TUẦN 1 :
Tiết 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả
cảnh.
-Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Bảng phụ ghi sẵn
+Nội dung phần ghi nhớ.
+Bảng phụ trình bày cấu tạo của bài Nắng trưa.
0
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.MỞ ĐẦU
- G v nói về nội dung chương trình để HS
nắm sơ qua
.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2.Phần nhận xét
*Hoạt động: hướng dẫn HS làm BT1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
tập 1.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Hỏi: Hoàng hôn là thời điểm nào trong
ngày?
-Hoàng Hôn là thời gian cuối buổi chiều,
khi mặt trời mới lặn.
-GV: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hòa chảy qua thành phố Huế. Chúng
ta cùng tìm hiểu xem tác giả đã quan sát dòng sông theo trình tự nào? Cách quan sát
ấy có gì hay?
-GV giao việc: Các em có 3 nhiệm vụ cụ
thể như sau:
+. Đọc thầm bài văn
+ trao đổi để tìm các phần mở bài, thân
bài, kết bài của nó.
+xác đònh các đoạn văn của mỗi phần
và nội dung của đoạn văn đó.
- 4HS ngồi 2 bàn dưới tạo thành 1
nhóm trao đổi, thảo luận, viết câu trả
lời ra giấy.
- .
-GV mời 1nhóm trình bày kết quả thảo -Một nhóm HS dán phiếu lên bảng, đọc
1
luận, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và
bổ sung ý kiến.
phiếu, các nhóm khác bổ sung ý kiến và
thống nhất.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Em có nhận xét gì về phần thân bài của
bài văn “ Hoàng hôn trên sông Hương”?
-HS nêu : Đoạn thân bài của bài văn có 2
đoạn đó là:
Đoạn 2: Mùa thu... hai hàng cây: tả sự
thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc
bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Đoạn 3: Phía bên sông ... chấm dứt: Tả
hoạt động của con người bên bờ sông,
trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc
thành phố lên đèn.
*Hoạt động 2: Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HSđọc thành tiếng trước lớp.
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
theo yêu cầu sau:
+Đọc bài văn Quang cảnh làng mạc ngày
mùa và Hoàng hôn trên sông Hương.
+Xác đònh thứ tự miêu tả trong mỗi bài.
+So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn
với nhau.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết
câu trả lời vào vở.
-1 nhóm HS trình bày, các nhóm khác
theo dõi, bổ sung ý kiến.
*Giống nhau : Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận
xét ấy.
*Khác nhau:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
+Giới thiệu mùa sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
+Tả thời tiết, hoạt động của con người.
Bài hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian và thứ tự:
*Nêu nhận xét chung về sự yên tónh của Huế lúc hoàng hôn.
*Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tónh của Huế lúc hoàng hôn.
*Tả hoạt động của con người bên sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi
thành phố lên đèn.
*Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
3.Rút ghi nhớ
-GV hỏi: Qua ví dụ trên em thấy:
+Bài văn tả cảnh gồm có những phần
nào?
+Nhiệm vụ chính của từng phần trong
-HS trả lời.
2
bài văn tả cảnh là gì?
*Ghi nhớ :
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-HS tiếp nối nhau đọc.
4. Luyện tâp
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
tập.
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng bài
văn Nắng trưa.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với
hướng dẫn sau:
+Đọc kỹ bài văn Nắng trưa.
+Tìm nội dung chính của từng phần.
+Xác đònh trình tự miêu tả của bài văn :
mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung
của từng đoạn.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận,
ghi câu trả lời ra giấy.
-Gọi 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả
thảo luận . Yêu cầu HS khác bổ sung ý
kiến.
- 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ
sung ý kiến và thống nhất bài giải.
-Kết luận : Bài văn Nắng trưa gồm có 3 phần :
+Mở bài : Nắng cứ như... xuống mặt đất: Nêu nhận xét chung về nắng trưa.
+Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà... thửa ruộng chưa xong: Cảnh vật trong nắng
trưa.
