Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.24 KB, 81 trang )

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
1.1 Đọc hiểu văn bản được coi là khâu đột phá trong nội dung và phương
pháp dạy văn hiện nay. Đọc hiểu văn bản là chú trọng phát triển năng lực
người học.Các giáo trình phương pháp giảng dạy môn văn nói
nhiều tới “dạy người”, “dạy cảm thụ”, “dạy năng lực tư duy
đọc diễn cảm”… Nhưng ít ai nói tới việc dạy đọc, tức là dạy
cho học sinh một hoạt động phải làm việc với con chữ, với
câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng,
hiểu sâu văn bản đó. Hình như người ta cho rằng đọc hiểu là
việc rất giản đơn, hễ biết chữ là đọc được. Vì thế hiện nay việc
dạy và đọc hiểu ngữ liệu trong nhà trường chưa có được những kết quả
như mong muốn. Đây là điều cần được cắt nghĩa, lý giải và tìm cách khắc
phục.
1.2 Quy trình đọc - hiểu tiến tới hình thành các bước đọc hiểu, có thể hình
dung như sau:
- Đọc thông suốt văn bản để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản.
- Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật.
- Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả
- Đọc hiểu để thưởng thức văn học
Đọc hiểu là năng lực mang tính cá thể, nó chịu sự chi phối và tác động
của ngoại cảnh và tùy thuộc vào sự nỗ lực, ý thức rèn luyện của mỗi
người.Theo yêu cầu của sự đổi mới dạy học Văn, kỹ năng đọc hiểu chủ
yếu phụ thuộc vào tinh thần tự giác, ý thức tích cực học tập của học
sinh.Tự chiếm lĩnh văn bản với sự tổ chức, hướng dẫn của các thầy cô
giáo là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết.Nếu không tự đọc mà để
người khác đọc hộ, giảng giải cho thì sẽ không bao giờ biết tự khám phá
và cảm nhận tác phẩm.Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Yêu cầu tích hợp
của môn học sẽ giúp học sinh đồng thời trau dồi tiếng Việt tốt hơn.
1.3. Đề xuất vấn đề đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá


trong việc đổi mới học Ngữ văn và thi THPTQG môn Ngữ văn
là một yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực
mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến và góp phần
khắc phục lối học cũ: thầy đọc trò chép rồi thi theo trí nhớ
học sinh về các bài đã học thuộc; góp phần khắc phục tệ nạn
sao chép trong các kỳ thi.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1Văn bản chỉ đạo số 1933 /BGDĐT-GDTrHV/v: Hướng dẫn ôn thi
tốt nghiệpTHPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn
* Việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn
Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng


đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung
đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ
năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn),
trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.
* Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết như sau:
- Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế
nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc
hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực
của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu
hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học
sinh
Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số vấn đề như:
Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa
của văn bản, tên văn bản;
Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.



- Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng
những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc/và
tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong môn
và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như:
Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình
viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn;
Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn
ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát
triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…)
Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn
cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời
sống).
- Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm
hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi
mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học
thuộc văn mẫu, sao chép nguyên si tài liệu. Bài viết của học sinh được đánh
giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn
bản nói riêng mà đề bài yêu cầu, phù hợp với các giá trị nhân văn, những
chuẩn mực đạo đức và pháp luật; không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt.
2.2 Thực trạng về việc tiếp cận đọc hiểu trong môn Ngữ Văn của học
sinh ở trường THPT trong kỳ thi THPT QG.
Đề thi THPTQG năm 2015 đã có sự thay đổi khi đưa các tác phẩm nằm
ngoài chương trình SGK vào phần đọc hiểu. Vì thế dạy đọc hiểu cho học
sinh không chỉ dừng lại đáp ứng nhu cầu đọc hiểu văn bản nói chung của
học sinh mà còn giúp các em làm tốt phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn
THPTQG.
* Về phía giáo viên
- Dạy học nói chung, dạy văn nói riêng là rèn bốn kỹ năng, rèn đọc
hiểu, xử lý thông tin văn bản, trong đó có các tác phẩm văn học.

- Việc tiếp nhận các văn bản của học sinh có gặp những khó khăn nhất
định. Những tác phẩm nằm trong chương trình THPT là tác phẩm các em
đã có sự định hướng về tầm nhìn từ giáo viên dạy Văn, rất khó để các em
dám nghĩ khác đi theo hướng khác với bài giảng của thầy cô.
Những tác phẩm ngoài chương trình thì lại khó khăn hơn nữa trong việc
tiếp nhận.Khó từ khâu xác định thông tin đến sự tiếp nhận khi đọc hiểu.
Tuy nhiên, với quan điểm đổi mới cách dạy cách học văn, giáo viên cần
cho học sinh chủ động trong việc tiếp cận các kiểu văn bản.
- Mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả là mối quan hệ tương tác. Nhà
văn sáng tạo ra văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển tới người đọc,
được người đọc tiếp nhận, bình giá thì mới trở thành tác phẩm văn
học.Cứ như vậy, tác phẩm văn học luôn được làm đầy những giá trị
chỉnh thể của chúng từ những tầm đón nhận và những tầm đón đợi của
nhiều thế hệ độc giả. Có nghĩa là người đọc đồng sáng tạo từ nhiều góc


nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, họ cung cấp nhiều ý nghĩa
và giá trị mới cho tác phẩm. Những ý nghĩa, giá trị mới ấy quả là khi sáng
tác, tác giả hoặc chưa nghĩ đến, hoặc chưa tin rằng chúng lại được người
đọc phát hiện thú vị như vậy. Vì thế, việc đọc hiểu văn bản nói chung,
văn bản nghệ thuật nói riêng còn nhiều khó khăn. Nói chung, việc dạy
của giáo viên là cố gắng tìm con đường hiệu quả nhất để dạy đọc hiểu,để
học sinh hiểu nhằm mục đích cho các em có kết quả cao nhất khi thi cử.
* Về phía học sinh
- Trong thời gian qua, do mục đích động cơ học tập của học sinh là học
để vượt qua các kỳ thi, chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn cũng " nặng"
về kiến thức hơn là yêu cầu kỹ năng, năng lực. Điều cần nhất là năng lực
tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, năng lực hình thành và giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.
- Đề thi đọc hiểu Ngữ văn gồm nhiều loại văn bản lấy từ nhiều nguồn

khác nhau. Có văn bản trong chương trình, có văn bản ngoài chương
trình... Các đề thi tập trung vào việc hỏi kiến thức mang tính xuyên suốt
từ THCS đến THPT. Kiến thức trong ngữ liệu của đề thi đọc hiểu Ngữ
văn THPTQG đáp ứng sự đồng tâm kiến thức giữa các cấp học. Vì thế
không ít học sinh THPT làm phần đọc hiểu không tốt bằng các em học
sinh THCS. Đề thi đọc hiểu đã chú trọng thực sự đến việc phát triển năng
lực, kỹ năng cho học sinh hơn là mục tiêu thưởng thức văn chương nghệ
thuật. Đề thi cũng hướng tới sự tích hợp kiến thức liên môn. Đó là những
khó khăn cơ bản khi tiếp nhận phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT.
Mặc dù có những khó khăn, nhưng là một nhà trường phổ thông có
nhiều cấp học, chúng tôi có sự thuận lợi hơn khi được theo chương trình
thông suốt từ THCS đến THPT. Việc nắm bắt chương trình một cách liên
cấp như vậy khiến chúng tôi không nhiều bỡ ngỡ trong việc dạy đọc
hiểu..
Đề thi Ngữ Văn THPTQG 2015 là đề thi đáp ứng hai trong một kỳ thi
với mục tiêu xét tốt nghiệp và xét vào các trường ĐH, CĐ cho nên kiến
thức cũng “ nhẹ” hơn đề tuyển sinh Đại học cao đẳng hàng năm. Hơn
nữa, đề thi gia tăng số điểm phần đọc hiểu từ tổng 20% trong đề thi lên
tổng 30% tổng điểm thi đây cũng là một thuận lợi cho học sinh.
Kết quả thi THPTQG 2015 môn Ngữ Văn của nhà trường có sự khởi
sắc khi chúng tôi đã chú trọng ôn tập phần đọc hiểu cho học sinh. Hơn
lúc nào hết, việc dạy văn theo hướng phát triển năng lực, chú trọng phần
đọc hiểu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với việc phát triển năng lực
người học.
Với tất cả các lý do trên, tôi chọn đề tài: Một số kỹ năng cần thiết cho
phần đọc hiểu Ngữ Văn thi THPTQG.
II. MỤC ĐÍCH Đề tài đi sâu tìm hiểu: Đọc - Hiểu Ngữ Văn trong
chương trình THPT. Đề xuất một vài kỹ năng dạy, làm bài phần Đọc hiểu
trong bài thi môn Ngữ văn THPTQG 2016.



III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm về phần đọc hiểu
- Tìm hiểu rà soát những phạm vi kiến thức liên quan đến phần đọc hiểu
trong đề thi Ngữ Văn THPTQG.
- Soạn bài và tiến hành những thực nghiệm sư phạm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng vào đối tượng nghiên cứu là: Một số kỹ năng cần thiết cho
phần đọc hiểu Ngữ Văn thi THPTQG.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp lý luận
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Nghiên cứu thực tế: Giảng dạy, điều tra thực tế ( dự giờ, nắm bắt tình
hình giảng dạy, học tập bộ môn của học sinh ...)
- Thực nghiệm sư phạm
VI PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Do điều kiện thời gian và hạn chế của một báo cáo chuyên đề nên đề tài
chỉ có thể nghiên cứu ở phạm vi hẹp.( thực nghiệm ở một trường THPT
nơi tác giả công tác)
Dự kiến thời lượng : 10 tiết
Áp dụng cho HS lớp 11,12 thi THPT QG
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Hệ thống hóa kiến thức liên quan đến “ Đọc - hiểu Ngữ văn”
A. TỪ NGỮ
1. Từ xét về cấu tạo
Gồm từ đơn và từ phức. Trong từ phức có từ ghép và từ láy. Trong từ
ghép có ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Trong từ láy có láy toàn bộ và
láy bộ phận.Trong láy toàn bộ,có từ láy giữ nguyên thanh điệu, từ láy
biến đổi thanh điệu. Trong từ láy bộ phận có láy âm, láy vần.

