MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
TRANG
1. Khái quát về tác giả và tác phẩm “Tư bản”
3
1.1. Khái quát về Tác giả
3
1.2. Quá trình hình thành tác phẩm “Tư bản”
3
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cơ bản trình bày
5
trong tác phẩm “Tư bản”
2.1. Vị trí của nội dung hai phương pháp sản xuất giá trị thặng
5
dư trong tác phẩm Tư bản
2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
6
2.3. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối
9
2.4. Sự sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị
11
thặng dư tương đối
3. Một số ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu hai phương pháp sản xuất
12
giá trị thặng dư
KẾT LUẬN
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1
HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG
TÁC PHẨM TƯ BẢN CỦA C. MÁC VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
Tác phẩm “Tư Bản” là công trình đồ sộ nhất và đặc trưng nhất của C.Mác.
Dưới góc độ Kinh tế Chính trị, Tác phẩm “Tư Bản” đã phát hiện và trình bày
nhiều nguyên lý, quy luật kinh tế nền tảng như: Quy luật sản xuất và lưu thông
hàng hóa, quy luật sản xuất giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi tức, địa tô…đến nay
vẫn giữ nguyên giá trị và mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.
Qua nghiên cứu môn học Tác phẩm Tư Bản, bản thân nhận thấy đây là một
công trình khoa học vĩ đại, có nội dung rộng bao hàm cả triết học, kinh tế chính
trị học và chủ nghĩa xã hội Khoa học. Do đó, không thể một sớm một chiều có
thể đọc hết, nghiên cứu sâu được tất cả các nội dung của tác phẩm “Tư bản”.
Tuy nhiên, nội dung liên quan tới các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là
nội dung mang tính thời sự nhất và phản ánh rõ nét nhất bản chất bóc lột của nền
sản xuất Tư bản chủ nghĩa từ khi nó ra đời cho tới nay. Do vậy, cá nhân em sau
khi học môn Tác phẩm tư bản chỉ xin lựa chọn nội dung: “Hai phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư trong tác phẩm “Tư bản” của C. Mác và ý nghĩa của vấn đề
nghiên cứu” làm nội dung thu hoạch của mình.
2
NỘI DUNG
1. Khái quát về tác giả và tác phẩm “Tư bản”
1.1. Khái quát về Tác giả
Các Mác (Karl Marx) - vĩ nhân kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, Người
sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhà triết học, nhà kinh tế học lỗi lạc, lãnh
tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn giới. Ông sinh ngày 05 tháng 5 năm 1818 tại
thành phố Tơriơ (phía Tây nước Đức) trong gia đình luật sư Heinrich Marx - gia
đình trí thức lớn. Năm mười hai tuổi (1830) Các Mác vào học trường trung học
Tơriơ. Sức học Các Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt Các Mác nổi bật trong các lĩnh
vực đòi hỏi tính độc lập và sáng tạo. Mùa thu năm 1835, C.Mác tốt nghiệp
trường trung học, tháng mười năm1835, C.Mác vào trường đại học tổng hợp
Bonn để học luật. Sau đó theo lời khuyên bố Các Mác tiếp tục học trường Đại
học Tổng hợp Berlin. Ở đây, năm 1836, cùng với việc học luật học, sử học ngoại
ngữ, Các Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, Các Mác bắt
đầu nghiên cứu kỹ các tác phẩm triết Hê-ghen, sang năm 1839 đi sâu vào nghiên
cứu triết học, suốt năm 1839 phần đầu năm 1840 C Mác tập trung nghiên cứu
vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng 4 năm 1841, khi mới 23 tuổi,
Các Mác nhận bằng Tiến sĩ triết học. Lần đầu tiên, Các Mác gặp Ph Ăng-ghen
vào cuối tháng 11 năm1842, khi Ph Ăng-ghen trên đường sang Anh ghé thăm
ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph
Ăng-ghen đến thăm Các Mác ở Pa-ri. Hai ông trở thành bạn chung lý tưởng,
quan điểm trên tất cả các vấn đề lý luận thực tiễn. Theo yêu cầu Chính phủ
Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp trục xuất Các Mác vào tháng 2 năm1845, Các
Mác rời Pa-ri đến Brussel (Bỉ), sau đó Ph Ăng-ghen đến gặp Các Mác, hai ông
lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau cách mạng năm 1848 Pháp nổ ra,
Chính phủ Bỉ trục xuất Các Mác Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư năm 1848, Các
Mác với Ph Ăng-ghen đến Kioln, Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh
Ranh. Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo trục xuất Các Mác, ông lại đến
Pa-ri và Tháng Tám 1849, từ Pa-ri Các Mác đến Luân-đôn và sống đến cuối đời
ở đó. Các Mác qua đời ngày 14 Tháng 3 năm 1883 ở Luân-đôn.
