Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 4 về các kiểu câu ở trường THTHCS trí nang, huyện lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.19 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT "CÁC
KIỂU CÂU" TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
Ở TRƯỜNG TH VÀ THCS TRÍ NANG - HUYỆN LANG
CHÁNH -TỈNH THANH HÓA.

Người thực hiện: Cao Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và THCS Trí Nang
SKKN thuộc lĩnh vực (Phân môn): Luyện từ và câu

THANH HÓA, NĂM 2019


I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học mục tiêu của dạy học Tiếng Việt là phát triển
năng lực giao tiếp cho học sinh phát triển các kĩ năng đọc, nghe - nói, viết là các
kĩ năng sử dụng Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất, gần bằng một nửa tổng
thời lượng của các môn học để tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để
mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị tri thức nền và phát triển các kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó
dạy cho học sinh, cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm
phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn.
Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn
ngôn ngữ của mình. Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng


như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp
xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Với mục tiêu
dạy học Tiếng Việt như trên, tôi thấy phân môn luyện từ và câu đóng vai trò hết
sức quan trọng trong giáo dục làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới,
có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt, cùng
các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa.
Với nội dung phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 khá đa dạng và phong phú
cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ,
đặt câu (nói, viết). Như chúng ta đã biết chương trình Tiếng Việt lớp 4 học sinh
được học các kiểu câu chia theo mục đích nói gồm (Câu kể; Câu hỏi; Câu cảm;
Câu khiến) không phải học sinh nào cũng dễ dàng xác định hay nhận dạng, phân
biệt ngay được các kiểu câu. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh hàng ngày, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn
nhầm lẫn khi xác định các kiểu câu trong đoạn văn, đặt câu, viết đoạn văn có sử
dụng các kiểu câu còn rất nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh tránh nhầm lẫn hoặc giảm được nhầm lẫn,
khi xác định các kiểu câu là vấn đề khiến tôi băn khoăn trăn trở. Với những lý
do trên, tôi đã chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học
sinh học tốt "Các kiểu câu" trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
nhằm giúp học sinh có hứng thú khi học tập phân môn Luyện từ và câu đặc biệt
là Các kiểu câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu rèn kĩ năng sử
dụng vốn từ, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu của học sinh lớp 4 là mục
2



đích quan trọng hơn nữa giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài học một
cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức và góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng ở bậc Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp giúp học sinh học tốt "Các kiểu câu" trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 4 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trí Nang, huyện
Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong khi dạy phân môn luyện từ và câu có thể sử dụng rất nhiều phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách
kham khảo...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Học sinh quan sát, phỏng vấn, phân
tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp luyện tập theo mẫu: Sử dụng phương pháp này giúp học
sinh từ các mẫu câu cụ thể tìm hiểu vận dụng vào các đơn vị lời nói theo mẫu.
- Phương pháp thực hành giao tiếp: Với phương pháp này không chỉ
hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá
trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh
- Phương pháp khảo sát thực tế: Sử dụng phương pháp này vào việc khảo
sát qua bài làm của học sinh để tìm ra lỗi sai để khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng môn học.
Tùy vào nội dung kiến thức từng dạng bài mà giáo viên sử dụng phương
pháp giảng dạy học sao cho phù hợp để tạo cho tất cả học sinh đều được tham
gia thực hành theo khả năng tiếp thu của mình để từng bước vươn lên đạt chuẩn
kiến thức kĩ năng của phân môn.

3



II. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong tư bản luận, Các Mác đã từng nói: "Cùng với lao động và ngôn
ngữ, loài người là nhân tố quyết định sự phát triển của mình”. Vậy con người và
xã hội loài người phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ văn minh hiện đại phải kể
đến yếu tố quan trọng là ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng tư
duy. Ngôn ngữ là công cụ hiện thực của tư duy. Vì thế tư duy và ngôn ngữ có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt sẽ
giao tiếp tốt. Trong việc đào tạo con người, việc cung cấp kỹ năng và sử dụng
ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện để tư duy chiếm lĩnh kiến thức.[ ]
Lê-Nin đã từng khẳng định: “Ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người”. Con người sống thành xã hội. Trong xã hội nhất thiết
phải có sự giao tiếp để con người trao đổi thông tin, biểu đạt tâm tư, nguyện
vọng và cảm xúc. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của xã hội loài người.
Con người học ngôn ngữ từ tuổi còn thơ và suốt cuộc đời không ngừng trau dồi
ngôn ngữ cho chính mình. Con người học ở nhà trường và chính trong cuộc
sống. Nhưng ở nhà trường con người được học ngôn ngữ một cách hệ thống và
chuẩn mực nhất.[ ]
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân
môn này, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, đúng chính tả.
Phân môn Luyện từ và câu vận dụng các hiểu biết về kĩ năng về tiếng Việt do
các phân môn khác mang lại, rèn luyện hoăc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn
thiện chúng. Để làm được một bài tập Luyện từ và câu, học sinh phải hoàn thiện
cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt
vào quá trình viết bài. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó
được học sinh hoàn thiện và nâng cao dần. Vậy để rèn kĩ năng sử dụng vốn từ,
kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu cho học sinh hiểu thế nào là câu kể,
câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. Biết cách đặt các loại câu, viết được đoạn văn.
Nhận biết các loại câu, các dấu kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than) và nghĩa của câu, tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để học sinh mở

rộng vốn kiến thức và củng cố các dạng bài tập. Mà việc xác định phương pháp
tổ chức một tiết dạy như vậy là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình
dạy học hết sức quan trọng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Nhà trường đã quan tâm chú trọng đến chất lượng học tập của học sinh.
Hàng năm nhà trường thường tổ chức thi giao lưu học sinh có năng khiếu trong
đó có phần kiến thức phân môn "Luyện từ và câu" tạo cho học sinh môi trường
giao tiếp để học sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các
kiến thức cơ bản về Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ
đó nâng cao các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh.
a. Đối với giáo viên:
- Phân môn "Luyện từ và câu" là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn
học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến

4


tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó
khăn.
- Một số giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu và khai
thác kiến thức tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án,
gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc, ít sáng tạo, chưa thu hút lôi
cuốn được học sinh, chưa quan tâm đến việc mở rộng, phát triển, chưa giúp học
sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt
- Vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi thường xuyên đưa
ra để thảo luận về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích để phát
triển, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và nâng cao chất lượng đại trà.
b. Đối với học sinh:
- Học sinh chưa nắm rõ về nội dung chương trình.

