Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo án lớp 1 tuần 4 năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.73 KB, 18 trang )

Kế hoạch bài học- Lớp Một

TUẦN 4
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
Đạo đức:
GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: HS biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
b/ Kĩ năng: Biết nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
c/ Thái độ: Gọn gàng, sạch sẽ được mọi người yêu mến.
II. Chuẩn bị:
a/ GV : Bút chì sáp, lược.
b/ HS : Vở bài tập Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1. Giới thiệu bài:Ghi đề bài
2. Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Bạn ở tranh nào là sạch sẽ?
- Tại sao bạn ở tranh 2, 6 lại không
sạch sẽ?
- Em có muốn như hai bạn này
không?
+ Kết luận: Chúng ta nên làm như các
bạn trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
3. Hoạt động 2:
Hướng dẫn làm bài tập 4
- Em hãy giúp bạn sửa lại quần áo,


đầu tóc cho gọn gàng.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động 3:
- Yêu cầu cả lớp hát.
- Lớp mình có ai giống như mèo
không?
5. H động 4:Hướng dẫn HS đọc câu:
Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu.
NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
Nghe giới thiệu
Quan sát tranh
HS trình bày, bổ sung
+ Soi gương, chải tóc
…+ Rửa tay
1, 3, 4, 5, 7, 8.
HS phát biểu
HS lắng nghe

2 em giúp nhau sửa sang.
Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
HS nêu các bạn chưa sạch.
Đọc theo giáo viên


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016


Luyện tập Toán:
Bài 12 Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn; về
sử dung các dấu >, < và các từ bé hơn lớn hơn khi so sánh hai số.
2.Kĩ năng:
- Giúp học sinh sử dụng thành thạo dấu >,< trong việc làm bài tập.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: 4 con thỏ, 3 củ cà rốt, 3 hình tròn, 3 hình vuông
- HS: Sách, vở, bảng con, hình tròn, hình vuông
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
* Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Điền dấu >,<,=
- Hướng dẫn HS điền dấu.
Bài 2: Viết (theo mẫu)
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ
,đếm số lượng rồi điền số tương ứng
vào ô trống,sau đó điền dấu vào.

Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp.
- Hướng dẫn HS làm bài: trong 5 số
đã cho,số nào có thể điền vào ô trống
thì nối ô trống với số đó.
- Cho HS thi đua làm bài.
- Theo dõi.
- Chấm một số bài. Nhận xét.

- Dặn dò, nhận xét tiết học.

NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
- Nêu yêu cầu bài tập.
- So sánh và điến dấu vào vở.
- Quan sát các hình vẽ,đếm và
điền:
4>3
3<4
5>3
3<5
5>4
4<5
3<5
5>3
- Nghe GV hướng dẫn.
- HS làm bài.


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
Toán:

BẰNG NHAU. DẤU =
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số
bằng chính nó (3 = 3, 4 = 4)
b/ Kĩ năng: Biết sử dụng từ “bằng nhau” “dấu =” khi so sánh các số.

c/ Thái độ: Yêu thích học Toán.
II. Chuẩn bị:
a/ GV: Bộ chữ số, các mô hình, đồ vật.
b/ HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Bài cũ: Điền dấu.
3…4
5…2
2 HS
4…3
2…5
Nhận xét
- Nhận xét
Bài mới:
1. Giới thiệu: Bằng nhau
- Hướng dẫn quan sát tranh vẽ.
Quan sát
- Có mấy con hươu?
- Có mấy khóm cây?
- Số con hươu so với số khóm cây như
thế nào?
Số con hươu bằng số khóm cây.
- Giới thiệu: 3 = 3
- Tương tự các hình
Giải lao
2. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu là gì?
Viết dấu

Hướng dẫn HS viết dấu =, viết cân đối
giữa 2 số.
Viết một hàng dấu =
Bài 2: Cho HS đếm các nhóm hình và
ghi số rồi ghi dấu =
HS làm bài
2=2 1=1 3=3
Bài 3: Lưu ý HS: hai số giống nhau điền
dấu =, hai số khác nhau thì tìm xem số
nào bé hơn, lớn hơn để điền dấu.
Lắng nghe
- Nhận xét
HS làm bài.
3. Dặn dò:
Đọc kết quả bài làm
Lắng nghe
NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
Tự nhiên và xã hội:

BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: Học sinh nêu được các việc nên làm và không nên làm để
bảo vệ mắt và tai.
b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức bài học.
c/ Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ
gìn mắt và tai sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:
a/ GV: Tranh ảnh có liên quan đến mắt và tai.
b/ HS: Vở bài tập, sưu tầm ảnh mắt và tai
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1) Khởi động:
- Cả lớp hát bài: “Rửa mặt như mèo”
- Giới thiệu bài - ghi đề: Bảo vệ mắt và
tai
2) Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Khi có ánh nắng chiếu vào mắt, bạn
nhỏ lấy tay che mắt, việc làm đó dúng
hay sai?
- Chúng ta có nên học tập bạn đó không?
- Bạn nhỏ đã ngồi đọc sách như thế nào?
- Bạn ngồi đó xem ti vi ra sao?
- Bạn đó làm gì, ở đâu?
- Việc đó có nên làm không?
- Tranh phía trên bạn nhỏ được bác sĩ
làm gì?
- Em có nên đi khám mắt thường xuyên
như bạn không?
* Hoạt động 2:
GV hỏi các câu hỏi theo nội dung các
tranh để HS rút ra việc nên làm và không
nên làm.
* Hoạt động 3: Đóng vai
Đưa ra các tình huống
Nhận xét, khen ngợi

NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
Hát “hát rửa mặt như mèo”

... đúng
... nên học tập
vừa kích thước, gần cửa sổ có đủ ánh
sáng.
quá gần sẽ hỏng mắt,
Rửa mặt dưới vòi nước
nêm làm
... khám mắt
... nên
Quan sát tranh, nhận ra việc nên làm và
không nên làm để bảo vệ tai.
Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
Các nhóm đóng vai theo tình huống
Xung phong nhận vai


Kế hoạch bài học- Lớp Một

NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
I. Mục tiêu:

- Học sinh biết giờ chào cờ là một hoạt động đầu tuần không thể thiếu của
trường học. Tiếp thu lời nhận xét của nhà trường và cô Tổng phụ trách về kết
quả các em đã thực hiện được trong tuần qua, lắng nghe kế hoạch thực hiện
trong tuần đến.
- Tự giác trong việc chỉnh đốn đội ngũ và thực hiện những yêu cầu cần thiết
cho buổi lễ chào cờ đầu tuần.
- Trật tự và trang nghiêm trong giờ chào cờ thể hiện lòng kính trọng và biết
ơn những người đã hi sinh để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
- Theo dõi và nhắc nhở hs về đội hình của lớp.
- Cùng toàn trường dự lễ chào cờ.

Hoạt động của học sinh
- Lớp tập hợp 4 hàng dọc tại vị trí đã
được bố trí.

- Cô tổng phụ trách tổng kết thi đua và phổ biến - Nghe nhận xét và tổng kết thi đua giữa
một số công việc HS cần thực hiện
các lớp trong tuần qua
- Cô phó hiệu trưởng nói chuyện dưới cờ
- Lắng nghe.
- GV: Yêu cầu hs thực hiện một số công việc
đối với lớp:
* Tiếp tục thực hiện nề nếp truy bài đầu giờ, vệ
sinh lớp học.
* Vệ sinh tổng quát lớp học cuối tuần.

NguyễnThị Thắm



Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016

NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016
Toán:

LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về bằng nhau, dấu =,
<, >.
b/ Kĩ năng: HS biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các
dấu: >, <, = để so sánh các số trong phạm vi 5.
c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
GV: Các hình vẽ như SGK
HS: Bảng con, bộ TH Toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Bài cũ:
1=1 2=2 3=3
- Nhận xét
Bài mới:
1.Giới thiệu:
2.Bài tập:
Bài 1: Yêu cầu ta làm gì?