1.2. Quá trình hình thành tác phẩm “Tư bản”
3
- Tư bản là một tác phẩm thiên tài của C.Mác. Để viết tác phẩm chủ yếu của
mình, C.Mác đã làm việc trong suốt thời gian bốn chục năm, từ đầu những năm 40
của thể kỷ XIX đến cuối đời ông.
- C.Mác bắt tay vào việc nghiên cứu khoa kinh tế chính trị một cách có hệ
thống từ cuối năm 1843 ở Pa-ri. Những công trình nghiên cứu đầu tiên của ông
trong lĩnh vực đó đã được phản ánh vào những tác phầm như “Bản thảo triết học kinh tế năm 1844”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Lao động
làm thuê và tư bản”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, v.v.
- C.Mác chỉ có thể tiếp tục những công trình nghiên cứu kinh tế của mình
ở Luân Đôn, nơi ông bị bắt buộc di cư đến tháng 8 năm 1849. Ở đây ông
nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện lịch sử kinh tế quốc dân và nền kinh tế
của các nước khác nhau trong thời ông, nhất là của nước Anh, nước cổ điển của
chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ.
- Từ tháng 8 năm 1857 đến hết tháng 6 năm 1858, C.Mác đã soạn được
một bản thảo với một khối lượng gần 50 tờ in; đó gần như là bản sơ thảo của
bộ “Tư bản” về sau này.
- Tháng 11 năm 1857, C.Mác soạn một đề cương cho tác phẩm của mình, đề
cương này về sau đã được chi tiết hóa và chính xác hóa thêm một cách căn bản.
Công trình đó của ông được chia thành 6 quyển, trong đó quyển 1 “Tư bản nói
chung” lại còn được chia ra thành các phần nhỏ: 1) Quá trình sản xuất của tư bản, 2)
Quá trình lưu thông của tư bản và 3) Sự thống nhất giữa hai cái đó, hay tư bản và lợi
nhuận, lợi tức. Điều rất đáng chú ý là chính từ sự phân chia nhỏ này lại là cơ sở để
C.Mác phân chia toàn bộ tác phẩm thành ba tập tương ứng của bộ “Tư bản”.
- Tháng 8 năm 1861, C.Mác bắt đầu viết một bản thảo lớn và kết thúc bản
thảo đó vào giữa năm 1863. Với một khối lượng lớn gần 200 tờ in, gồm 23 quyền
vở, bản thảo đó cũng được đặt tên giống như quyển sách năm 1859 “Góp phần phê
phán khoa kinh tế chính trị”.
- Tháng 9 năm 1867, tập I bộ “Tư bản” ra đời. Sau đó C.Mác vẫn tiếp
tục xem lại tập đó vì phải chuẩn bị cho những lần in mới bằng tiếng Đức và
cho những bản dịch ra tiếng nước ngoài. Ông đã sửa chữa lại rất nhiều đoạn
4
trong bản in lần thứ hai (1872).
- Sau khi C.Mác mất thì hai tập tiếp theo của bộ “Tư bản” mới được
Ph.Ăng-ghen đưa ra in và xuất bản. Tập thứ hai vào năm 1885 và tập thứ ba
vào năm 1894, bằng việc đó Ph.Ăng-ghen đã cống hiến vô giá vào kho tàng
của chủ nghĩa công sản khoa học.
- Sau đó, Ph.Ăng-ghen đã biên tập bản dịch tiếng Anh của tập I bộ “Tư bản”
(xuất bản năm 1887), đã chuẩn bị để xuất bản lần thứ ba (1883) và lần thứ tư
(1890) quyển I bộ “Tư bản” bằng tiếng Đức và nhiều thứ tiếng khác.