- Học sinh chưa nắm rõ về cách trình bày cấu trúc của tiết luyện từ và câu.
- Một số em chưa nắm chắc về khái niệm các kiểu câu.
- Một số em chưa biết cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn và hoàn chỉnh về
các kiểu câu..
- Một số học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng, nhận diện
phân loại được các kiểu câu khi áp dụng vào thực hành đôi khi còn nhầm lẫn, tư
duy một số em còn hạn chế nên các em đều nghĩ rằng đây là phân môn vừa
"khô" vừa "khó" nên chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu phân môn này.
- Trong thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất
trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài
không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc,
thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
- Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải
đổi mới phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ
đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao
tiếp.
Với thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra khảo
sát 23 học sinh lớp 4B, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trí Nang phân môn
" Luyện từ và câu". Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%

4B
23
3
13%
11
48%
9
39%
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số giải pháp để giải
quyết các vấn đề được nêu ở trên nhằm giúp học sinh học tốt "Các kiểu câu" như
sau:
*Giải pháp 1: Nắm vững nội dung chương trình.
Nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được sắp xếp xen
kẽ các bài mở rộng vốn từ với các bài học có nội dung lí thuyết. Qua các bài lí
5


thuyết, các em được cung cấp kiến thức từ dễ đến khó nhằm cung cấp các kiến
thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: Câu hỏi (tuần
13,14,và 15), Câu kể (tuần 16,17,19,20,22, 24,25 và 26 - bao gồm các kiểu câu
Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì?), Câu khiến (tuần 27, 29), Câu cảm (tuần 30).
Dạng bài tập: nhận diện các kiểu câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục
đích cho trước; lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; luyện sử
dụng câu trong các tình huống khác nhau.
* Mục đích giúp học sinh nắm vững nội dung chương trình của mạch kiến
thức các kiểu câu chia theo mục đích nói.
*Giải pháp 2: Nắm vững cách trình bày, cấu trúc.
Như vậy những tiết luyện tập gồm 3 - 4 bài tập. Còn các bài cung cấp kiến
thức mới đều có cấu trúc giống nhau gồm 3 phần: Nhận xét và Ghi nhớ; kết luận

Phần nhận xét được dẫn dắt đưa ra ngữ liệu chứa hiện tượng ngôn ngữ
cần nghiên cứu. Đó là những câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn. Tiếp theo các
câu gợi ý giúp học sinh tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng
được khảo sát. Giáo viên phải dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi
này. Trả lời đúng học sinh sẽ phát hiện ra những tri thức cần phải học, những
quy tắc cần ghi nhớ.
Phần ghi nhớ là kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ phần nhận xét.
Đó cũng chính là nội dung lí thuyết và các quy tắc sử dụng câu cần cung cấp cho
học sinh. Học sinh cần ghi nhớ nội dung này. Giáo viên phải có biện pháp dạy
học để học sinh không chỉ học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết
chắc chắn. Khi dạy phần này, giáo viên cần phải chốt lại những nội dung quan
trọng bằng một ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Ngay cả dạy học phần Ghi
nhớ là phần luôn có sự tương tác của giáo viên và học sinh toàn lớp, giáo viên
cũng không nên đi sâu vào giảng giải lí thuyết.
Phần luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã
học gồm một số kiểu bài tập.
Giáo viên luôn chú ý hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập,
làm bài theo mẫu hoặc giải quyết các bài tập theo cá nhân, nhóm. Sau đó tổ chức
đánh giá kết quả làm bài của học sinh để củng cố, uốn nắn kịp thời.
* Với giải pháp này giúp các em có thể tự tìm hiểu, nội dung, cách trình
bày của bài học mới giáo viên chỉ cần gợi ý hướng dẫn để học sinh chiếm lĩnh tri
thức cần đạt của từng nội dung bài học.
*Giải pháp 3: Nắm chắc lí thuyết về “Các kiểu câu".
a. Câu hỏi:
+ Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi
mình.
VD: Mẹ ơi, sắp ăn cơm chưa? (Đây là câu hỏi để hỏi người khác)
Tại sao mình lại quên nhỉ? (Đây là câu hỏi tự hỏi mình)
- Khi hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...) Khi viết, cuối câu

hỏi có dấu chấm hỏi (?)

6


+ Dùng câu hỏi vào mục đích khác như: Thái độ khen, chê; Sự khẳng định, phủ
định; Yêu cầu, mong muốn.
+ Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi: Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép
lịch sự. Cụ thể là:
- Cần thưa gửi, xưng hô, cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
- Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
b. Câu kể:
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới
thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người.
Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.
Câu kể có các cấu trúc như sau:
Các kiểu câu kể

Câu Ai là gì?
Giới thiệu hoặc nêu
nhận định.
Dùng là + danh từ
hoặc cụm danh từ
làm vị ngữ, trả lời
câu hỏi là gì?
Ví dụ:
- Mẹ em là giáo viên.

Câu Ai làm gì?
Kể về hoạt động.

Dùng động từ hoặc
cụm động từ chỉ hoạt
động làm vị ngữ trả
lời câu hỏi Làm gì?
Ví dụ:
- Em bé múa hát.
- Đàn trâu đang gặm
cỏ.

Câu Ai thế nào?
Miêu tả đặc điểm,
trạng thái. Dùng tính
từ hoặc cụm tính từ,
động từ hoặc cụm
động từ chỉ trạng thái
làm vị ngữ trả lời
Thế nào?
Ví dụ:
- Bé ngủ say.
- Về khuya, cảnh vật
im lìm.

c. Câu khiến
Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...của
người nói, người viết với người khác.
Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
Ví dụ: Thanh hãy đi học đi!/ Cả lớp hãy mở cửa ra.
*Cách đặt câu khiến: Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách
sau:
- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải...vào trước động từ.

M: Em đừng ngồi quá lâu trước máy vi tính.
- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,...vào cuối câu.
M: Các bạn hãy cố lên!
- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,...vào đầu câu.
M: Xin bố cho con tiền mua một quyển sổ ạ!
- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến
M: Đề nghị các bạn giữ trật tự.

