình thức tập

trung, có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau để hoàn thành công việc có hiệu
quả nhất. Các bộ phận chuyên môn vẫn có hoạt động văn phòng nhưng được kiểm
soát, phối hợp, tiêu chuẩn hóa của Phòng Quản lý tổng hợp mà người chịu trách
nhiệm chính là Trưởng phòng Quản lý tổng hợp.
2.2.3. Đánh giá việc tổ chức bộ máy văn phòng của Viện Công nghệ môi
trường
- Ưu điểm:
+

Chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng, bộ máy gọn nhẹ.

+ Xác định được rõ ràng mục tiêu hoạt động là nhằm tạo sự thuận lợi cho
các bộ phận khác trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan.
- Hạn chế:


+ Nhận thức về đổi mới tổ chức bộ máy còn hạn chế, cơ cấu tổ chức chưa
hợp lý, cơ chế hoạt động chưa khoa học, còn rời rạc, xuất hiện sự chồng chéo trong
phân chia công việc.
+ Chưa quy định trách nhiệm rõ ràng khi phân công, chưa có tính chuyên
môn hóa.
+ Quyền hạn chưa được phân chia và chỉ định phù hợp giữa các bộ phận.
+ Hầu như thiếu khâu kiểm tra sự phối hợp các hoạt động hành chính của
văn phòng với các hoạt động của các đơn vị khác trong cơ quan.
2.3. Tổ chức nhân sự văn phòng
2.3.1 Tổ chức nhân sự trong quản trị văn phòng
Nhân sự là nguồn lực chủ đạo ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của cơ quan, chất
lượng công việc. Nhân sự cũng chính là người tạo ra môi trường hoạt động, cơ sở
vật chất, kỹ thuật khoa học…Do đó nhà quản trị, đặc biệt là quản trị văn phòng tổ
chức nhân sự cho phù hợp để tận dụng tối đa ưu thế của nhân sự để hoàn thành

công việc của cơ quan có hiệu quả như tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, bố trí
sắp xếp nhân sự hiệu quả, hợp lí.
Mục tiêu của việc tổ chức nhân sự:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Xác định mục tiêu của từng bộ phận, vị trí công việc.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên


×