- Quyển IV “Các học thuyết về giá trị thặng dư” của C.Mác đã được Cau -ski
xuất bản lần đầu tiên trong những năm 1905 - 1910. Những bản do Cau-ski xuất
bản còn nhiều thiếu sót về chất lượng, thậm chí còn có những chỗ sai lầm hoặc bóp
méo nguyên bản. Vì vậy, đến năm 1954 - 1961 trên cơ sở thẩm tra tỷ mỷ và xác
minh rõ về căn bản, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin trực thuộc Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô mới chuẩn bị xong và năm 1962 cho ra
mắt quyển IV sát đúng hơn cả so với nguyên cảo của C.Mác.
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cơ bản trình bày trong
tác phẩm “Tư bản”
2.1. Vị trí của nội dung hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
trong tác phẩm Tư bản
Nội dung hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là: sự sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối và sự sản xuất giá trị thặng dư tương đối được C. Mác trình
bày trong Tác phẩm Tư Bản nằm ở: Quyển thứ nhất: Quá trình sản xuất của Tư
bản, Tập III(theo biên tập và xuất bản của Nhà xuất bản Sự thật – 1975). Chiếm
một phần lớn nội dung cơ bản của Học thuyết giá trị thặng dư, nếu Học thuyết
giá trị thặng dư trình bày từ phần II đến Phần V gồm 13 chương thì trong đó, có
12 chương trình bày về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là từ chương
V đến chương XVI.
Nội dung hai phương pháp sản xuất gái trị thặng dư, được biên tập lại nằm
ở Mác – Ăng Ghen toàn tập, tập 23 cụ thể như sau:
Phần thứ 3. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối trình bày từ chương V đến
chương IX( từ trang 265 đến 452)
Phần thứ 4. Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối từ chương X đến chương
XIII( từ trang 453 đến 716)
5
Phần thứ 5. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương
đối từ chương XIV đến chương XVI( từ trang 717 đến 753).
Còn nếu theo Biên tập của Nhà xuất bản sự thật năm 1975 thì nội dung hai
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nằm ở Quyển thứ nhất: Quá trình sản xuất
của tư bản – Tập III.
Như vậy, đây là nội dung hết sức cơ bản và quan trọng trong Bộ tư bản của
Mác, làm cơ sở và tiền đề để Các Mác làm rõ bản chất bóc lột và phương thức
bóc lột giá trị thặng dư của nền sản xuất Tư bản, cũng như là mâu thuẫn giữa
giai cấp bóc lột là giai cấp tư sản với giai cấp bị bóc lột là giai cấp vô sản.
2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Nội dung phương pháp sản xuất giái trị thặng dư tuyệt đối được Các Mác
trình bày ở phần thứ 3 và phần thứ 5, với việc đi từ phân tích quá trình lao động
và quá trình làm tăng giá trị tới tư bản bất biến và tư bản khả biến, tỷ suất giá trị
thặng dư và ngày lao động cuối cùng là tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá
trị thặng dư. Qua cách trình bày như vậy, Các Mác từng bước làm rõ bản chất sự
sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối, các cách thức để thực hiện và những hệ lụy
nảy sinh từ việc sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối….
Đầu tiên C.Mác nghiên cứu quá trình lao động và chỉ ra rằng tiêu dùng sức
lao động, đó chính là quá trình lao động. Bên cạnh những bản chất chung của
quá trình lao động, C.Mác đã chỉ rõ hai đặc trưng của quá trình lao động tư bản
chủ nghĩa với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động: “Người
công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc
về nhà tư bản…. và thứ hai: sản phẩm là sở hữu thuộc nhà tư bản, chứ không
phải của người sản xuất trực tiếp, không phải của người công nhân”.1
Từ đó, C. Mác đi vào phân tích quá trình sản xuất với tư cách là quá trình
tạo ra giá trị. C. Mác lấy ví dụ về quá trình sản xuất sợi.
Và chính nhờ sức lao động có cái đặc tính là làm một nguồn sinh ra giá trị,
hơn nữa lại sinh ra giá trị lớn hơn của bản thân nó, là sự phục vụ đặc biệt mà nhà
tư bản mong chờ ở nó2.
Nhờ lưu thông mà nhà tư bản mua được sức lao động trên thị trường để
tiến hành sản xuất. Nhưng việc làm tăng giá trị lại diễn ra trong lĩnh vực sản
xuất.
1
2
Sđd, tr.277.
Sđd, tr.289 – 290.
6
Từ đó, C.Mác so sánh quá trình tạo ra giá trị và quá trình làm tăng giá trị;
quá trình tạo ra giá trị và quá trình lao động và rút ra kết luận: “Với tư cách là sự
thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản
xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá
trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của sản xuất hàng hóa”3.
