Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy môn địa lý nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học nga lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 25 trang )

TT
I
1
2
3
4
II
1
2

MỤC LỤC
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng việc dạy học Địa Lý lớp 4 ở trường tiểu học Nga

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3

3


3.1

Lĩnh.
Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình môn Địa lý

4
4

3.2

lớp 4.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng học địa lí thông qua hoạt

5

3.3

động thao tác trên bản đồ, lược đồ.
Biện pháp 3: Hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí thông

8

3.4

qua khai thác tranh ảnh, video.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng Địa lí

11


3.5
3.6

và nắm vững mối quan hệ của chúng .
Biện pháp 5: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giờ học Địa lý .
Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động trò chơi học tập trong tiết

12
13

4
III

học Địa lý.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận

19
19


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [1].

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo
là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [2].
Cùng với môn Tiếng việt và Toán, môn Địa lý là môn học quan trọng trong
chương trình tiểu học góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Mục tiêu dạy
học Địa lý lớp 4 là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối
quan hệ địa lý đơn giản và bước đầu hình thành, rèn luyện một số kĩ năng địa lý.
Chương trình Địa lý lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu
về địa lý Việt Nam, về một số nét tiêu biểu của từng vùng, miền, biển, đảo và
các dãy núi, giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh từ đó tạo điều
kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi
trường xung quanh. …
Thực tế trong trường Tiểu học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm
đến môn địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội mà chủ yếu các em tập trung vào môn học Toán và Tiếng việt. Còn đối với
giáo viên cũng chưa coi trọng môn học này. Mới chỉ là điểm qua cho xong bài.
Chưa tập trung đầu tư nghiên cứu để tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phong phú nhằm thu hút hứng thú học tập của học sinh trong môn
học. Vì thế dẫn đến học sinh ngại học, không có hứng thú trong học tập, ngại
trau dồi kiến thức về địa lí, ít tìm hiểu các hiện tượng địa lý trong thực tế. Việc
học chỉ là đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít,
không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là hiệu quả học tập chưa cao.
Vậy làm thế nào để lựa chọn được những phương pháp dạy học hay, đặc
trưng thực hiện để các tiết dạy mang lại hiệu quả cao là một vấn đề mà mỗi giáo
viên chúng ta cần phải quan tâm, trăn trở. Đó không chỉ là vấn đề của riêng bản
thân tôi quan tâm mà là vấn đề quan tâm của hầu hết các giáo viên Tiểu học.

Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, là giáo viên
đang trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường, tìm lại sự yêu thích môn học, đáp ứng được mục của tiêu Giáo
dục & Đào tạo bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giờ dạy môn Địa lý nhằm gây hứng thú học tập cho học
2


sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh” với mong muốn mỗi tiết học địa lý
đều vui vẻ, thoải mái và có chất lượng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng giờ học Địa lý lớp 4 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh .
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận về dạy học phân môn địa lý.
- Thực tiễn áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giờ học nói chung
và dạy học phân môn Địa lý nói riêng ở trường Tiểu học Nga Lĩnh.
- Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về
phương pháp dạy học phân môn Địa Lý.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn Khảo sát bằng bài kiểm tra và thông
qua các tiết học Địa Lý.
- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại học sinh theo mức đạt được.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực
tiễn ứng dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Địa Lý.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao
chất lượng giờ học Địa Lý để đúc rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’[1].
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các
phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là
các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người
giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy
học. Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp
với từng phần nội dung kiến thức, tổ chức các trò chơi học tập trong môn học
Địa lý đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí).
Trong quá trinh dạy học các yếu tố chủ yếu có tác động trực tiếp đến việc
nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý trong nhà trường như :
+ Năng lực giảng dạy của giáo viên:
Giáo viên phải có tâm huyết với môn địa lý, có kiến thức sâu rộng về địa
lý Việt Nam và thế giới. Biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để kích
thích sự hứng thú của học sinh.
- Sự ham hiểu biết của học sinh:
3


Học sinh ham hiểu biết, thích khám phá cái mới, thích tìm hiểu các yếu tố
tự nhiên, các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Đồng thời các em phải có ý thức học
tập nghiêm túc.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Nhà trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy

chiếu, máy in. Có đủ các loại bản đồ và các dụng cụ thực hành cần thiết trong
các tiết học, các tài liệu tham khảo về địa lý Việt Nam và thế giới.
2. Thực trạng việc dạy học Địa Lý lớp 4 ở Trường tiểu học Nga Lĩnh.
* Về phía giáo viên:
- Hầu hết các giáo viên đều có ý thức trong đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và môn Địa lý nói riêng để phát huy được tính chủ động tích cực,
sáng tạo của học sinh làm cho tiết học địa lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Song
vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa coi trọng phân môn địa lý. Chưa chịu khó
tìm tòi những phương pháp dạy hay, những hình thức tổ chức phong phú phù
hợp với nội dung trong từng tiết học. Do đó tiết học Địa lý còn khô cứng, buồn
tẻ dẫn đến chất lượng thấp.
- Khả năng dạy phân hoá đối tượng, tạo hứng thú cho học sinh của một số
giáo viên còn hạn chế. Việc đầu tư cho đồ dùng dạy học như tranh ảnh của các
giáo viên còn ít.
* Về phía học sinh
- Học sinh là con em nông thôn, nhiều học sinh có cuộc sống khó khăn, cha
mẹ đi làm ăn xa nên học sinh thiếu sự định hướng, kèm cặp.
- Học sinh còn quen với cách học đơn giản theo sách giáo khoa, khả năng tư
duy, suy luận để hình thành biểu tượng, khái niệm chưa nhiều nên chưa có được
thói quen suy nghĩ, động não một cách có hệ thống.
- Học sinh và phụ huynh còn coi nhẹ môn học Địa lí cho đây là môn phụ nên
chưa quan tâm, đầu tư cho môn học.
Qua khảo sát chất lượng học sinh môn địa lý vào thời điểm tháng 9/2017
của học sinh lớp 4A, có kết quả như sau:
Sĩ số
Học sinh
27 em

