Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập hộ gia đình Việt Nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.98 KB, 25 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LONG GIANG

Ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân
hàng đến thu nhập hộ gia đình Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 9340201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí
Minh

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Hằng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh vào hồi:……giờ….. ngày…..
tháng …..năm 2019



Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Thư viện Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống Kê năm 2016, tỷ lệ người dân sống ở khu
vực nông thôn của Việt Nam chiếm khoảng 68%, tương đương 61,2 triệu người. Do
vậy, nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây. Trong đó, điều tiết thị trường tín dụng ngân hàng được xem là
chính sách quan trọng của Chính phủ giúp xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn mà
hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp là chủ yếu. Cụ thể, Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn hay Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương
trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch,…đã được thực thi. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở nông thôn lại gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng nói chung và tiếp cận tín dụng ngân hàng
nói riêng.
Về mặt lý thuyết và nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam có liên
quan ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng lên thu nhập của hộ gia đình cho
thấy còn tồn tại nhiều kết quả trái ngược. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp cận tín
dụng có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của hộ gia đình (Đinh Phi Hổ và Đông
Đức, 2015; Li và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng
tiếp cận tín dụng không cải thiện thu nhập của hộ (Phan Thị Nữ, 2013; Takahashi và
cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả lấp đầy các khe hở nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tác giả lựa chọn thời điểm nghiên cứu là năm 2014 và 2016 để loại

bỏ cú sốc về khủng khoảng kinh tế năm 2008 làm ảnh hưởng lên tính bền vững của
các hệ số ước lượng. Đây là điểm mới về phạm vi thời gian nghiên cứu mà các
nghiên cứu trước chưa cập nhật.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong sự khác biệt (DID)
kết hợp hồi quy dữ liệu gộp (Pooled-OLS) để đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của tiếp
cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình mà ít sử dụng phổ biến tại Việt
Nam (Đinh Phi Hổ và Đông Đức, 2015).
Thứ ba, hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ
thống tại Việt Nam đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng mà sử dụng nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận được tín dụng
phi ngân hàng nhằm đánh giá một cách toàn diện các yếu tố kiểm soát khác như đặc
điểm tài chính và tín dụng của hộ gia đình.
Thứ tư, một khe hở nghiên cứu khác mà nghiên cứu sẽ lấp đầy đó chính là
phạm vi mẫu rộng với 598 hộ gia đình trong 61 tỉnh/thành phố từ bộ Bộ dữ liệu Điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của năm 2014 và năm 2016 được
nghiên cứu lặp lại. Do đó, kết quả ước lượng sẽ mang tính tin cậy hơn với mẫu nhỏ
hơn mà các nghiên cứu sử dụng.


2
Cuối cùng, trong nghiên cứu này, đặc điểm tín dụng của hộ được khai thác đa
dạng hơn với nhiều khía cạnh như khoản thời gian đã vay các khoản vay chưa trả,
chi phí chi trả để có được khoản vay,…
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập
của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và lý luận, mục tiêu tổng quát của nghiên cứu
này là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh

hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
Từ đó, hai mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
(i) Nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tiếp
cận tín dụng ngân hàng của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
(ii) Đo lường ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
(i) Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn Việt
Nam trong năm 2014 và năm 2016 như thế nào?
(ii) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
hộ gia đình nông thôn Việt Nam?
(iii) Tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông
thôn Việt Nam như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng dưới hai khía cạnh (i) khả năng nhận được các khoản vay ngân hàng so
với nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận tín dụng phi ngân hàng; (ii) tổng
số tiền được vay của các hộ gia đình nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình nông thôn
Việt Nam cũng là một đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các hộ gia đình nông thôn Việt
Nam trong thời điểm là năm 2014 và năm 2016 tại 61 tỉnh/thành. Ảnh hưởng của
tiếp cận tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất lên thu nhập của hộ gia đình.
1.4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng
phương pháp Heckman hai bước (Heckman, 1979).
Phương pháp khác biệt trong khác biệt hay khác biệt kép (DID) được dùng để
đo lường ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình

nông thôn Việt Nam. Phương pháp DID cho phép so sánh sự khác biệt giữa kết quả


3
của đối tượng tham gia (nhóm can thiệp) và đối tượng không tham gia (nhóm đối
chứng) chương trình hoặc chính sách.
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu nàysử dụng dữ liệu thứ cấp từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ
gia đình Việt Nam (VHLSS) của năm 2014 và năm 2016. Phạm vi khảo sát của bộ
dữ liệu này là 61 tỉnh thành do Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên mẫu cơ bản để
lựa chọn. Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình, thành viên các hộ và các xã/phường
ở nông thôn Việt Nam.
1.5. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan được thực trạng và so sánh tiếp cận tín dụng
và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam tại hai thời điểm là năm
2014 và năm 2016.
Thứ hai, nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về ảnh hưởng của khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam
tại hai thời điểm là năm 2014 và năm 2016.
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu bổ sung vào luận chứng khoa học cho các
nghiên cứu khác có liên quan dưới hai khía cạnh của vấn đề: (i) Các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn tại
Việt Nam với nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận tín dụng phi ngân
hàng; (ii) Ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của các hộ gia
đình nông thôn tại Việt Nam.
Thứ tư, các kết quả nhiên cứu kỳ vọng khuyến nghị một số chính sách phù
hợp cho các tổ chức có liên quan nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, và nâng cao thu nhập của các hộ gia đình nông
thôn tại Việt Nam.
1.6. Kết cấu của luận án

Nội dung của luận án được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1 “Giới thiệu”. Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung
quan trọng của đề tài bao gồm đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng
góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 2 “Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước”. Trong chương này,
tác giả lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan về các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín dụng
ngân hàng đến thu nhập. Do đó, thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính, lý
thuyết kinh tế phát triển, lý thuyết sinh kế bền vững, cơ sở kinh tế học của tài chính
vi mô được xem là các lý thuyết nền tảng.
Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”. Quy trình nghiên cứu, mô hình thực
nghiệm và các phương pháp được lựa chọn tương ứng với từng mục tiêu sẽ được
trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận”. Chương này sẽ trình bày kết
quả thống kê mô tả, phân tích định lượng và thảo luận các kết quả nghiên cứu để trả


4
lời cho câu hỏi nghiên cứu đầu tiên. Chương này cũng sẽ trình bày kết quả thống kê
mô tả, phân tích định lượng và thảo luận các kết quả nghiên cứu để trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu thứ hai.
Chương 5 “Kết luận và kiến nghị”. Tác giả tổng kết các kết quả nghiên cứu
chính. Từ đó, một số hàm ý chính sách phù hợp cũng được khuyến nghị nhằm cải
thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ gia đình nông thôn trong mối
tương quan với thu nhập.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
(i) Thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) hay thông tin không hoàn
hảo (imperfect information) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Akerlof (1970) mà dẫn
đến các vấn đề lựa chọn nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard)
được xem là các lý thuyết nền tảng giải thích cho sự hạn chế khả năng tiếp cận tín
dụng của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo với mức thu nhập thấp
(Stiglitz và Weiss, 1981; Williamson, 1987).
Theo Stiglitz và Weiss (1981), đối với thị trường tín dụng, lựa chọn nghịch
cũng là hệ quả của thông tin bất cân xứng nghĩa là người đi vay tiềm năng có nhiều
rủi ro hơn thì thường tìm kiếm các khoản vay và được lựa chọn, trong đó việc phân
biệt giữa người đi vay ít rủi ro và nhiều rủi ro được phản ánh trong lãi suất. Tuy
nhiên, tăng lãi suất để bù đắp cho chi phí rủi ro tín dụng cao có thể đẩy người đi vay
ít rủi ro ra khỏi thị trường. Kết quả là, người cho vay chỉ cho vay những dự án có rủi
ro cao. Thông tin bất cân xứng cũng dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại,
đó là tình trạng người đi vay không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách
hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra do người cho vay phải gánh chịu một phần của
rủi ro. Hậu quả là người đi vay không trả được nợ. Nói chung, quyết định cấp tín
dụng và cấp bao nhiêu phụ thuộc vào thông tin mà người cho vay có được từ người
đi vay. Do đó, không phải tất cả người có nhu cầu vay mượn tiếp cận được tín dụng.
(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
Mặc dù phát triển tài chính có ảnh hưởng rộng lớn đến nền kinh tế nhưng khả
năng tiếp cận tín dụng ở các hộ gia đình là cần thiết để nghiên cứu một cách đầy đủ.
tiếp cận tín dụng ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang
được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cản trở các hộ gia đình sử dụng hệ thống
tài chính một cách toàn diện. Thật vậy, ở các nước với hệ thống tài chính kém phát
triển, các hộ gia đình nghèo tiếp cận tín dụng bị hạn chế hơn những những hộ gia
đình giàu có.