7


d. Câu cảm:
- Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục,
đau xót, ngạc nhiên,...) của người nói.
- Các từ ngữ: ôi, chao, chà,... đứng trước: M: Ôi, Thác Ma Hao đẹp quá!
- Các từ lắm, quá, thật đứng cuối câu: M: Lan Hương hát hay thật!
- Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
* Với giải pháp này giúp học sinh nắm vững lí thuyết về các kiểu câu
giúp các em xác định các kiểu câu một cách dễ dàng với độ chính xác tương đối
cao.
* Giải pháp 4: Dạy thực hành “các kiểu câu"
* Dạng 1: Câu hỏi
Để học sinh nắm vững lý thuyết, giáo viên cần sử dụng nhiều phương
pháp dạy học có hiệu quả. Đặc biệt trong các tiết thực hành giáo viên cần để học
sinh được ôn luyện, kiểm tra, đánh giá, kỹ năng, xác định và sử dụng đúng kiểu
câu giáo viên có thể áp dụng các bài tập sau:
Ví dụ 1: Bài 3 và 4 - Trang 137 - TV4 - tập 1 học sinh phải tìm được các từ
nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.
a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?

c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Bài 4: Đặt câu có từ và cặp từ nghi vấn ở bài tập 3
Từ nghi vấn
Đặt câu
Có phải – không?
Có phải cậu học lớp 4B không?
phải không?
Cậu muốn đi chơi với chúng tớ, phải không?
à?
Bạn thích chơi đá bóng à?
Ở bài này học sinh dễ dàng tìm được các từ nghi vấn nhưng đến bài tập 4
khi đặt câu với mỗi từ nghi vấn vừa tìm được ở bài tập 3 thì học sinh chỉ đặt câu
hỏi mà không có từ nghi vấn. Để giải quyết vấn đề này tôi yêu cầu học sinh đọc
lại các câu hỏi ở bài tập 3 và chỉ ra các từ nghi vấn: có phải - không?; phải
không?; à? và đồng thời khắc sâu kiến thức câu hỏi dùng để hỏi những điều
chưa biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi là để tự
hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn hoặc cặp từ nghi vấn. Khi viết,
cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Ví dụ 3: Bài tập 3 - trang 143 - TV4 - tập 1 hãy nêu một vài tình huống có
thể dùng câu hỏi để:
Tình huống
Đặt câu
a. Tỏ thái độ khen, Khen: Sao bạn có thể viết được chữ đẹp đến như vậy?
chê
Chê: Sao con rửa tay rồi mà vẫn bẩn như vậy?
b. Khẳng định, phủ Trời hôm nay nắng nhỉ? Hút thuốc lá nhiều cho hư phổi à?
định
c. Thể hiện yêu
Mong muốn: Em muốn sang nhà Hồng chơi. Em thưa với
cầu, mong muốn

mẹ: "Mẹ ơi, con muốn sang nhà Hồng chơi có được không?"
Yêu cầu: Em gái em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc
8


em đang đang chăm chú học bài. Em bảo:" Em ra ngoài cho
chị học bài được không?
Qua bài tập này học sinh biết dùng câu hỏi vào mục đích khác như: Thái
độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định, yêu câu, mong muốn trong những tình
huống khác nhau. Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý khác nhau. Trong khi nói, viết
các em cần sử dụng linh hoạt để cho lời nói, câu văn thêm hay và lôi cuốn người
đọc, người nghe hơn.
Ví dụ 2: Bài 2 - Trang 153 - TV4 - tập 1 Đọc thầm đoạn văn và So sánh các
câu hỏi trong đoạn văn: Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn
những câu hỏi khác không? Vì sao?
Đáp án:
Các câu các em hỏi nhau
Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì
cụ không?
- Chắc là cụ bị ốm?
- Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
- Hay cụ đánh mất cái gì?
- Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ?
Vậy trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu các bạn hỏi
cụ già. Các em cần so sánh để thấy được câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp
hơn câu hỏi mà các bạn - tự hỏi nhau không? Qua bài tập này củng cố khắc sâu
cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị,
thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi
là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền

lòng người khác.
Ví dụ 4: (BTNC - lớp 4) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới
đây:
Câu
Đáp án
a. Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập Cái gì dập dờn trước gió?
dờn trước gió.
b. Bác sĩ Hoa là một người đức độ, Bác sĩ Hoa là người thế nào?
hiền từ mà nghiêm nghị.
c. Bé rất ân hận vì bé không nghe lời ? Bé ân hận vì sao?
mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp
d. Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho đi Bao giờ mẹ cho con đi chơi công viên
chơi công viên nước.
nước?
Ở ví dụ trên học sinh chỉ biết nhận biết được các bộ phận in đậm nhưng
để đặt được các câu hỏi cho bộ phận in đậm thì rất khó khăn nên tôi đã gợi ý câu
a "Cái gì dập dờn trước gió?" sau đó các câu còn lại học sinh hiểu và làm bài
đạt kết quả cao hơn.
Ví dụ 5: (BTNC - lớp 4) Viết một đoạn văn ngắn thuật lại việc em mua đồ
chơi ở cửa hàng bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho em xem một cái ô tô
chạy bằng dây cót mà em thích. Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích
đề nghị, yêu cầu. (Em Đồng Thị Thu Hiền lớp 4B đã viết)
9