Điểm 10 – 9
SL

%
4

15

Điểm 8 – 7
SL
%
7

26

Điểm 6 - 5
SL
%
12

44

Điểm dưới 5
SL
%
4

15

Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Chất lượng học sinh
đạt điểm 9, 10 còn thấp. Số lượng học sinh đạt điểm 5, 6 và dưới 5 còn cao. Học
sinh hầu hết chưa biết cách chỉ bản đồ, chưa nắm được các biểu tượng địa lý.
Tham gia học tập một cách thụ động. Qua tìm hiểu, tôi thấy nổi lên một số

nguyên nhân sau:
Một là: Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu nội dung chương trình, chưa hệ
thống kiến thức môn Địa lý lớp 4. Khi dạy trên lớp còn dạy tràn lan theo từng
bài, chưa có sự lô gich từ mạch kiến thức cũ sang mạch kiến thức mới.
Hai là: Giáo viên mới chỉ tổ chức cho học sinh thực hiện các câu hỏi, các bài
tập trong sách giáo khoa một cách đơn thuần theo hình thức hỏi đáp, chưa phát
4


triển chúng thành nhiều các hình thức tổ chức dạy học phong ohus như tổ chức
trò chơi, ca dao, tục ngữ…, để phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
Ba là: Chưa khai thác triệt để tranh ảnh và các bảng số liệu. Đặc biệt, chưa
chú trọng đến việc sưu tầm tranh ảnh, băng hình để khắc sâu kiến thức cho học
sinh.
Bốn là: Tổ chức tiết học còn nặng nề, chưa linh hoạt trong quá trình tổ chức
nên chưa có tác dụng thúc đẩy học sinh trong quá trình hợp tác.
3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để nâng cao chất lượng tiết học phân môn địa lý lớp 4 góp phần tích cực
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đề xuất
một số giải pháp sau:
3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình, xác định mục tiêu bài
học môn Địa lý lớp 4.
Chương trình Địa lý lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban
đầu về địa lý Việt Nam, về một số nét tiêu biểu của từng vùng, miền, biển, đảo
và các dãy núi, giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh từ đó tạo điều
kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi
trường. Vì thế để thực hiện tốt chương trình Địa lý lớp 4, giáo viên cần phải
nghiên cứu kỹ để hiểu nội dung chương trình, hiểu rõ mục tiêu của từng phần,
từng bài học, từng nội dung kiến thức. Từ đó có các phương án dạy học phù hợp
với từng bài cụ thể.

Chương trình môn Địa lý lớp 4 gồm có 32 bài được chia thành 3 kiểu bài:
Hình thành kiến thức mới, ôn tập và kiểm tra. Trong đó:
* Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:
Gồm 10 bài.
- Bài 1,bài 4, bài 5: Nói về đặc điểm vùng núi và trung du
- Bài 2, bài 3, bài 6, bài 7, bài 8: Nói về con người và hoạt động sản xuất
của con người ở vùng núi và trung du
- Bài 9: Nói về thành phố ở miền núi và trung du
- Bài 10: ôn tập
* Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng: Gồm 18
bài .
- Bài 11, bài 17, bài 24: Nói về đặc điểm vùng đồng bằng .
- Bài 12, bài 13, bài 14, bài 18, bài 19 , bài 20, bài 25, bài 26: nói về con
người và hoạt động sản xuất của con người ở vùng đồng bằng.
- Bài 15, bài 16, bài 21, bài 22, bài 27, bài 28: nói về thành phố ở vùng
đồng bằng
- Bài 23 : ôn tập
*Vùng biển Việt Nam: Bài 29 và bài 30.
* Ôn tập tổng hợp: Gồm 2 bài (Bài 31 và bài 32)
* Kiểm tra: 2 tiết.
Qua hệ thống nội dung chương trình ta thấy: Những khái niệm, biểu
tượng mà học sinh tiếp xúc là từ dễ đến khó; khối lượng kiến thức vừa phải, dễ
tiếp thu, dễ nắm các kiến thức cơ bản của bài.
Kênh hình vừa là sự minh hoạ cho kênh chữ vừa là nguồn cung cấp kiến
5