2Từ x ét về nghĩa
( Xét theo nghĩa mà từ biểu thị, theo quan hệ về âm, về nghĩa giữa các
từ)
- Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị.
- Từ nhiều nghĩa: Là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa khác nhau.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Là hiện tượng làm thay đổi nghĩa
của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và
nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình
thành nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở
nghĩa gốc. Hai phương thức chuyển nghĩa là phương thức ẩn dụ, hoán
dụ...
- Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác
xa nhau, không có liên quan gì với nhau.


- Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về âm thanh
nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở
nào đó.
3 Từ xét về nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ mượn.
4 Từ xét về phạm vi sử dụng: Từ toàn dân và từ địa phương .
5 Một số biện pháp tu từ từ vựng
TT Các biện Khái niệm và tác dụng
Dấu hiệu nhận biết
pháp tu
từ
1
So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự - Có hai kiểu so sánh:
vật khác có nét tương đồng để làm tăng + So sánh ngang bằng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, ( như, như là, bằng,
tạo ra lối nói hàm súc, giúp người đọc tựa..)
( nghe) dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm của + So sánh không
người nói ( viết)
ngang bằng ( hơn,
thua, chẳng bằng...)
2
Nhân hóa Nhân hóa là tả con vật, cây cối, đồ Các kiểu nhân hóa:
vật...bằng những từ ngữ vốn được dùng + Dùng những từ vốn
để gợi hoặc tả con người, làm cho thế gọi người để gọi vật
giới loài vật, cây cối, động vật ... trở nên + Dùng những từ vốn
gần gũi với con người, biểu thị được ý chỉ hoạt động, tính
nghĩ, tình cảm của con người
chất của người để chỉ
hoạt động tính chất
của vật.
+ Trò chuyện xưng hô
với vật như đối với
người
3

Ẩn dụ

4

Hoán dụ

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó nhằm làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt,
tạo tính hàm súc cho câu văn, câu thơ.

Dựa vào mối quan hệ
tương đồng, về hình
thức, về cách thức, về
phẩm chất và về cảm
giác để tạo ra các loại
ẩn dụ
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác.
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện Các loại hoán dụ
tượng này bằng tên sự vật hiện tượng - Lấy bộ phận chỉ toàn
khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm thể.


tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự - Lấy vật bị chứa chỉ
diễn đạt.
vật bị chứa
- Lấy dấu hiệu của sự
vật
- Lấy cái cụ thể để gọi
cái trừu tượng.
5
Nói giảm
Dùng trong các trường
nói Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ hợp:

tránh
dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển - Nói về sự đau buồn,
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, hoạn nạn, mất mát
ghê sợ, nặng nề hoặc thô tục, thiếu lịch ,chuyện đau buồn.
sự
- Để biểu thị thái độ
nhã nhặn, lịch sự tránh
thô tục
6
Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quá Nói quá là một biện
mức độ, quy mô, tính chất của sự vật pháp tu từ độc lập
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, nhưng đôi khi được sử
gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.
dụng kết hợp với biện
pháp tu từ so sánh, ẩn
dụ.
7
Điệp từ, Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng - Điệp từ
điệp ngữ biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả câu) để - Điệp ngữ
làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
8
Chơi chữ Là biện pháp tu từ vận dụng vận dụng - Nói lái
cách sử dụng từ ngữ để tạo ra hiệu quả - Dựa vào từ đồng âm
bất ngờ.
B. NGỮ PHÁP
1. Từ loại tiếng Việt
TT Từ loại Khái niệm
Ví dụ
1

Danh
Danh từ là những từ chỉ người,vật, hiện - Nông dân, bộ
từ
tượng, khái niệm, đơn vị
đội,
mưa
,
nắng ....
2
Động
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng Động từ chỉ hoạt
từ
thái nói chung của người, của sự vật...
động: ăn, học,
khóc...
Động từ chỉ trạng
thái: Lành, vỡ,
ghét...
3
Tính
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất - Đặc điểm, tính
từ
của sự vật, hành động, trạng thái
chất của sự vật:
Tốt, xấu, dài ....
Đặc điểm, tính
chất của trạng


4


Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự
của sự vật

5

Lượng
từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hoặc
nhiều của sự vật

6

Chỉ từ

7

Phó từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật
hiện tượng để xác định vị trí của sự vật,
hiện tượng trong không gian hoặc thời gian
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với
động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động
từ, tính từ một ý nghĩa nào đó.
( Phó từ còn được gọi là phụ từ )


8

Đại từ

9

Quan
hệ từ

10

Trợ từ

11

Thán
từ

thái: nặng, nhẹ,
thiết tha...
- Số lượng: Một,
vài, hai
- Thứ tự: Nhất,
nhì, ba...
Tất cả, tất thảy,
hết thảy, toàn
bộ,...
Đây, đấy, đó,này,
nọ...