Tiếp theo Các Mác nghiên cứu tư bản bất biến và tư bản khả biến để chỉ rõ
bộ phận tư bản nào tạo ra giá trị thặng dư, qua đó chỉ rõ nhà tư bản bóc lột toàn
bộ giai cấp công nhân dưới hình thức bộ phận tư bản khả biến. Khi trình bày
những vai trò khác nhau mà những nhân tố khác nhau của quá trình lao động đã
đóng góp trong sự hình thành giá trị của sản phẩm, trên thực tế đã vạch rõ những
chức năng của những bộ phận cấu thành khác nhau của tư bản trong quá trình
làm tăng giá trị của bản thân nó. Và từ những phân tích đó, C.Mác đã đặt tên cho
từng bộ phận của tư bản. Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất, do không thay
đổi đại lượng giá trị của nó trong quá trình sản xuất C.Mác gọi là bộ phận bất biến
của tư bản, hay tư bản bất biến. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động lại thay đổi
giá trị của nó trong quá trình sản xuất, nó không chỉ tái sản xuất ra vật ngang giá
với bản thân nó, mà còn sản xuất ra giá trị thặng dư, từ một đại lượng bất biến, bộ
phận này lại không ngừng chuyển hóa thành đại lượng khả biến C.Mác gọi là bộ
phận khả biến của tư bản, hay tư bản khả biến. Tuy nhiên, theo C.Mác, khái niệm
tư bản bất biến không có nghĩa rằng giá trị các bộ phận cấu thành nó là bất biến.
Giá trị của nguyên liệu, máy móc…được dùng trong sản xuất có thể thay đổi lên
xuống nhưng không bao giờ chúng chuyển nhiều hơn cái giá trị mà nó có vào sản
phẩm.
Trong phần tiếp theo Các Mác nghiên về Tỷ suất giá trị thặng dư và tập
chung vào các nội dung cơ bản là: Mức độ bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà
tư bản bóc lột người công nhân; biểu hiện giá trị của sản phẩm bằng những phần
tỷ lệ của sản phẩm; phê phán “giờ cuối cùng” của xê ni ô; sản phẩm thặng dư,
trong đó trọng tâm là làm rõ tỷ suất giá trị thặng dư, bởi vì tỷ suất giá trị thặng
3
Sđd, tr.294 – 295.
7
dư biểu hiện chính xác mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân, đồng thời đó
cũng là cơ sở để nhận thức và giải quyết các vấn đề tiếp theo.
C.Mác chỉ rõ mục đích quyết định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức
độ giàu có cũng vậy, nó không phải được đo bằng lượng tuyệt đối của sản phẩm
mà bằng lượng tương đối của sản phẩm thặng dư. Và tổng số lao động cần thiết
và lao động thặng dư hợp thành đại lượng tuyệt đối của thời gian lao động của
người công nhân – tức là ngày lao động (working day).
Nhà tư bản luôn luôn thèm khát lao động thặng dư, do đó luôn tìm cách kéo
dài thời gian ngày lao động. Anh ta dựa vào quy luật trao đổi để biện hộ sự tận
dụng tối đa hàng hóa sức lao động mà hắn đã mua.
Coa thể nói, sự chiếm đoạt lao động thặng dư đã có từ lâu, từ khi xã hội
hình thành một bộ phận người chiếm độc quyền về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên,
hình thái chiếm đoạt lao động thặng dư trong các phương thức sản xuất phong
kiến và chiếm hữu nô lệ rất dễ nhận thấy, nhưng trong phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa thì rất khó nhận thấy điều đó. C.Mác chỉ ra rằng: lao động thặng
dư dưới chủ nghĩa tư bản che giấu, khó nhận thấy vì nó nhập với lao động cần
thiết. Tuy nhiên thực tế Các Mác cũng chỉ ra lòng tham vô đáy của Giai cấp tư
sản bằng việc kéo dài ngày lao động nhằm sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư
tuyệt đối là rất tàn khốc: công nhân trong ngành công nghiệp phải lao động 13-14
giờ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất, cộng thêm với lao động phụ 4 giờ trong
ngày chủ nhật. Công nhân ngành đường sắt phải làm việc 14, 18, 20 giờ, trong một
số trường hợp đặc biệt thì kéo dài 40 - 50 giờ không nghỉ…Những ví dụ trên là
những minh chứng cho sự bóc lột tàn bạo mà giai cấp tư sản đã thực hiện đối với giai
cấp công nhân Anh.