3>2
4<5
2<3
1<2
4=4
3<4
2=2
4>3
2<4
- Nhận xét
Bài 2: Nhìn vào hình vẽ yêu cầu làm
gì?
5>4 4<5 3=3
5=5
IV
Nhận xét
Bài 3: Yêu cầu làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương
- Trò chơi: Làm cho bằng nhau
- Nhận xét, tuyên dương
Dặn dò:

NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
3 HS
Nhận xét

So sánh hai số và điền dấu
Đọc kết quả

Nhận xét
Đếm số vật và so sánh
Đọc kết quả
Nhận xét
Làm cho bằng nhau bằng cách nối hình
Đọc kết quả
Nhận xét
2 đội tham gia chơi
Nhận xét
Học sinh thực hiện


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016
Luyện tập Toán:

Bằng nhau. Dấu =
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
a/ Kiến thức: HS luyện tập về bài: Bằng nhau. Dấu =.
b/ Kĩ năng: Làm đúng, nhanh các bài tập trong bài.
c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
GV + HS: Vở bài tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
* Hướng dẫn HS làm bài: Bằng nhau.
Dấu =.
- Bài 1: Viết dấu =
Hướng dấn HS viết
- Bài 2: Viết (theo mẫu)

Hướng dấn HS quan sát mẫu, đếm số
chấm tròn rồi viết số và so sánh.
Mẫu: 4 > 3 3 < 4
- Bài 3: > < =?
Hướng dẫn HS so sánh và điền dấu.
Gọi HS làm bài
- Bài 4: Làm cho bằng nhau (theo
mẫu)
Hướng dẫn HS đếm số hình tròn, hình
tam giác bằng nhau và nối.
Nhận xét
Dặn dò, nhận xét tiết học

NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh

Nêu yêu cầu bài tập
Viết vào vở bài tập
HS làm bài
4 < 5 5 > 4; 4 = 4
4<5
2=2
3>1

Lắng nghe
1<4 2<3
5>2 2<4
3=3 2<5


1=1
5>1
3<5

HS làm bài
Cho HS thi đua làm bài


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: HS luyện tập về dấu >, <, =.
b/ Kĩ năng: Biết sử dụng các từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng nhau” và các
dấu >, <, = để so sánh các số trong phạm vi 5.
c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
a/ GV: Các số 1, 2, 3, 4, 5 các dấu >, <, =
b/ HS: BDHT, sách
III. Các hoạy động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Bài cũ:

3>2
3=3

4<5
4=4


- Nhận xét
Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu làm gì?
Bài 2: Yêu cầu các em làm gì?
- GV theo dỡi uốn nắn
Bài 3: Nhìn vào bài theo em cần làm
gì?
- Nhận xét
- Chấm, nhận xét
Trò chơi: Nối ô vuông với kết quả
đúng

Hoạt động của học sinh
2 HS lên bảng làm
Nhận xét

Có 2 cách bỏ bớt hoặc thêm vào để có số
lượng bằng nhau
HS làm bài.
Nối ô vuông với số thích hợp
HS nối
HS làm bài. Đọc kết quả
Nhận xét
2 đội tham gia chơi.
Nhận xét
Lắng nghe


- Nhận xét, tuyên dương
Dặn dò:

NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016
Thủ công:

XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: HS biết cách xé, dán hình vuông, hình tròn.
b/ Kĩ năng: Xé được hình vuông, hình tròn. Đường xé có thể chưa thẳng
và bị răng cưa. Hình dáng có thể chưa phẳng.
c/ Thái độ: Cẩn thận, tự giác học tập.
II. Chuẩn bị:
a/ Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn.
b/ Học sinh: Giấy nháp có kẻ ô.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định tổ chức lớp:
1) Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem bài mẫu:
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Nêu câu hỏi. Đây là hình gì?
Hình vuông, hình tròn
Giới thiệu bài hình vuông, hình tròn.
Tìm xem xung quanh em có những vật

nào là hình vuông, hình tròn.
- Các em ghi nhớ cho đúng để xé, dán
Quan sát, theo dõi.
hình vuông, hình tròn.
2) GV hướng dẫn mẫu:
a/ Vẽ và xé hình vuông:
- Lấy một tờ giấy màu xanh, lật mặt sau
đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình vuông
HS quan sát.
cạnh 8 ô.
- Khi xé xong lật mặt có mầu để HS qsát.
b/ Vẽ và xé hình tròn:
- Vẽ hình vuông 8 ô, xé hình vuông ra
khỏi tờ giấy màu. Xé 4 góc của hình
Quan sát, theo dõi.
vuông, sau đó xé chỉnh sửa dần để thành
hình tròn.
- Lật mặt màu cho HS quan sát.
HS quan sát.
c/ Dán hình:
Hướng dẫn cách bôi hồ, dán cân đối.
d/ Hướng dẫn xé nháp
Thực hành xé nháp.
Quan sát, hướng dẫn.
3) Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu tiết sau
Lắng nghe.
thực hành.
NguyễnThị Thắm