-Thân bài có 4 đoạn:
Đoạn 1: Buổi trưa ngồi trong nhà... bốc lên mãi : Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
Đoạn 2: Tiếng gì xa vắng thế... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em
trong nắng trưa.
Đoạn 3: Con gà nào... cũng lặng im: cây cối và con vật nằm trong nắng trưa.
Đoạn 4: Ấy thế mà... chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghó về người mẹ.
3)Củng cố, dặn dò:
-Hỏi : Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa vào
vở.
-Yêu cầu HS về nhà quan sát cảnh vật ở nơi mình ở, công viên, đường phố, ruộng
đồng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, chiều. Ghi lại các kết quả quan sát vào giấy và
chuẩn bò bài : Luyện tập tả cảnh.
3
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm
trên cánh đồng. HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả
cảnh.
-Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều
đã quan sát.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một
-Tranh, ảnh rừng tràm
-Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra ghi nhớ của cấu tạo bài văn tả cảnh
-GV nhận xét và cho điểm.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài .
Hoạt động 1: Bài 1
-Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. Sau đó gv giao viêc :
+Các em đọc thầm đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng
+Tìm những sự vật được tả trong buổi sớm mùa thu
+ Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát
+Tìm một chi tiết thể hiện sự tinh tế của tác giả
-Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ những HS
gặp khó khăn; yêu cầu HS ghi lại các ý
chính trong câu trả lời.
-HS trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu
hỏi.
-Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu
hỏi:
a)Tác giả tả những sự vật gì trong buổi
sớm mùa thu?
-HS trả lời, các HS bổ sung ý kiến.
a)Những sự vật được miêu tả: cánh đồng
buổi sớm: đám mây, vòm trời, những giọt
mưa, những sợi cỏ, những gánh ra, những
4
bó hoa huệ của người bán hàng; bầy sáo
liệng trên cánh đồng ; mặt trời mọc.
b)Tác giả đã quan sát sự vật bằng những
giác quan nào?
b)Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác ,
thò giác...
c)Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát
tinh tế của tác giả. Tại sao em lại cho
rằng sự quan sát đó rất tinh tế?
+Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên
chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã
ngang vai của Thủy. Tác giả cảm nhận
được giọt mưa rơi trên tóc, rất nhẹ.
+Giữa những đám mây xám đục, vòm
trời hiện ra những khoảng vực xanh vòi
vọi. Tác giả quan sát bằng thò giác, cảm
nhận được màu sắc của vòm trời, đám
mây.
+Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép
Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt
lạnh. Tác giả cảm nhận sự vật bằng làn
da, thấy ướt lạnh bàn chân...
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu,
cảm nhận được sự quan sát tinh tế của
tác giả.
Kết luận : Tác giả đã lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác
quan để cảm nhận vẻ đẹp riêng của từng cảnh vật.
Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, chúng ta phải biết cách quan sát, cảm
nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thò giác và đôi khi là cả sự
liên tưởng. Để chuẩn bò viết bài văn tốt các em cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả
cảnh.
*Hoạt động 2: Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh
một buổi trong ngày ( đã giao từ tiết
trước).
- HS tiếp nối nhau đọc.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có ý
thức chuẩn bò bài, quan sát tốt.
-Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân ;
GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- 2 HS lập dàn ý vào bảng phụ , lớp
làm vào vở.
5
Gợi ý các câu hỏi:
+Mở bài : Em tả cảnh gì ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu
tả là gì?
+Thân bài : Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
*Tả theo thời gian.
*Tả theo trình tự từng bộ phận.
+GV kết luận: Nêu cảm nghó, nhận xét của em về cảnh vật.
Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người , chim muông
sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Khi quan sát các em có thể cảm
nhận sự vật bằng nhiều giác quan: thính giác, thò giác, xúc giác.
-Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý
của mình.
- 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các
HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn.
-Cùng HS nhận xét, sửa chữa .
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bò bài Luyện tập tả cảnh.
6
TUẦN 2:
Tiết 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh ( Rừng trưa, chiều
tối).
-Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn
văn tả cảnh một buổi chiều trong ngày.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Tranh, ảnh rừng tràm ( nếu có).
-Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV gọi HS trình bày dàn ýthể hiện kết
quả quan sátcảnh một buổi trong ngày đã
cho về nhà ở tiết trước
-HS trả bài.
-GV nhận xét và cho điểm.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Hoạt động 1: Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
tập.
-2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
-Gv giao viêc::
+ Các em đọc kó bài văn.
+Gạch chân dưới những hình ảnh em
thích.
+Giải thích tại sao em lại thích hình ảnh
đó.
-Gọi HS trình bày theo các câu hỏi đã
gợi ý.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
làm bài theo hướng dẫn.
-Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS nêu 1
7
hình ảnh mà mình thích.
-Gv nhận xét
Hoạt động 2: Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình đònh
tả.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu
cảnh mình đònh tả.
-G v giao việc:
+ các em xem lại dàn ý
+ Sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển
một phần của dàn ý đã lập thành đoạn
văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời
gian hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời
điểm.
- Lưu ý : Đây chỉ là một đoạn trong phần
thân bài nhưng vẫn phải đảm bảo có câu
mở đoạn, kết đoạn.
-3 HS làm bài vào giấy khổ to. Các HS
khác làm vào vở.
-Gọi 3HS đọc bài. GV cùng HS sữa chữa
thật kó về lỗi dùng từ diễn đạt cho từng
HS ( nếu có).
-3 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi,
sửa chữa bài cho bạn.
-Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình
viết. GV sửa lỗi cho từng HS. Cho điểm
HS viết đạt yêu cầu.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, mượn những bài văn của bạn đã được cô chữa
để tham khảo và quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa. Chuẩn bò bài Luyện
tập làm báo cáo thống kê.
8
Tiết 4: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I/ MỤC TIÊU:
-Dựa theo bài Nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê
và tác dụng của các số liệu thống kê ( giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả
có tính so sánh).
-Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ HS trong lớp. Biết trình
bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2 cho HS các nhóm thi làm bài .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh một
buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh
-HS đọc .
-GV nhận xét và cho điểm.
I.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV hỏi:
+Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta
biết điều gì?
+Dựa vào đâu em biết được điều đó?
- HS nêu ý kiến:
+Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta
biết Việt Nam có truyền thống khoa cử
lâu đời.
+Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa
thi của từng triều đại.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
*Hoạt dộng 1: Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Gv giao việc :
-2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu
cầu trước lớp.
+ Các em đọc lại bài Nghìn năm văn
hiến.
+Trả lời từng câu hỏi a, b , c
- HS tạo thành 1 nhóm 4 cùng trao đổi,
thảo luận, ghi các câu trả lời ra giấy
nháp.
-GV tổ chức cho 1 HS khá điều khiển cả
lớp hoạt động.
-1 HS hỏi, HS các nhóm trả lời ( mỗi câu
hỏi một nhóm trả lời, các nhóm khác bổ
sung ý kiến).
-Gv nhân xét, rồi hỏi :
9
+ Các số liệu thống kê trên được trình
bày dưới những hình thức nào?
+trình bày trên bảng số liệu ;
+ nêu số liệu.
+ Các số liệu thống kê nói trên có tác
dụng gì?
-Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng
so sánh số liệu giữa các triều đại
-tăng sức thuyết phục cho nhận xét về
truyền thống văn hiến lâu đời của nước
ta.
Hoạt động 1: Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu HS tự làm bài. -1HS làm bài trên bảng phụ. HS dưới lớp
kẻ bảng, làm bài vào vở.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. -HS nêu ý kiến bạn làm đúng / sai. Nếu
sai thì sửa lại cho đúng.
-Nhận xét, khen ngợi HS lập bảng nhanh,
đúng đẹp.
-GV lần lượt nêu câu hỏi:
+Nhìn vào bảng thống kê em biết được
điều gì?
- HS trả lời.
+Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất?
+Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
+Bảng thống kê có tác dụng gì? +Bảng thống kê giúp ta biết được những
số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh
chóng, dễ dàng so sánh các số liệu.
