Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự cho học sinh lớp 6 trường THCS lam sơn, ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.66 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1.Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRANG

1
2
2
2
2
3
3
5
16
17
18

1. Mở đầu:


1.1.Lí do chọn đề tài:
1


Khi đất nước phát triển và hội nhập như hiện nay học sinh có điều kiện
giao lưu mở rộng, được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ
nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt hơn. Nhưng phương
thức học tập tự lập của học sinh vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Để hình thành kĩ
năng tự học cho học sinh địi hỏi phải có sự hướng dẫn của người thầy một cách
tận tình, đúng phương pháp tích cực, chủ động. Chương trình, sách giáo khoa và
đổi mới phương pháp dạy học đã đáp ứng được nhu cầu đó. Song trên thực tế
dạy học cịn nhiều những khó khăn cả về phía người học và dạy. Đặc biệt với
học sinh lớp 6 hiện nay khả năng thích ứng với chương trình, sách giáo khoa,
phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới còn rất khó khăn. Các em chưa có
khả năng độc lập, sáng tạo trong học tập và tư duy lôgic; kĩ năng thực hành và tư
duy ngơn ngữ cịn yếu. Đây là điểm hạn chế nếu chúng ta không chú ý khắc
phục, uốn nắn cho các em.
Thực tế trong đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa bậc THCS
địi hỏi đổi mới một cách toàn diện từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy
học, cách tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học. Tuy nhiên,
hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan bên cạnh những mặt tích
cực như: phạm vi đánh giá kiến thức rộng hơn tự luận, số lượng câu hỏi nhiều
hơn, phủ khắp được kiến thức chương trình mơn học, tránh việc “học tủ”, “học
lệch” nhưng lại có hạn chế đến kĩ năng tạo lập văn bản – thực hành ngơn ngữ
của học sinh. Đây chính là khó khăn thách thức đối với người giáo viên lên lớp
trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay: vừa phải thực hiện đúng tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học, vừa phải làm sao đem lại hiệu quả như mục tiêu
chương trình, sách giáo khoa đã đề ra. Nó địi hỏi người giáo viên phải có trình
độ kiến thức sâu rộng, vừa phải thấm sâu tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học lại vừa phải có tấm lịng nhiệt huyết với học trị, với sự nghiệp trồng người.

Có thể nói, rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng xây dựng đoạn văn
nằm trong phạm vi đổi mới phương pháp dạy học. Trong q trình dạy học mơn
Ngữ văn, giáo viên phải luôn chú ý đến cách thức tổ chức cho học sinh hoạt
động để phát triển kỹ năng viết cho các em. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 6
cần phải chú trọng rèn luyện nhiều hơn, bởi vì kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng
xây dựng đoạn văn của các em cịn rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn
chia sẻ kinh nghiệm: “Kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự cho học sinh lớp 6
Trường THCS Lam Sơn, Ngọc Lặc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:

2


- Rèn cho học sinh kĩ năng học theo tinh thần đối mới, có khả năng độc
lập, sáng tạo trong học tập và tư duy lô gic.
- Giúp học sinh có kĩ năng thực hành và tư duy ngơn ngữ.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng xây dựng đoạn văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên dạy Ngữ văn và học sinh lớp 6 Trường THCS Lam Sơn - Ngọc
Lặc, một số bài viết của học sinh lớp 6 về văn tự sự . Cụ thể là:
+ Thực trạng về phương pháp giảng dạy của giáo viên và bài viết của một
số học sinh.
+ Những giải pháp chủ yếu để rèn luyện kĩ năng nâng cao chất lượng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã vận dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đưa ra
những đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụng.
- Phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Dự giờ, thăm lớp, tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lí luận:
Tự sự theo nghĩa rộng là phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự
kiện theo mối quan hệ nào đấy như: quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng. Cốt
truyện của tác phẩm tự sự được thể hiện qua một chuỗi tình tiết, thơng thường
mỗi tình tiết được kể bằng một đoạn văn. Bởi vậy đoạn văn tự sự có thể giới
thiệu nhân vật (lai lich, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng…) hoặc kể về các
việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự đổi thay do các hành động đó đem
lại. Ở đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn
thoại, tức là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong tồn
bộ nội dung của văn bản. Đoạn thoại có thể gồm nhiều cặp thoại cùng hướng
đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại.
Một đoạn văn bao giờ cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn khác
trong bài văn, nghĩa là đoạn văn ấy phải chịu sự chi phối của phong cách văn
bản. Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể về
người, về việc, về hành động của các nhân vật.đoạn văn tự sự thường có một ý
chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung (cùng hướng về một vấn đề) và hình thức
(các câu liên kết với nhau thơng qua các phương tiện liên kết).
3