Phó từ chỉ thời
gian
Phó từ chỉ mức độ
Phó từ chỉ sự phủ
định
Phó từ chỉ sự cầu
khiến
Phó từ chỉ sự hoàn
tất
Phó từ chỉ kết quả
Đại từ là những từ trỏ người, sự vật, hành - Đại từ nhân
động, tính chất ...được nói đến trong một xưng
ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng - Đại từ để trỏ
để hỏi
Quan hệ từ để biểu thị các ý nghĩa quan hệ - Quan hệ từ chỉ
như sở hữu, so sánh, nhân quả.... giữa các sở hữu: của
bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong - Quan hệ từ chỉ
đoạn văn.
sự so sánh: như,
tựa, hơn thua...
- Quan hệ từ chỉ
sự nhân quả: vì,
nên, do...
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ Những, có, chính,
ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị đích, ngay....
thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói
đến ở từ ngữ đó.
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình - Thán từ bộc lộ
cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để cảm xúc
gọi đáp. Thán từ thường được đứng ở đầu - Thán từ gọi đáp

câu, có khi được tách ra thành một câu đặc
biệt.


12

Tình
thái từ

Tình thái từ là những từ được thêm vào
câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái
tình cảm của người nói

Tình thái từ nghi
vấn
Tình thái từ cầu
khiến
Tình thái từ sắc
thái
Lưu ý: Sự giống nhau và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ
Hoán dụ
Ẩn dụ
Giống nhau Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Khác nhau
Dựa vào mối quan hệ tương Dựa vào mối quan hệ tương
cận,cụ thể là:
đồng ,cụ thể là:
- Bộ phận - toàn thể
- Tương đồng về hình thức

- Vật chứa đựng - vật bị chứa - Tương đồng về cách thức
đựng
- Tương đồng về phẩm chất
- Dấu hiệu của sự vật - sự vật
- Tương đồng về cảm giác.
- Cụ thể - trừu tượng
2. Cụm từ
ST Cụm từ
T
1
Cụm danh từ
2

Cụm động từ

3

Cụm tính từ

Khái niệm
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do
danh từ với một số các từ ngữ phụ
thuộc nó tạo thành.
Cụm động từ là loại tổ hợp từ do
động từ với một số các từ ngữ phụ
thuộc nó tạo thành.
Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do
tính từ với một số các từ ngữ phụ
thuộc nó tạo thành


Ví dụ
- Những con mèo
ấy.
yêu thương
mực

rất

cũng thông minh
khác thường

3. Thành phần câu
3.1 Thành phần chính: Hai thành phần CN và VN.
3.2 Thành phần phụ: Là thành phần là thành phần không thể bắt buộc
phải có mặt để câu . Thành phần phụ bổ sung đề tài hoặc hoàn cảnh diễn
ra sự việc nói ở trong câu. Có hai loại thành phần phụ: Khởi ngữ và trạng
ngữ.
3.3 Thành phần biệt lập: Gồm các thành phần sau
- Tình thái
- Cảm thán
- Phụ chú
- Gọi đáp
4. Các kiểu câu
4.1 Câu chia theo mục đích nói
- Câu tường thuật


- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán

4.2 Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
- Câu đơn: Câu đơn hai thành phần, câu rút gọn, câu đặc biệt
- Câu mở rộng: Câu mở rộng CN, VN, Định ngữ, bổ ngữ
- Câu ghép: Câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập
4.3 Câu chia theo cách khác
- Câu chủ động - Câu bị động
- Câu khẳng định - Câu phủ định
5. Một số biện pháp tu từ cú pháp.
TT Biện pháp tu từ Khái niệm, tác dụng
Dấu hiệu nhận
biết
1
Lặp cấu trúc cú Lặp cấu trúc cú pháp là tạo ra - Điệp cú pháp
pháp
những câu hoặc vế câu có ( câu)
chung một kiểu cấu tạọ, làm - Điệp vế câu
cho câu văn có tính cân đối,
đối xứng về ý và tạo ra tính
nhạc, tác động về nhận thức
và tình cảm.
2
Liệt kê
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp - Xét theo ý
hàng loạt từ hay cụm từ cùng nghĩa có
loại để diễn tả được đầy đủ + Liệt kê theo
hơn, sâu sắc hơn những khía từng cặp
cạnh khác nhau của thực tế + Liệt kê không
hay của tư tưởng tình cảm
theo từng cặp
- Xét theo ý

nghĩa có:
+ Liệt kê tăng
tiến
+ Liệt kê đồng
hạng
3

Đảo ngữ

Đảo ngữ là biện pháp thay đổi
trật tự thông thường của các
thành phần trong câu, của các
thành tố trong cụm từ nhằm
nhấn mạnh ý và tăng tính gợi
hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Đảo bổ tố lên
đầu câu
- Đảo danh từ
lên trước thành
tố phụ trong cụm
danh từ
- Đảo bổ tố chỉ
cách thức lên
trước động từ
làm thành tố


4


Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là câu về hình
thức là câu hỏi nhưng thực
chất là câu khẳng định hoặc
phủ định, bộc lộ cảm xúc, góp
phần tạo nên nhạc tính và sự
biến hóa trong diễn đạt.

chính trong cụm
động từ
- Câu hỏi có ý
nghĩa khẳng
định
- Câu hỏi có ý
nghĩa phủ định
- Câu hỏi có ý
nghĩa bộc lộ cảm
xúc
- Câu hỏi tạo sự
biến hóa trong
diễn đạt.