5
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập
(i) Lý thuyết Kinh tế phát triển
Một trong những phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp của các
nhân tố vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào cơ bản
là vốn và lao động. Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai thành phần
chính: (i) sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (ii) sự gia tăng của năng suất được đo
lường bằng hệ số năng suất tổng hợp các yếu tố (Total Factor Productivity – TFP).
Ngoài ra, Claessens và Feijen (2007) chỉ ra tiếp cận dịch vụ tài chính là thước
đo cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính. Theo khung phân tích về mối quan hệ
giữa tài chính, thu nhập và các mục tiêu thiên niên kỷ của nghiên cứu này cho thấy
tiếp cận dịch vụ tài chính có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập. Thu nhập có ảnh
hưởng lên sức khỏe, giáo dục và bình đẳng giới và ngược lại. Ngoài ra, thu nhập
càng cao càng cắt giảm nghèo đói (Hình 2.1).
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa tài chính, thu nhập và các mục tiêu thiên niên kỷ
Sức khỏe, giáo dục
và bình đẳng giới

Phát triển lĩnh vực tài
chính
Tiếp cận dịch vụ tài
chính

Thu nhập
(tăng trưởng)
Nghèo đói
(nghèo đói về thu
nhập và suy dinh
dưỡng)


Nguồn: Claessens và Feijen (2007)
(ii) Lý thuyết Sinh kế bền vững
Ngày nay, cách tiếp cận sinh kế đã được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về
đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình ở các nước đang phát triển. Sinh kế
(livelihood) được Chambers & Conway (1992) định nghĩa như sau: “Sinh kế bao
gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần
có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu
với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp
các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các
sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.”
(Chambers & Conway, 1992, p.6).
(iii) Cơ sở kinh tế học của tài chính vi mô
Một trong những quy luật đầu tiên của kinh tế học là quy luật lợi nhuận cận
biên giảm dần theo vốn (diminishing marginal returns to capital).


6
2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước
2.2.1. Các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng
Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng với nhiều phương pháp, giai đoạn nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng chưa có sự đồng
thuận cao.
2.2.2. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập
Theo Claessens và Feijen (2007), tiếp cận dịch vụ tài chính nói chung và tiếp
cận tín dụng nói riêng có đóng góp quan trọng vào thu nhập, đặc biệt là các hộ gia
đình nghèo. Có nhiều nghiên cứu được hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tiếp cận
tín dụng và các yếu tố khác lên thu nhập của các hộ gia đình ở nhiều nước trên thế
giới dưới góc độ quốc tế, quốc gia và từng địa phương.

2.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng trên thế giới
Dựa trên Khảo sát tiếp cận tài chính (FAS) của IMF (2017), kết quả cho thấy
tính không cân xứng hay bất cân bằng về giới tính trong tiếp cận tài chính nói chung
và tiếp cận tín dụng nói riêng, đặc biệt trong dịch vụ tài chính chính thức. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình và cơ hội đầu tư cho tất cả mọi
người, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng và tiềm năng phát triển kinh tế
của một quốc gia. Số liệu khảo sát FAS năm 2016 cung cấp thông tin tiếp cận tài
chính theo giới tính từ các ngân hàng thương mại của 5 nước bao gồm Cabo Verde,
Chile, Costa Rica, Malaysia và Poland trong giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy, tỷ lệ
vay mượn của nữ giới đều chiếm dưới 50%. Trong đó, tỷ lệ này trung bình thấp nhất
là Costa Rica và cao nhất là Poland.
Theo Cơ sở dữ liệu Tài chính toàn cầu (GFD) của Ngân hàng thế giới (World
Bank) năm 2017, một nửa người lớn trên toàn thế giới báo cáo có vay tiền trong năm
qua. Tỷ lệ này cao hơn ở những nước phát triển mà hầu hết tiếp cận tín dụng chính
thức được cung cấp bởi các định chế tài chính hoặc thẻ tín dụng. Ngược lại, ở các
nước đang phát triển, việc vay mượn ở thị trường phi ngân hàng (thông qua gia đình
và bạn bè) chiếm đáng kể.
2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
(i) Đối với các ngân hàng
Thứ nhất, minh bạch hơn về hiệu quả tài chính và thông tin thị trường của các
ngân hàng: có rất ít dữ liệu về nhu cầu thị trường trong tiếp cận tín dụng đối với các
hộ gia đình ở nông thôn cũng như thông tin về hiệu quả tài chính của các ngân hàng
được truyền thông rộng rãi đến các hộ gia đình nông thôn. Điều này làm giảm khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, chia sẻ thông tin tín dụng có thể cắt giảm rủi ro và tăng tiếp cận tín
dụng:
Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cung cấp hồ sơ về hành
vi trả nợ của các cá nhân và doanh nghiệp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Thông qua hoạt động này, thông tin bất đối xứng được cắt giảm đáng kể, từ đó cho



7
phép người cho vay sàng lọc thông tin người đi vay với chi phí thấp hơn. Kết quả là,
người cho vay có thể đưa ra quyết định tín dụng nhanh hơn và giảm rủi ro, tăng khả
năng được tiếp cận tín dụng. Kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống thông tin tín
dụng tốt hơn thường cung cấp nhiều khoản vay hơn cho các cá nhân và doanh
nghiệp, ngay cả sau khi kiểm soát thu nhập bình quân đầu người và thực thi hợp
đồng.
Mặc dù hệ thống thông tin tín dụng mang lại nhiều lợi ích nhưng ở các nước
đang phát triển thì hệ thống này vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngoài ra, việc
chia sẻ thông tin giữa những người cho vay vẫn còn yếu vì họ lo sợ thông tin rò rỉ
sang phía khách hàng. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức độ bao
phủ hệ thống thông tin tín dụng tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.
(ii) Đối với các hộ gia đình
Thứ nhất, các hộ gia đình cần đầu tư cho giáo dục và tự nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhằm nâng cao thu
nhập của hộ gia đình.
Thứ hai, chủ động tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng để nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ ba, chủ động tham gia các tổ chức đoàn thể để chia sẻ thông tin và nhận
được sự trợ giúp của cộng đồng trong tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ tư, hợp thức hóa tài sản đảm bảo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng.
Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động sản xuất.
Thứ sáu, sử dụng tín dụng ngân hàng đúng mục đích.
(iii) Đối với chính phủ, nhà nước
Thứ nhất, thúc đẩy cơ sở hạ tầng tài chính: Hệ thống tài chính ngân hàng ngày
càng phát triển, đặc biệt ở các đang phát triển. Do đó, cơ sở hạ tầng tài chính cần
được nâng cấp nhằm bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Điển hình như việc áp
dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tín dụng sẽ nâng cao hơn khả năng tiếp cận

tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng: Khi nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài
chính gia nhập thị trường, cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt ngay cả ở khu vực nông
thôn. Với dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp thì hoạt động bảo vệ
người tiêu dùng ngày cấp thiết, đặc biệt ở khu vực nông thôn khi trình độ giáo dục
thấp hơn đáng kể so với khu vực đô thị.
Thứ ba, các nỗ lực phối hợp: Cần sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa ngân hàng
trung ương, các ngân hàng và tổ chức đoàn thể địa phương để mang lại nhiều cơ hội
tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình ở nông thôn.


