aCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
Năm sinh: 1971
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: ĐHSP Ngữ Văn
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó hiệu trưởng
- Đơn vị cơng tác: Trường THCS Lê Quý Đôn
II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THCS Lê Quý Đôn.
2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi thực hiện giải
pháp quản lý.
2.1- Đặc điểm tình hình địa phương:
Xã Draysap là một xã tách ra từ xã Eana, là một xã nghèo của huyện
Krông Ana và cách trung tâm huyện gần 25 km. Tồn xã có 8 thơn buôn,
1
trong đó có 4 bn đặc biệt khó khăn, với gần 50% là người dân tộc thiểu
số. Điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Trong những năm gần đây, Đảng uỷ, UBND xã Draysap và các tổ
chức chính quyền đã có phần quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà,
nhiều gia đình đã để ý tới việc học hành của con em mình.
Hệ thống giáo dục của xã gồm có 6 trường: 2 trường mầm non, 3
trường Tiểu học, 1 trường THCS. Cơ sở vật chất của nhà trường có đủ
phịng học để thực hiện dạy đủ các môn học.
2.2- Đặc điểm trường THCS Lê Q Đơn:
Năm học 2018 – 2019 tồn trường có 19 lớp với 553 học sinh.
Trong đó:
- Khối 6: 5 lớp = 157 học sinh
- Khối 7: 4 lớp = 118 học sinh
- Khối 8: 5 lớp = 146 học sinh
- Khối 9: 5 lớp = 132 học sinh
* Tổng số CBGV, NV: 49 đ/c
Trong đó: - Ban giám hiệu: 03 đ/c
2
- Giáo viên: 40 đ/c
- Nhân viên: 06 đ/c
2.3 Thuận lợi, khó khăn:
Những thuận lợi: Được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội
cha mẹ học sinh cũng như Phòng Giáo dục hết sức quan tâm, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ nhà trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, công tác.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường đồn kết,
có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chun
mơn đạt chuẩn 100% và trên chuẩn xấp xỉ 85%.
Học sinh của nhà trường đều là con em của những gia đình thuần
nơng, do đó đại đa số học sinh của nhà trường là ngoan ngỗn, có đạo đức
tốt.
Những khó khăn: Là một địa phương có điều kiện kinh tế dân sinh
thấp, tỉ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao. Là một xã xa trung tâm huyện, địa
hình phức tạp vậy việc đi lại của người dân nói chung, của các em học sinh
nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhận thức về ý thức, động cơ
trong học tập, truyền thống hiếu học của đại đa số phụ huynh, học sinh còn
nhiều hạn chế.
3
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ giảng
dạy, học tập còn thiếu thốn, bất cập, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đại
trà, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải
pháp.
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp, sự quan tâm chỉ đạo của
chi bộ nhà trường, lãnh đạo nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ giữa các
đồn thể tạo điều kiện rất tốt cho cơng tác nâng cao chất lượng đại trà của
nhà trường.
Trườngcó cảnh quan mơi trường xanh, sạch, đẹp, ln đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường, diện tích đảm bảo.
Là một trường nằm trên địa bàn kinh tế cịn nhiều khó khăn, học sinh
là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông nhưng phần lớn các em
học sinh đều ham học, có ý thức tu dưỡng đạo đức cũng như tinh thần học
tập cao.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên được biên chế đủ về số lượng, nhiệt huyết,
ln có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đồng
thuận về trách nhiệm và ý chí. Các tổ chức đồn thể trong trường có đủ cơ
cấu, ngày càng phát huy tốt vai trị, chức năng trong cơng tác quản lí nên
4
đã đẩy mạnh được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của giáo viên và học
sinh.
Trường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đồn kết thống nhất, có năng lực
chun mơn và năng lực lãnh đạo vững vàng, có phẩm chất đạo đức và tinh
thần trách nhiệm cao. Trường luôn nắm bắt kịp thời, đầy đủ và thực hiện
tốt các quy định, quy chế của Bộ, Sở, Ngành trong cơng tác quản lí các
hoạt động giáo dục. Cơng tác quản lí của nhà trường về các mặt hoạt động
giáo dục nhìn chung là chặt chẽ, đúng quy chế và phù hợp với mục tiêu
giáo dục của cấp học.
Từ những yếu tố như trên bản thân tôi mong muốn đưa ra một hệ
thống các giải pháp đồng bộ, giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho
học sinh. Giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém. Tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tạo
ra môi trường giáo dục thực sự thân thiện. Thúc đẩy giáo viên không
nhừng nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh
theo hướng tích cực, định hướng phát triển nhân cách và năng lực cho học
sinh, tạo động cơ học tập tích cực cho các em để góp phần nâng cao chất
lượng đại trà.
4. Giải pháp quản lý.
Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình
giảng dạy và công tác bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm mọi
5
cách để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng
bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực
để áp dụng vào thực tế nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục.
Mục tiêu quan trọng của nhà trường trong những năm gần đây là
nâng cao chất lượng đại trà, với trách nhiệm quản lý các hoạt động chuyên
môn trong nhà trường, bản thân đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau:
4.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và
học.