C. ĐOẠN VĂN
1 Đoạn văn:
* Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ
chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm qua dòng và thường biểu đạt một
ý tương đối hoàn chỉnh.
* Các cách trình bày nội dung đoạn văn
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch

- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách móc xích
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách tổng - phân - hợp
2. Liên kết câu
2.1 Về nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết logic
2.2 Về hình thức
+ Liên kết bằng phép lặp
+ Liên kết bằng phép thế
+ Liên kết bằng phép đồng nghĩa, trái nghĩa
+ Liên kết bằng phép nối
D. VĂN BẢN
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Có sáu kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,
hành chính công vụ.
Chú ý: Văn bản nhật dụng không được xét về kiểu ( dạng tồn tại của văn
bản) mà xét về nội dung
- Phương thức biểu đạt: Tương ứng với sáu kiểu văn bản là sáu phương
thức biểu đạt.
Phương thức biểu
Nhận biết qua mục đích giao tiếp
đạt


Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận

Thuyết minh
Hành chính công vụ

Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận
Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện
quyền hạn trách nhiệm giữa người với người.

2. Thể loại:
Thường là hỏi với các kiểu tác phẩm văn học. Nhìn chung, chưa có
các tiêu chí cơ bản để phân chia thể loại văn học một cách thống nhất
nhưng hướng chia các tác phẩm theo ba loại tự sự, trữ tình, kịch là tương
đối hợp lý. Trong ba loại đó, ở mỗi loại lại có thể nhỏ
- Loại tự sự
+ Tự sự dân gian: Gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ
ngôn, truyện cười.
+ Tự sự trung đại và hiện đại: gồm các thể loại truyền kì, tiểu thuyết,
truyện vừa, kí.
- Loại trữ tình
+ Trữ tình dân gian: gồm các thể loại tục ngữ,ca dao,vè , câu đố
+ Trữ tình cổ trung đại và hiện đại : gồm các thể thơ cổ thể truyền thống
và thơ tự do.
- Loại kịch
+ Sân khấu dân gian: gồm các thể loại chèo, tuồng, múa rối
+ Kịch hiện đại: gồm các thể loại bi kịch, hài kịch
Có thể nói không một tiêu chí phân loại văn học nào có thể loại trừ được
các tiêu chí khác. Các thể loại và các loại văn học không ngừng xâm nhập

vào nhau, tạo thành các loại trung gian. Chính vì vậy, các tiêu chí này
cũng chỉ hợp lý ở một mức độ nhất định.
3.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng
trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không
mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp
ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Tính cụ thể
+ Tính cảm xúc
Chú ý: Giao tiếp mang tư cách cá nhân.Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm
của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
3.2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:


- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực
nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Là phong cách ngôn ngữ đặc
trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
- Đặc trưng
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể
Chú ý: + Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa
học.
- Nhận biết:
Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ
cập.

3.3 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
Đặc trưng:
+ Tính hình tượng .
+ Tính truyền cảm.
+ Tính cá thể hóa.
- Nhận biết: Văn bản văn học.
3.4.Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những
văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề
thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã
hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người
đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý
nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng
điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta” và “Xin lập
khoa luật” )
Chú ý: Cần phân biệt nghị luận với phong cách ngôn ngữ chính
luận.Nghị luận là phương pháp tư duy và trình bày các ý kiến, lý lẽ,
lập luận.Còn phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách chức
năng ngôn ngữ.Nghị luận sử dụng ở mọi lĩnh vực còn phong cách
ngôn ngữ chính luận sử dụng khi trình bày các quan điểm chính trị, xã

hội.


3.5. Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực
hành chính. Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với
cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước
khác.
- Đặc trưng: + Tính khuôn mẫu
+ Tính chính xác
+ Tính công vụ
- Nhận biết:
Giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,
Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,
của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
3.6 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức
thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận
quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Là phong cách được dùng
trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông
tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
- Đặc trưng:
+ Tính thời sự, cập nhật
+ Tính thông tin ngắn gọn
+ Tính sinh động, hấp dẫn
- Nhận biết: Một số thể loại văn bản báo chí
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo một khuôn mẫu: Nguồn
tin- Thời gian - Địa điểm - Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự

kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh
động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa
mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
4. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
4.1. Thao tác lập luận phân tích
Khái niệm: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi
sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo
những tiêu chí, quan hệ nhất định.
4.2. Thao tác lập luận chứng minh Dùng những bằng chứng chân thực,
đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.Cách chứng minh: Xác định
vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải
phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp
xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.