thức và rèn luyện kỹ năng tìm thông tin cho học sinh.
Các câu hỏi, bài tập của bài giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt các kiến
thức. Đồng thời giúp các em tư duy, phân tích, so sánh rồi rút ra nhận xét nhằm

khắc sâu bài học. Ngoài ra, còn giúp giáo viên dễ dàng thiết kế các hình thức
học tập đa dạng và phong phú như: thao tác trên bản đồ, lược đồ bằng giáo án
điện tử, tổ chức các trò chơi học tập, đưa các câu ca dao tục ngữ vào bài học một
cách hợp lý để khai thác thông tin kiến thức, khắc sâu kiến thức cho học sinh,
rèn luyện kỹ năng hoặc bồi dưỡng nhận thức cho các em.
Vì thế để dạy tốt được phân môn Địa lý lớp 4 giáo viên cần nắm vững nội
dung chương trình, mục tiêu bài học từ đó làm chủ kiến thức trong quá trình dạy
và có những phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp tạo được hứng thú cho
học sinh.
3.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giờ học địa lí thông qua hoạt động
thao tác trên bản đồ, lược đồ.
3.2.1. Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK bằng giáo án điện tử:
Trong chương trình Địa lý lớp 4 có tất cả 16 bản đồ, lược đồ. Các bản đồ,
lược đồ này đều có màu sắc đẹp, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các bản đồ
và lược đồ đó đều là các tranh tĩnh. Nếu để học sinh khai thác một cách bình
thường trong SGK thì các em đều thấy rất khó và trừu tượng, không cụ thể và
tiếp thu kiến thức không sâu, hời hợt. Đặc biệt không tạo được hứng thú cho học
sinh trong quá trình khai thác kiến thức. Nhưng nếu các bản đồ và lược đồ này
được thiết kế bằng giáo án điện tử, lập các hiệu ứng phù hợp với trình tự tìm
hiểu nội dung kiến thức sẽ trở thành các bản đồ, lược đồ sống động. Điều đó sẽ
tạo được sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh, khi đó học sinh sẽ tiếp thu kiến
thức nhẹ nhàng, tự nhiên và nhớ kiến thức lâu hơn.
Ví dụ 1: Đối với bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn – SGK trang 70.
Khi học sinh thực hiện yêu cầu: Quan sát hình 1: Lược đồ các dãy núi
chính ở Bắc Bộ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy chiếu
và lược đồ trong SGK.
+ Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ?
+ Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ?
+ Chỉ đỉnh núi Phan - xi - păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó.

- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lựợc đồ trên máy chiếu.

Hình 1: Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ.
6


- Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Hoàng Liên Sơn là một trong
các dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180 km và trải rộng
gần 30 km, đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc,
thung lũng thường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan - xi - păng cao
nhất nước ta và gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc.
Ví dụ 2: Đối với bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh – SGK trang 127
Khi học sinh tìm hiểu vị trí giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh và thực
hiện yêu cầu:
- Quan sát hình 1 và hãy cho biết:
+ Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ và cho biết thành
phố tiếp giáp những tỉnh nào?
+ Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao
thông nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy chiếu
và lược đồ trong SGK.
- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lựơc đồ trên máy chiếu

Hình 1: Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm
bên sông Sài Gòn, có lịch sử trên 300 năm. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau, từ
năm 1976, thành phố được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại phương tiện
như: Máy bay, tàu hoả, ô tô, …
Như vậy, khi giáo viên thao tác kết hợp chạy hiệu ứng với kiến thức cần

chốt cho học sinh trên giáo án điện tử sẽ là biện pháp vô cùng hiệu quả. Bởi vì ở
đây hình ảnh sống động, cụ thể hóa. Ngoài ra học sinh được tìm hiểu kiến thức
qua những hình ảnh sống động này không những các em sẽ nhớ rất lâu kiến thức
mà còn nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ, giúp các em tự tin hơn, kích thích
hứng thú học tập cho học sinh và trong lớp ai ai cũng muốn thể hiện khả năng
học tập của mình.
3.2.2. Rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ.
Trong mỗi tiết học của môn Địa Lý các em đều phải sử dụng bản đồ, lược
đồ. Bản đồ, lược đồ được sử dụng như là nguồi cung cấp kiến thức, là đối tượng
để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức Địa Lý. Vì thế học sinh phải
7


biết đọc các kí hiệu trên bản đồ, lược đồ, hiểu được ý nghĩa màu sắc được biểu
thị trên bản đồ, lược đồ, xác định được các yếu tố Địa Lý trên bản đồ.
Để học sinh có kỹ năng đọc và chỉ bản đồ tốt, ngay từ đầu năm học, trong
mỗi tiết học Địa lý có sử dụng bản đồ, sơ đồ, yêu cầu các em nêu ký hiệu trên
bản đồ, lược đồ, nêu ý nghĩa màu sắc được biểu thị trên bản đồ, lược đồ, xác
định hướng của bản đồ. Sau đó mới thực hiện chỉ bản đồ theo nội dung yêu cầu
bài học. Khi thao tác với bản đồ các em cần nắm được:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài
học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có
tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới)
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc bảng chú giải, những kí hiệu ứng
với các thông tin gì .
Ví dụ: Đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển,
chấm tròn chỉ thành phố …..
Bước 3 : Tìm vị trí Địa lí của đối tượng trên bản đồ.

Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học
sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng
túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau :

Chỉ điểm (thành phố , khoáng sản, …)

Chỉ đường (sông, dãy núi, …)

Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, …)
Khi hướng dẫn học sinh chỉ bản đồ giáo viên cần lưu ý học sinh cách
chỉ
như sau:
- Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh… Nếu là bản đồ hành chính
thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. GV chỉ theo đường ranh
giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một
thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố
được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc
chỉ các phương tiện đi lại của các vùng miền (Xem chú giải trên bản dồ, lược
đồ)
- Chỉ về biển, sông ngòi, Đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó
không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ
xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp.
Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn
giản của đối tượng ( khai thác một phần kiến thức mới ).
Ví dụ : Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ
Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam.
- Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể
nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt.
- Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi
núi nhiều hơn đồng bằng.

8


- Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, quan sát, nhận xét trang phục của
người dân ở dồng bằng Nam Bộ…
Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên
Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông,
đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh
bắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản
xuất.
Như vậy, nếu chúng ta rèn cho học sinh được kỹ năng đọc và chỉ bản đồ
một cách thành thạo thì các em sẽ rất thích học tiết địa lý. Các tiết học trở nên
nhẹ nhàng không căng thẳng. Dưa trên những thông tin trên bản đồ, lược đồ các
em xác định được chính xác kiến thức cần cung cấp. Với những kiến thức này sẽ
khắc sâu đối với các em.
3.3. Biện pháp 3: Hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí thông qua khai
thác tranh ảnh, video.
3.3.1. Hình thành khái niện, biểu tượng địa lí thông qua khai thác tranh ảnh có
sẵn trong SGK.
Hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí là một trong những mục đích của
việc dạy Địa Lý. Vì thế bước này rất quan trọng. Vậy muốn hình thành biểu
tượng, khái niệm Địa Lý cho học sinh, yêu cầu các em phải nắm được các dấu
hiệu của đối tượng Địa Lý mà các em quan sát được từ thực tế, từ băng hình,
tranh ảnh để các em tìm ra những dấu hiệu, bản chất của đối tượng Địa Lý nhằm
đưa ra khái niệm đúng về đối tượng.
Ví dụ 1: Để hình thành khái niệm Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ khi
dạy bài Đồng bằng Bắc Bộ
Điều đầu tiên cho học sinh xác định Sông Hồng, Sông Thái Bình và một
số sông khác của đồng Bằng Bắc Bộ trên lược đồ .
Sau đó cho học sinh quan sát hệ thống đồng bằng, đê, mương qua tranh

ảnh và băng hình.

Cảnh đồng bằng Bắc Bộ

Một đoạn đê Sông Hồng

Mương dẫn nước ở ĐBBB
9


Tiếp đến yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy cho biết đê có tác dụng gì?
+ Để phục vụ tưới tiêu nhân dân Đồng Bằng Bắc Bộ đã làm gì?
- Giáo viên trình chiếu các hình ảnh và nêu: Để ngăn lũ lụt, người dân nơi đây
đã đắp đê dọc hai bên bờ sông. Tổng chiều dài hệ thống đê này lên tới hàng
nghìn km. đó là một công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài
ra nhân dân còn đào thêm nhiều kênh mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
Sau khi hình thành khái niệm Địa Lý chung cho học sinh, dựa vào trình
độ của lớp để soạn ra một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn các em
phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng Địa Lý.
Ví dụ 2: Hình thành khái niệm dãy núi Hoàng Liên Sơn khi dạy bài:
Dãy núi Hoàng Liên Sơn hướng dẫn học sinh như sau:
Quan sát “Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ” trang 70, tìm vị trí dãy
Hoàng Liên Sơn.
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Các nhóm
dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam để nhận xét về chiều dài, độ cao của dãy núi,
tìm vị trí và nêu đỉnh cao nhất ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, đồng thời so sánh với
độ cao của các dãy núi khác ở nước ta trên bản đồ.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh cao nhất
nước ta (3143m)

Quan sát dãy núi Hoàng Liên Sơn qua tranh, nêu các đặc điểm của đỉnh,
sườn, thung lũng, độ cao.

Học sinh tự rút ra kết luận
+ Đỉnh núi nhọn như răng cưa.
+ Sườn rất dốc.
+ Thung lũng hẹp và sâu
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao, có đỉnh Phan – xi – păng rất cao.
Từ kết quả trên, yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm về dãy núi Hoàng Liên
Sơn: “Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm giữa sông Hồng và sông Đà,
cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp, sâu. Đỉnh Phan – xi –
10


