Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Béo tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.73 KB, 101 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của bản thân tác giả. Các kết quả trong
Đồ án tốt nghiệp này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên

Vũ Ngọc Dương

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đại học và làm đồ án này,em đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội.


Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình
giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Phương Lan, cô đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần than Núi Béo – VINACOMIN và
công ty Cổ phần Tin học, Công Nghệ, Môi trường Than-Khoáng sản Việt Nam đã giúp
đỡ và tạo điều kiện để cho em hoàn thành đồ án.
Do còn thiếu kinh nghiệm và trình độ, thời gian nghiên cứu có hạn và gặp một số khó
khăn trong quá trình thu thập số liệu nên đồ án của em không thể tránh khỏi thiếu xót,
em kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cũng như tất cả mọi
người để em có thể hoàn thiện kiến thức và kỹ năng tiếp cận thực tế một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên

Vũ Ngọc Dương

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp


Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................7
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................8
3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................8
4. Phương pháp áp dụng.............................................................................................8
5. Cấu trúc đồ án........................................................................................................8
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................10
1.1. Giới thiệu ngành sản xuất than tại Việt Nam....................................................10
1.2. Phân bố trữ lượng than ở Việt Nam...................................................................11
1.3. Phương pháp khai thác than ở Việt Nam...........................................................14
1.4. Các vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác than ở Việt Nam..................15
1.5. Các quy định pháp lý của nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác than....16
1.6. Hoạt động khai thác than tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh......................................18
1.6.1 Tổng quan hoạt động khai thác và đặc điểm than tại Quảng Ninh..............18
1.6.2. Những tác động tới môi trường của hoạt động khai thác than trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh...................................................................................................23
Chương 2: Hiện trạng môi trường mỏ than Núi Béo....................................................26
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu............................................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long.......................................................26
2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực mỏ than Núi Béo.............................................27
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội :................................................................................32
2.3. Thực trạng hoạt động khai thác tại mỏ than Núi Béo........................................35
2.4. Hiện trạng môi trường môi trường tại mỏ than Núi Béo..................................40
2.4.1. Hiện trạng môi trường không khí..............................................................42
2.4.2. Hiện trạng môi trường nước:......................................................................49
2.4.3. Hiện trạng môi trường đất..........................................................................64
2.4.4. Hiện trạng tài nguyên đất, rừng và hệ sinh thái trong khu vực..................69

2.4.5. Hiện trạng chất thải rắn..............................................................................70
2.5. Tổng hợp các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường trong hoạt động sản xuất của
mỏ than Núi Béo......................................................................................................71
2.6. Các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm hiện nay của công ty than Núi Béo............72

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

CHƯƠNG 3: Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
than tại mỏ than Núi Béo.............................................................................................74
3.1. Một số giải pháp quản lý hành chính và vận hành............................................74
3.2. Giải pháp kĩ thuật..............................................................................................75
3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.............75
3.2.2. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn..............................79
3.2.3. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.............................82
3.2.4 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến tài nguyên, môi trường đất và hệ sinh
thái..................................................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................102
KẾT LUẬN............................................................................................................ 102
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................104

SVTH : Vũ Ngọc Dương


Trang 4


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Danh mục bảng

Bảng 1.2: Tài nguyên trữ lượng than Việt Nam - Nguồn :Quy hoạch phát triển
ngành than Việt Nam..............................................................................................8
Bảng 1.6: Chất lượng than địa bàn Quảng Ninh...................................................17
Bảng2.1.2.1: Toạ độ mốc ranh giới mỏ hầm lò Núi Béo......................................24
Bảng2.1.2.2: Tổng hợp nhiệt độ trung bình tháng, năm.......................................28
Bảng2.1.2.3: Tổng hợp số giờ nắng trung bình tháng, năm..................................29
Bảng 2.4.1.1: Vị trí quan trắc môi trường không khí khu vực dự án....................39
Bảng 2.4.1.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực dự án................41
Bảng 2.4.2.1: Vị trí quan trắc môi trường nước mỏ than Núi Béo........................46
Bảng 2.4.2.2: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án
............................................................................................................................. 49
Bảng:2.4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sinh hoạt khu vực
mỏ........................................................................................................................ 53
Bảng 2.4.2.4.: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải khu vực dự án
............................................................................................................................. 56
Bảng 2.4.3.1. Kết quả phân tích chất lượng mẫu đất khu vực dự án....................63
Bảng 2.4.3.2. Thang đánh giá đất theo độ pH......................................................64
Bảng 2.4.3.3.: Thang đánh giá đất theo hàm lượng P2O5......................................64
Bảng 2.4.3.4: Thang đánh giá đất theo hàm lượng K2O.......................................65
Bảng 2.4.3.5: Thang đánh giá đất theo hàm lượng N tổng số...............................66