- nhận xét câu trả lời HS.
3)Củng cố, dặn dò:
-Bảng thống kê có tác dụng gì
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà lập bảng thống kê số người trong gia đình em : số người, số con là
nam, số con là nữ.
-Dặn HS tiếp tục bài tập quan sát một con mưa, ghi lại kết quả quan sát để chuận bò
làm tốt bài tập lập dàn ý
Chuẩn bò bài Luyện tập tả cảnh.
10
TUẦN 3:
Tiết 5: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi
tiết trong một bài văn tả cảnh.
-Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với
các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng,
tự nhiên.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa.
-Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để 2-3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh
mưa, làm mẫu để cả lớp cùng phân tích.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV kiểm tra vở của HS xem lại bài 2
của tiết trước.
-HS lấy vở.
-GV nhận xét và cho điểm.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài .
Hoạt dộng 1: hương dẫn HS làm bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của
bài tập.
- 2 HS đọc ( 1 HS đọc bài văn Mưa rào,1
HS đọc các câu hỏi).
* GV giao việc:
- Các em hãy hoạt động nhóm 4 theo
yêu cầu sau:
+ Đọc kó bài văn Mưa rào .
+trả lời 4 câu hỏi.SGK
-Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận -HS hoạt động theo nhóm 4
-Gv nx và hỏi : -Các nhóm báo cáo, nhân xét ,bổ sung
+ tác gia ûquan sát cơn mưa theo trình tự
nào ?
+ ..theo trình tự thời gian: lúc trời sắp
mưa→ mưa → tạnh hẳn.
11
+Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác
giả có gì hay?
+Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi
tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở
vùng nông thông rất chân thực.
Tác giả tả cơn mưa theo trình tự thời gian: từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa
tạnh, tác giả đã thả hồn mình theo cơn mưa để nghe thấy, ngửi thấy, nhìn thấy, cảm
giác thấy sự biến đổi của cảnh vật... Cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo,
tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa sinh động, thú vò đến như
vậy.
Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp
nghe.
-GV kiểm tra bản ghi chép về một cơn
mưa mà HS đã quan sát.
- HS lấy bài của mình
-GV hỏi:
+Phần mở bài cần nêu những gì?
+Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
-Đàm thoại gv-HS
+Những cảnh vật nào chúng ta thường
gặp trong cơn mưa?
+Phần kết bài em nêu những gì?
+Cảnh vật thường có trong mưa: mây,
gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con
người, chim muông...
+Phần kết bài có thể nêu cảm xúc của
mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn
mưa.
-Yêu cầu HS tự lập dàn ý. - 2 HS lập dàn ý vào bảng phụ, HS cả
lớp làm vào vở.
-GV nhắc HS sử dụng những từ láy, từ gợi tả để miêu tả cơn mưa, sử dụng nhiều
giác quan để cảm nhận cảnh vật. Có thể là cơn mưa em quan sát từ lúc trời có dấu
hiệu sắp mưa hoặc là cơn mưa do bất ngờ em bắt gặp.
-Nhận xét, khen ngợi những HS quan sát tinh tế, sử dụng từ ngữ hay, độc đáo khi
miêu tả.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả cơn mưa, chọn trước 1 phần trong dàn ý
để chuẩn bò chuiyển thành 1 đoạn văn trong tiết : Luyện tập tả cảnh.
12
Tiết 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
-Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn
miêu tả chân thực, tự nhiên.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa ( BT1).
-Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV kiểm tra chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả 1 cơn mưa của vài em.
-GV nhận xét và cho điểm.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập .
*Hoạt động 1: hương dẫn HS làm bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
tập.
-1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau
đọc từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
-GV hỏi: Đề văn mà bạn Quỳnh Liên
làm là gì?
-Gv giao việc:
+Đọc kó lại đề
+Chỉ ra nội dung chính của mỗi đoạn
+Viết thêm vào những chỗ có dấu(…) để
hoàn chỉnh nội dung của từng đoạn
-HS nêu: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
-HS thảo luận nhóm bàn
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận.