4.3. Thao tác lập luận so sánh Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu
trong mối tương quan với đối tượng khác.Cách so sánh: Đặt đối tượng
vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan
điểm, ý kiến của người viết.
4.4. Thao tác lập luận giải thích Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng,
khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn
nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,
quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng
tâm hồn, tình cảm.Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa
vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
4.5. Thao tác lập luận bình luận Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh
giá về một vấn đề .Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề
được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là

xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
4.6. Thao tác lập luận bác bỏ Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý
kiến được cho là sai . Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích,
bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo
cách cuốn chiếu từng phần.Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của
ý lớn.Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý
lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau,
không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt
nhau.Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho
ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng
lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những
vòng tròn nhỏ. Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý
lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ ĐỌC HIỂU TRONG ĐỀ
THI MÔN NGỮ VĂN THPTQG
Yêu cầu : Trên cơ sở ngữ liệu, thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu cơ
bản sau
- Nhận biết về kiểu, phương thức biểu đạt, từ ngữ,cách sử dụng từ ngữ,
câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ ...
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
- Khái quát được nội dung cơ bản của đoạn văn, văn bản
- Bày tỏ suy nghĩ bằng đoạn văn ngắn.
Tóm lại, phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn THPTQG đáp ứng các
yêu cầu: Nhân biết, thông hiểu, vận dụng các kiến tức và kỹ năng cần có
để làm bài thi theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
A. BÀI TẬP VỀ TỪ NGỮ


1. Bài tập nhận diện từ, hiệu quả sử dụng từ: Đó là dạng các câu hỏi
về kiến thức liên quan đến từ như: Nghĩa của từ, từ xét về cấu tạo,

xét về nghĩa ...và nêu được hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ,hình
ảnh...
* Bài tập nhận diện từ:
Xuất phát từ câu hỏi trong đề thi để làm bài cho hiệu quả. Câu hỏi từ
“ ....” được sử dụng trong văn bản, trích đoạn trên có ý nghĩa như thế
nào ? Hoặc từ được hiểu như thế nào ? Câu trả lời ở đây chính là giải
nghĩa từ, sau đó xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của từ .
VD1 Cho câu văn: “ Vậy là trong ba mươi năm qua , Trung Quốc đã ba
lần gây hấn với nước ta. Lần sau “ bẩn thỉu” hơn lần trước.Em hiểu như
thế nào về từ “ bẩn thỉu” được dùng trong câu văn ?
Trả lời: Từ “ bẩn thỉu” hiểu theo nghĩa đen vốn là một tính từ chỉ sự
không sạch sẽ. Trong trường hợp này, từ “ bẩn thỉu” không hiểu theo
nghĩa đen mà hiểu theo nghĩa bóng chỉ sự bẩn tính, bẩn bụng của “ người
láng giềng” khi mà trong ba mươi năm qua, ba lần gây hấn với nước ta,
lần sau bẩn thỉu, xấu xa hơn lần trước.
VD2Cho khổ thơ sau
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Dặn con - Trần Nhuận Minh
Tại sao trong khổ thơ trên, tác giả không dùng từ “ ăn mày” mà lại dùng
từ “ hành khất” ?
Trả lời: “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc
sống, phải đi lang thang xin ăn.Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể
hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ
trong cuộc sống.
VD3: Cho đoạn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
“Đất nước” Nguyễn Đình Thi


(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008,
trang 125)

Đọc đoạn thơ trên cho biết ý nghĩa của các từ nung nấu, bồn chồn trong
đoạn thơ.
Trả lời: Các từ nung nấu, bồn chồn trong đoạn thơ gợi vẻ đẹp tâm hồn
của người chiến sĩ lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu cùng nỗi nhớ
thương người yêu, tình yêu đất nước hài hòa trong tình yêu riêng tư
VD3 Cho đoạn văn sau:
“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái
Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường
vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành
lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò
nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân,
cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài
lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là
làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt
cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn
chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
( Trích Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng)


Cho biết từ “ lộc” trong cụm từ “ hái cành lộc” trong đoạn văn trên được
dùng với nghĩa nào? Từ “ lộc” đó có liên quan về nghĩa với từ “ lộc”
trong những câu thơ sau không ?
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải đầy nương mạ
Thanh Hải
Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan trong văn bản trên là để chỉ
điều gì?
Trả lời: Từ “ lộc” trong cụm từ “ hái cành lộc” trong đoạn văn trên được
dùng với nghĩa chuyển. Từ “ lộc” đó cùng được hiểu theo nghĩa chuyển
với từ “ lộc” trong những câu thơ của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải.


Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua
đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người
đã và sẽ trải qua.
VD4 Giải thích ngắn gọn vì sao kết thúc bài thơ “ Tự do”, tác giả Ê-luy-a
lại viết hoa từ “ TỰ DO” ở cuối bài thơ ?
Trả lời: Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích: Thể hiện
sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO. Nhấn mạnh đề tài của bài
thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ, … của tác giả dành
trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi
lúc, mọi nơi.
VD5 Cho hai câu thơ sau:
“...Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm
đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu
xuân.”