SVTH : Vũ Ngọc Dương


Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Danh mục hình ảnh

Hình 1.3. quy trình khai khác và tiêu thụ than tại Việt Nam.................................11
Hình 2.3.1. Hình thiết bị vận hành.......................................................................33
Hình 2.3.2. Thiết bị vân hành...............................................................................34
Hình 2.3.3. Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty.................................................36
Hình 2.4.1.1. Biểu đồ khu vực ô nhiễm núi Béo..................................................45
Hình 2.4.2.1. Biểu đồ giá trị pH...........................................................................59
Hình 2.4.2.2. Biểu đồ COD..................................................................................60
Hình 3.2.3.1. Dây chuyền công nghệ của trạm xử lí nước thải mỏ.......................80
Hình 3.2.3.2. cấu tạo bể lọc..................................................................................97

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ môi trường


BVMT

Mỏ than Núi Béo

Mỏ than NB

Quản lý môi trường
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

QLMT

Quan trắc môi trường

QTMT

Tài nguyên và Môi trường

TN&MT

Ô nhiễm môi trường

ÔNMT

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 7

TKV



Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nhanh như hiện nay.Có
nhiều loại năng lượng tái tạo được nghiên cứu và phát triển như: Năng lượng mặt trời,
năng lượng hạt nhân,…. Nhưng các loại năng lượng tái tạo có giá thành cao đòi hỏi chi
phí lắp đặt lớn và vận hành phức tạp. Thì vai trò của ngành than càng trở nên quan
trọng. Càng quan trọng hơn, khi dự báo trong tương lai tới, nguồn than trong nước sẽ
không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng nói chung, sản xuất điện nói riêng và phải
nhập khẩu với khối lượng rất lớn... Vậy, giải pháp nào để đáp ứng đủ nhu cầu nhiên
liệu than cho nền kinh tế đang ngày càng tăng cao (năm 2020: 86 triệu tấn, năm 2025:
121 triệu tấn và năm 2030: 156 triệu tấn). Ngành công nghiệp này hàng năm đóng góp
vào GDP gần 1000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư góp
phần đẩy tiến trình đi lên của đất nước. Xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể
không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài
nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiễm nguồn
nước bao gồm nguồn nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiễm biển ảnh hưởng tới tài
nguyên sinh vật và sức khỏe cộng đồng.
Mỏ than Núi Béo là một trong những khu vực khai thác chính của thành phố Hạ
Long.. Với sản phẩm chính là các loại than phục vụ cho sản suất công nghiệp. Mỏ than
Núi Béo đã cung cấp một lượng than lớn, đáp ứng nhu cầu cho khu vực phía Bắc.
Nhìn chung trong quá trình khai thác, mỏ than Núi Béo đã chú trọng tới công tác bảo
vệ môi trường (BVMT) không khí, nước thải... Các hoạt động phục vụ cho công tác
BVMT của mỏ than vẫn đang được duy trì và thực hiện hàng ngày. Bên cạnh những nỗ
lực của mỏ than Núi Béo nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi
trường cũng vẫn còn nhiều bất cập xảy ra trong khu vực mỏ dẫn đến những hệ lụy tiêu