păng cao nhất nước ta”.
Như vậy, với biện pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh nắm vững các kiến
thức thông qua hệ thống tranh, ảnh trong sách giáo khoa một cách dễ dàng. Các
em khai thác được những kiến thức cần phải lĩnh hội, từ đó giúp các em hình
thành tốt hơn khái niệm, biểu tượng Địa lý của bài học đó.
3.3.2. Củng cố khái niệm, biểu tượng địa lí thông qua khai thác tranh ảnh, băng
hình sưu tầm.
Nếu hình thành biểu tượng, khái niệm Địa lý cho các em đơn thuần chỉ là
những hình ảnh trong SGK thì kiến thức cung cấp cho học sinh chưa phong phú,
chưa tạo được hứng thú tìm tòi, khám phá cho học sinh. Vì thế khi hình thành
biểu tượng, khái niệm Địa Lý ngoài tìm hiểu nội dung kiến thức tranh ảnh trong
SGK giáo viên cần sưu tầm một số tranh ảnh, những đoạn clip phục vụ cho nội
dung kiến thức mà các em cần tìm hiểu hoặc cần củng cố, làm phong phú thêm
nội dung bài học cũng là cho các em dễ hiểu, dễ tiếp thu bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài Một số dân tộc ở Tây Nguyên:
Sau khi học sinh tìm hiểu về trang phục lễ hội xong giáo viên sẽ trình

chiếu cho học sinh xem thêm một số hình ảnh sưu tầm về trang phục và lễ hội ở
nơi đây kết hơp với lời giới thiệu của giáo viên để cho học sinh nhận biết rõ hơn.

Như vậy, trong tất cả các bài học học giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh,
băng đĩa sưu tầm để cung cấp nhiều thong tin bổ ích cho học sinh, đồng thời
cũng làn sáng tỏ các nội dung kiến thức trong bài học. Tăng sự hiểu biết thực tế
cho học sinh. Ngoài ra còn nhằm giúp các em củng cố sâu hơn với những kiến
thức vừa học .

11


3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng Địa lí và nắm
vững mối quan hệ của chúng.
Trong quá trình day học Địa lý phân tích mối quan hệ giữa yếu tố Địa Lý
là một bước rất quan trọng. Nó không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy.
Vì thế giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết xác lập mối quan hệ giữa các hiện
tượng Địa Lý tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội, để các em
thấy được sự tương quan, hỗ trợ giữa các yếu tố Địa Lý. Mặt khác, các em sẽ
làm quen với cách tìm nguyên nhân khi biết kết quả.
Ví dụ: Khi dạy bài: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt
Nam.
Sau khi tìm hiểu bài xong, yêu cầu hoạt động nhóm đôi hoàn thiện bảng
kiến thức tổng hợp dưới đây.
Vùng biển Việt Nam

Khai thác khoáng
sản
Sản phẩm:
Dầu mỏ và

khí đốt

Sản phẩm:
Cát trắng

Đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản
Sản phẩm: Cá

Sản phẩm:
Tôm, bào
ngư…

Khi đã hoàn thành sơ đồ trên yêu cầu các nhóm trình bày nội dung kiến
thức vừa học.
Về việc khái thác dầu mỏ và khí đốt, tính tới nay, nước ta đã khai thác
được hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí phục vụ cả trong nước và
xuất khẩu. Hiện nay ta đã xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh
Quảng Ngãi. Ngoài dầu khí, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu
cho công nghiệp thuỷ tinh ở ven biển Khánh Hoà, Quảng Ninh. Vùng biển nước
ta rất giàu hải sản, có hàng nghìn loài cá, có hàng trăm loài tôm, những loài cá,
loài tôm ngon, nổi tiếng có giá trị như cá chim, cá thu, cá nhụ, tôm hùm, tôm
he…Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể
từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên
Giang.
Từ những ý trên, yêu cầu mỗi cá nhân học sinh điền vào sơ đồ để các em
thấy được nguồn hải sản không phải là vô tận, vì thế ta phải có biện pháp bảo vệ
nguồn hải sản của nước ta.
12



Ba biện pháp bảo vệ nguồn
hải sản của nước ta
Giữ vệ sinh
môi trường
biển

Không xả
rác, dầu
xuống biển

Đánh
bắt, khai
thác hải
sản theo

Như vậy, với cách nắm vững các hiện tượng Địa lý học sinh sẽ dễ dàng
nhận biết được rằng từ vùng biển Việt Nam chúng ta có thể khai thác được nhiều
kháng sản qúy như dầu khí, cát trắng … và cũng là nơi đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản. Từ đó các em hiểu được tầm quan trọng của biển đảo. Biết một số
nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển. Nên cần phải có ý thức bảo vệ môi
trường Biển đảo.
3.5. Biện pháp 5: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giờ học Địa lý .
Do sự phong phú về nội dung của ca dao tục ngữ như: thể hiện được các
đặc sản, các danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của các vùng miền. Nên khi dạy
học Địa lí chúng ta có thể đưa các câu ca dao tục ngữ vào nhằm giúp học sinh dễ
nhớ và nhớ lâu hơn nội dung kiến thức.
Ví dụ 1: Để dạy bài Thành phố Hồ Chí Minh giáo viên có thể sử dụng
một số câu ca dao, tục ngữ nói về những danh lam thắng cảnh, các lễ hội của
thành phố Hồ Chí Minh để củng cố bài hoặc khắc sâu kiến thức cho học sinh

như:
+ Bến Tre biển cá sông tôm,
Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.
+ Bánh tráng Mỹ Lồng,
Bánh phồng Sơn Đốc,
Măng cụt Hàm Luông.

+ Bến Tre nước ngọt lắm dừa,
Ruộng vườn mầu mỡ, biển thừa cá tôm.
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.