Kế hoạch bài học- Lớp Một

NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
Toán:

SỐ 6
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: HS có khái niệm ban đầu về số 6.
b/ Kĩ năng: Biết 5 thêm 1 được 6, đọc viết số 6, đếm được từ 1 – 6 và so
sánh các số trong phạm vi 6
Biết vị trí số 6 trong trong dãy số từ 1 đến 6.
c/ Thái độ: Chăm chỉ, yêu thích học Toán
II. Chuẩn bị:
a/ GV: Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại, các số từ 1 đến 6.
b/ HS: Bảng con, bộ THToán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Bài mới:
1. Giới thiệu: Số 6
- Treo tranh hỏi:
- Có mấy bạn đang chơi?
- Có mấy bạn đang đi tới?
- Tất cả có mấy bạn?
* 5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn
- Tương tự số chấm tròn.
- Giới thiệu số 6 in và số 6 viết

- Đưa số 6
- Viết số 6
- Nhận biết thứ tự các số:
1, 2, 3, 4, 5, 6
- Số 6 liền sau số nào?
2. Luyện tập:
Bài 1: Hướng dẫn viết: Số 6 cao 2 ô li
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Có mấy chùm nho xanh?
- Có mấy chùm nho chín?
- Tất cả có mấy chùm nho?
Cho HS phân tích: 6 gồm 1 và 5 ...
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
Trò chơi: Nhận biết số lượng
- Tổng kết 2 đội chơi
* Dặn dò:
NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
HS quan sát
5 bạn đang chơi.
1 bạn đang chạy tới
Tất cả có 6 bạn
Đọc cá nhân, tổ, lớp
Đọc cá nhân, tổ, lớp

Đọc xuôi, đọc ngược
Số 6 liền sau số 5
Viết số 6
Viết một dòng số 6.

có 5 chùm nho xanh
có 1 chùm nho chín
có 6 chùm nho
6 gồm 5 và 1, 6 gồm 4 và 2, …
Viết số vào ô trống.Đọc các số
2 đội tham gia chơi
Nhận xét
HS thực hiện


Kế hoạch bài học- Lớp Một

NguyễnThị Thắm


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016
SHTT:
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: Đánh giá những ưu khuyết điểm của học sinh về học tập, nề
nếp và các hoạt động khác.
b/ Kỹ năng: HS biết lắng nghe và ghi nhận để phấn đấu
c/ Thái độ: HS biết yêu trường, yêu lớp và có ý thức tập thể cao.
II. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định tổ chức:
- Yêu cầu HS giữ trật tự
- Cho cả lớp hát một bài
2. GV cùng HS sinh hoạt:

- GV ổn định HS trong lớp, mời đại
diện một số em nhận xét tình hình
học
tập và các hoạt động khác của các
bạn trong tuần
- GV nhận xét và chốt lại.
- Mời HS bình bầu một số bạn học
tốt và chăm ngoan.
3. GV đáng giá:
GV khen các em chăm ngoan, thuộc
bài. Nhắc nhở các em học chưa tốt
cần cố gắng:
4. Phương hướng:
- Duy trì nề nếp, tác phong.
- Đi học chuyên cần
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Đến lớp trật tự trong giờ học, tập
trung chú ý nghe giảng và phát biểu
xd bài.
- Những em học yếu cần cố gắng.
5. Tổng kết:
- Nêu một số ph. hưóng cho tuần tới.
- Nhận xét tiết sinh hoạt.

NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh
- Lớp ổn định, hát một bài
- HS xung phong trả lời
- HS lắng nghe

- HS xung phong bình bầu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện.
- Múa hát tập thể.