cực xảy ra với môi trường lân cận xung quanh khu vực của mỏ.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Xuất phát từ vấn đề cấp bách thực tế trên, sinh viên đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường
trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Béo tỉnh Quảng Ninh”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+Là thành phần môi trường tại mỏ than Núi Béo và các khu vực lân cận.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tập trung tại Mỏ than Núi Béo
3. Nội dung nghiên cứu
- Gồm 2 nội dung chính là:
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tại mỏ than Núi Béo
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường tại mỏ than
Núi Béo.
4. Phương pháp áp dụng
- Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Quảng
Ninh, các số liệu thu thập từ Báo cáo QTMT mỏ than Núi Béo – Quý 3/2015, sơ đồ
trạm xử lý nước thải mỏ than Núi Béo và các tài liệu liên quan khác.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng các phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập
được và tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để phục vụ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh.
So sánh hiện trạng môi trường qua số liệu thu được với các quy chuẩn quốc gia.
5. Cấu trúc đồ án

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Với đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp cải thiện môi
trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Béo tỉnh Quảng Ninh” thì nội
dung bao gồm:
-

Phần mở đầu

-

Phần nội dung

Chương 1 : Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Hiện trạng môi trường tại mỏ than Núi Béo
Chương 3 : Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than
tại mỏ than Núi Béo

-

Kết luận và kiến nghị

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1. Giới thiệu ngành sản xuất than tại Việt Nam
 Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi
trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn
gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn
chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thànhthan đá (anthracit).
 Ngành Than là ngành kinh tế chủ lực quan trọng của Việt Nam, bảo đảm nhiên
liệu cho sản xuất công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, thép, xi măng,
phân bón…; thu hút lượng lớn lao động và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ
cho đất nước.
 Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 175 năm. Trong đó, dấu mốc
quan trọng là khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập năm 1994, Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao vốn, giao tài nguyên, trữ lượng than cho Tổng
công ty để chủ động thăm dò, khai thác và bảo vệ. Năm 2005, Tổng Công ty
Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam được tổ chức lại dưới
hình thức Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), hoạt động với các
đơn vị thành viên theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

 Trữ lượng than của nước ta tập trung 67% tại Quảng Ninh. TKV hiện có khoảng
30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu
tấn đến trên 3 triệu tấn/năm, gồm: Cao Sơn, Cọc Sáu, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo.
Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn
trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm,
Dương Huy.
 Tập đoàn TKV giao cho các công ty con quản lý tài nguyên, trữ lượng than.
Hàng năm, các công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp đồng giao nhận
thầu khai thác, sàng tuyển than. Lợi nhuận của các công ty khai thác than chịu
ảnh hưởng trực tiếp của định mức lợi nhuận do TKV quy định và gián tiếp bởi

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

những yếu tố khác, gồm có sản lượng xuất khẩu, giá xuất khẩu và giá bán than
trong nước (khoảng 3% doanh thu).
1.2. Phân bố trữ lượng than ở Việt Nam
 Theo Quy hoạch ngành than cho thấy, tổng tài nguyên - trữ lượng than của nước
ta, tính đến 31-12-2015 là 48,8 tỷ tấn, trong đó than đá 48,4 tỷ, than bùn 0,34 tỷ
tấn. Tài nguyên và trữ lượng huy động vào quy hoạch là 3,05 tỷ tấn, trong đó
than bùn 0,06 tỷ tấn. Nguồn than đồng bằng Sông Hồng, tuy được đánh giá có
tiềm năng lớn, nhưng chưa thể đưa vào quy hoạch. Sản lượng khai thác than cả
nước có thể đạt: Năm 2015: 55 triệu tấn; năm 2020: 60 triệu tấn; 2030: 70 triệu
tấn.