Hôm thứ bảy tuần trước, em được bố cho đi siêu thị để mua quần áo.
Bỗng em nhìn thấy ở gian hàng bán đồ chơi có một chiếc ô tô chạy bằng dây cót
giống của bạn Phi mà em rất thích. Em liền kéo tay bố lại gần gian hàng và nói
với cô bán hàng:
- Cô làm ơn cho cháu xem chiếc ô tô chạy bằng dây cót kia một chút được

không ạ?
Cô mỉm cười và lấy chiếc ô tô đó cho em xem.
* Học sinh biết thuật lại việc em mua đồ chơi là một cái ô tô chạy bằng
dây cót. Biết viết đoạn văn có dùng câu hỏi (Cô làm ơn cho cháu xem chiếc ô tô
chạy bằng dây cót kia một chút được không ạ?) nhằm mục đích đề nghị, yêu cầu
trong khi viết đoạn văn.
* Dạng 2: Câu kể
Trong chương trình ngoài bài “Câu kể” có tính khái quát chung, học sinh
còn được học kĩ hơn về câu kể "Ai làm gì? Ai thế nào?; Ai là gì" ở những tiết
đầu, khi mới học về câu kể Ai làm gì? Đa số học sinh đều xác định tương đối
đúng kiểu câu này. Nhưng khi học tiếp sang kiểu câu Ai thế nào? và Ai là gì? thì
việc xác định các câu kể trong một đoạn văn nhiều em nhầm lẫn chẳng hạn hai
câu sau đây là hai câu kể kiểu "Ai làm gì?" Nhưng đa số học sinh xác định hai
câu sau là câu kể Ai thế nào?
Câu 1: Đàn voi bước đi chậm rãi.
Câu 2: Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đầu.
Lưu ý: Để giúp học sinh phân biệt 2 kiểu câu Ai thế nào? và Ai làm gì?
nếu học sinh nhầm lẫn:
+ Câu Ai thế nào? cho ta biết tính chất, trạng thái của sự vật.
+ Câu Ai làm gì? Cho ta biết hành động của sự vật.
+ Các câu Đàn voi bước đi chậm rãi và Người quản tượng ngồi vắt vẻo
trên chú voi đầu đều là kiểu Ai làm gì? vì có động từ bước đi, ngồi làm vị ngữ
trả lời câu hỏi làm gì? Các tính từ Chậm rãi vắt vẻo không trả lời câu hỏi như
thế nào? mà chỉ miêu tả cho hoạt động của bước đi và ngồi.
Ví dụ 1: Bài tập 3 - trang 161- TV4 - tập 1 phần nhận xét
Ba – ra – ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu nói:
-Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
Là một câu kể nhưng lại kết thúc bằng dấu hai chấm do nó có nhiệm vụ
báo hiệu: Câu tiếp theo là lời của nhân vật ba – ra ba. Như vậy việc sử dụng dấu
hai chấm ở đây chịu sự chi phối của một quy tắc khác - quy tắc báo hiệu chỗ bắt

đầu lời nhân vật. Từ sự so sánh đó giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu
kể cho học sinh cả về nội dung và dấu hiệu hình thức.
Ví dụ 2: Bài 1a - trang 24 - TV4 - Tập 2:
Đọc đoạn văn sau và tìm các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn:
“ (1) Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. (2) Căn nhà trống
vắng. (3) Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. (4) Anh Khoa hồn nhiên,
xởi lởi. (5) Anh Đức lầm lì ít nói. (6) Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.”
Đoạn văn gồm 6 câu được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Sau khi xét từng câu,
các em sẽ nhận ra những câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn trên gồm 6 câu. Tuy
10


nhiên, với câu 1, nhiều học sinh vẫn nhầm là câu kể "Ai làm gì?" vì có vị ngữ
thứ 2 chỉ hoạt động (lần lượt lên đường). Kết quả khẳng định câu 1 là câu kể Ai
làm gì? Là có căn cứ. Vì vậy giáo viên cần giải thích rõ để các em hiểu câu "Rồi
những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường" Câu văn này có hai vị
ngữ, vị ngữ thứ nhất trả lời câu hỏi "Ai thế nào?" (lớn lên) và vị ngữ thứ hai trả
lời câu hỏi Ai làm gì? (lần lượt lên đường). Nhưng vì vị ngữ chỉ đặc điểm (lớn
lên) đặt trước nên toàn câu trả lời cho câu hỏi "Ai thế nào?"
Gặp những trường hợp khó xác định đó là kiểu câu gì như câu 1, giáo viên
cần có những gợi mở giúp học sinh phát hiện và đi đến kết luận đầy đủ, chính
xác. Như vậy các em cũng dễ dàng khắc sâu kiến thức và vận dụng linh hoạt
trong khi làm bài.
Ví dụ 3: So sánh chủ ngữ, vị ngữ của 3 kiểu câu Ai làm gì? Ai thế
nào? Ai là gì?
Từ việc nhận ra sự khác nhau của chủ ngữ ngữ, vị ngữ trong 3 kiểu câu kể
nói trên. Tuy nhiên, trước khi khắc sâu sự khác biệt này, một yêu cầu quan trọng
là giúp học sinh biết xác định đúng chủ ngữ - vị ngữ, tôi thường cho các em đặt
câu hỏi cho mỗi bộ phận hoặc xây dựng một hệ thống câu hỏi mở. Chẳng hạn
xác định chủ ngữ - vị ngữ của câu kể Ai thế nào? Sau đây:

Câu: “Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng
nhanh nhẹn hơn nhiều”
Hỏi: Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Con gì giống con ngỗng cụ nhưng nhanh
nhẹn hơn nhiều? (“Nó” - tức con đại bàng đã nói ở các câu trên).
Hỏi: Vậy trả lời cho câu hỏi “con gì?” là bộ phận nào? (Bộ phận chủ ngữ)
- Tương tự giáo viên hỏi: từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi: Nó như thế nào?
(giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều).
- Hỏi: Trả lời cho câu hỏi như thế nào là bộ phận gì? (Bộ phận vị ngữ do 2
cụm tính từ (Tính từ giống, nhanh nhẹn)
Cách trình bày:
Khi chạy trên mặt đất, nó/giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh
nhẹn hơn nhiều).
CN
VN
Làm mẫu một câu như vậy, các câu khác, học sinh có thể làm được. Đối
với cụm từ “Khi chạy trên mặt đất”, nếu giáo viên không đặt những câu hỏi như
trên để học sinh xác định chủ ngữ - vị ngữ thì sẽ có nhiều học sinh nhầm cụm từ
này là chủ ngữ vì các em chưa học thành phần phụ trạng ngữ. Khi đó, giáo viên
lưu ý học sinh về dấu hiệu hình thức giữa chủ ngữ và vị ngữ không có dấu phẩy
ngăn cách, cụm từ này là 1 bộ phận phụ của câu chúng ta sẽ học. Để khắc sâu
kiến thức của ví dụ trên tôi yêu cầu học sinh phân biệt ba kiểu câu (bằng cách
nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu).