8
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cơ bản bao gồm 5 bước:
Bước 1: Khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu
nhập.
Bước 2: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu.
Bước 4: Kết quả và thảo luận.
Bước 5: Kết luận và kiến nghị.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng của hộ gia đình nông thông Việt Nam
Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp
Heckman hai bước (Heckman, 1979). Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là các
hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy đáng tin cậy vì sử dụng thông tin từ nhóm

đối chứng làcác hộ gia đình không tiếp cận được tín dụng ngân hàng (Gujarati,
1995). Ngoài ra, phương pháp Heckman hai bước không chỉ đánh giá khả năng tiếp
cận tín dụng ngân hàng mà còn cho biết vì sao một số hộ gia đình vay được nhiều
trong khi số khác lại vay ít hơn.
3.2.2. Ước lượng ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập
Để đo lường ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ
gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong khác
biệt hay khác biệt kép (DID). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của một chương trình hay chính sách
(Khandker và cộng sự, 2009). Phương pháp DID cho phép so sánh sự khác biệt giữa
kết quả của đối tượng tham gia (nhóm can thiệp) và đối tượng không tham gia (nhóm
đối chứng) chương trình hoặc chính sách. Để thực hiện phương pháp này, cần xác
định nhóm can thiệp và nhóm đối chứng và điều tra ban đầu, sau đó tiếp tục điều tra
tiếp theo cho cả hai nhóm này sau khi triển khai chương trình hoặc chính sách. Dựa
vào đó, phương pháp DID tính toán được sai biệt kết quả trung bình giữa nhóm can
thiệp và nhóm đối chứng trước và sau chịu sự ảnh hưởng của chương trình hoặc
chính sách.
Nghiên cứu này, sử dụng phương pháp DID kết hồi quy dữ liệu gộp (Pooled –
OLS) để đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập
của hộ gia đình. Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Yit   0  1Ti   2 ti   3 X it   i   it (4)


9
Trong đó: Y là thu nhập của hộ gia đình; T là biến can thiệp, trong đó T bằng
1 nếu nhóm can thiệp (tiếp cận được tín dụng ngân hàng), bằng 0 nếu là nhóm đối
chứng (không tiếp cận được tín dụng ngân hàng mà chỉ tiếp cận được tín dụng phi
ngân hàng); t là biến giả thời gian, bằng 0 nếu là thời điểm trước tham gia tín dụng
ngân hàng và bằng 1 nếu là thời điểm sau ảnh hưởng của chương trình tín dụng ngân
hàng; X là các biến kiểm soát có thể ảnh hưởng lên thu nhập của hộ gia đình bao

gồm các đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng
giáo dục của chủ hộ), đặc điểm nhân khẩu học (quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc),
đặc điểm tài chính của hộ gia đình (tài trợ cá nhân, tiết kiệm, giá trị khoản vay chưa
trả, thời gian vay của các khoản vay chưa trả) đặc điểm của tín dụng (lãi suất vay
chính thức, thời hạn vay, tổng giá trị tài sản thế chấp, có người bảo lãnh, số tiền phải
trả để có khoản vay, mục đích khoản vay theo đơn xin vay, mục đích thực tế của sử
dụng khoản vay, thế chấp tài sản), thành viên của các hiệp hội (Hội Nông dân, Hội
phụ nữ, chủ hộ là Đảng viên, Hội cựu chiến binh), cú sốc thiên nhiên;  là nhiễu.
Ký hiệu, đo lường và cơ sở lựa chọn các biến được mô tả cụ thể trong Bảng 3.1.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu nàysử dụng dữ liệu thứ cấp từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ
gia đình Việt Nam (VHLSS) của năm 2014 và năm 2016. Phạm vi khảo sát của bộ
dữ liệu này là 64 tỉnh thành do Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên mẫu cơ bản để
lựa chọn. Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình, thành viên các hộ và các xã/phường.
Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu hỏi
bằng việc điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan.
Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ chọn hai năm nghiên cứu là 2014 và 2016
để loại bỏ cú sốc do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009làm ước lượng
không bền vững. Tổng mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là 598 hộ được lặp
lại ở 61 tỉnh, thành. Để đánh giá được ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng lên thu nhập
của hộ gia đình, nghiên cứu phân tín dụng thành hai loại: (i) tín dụng ngân hàng bao
gồm Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, các ngân hàng thương mại khác; (ii) tín dụng phi ngân hàng từ Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, từ thương nhân, từ bạn bè, họ hàng,…Mục đích lựa
chọn hai nhóm hộ gia đình được tiếp cận tín dụng để đánh giá một cách toàn diện các
yếu tố kiểm soát khác có thể ảnh hưởng lên thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt là các
đặc điểm tín dụng mà thông tin này không được thu thập trong nhóm hộ gia đình
không tiếp cận được tín dụng.
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong nghiên cứu
Biến

Thu nhập
bình quân
tiếp cận tín
dụng ngân
hàng

Ký hiệu
tthubq

Foac (m8c7)

Đặc điểm cá nhân
Tuổi chủ hộ Age (m1ac5)

Đo lường
Logarit tự nhiên thu nhập hàng năm của hộ gia
đình từ tất cả các nguồn. Đơn vị: Nghìn đồng.

Nguồn
Kiplimo và cộng sự (2015),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)

Bằng 1 nếu vay từ Ngân hàng Chính sách Xã
hội và Ngân hành Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, các ngân hàng thương mại khác; 0
trường hợp còn lại.
Tuổi của chủ hộ tính theo năm.

Mwangi và Sichei (2011),

Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010), Đinh Phi Hổ và


10

Giới
tính
chủ hộ

Sex (m1ac2)

Biến giả giới tính, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ
hộ là nam và bằng 0 nếu chủ hộ là nữ.

Dân tộc

Eth (dantoc)

Biến giả dân tộc, nhận giá trị bằng 1 nếu là dân
tộc Kinh và bằng 0 nếu là dân tộc khác.

Tình trạng
hôn nhân

Sta (m1ac8)

Tình trạng
giáo
dục

của chủ hộ

Edu (m2ac2a)

Biến giả hôn nhân, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ
hộ đang có vợ chồng và bằng 0 nếu các trường
hợp khác.
Biến giả giáo dục, nhận giá trị lần lượt bằng: 1
nếu “Không có bằng cấp”; 2 nếu “Tiểu học”; 3
nếu “Trung học cơ sở”; 4 nếu “Trung học phổ
thông”; 5 nếu “Cao đẳng”; 6 nếu “Đại học”; 7
nếu “Khác” .

Đặc điểm nhân khẩu hộ
Quy mô hộ Size (tsnguoi)

Tổng số thành viên của hộ.

Tỷ lệ người Dep
phụ thuộc
Đặc điểm tài chính
Thu nhập tthubq
bình quân

Tỷ lệ của trẻ em dưới 16 tuổi và người già trên
60 tuổi trên tổng số thành viên của hộ.

Tài trợ cá
nhân


InF
(m4dc2_01/m4dc2_06)

Tiết kiệm

Sav (m8c3b)

Biến giả tài trợ cá nhân, nhận giá trị bằng 1 nếu
hộ có nhận được tiền tài trợ từ người thân, bằng
0 nếu không có.
Biến giả về tiết kiệm, nhận giá trị bằng 1 nếu
hộ có gửi tiết kiệm và bằng 0 nếu hộ không gửi.

Đặc điểm tín dụng
Thời gian LoanTime
đã vay
Trị
giá Loanv (m8c9)
khoản vay
Số tiền phải Fee (m8c10)
trả để có
khoản vay
Lãi suất vay LoanInterest
chính thức

Mục đích
khoản vay
theo
đơn
xin vay


Tar0 (m8c13)

Logarit tự nhiên thu nhập hàng năm của hộ gia
đình từ tất cả các nguồn. Đơn vị: Nghìn đồng.