Bảng 1.2: Tài nguyên trữ lượng than Việt Nam - Nguồn :Quy hoạch phát triển ngành
than Việt Nam
Đơn vị: 1.000 tấn
Trữ

Tài nguyên

lượng
TT

Khu
vực

Tổng số

Chắc
111+121
+122

Tổng

chắn

211+22 222+33
1 +331

I

Tin cậy Dự tính


2

333

Dự báo

334a

334b

Tài nguyên và trữ lượng than toàn ngành
Bể

1

than 6.287.07 2.218.61 4.068.46
Đông

7

7

0

109.452 394.958

1.585.05 1.460.98
0

8


518.012

Bắc
Bể
2

than 42.010.8
sông

42.010.8

04

04

524.871 954.588

Hồng

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 12

1.432.84 39.098.5
3

02



Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Các
3

mỏ
than

206.255 41.741 164.514 51.559 73.967 32.345

6.643

37.434

37.434

10.238

18.956

336.382

336.382

133.419 106.611 96.352

nội địa
Các

mỏ
4

than
địa

8.240

phươn
g
Các
5

mỏ
than
bùn

Tổng cộng

48.877.9 2.260.35 46.617.5
52

II

8

94

161.011


1.137.45 2.686.83 3.015.78 39.616.5
3

4

2

14

Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch
Bể

1

than 2.172.78 1.200.85
Đông

7

8

971.929 54.834 135.706 409.686 119.697 252.006

Bắc
Bể
2

than
sông


670.000

670.000

184.000 486.000

Hồng
Các
3

mỏ
than

123.007 22.175 100.832 30.241 45.080 21.611

3.900

25.862

8.615

nội địa
4

Các

25.862

10.015


mỏ

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 13

7.232


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

than
địa
phươn
g
Các
5

mỏ
than

58.245

58.245

32.021 15.992 10.232

bùn

Tổng cộng

3.049.90 1.223.03 1.826.86
1

3

8

85.075 222.822 638.521 628.444 252.006

 Than ở Việt Nam có 5 loại chính: Than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn
lửa dài, than nâu
Than Antraxit (than đá)
Trữ lượng loại than này được thống kê có 3,5 tỷ tấn trong đó khu vực Quảng Ninh
trên 3,3 tỷ tấn, 200 triệu tấn còn lại phân bố ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương,
Bắc Giang….
Than mỡ.
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa
chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ
Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình,…nhưng với trữ lượng khá nhỏ.
Than bùn.
Than bùn ở nước ta nằm rải rác từ Bắc tới Nam nhưng chủ yếu tập trung ở đồng
bằng sông Cửu Long với hai mỏ than lớn là U – Minh – Thượng và U – Minh –
Hạ. Cụ thể: Đồng bằng Bắc Bộ: 1650 triệu m 3; Ven biển miền Trung: 490 triệu m 3;
Đồng bằng Nam Bộ: 5000 triệu m3.
Than ngọn lửa dài

SVTH : Vũ Ngọc Dương


Trang 14


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), trữ lượng địa chất trên 100 triệu
tấn là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong hóa, dễ bốc cháy khi đổ
đống lớn và gặp mưa nhỏ khí suynphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường.
Than nâu.
Than nâu tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn. Theo
đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng
và công nghiệp hóa học.Tuy nhiên việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa
hình, dân cư trong vùng và phương thức khai thác.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

1.3. Phương pháp khai thác than ở Việt Nam
Quy trình khai thác và tiêu thụ than tại các công ty than Việt Nam

Hình 1.3. quy trình khai khác và tiêu thụ than tại Việt Nam

-

Thăm dò tài nguyên: Công ty chủ động xây dựng phương án thăm dò khai thác
than và trình Tập đoàn phê duyệt. Sau khi được Tập đoàn phê duyệt và cấp vốn,
Công ty sẽ tiến hành thăm dò, tìm nguồn than mới.

-

Thiết kế khai thác: Sau khi thăm dò thành công nguồn than, Công ty xây dựng,
thiết kế kế hoạch khai thác trình Tập đoàn phê duyệt.

-

Xây dựng cơ bản:
 Đối với khai thác hầm lò: Thi công đào đường mở vỉa, hình thành các lò
chợ khấu than
 Đối với khai thác lộ thiên: Mở vỉa bằng đường hào để tiếp cận các vỉa
than, hình thành các gương xúc than

-

Khoan nổ mìn: Nguồn than nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi công ty phải khoan
nổ bằng mìn để bóc tách lớp đất đá bao phủ.

-

Bốc xúc đất đá, than nguyên khai: Sau khi công đoạn khoan nổ, lớp đất đá bóc
tách sẽ được bốc xúc để lộ ra nguồn than.