Xây dựng kế hoạch và công khai sớm kế hoạch. Trên cơ sở nhiệm
vụ, kế hoạch chung của toàn ngành và của Phịng Giáo dục. Vào đầu mỗi
năm học, thơng qua Hội nghị cơng chức, viên chức, bản thân trình bày kế
hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phấn đấu và các giải pháp thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng đại trà. Trong kế hoạch, cần định rõ đội ngũ giáo viên
là những cá nhân nòng cốt làm nhiệm vụ phân loại và trực tiếp ôn tập, phụ
đạo đội ngũ học sinh yếu kém, để từ đó làm xoay chuyển, đột phá về chất
lượng đại trà.
Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, chi tiết về thời gian lựa chọn,
phân loại đối tượng học sinh yếu, kém; giao ước chỉ tiêu phấn đấu cho từng
giáo viên trong từng khoảng thời gian cần phải làm chuyển biến các đối
6
tượng học sinh yếu kém. Hoạch định thời gian ôn tập, phụ đạo, kiểm tra
đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, hiệu quả ôn tập phụ đạo của từng
giáo viên,…thậm chí là phải cụ thể đến cả chế độ bồi dưỡng, động viên
khuyến khích thầy cơ giáo và các em học sinh tham gia hoạt động này
4.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh.
Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Liên đội nhà trường, GV chủ nhiệm
các lớp, giáo viên bộ môn trong việc quản lý các hoạt động nề nếp trong
trường nghiêm túc, chặt chẽ. Kịp thời động viên, tuyên dương những tập
thể, cá nhân HS điển hình trong việc thực hiện nội quy trường lớp. Nhắc
nhở, uốn nắn kịp thời những học sinh có dấu hiệu vi phạm nội quy.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm định hướng phát triển nhân cách,
giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh để các em có ý thức rèn
luyện đạo đức bản thân, yêu trường, mến bạn. Từ đó các em có động lực
phấn đấu, rèn luyện để đạt mức xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhà trường, với gia đình học sinh
trong việc quản lý, giáo dục, nhắc nhở các em hàng ngày.
Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội ngồi nhà trường trong
việc giáo dục đạo đức học sinh.
4.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo nâng cao chất lượng học lực.
7
BGH xây dựng kế hoạch chung của nhà trường ngay từ đầu năm học
trong đó xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại trà là nhiệm
vụ quan trọng của tồn trường. Nhiệm vụ đó được đặt ra trong kế hoạch
của nhà trường, của tổ chuyên môn cũng như của từng giáo viên bộ môn.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch, đưa ra chỉ tiêu, giải pháp cụ thể
để nâng cao chất lượng dạy học các môn.
Xây dựng các loại kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho
giáo
viên biết được nhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì? Chỉ rõ giáo
viên bộ môn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào, những lượng
kiến thức nào, giáo viên tham gia phụ đạo học sinh yếu kém theo đối tượng
như thế nào để có hiệu quả.
Phân tích cho giáo viên nhận thức rõ thực trạng của nhà trường, các
mặt
mạnh, mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, sau đó thống nhất đưa ra các
giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với đối
tượng học sinh, BGH và giáo viên cùng bàn giải pháp để tháo gỡ những
khó khăn. Nhà trường giao quyền chủ động về khung chương trình cho
giáo viên đối với các tiết dạy tự chọn. Ban giám hiệu nắm bắt được năng
lực, sở trường của từng giáo viên để phân công công việc phù hợp.
8
Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các
văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phịng
GD&ĐT cho tồn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng để từ đó có giải
pháp
cụ
thể cho hoạt động giáo dục của mình.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiêm túc thực hiện sinh hoạt tổ 2
đợt/tháng, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn
kiến thức kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy
học phù hợp nhằm làm cho HS hiểu bài, nắm bài dễ dàng hơn.
Ban giám hiệu lên kế hoạch tổ chức các chuyên đề đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên trong cả năm học
để giáo viên nắm bắt, thực hiện hàng ngày trong quá trình lên lớp.
Tăng cường kiểm tra nề nếp dạy học của giáo viên. Thường xuyên
dự giờ, thăm lớp để quan sát thái độ học tập của HS, sự tích cực tiếp thu,
tìm tòi kiến thức của các em để kịp thời nhắc nhở giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học hợp lý nhằm phát huy năng lực học sinh.
Chỉ đạo GV làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS
yếu, kém; chỉ đạo việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định của ngành,
theo nguyện vọng của phụ huynh và HS.
9
Chỉ đạo sử dụng hợp lý sách giáo khoa kết hợp với các tài liệu học
tập; khích lệ GV vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy
quá trình học tập của HS đạt kết quả tốt.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên nghiêm túc, minh bạch trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đề kiểm tra định kỳ, học
kỳ phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với đối tượng học
sinh.
Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến đối
tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Động viên, nhắc nhở các em tích
cực học tập.
4.4. Giải pháp 4: Quản lý có hiệu quả công tác phát hiện và tổ
chức tốt hoạt động ôn tập, phụ đạo học sinh yếu, kém.