11


Kiểu câu

Định
nghĩa


Ai làm gì?
- CN trả lời câu hỏi:
Ai (con gì)?
- VN trả lời câu hỏi:
Làm gì?
- VN là động từ, cụm
động từ.
- Chúng em học bài.
- Cô giáo giảng bài.

Ai thế nào?
- CN trả lời câu hỏi:
Ai (cái gì, con gì)?
- VN trả lời câu hỏi:
Thế nào?
- VN là tính từ, động
từ cụm tính từ, cụm
động từ
- Lan luôn dịu dàng.
- Bên đường cây cối
xanh um.

Ai là gì?
- CN trả lời câu hỏi:
Ai (cái gì, con gì)?
- VN trả lời câu hỏi:
Là gì?
- VN thường là danh
từ, cụm danh từ.


- Bạn Hoa là lớp
trưởng lớp em.
Ví dụ
- Cô Thủy là giáo
viên dạy giỏi cấp
huyện.
Nhìn vào bảng trên ta thấy giữa vị ngữ trong câu Ai làm gì? Và câu Ai thế
nào? Có điểm giống nhau là chúng đều do động từ, cụm động từ tạo thành. Vì
vậy giáo viên lưu ý học sinh vị ngữ trong câu Ai làm gì? Do động từ cụm động
từ tạo thành biểu thị hoạt động của sự vật, còn vị ngữ trong câu Ai thế nào? Do
động từ, cụm động từ tạo thành biểu thị trạng thái của sự vật.
Ví dụ 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu kể sau đây.
Câu: Sóng thôi vỗ, sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
- Chủ ngữ là: Sóng
- Vị ngữ là: thôi vỗ dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Đây là câu kể Ai thế nào? Song rất nhiều học sinh nhầm lẫn xác định đây
là câu kể kiểu câu Ai làm gì? Vì các em cho rằng vị ngữ “ thôi vỗ dồn dập vô bờ
như hồi chiều” là cụm từ động từ biểu thị hoạt động (vỗ sóng). Tuy nhiên, động
từ là trung tâm của cụm trên là từ “thôi” (chỉ trạng thái của sự vật).
Trong trường hợp khó xác định kiểu câu kể như câu văn trên, giáo viên có
thể thể đưa ra dẫn chứng để minh họa. Chẳng hạn: Hãy xác định kiểu câu kể của
hai câu sau:
Câu 1: Sóng thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Câu 2: Sóng vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Bên cạnh việc đưa ra hai câu kể trên đây, giáo viên có thể giúp học sinh
phân tích để hiểu nghĩa “thôi vỗ sóng” đối lập với "vỗ sóng”. Từ đó, học sinh sẽ
nhận định một lần nữa câu 1 là câu kể kiểu Ai thế nào? Câu 2 là câu kể kiểu Ai
làm gì? Và không còn phân vân khi kết luận câu “sóng thôi vỗ sóng vào bờ như
hồi chiều” là câu kể Ai thế nào?

Trong 3 kiểu câu kể được học, dựa vào dấu hiệu hình thức học sinh dễ
nhận biết nhất là câu kể kiểu Ai là gì? Vì trong câu này thường có từ “ là: nối
giữa chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh những câu
kể Ai là gì? Dùng để nhận định cũng có khi từ “ là” không phải là chiếc cầu nối
giữa chủ ngữ và vị ngữ mà nó nằm trong bộ phận vị ngữ như câu sau:
Cả hai ông/ đều không phải là người Hà Nội. (câu nhận định)
CN
VN

12


Ông Năm/ là dân ngụ cư của làng này. (Câu giới thiệu)
CN
VN
Đặc biệt khi hướng dẫn giáo viên cần lưu ý cho học sinh trong câu văn
trên có từ “ là” song không phải là câu kể Ai là gì?. Chẳng hạn câu sau:
Tàu nào// có hàng cần bốc// là cần trục//vươn tới.
CN 1
VN 1
CN2
VN 2
Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu này không trả lời cho câu hỏi Ai?
Là gì?. Từ “ là” ở đây chỉ dùng để nối hai vế câu (giống như từ “ thì”). Nó đều
tả một sự việc có tính quy luật, hễ tàu cần hàng là cần trục vươn tới.
Linh hoạt khi đặt câu hỏi và khẳng định kết quả trả lời của học sinh:
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt từng đối tượng học sinh khi khai thác
ngữ liệu hoặc tổ chức luyện tập. Chẳng hạn câu hỏi 3 (phần nhận xét - bài “câu
kể Ai làm gì?” trang 6 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của
bộ phận chủ ngữ. Giáo viên có thể thay thế bằng câu hỏi: chủ ngữ chỉ gì? (chỉ

người, chỉ con vật, chỉ cây cối...). Từ đó giáo viên khái khát: Chủ ngữ của câu kể
Ai làm gì? Thường chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối.
Hoặc ở bài: “Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? câu hỏi 4 phần nhận xét (trang
29 - Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Giáo
viên chuyển thành câu hỏi: Vị ngữ trong các câu trên chỉ gì? (sau khi học sinh
trả lời giáo viên gợi mở để học sinh khái quát. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Thường chỉ (hay thương biểu thị) đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
Mỗi khi đặt câu hỏi học sinh trả lời giáo viên chưa vội khẳng định ngay
kết quả trả lời đó là đúng hay sai mà có thể thử nghiệm kết quả của 2 - 3 học
sinh để các em có thời gian ngẫm xem kết quả trả lời của mình như vậy đã đúng
hay sai do các em không tập chung chú ý nghe giảng, khi giáo viên gọi trả lời,
được bạn khác nhắc nhở các em liền trả lời theo ý của bạn. Vì vậy tôi thường
kiểm tra học sinh bằng cách đối chiếu kết quả. Ai đồng ý với ý kiến của bạn A?
Ai đồng ý với ý kiến của bạn B?. Cũng có lúc hơn 90 % số học sinh đồng ý với
một ý kiến sai do em học sinh trả lời câu hỏi đó là một học sinh có năng khiếu,
còn ý kiến đúng lại là của một học sinh hoàn thành. Điều đó cho thấy việc nắm
bắt kiến thức của các em chưa chắc chắn mà phần nào còn dựa vào cảm giác.
Khi gặp trường hợp này, tôi thường dùng các câu hỏi gợi mở để dần dần học
sinh nhận thức đúng vấn đề, không khẳng định kết quả đúng, sai trước mà tự các
em qua việc trả lời câu hỏi dẫn đến thay đổi ý kiến và nhận thức đúng vấn đề
hơn.
Ví dụ 5: Bài tập 1- trang 37 - TV4 - tập 2: Tìm chủ ngữ của câu kể Ai thế
nào? Trong đoạn văn tả chú chuồn chuồn nước của nhà văn Nguyễn Thế Hội
trong đó có câu:
“ Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.”
Kết quả bài làm của học sinh có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tập trung chủ
yếu 2 ý kiến sau:
Cái đầu //tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
CN