SVTH : Vũ Ngọc Dương


Trang 16


Đồ án tốt nghiệp
-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Vận tải than – đất: Than sau đó sẽ được chuyển đến nhà máy sàng để thực hiện
sàng tuyển, chế biến thành từng loại theo yêu cầu của khách hàng.

-

Tiêu thụ: Than thành phẩm sẽ được đem đi lưu kho hoặc vận chuyển đến tới
khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Ngành khai thác than ở Việt Nam có 2 loại : Khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò
-

Khai thác lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp
đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Khai thác than lộ thiên thường
khai thác các mỏ than nằm cạn trong đất hoặc lộ ở các sườn núi. Khai thác lộ
thiên tạo điều kiện cho sử dụng khoa học kỹ thuật cao, sử dụng các máy cơ khí,
ít tốn sức người, ít nguy hiểm.

-

Khai thác hầm lò thường được sử dụng khi các quặng than ở sâu trong lòng đất
không thể sử dụng phương pháp lộ thiên để khai thác. Khai thác các mỏ này

vừa tốn kém (làm hầm, thông gió hầm...), khó vận dụng khoa học kỹ thuật, chủ
yếu dùng sức người, nguy hiểm cháy nổ, sập hầm, ngạt khí...

1.4. Các vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác than ở Việt Nam
-

Không hoạt động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ
thiên hay khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những
vùng đất lân cận.

-

Khai thác than theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá hủy
phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô
nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay
đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và
quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái
phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn.

-

Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều
đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa
dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 17



Đồ án tốt nghiệp
-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất
thải và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ.
Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và
sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho
khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ
được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế
như nông nghiệp, thủ công nghiệp đều sẽ phải di dời.

-

Ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước quanh khu vực khai thác mỏ. Chất lượng
nước sông, suối có thể bị giảm do axít mỏ chảy tràn, thành phần độc tố vết, hàm
lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn
phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng
có thể thải trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và
chứa những thành phần độc tố vết.

-

Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục
bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã dùng nguồn nước mặt và nước ngấm cần
thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai thác hầm
lò cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không
cần nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than.


-

Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ
thiên. Những tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi
nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi
hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được
nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ,
tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ.
1.5. Các quy định pháp lý của nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác
than

-

Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Ban khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014 và chính
thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp
-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Luật Đất đai 2003 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa I, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.


-

Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

-

Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước Cồng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

-

Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014

-

Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010.

-

Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.


-

Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản
và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp
phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng
cửa mỏ khoáng sản.

-

Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 07/07/2009 của Bộ Công Thương quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

-

Nghị quyết của Bộ chính trị số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

-

Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp

-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về
cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt
động khai thác khoáng sản.

 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường:
+ QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh
+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất độc hại trong không khí xung
quanh
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp
+ QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất
+ QCVN08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
+ QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
+ QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
+ Quyết định 3733/2002: Quyết định của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu
chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

1.6. Hoạt động khai thác than tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh
1.6.1 Tổng quan hoạt động khai thác và đặc điểm than tại Quảng Ninh
-

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều
loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả

nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi... 90%
trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc
điểm hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm.

-

Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ
Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.Tuy nhiên, hoạt

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến
nhiều lĩnh vực
-

Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV trữ lượng than tại Việt
Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm
thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả
nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Quảng Ninh tập trung khoảng 67%
trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp khoảng 200 ngàn tấn/năm.

-


Bể than antraxit Quảng Ninh có trữ lượng và tiềm năng lớn có thể đáp ứng
yêu cầu của sản xuất trong nước và xuất khẩu. Than Antraxit là loại than có
trữ lượng và tiềm năng lớn của Việt Nam. Than Antraxit được phân bố gần
như khắp miền Bắc và miền Trung nước ta. Các mỏ than Antrxit tại Quảng
Ninh được thăm dò như sau:
 Được thăm dò phần nông từ lộ vỉa đến – 150 có nơi đến 300m,Và được khảo sát- tìm kiếm từ -300m đến đáy tầng
than.
 Tổng trữ lượng và tiềm năng ước đạt được:
o

Từ lộ vỉa ÷ - 300m đạt 3.773 triệu tấn.

o Từ

-300 ÷ -1000m đạt 5.361 triệu tấn.