Để phát hiện khách quan, chính xác những học sinh có hạn chế về
học tập. Bản thân đã chỉ đạo đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, cần
bám sát các kênh thông tin cần thiết như thơng qua các tiết dạy chương
trình chính khóa. kết quả học tập các năm học trước; tìm hiểu về đặc điểm
tình hình, điều kiện kinh tế của gia đình, dịng họ …Hồn thành cơng đoạn
phát hiện học sinh yếu, kém theo từng khối, bước tiếp theo là phân chia lớp
để tổ chức ôn tập, phụ đạo là tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả nhiệm
vụ ôn tập, phụ đạo đội ngũ học sinh này.
10
Kinh nghiệm của bản thân cho thấy để công tác ôn tập, phụ đạo học
sinh yếu kém có hiệu quả, ngồi giải pháp chuẩn bị tốt nội dung, chương
trình, thời gian ôn tập, phụ đạo, công đoạn tổ chức, quản lý từng buổi học
chính khóa cũng như các buổi ơn tập, phụ đạo phải thực sự nghiêm túc.
Bởi vậy, hàng tuần trước lúc giáo viên tham gia giảng dạy, tham gia ơn tập,
phụ đạo bản thân, cùng với đồng chí tổ trưởng chuyên môn phải kiểm tra
kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ nội dung bài giảng.
Quản lý nghiêm túc, có hiệu quả thời gian từng tiết dạy, từng buổi ôn
tập, phụ đạo. Kiểm tra, đánh giá và uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những
biểu hiện sai lệch về ý thức giảng dạy của giáo viên, tinh thần, thái độ học
tập của học sinh.
Bên cạnh tổ chức, quản lý tốt các buổi ơn tập, phụ đạo bản thân cịn
tổ chức một cách nghiêm túc các đợt kiểm tra để nắm bắt mức độ chuyển
biến về chất lượng đại trà của học sinh sau những khoảng thời gian được
giáo viên ôn tập phụ đạo. Đồng thời, dựa trên qua kết quả đã đạt được của
mỗi lần kiểm tra bản thân có thêm cơ sở để đánh giá hiệu quả nhiệm vụ ôn
tập, phụ đạo của giáo viên, học tập của học sinh. Để từ đó, có những sự
thay đổi, điều chỉnh, uốn nắn về nội dung, phương pháp giảng dạy của thầy
cô, cách học của trị tạo nên sự hồn thiện và phù hợp với nhà trường.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
11
Năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng giải pháp, chất lượng đại trà
của nhà trường như sau:
- Hạnh kiểm:
Tốt
%
Khá
%
TB
%
392
70,5
134
24,1
30
5,4
- Học lực:
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
47
8,5
153
27,5
256
46
85
15,3
15
2,7
Năm học 2017 - 2018, khi áp dụng giải pháp ngay từ đầu năm học,
kết quả chất lượng hai mặt giáo dục của HS trường THCS Lê Quý Đôn
năm học 2017 - 2018 có tiến bộ, điều đó khẳng định các giải pháp nâng
cao chất lượng đại trà đã có hiệu quả được thể hiện bảng sau.
- Hạnh kiểm:
T
%
ốt
K
%
há
3
86
7
%
2
4,
B
1
3,9
T
12
2
1,4
4
6
- Học lực:
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
55
10,5
149
28,5
232
44,6
73
14,0
13
2,4
12
6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Mặc dù kết quả hai mặt giáo dục của HS có tiến bộ năm sau cao hơn
năm trước. Tuy nhiên bản thân vẫn muốn sự tiến bộ này được bền vững và
sẽ là tiền đề để phát triển trường THCS Lê Quý Đôn thành một điểm sáng
của việc chất lượng giáo dục đại trà cao, ổn định vì thế định hướng trong
các năm học tiếp theo.
Tiếp tục duy trì và phát triển các giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục đại trà trên theo xu hướng phù hợp với việc không ngừng đổi mới của
hệ thống giáo dục.
Những năm học tiếp theo sẽ giáo dục theo chương trình mới, để duy
trì tốt chất lượng giáo dục đại trà cần nắm bắt, đón đầu xu hướng. Có bước
chuẩn bị tốt cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên cốt cán bồi dưỡng,
tiếp cận chương trình mới.
Linh hoạt thay đổi, bổ sung các yếu tố mới vào các giải pháp để đảm
bảo chất lượng giáo dục đại trà ổn định. Bền vững và năm sau có thể cao
hơn năm trước.
Luôn giữ mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong việc giáo dục học sinh để duy trì chất lượng giáo dục ổn định.
7. Đề xuất, kiến nghị
13
Đề nghị Phòng GD & ĐT tổ chức các chuyên đề liên quan đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nhiều hơn nữa để các trường có cơ hội
trao đổi, học tập kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp để có thể làm tốt cơng
tác duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại các trường học trong
toàn huyện.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
(Ký, đóng dấu)
Nguyễn Thị Thương
XÁC NHẬN UBND
XÁC NHẬN PHỊNG GIÁO DỤC
HUYỆN
VÀ ĐÀO TẠO
14
15