-Tiếp nối nhau phát biểu:
-Hỏi : Em có thể viết thêm những gì vào
đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
-HS trả lời:
+Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+Đoạn 2: Viết thêm các chi tiết, hình ảnh
13
miêu tả chò gà mái tơ, đàn gà con, chú
mèo khoang sau cơn mưa.
+Đoạn 3: Viết thêm câu tả hoạt động của
con người trên đường phố.
-Yêu cầu HS tự làm bài. -3 HS làm vào bảng phụ, HS cả lớp viết
vào vở, chỉ chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2
đoạn
-Khi HS viết xong, GV yêu cầu 4 HS làm
trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn
văn. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa để
rút kinh nghiệm.
-4HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý
kiến cho từng đoạn.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của
bài văn.
-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt
yêu cầu.
.
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1HS đọc cả lớp theo dõi.
-Yêu cầu HS tự làm bài. -2 HS viết đoạn văn vào bảng phụ, HS cả
lớp viết vào vở.
-Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn
mưa mình đã lập để viết.
-GV cho HS sửa bài ở bảng phụ -2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát
biểu ý kiến để sửa chữa cho từng bạn.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình -5 đến 7 HS đọc đoạn văn mình viết.
-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt
yêu cầu.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa ( nếu chưa đạt ), quan sát
trường học và ghi lại những điều quan sát được.
-Chuẩn bò: luyện tập tả cảnh.
14
TUẦN 4:
Tiết 7: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
-Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho
bài văn tả ngôi trường.
-Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT Tiếng Việt 5, tập một ( nếu có).
-Những ghi chép HS đã có khi quan sát cảnh trường học.
-Bút dạ, bảng phụ ( cho 2-3 HS trình bày dàn ý bài văn trên bảng lớp).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV gọi 3 HS dọc đoạn văn của BT2 tiết trước.
-GV nhận xét và cho điểm.
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài .
*Hoạt động 1: hương dẫn HS làm bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và các lưu ý trong
SGK.
- GV gọi vài HS tình bày kết quả quan
sát ở nhà
-1HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp theo
dõi.
- 3,4 HS tình bày
-GV nêu câu hỏi giúp HS xác đònh các
việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý:
+Đối tượng em đònh miêu tả là cảnh gì?
+Thời gian em quan sát là lúc nào?
-Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình.
+Ngôi trường của em.
+Buổi sáng/ Trước buổi học/ Sau giờ tan
15
+Em tả những phần nào của cảnh
trường?
học.
+Tả các cảnh:
• Sân trường.
• Lớp học.
• Vườn trường.
• Phòng truyền thống.
* Hoạt động của thầy và trò...
+Tình cảm của em với mái trường? +Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
-Yêu cầu HS tự lập dàn y chi tiết. -3HS khá viết vào bảng phụ, HS cả lớp
làm vào vở.
GV chú ý nhắc HS: đọc kó phần Lưu ý trong SGK để xác đònh góc quan sát để nắm
bắt được những đặc điểm chung và riêng của cảnh vật. Quan sát nhiều giác quan,
phải tập trung sự chú ý vào những điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của cảnh vật,
những điểm gây cho em ấn tượng để tả. Sự liên quan, mối tương quan giữa cảnh vật
ấy với cảnh vật xung quanh, với con người, thiên nhiên.
-GV cùng HS dưới lớp nhận xét, bổ sung
bài ở bảng phụ để có 1 dàn ý mẫu.
-HS đã làm vào bảng phụ, đọc rõ dàn ý
của mình cho các bạn theo dõi.
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-GV hỏi: Em chọn đoạn văn nào để tả? -Tiếp nối nhau giới thiệu.
+Em tả sân trường.
+Em tả vườn trường.
+Em tả lớp học...
-Yêu cầu HS tự làm bài. ( Gợi ý HS nên
viết 1 đoạn ở phần thân bài, chọn những
phần của trường mà em có ấn tượng nhất
để tả).