13


Cái đầu //tròn và hai con mắt//long lanh như thủy tinh.
CN 1
CN 2
Sau khi học sinh trình bày ý kiến xác định chủ ngữ câu trên, giáo viên chưa
khẳng định kết quả đúng.
- Hỏi: Bạn nào đồng ý với ý kiến thứ nhất?
- Bạn nào đồng ý với ý kiến thứ hai?
Qua thực tế giảng dạy ở lớp thì có tới 70% học sinh đồng ý với cách xác
định chủ ngữ như ý kiến thứ nhất. Thấy được sự thiếu chính xác giáo viên liền
đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
? Câu văn trên thông báo mấy ý? Đó là những ý gì? (2 ý: ý 1 Cái đầu tròn; ý 2
hai con mắt sáng long lanh như thủy tinh)
? Trong câu trên tác giả tả cái gì có hình tròn? Cái gì long lanh như thủy tinh?
(Cái đầu tròn, hai con mắt long lanh như thủy tinh)
? Bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Cái gì?’ gọi là chủ ngữ hay vị ngữ (chủ ngữ)
? Vậy câu trên có mấy chủ ngữ? (2 chủ ngữ là: Cái đầu tròn và hai con mắt)
Vậy ý kiến thứ nhất xác định chưa đầy đủ, ý kiến thứ 2 là đúng. (Vì theo về
cấu tạo, nó là một câu ghép đẳng lập có hai vế câu (2 cụm chủ vị) đặt song song
với nhau.
Ví dụ 6: Luyện viết đoạn văn:
Đây là công đoạn quan trọng giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo khi
biết vận dụng những kiến thức đã học để viết thành văn bản. Để giúp học sinh
viết đúng đoạn văn có kiểu câu kể theo yêu cầu đề bài giáo viên thường giúp học
sinh nắm chắc yêu cầu đề bài, hình dung ra nội dung đoạn văn sẽ viết, sau đó lựa
chọn viết câu mở đoạn, chọn cách kể đoạn thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của
mình. Các câu còn lại vừa phải đảm bảo yêu cầu đề bài, vừa mang tính lô gic.
Bài tập 3 - Trang 16 - TV4 - tập 2.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em.
Trong đó dùng câu kể Ai làm gì?
Đầu tiên yêu cầu học sinh tự đọc thầm đề bài, xác định yêu cầu đề bài, tự
gạch dưới từ ngữ quan trọng.
Tiếp theo yêu cầu học sinh suy nghĩ viết câu mở đoạn cần có tính khái quát
(chẳng hạn: Hàng tuần, cứ vào thứ hai là tổ em làm công việc quen thuộc đó
là trực nhật lớp)
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh có hướng kết đoạn đúng.
Chẳng hạn sau khi làm trực nhật xong, em thấy lớp học như thế nào? Hoặc vì
sao em thấy vui khi lớp học sạch sẽ?)
Phần thân đoạn giáo viên đặt câu hỏi có dạng như: em đã làm những việc gì?
Mỗi bạn trong tổ đã làm những việc gì?
Cuối cùng gọi học sinh đọc kết quả bài làm và chỉ rõ câu kể Ai làm gì?.
Học sinh tự nhận xét đánh giá, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất lớp.
Bài viết của em Nguyễn Hoàng Thanh lớp 4 B như sau:
Sáng thứ hai tuần qua, các bạn tổ em đến trường thật sớm để trực nhật
lớp. Linh và Mai quét nền lớp. Huy và Kiệt kê lại bàn ghế, lau bảng và bàn cô

14


giáo. Còn em và bạn Phương thì sắp xếp lại tủ đựng sách vở cuối lớp cho ngăn
nắp. Chẳng mấy chốc chúng em đã làm xong mọi việc.
Cũng tương tự cách hướng dẫn trên đây, học sinh làm bài tập 2- trang 37
TV4 tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích
trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào? Em Lê Mai Phương lớp 4B
đã viết:
Em thích nhất là quả dưa hấu. Hình dáng thon dài trông thật đẹp. Vỏ
ngoài xanh mướt, nhẵn bóng. Bên trong, ruột đỏ như son, hạt đen như hạt na.
Dưa hấu ngọt lịm.

Bài tập 3 Trang 98: Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện
Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể"
Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Em Phạm Thị Thu Thùy lớp 4B đã viết:
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Ông hiền từ, nhân hậu nhưng rất
cứng rắn, cương quyết. Cuối cùng, bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển
hung hãn.
Sau khi học sinh viết xong đoạn văn yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn để
nhận xét (nội dung đoạn văn; các kiểu câu; liên kết của các câu trong đoạn).
nhằm mục đích củng cố kiến thức và chỉ ra trong đoạn văn đó có sử dụng ba
kiểu câu kể.
+ Câu 1: Là kiểu câu Ai là gì? dùng để nhận định về bác sĩ Ly.
+ Câu 2: Là kiểu câu Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly
+ Câu 3: Là kiểu câu Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly.
Với cách hướng dẫn trên, còn có nhiều bài viết khác của học sinh đã để
lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Thâm tâm tôi thấy mừng vì khi dạy cho học sinh
xác định các kiểu câu kể còn giúp các em biết nhận định, đặc điểm tính cách
hành động rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu để viết đoạn văn giàu hình ảnh và
cảm xúc theo đúng yều của đề bài..
*Dạng 3: Câu khiến
Ví dụ 1: (BTNC lớp 4) Tìm và ghi lại các câu khiến trong các bài tập đọc
đã học Trong quán ăn " Ba cá bống" (TV4 - Tập 1 - Trang 158); Ga - vrốt ngoài
chiến lũy (TV4 - Tập 2 - Trang 80); Vương quốc vắng nụ cười (TV4 - Tập 2 Trang 132)
Trong quán ăn " Ba cá
bống"
- Kho báu ở đâu, nói ngay!
- Nói mau!