Đông Đức (2015), Nguyễn
Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ
Dung (2010), Vương Quốc
Duy và Đặng Hoàng Trung
(2015)
Ololade và Olagunju (2013),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010), Đinh Phi Hổ và
Đông Đức (2015), Vương
Quốc Duy và Đặng Hoàng
Trung (2015)
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010), Đinh Phi Hổ và
Đông Đức (2015)
Ololade và Olagunju (2013),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)
Assogba và cộng sự (2017),
Nguyen (2007), Nghiên cứu
Kinh tế Phát triển (2010),
Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2015)
Assogba và cộng sự (2017),
Nghiên cứu Kinh tế Phát

triển (2010), Đinh Phi Hổ và
Đông Đức (2015)
Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2015)
Kiplimo và cộng sự (2015),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010), Đinh Phi Hổ và
Đông Đức (2015)
Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2015)

Thời gian khoản vay cũ chưa trả. Đơn vị: Năm.
Giá trị khoản vay. Đơn vị: Nghìn đồng.
Số tiền phải trả để có khoản vay. Đơn vị: Nghìn
đồng.
Lãi suất vay (theo tháng). Đơn vị: %.

Biến giả mục đích vay theo đơn xin vay, nhận
giá trị bằng 1 nếu khoản vay phục vụ cho hoạt
động nông nghiệp bao gồm “Các loại cây
khác”, “Chăn nuôi”, “Lâm nghiệp”, “Ngư
nghiệp”, “Trồng lúa”; bằng 0 nếu khoản vay
phục vụ cho hoạt động phi nông nghiệp bao
gồm “Chi giáo dục đào tạo”, “Chi khám chữa
bệnh ”, “Hoạt động phi nông nghiệp”, “Mua
đất”, “Mua tài sản khác”, “Trả nợ khoản vay
khác”, “Xây/mua nhà”, “Chi phí hoạt động


Assogba và cộng sự (2017),
Ololade và Olagunju (2013),
Bùi Văn Trịnh và Trương
Thị Phương Thảo (2014)
Trần Ái Kết và Huỳnh
Trung Thời (2013)


11

Mục đích
thực tế sử
dụng
khoảng vay

khác” và “Khác”.
Biến giả mục đích thực tế sử dụng khoản vay,
nhận giá trị bằng 1 nếu khoản vay phục vụ cho
hoạt động nông nghiệp bao gồm “Các loại cây
khác”, “Chăn nuôi”, “Lâm nghiệp”, “Ngư
nghiệp”, “Trồng lúa”; bằng 0 nếu khoản vay
phục vụ cho hoạt động phi nông nghiệp bao
gồm “Chi giáo dục đào tạo”, “Chi khám chữa
bệnh ”, “Hoạt động phi nông nghiệp”, “Mua
đất”, “Mua tài sản khác”, “Trả nợ khoản vay
khác”, “Xây/mua nhà”, “Chi phí hoạt động
khác” và “Khác”.

Tar1 (m8c14)


Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)

Thế chấp Col (m8c15)
tài sản
Số tiền còn Unpay (m8c12)
nợ
Các yếu tố khác

Bằng 1 nếu có thế chấp; bằng 0 nếu không có
thế chấp.
Số tiền còn nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi. Đơn vị:
Nghìn đồng.

Diagne (1999)


sốc
thiên nhiên

Nasock (m4b1b)

Biến giả cú sốc thiên nhiên như thiên tai và
dịch bệnh, nhận giá trị bằng 1 nếu bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố này và bằng 0 nếu không bị ảnh
hưởng.

Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2015)


Thành viên
của
Hội
nông dân

Agrc (m1ac15a)

Nhận giá trị bằng 1 nếu là thành viên của Hội
nông dân, bằng 0 nếu không thuộc hiệp hội
này.

Assogba và cộng sự (2017),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)

Thành viên
của
Hội
Phụ nữ

Womec (m1ac15b)

Nhận giá trị bằng 1 nếu là thành viên của Hội
Phụ nữ, bằng 0 nếu không thuộc hiệp hội này.

Assogba và cộng sự (2017),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)



Đảng
viên

Party (m1ac15c)

Nhận giá trị bằng 1 nếu là Đảng viên, bằng 0
nếu không là Đảng viên.

Thành viên
của Hội cựu
chiến binh

Veterc (m1ac15d)

Nhận giá trị bằng 1 nếu là thành viên của Hội
cựu chiến binh, bằng 0 nếu không thuộc hiệp
hội này.

Assogba và cộng sự (2017),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)
Assogba và cộng sự (2017),
Nghiên cứu Kinh tế Phát
triển (2010)

Nguồn: Tổng hợp phân tích của tác giả

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín

dụng ngân hàng của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả
Thống kê cho thấy, trong số 598 hộ gia đình tiếp cận tín dụng năm 2014, có
đến 483 hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng (chiếm 80.77%) và
115 hộ vay tín dụng phi ngân hàng (chiếm 19.23%). Trong năm 2016, tỷ lệ các hộ
gia đình tiếp cận tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng lần lượt là 83.44% và 16.56%.
Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng ngân hàng bao gồm Ngân hàng Chính sách
Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,các ngân hàng thương mại
khácđóng vai trò quan trọng ở nông thôn Việt Nam. So với năm 2014, tỷ trọng tín


12
dụng ngân hàng năm 2016 chiếm cao hơn khoảng 2.67%. (hình 4.1)
Hình 4.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng ở nông thôn Việt Nam năm 2014 và năm 2016
90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

83.44%

80.77%

19.23%


2014a

16.56%

2014b

2016a

2016b

Ghi chú: a – tiếp cận tín dụng ngân hàng; b- tiếp cận tín dụng phi ngân hàng
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2014 và VHLSS 2016

Kết quả thống kê ở Bảng 4.1 chỉ ra lượng vốn tín dụng bình quân mỗi hộ gia
đình nông thôn vay được khoảng 48 triệu đồng trong năm 2014 và 55 triệu đồng
trong năm 2016. Giá trị khoản vay lớn nhất năm 2014 và 2016 lần lượt là 1.25 tỷ và
1 tỷ đồng. Lãi suất vay chính thức trung bình theo tháng là 0.87% và 0.70%, tương
ứng với năm 2014 và năm 2016. Thời gian các khoản đã vay trước đó trung bình
năm 2014 cao hơn gần gấp đôi năm 2016.Số tiền phải trả để có khoản vay năm 2016
giảm so với năm 2014. Thu nhập đầu người bình quân của hộ gia đình năm 2016
được cải thiện hơn so với năm 2014. Do đó, đây là những điểm sáng của những nỗ
lực của Chính phủ Việt Nam trong những năm qua như cung cấp tín dụng lãi suất
thấp (hoặc bằng 0) nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả
Các biến số
Tiếp cận tín dụng
Thu nhập bình quân
Tổng thu nhập
Tuổi chủ hộ

Giới tính chủ hộ
Dân tộc
Tình trạng hôn nhân
Tình trạng giáo dục
của chủ hộ
Quy mô hộ
Tỷ lệ người phụ
thuộc
Tài trợ cá nhân
Tiết kiệm
Thời gian đã vay
Trị giá khoản vay

Ký hiệu
Foac
thunhapbq
Income
Age
Sex
Eth
Sta
Edu
Size
Dep
Inf
Sav
Loantime
Loanv

Trung bình

2014
2016
0.81
0.83
1855.15
2226.03
87723.37 99909.87
46.80
47.80
0.81
0.79
0.75
0.73
0.85
0.84
2.66
2.66

Độ lệch chuẩn
2014
2016
0.40
0.37
1674.02
2712.57
81902.95 89489.91
11.76
11.58
0.39
0.41

0.44
0.44
0.35
0.36
1.50
1.47

Nhỏ nhất
2014
2016
0
0
224
357
10447 10999
19
21
0
0
0
0
0
0
1
1

Lớn nhất
2014
2016
1

1
17159
57146
1029550 1371510
89
91
1
1
1
1
1
1
7
7

4.17
0.37

4.04
0.37

1.47
0.25

1.48
0.26

1
0


1
0

10
1

10
1

0.84
0.02
4.26
47664.28

0.85
0.02
2.75

0.37
0.12
2.14
97139.68

0.36
0.14
2.65
99102.06

0
0

2
890

0
0
.25
500

1
1
17.58333
1250000

1
1
20.41667
1000000

55012.31


13
Số tiền phải trả để
có khoản vay

Fee

Lãi suất vay chính
thức
Mục đích khoản

vay theo đơn xin
vay
Mục đích thực tế sử
dụng khoản vay
Thế chấp tài sản
Số tiền còn nợ
Cú sốc thiên nhiên
Thành viên của Hội
nông dân
Thành viên của Hội
Phụ nữ
Là Đảng viên
Thành viên của Hội
cựu chiến binh