3HS khá viết vào bảng phụ, HS cả lớp
làm vào vở.
-Gọi HS làm bài bảng phụ, đọc bài, GV
sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
-2HS đọc bài của mình. HS cả lớp theo
dõi và nêu ý kiến nhận xét, sửa chữa cho
bạn.
Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình - 2 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình
.-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt
yêu cầu.
.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu, đọc trước các đề văn
trang 44, SGK để chuẩn bò tốt cho tiết kiểm tra viết.
16
Tiết 8: TẢ CẢNH ( kiểm tra viết)
I/ MỤC TIÊU:
-HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giấy kiểm tra.
-Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh:
1.Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2.Thân bài:Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3.Kết bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghó của người viết.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Kiểm tra giấy bút của HS
2. BÀI MỚI
a.Giới thiệu bài
b. Ra đề
-GV có thể sử dụng các đề gợi ý trang 44,SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự
mình ra đề cho HS.
-Lưu ý ra đề:
+Ra đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+Đề 1 là đề mở.
+Nội dung ra đề gắn với những cảnh thân thuộc phù hợp với HS.
-Yêu cầu HS chọn đề để làm bài
-Gv treo bảng phụ có ghi dàn bài như đã chuẩn bò
-Nhắc nhở HS khi làm bài
-Cho HS viết bài.
-Thu, chấm một số bài.
-Nêu nhận xét chung.
3. DẶN DÒ:
- Dăn HS chuẩn bò tiết 10, nhớ lại những điểm số em có trong tháng để học tốt
tiết sau
17
TUẦN 5 :
Tiết 9: LUYỆN TẬP LÀM BÁO THỐNG KÊ
I/ MỤC TIÊU:
1.Biết trình bàykết quả thống kê theo biểu bảng.
2.Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu
học tốt hơn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sổ điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của từng HS.
-Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ đủ cho các tổ làm BT2.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bò của HS
II.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài .
*Hoạt động 1: hương dẫn HS làm bài
1
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
(Gợi ý : Đây là chỉ thống kê kết quả học
tập trong tháng nên không cần lập bảng .
Em chỉ cần viết theo hàng ngang. Nếu
không nhớ số điểm của mình thì có thể
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp
làm vào vở.
18
mở vở, bài kiểm tra để xem lại).
-Gọi HS đọc kết quả thống kê. -2 HS làm trên bảng và đọc bài của
mình.
-Nhận xét kết quả thống kê và cách trình
bày của từng HS.
-3HS dưới lớp đọc tiếp nối.
-Hỏi: + Em có nhận xét gì về kết quả học
tập của mình?
- 3 đến 4 HS tự nhận xét.
-GV nêu : Bây giờ các em cùng lập bảng kết quả học tập trong tháng của từng thành
viên trong tổ.
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm tổ ( gợi
ý cho HS:
+Kẻ bảng thống kê từng cột và hàng. 6
cột ghi: Số thứ tự / họ và tên/ số điểm
theo cột số điểm chia thành 4 cột nhỏ,
theo các thang điểm ở bài 1. Số hàng là
số thành viên trong tổ và thêm 1 hàng
tổng số.
- 2 HS kẻ bảng thống kê vào bảng
- Lớp nhận xét, thống nhất mẫu đúng
- Mỗi thành viên trong tổ đọc thống kê
kết quả học tập của mình để thư ký ghi
nhanh vào bảng
- Đại diện các tổ trình bày
-Nhận xét bài làm của HS.
-Gọi HS cùng tổ nhận xét phiếu của bạn. -HS nhận xét bài làm của tổ bạn.
-Hỏi:+ Em có nhận xét gì về kết quả học
tập của tổ 1,2,3,4...?
+2 HS (1 trong tổ, 1 ngoài tổ) nhận xét.
+Trong tổ 1( 2,3,4) bạn nào tiến bộ nhất?
Bạn nào còn chưa tiến bộ?
+Dựa vào bảng thống kê và trả lời.
-Kết luận : Qua bảng thống kê em đã biết kết quả học tập của mình, nhóm mình.