Ga - vrốt ngoài chiến lũy
- Vào ngay!
- Tí ti thôi! - Ga vrốt nói.


Vương quốc vắng nụ
cười
- Dẫn nó vào! Đức
vua phấn khởi ra
lệnh.

*Để học sinh làm được bài tập này tôi yêu cầu học sinh đọc thầm các bài
tập đọc và nắm vững phần lý thuyết câu cầu khiến được dùng để yêu cầu các em
trả lời câu hỏi giải đáp bài tập. Cuối câu thường dùng dấu chấm. Còn các câu
khiến trong truyện kể, bài thơ, bài tập đọc thường có dấu chấm than ở cuối câu.

15


Ví dụ 2: Chuyển các câu kể thành câu khiến:
- Hà đi học.
- Thanh đi lao động.
- Ngân chăm chỉ.
-Giang phấn đấu học giỏi.
* Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu (Cho học sinh nhận
xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm các từ "đi", "phải", "hãy" ứng với lời yêu cầu
ở mức nặng, nhẹ tùy thuộc vào mỗi lời yêu cầu).
- Hà đi học! (Yêu cầu nhẹ nhàng)
- Hà phải đi học! (yêu cầu bắt buộc)
- Hà hãy đi học! (yêu cầu mang tính ra lệnh)
Ví dụ 3: Đặt câu khiến theo các yêu cầu dưới đây:
Yêu cầu
a. Câu khiến có hãy ở trước động từ.


Đặt câu
Bạn hãy làm bài tập đi!

b. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. Mong các em làm bài thật tốt!
c. Câu khiến có từ đừng (hoặc: chớ, phải, nên) ở Con đừng ngồi quá lâu trước
trước động từ làm vị ngữ.
máy vi tính.
d. Câu khiến có từ lên (hoặc: đi, thôi) ở cuối câu. Các bạn hãy cố lên!
Tóm lại: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm
các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ và cuối câu dùng dấu chấm
than.
Ví dụ 4: (30 đề ôn luyện TV cuối bậc tiểu học).
Cách sử dụng từ ngữ, câu văn của tác giả ở đoạn văn dưới đây có gì đặc
biệt? hãy nêu cảm nhận của em về nội dung đoạn văn đó.
"Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách của
con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch.
Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên
mặt trận đầy gian khổ ấy"
(Trích - lời khuyên của bố - A - mi - xi)
Yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu và xác định cách sử dụng từ ngữ và cảm
nhận của em về nội dung trên tác giả sử dụng nhiều câu cầu khiến (câu mệnh
lệnh) mang tính chất kêu gọi và thuyết phục với các từ hãy, hỡi: Hãy coi sự ngu
dốt là thù địch; hỡi người chiến sĩ; sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát...(lời
khẳng định). Ông bố gọi con là người chiến sĩ (nâng cao tinh thần trách nhiệm
của con người) gọi lớp học là chiến trường. Đã là người chiến sĩ trên chiến
trường thì chỉ có chiến đấu và chiến thắng không bao giờ chịu lùi bước và thất
bại. Lối so sánh ẩn dụ của tác giả làm tăng sức thuyết phục trong lời khuyên của
ông bố đối với người con: Phải học, học nữa, học mãi dù sự học tập có gian nan
vất vả.


16


Li ca b khuyờn ngi con lm chỳng ta suy ngh v trỏch nhim hc
tp ca mi ngi.
* Dng 4: Cõu cm (cõu cm thỏn)
Ví dụ 1: Bi tp 2 - trang 121 - TV 4 - Tp 2 Chuyn cỏc cõu k sau
thnh cõu cm.
Cõu k
Cõu cm
Con mốo ny bt A, con mốo ny bt chut gii quỏ!
chut gii.
Con mốo ny bt chut gii tht!
Ch, con mốo ny bt chut gii lm!
Tri rột
ễi, tri rột quỏ!/ễi chao, tri rột quỏ!Ch, tri rột quỏ!
Bn Ngõn chm ch. Bn Ngõn chm ch quỏ!Bn Ngõn tht l chm ch!
Bn Giang hc gii. Bn Giang hc gii lm!
bi tp trờn hc sinh bit chuyn cỏc cõu k thnh cõu cm thỡ mt s
hc sinh cũn lỳng tỳng nờn tụi yờu cu hc sinh c li ghi nh v yờu cu hc
sinh nờu li cỏc t ng nh: ễi, chao, ch, tri; quỏ, lm, tht .... thờm cui
cõu, u cõu hoc gia cõu v khi vit, cui cõu cm thng cú du chm than
(!) Kt qu hc sinh lm bi tt.
Ví dụ 2: Bi tp 3 - Trang 121 -TV4 -Tp 2 Những câu cảm sau
đây bộ lộ cảm xúc gì?
Theo tôi phần này tôi cho học sinh làm việc cá nhân sau
ú giỏo viờn cho hc sinh nờu cỏc cm xỳc ca ba cõu theo gi ý di õy.
Bc 1: Nhn xột ý ngha ca cõu cm.
Bc 2: Tỡm cm xỳc ca mi cõu.
Bc 3: Rỳt ra kt lun chung v cõu cm.