34.78

33.70

250.65

222.19

0

0

5000

3000


Loaninterest

0.87

0.70

1.42

0.90

0

0

12.5

10

Tar0n

0.54

0.51

0.50

0.50

0


0

1

1

Tar1n

0.44

0.41

0.50

0.49

0

9

1

1

Col
Unpay
Nasock
Agrc


0.35
46310.68
0.84
0.45

0.38
50707.68
0.84
0.44

0.48
99071.25
0.37
0.50

0.49
92548.86
0.37
0.50

0
890
0
0

0
0
0
0


1
1250000
1
1

1
1000000
1
1

Womec

0.11

0.11

0.32

0.32

0

0

1

1

Party
Veterc


0.07
0.10

0.07
0.09

0.25
0.31

0.26
0.28

0
0

0
0

1
1

1
1

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2014 và VHLSS 2016

Một đặc điểm quan trọng của các hộ gia đình nhận được khoản vay thường có
xu hướng là thành viên của một tổ chức nào đó như Hội nông dân, Hội Phụ
nữ,...Theo số liệu thống kê ở Bảng 4.2, hơn 38.63% hộ gia đình có khoản vay từ tín

dụng ngân hàng là thành viên tham gia vào Hội nông dân. Tỷ lệ này cao hơn hơn tỷ
trọng của các hộ có một thành viên tham gia vào Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đảng
viên và Hội cựu chiến binh trong cả mẫu.
Bảng 4.2. Đặc trưng tham gia hiệp hội của hộ gia đình theo tiếp cận tín dụng
Đặc điểm của hộ gia đình

Thành viên của Hội nông dân
Là thành viên
Không là thành viên
Thành viên của Hội Phụ nữ
Là thành viên
Không là thành viên
Là Đảng viên
Là Đảng viên
Không là Đảng viên
Thành viên của Hội cựu chiến
binh
Là thành viên
Không là thành viên

Tiếp cận tín
dụng ngân
hàng
2014

Tiếp cận tín
dụng phi
ngân hàng
2014


Tiếp cận tín
dụng ngân
hàng
2016

Tiếp cận tín
dụng phi
ngân hàng
2016

38.63%
42.14%

6.52%
12.71%

39.30%
44.15%

4.52%
12.04%

8.19%
72.58%

3.01%
16.22%

9.20%
74.25%


2.17%
14.38%

6.02%
74.75%

0.84%
18.39%

6.52%
76.92%

0.50%
16.05%

8.36%
72.41%

2.01%
17.22%

7.36%
76.09%

1.17%
15.38%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHSS 2014 và VHLSS 2016



14
4.1.2. Kết quả hồi quy
Trong phần này, nghiên cứu phân tích các kết quả thực nghiệm về các yếu tố
quyết định đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình ở nông
thôn Việt Nam. Đầu tiên, tác giả xem xét các hộ có khoản vay chính từ các tổ chức
tín dụng ngân hàng và tín dụng phi ngân hàng, từ đó phân tích các đặc điểmnào
quyết định đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Sau đó, phân tích sự khác nhau
về quy mô các khoản vay có mà các hộ gia đình nhận được.
Kết quả từ mô hình Heckman hai bước, nghiên cứu cho thấy các yếu tố bao
gồm thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuổi chủ hộ, dân tộc, tình trạng hôn nhân,
thời gian của những khoản vay chưa trả và thành viên của Hội nông dân, chủ hộ là
Đảng viên có ảnh hưởng đáng kể lên khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Ngược
lại, các bằng chứng chưa cho thấy các yếu tố bao gồm giới tính chủ hộ, tình trạng
giáo dục của chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, tài trợ cá nhân, tiết kiệm, cú
sốc thiên nhiên, thành viên của Hội Phụ nữ và thành viên của Hội cựu chiến binh có
ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân
hàng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả
Kết quả thống kê trong năm 2014 và năm 2016 ở Bảng 4.9 cho thấy, lượng
vốn tín dụng bình quân mỗi hộ gia đình nông thôn vay được khoảng 51 triệu đồng.
Giá trị khoản vay trung bình lớn nhất là 1.25 tỷ. Lãi suất vay chính thức trung bình
theo tháng là 0.79%. Thu nhập đầu người bình quân của hộ gia đình ở nông thôn
Việt Nam khoảng 2.4 triệu. Các giá trị thống kê của các biến khác như tình trạng
giáo dục của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, thực trạng tài chính
của hộ như tiết kiệm, tài trợ cá nhân được thể hiện chi tiết trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả
Các biến số


Ký hiệu

Tiếp cận tín dụng
Thu nhập bình quân
Tổng thu nhập
Tuổi chủ hộ
Thời gian đã vay
Trị giá khoản vay
Số tiền phải trả để có khoản
vay
Lãi suất vay chính thức
Mục đích khoản vay theo đơn
xin vay
Mục đích thực tế sử dụng
khoản vay
Thế chấp tài sản
Số tiền còn nợ
Giới tính chủ hộ
Dân tộc
Tình trạng hôn nhân
Tình trạng giáo dục của chủ hộ

Foac
Averincome
Income
Age
Loantime
Loanv
Fee


2040.59
2040.59
93816.62
47.3
3.505
51338.3

Loaninterest
Tar0n

0.785

Tar1n
Col
Unpay
Sex
Eth
Sta
Edu

Trung bình

34.24

0.525
0.425
0.365
48509.18
0.8
0.74

0.845
2.66

Độ lệch
chuẩn
0.38
2260.61
85960.86
11.68
2.52
98153.56
236.75

Nhỏ nhất

1.20
0.50

0

0.49
0.48
95850.66
0.40
0.44
0.36
1.49

0
290.5

10723
20
1.125
695
0

0
4.5
0
445
0
0
0
1

Lớn nhất
1
37152.5
1200530
90
19
1125000
4000
11.25
1
1
1
1125000
1
1

1
7


15
Quy mô hộ
Tỷ lệ người phụ thuộc
Tài trợ cá nhân
Tiết kiệm
Cú sốc thiên nhiên
Thành viên của Hội nông dân
Thành viên của Hội Phụ nữ
Là Đảng viên
Thành viên của Hội cựu chiến
binh

Size
Dep
Inf
Sav
Nasock
Agrc
Womec
Party
Veterc

4.105
0.37
0.845
0.02

0.84
0.445
0.11
0.07
0.095

1.48
0.25
0.36
0.13
0.37
0.50
0.32
0.25
0.29

1
0
0
0
0
0
0
0

10
1
1
1
1

1
1
1

0

1

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2014 và VHLSS 2016

4.2.2. Kết quả hồi quy
Bảng 4.4 trình bày kết quả ước lượng mô hình DID cơ bản về ảnh hưởng của
tiếp cận tín dụng ngân hàng lên thu nhập bình quân của hộ gia đình. Dựa trên biến
thời gian (year), thu nhập của hộ gia đình năm 2016 tăng lên so với năm 2014. Tuy
nhiên, khi so sánh giữa hai loại tiếp cận tín dụng (tiếp cận tín dụng ngân hàng và tiếp
cận tín dụng phi ngân hàng) thì việc tham gia loại tín dụng nàol ại có ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực lên thu nhập trung bình của hộ gia đình. Theo đó, giá trị khác biệt
trong khác biệt trong mô hình DID cơ bản cho thấy hộ gia đình tiếp cận tín dụng
ngân hàng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên thu nhập trong tương lai ở mức tin cậy 1%.
Kết quả này hàm ý rằng, việc tham gia tín dụng ngân hàng của hộ gia đình không cải
thiện được thu nhập của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình DID cơ bản
Các biến số

Ký hiệu

Thời gian

year


Kiểm soát

Treatment

Khác biệt trong khác biệt

yeartreat

Hệ số

_cons

Hệ số hồi quy
0.3503461***
(0.0862014)
-0.0210939
(0.0667346)
-0.1898691***
(0.0966324)
7.290678***
(0.0583666)