Bà Hiền, Tân Thủy hằng hà cá tôm.
Bắp thì Chợ Giữa, mắm bày ven bãi Giồng Khoai, …
Ví dụ 2: Để dạy bài Đồng Bằng Nam Bộ giáo viên có thể sử dụng một số
câu ca dao, tục ngữ như:
+ Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai,
Hết củi đã có Tân Sài chở vô!
13


Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh
Ai qua Phú Hội, phước Thiền (Thành)
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm
Xoài ngon, mít ngọt, chuối, thơm bạt ngàn
Ví dụ 3: Để dạy bài Thành phố Hà Nội giáo viên có thể sử dụng một số
câu ca dao, tục ngữ như:
*Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu

Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
* Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.

* Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

*Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
*Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Như vậy, nếu giáo viên chịu khó tìm hiểu, sưu tầm những câu ca dao, tực
ngữ để đưa vào các tiết dạy về thành phố, vùng miền, lễ hội, khí hậu… sẽ tăng
hứng thú học tập cho học sinh. Và giúp học sinh sẽ dễ dàng nhớ được bài học
bằng cách đọc các bài ca dao, tực ngữ này.
3.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động trò chơi học tập trong tiết học Địa lý.
Nếu một tiết học giáo viên chỉ đơn thuần với các hình thức tổ chức tìm
hiểu trả lời giữa thầy và trò thì sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Học sinh sẽ
không có hứng thú học tập. Vì thế trong các tiết học giáo viên phải sáng tạo để
thiết kế được những trò chơi phù hợp với từng kiến thức và thời điểm. Tăng sự
nhạy bén, phát triển trí thông minh và hứng thú học tập cho học sinh.
Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian
từ 5 đến 10 phút. Với các vật dụng sử dụng dễ làm, đơn giản, hoặc được thiết kế
bằng giáo án điện tử và giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi cụ thể.

Với việc thiết kế một số trò chơi làm thay đổi hình thức hoạt động học
tập, giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn
14


kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi. Sẽ tạo được
hiệu quả cao trong tiết dạy Địa lý.
Trong chương Địa lý lớp 4 với dạng bài nhằm củng cố kiến thức, luyện
tập kĩ năng sau bài hình thành kiến thức mới thì có thể tổ chức một số dạng như
sau:
*Trò chơi 1: "Chọn ô số"
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục đích: Củng cố và mở rộng kiến thức về Thành phố Hồ Chí Minh
Rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát, phát triển kỹ năng trình bày
cho học sinh.
- Thời gian chơi: 5 phút
- Chuẩn bị: 6 bức tranh về Thành phố Hồ Chí Minh có đánh số thứ tự từ 1 – 6
ứng với 6 bức tranh ẩn dưới 6 ô số được chiếu trên màn hình.

1

1

2

3

4

5


6

2

2

1

3

4
15


5

6

Đáp án:
1: Chợ Bến Thành
2: Dinh độc lập
3. Bến cảng nhà rồng
4. 5 . Bưu điện Thành phố
6. Khu du lịch đầm sen
- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi (có thể chia theo dãy bàn). Các
đội bắt thăm để dành quyền ưu tiên trước.
Đại diện của đội thứ nhất đứng tại chỗ chọn một số bất kỳ có trên màn hình,
giáo viên kích vào ô số học sinh lựa chọn sẽ xuất hiện hình ảnh về Thành
phố Hồ Chí Minh , sau đó nhóm thảo luận giới thiệu hình ảnh thể hiện trong

tranh mà các em đang được quan sát trên màn hình. Nếu nói đúng thì được 10
điểm, nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời, nếu đúng thì cũng được
10 điểm. trong cả hai trường hợp trên thì đội thứ hai được quyền chọn ô tiếp
theo.
Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô số đều được chọn. Đội nào nhiều điểm hơn
thì đội đó thắng cuộc.
Với trò chơi này giáo viên sẽ củng cố, mở rộng được một số địa danh, các
khu du lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn rèn trí nhớ, khả năng phát
triển tư duy, và tăng khả năng nhạy bén cho học sinh. Kích thích hứng thú học
tập của các em.
Lưu ý: Trò chơi này có thể vận dụng vào các bài nói về thành phố như bài:
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà lạt, Thành phố cần Thơ, Thành phố Hà
Nội…
*Trò chơi 2: "Giải mã các ô màu"
Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Mục đích: Biết những việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo
Củng cố kiến thức về quy trình sản xuất lúa gạo.
Phát triển tinh thần hợp tác trong công việc.
- Thời gian chơi: 8 phút
16


- Chuẩn bị: 8 bức tranh có đánh số thứ tự từ 1 – 8 ứng với 8 bức tranh ẩn dưới
8 ô màu chiếu trên màn hình.

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Các đội bắt thăm để dành
quyền ưu tiên trước.
Đại diện của đội thứ nhất đứng tại chỗ chọn một màu bất kỳ có trên màn
hình, giáo viên kích vào ô màu học sinh lựa chọn sẽ xuất hiện hình ảnh tương
ứng, sau đó nhóm thảo luận công việc tương ứng thể hiện trong tranh mà các

em đang được quan sát trên màn hình. Nếu nói đúng thì được 10 điểm, nếu nói
sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời, nếu đúng thì cũng được 10 điểm.
trong cả hai trường hợp trên thì đội thứ hai được quyền chọn ô tiếp theo.
Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô số đều được chọn. Đội nào nhiều điểm hơn
thì đội đó thắng cuộc.