Ý nghĩa của các cụm từ “ nơi máu rỏ” “ chín trái đầu xuân” ?
Trả lời: - Cụm từ “ nơi máu rỏ” chỉ Tây Bắc là mảnh đất kháng chiến,
thấm đẫm sự hy sinh của dân tộc.
- Cụm từ “ chín trái đầu xuân” chỉ mảnh đất ngày xưa bị tàn phá
bởi chiến tranh nay đã hồi sinh.
VD6: Tại sao trong bài thơ “ Tây tiến”, Quang Dũng không dùng từ “
đoàn quân” mà lại dùng từ “ đoàn binh” ?
Trả lời: Từ “ đoàn quân” và “ đoàn binh” là những từ đồng nghĩa nhưng
tác giả dùng từ “đoàn binh” âm Hán Việt đã gợi ra một khí thế hết sức
nghiêm trang, hùng dũng
* Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ
VD1 Kết thúc bài thơ “ Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
Em hiểu từ “ hạt vàng” ở đây có nghĩa là gì ? Viết một đoạn văn 5 - 7 câu
trình bày ý nghĩa của từ “ hạt vàng” mà tác giả sử dụng trong bài thơ ?
VD2 Khi viết lại hai câu kết khổ đầu bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh,
một bạn viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương bồng bềnh qua ngõ
Ngoài kia thu đã về


Bạn khác cho rằng , phải viết như sau mới đúng khổ đầu bài thơ thơ “
Sang thu” của Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Theo em, theo em bạn nào viết đúng ? Đó là lỗi sai nào ? Các từ đó có
hoàn toàn thay thế được cho nhau không ? Tại sao ?
Trả lời: Bạn thứ hai đúng.
Lỗi sai: Chép sai từ : bồng bềnh - chùng chình
ngoài kia -

hình như

Các từ này không thể

thay thế cho nhau dùng từ “ bồng bềnh” không chính xác vì gió là một
hiện tượng thiên nhiên mà có thể cảm nhận bằng thính giác ( nghe xào
xạc...), bằng xúc giác ( cảm thấy lạnh...) nên không thể thấy “ bồng
bềnh”.Mặt khác, nếu dùng từ
“ bồng bềnh” câu thơ mới thuần miêu tả ngoại cảnh. Từ chùng chình vừa
gợi tả ( sương thu như giăng mắc nhẹ nhàng, trôi chầm chậm nơi đường
thôn ngõ xóm) vừa giàu sức gợi cảm ( niềm vấn vương lưu luyến) . Nếu
dùng từ “ ngoài kia” chỉ ghi nhận sự biết khách quan có phần dửng dưng
của nhân vật trữ tình. Ngược lại, hai chữ “ hình như” vừa diễn tả chính
xác khoảnh khắc đầu thu: tin thu đến nhẹ nhàng, mơ hồ, momg manh
như một sự nghi ngờ vừa thể hiện cảm xúc bâng khuâng, dịu nhẹ, một
tâm hồn tinh tế của nhân vật trữ tình.
VD3 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ



Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ
ngữ đó nêu tác dụng của chúng.
Trả lời Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến
trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ
Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm
tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào
hùng cho hình tượng.
VD4 Đọc đoạn thơ và trả lời câu sau
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao
giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Trả lời Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người
chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất
lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống
dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê
hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa
này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất
khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
VD5 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới
“ Tôi lên vùng Cấm Sơn
Đi tìm thăm bộ đội
Đây bốn bề núi, núi
Heo hút vắng tăm người
Đèo cao rồi lũng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi


Bộ đội đóng ở đó
Cách xa hẳn cuộc đời”
(Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu)
Sự khác biệt của từ “ chơi vơi” trong hai câu “Dăm túp lều chơi
vơi”(Lên Cấm sơn) và “Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” (Tây Tiến).
VD6: Giải thích tại sao tác giả lại ví nhân vật cô Hiền trong “ Một người
Hà Nội “ - Nguyễn Khải là “ một hạt bụi vàng” ?
Trả lời:
Tác giả đã công phu tìm hiểu, phân tích chiều sâu đời sống tâm hồn của
cô Hiền để rồi bất chợt nảy ra một hình ảnh so sánh vô cùng thú vị : cô
Hiền là hạt bụi vàng của Hà Nội. Đây là sáng tạo nghệ thuật chứa đựng
nhiều ý nghĩa. Hạt bụi vàng là hình ảnh một sự vật nhỏ bé, khiêm nhường
mà đẹp đẽ, quý báu. Nhưng nhiều hạt bụi vàng hợp lại sẽ thành ánh vàng
chói sáng. Đó là phẩm giá, là bản sắc truyền thống của người Hà Nội
nghìn năm văn hiến.
Hạt bụi vàng là ẩn dụ nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, thể
hiện thái độ trân trọng và tự hào của tác giả đối với nhân vật của mình.
Nguyễn Khải cô đúc toàn bộ phẩm chất tốt đẹp của nhân vật vào một
hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: Một người như cô phải chết đi thật
tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ.
Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hay mượn gió
mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng .
2. Bài tập về nhận diện, tác dụng của các phép tu từ.
Các phép tu từ ở đây là tu từ từ vựng. Ngoài ra nếu xét về ngữ âm
thì có các phép tu từ ngữ âm: tạo nhịp điệu, âm hưởng ...cho câu thơ,
câu văn
VD1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Bao giờ cho đến mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho đến tháng năm
Mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao
Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn câu thơ trên ?
Trả lời: Hai phép tu từ là phép nhân hóa: Trái hồng trái bưởi đánh đu
giữa rằm và phép lặp từ ngữ : Bao giờ
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể xác định 02 phép tu từ cú pháp: Liệt kê và
câu hỏi tu từ.
VD2 Cho đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng ba
Hạt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu


Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ
sau
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Trả lời: Phép tu từ được sử dụng ở đây là so sánh, nói quá...diễn tả sự
khắc nghiệt của thời tiết nhưng qua đó để khẳng định sự phi thường của
người mẹ. Đồng thời, ý thơ cũng hàm chứa sự biết ơn, lòng thương xót
của nhà thơ với người mẹ kính yêu.
VD3 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác
dụng cụ thể của các phép tu từ trên
Trả lời Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta
hiểu được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia
tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có một người, hai
người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc –
Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa
người đi, cán bộ kháng chiến.
Phép tu từ im lặng dấu chấm lửng ở cuối câu có khoảng lặng cảm xúc có
tác dụng diễn tả phút ngừng lặng, chùng xuống của một cuộc chia tay đầy


xúc động, bâng khuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khoảng lặng
cảm xúc gọi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
Vídụ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại
như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,rừng lửa cùng gầm
thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi.Ngoặt khúc sông

lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm
vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào
xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô
vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
hơn cả cái mặt nước chỗ này
( Trích Tuỳ bút Người lái Sông Đà-Nguyễn
Tuân)
. * Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về
từ. Xác định các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật
này.
Trả lời: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu
từ về từ.
- So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo..
- Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo..,
rống lên , mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược,hòn nào cũng nhăn nhúm
méo mó …
- Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà
hùng vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, sông Đà như có linh
hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ
thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
VD5 Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ
sau của bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng “Áo bào thay chiếu anh về
đất”.
Trả lời: Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay
chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi
sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết
của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản,



nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộng vòng tay
đón những đứa con yêu vào lòng.
VD6 Cho bài thơ sau
Sao đã cũ
Trăng thì đã già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết yêu thương
Như cha bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương sau
mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu ba đây có mùi của
mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba ! ba !
Cho biết ở khổ thơ cuối cùng, tác giả đã so sánh “ con” với hình ảnh
nào ? Nêu ý nghĩa của sự so sánh đó.
Trả lời: Tác giả đã so sánh “ con” với “ một ngôi sao mới”. Đây vừa sử
dụng phép so sánh vừa là phép ẩn dụ: Ngôi sao tượng trưng cho ánh



sáng, cho hạnh phúc, cho niềm vui...Con chính là ngôi sao - ngôi sao biết
gọi tiếng : Ba! Ba ... diệu kỳ ... Con là niềm hạnh phúc vô bờ của ba.
VD7 Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính và
thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới .
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều ”
( Chân quê - Nguyễn Bính )
Bốn câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào ? Tác dụng ?
Trả lời Bốn câu thơ sử phép nói quá, ẩn dụ. Diễn tả tâm trạng chàng trai
chua xót, đau khổ, bất lực vì người yêu không còn giữ được bản chất
chân quê mộc mạc nữa. Từ “Tỉnh “trong câu thơ :” Hôm qua em đi tỉnh”
về gợi liên tưởng đến từ đối lập Chân quê – mộc mạc , giản dị chân thành
B. BÀI TẬP VỀ NGỮ PHÁP.
1. Bài tập về câu
1.1.Bài tập về thành phần câu.
VD1 “ Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường
trong sản xuất và trong đời sống. Bên cạnh những thành tựu to lớn của
nhiều ngành khoa học, sự xuất hiện của máy tính điện tử với các thế hệ
nối tiếp nhau đã tạo ra các xu thế, các quan hệ hoàn toàn mới lạ trong
mọi hoạt động kinh tế, xã hội . Khác hẳn với máy móc ở thời đại công
nghiệp truyền thống làm việc với nguyên liệu, máy tính điện tử làm việc
với các tín hiệu gọi là thông tin.Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy vi
tính điện tử đóng vai trò cốt lõi của một ngành mới gọi là tin học - ngành
xử lý thông tin một cách tự động”
( Trích “ Lịch sử văn minh thế giới” - Vũ Dương Ninh )
Cụm từ ngành xử lý thông tin một cách tự động là thành phần gì trong
câu: Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy vi tính điện tử đóng vai trò cốt



×