Để bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối, ngoài việc kéo dài ngày lao động, thì
giai cấp tư sản còn tìm cách tổ chức lại quá trình sản xuất như làm ca kíp, chế độ
làm việc luân phiên… Vì về mặt sinh lý không thể bòn rút sức lao động của
cùng một con người trong suốt ngày, đêm được, muốn vượt được chướng ngại
sinh lý đó, người ta cần phải thay phiên những sức lao động.Và cách tổ chức sản
xuất đó đã trở thành phổ biến trong các công xưởng của nước Anh và một số
8
nước tư bản khác. Với cách thức như vậy, nhà tư bản đã duy trì hoạt động sản
xuất liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. Người lao động thuộc đủ
mọi giới tính, lứa tuổi: đàn ông, đàn bà; người lớn, trẻ em đều bị lôi cuốn vào
guồng máy làm việc đó, đặc biệt trong những ngành công nghiệp nặng. C.Mác
đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng về sự tàn bạo của các nhà tư bản trong việc sử
dụng lao động trẻ em trong các công xưởng của nước Anh.
Chính sự bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối mang tính chất tàn bạo như vậy
làm cho giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh cho ngày lao động bình thường,
và làm cho mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Tư bản hình thành và ngày càng
trở nên gay gắt.
2.3. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối
Nội dung phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được trình bày
ở phần thứ 4 và thứ 5 của Mác – Ăng Ghen toàn tập tập 23. Ở nội dug này Mác
tập trung làm rõ khái niệm sản xuất giá trị tặng dư tương đối, luận giải sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp qua 3 giai đoạn: Hiệp tác; công
trường thủ công; và đại công nghiệp cơ khí. Qua đó làm rõ bản chất, quá trình
hình thành và phát triển của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối gắn
liền với yếu tố về sự phát triển kỹ thuật, khoa học và công nghệ trong sản xuất,
sự bóc lột tinh vi hơn, khó thấy hơn…
Trước hết về khái niệm giá trị thặng dư tương đối. C.Mác chỉ ra rằng, việc
kéo dài số lao động thặng dư sẽ tương ứng với việc rút ngắn số lao động cần
thiết. Cái sẽ thay đổi không phải là độ dài của ngày lao động mà là sự phân chia
của sự lao động thành lao động cần thiết và lao động thặng dư. Khi độ dài của
ngày lao động đã có sẵn thì thời gian lao động thặng dư được kéo dài là do thời
gian lao động cần thiết bị rút ngắn. Từ đó, C.Mác gọi “giá trị thặng dư được sản
xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động là giá trị thặng dư tuyệt đối; trái lại, giá
trị thặng dư có được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết và do sự thay đổi
tương ứng trong tỷ lệ của hai bộ phận cấu thành ngày lao động, thì tôi gọi đó là
giá trị thặng dư tương đối”4.
4
Sđd, tr.458.
9
Nhưng vì giá trị thặng dư tương đối tỷ lệ thuận với sự phát triển của sức
sản xuất của lao động, trong khi đó thì giá trị của hàng hóa lại hạ xuống tỷ lệ
nghịch với chính sự phát triển đó. Như vậy cũng một quá trình ấy vừa làm cho
hàng hóa rẻ đi, vừa làm tăng giá trị thặng dư chứa đựng trong hàng hóa đó.
Chính điều đó đã giải quyết được bí ẩn là tại sao nhà tư bản chỉ quan tâm đến
việc sản xuất ra giá trị trao đổi, lại không ngừng hạ thấp giá trị trao đổi của các
hàng hóa xuống.
Từ đó C.Mác kết luận, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tiết kiệm
lao động bằng cách phát triển sức sản xuất của lao động, quyết không phải là
mục đích nhằm rút ngắn ngày lao động. Nó chỉ nhằm mục đích giảm bớt số thời
gian lao động cần thiết để sản xuất ra một lượng hàng hóa nhất định. Và quá
trình phát triển sức sản xuất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là
quá trình làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư bằng phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối. Đó là một quá trình lịch sử lâu dài trải qua các giai đoạn
phát triển trong mối tương quan, tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất. Để minh chứng cho điều đó, C.Mác đã luận giải sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp qua 3 giai đoạn: Hiệp tác; công trường
thủ công; và đại công nghiệp cơ khí.