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHSS 2014 và VHLSS 2016
Để kiểm soát các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của
hộ gia đình bên cạnh việc tiếp cận tín dụng như đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
tín dụng,…nghiên cứu kết hợp mô hình DID với hồi quy Pooled-OLS. Kết quả chi
tiết được trình bày trong Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình DID mở rộng
Các biến số


Ký hiệu

Thời gian

Year

Kiểm soát

Treatment

Khác biệt trong khác biệt

Yeartreat

Thời gian đã vay

Loantime

Trị giá khoản vay

Loanv

Hệ số hồi quy
0.2642***
(0.0772241)
0.0644741
(0.0555328)
-0.1386955*
(0.0839226)
-0.0098789

(0.0076798)
1.79e-06***


16

Số tiền phải trả để có khoản vay

Fee

Lãi suất vay chính thức

Loaninterest

Mục đích khoản vay theo đơn xin vay

Tar0n

Mục đích thực tế sử dụng khoản vay

Tar1n

Thế chấp tài sản

Col

Giới tính chủ hộ

Sex


Dân tộc

Eth

Tình trạng hôn nhân

Sta

Tình trạng giáo dục của chủ hộ

Edu

Quy mô hộ

Size

Tỷ lệ người phụ thuộc

Dep

Tài trợ cá nhân

Inf

Tiết kiệm

Sav

Cú sốc thiên nhiên


Nasock

Thành viên của Hội nông dân

Agrc

Thành viên của Hội Phụ nữ

Womec

Là Đảng viên

Party

Thành viên của Hội cựu chiến binh

Veterc
_Cons

R

2

(2.89e-07)
-4.83e-06
(0.0000731)
0.0054358
(0.0112465)
-0.1453186***
(0.0560746)

0.0880791*
(0.0562671)
0.1803386***
(0.0385683)
-0.0003794
(0.0657022)
0.4183306***
(0.0411443)
-0.0218745
(0.0617351)
-0.0146438
(0.0114199)
-0.0736599***
(0.0117567)
-0.4836849***
(0.06376)
0.1088563**
(0.0469704)
0.3457697***
(0.0898599)
-0.0486025
(0.0485788)
-0.0252865
(0.0339588)
0.0313038
(0.0707495)
0.440092***
(0.0627473)
-0.0277729
(0.0532742)

7.303819***
(0.1155031)
0.3792

Ghi chú: (*), (**) và (***) lần lượt có mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHSS 2014 và VHLSS 2016

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định rằng việc tiếp cận tín dụng ngân
hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập trung bình của hộ gia đình, đồng thời nâng
cao vai trò của tín dụng phi ngân hàng trong việc cải thiện thu nhập của hộ đi vay.
Tham gia tín dụng phi ngân hàng làm giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ gia
đình xuống mức 13.87% với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Kết quả này ủng hộ nhận
định của Phan Thị Nữ (2013) và Li và cộng sự (2013) nhưng trái ngược với Đinh Phi
Hổ và Đông Đức (2015), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) và Nghiên cứu Kinh
tế Phát triển (2010). Điều này có thể giải thích là do cơ chế khuyến khích cho vay
đối với những hộ gia đình nghèo của các ngân hàng và chính phủ đối với khu vực
nông thôn. Hay nói cách khác, những hộ gia đình nghèo chính là đối tượng dễ đi vay
hơn, phù hợp với chủ trương xóa đói giảm nghèo của chính quyền địa phương và
chính phủ Việt Nam nhằm phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập. Kết luận này được
ủng hộ từ phát hiện của biến Tar0n cho thấy những hồ sơ với mục đích vay phục vụ


17
cho hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thường đồng biến với thu nhập thấp
nên dễ dàng nhận được khoản vay. Tuy nhiên, những hộ gia đình nghèo lại thường
có kỹ năng quản lý tài chính và năng lực sản xuất yếu kém nên việc vay nợ nhiều lại
ảnh hưởng tiêu cực lên thu nhập. Đặc biệt đối với những hộ gia đình sử dụng khoản
vay cho mục đích phi sản xuất. Giải thích này nhận được sự ủng hộ thông qua biến
Tar1n và Tar0n rằng mục đích khoản vay theo đơn xin vay khá khác biệt với mục
đích thực tế sử dụng khoản vay. Hay nói cách khác, rất nhiều hộ gia đình nghèo đã

thay đổi mục đích sử dụng vốn vay theo đơn xin vay từ hoạt động sản xuất sang hoạt
động phi sản xuất và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, những hộ gia đình sử dụng
khoản vay ngân hàng phục vụ cho mục đích sản xuất sẽ cải thiện được thu nhập. Cụ
thể:
Thứ nhất, những hộ có trị giá khoản vay tín dụng lớn thường có thu nhập cao
hơn không đáng kể nhưng có mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Thứ hai, mục đích khoản vay theo đơn xin vay phục vụ cho hoạt động nông –
lâm – ngư nghiệp cũng làm giảm thu nhập bình quân của hộ so với các hộ sử dụng
mục đích vay cho các hoạt động khác là 14.53% với mức ý nghĩa thống kê là 1% .
Thứ ba, mục đích thực tế sử dụng khoản vay cho hoạt động động nông – lâm
– ngư nghiệp lại có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập ở mức 8.8% với mức ý nghĩa
thống kê là 10%.
Thứ tư, thế chấp tài sản và thu nhập của hộ gia đình có mối quan hệ thuận
chiều. Điều này có nghĩa là những hộ gia đình có tài sản thế chấp thì thu nhập trung
bình của họ cũng cao hơn với 18% ở mức ý nghĩa 1%.
Bên cạnh khả năng tiếp cận tín dụng và các đặc điểm tín dụng của hộ gia đính,
các yếu tố khác như dân tộc, quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, tài trợ cá nhân, tiết
kiệm, chủ hộ là Đảng viên cũng có ảnh hưởng đáng kể lên thu nhập trung bình của
hộ gia đình. Cụ thể, dân tộc, tài trợ cá nhân, tiết kiệm và chủ hộ là Đảng viên có ảnh
hưởng tích cực lên thu nhập trung bình của hộ gia đình. Ngược lại, quy mô hộ và tỷ
lệ người phụ thuộc có ảnh hưởng ngược chiều với thu nhập của hộ gia đình. Cụ thể:
Thứ nhất, hộ gia đình là dân tộc Kinh có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập
trung bình của hộ gia đình. Bằng chứng cho thấy dân tộc Kinh có thu nhập tăng
khoảng 41.83% so với các dân tộc khác với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Thứ hai, quy mô hộ và thu nhập trung bình của hộ gia đình có mối quan hệ tỷ
lệ nghịch. Điều này hàm ý rằng, hộ càng nhiều thành viên thì thu nhập càng thấp,
khoản 43.37% thu nhập trung bình (mức ý nghĩa 1%).
Thứ ba, hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc càng cao thì càng giảm thu nhập
trung bình. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những người phụ thuộc không làm ra thu
nhập nhưng vẫn phải chi tiêu.

Thứ tư, những hộ có tài trợ cá nhân và sổ tiết kiệm ở ngân hàng thường có thu
nhập trung bình cao hơn lần lượt khoảng 10.88% và 34.58% với mức ý nghĩa thống
kê lần lượt là 5% và 1%.
Cuối cùng, chủ hộ là Đảng viên – những người ưu tú và có địa vị nên thường
có mức thu nhập cao hơn so với chủ hộ không là Đảng viên, với 44% tăng trong thu
nhập (mức ý nghĩa 1%).