Chất lượng than tại đại bàn tỉnh Quảng Ninh rất tốt:

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Bảng 1.6: Chất lượng than địa bàn Quảng Ninh

Chỉ số phân tích


Ký hiệu

Từ

Đến

Trung bình

Độ ẩm ( % )

W pt

3,23

4,66

3,80

Độ tro (% )

Ak

16,70

20,70

17,50

Chất bốc (%)


Vk

7,10

8,19

7,62

Nhiệt lượng kcal/kg

Qk

8120

8510

8300

Lưu huỳnh (%)

S chg

0,54

0,55

0,54

Cacbon (%)


Cc

91,40

93,08

91,89

Hydro (%)

Hc

3,63

4,12

4,,03

Tỉ trọng

d

1,49

1,60

1,52

Về khai thác than lộ thiên:
-


Theo thông kê, sản lượng khai thác tự nhiên trong nhưng năm qua chiếm khảng
60-70% tổng sản lượng khai thác của toàn ngành than. Hiện nay, Quảng Ninh
có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khai thác trên dưới 2 triệu tấn than nguyên
khai/ năm( Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao sơn và Đèo Nai); 15 mỏ lộ thiên vừa
và các công trường khai thác lộ thiên do các công ty khai thác hầm lò quản lý
với công xuất năm từ 100.000-700.000 tấn than nguyên khai. Ngoài ra, còn có
một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản lượng khai thác hàng năm dưới
100000 tấn than nguyên khai.

-

Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thông hào mở vỉa bám vách vỉa
than. Thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gàu ngược kết hợp với máy xúc
EKG. Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc
một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu được đổ ra bãi thải ngoài. Trong
những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng ở hầu hết
các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2-27 độ.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp
-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Hiện nay, các mỏ lộ thiên đã được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc, vận

tải trung bình tiên tiến. Ở các mỏ lộ thiên lớn như:Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu,
Cao sơn và Đèo Nai phục vụ dây chuyền bốc đất đá là máy khoan CБЩ250МИ, khoan thủy lực với đường kính 110-200mm, máy xúc kéo cáp chạy
điện EKG có dung tích gàu 4,6-8 m3, máy xúc thủy lực có dung tích gàu 3,56,7m3, ô tô tự đổ có tải trong từ 30-58 tấn gồm các chủng loại: Belaz, Komatsu,
Caterpillar... Ở các mỏ và khai trường khai thác lộ thiên vùa và nhỏ, phục vụ
cho công tác bốc đất đá và khai thác sử dụng đồng bộ thiết bị vừa và nhỏ gồm:
Máy khoan dập thủy lực, đường kính lỗ khoan 75-120mm, máy xúc thủy lực
gầu ngược dung tích 1,5-2,0 m3 cùng ô tô tải trọng 12-15 tấn.

Một số mỏ than khai thác lộ thiên lớn:
-

Than Hà Tu (HNX: THT) Hiện tình hình khai thác than của than Hà Tu (HNX:
THT) đã tới giới hạn, trữ lượng không còn nhiều khi mà công ty đã họat động
khai thác trên 100 năm. Thêm vào đó, thực trạng quản lý điều hành của công ty
cũng không còn hiệu quả như trước nữa, trữ lượng còn lại chỉ khoảng 25 triệu
tấn. Mặc dù TKV có điều chỉnh kế hoạch khai thác cho năm nay, tăng từ 40
triệu tấn lên 43 triệu tấn, tuy nhiên THT không có kế hoạch điều chỉnh sản
lượng tiêu thụ của mình (2.2 triệu tấn).

-

Than Núi Béo (HNX: NBC) NBC được đánh giá cao về trữ lượng cũng như
chất lượng than. Sau khi TKV nâng mức sản lượng khai thác cho năm 2009 lên
43 triệu tấn thì NBC cũng đăng ký nâng mức tiêu thụ than từ 4.5 triệu tấn lên
4.8 triệu tấn. NBC khai thác để phục vụ xuất khẩu là chính .