Cõu
Cm xỳc bc l
a. ễi, bn Bc l cm xỳc mng r. (Hụm nay c lp em c i tham
Nam n kỡa! quan Vin bo tng Quõn i. Mi ngi u tp trung ụng
, ch thiu bn Nam. Tt c núng lũng ch i, bng mt bn
nhỡn thy nam t xa ang i li bốn kờu lờn: ễi, bn Nam n
kỡa!
Bc l cm xỳc thỏn phc. (Cụ giỏo ra cho c lp mt cõu
b.,bn Nam tht khú, ch mi mỡnh bn Nam gii c. bn hi thỏn phc
tht lờn: , bn Nam thụng minh quỏ!
thụng minh
quỏ!
c. Tri, tht Bc l cm xỳc ghờ s. (Em xem mt trớch on phim kinh d
l kinh khng! ca M trờn ti vi, thy mt con vt quỏi d, em tht lờn: Tri,
tht l kinh khng!
*Vi gii phỏp ny ỏp dng vo thc hnh giỳp hc sinh nhn bit c
cỏc kiu cõu; t cõu hi cho b phn in m, t cõu hi trong mt tỡnh hung
c th; phõn bit ch ng, v ng; luyn vit on vn ca 3 kiu cõu Ai lm gỡ?
Ai th no? Ai l gỡ?
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Đề khảo sát
Câu 1: Đọc Truyện "Có một lần" Tiết 4 trang 164 tìm trong bài Câu hỏi, câu kể,
câu cảm, câu cầu khiến:
Đáp án:
Câu hỏi: Răng em đau, phải không?
Câu kể: Có một lần trong giời tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm./Thế là
má sưng phồng lên./Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi

như vậy nữa.
Câu cảm: Ôi, răng đau quá!/Bộ rằng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi.
Câu khiến: Em về nhà đi!/Nhìn kìa!
Câu 2: Với nòng cốt câu (bộ phận chủ ngữ và vị ngữ): "Bé ngoan", "Mẹ về" em
hãy viết thành các câu kể, câu hỏi, câu khiến và câu cảm.
Đáp án:
Các kiểu câu

"Bé ngoan"

"Mẹ về"

Câu kể

Bé rất ngoan.

Mẹ về rồi.

Câu hỏi

Bé có ngoan không?

Mẹ đã về chưa?

Câu cầu khiến

Bé ngoan đi nào!

Mẹ về đi mẹ!


Câu cảm
Bé ngoan quá!
A, mẹ đã về!
Thông qua diễn biến chất lượng phân môn Luyện từ và câu sau khi áp
dụng đề tài này thật đáng phấn khởi. Tôi thấy kết quả được nâng cao hơn so với
thực trạng trước khi chưa áp dụng. Đây là kết quả của một quá trình phấn đấu
của cô giáo và học sinh lớp 4 trường Tiểu học và THCS Trí Nang huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng phân môn Luyện từ và câu đi lên rõ rệt đã
góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và
của tổ chuyên môn trong nhà trường.
Kết quả đạt được cuối năm học 2018 - 2019 của 23 học sinh lớp 4 trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Trí Nang như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
4B

23

13

56,5%


10

43,5%

18


III. Kết luận, kiến nghị:

3.1. Kết luận:
Muốn có nhiều giờ học tốt đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc
điểm tâm lý của học sinh, phải có cái tâm yêu nghề, mến trẻ không ngại khó,
không ngại khổ mà phải đầu tư suy nghĩ, tích cực sáng tạo, tìm tòi cái mới để
dạy, nghiên cứu đưa ra những phương pháp dạy học tích cực thì mới đem đến
kết quả cao trong giờ dạy. Vì vậy tôi luôn nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy để đưa
ra phương pháp và hình thức dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh
trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trí Nang. Đặc biệt luôn lấy học sinh làm
trung tâm; khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Có
như vậy các em mới nhớ kỹ; nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Đặc biệt
tôi rất chú ý đến thời điểm, thời lượng tung ra các dạng bài tập phù hợp với tổ
chức một số trò chơi học tập để khuyến khích sự hứng thú của học sinh tìm ra
được những điều lý thú trong đó.
Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau để kiểm tra; đánh giá tình
hình học tập của học sinh. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh học
sinh về kết quả học tập của các em. Biết thông cảm và chia sẽ với những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức cho học sinh có năng khiếu thường xuyên
kiểm tra; kèm cặp, giúp đỡ học chưa hoàn thành để cùng nhau học tập tốt hơn.
Vì vậy nên bước đầu đã có những kết quả hoàn thành và hoàn thành tốt
trong môn Tiếng Việt phần “Các kiểu câu” ở lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng nhân

rộng ra trong những năm tiếp theo.
3.2. Kiến nghị:
+ Về phía phụ huynh: Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu
của chương trình.
+ Về phía giáo viên: Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tự
tích lũy kinh nghiệm duy trì tốt công tác dạy và học như đã đạt được trong
những năm học tiếp theo.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi dạy học sinh lớp 4B rất mong được sự
góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm được
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội
dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Cao Thị Hà

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 hiện hành.
2. Sách nâng cao Tiếng Việt lớp 4 Tác giả: Lê Phương Nga
3. Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt lớp 4 (Dự án mô hình trường
học mới)
4. 30 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối bậc tiểu học Tác giả: Lê Phương Nga; Lê Hữu
Tỉnh; Phạm thế Sâm; Nguyễn Trí


20


PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC&THCS TRÍ NANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trí Nang, ngày 15 tháng 4 năm 2019

DANH MỤC
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cao Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Và THCS Trí Nang
huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh)

Kết quả đánh

giá xếp loại
(A, B, C)

Năm học đánh giá xếp
loại

1

Kinh nghiệm rèn chữ viết Cấp huyện
hoa cho học sinh lớp 2.
Cấp tỉnh

2

Hướng dẫn học sinh lớp
3 giải toán có lời văn.
Hướng dẫn học sinh lớp
4 học tốt phần từ loại
Hướng dẫn học sinh lớp
2 giải toán có lời văn dạy
theo mô hình VNEN

Cấp huyện

Cấp huyện A Năm học: 2008-2009
Cấp tỉnh C số 12 QĐ/ SGD&ĐT
ngày 5/1/2010.
Cấp huyện C Năm học: 2010 - 2011

Cấp huyện


Cấp huyện B Năm học: 2011 - 2012

Cấp huyện
Cấp tỉnh

"Hướng dẫn một số trò
chơi toán học lớp 2 theo
mô hình VNEN ở trường
tiểu học Giao An, huyện
Lang Chánh"

Cấp huyện

Cấp huyện A Năm học: 2014 - 2015
Cấp tỉnh C Quyết định số 753/
QĐ- SGD&ĐT ngày
03/ 11/2014.
Cấp huyện B Năm học: 2016 - 2017
Quyết định số 229/
QĐ- PGD&ĐT ngày
18/05/2017.

3
4

5

Người lập
Cao Thị Hà

21


22



×