18
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp
cận tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ
gia đình nông thôn Việt Nam.
Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp
Heckman hai bước (Heckman, 1979). Ngoài ra, phương pháp Heckman hai bước
không chỉ đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng mà còn cho biết vì sao một
số hộ gia đình vay được nhiều trong khi số khác lại vay ít hơn. Trong đó, khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của các nông hộ được đánh giá qua hai tiêu chí: (i) khả
năng nhận được tín dụng ngân hàng với nhóm đối chứng là các hộ gia đình tiếp cận
tín dụng phi ngân hàng; (ii) tổng số tiền được vay của nông hộ.
Để đo lường ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ
gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong khác
biệt hay khác biệt kép (DID). Phương pháp DID cho phép so sánh sự khác biệt giữa
kết quả của đối tượng tham gia (nhóm can thiệp) và đối tượng không tham gia (nhóm
đối chứng) chương trình hoặc chính sách. Để thực hiện phương pháp này, cần xác
định nhóm can thiệp và nhóm đối chứng và điều tra ban đầu, sau đó tiếp tục điều tra
tiếp theo cho cả hai nhóm này sau khi triển khai chương trình hoặc chính sách. Dựa

vào đó, phương pháp DID tính toán được sai biệt kết quả trung bình giữa nhóm can
thiệp và nhóm đối chứng trước và sau chịu sự ảnh hưởng của chương trình hoặc
chính sách. Biến phụ thuộc là thu nhập của hộ gia đình mà đại diện là thu nhập trung
bình. Các biến kiểm soát có thể ảnh hưởng lên thu nhập của hộ gia đình bao gồm
biến can thiệp, biến giả thời gian, các đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, dân tộc, tình
trạng hôn nhân, tình trạng giáo dục), đặc điểm nhân khẩu học (quy mô hộ, tỷ lệ
người phụ thuộc), đặc điểm tài chính của hộ gia đình (tài trợ cá nhân, tiết kiệm, giá
trị khoản vay chưa trả, thời gian vay của các khoản vay chưa trả) đặc điểm của tín
dụng (lãi suất vay chính thức, thời hạn vay, tổng giá trị tài sản thế chấp, có người
bảo lãnh, số tiền phải trả để có khoản vay, mục đích khoản vay theo đơn xin vay,
mục đích thực tế của sử dụng khoản vay, thế chấp tài sản), thành viên của các hiệp
hội (Hội Nông dân, Hội phụ nữ, chủ hộ là Đảng viên, Hội cựu chiến binh), cú sốc
thiên nhiên.
Một là, số liệu thống kê ở cho thấy, trong số 598 hộ gia đình tiếp cận tín dụng
năm 2014, có đến 483 hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng (chiếm
80.77%) và 115 hộ vay tín dụng phi ngân hàng (chiếm 19.23%). Trong năm 2016, tỷ
lệ các hộ gia đình tiếp cận tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng lần lượt là 83.44%
và 16.56%. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng ngân hàng bao gồm Ngân hàng
Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngân hàng
thương mại khácđóng vai trò quan trọng ở nông thôn Việt Nam. So với năm 2014, tỷ
trọng tín dụng ngân hàng năm 2016 chiếm cao hơn khoảng 2.67%. Lượng vốn tín
dụng bình quân mỗi hộ gia đình nông thôn vay được khoảng 51 triệu đồng. Giá trị
khoản vay trung bình lớn nhất là 1.25 tỷ. Lãi suất vay chính thức trung bình theo


19
tháng là 0.79%. Thu nhập đầu người bình quân của hộ gia đình ở nông thôn Việt
Nam khoảng 2.4 triệu. Các giá trị thống kê của các biến khác như tình trạng giáo dục
của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, thực trạng tài chính của hộ
như tiết kiệm, tài trợ cá nhân,…cũng được thể hiện chi tiết

Hai là, kết quả ước lượng cho thấy, trong số các yếu tố có thể ảnh hưởng lên
khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng được xem xét ở bước thứ nhất của mô hình
Heckman, có sáu nhân tố ảnh hưởng đáng kể và có ý nghĩa thống kê đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Các nhân tố đó bao gồm
thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuổi chủ hộ, dân tộc, tình trạng hôn nhân, thời
gian đã vay và thành viên của Hội nông dân. Kết quả ước lượng mô hình Heckman
bước thứ hai về khả năng nhận được khoản vay của hộ gia đình nông thôn Việt Nam
cho thấy có bảy yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị khoản vay nhận được từ tổ chức tín
dụng ngân hàng bao gồm thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuổi chủ hộ, dân tộc,
tình trạng hôn nhân, thời gian đã vay, thành viên của Hội nông dân và Đảng viên.
Ba là, các phát hiện từ ước lượng mô hình DID cơ bản về ảnh hưởng của tiếp
cận tín dụng ngân hàng lên thu nhập bình quân của hộ gia đình có thấy, thu nhập của
hộ gia đình năm 2016 tăng lên so với năm 2014. Tuy nhiên, khi so sánh giữa hai loại
tiếp cận tín dụng (tiếp cận tín dụng ngân hàng và tiếp cận tín dụng phi ngân hàng) thì
việc tham gia loại tín dụng nào thì có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên thu nhập
trung bình của hộ gia đình. Theo đó, giá trị khác biệt trong khác biệt trong mô hình
DID cơ bản cho thấy hộ gia đình tiếp cận tín dụng ngân hàng sẽ có ảnh hưởng tiêu
cực lên thu nhập trong tương lai ở mức tin cậy 1%. Kết quả này hàm ý rằng, việc
tham gia tín dụng ngân hàng của hộ gia đình không cải thiện được thu nhập của các
hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Bên cạnh tín dụng, các yếu tố khác như dân tộc,
quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, tài trợ cá nhân, tiết kiệm, trị giá khoản vay, mục
đích khoản vay theo đơn xin vay, mục đích thực tế sử dụng khoản vay, thế chấp tài
sản, chủ hộ là Đảng viên cũng có ảnh hưởng đáng kể lên thu nhập trung bình của hộ
gia đình. Cụ thể, dân tộc, tài trợ cá nhân, tiết kiệm, trị giá khoản vay, mục đích
khoản vay theo đơn xin vay, thế chấp tài sản và chủ hộ là Đảng viên có ảnh hưởng
tích cực lên thu nhập trung bình của hộ gia đình. Ngược lại, quy mô hộ, tỷ lệ người
phụ thuộc và mục đích thực tế sử dụng khoản vay có ảnh hưởng ngược chiều với thu
nhập của hộ gia đình.
5.2. Các kiến nghị
5.2.1. Đối với các ngân hàng

(i) Hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay các hộ nông thôn
Việc tiếp cận tín dụng nói chung có cải thiện thu nhập của các hộ gia đình
nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện thu nhập lại khác biệt giữa nhóm
tiếp cận tín dụng ngân hàng và nhóm tiếp cận tín dụng phi thức. Một phát hiện thú vị
trong nghiên cứu này đó là việc tham gia tín dụng ngân hàng cải thiện thu nhập thấp
hơn là tham gia tín dụng phi ngân hàng. Do đó, thị trường tài chính chính thức cần
cải thiện tính hiệu quả như sàng lọc, nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng đối với
các tổ chức tài chính chính thức. Sau khi cho vay, các tổ chức tài chính chính thức
cần kiểm soát mục đích sử dụng vốn của các hộ gia đình, giảm hiệu quả tình trạng sử
dụng vốn vay trái mục đích ban đầu.