-

Than Cọc Sáu (HNX: TC6) Với trên 100 năm khai thác, hiện nay trữ lượng còn
lại của TC6 là không nhiều, chỉ còn khoảng 33 triệu tấn. Thời gian khai thác

còn lại khoảng từ 8-10 năm, TC6 không được đánh giá cao về tiềm năng do trữ
lượng các mỏ than đã gần cạn kiệt.

-

Than Cao Sơn (HNX: TCS) Đây là một trong những công ty được đánh giá khá
cao về chất lượng than và trữ lượng dồi dào khoảng 170 triệu tấn (đủ khai thác
trong 70 năm nữa với công suất khai thác tại thời điểm này). Theo đánh giá
TCS là một trong những mỏ có chất lượng than tốt.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp
-

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Than Đèo Nai (HNX: TDN)

Về khai thác than hầm lò:
-

Hiện nay, cả nước có trên 30 mỏ than hầm lò đang hoạt động. Trong đó, có 8
mỏ có trữ lượng lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, với sản lượng
tương đối lớn: 900-1300 ngàn tấn/năm. Các mỏ còn lại có sản lượng khai thác
dưới 500 ngàn tấn/năm.


-

Sơ đồ mở vỉa trên mức thông thủy là lò bằng xuyên vỉa, dưới mực thông thủy tự
nhiên là giếng nghiêng kết hợp với lò bằng và chỉ có duy nhất Công ty than
Mông Dương là mở vỉa băng giếng đứng.

-

Hệ thống khai thác phổ biến nhất là cột dài theo phương- Chiều dài lò chợ khi
thai thác chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là 100-150m, sản lò
chợ là 100-150 ngàn tấn/năm; khi chống gỗ là 60-100m, sản lượng 50-60 ngàn
tấn/năm.

-

Ngoài ra hiện đang sử dụng một số hệ thống khai thác như: Chia lớp ngang
nghiêng, khai thác dưới dàn mềm đối với các vỉa dốc trên 50°, song những nghệ
này chưa hoàn thiện, năng xuất thấp.

-

Hiện nay, toàn vùng Quảng Ninh có một lò chợ cơ giới hóa toàn bộ, bước đầu
cho kết quả tốt, sản lượng đạt 200 ngàn tấn/năm.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp


Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

1.6.2. Những tác động tới môi trường của hoạt động khai thác than trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh
Hoạt động khai thác, kinh doanh than là một phần tất yếu của đời sống vật chất, kinh
tế vùng mỏ. Tuy nhiên cũng do hoạt động khai thác than của các mỏ ngày càng nâng
công suất khiến môi trường nơi đây bị tổn hại nghiêm trọng.
-

Ô nhiễm nguồn nước:

 Tình hình chung: Trong thời gian trước đây theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho
thấy nước mặt cũng như nước ngầm ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, đáp ứng
nhu cầu phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Nhưng hiện nay,hoạt động khai thác ở
các khu mỏ làm ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng, chủ yếu là các
hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp.
 Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi
ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn
vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.


Nước thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trường
sống, lao động của những người dân đến tệ hại. Độ pH của nước thải mỏ luôn
dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP từ 1,7 – 2,4
lần, có nơi lên tới hơn tám lần. Nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến môi sinh sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm
mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước…

 Tình hình ô nhiêm ở một số địa phương:

o Vùng Hòn Gai - Cẩm Phả: Nước ở đây đã thay đổi cơ bản giàu ion
sunfat, giảm ion bicacbonat, mang tính axit.Nguồn nước bị suy giảm cả
về chất lượng và trữ lượng. Kết quả điều tra tại 150 giếng khoan, mạch
lộ với kết quả 64 mẫu nước cho thấy, nguồn nước đã bị ô nhiễm đặc biệt
là nhiễm bẩn Nitơ. Nguồn nước ở đây bị cạn kiệt, hiện 100% số hộ dân
trong thôn không có nước sạch để dùng.

SVTH : Vũ Ngọc Dương

Trang 25


×