Vậy các em hãy cố gắng để tháng sau đạt kết quả cao hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Bảng thống kê có tác dụng gì? ( Giúp ta biết tình hình và nhận xét về vấn
đề được thống kê).
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đưa bảng thống kê kết quả học tập của mình cho gia đình xem
và tự lập bảng thống kê kết quả học tập của mình trong tháng tới.
19
TUẦN 6:
Tiết 11: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/ MỤC TIÊU:
-Biết cách viết một lá đơn đúng quy đònh và trình bày đầy đủ nguyện vọng
trong đơn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số tranh, ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra.
-VBT in mẫu đơn. Bảng lớp viết những điều cần chú ý ( SGK trang 60)
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Thu, chấm vở của 3 HS phải viết lại bài văn tả cảnh.
-Thu, chấm vở của 3 HS phải làm lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của
tổ.
-GV nhận xét về ý thức làm bài, chất lượng bài làm của HS.
II/BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV hỏi:
+Khi nào chúng ta phải viết đơn?
+Hãy kể tên những mẫu đơn mà các em
đã được học.
-GV nêu yêu cầu bài học:
-HS nêu ý kiến:
+Chúng ta phải viết đơn khi muốn trình
bày một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
+Đơn xin phép nghỉ học: ; Đơn xin gia
nhập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh.
2.Hướng dẫn làm bài tập :
20
*Hoạt động1: hương dẫn HS làm bài 1
-HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc bài văn ; sau đó yêu cầu
nêu ý chính của từng đoạn trong bài
Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.
-1 HS đọc bài văn trước lớp; sau đó 3 HS
tiếp nối nhau nêu ý chính của từng đoạn.
- GV hỏi :
+Chất độc màu da cam gây ra những hậu
quả gì?
-HS tiếp nối nhau nêu ý kiến:
+Phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, …..300
000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu
da cam.
+Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi
đau cho những nạn nhân chất độc màu da
cam?
+Động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật
chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để
động viên họ...
+Ở đòa phương em có những người bò
nhiễm chất độc màu da cam không? Em
thấy cuộc sống của họ ra sao?
+HS trả lời.
+Em đã từng biết hoặc tham gia những
phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ
các nạn nhân chất độc màu da cam ?
-HS nêu.
-GV giảng: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mó đã rải hàng ngàn tấn chất độc
màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm hoạ cho môi trường, cây cỏ, muông thú và
con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để
giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của
bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp
cùng nghe.
-GV nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài:
+Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
-Tiếp nối nhau trả lời:
+Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp
đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
+Mục Nơi nhận đơn em viết những gì. -HS nêu.
+Phần lí do viết đơn em viết những gì?
-Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lí
do viết đơn của một số HS.
-Yêu cầu HS viết đơn. Hoạt động cá nhân.
-Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn hoặc
phát mẫu đơn in sẵn cho HS.
-Nhắc HS: Phần lí do viết đơn chính là phần trọng tâm của đơn. Em phải chú ý nêu
bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân
em phải có khả năng tham gia các hoạt động, nguyện vọng của em là muốn góp
phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Chữ viết cần sạch, đẹp, câu văn rõ
ràng.
21
-Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành. -6 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt
yêu cầu.
-Nhận xét bài làm của bạn.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bò bài luyện tập tả cảnh sông nước. Những HS nào viết
đơn chưa đạt yêu cầu, về nhà làm lại bài và chuẩn bò bài Luyện tập tả cảnh.
Tiết 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
1.Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông
nước.
2.Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước
cụ thể.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm ... ( cỡ to).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc
màu da cam của một số HS
-Nhận xét bài làm của HS.
-Kiểm tra việc chuẩn bò tranh, ảnh minh
hoạ cảnh sông nước và việc ghi lại các
kết quả quan sát.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bò bài của
các thành viên.
-Nhận xét việc chuẩn bò bài của HS.
II/BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-Hỏi: Các em đã được học những bài văn
miêu tả nào?
-HS nêu: bài văn miêu tả con vật, cây
cối, cảnh thiên nhiên.