Hiệp tác: Trong xã hội tư bản, dưới quyền lực của tư bản, hiệp tác trở
thành công cụ để bóc lột, một hình thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
C.Mác cho rằng: ''một mặt, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một tất yếu
lịch sử để biến quá trình lao động thành một quá trình xã hội, thì mặt khác, hình
thức xã hội đó của quá trình lao động lại là một phương pháp mà tư bản đã dùng
để bóc lột quá trình đó một cách có lợi hơn bằng cách nâng cao sức sản xuất của
quá trình đó''5.
Sự phân công lao động và công trường thủ công
CMác viết:'' Sự phân công lao động trong công trường thủ công chỉ là một
phương pháp đặc biệt để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, hay đẩy mạnh
việc tự tăng thêm giá trị của tư bản ở trên lưng công nhân. Nó không những phát
5
Sđd, tr.486
10
triển sức sản xuất xã hội của lao động cho nhà tư bản chứ không phải cho công
nhân mà còn phát triển sản xuất ấy bằng con đường làm què quặt người công
nhân cá biệt. Nó tạo ra những điều kiện mới cho tư bản thống trị lao động. Vì
vậy, nếu một mặt, nó là một sự tiến bộ lịch sử và là một yếu tố tất yếu trong sự
phát triển kinh tế của xã hội, thì mặt khác, nó lại là một thủ đoạn bóc lột văn
minh và tinh vi''6.
Máy móc và đại công nghiệp
C.Mác khẳng định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, một khi luật pháp đã
tước bỏ vĩnh viễn cái khả năng của tư bản kéo dài ngày lao động, thì xu hướng
của tư bản muốn bù lại cho mình bằng cách nâng cao cường độ lao động một
cách có hệ thống và biến mỗi sự cải tiến máy móc thành một thủ đoạn để bóp
nặn sức lao động nhiều hơn”7 và xu hướng đó sẽ còn tiếp tục. Đại công nghiệp
công trường thủ công, thủ công nghiệp và lao động tại nhà đã làm cho mâu
thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản tăng cao từ đó xảy ra tình
trạng cuộc đấu tranh của công nhân với máy móc.
2.4. Sự sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị
thặng dư tương đối
Nội dung này Các Mác trình bày trong phần thứ 5 gồm 3 chương từ
chương XIV đến chương XVI.
Theo C.Mác, sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là việc kéo dài ngày lao
động quá cái điểm mà người công nhân chỉ sẽ sản xuất ra vật ngang giá với giá
trị sức lao động, và nhà tư bản chiếm lấy phần lao động thặng dư ấy. Sản xuất ra
giá trị thặng dư tuyệt đối tạo thành cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa và
là điểm xuất phát của sự sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối ngày lao động được chia
làm hai phần gồm lao động cần thiết và lao động thặng dư. Để kéo dài lao động
thặng dư người ta rút ngắn lao động cần thiết bằng những phương pháp cho
phép sản xuất ra vật ngang giá với tiền công một thời gian ít hơn. Việc sản xuất
ra giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ gắn với độ dài của ngày lao động; còn việc sản
6
7
Sđd, tr.529.
Sđd, Tr. 598
11
xuất ra giá trị thặng dư tương đối đòi hỏi phải cách mạng hóa đến tận gốc các
quá trình kỹ thuật của lao động. Do đó để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối
giả định phải có phương thức sản xuất đặc thù tư bản chủ nghĩa cùng với những
phương pháp, phương tiện và điều kiện của bản thân nó, phương thức này chỉ
phát sinh và phát triển một cách tự phát trên cơ sở sự lệ thuộc của lao động vào
tư bản8.