20
(ii) Triển khai cho vay hộ sản xuất qua các tổ chức đoàn thể
Các ngân hàng nên hợp tác với các tổ chức đoàn thể trong hoạt động cho vay
vì cắt giảm được chi phí nguồn nhân lực mà thường thiếu ở khu vực nông thôn (cán
bộ tín dụng) để giải ngân và theo dõi. Hơn nữa, các tổ chức đoàn thể nắm được
thông tin về các hộ gia đình và có thể cung cấp thêm thông tin để tham khảo cho các
ngân hàng trong đánh giá hồ sơ cho vay. Cho vay qua tổ chức đoàn thể cũng góp
phần nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng của cán bộ ngân hàng trong chăm sóc khách
hàng đi vay, sâu sát được thực trạng sản xuất, kinh doanh của nông hộ cũng như
tuyên truyền chính sách, thông tin tín dụng cho các hộ nông dân.
iii) Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các ngân hàng
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, các ngân hàng cần đẩy
mạnh hoạt động truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu để các hộ gia
đình nông thôn nhận biết. Hơn nữa, ngân hàng cần chủ động tiếp cận khách hàng với
chính sách tiếp thị, quảng bá các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho vay, các gói tín
dụng về nông thôn.
(iv) Nâng cao trình độ của các cán bộ ngân hàng
Việc nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ ngân hàng

trong các lĩnh vực cho vay ở nông thôn là cấp thiết. Các cán bộ ngân hàng phải
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là các hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủ
tục hành chính nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các nông
hộ. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng cần hỗ trợ cho các hộ sản xuất nông lâm
ngư nghiệp trong việc lập phương án kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất và đảm
bảo được tiến độ trả nợ.
(v) Tư vấn cho các hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng nhằm nâng cao thu nhập của các hộ
gia đình, các ngân hàng cần am hiểu và có các biện pháp tư vấn phù hợp cho từng
đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cần thường xuyên cơ cấu lại các
nhóm nợ cho vay sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và bám sát các chương trình
chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho phù hợp với tình hình địa phương.
5.2.2. Đối với các hộ gia đình nông thôn
(i) Nâng cao ý thức tiếp cận thông tin tín dụng
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn Việt
Nam, vấn đề thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng. Thực tế hiện nay, việc tiếp
cận thông tin về tín dụng của các hộ gia đình nông thôn còn hạn chế. Nguyên nhân
chủ yếu do trình độ giáo dục, mức sống người dân, khả năng tiếp cận thông tin và
quyền bình đẳng còn khá thấp so với ở khu vực thành thị. Do đó, các kênh thông tin
chính thống cần phổ biến rộng rãi để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
cho các hộ gia đình nông thôn. Chính quyền địa phương các cấp cần thành lập một
phòng/ban trang bị đủ nguồn lực về tài lực, vật lực, nhân ực có chuyên môn và kỹ
năng chuyên sâu để cập nhật thông tin tín dụng đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị
trường tín dụng đến người dân địa phương. Việc cung cấp thông tin đến người dân


21
phải được đa dạng hóa dưới các hình thức khác nhau như đài phát thanh địa phương,
niêm yết tại cơ quan (như trụ sở UBND xã, nhà sinh hoạt văn hóa,…)

(ii) Khuyến khích các hộ gia đình tham gia các tổ chức đoàn thể
Việc tham gia các tổ chức đoàn thể mang lại nhiều lợi ích cho hộ gia đình
nông thôn, đặc biệt là cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng. Hầu hết các hộ gia đình ở
nông thôn gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận tín dụng như trình độ giáo dục còn
thấp, thu nhập chưa cao, số lượng người phụ thuộc nhiều, thời gian cho các hoạt
động xã hội bị giới hạn do các hoạt động mưu sinh, khoảng cách địa lý,…làm ảnh
hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng. Việc tham gia vào các tổ chức đoàn
thể địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,…sẽ giúp cho
người dân có điều kiện nhiều hơn trong chia sẻ thông tin, tạo mối quan hệ thân thiết
giữa các hộ gia đình từ đó hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế. Các tổ chức đoàn thể
cũng là kênh kết nối với các ngân hàng, các cơ quan nhà nước,...do đó cập nhật được
thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường tín dụng.
(iii) Khuyến khích các hộ gia đình hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Hầu hết các hộ gia đình nông thôn có tài sản lớn nhất là đất đai nên có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với đất là tài sản đảm bảo để thế chấp vay
vốn ngân hàng, do đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, số
lượng hộ gia đình nông thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp
so với các hộ gia đình đô thị. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích
các hộ gia đình, đặc biệt ở khu vực nông thôn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình tiếp cận được với vốn tín dụng ngân
hàng.
(iv) Nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động sản xuất
Để nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động sản xuất của các hộ gia đình,
chính quyền địa phương cần tổ chức tập huấn về phương pháp quản lý như hạch toán
chi phí, tính toán, phân bổ vốn đầu tư, vốn vay. Các hộ gia đình sản xuất cần xác
định được nhu cầu vốn của gia đình trên cơ sở đó để tính khoản tiền cần vay, tránh
trường hợp vay quá khả năng tài chính của hộ gia đình. Lập phương án hoạt động
sản xuất kinh doanh rõ ràng, kế hoạch trả nợ trong tương lai của gia đình là rất cần
thiết.

(v) Sử dụng tín dụng đúng mục đích
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng vốn không đúng mục đích có ảnh
hưởng tiêu cực đến thu nhập của các hộ sản xuất, đặc biệt là vay sản xuất để tiêu
dùng. Do đó, các hộ gia đình cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích vay vốn trước khi
vay. Các khoản chi tiêu của hộ gia đình nông thôn cần được lên kế hoạch và quản lý
khoa học, chặt chẽ để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích sản xuất, gây ra
tình trạng thiếu vốn cho sản xuất.
(vi) Sự liên kết sản xuất trong nông lâm ngư nghiệp
Sự liên kết sản xuất trong nông lâm ngư nghiệp được biết đến như một xu
hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
như hiện nay, các yêu cầu cơ bản trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp có sức cạnh


22
tranh bao gồm sản phẩm phải sạch, ngon, số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị
trường tốt. Nền tảng để đạt được các yêu cầu trên xuất phát từ khâu quy hoạch, vị trí
sản xuất, nơi cung ứng giống tốt, sự liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân - doanh
nghiệp – nhà nước – nhà khoa học (hay còn gọi là “Liên kết bốn nhà”).
5.2.3. Đối với Chính phủ
(i) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn
Mặc dù có sự cải thiện trong tỷ trọng tín dụng ngân hàng qua các năm nhưng
thị trường tín dụng phi ngân hàng vẫn còn chiếm đáng kể. Vì vậy, một mặt cần có
những chính sách khuyến khích các định chế tài chính chính thức tham gia vào khu
vực nông thôn. Mặt khác, Chính phủ cần tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại
khác tiếp tục mở rộng mạng lưới về các vùng sâu, vùng xa.
(ii) Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Chính phủ thực hiện giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình nông thôn,
đồng thời đẩy mạnh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các nông

hộ có đủ tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng. Đây là một trong những rào cản chính
trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn hiện nay.
(iii) Hạn chế các hình thức tiếp cận nguồn tín dụng khác
Khi cung cầu vốn cân bằng thì thị trường tín dụng sẽ ổn định. Để đẩy mạnh
tín dụng ngân hàng, chính quyền địa phương cần tuyên truyền sâu rộng cho người
dân về hoạt động của các ngân hàng với các hình thức cho vay, các gói hỗ trợ về
nông nghiệp nông thôn của Chính phủ. Ngân hàng phải là kênh cung ứng vốn chủ
đạo trên thị trường nông thôn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần hạn chế tối đa các hình
thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là thị trường tín dụng đen, cho vay nặng lãi
hiện nay thông qua các chính sách điều tiết phù hợp.
(iv) Có chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất liên kết ở nông thôn
Chính phủ khuyến khích và tạo cơ chế phù hợp nhằm liên kết giữa sản xuất và
chế biến trong liên kết ngang giữa nông dân và nông dân, cũng như giữa doanh
nghiệp và hộ nông dân. Trong đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm hỗ trợ đầu vào cho
nhà nông, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, trực tiếp sản xuất và tiêu thụ nông
sản, cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa, và bao tiêu
sản phẩm đầu ra cho nồng dân (đây là vai trò chủ yếu). Nông dân sản xuất hàng hóa
theo yêu cầu của doanh nghiệp như đúng quy trình kỹ thuật, bán sản phẩm cho
doanh nghiệp. Nhà khoa học nghiên cứu các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng
suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, miền; quy trình
kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch; đưa
máy móc, công cụ giải pháp sản xuất phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện sản
xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc
gia, trong nước và khu vực.


23
(v) Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông
Để hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có hiệu quả, công tác khuyến
nông của các địa phương cần được chú trọng. Các biện pháp khuyến nông có thể

xem xét như tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông với hình thức phù hợp và thu hút
nhiều người dân tham gia, xây dựng mô hình sản xuất tiêu biểu để các hộ gia đình
tham quan và học hỏi, cung cấp tài liệu chuyên môn cho các hộ tham khảo trong sản
xuất.


×