Như vậy, về hình thức, đoạn văn được quy định từ chữ đầu đoạn văn phải
viết hoa và lùi vào một chữ. Về nội dung thường biểu đạt một ý tương đối trọn
vẹn. Đoạn văn thường phải có câu chủ đề. Câu chủ đề mang nội dung khái quát,
lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ. Câu chủ đề
có thể đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn. Nếu câu chủ đề đứng đầu đoạn tức đoạn
văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch; nếu câu chủ đề đứng ở cuối

đoạn tức nội dung được trình bày theo cách quy nạp. Các câu trong đoạn văn có
mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Chúng có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
hoặc bình đẳng nhau về ý nghĩa. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau về
mặt nội dung nhằm duy trì đối tượng biểu đạt nhờ vào các từ ngữ chủ đề. Từ
ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần
trong đoạn văn. Ngồi hai cách trình bày nội dung như vừa nói trên, thì đoạn
văn cịn có cách trình bày nội dung theo cách song hành, móc xích, tổng phân
hợp.
2.2. Thực trạng vần đề:
Thực trạng viết văn tự sự và viết đoạn văn tự sự của học sinh lớp 6 trường
THCS Lam Sơn trong những năm gần đây vẫn đang còn nhiều vấn đề tồn tại,
hạn chế. Hiện tượng học sinh lớp 6 chưa biết viết hoặc chưa có kĩ năng viết đoạn
văn tự sự là một sự thực. Số liệu thống kê trong bảng dưới đây cho biết rõ hơn
về thực trạng viết đoạn văn tự sự của học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn.

NĂM
HỌC

LOẠI BÀI
KHẢO SÁT

2016-2017

15 phút
Bài viết số 1
(Tiết theo
PPCT: 17, 18)
Bài viết số 2
(Tiết theo
PPCT: 37, 38)


KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Diễn đạt
(xác định
Không biết diễn câu chủ đề,
đạt(xác định câu xác định ý,
Vận

chủ đề, xác định ý, sử dụng
dụng
SỐ
sử dụng phép liên phép liên
linh hoạt
kết, sử dụng từ) kết, sử dụng
từ) còn hạn
chế
SL
%
SL
%
SL %
60
35
58.3
20
33.3
5
8.4
60


34

56.7

20

33.3

6

10

60

35

58.3

21

35

4

6.7

4


Bài viết số 3

(Tiết theo
PPCT: 53, 54)

60

33

55

21

35

6

10

Bảng thống kê số liệu của năm học: 2013 - 2014 trên đây ta thấy có 3 mức
đánh giá. Mức yếu kém: “Khơng viết được (chỉ là chuỗi câu văn lộn xộn)” là kết
quả những bài làm của học sinh không viết thành đoạn văn, nó chỉ là chuỗi câu
lộn xộn, chắp nối thiếu mạch lạc hoặc vơ nghĩa, hoặc thậm chí có học sinh bỏ
trống chẳng viết được chữ nào ( bài kiểm tra 15 phút – viết đoạn văn) hoặc viết
sai thể loại hoặc khơng hiểu đề, khơng có kiến thức mơn học. Mức trung bình:
về cơ bản là biết viết đoạn văn tự sự nhưng diễn đạt còn lủng củng, đây là những
bài làm của học sinh viết đúng nội dung đề bài song cịn có chỗ diễn đạt yếu, ý
trùng lặp, lựa chọn từ ngữ thiếu chính xác, sai chính tả, sai cú pháp…Mức khá,
giỏi: “viết tốt”, đây là những bài thuộc đối tượng học sinh khá giỏi. Nhìn chung
các em viết sâu sắc, hiểu nội dung yêu cầu của đề bài và có kỹ năng viết văn tự
sự tương đối tốt. Nhìn chung, đây là những học sinh có năng lực giao tiếp trong
thực tiễn của đời sống; có “năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực

cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình”.
Như vậy, qua các bài kiểm tra của học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn
ở năm học trước, tôi thấy rằng: những học sinh có kỹ năng thành thạo, trơi chảy
trong việc xây dựng đoạn văn tự sự chỉ chiếm một số lượng rất ít. Cịn những
học sinh yếu về kỹ năng viết đoạn văn tự sự và những học sinh viết được song
diễn đạt lủng củng lại chiếm số lượng nhiều hơn…Điều đó thực sự là nỗi trăn
trở, mối quan tâm của những giáo viên văn tâm huyết. Tôi thực sự lo lắng về
thực trạng khả năng, kỹ năng viết văn tự sự, kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự
của học sinh lớp 6 Trường THCS Lam Sơn. Tôi luôn mong muốn, tất cả giáo
viên bộ môn Ngữ văn hãy đóng góp những việc làm thiết thực để hình thành và
phát triển tốt năng lực viết văn nói chung và năng lực viết văn tự sự nói riêng
cho học sinh THCS.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở lí luận cũng như thực trạng trong q trình giảng dạy và mơi trường
cơng tác, tơi đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp như sau:
Giải pháp thứ nhất: Chú trọng xây dựng các kĩ năng cơ bản cần rèn
luyện cho học sinh khi viết đoạn văn tự sự.
Để thưc hiện được giải pháp này, tôi đã yêu cầu và hướng dẫn học sinh
thực hiện những thao tác và các bước khác nhau, cụ thể là:
5


Thứ nhất: Xác định ý của đề bài:
Để làm tốt bài văn tự sự, trước khi làm phải đọc kĩ đề bài và nắm vững
yêu cầu của đề bài, từ đó sẽ xác định nội dung theo yêu cầu của đề. Như vậy, xác
định ý của đề là suy nghĩ, định hướng, xác định nội dung sẽ vết theo yêu cầu của
đề. Cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, tình tiết, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
của truyện.
Với việc xác định ý của đề tùy theo yêu cầu của đề bài mà giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách xác định ý, lựa chọn ý cho bài viết. Để làm sáng tỏ

yêu cầu của đề bài học sinh cần phải triển khai, trình bày nội dung cụ thể của đối
tượng, tức là cần trả lời câu hỏi: viết những gì? Cần phải xác định nhân vật, sự
việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
Thứ hai: Xác định câu chủ đề cho từng ý
Trong văn bản tự sự có nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn thường diễn đạt
một ý tương đối hồn chỉnh. Ý chính này thường được diễn đạt thành một câu,
gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc
giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. Để viết được các đoạn văn có
nội dung phù hợp với chủ đề của đoạn văn, trước hết xác định chủ đề lớn của bài
văn là gì? Sau đó mới xác định câu chủ đề cho từng ý, tức là từng đoạn văn. Các
câu chủ đề của đoạn văn thường nằm ở đầu đoạn( đoạn văn trình bày theo cách
diễn dịch) hoặc cuối đoạn (đoạn văn qui nạp).
Thứ ba: Sử dụng phép liên kết và cách dùng từ trong đoạn văn
Mỗi đoạn văn bao giờ cũng phải trình bày tương đối hồn chỉnh một ý.
Các câu trong đoạn văn phải có quan hệ về ý nghĩa và phải liên kết chặt chẽ với
nhau bằng các phương tiện liên kết. Phương tiện liên kết là những từ, những tổ
hợp từ dùng để liên kết câu. Phép liên kết là cách sử dụng các phương tiện liên
kết để liên kết câu. Có các phép liên kết sau: phép nối, phép lặp, phép thế…
Thứ tư: Hướng dẫn cách viết các đoạn văn trong bài văn tự sự
Cách viết đoạn mở bài:
Phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, tình huống phát sinh câu
chuyện, khơng gian, thời gian của câu chuyện. Như vậy, phần này phải trả lời
cho các câu hỏi: câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào khơng gian nào? Câu chuyện có
mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai? Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố
nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật, rồi ngược lên kể lại từ đầu.
Nhìn chung cách mở bài của bài văn tự sự rất phong phú đa dạng, có thể
kể tới các cách mở bài khác nhau:

6



Cách mở bài Giới thiệu nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện.
Cách mở bài này nhằm thu hút người đọc, tạo sự tò mò đối với người đọc.
Cách này ta thường thấy trong những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngơn.
Ví dụ:“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị
Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương hết mực,
muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”
Cách mở bài giới thiệu trực tiếp nhân vật.
Ví dụ: “Cơ Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống
với nhau khá thân thiết”
(Mở bài của em Nguyễn Thị Khánh Huyền lớp 6A)
Cách mở bài được bắt đầu bằng vài câu tả cảnh, tả thời khắc lúc đó để
tạo bối cảnh cho truyện.
Ví dụ: “Cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm cả rừng mơ trắng
bạt ngàn đong đưa theo chiều gió, gió mang hương thơm lan
tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn
ngập mùi hương. vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ
hiện lên đẹp đến nao lòng qua khổ thơ sau”: ( ……)
(Bài của em Lê Thị
Quỳnh An lớp 6A)
Cách mở bài nói đến kết quả sự việc rồi mới ngược lên kể lại từ đầu.
Ví dụ: Hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhân dân lại
chịu cảnh lụt lội. Nhìn cảnh tượng ấy ta lại nhớ về câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy
Tinh” đời Hùng Vương thứ 18.
( Mở bài của em Lê Thị Hương lớp 6A)
Như vậy, trong văn bản tự sự có nhiều cách mở đầu câu chuyện, điều
đáng quan tâm là phải mở đầu làm sao để thu hút sự quan tâm chú ý, tò mò hấp
dẫn đối với người đọc. Hầu hết học sinh cảm thấy rất khó khăn khi viết đoạn mở
bài. Bởi vì mở bài có lưu lốt, trong sáng, hấp dẫn thì làm văn mới có cảm xúc,
mới hay và thu hút người đọc.

Cách viết đoạn thân bài
Phần thân bài của bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn là một
ý của bài văn. Các đoạn trong phần này có thể được trình bày theo các trình tự
nhất định.
Đoạn văn giới thiệu nhân vật: Giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính
tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
Ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh hai nhân vật này được khắc họa như sau:

7


Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ. Vẫy tay về phía Đơng, phía Đơng
nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên dãy núi đồi. Cịn nhân vật
Thủy Tinh thì: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về, là chúa của vùng nước thẳm.
Đoạn văn xây dựng sự việc: Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm,
kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
Trong hệ thống sự việc của đoạn văn tự sự: có sự việc khởi đầu, sự việc
cao trào, sự việc kết thúc. Khi xây dựng sự việc cần có sự việc mở đầu, nó là
nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các xung đột.
Ví dụ:
Sự việc mở đầu trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là vua Hùng Vương
thứ mười tám kén phò mã. Đó là nguyên nhân của các sự việc tiếp theo: Sơn
Tinh – Thủy Tinh đến cầu hơn. Vua thách sính lễ, Sơn Tinh lấy được vợ.
Sự việc phát triển bao gồm các chuỗi sự kiện hoặc các biến cố nối tiếp
nhau làm cho xung đột phát triển đến cao trào, sự việc cao trào là xung đột gay
gắt căng thẳng và đi đến chỗ nhất thiết phải giải quyết.
Ví dụ:
Thủy Tinh không lấy được vợ, nổi giận đem quân đuổi theo đánh Sơn
Tinh, hòng cướp lại Mị Nương, Sơn Tinh cũng không chịu thất bại và đánh trả
lại Thủy Tinh. Sự việc kết thúc là kết quả của xung đột được giải quyết. Ví dụ:

Thủy Tinh thất bại.
Các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cái trước là nguyên
nhân của cái sau và là cái kết quả của cái trước. Sự sắp xếp như vậy khiến cho
các sự việc quan hệ với nhau gắn bó chặt chẽ. Như vậy, xây dựng sự việc chính
là q trình tìm ý, chọn ý, sắp xếp các ý để viết đoạn văn tự sự.
Phần nâng cao, mở rộng, tham khảo thêm cho học sinh khá giỏi:
Đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu
sắc hơn. Muốn xây dựng một đoạn văn tự sự có kết hợp của yếu tố miêu tả và
biểu cảm có thể theo năm bước sau:
+ Bước 1: Xác định sự việc chọn kể.
+ Bước 2: Chọn ngôi kể cho câu chuyện.
+ Bước 3: Xác định trình tự kể (chuyện bắt đầu từ đâu, diễn biến thế nào
và kết thúc ra sao?).
+ Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn
tự sự sẽ viết ( bao nhiêu? Ở vị trí nào trong truyện?).
+ Bước 5: Viết thành đoạn văn.
8


Ví dụ:
Đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Sau năm năm, từ hồi lên thành phố học, đây là lần đầu tiên tôi trở về quê
thăm bà ngoại. Ngồi trên xe ơ tơ, lịng tơi náo nức, rộn rã vơ cùng. Nhìn qua cửa
kính, cảnh đồng quê dung dị thuần khiết hiện lên. Những cánh đồng lúa chín
vàng trải dài đến tận chân trời, những cánh cị trắng rập rờn trên khơng trung
thật đẹp mắt. Tơi như lạc vào một thế giới mới, như con cá sau bao ngày nắng
hạn được vẫy vùng trong làn nước quê mát mẻ, trong lành. Yêu lắm quê hương!
Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nội tâm
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và

diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân
vật, làm cho nhân vật sinh động. Kết hợp sử dụng yếu tố nội tâm trong việc xây
dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật.
Ví dụ:
“Tơi thực sự lo lắng đến khơng ngủ được. Ngày mai, tơi đã bước vào
vịng thi đầu tiên. Nếu qua khỏi vịng loại này, tơi mới có cơ hội để thi chọn lớp.
Thầy giáo vẫn dặn: Phải bình tĩnh, tự tin, thoải mái thì mới có cảm xúc để viết
văn. Nhưng sao mình khơng lấy được cảm giác ấy nhỉ? Nếu cứ thế này, ngày
mai sẽ hỏng mất…Bỗng nhiên bài thơ “Quê hương” của tế Hanh chiều nay thầy
vừa giảng loáng thoáng hiện về. Một làng chài ven biển tươi sáng, trong trẻo
với những con người lao động khỏe khoắn…làm tôi say sưa trong giấc ngủ”.
Đoạn văn tự sự có đối thoại, độc thoại nội tâm:
Đối thoại trong văn tự sự tạo nên khơng khí sơi động, hào hứng. Cịn độc
thoại nội tâm cho người đọc thấy được chiều sâu tư tưởng của nhân vật (nhân
vật nói gì, nghĩ gì?). Chính vì vậy, việc xây dựng các đoạn văn tự sự có đối
thoại, độc thoại nội tâm là việc làm rất cần thiết trong khi tạo lập văn bản tự sự.
Ví dụ:
“Đang học bài, tơi bỗng nghe tiếng gọi:
- Lan ơi, cậu có ở nhà khơng?
- Có, cậu vào nhà đi!
- Lan cho tớ mượn cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu kí” vài hơm nào.
- Sách của tớ đã cho cô em họ mượn về quê rồi.
- Ôi tiếc thật! Mai tỏ vẻ buồn rầu.
Chúng tơi trị truyện một lúc rồi Mai về. Tự nhiên tơi cảm thấy mình
khơng cịn là mình nữa. Quyển sách vẫn cịn kia. Tại sao mình lại ích kỷ với bạn
như thế? Có phải mình sợ Mai học giỏi hơn mình chăng? Nếu được đọc cuốn
9