Trên một quan điểm nào đó thì sự khác nhau giữa giá trị thặng dư tương
đối và giá trị thặng dư tuyệt đối nói chung chỉ là ảo tưởng. Giá trị thặng dư
tương đối cũng là tuyệt đối bởi vì nó đòi hỏi phải kéo dài tuyệt đối ngày lao
động quá thời gian lao động cần thiết cho sự sinh tồn của người công nhân. Giá
trị thặng dư tuyệt đối cũng là tương đối bởi vì nó đòi hỏi phải phát triển năng
suất lao động cho phép giới hạn thời gian cần thiết vào trong một phần của ngày
lao động. Sự khác nhau giữa hai phạm trù trên chỉ thể hiện ra khi cần phải nâng
cao tỷ suất thặng dư nói chung. Khi giả định sức lao động được trả theo đúng giá
trị của nó thì chúng ta phải lựa chọn một trong hai trường hợp: nếu sức sản xuất
của lao động và cường độ bình thường của nó đã cho sẵn, thì tỷ suất giá trị thặng
dư chỉ có thể tăng lên bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động; mặt khác, với
một giới hạn cho sẵn của ngày lao động thì tỷ suất giá trị thặng dư chỉ có thể
tăng lên bằng cách thay đổi đại lượng tương đối của các bộ phận cấu thành của
ngày lao động, tức là của lao động cần thiết và lao động thặng dư, tức là phải
thay đổi năng suất lao động hoặc cường độ lao động, nếu tiền công không được
hạ xuống dưới giá trị của sức lao động.
3. Một số ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư
Hiện nay ở các nước TBCN phát triển mức sống của đa số công nhân đã
được nâng cao hơn trước rất nhiều, không ít người lao động đã mua cổ phiếu,
xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo…đã tạo điều kiện thực tiễn cho nhiều
quan điểm phê phán học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Họ cho rằng lý luận
giá trị thặng dư của C.Mác chỉ đúng trong thời đại công nghiệp cơ khí với lao
8
Sđd, Tr. 719 – 720.
12
động thủ công là chủ yếu là lao động thể lực, sử dụng cơ bắp là chính, hàng hóa
chỉ là hàng hóa vật thể, sản phẩm của các nghành sản xuất vật chất như công
nghiệp, nông nghiệp… Ngày nay lao động trí tuệ, lao động quản lý trở thành
những hình thức lao động có vai trò lớn; khu vực dịch vụ, các hàng hóa phi vật
thể, vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thì lý luận giá trị thặng dư của
C.Mác không còn đúng nữa.
Khi nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư tương đối ta thấy rõ nhờ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật, tăng sức sản xuất của lao động trước hết trong những ngành sản
xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, với độ dài ngày lao động
không đổi, thời gian lao động tất yếu rút ngắn lại, thời gian lao động thặng dư
tăng lên, nhờ đó tăng khối lượng giá trị thặng dư tương đối, thậm chí còn có thể
rút ngắn ngày lao động mà vẫn thu được khối lượng giá trị thặng dư nhiều hơn
trước. Từ đó, đời sống của người lao động được cải thiện, nhưng mức độ bóc lột
lao động không công lại tăng hơn trước. C.Mác cũng đã từng dự báo, khoa học
sẽ trở thành lực lựơng sản xuất trực tiếp, nhờ khoa học kỹ thuật con người sẽ
ngày càng được giải phóng khỏi những lĩnh vực trực tiếp sản xuất mà sẽ làm
chức năng điều khiển quá trình sản xuất.
Những dự báo đó đã được thời đại ngày nay xác nhận cùng với lao động
thể lực, lao động trí tuệ, lao động quản lý thì đều là nguồn gốc tạo ra giá trị
thặng dư. Hiện tượng người lao động có cổ phiếu, người lao động nhận được
một phần giá trị thặng dư do họ tạo ra thông qua chính sách xã hội của nhà nước
là những hiện tượng vượt ra ngoài quan hệ giữa tư bản và lao động, mầm mống
của những quan hệ kinh tế mới. Tuy nhiên ngày nay những quan hệ đó vẫn chưa
thể làm thay đổi bản chất của CNTB. Trong xã hội tư bản hiện nay, theo đuổi lợi
nhuận vẫn là mục tiêu và động lực của tư bản vẫn thu được những khối lượng
lợi nhuận khổng lồ là giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra.
Như vậy, dù đời sống công nhân ở các nước TBCN phát triển được nâng cao
hơn trrước rất nhiều, quan hệ bóc lột giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại.
Trước đây, do đối lập một cách máy móc CNXH với CNTB đã thịnh hành một
quan điểm cho rằng trong CNXH, thậm chí cả trong thời kỳ qua độ lên CNXH,
13
không còn kinh tế hàng hóa, càng không còn kinh tế thị trường (trình độ phát
triển cao của kinh tế hàng hóa), do đó cũng không còn phạm trù giá trị và giá trị
thặng dư.
Ngày nay, trải qua thực tiễn chúng ta càng nhận thức rõ rằng:
“ Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của
nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng
CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng ”(ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần
thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr97.)