Kế hoạch bài học- Lớp Một
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM
I. Mục tiêu bài dạy:
a/ Kiến thức: HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay
an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
b/ Kĩ năng: Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các
hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.
c/ Thái độ: Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà,
trường và trên đường đi.
Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn)
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ.
Mang đến lớp 2 túi xách tay.
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động của giáo viên
* Hoạt động 1: Giới thiệu tình huống
an toàn và không an toàn.
GV giới thiệu bài học An toàn và

nguy hiểm.
GV cho HS quan sát các tranh vẽ.
- Tranh 1:
+ Em chơi với búp bê là đúng hay
sai?
+ Chơi với búp bê ở nhà có làm em
đau hay chảy máu không?
GV: Em và các bạn chơi với búp bê
là đúng, sẽ không bị làm sao cả. Như
vậy là an toàn.
- Tranh 2:
+ Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai?
+ Có thể gặp nguy hiểm gì?
+ Em và các bạn coa được cầm kéo
doạ nhau không?
GV: Em cầm kéo cắt thủ công là
đúng, nhưng cầm kéo doạ bạn là sai
NguyễnThị Thắm

Hoạt động của học sinh

Lắng nghe.
Quan sát tranh và thảo luận từng
cặp chỉ ra tình huống nào, đồ vật
nào là nguy hiểm.
Nhìn tranh vẽ 1 trả lời các câu hỏi.
Lắng nghe.

Nhìn tranh vẽ 1 trả lời các câu hỏi.



Kế hoạch bài học- Lớp Một
vì có thể gây nguy hiểm cho bạn.
GV hỏi tương tự với các tranh còn
lại.
Ghi lên bảng theo 2 cột.
An toàn Không an toàn (nguy hiểm)
* Kết luận:
- Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng
kéo doạ nhau, trẻ em đi bộ qua đường
không có người lớn dắt, đứng gần
cành cây bị gãy có thể làm cho ta bị
đau, bị thương. Như thế là nguy
hiểm.
- Tránh những tình huống nguy hiểm
nói trên là đảm bảo an toàn cho mình
và những người xung quanh.
* Hoạt động 2: Kể chuyện.
- GV chia lớp thành nhóm từ 2-4 em,
yêu cầu các bạn trong nhóm kể cho
nhau nghe mình đã từng bị đau như
thế nào?
- GV kết hợp hỏi thêm một số câu
hỏi:
+ Vật nào làm em bị đau?
+ Lỗi đó do ai? Như thế là an toàn
hay nguy hiểm?
+ Em có thể tránh không bị đau bằng
cách nào?
* Kết luận:

Khi đi chơi, ở nhà, ở trường hay lúc
đi đường, các em có thể gặp một số
nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống
nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
* Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
- GV cho HS chơi sắm vai: Từng cặp
lên chơi, một em đóng vai người lớn,
một em đóng vai trẻ em.
- GV nêu nhiêm vụ:
+ Cặp thứ nhất: Em đóng vai người
lớn hai tay đều không xách túi, em
NguyễnThị Thắm

Lắng nghe.

HS nêu tên các tình huống theo hai
cột.

HS lắng nghe.

Các nhóm thực hiện yêu cầu.

HS trả lời các câu hỏi.

HS lắng nghe nhiêm vụ.


Kế hoạch bài học- Lớp Một
kia nắm tay và hai em đi lại trong
lớp.

+ Cặp thứ hai: Em đóng vai người
lớn xách túi ở một tay, em kia nắm
vào tay không xách túi. Hai em đi lại
trong lớp.
+ Cặp thứ ba: Em đóng vai người
lớn xách túi ở cả hai tay, em kia nắm
vào vạt áo. Hai em đi lại trong lớp.
- Nhận xét, kết luận:
Khi đi bộ trên đường, các em phải
nắm tay người lớn, nếu tay người lớn
bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo
người lớn.
IV. CỦNG CỐ:
Để đảm bảo an toàn cho bản thân,
các em cần:
- Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Không đi bộ một mình trên đường,
không lại gần xe máy, ô tô vì có thể
gây nguy hiểm cho các em.
- Không chạy, chơi dưới lòng đường.
- Phải nắm tay người lớn khi đi trên
đường.
* Kết thúc tiết học.
IV. Bổ sung:

NguyễnThị Thắm

HS chơi trò chơi sắm vai.

HS lắng nghe.


HS lắng nghe và ghi nhớ.



×