17


Với trò chơi này giáo viên sẽ củng cố, khắc sâu, mở rộng được quy trình một
số hoạt động sản xuất của người dân như: Sản xuất lúa gạo, làm muối, dệt lụa...
Ngoài ra còn rèn khả năng hợp tác của học sinh trong nhóm.
* Với dạng bài nhằm ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong các bài
ôn tập có thể tổ chức mọt số trò chơi sau:
*Trò chơi 1: "Du lịch trên bản đồ"
Bài 32: Ôn tập
- Mục đích: Xác định vị trí một số đối tượng địa lý đã học trên bản đồ tự nhiên
Việt Nam.
Rèn kĩ năng nghe, quan sát và phản xạ nhanh.
- Thời gian chơi: 7 phút
- Chuẩn bị:
Lược đồ địa lý tự nhiên việt nam như hình dười đây.
Hai quả chuông nhỏ hoặc hai vật khác dùng để báo hiệu xin trả lời.

6

Sông Hồng

- Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử ra 5 – 6
học sinh tham gia trực tiếp chơi, các em còn lại làm nhiệm vụ cổ vũ và trợ giúp

cho đội mình.
Người trực tiếp chơi của mỗi đội ngồi vào 2 bàn đầu của dãy mình, giáo
viên phát cho mỗi đội một chiếc chuông nhỏ.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ lược đồ treo trên bảng. Khi trò
chơi bắt đầu, giáo v iên vừa nói vừa chỉ trên bản đồ : “ Chúng ta đang ở ô số…”,
người chơi của đội nào rung chuông trước sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời
đúng thì được 10 điểm, nếu nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời,
nếu đúng thì cũng được 10 điểm.
- Khi các ô số ghi trên lược đồ được giải mã hết thì trò chơi kết thúc. Đội nào
nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
** Các ô số ghi trên bản đồ và đáp án:
1. Quần đảo Hoàng Sa
2. Quần đảo trường Sa
3. Sông Hậu
4. Sông Tiền
18


5 Sông Đà
6. Sông Hồng
7. Thủ đô Hà Nội
8. Thành phố Hải phòng
9. Thành phố Huế
10. Thành phố Hồ Chí Minh
Qua trò chơi này giáo viên giúp học sinh củng cố cách định vị trí một số
đối tượng địa lý đã học trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. Rèn kĩ năng nghe, quan
sát và phản xạ nhanh cũng như sự tự tin giao tiếp trước lớp.
*Trò chơi 2: "Hái hoa dân chủ"
Bài 23: Ôn tập
- Mục đích: Củng cố kiến thức về các thành phố lớn ở nước ta.

- Thời gian chơi: 7 phút
- Chuẩn bị: Cây cảnh với nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là 1 câu hỏi.
C©u hái
1: Dßng

2

s«ng nµo
ch¶y qua
thµnh
phè
HuÕ?

1

7

4

3
5

6

- Cách tiến hành:
Các đội lần lượt lựa chọn những bông hoa trên cây, mỗi câu trả lời đúng
trên mỗi câu hỏi ở 1 bông hoa ghi được 10 điểm. Nêu đội nào lựa chọn được
bông hoa may mắn không cần trả lời cũng ghi được 10 điểm. Kết thúc trò chơi
đội nào ghi được nhiều điểm đội đó thắng cuộc.
- Nội dung:

Câu hỏi 1: Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế? (Sông Hương).
Câu hỏi 2: Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm nào? (1999).
Câu hỏi 3: (Bông hoa may mắn)
Câu hỏi 4: Thành phố Đà Nẵng giáp với những tỉnh nào? ( Thừa thiên Huế và
Quảng Nam).
Câu hỏi 5: Bảo táng Chăm nằm ở thành phố nào? (Đà Nẵng).
Câu hỏi 6: "Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai vô tới đó thì không muốn về".

19


"Gạo trắng nước trong" cho biết Cần Thơ có thế mạnh gì?( nhiều lúa gạo và tôm
cá).
Câu hỏi 7: Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi gì khác vào trước năm 1975?
(Sài Gòn, Gia Định).
* Lưu ý: Trò chơi này có thể vận dụng vào tất cả các bài ôn tập hoặc những
bài cần củng cố kiến thức sau mỗi bài học.
Như vậy, việc đưa các trò chơi vào dạy học phân môn Địa lý rất phù hợp
với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, vì lứa tuổi này các em rất thích được chơi.
Nên các trò chơi thực sự thu hút và lôi cuốn học sinh tham gia học tập bởi hình
thức trực quan đẹp, nội dung phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học
sinh.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng giờ
học phân môn Địa lý lớp 4 ở Trường tiểu học Nga Lĩnh đã cho thấy kết quả rất
tốt. Đó là ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc giáo dục về phương pháp, về kiến
thức mà còn đảm bảo được tính vừa sức cho học sinh. Các em đã yêu thích,
hứng thú học các tiết Địa Lý. Bên cạnh đó kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích

bảng số liệu, các mối quan hệ Địa Lý đơn giản… rất thành thạo, nên trong các
tiết thực hành, các bài tập hay các tiết ôn tập được tiến hành tốt và đạt kết qủa
cao, lớp học rất sôi động thông qua hoạt động nhóm, cá nhân… Các em biết vận
dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống trong việc yêu thiên nhiên, con người,
quê hương, đất nước, tôn trọng, bảo vệ môi trường và di sản văn hoá.
Sau một năm học thực hiên tổ chức hướng dẫn học sinh bằng các biện pháp
tôi đã trình bày như trên. Tôi thấy em nào cũng thích học môn Địa lý. Đặc biệt
chất lượng môn Địa lý được nâng lên rõ rệt so với đầu năm.
* Kết quả kiểm tra chất lượng môn Địa lý vào thời điểm tháng 4/2018 như sau:
Điểm 10 – 9

Điểm 8 – 7

Điểm 6 - 5

Tổng số
HS

SL

%

SL

%

SL

27 em


15

55,6

10

37,0

2

%
7,4

Từ kết quả trên cho thấy hiệu quả học tập môn Địa lí được nâng lên, chất
lượng cao hơn hẳn. Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9; 10 cao, không còn học sinh dưới
điểm 5, học sinh ở mức điểm 5; 6 ít. Các em không còn cảm thấy lúng túng,
thiếu tự tin khi gặp những bài tập thực hành. Ngoài ra việc học tập theo cách
trên còn giúp tư duy các em linh hoạt và mạnh dạn tự tin hơn.
III. KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Địa lý ở lớp 4 đã có những thành công nhất
định. Tôi thấy đây là một việc cần thiết trong quá trình dạy và học của mỗi giáo
viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Qua thực tế dạy học
ở trường, Bản thân rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
20


- Trước hết phải khảo sát chất lượng tìm ra những ưu điểm của học sinh
trong lớp để phát huy. Thấy rõ những hạn chế trong việc học tập, lĩnh hội để có
định hướng phụ đạo hợp lí.

- Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, trên cơ sở hệ
thống các bài học cơ bản để lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch và tìm ra các biện pháp bồi dưỡng phù hợp, rõ ràng,
đặc biệt cũng cần quan tâm xây dựng thời gian bồi dưỡng nhất là vào các buổi
hai trong tuần.
- Khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài để đề ra phương pháp và
hình thức dạy học thích hợp, giúp các em hứng thú học tập và dễ tiếp thu bài.
- Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt biết vận dụng các trò chơi học
tập để kích thích sự hứng thú của học sinh.
- Giáo viên cần phải thường xuyên tham khảo các tài liệu có liên qua đến
phương pháp dạy học môn Địa lý lớp 4 để nâng cao năng lực giảng dạy môn học
này.
- Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển hứng thú của học sinh giáo
viên có thể chủ động gây hứng thú cho các em trong học tập. Giáo viên phải biết
tổ chức hoạt động học tập của học sinh sao cho các em cảm thấy có niềm vui
sướng trong hoạt động đó. Khi tổ chức hoạt động nên tránh gây khó khăn, căng
thẳng, cần tiến hành nhẹ nhàng.
Để làm được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên cần thực sự kiên trì, tỉ mỉ,
không nóng vội vì đây là công việc hằng ngày, hằng giờ và đòi hỏi giáo viên
phải có năng lực phát triển bài học, giúp các em có phương pháp học tập tốt.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dạy học phân
môn địa lý lớp 4. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình của các bạn
đồng nghiệp giúp việc dạy học phân môn địa lý nói chung và địa lý lớp 4 nói
riêng đạt hiệu quả cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mai Thị Lan


Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Thủy

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục năm 2005
2. Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục đào tạo và Nghị
quyết Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài trên mạng Enternet.
4. Tài liệu dạy học Địa Lý dành cho giáo viên tiểu học
5. Phương pháp giảng dạy Địa Lý nói chung và Phân môn Địa Lý lớp 4 nói
riêng.
6. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 4.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ tên tác giả: Lê thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Nga Lĩnh

Kết quả
Cấp đánh giá xếp
Năm học
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
loại (Phòng, Sở,
đánh giá xếp
xếp loại
Tỉnh...)
loại
(A,B,C)
1
Một số biện pháp bồi Sở GD&ĐT Thanh
dưỡng học sinh giỏi Hóa
C
2008 - 2009
toán lớp 2
2
Sử dụng công nghệ Sở GD&ĐT Thanh
thông tin vào việc tổ Hóa
C
2011 - 2012
chức trò chơi khi dạy
Địa Lý lớp 4.
3
Kinh nghiệm nâng cao Sở GD&ĐT Thanh
chất lượng giờ học Hóa
C
2014 - 2015

Lịch Sử lớp 5 ở Trường
tiểu học Nga Lĩnh.

23


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ DẠY MÔN ĐỊA LÝ NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA LĨNH

Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nga Lĩnh
SKKN lĩnh vực (môn): Địa lý

24


25


×