Tồn tại sản xuất hàng hóa, tất nhiên còn tồn tại quy luật giá trị, từ đó lại nẩy
sinh câu hỏi “Vậy trong CNXH có còn phạm trù giá trị thặng dư không?”.
Trong “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”, C.Mác đã nhận định: xã hội trong giai đoạn
thấp của của chủ nghĩa cộng sản, hay còn gọi là CNXH, vừa thoát thai từ xã hội
TBCN, là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn
mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó lọt lòng ra”. V.I.Lênin cũng cho rằng:
“chúng ta không thể hình dung một thứ CNXH nào khác hơn là CNXH dựa trên
tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của CNTB đã thu được”( Lênin toàn
tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr334).
Một khi xã hội XHCN còn mang những dấu vết kinh tế của xã hội TBCN
và kế thừa những thành tựu của nền văn minh lớn mà CNTB đã thu được thì sự
tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa là tất yếu. Trong xã hội này, mỗi người
lao động vẫn còn lệ thuộc vào sự phân công lao động xã hội, vẫn còn sự đối lập
giữa lao động chân tay và lao động động trí óc; lao động vẫn là phương tiện để
sinh sống chứ chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của mỗi người, sức sản xuất của
xã hội chưa đạt đến mức của cải tuôn ra dào dạt để phân phối theo nhu cầu, nên
vẫn phải đi con đường vòng thực hiện phân phối thông qua trao đổi hàng hóa.
Ở Việt Nam qua thực tiễn của hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của
các thành phần kinh tế, tiềm lực kinh tế đất nước không ngừng tăng lên, đời
sống nhân dân được cải thiện đáng kể, đồng thuận xã hội tăng lên, an ninh chính
trị ổn định, uy tín của nước ta trên trường quốc tế tăng cao, nhân dân ta ngày
càng phấn khởi, tin tưởng hơn vào đường lối kinh tế của Đảng. Tuy nhiên, bên
14
cạnh những thành tựu và cơ hội thì những khó khăn, những nguy cơ và thách
thức vẫn còn nhiều. Điều đó cho thấy cần phải quán triệt tốt hơn nữa tư tưởng
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và như vậy việc
tồn tại thị trường hàng hóa sức lao động và vấn đề bóc lột trong hoàn cảnh nước
ta hiện nay đã được pháp luật và xã hội thừa nhận nó hiện diện như một sự thật
khách quan hiển nhiên.
KẾT LUẬN
Tư bản là một tác phẩm thiên tài của chủ nghĩa Mác. Để viết tác phẩm chủ
yếu của mình. Mác đã làm việc trong suốt thời gian bốn chục năm, từ đầu những
năm 40 của thể kỷ XIX đến cuối đời ông. Đến nay, giá trị của tác phẩm vẫn còn
nguyên tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Việc nghiên cứu toàn diện các nội dung
của tác phẩm nói chung và nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
nói riêng có ý nghĩa to lớn. Là căn cứ khoa học quan trọng để chúng ta nhìn nhận,
đánh giá Chủ nghĩa Tư bản trong giai đoạn điều chỉnh thích nghi của nó. Đồng thời
là căn cứ để cho các Chính đảng vô sản trong đó có Đảng ta vận dụng vào quá trình
xây dựng đường lối đổi mới kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể học hỏi chủ nghĩa tư bản
trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và trình độ quản lý vào việc
tăng sản phẩm thặng dư cho nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời có biện pháp
thích hợp để bảo vệ lợi ích người lao động trong các công ty tư nhân, công ty có
vốn đầu tư nước ngoài…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. C.Mác & PH.Ăng ghen, Toàn tập, tập 23, 24, 25, 26 Nxb Chính trị quốc gia,
Hà nội, 1993, 1994.
2. Nguyễn Minh Khảo, Bùi Ngọc quỵnh, Tìm hiểu tác phẩm Tư bản của C.Mác,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2013.
3. Tư bản – Phê phán khoa kinh tế chính trị, Tập I, II, III. Nxb sự thật, Hà nội
1975.
4. Tập bài giảng: Giới thiệu tác phẩm “Tư bản”(Dùng cho đào tạo trình độ thạc
sĩ chuyên nghành Kinh tế chính trị), Hà nội 2016.
5. Ebook C.Mác & PH.Ăng ghen, Toàn tập, tập 23, 24, 25. Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 2002
16