-GV nêu yêu cầu. -Lắng nghe và xác đònh nhiệm vụ của
tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
*Hoạt động1: hưúg dẫn HS làm bài 1
22
* Đoạn a.
* HĐ nhóm 4
-Chia lớp thành các nhóm
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời các
câu hỏi trong bài
-Các nhóm cùng đọc bài, trao đổi, trả lời
câu hỏi
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo
luận
-1nhóm báo cáo kết quả thảo luận: đọc ,
1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi.
-Nhận xét câu trả lời của HS, và hỏi:
+Theo em “liên tưởng”có nghóa là gì? +Liên tưởng là từ hình ảnh này nghó đến
hình ảnh khác.
-Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả. Liên tưởng làm cho
sự vật thêm sinh động hơn, gần gũi với con người hơn. Liên tưởng của nhà văn giúp
ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
* Đoạn b:
( tương tự như đoạn a nhưng thảo luận
nhómm đôi )
.* HĐ nhóm đôi
- GV giải thích: “ Thủy ngân” ...
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu 2-3 HS đọc các kết quả quan
sát một cảnh sông nước đã chuẩn bò từ
tiết trước
-2 đến 3 HS đọc thành tiếng bài của mình
.
-Nhận xét bài làm của HS.
-Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh
một cảnh sông nước.
-3HS làmbài trên bảng phụ . HS cả lớp
làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ
sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh ( trên
bảng lớp).
-3 HS lần lượt trình bày dàn ý của mình,
HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận
xét.Sau đó vài HS trình bày bài làm của
mình
-Nhận xét, cho điểm những HS viết dàn
ý đạt yêu cầu.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà sữa chữa, hoàn thiện dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước và
chuẩn bò bài Luyện tập tả cảnh.
23
TUẦN 7:
Tiết 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở
đoạn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Ảnh minh hoạ vinh Hạ Long trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cảnh đẹp
Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài, nếu có.
-Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 ( chí viết ý b,c).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. BÀI CŨ :
-Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS.
-Nhận xét bài làm của HS.
II/BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập:
*Hoạt động 1: hương dẫn HS làm bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của
bài tập.
-HS hoạt động nhóm 4.
* GV giao việc:
- Các em hãy hoạt động nhóm 4 theo
yêu cầu sau:
+ Đọc kó bài văn Vònh Hạ Long .
+trả lời 3 câu hỏi.SGK
24
-Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận HS trao đổi, thảo luận
- Nhóm báo cáo
- Gv nhận xét -Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác
bổ sung ý kiến.
-GV nói thêm về nét đẹp độc đáo của Vònh Hạ Long.
*Hoạt động 2: hương dẫn HS làm bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng
đoạn trước lớp.
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để chọn
câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn.
-2 HS trao đổi, thảo luận.
-Gọi HS trình bày sự lựa chọn của mình
và giải thích tại sao lại chọn như vậy.
Yêu cầu các HS có ý kiến khác bổ sung.
-2HS lần lượt nêu ý kiến về từng đoạn,
các HS khác bổ sung. Cả lớp thống nhất:
-Nhận xét câu trả lời đúng.
-Gọi HS đọc 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh. -2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn đã
hoàn chỉnh.
.
*Hoạt động 3: hương dẫn HS làm bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Yêu cầu HS tự làm bài . -2HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp
làm vào vở.
-Nhắc HS : Có thể viết câu mở đoạn cho 1 trong 2 đoạn văn trên hoặc cả hai. Mở
đoạn chúng ta có thể viết từ 1 đến 2 câu.
-GV đi hướng dẫn những HS gặp khó
khăn.
-Gọi 2 HS viết vào bảng phụ treo bảng.
GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
-2HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi
và nêu ý kiến nhận xét.
-Gọi 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của
mình. GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm
những HS viết đạt yêu cầu
-3 HS lần lượt đọc bài, HS theo dõi và
nhận xét.
3)Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài. HS nào viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu về nhà
phải viết lại và luyện tập viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông
nước.
25