sách này chắc chắn Mai viết bài sẽ đạt điểm 9 cho mà xem…Khơng, mình khơng

phải là con người hay đố kị. Ngày mai, mình sẽ tìm cách để xin lỗi Mai”.
Cách viết đoạn kết bài:
Cũng như phần mở bài, phần kết bài cũng có nhiều cách kết thúc: thơng
thường kết thúc hay gắn với chủ đề câu chuyện. Hay cụ thể hơn là truyện cổ tích
thường hay khép lại bằng hai chữ: từ đây, từ đó.
Ví dụ: Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão
lụt dâng nước đánh Sơn Tinh…
Kết thúc khi các diễn biến chấm dứt:
Ví dụ: Thánh Gióng đánh đuổi xong giặc Ân, một mình, một ngựa, cởi bỏ
giáp sắt và bay về trời.
Kết thúc mở: Là loại kết thúc mà khi các diễn biến còn chưa kết thúc để
người đọc tự suy luận về hướng phát triển của câu chuyện. Cách kết thúc như
vậy là chưa phải kết thúc.
Ví dụ: Kết thúc của tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, tác
phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Kết thúc na ná giống như khi vào câu chuyện: Tả cảnh, tả tình, một cảm
giác mới lạ, một câu hỏi…bằng cách kết thúc như vậy, người kể chuyện thường
muốn gợi cho người đọc, người nghe một sự đột ngột thú vị hay một dư âm
ngân nga mãi trong lịng, hoặc đó lại là một sự nhấn mạnh về ý nghĩa của câu
chuyện mình kể như: Nên sống như thế nào? Nên xử sự ra sao? Nên ghét cái gì,
nên u cái gì?
Ví dụ:
Dũng ngước nhìn lên, đàn chim xanh đang bay về phía trước. Một cái cổ
xanh biếc quay lại phía Dũng, bất chợt, Dũng giơ tay vẫy vẫy. Em nhìn theo đến
khi đàn chim chỉ còn là cái chấm nhỏ.
Giải pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự
Nguyên tắc để xây dựng hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự thực hiện
giải pháp này như sau:
Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung của chương trình ngữ văn THCS đề ra là: học sinh có

trình độ học vấn THCS; hiểu biết ban đầu về kĩ thuật – hướng nghiệp; dạy chữ,
dạy người, dạy nghề; các kiến thức và kĩ năng thực hành được củng cố để tạo ra
được bốn năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực
cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình; phù hợp với 4 trụ cột giáo
10


dục thế giới thế kỉ XXI: học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để
hoà nhập; tích cực hố hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của
thầy.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự không thể
không tuân thủ theo mục tiêu của chương trình. Hệ thống bài tập được vận dụng
trong quá trình thực nghiệm phải đảm bảo cho học sinh phát huy năng lực thực
hành, năng lực tự khảng định mình, tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
trong hoạt động học của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy, cô giáo.
Cụ thể của hệ thống bài tập đảm bảo giúp học sinh có năng lực tạo lập văn bản,
xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Tinh thần đổi mới
Trong việc xây dựng hệ thống bài tập có tính chất sáng tạo của cá nhân
được đúc rút trong nhiều năm phải dựa trên tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.
Nghĩa là phải nắm chắc nội dung đổi mới của giáo dục để xây dựng hệ thống bài
tập phát triển kĩ năng viết đoạn văn tự sự, viết văn tự sự của học sinh lớp 6. Bởi
bản chất của hệ thống bài tập này là bài tập tự luận, trong khi đổi mới giáo dục
đang đổi mới cả cách đánh giá, kiểm tra chất lượng như đưa bài tập trắc nghiệm
khách quan vào bộ môn. Cho nên đề tài SKKN không chú ý tới đổi mới sẽ vơ
tình đi ngược lại đổi mới.
Đảm bảo tính vừa sức, khoa học
Tính vừa sức, tính khoa học trong nội dung giáo dục là rất quan trọng và
đã được chú ý tới trong quá trình đổi mới. Chương trình và SGK Ngữ văn hiện
nay đã đảm bảo được tinh thần này. Tính vừa sức là đảm bảo kiến thức khơng

q khó, q dễ; khơng q tải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THCS. Tính
khoa học được hiểu như tính chính xác, tính hợp lí, phù hợp với thời đại, và tâm
lí lứa tuổi v.v…
Trên tinh thần ấy, trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập của đề tài tôi
đã đặc biệt chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Hệ thống bài tập khơng q dễ cũng
khơng q khó với mọi đối tượng học sinh, phải đảm bảo tính vừa sức, cân đối
và khoa học. Chú trọng tới kĩ năng sáng tạo của học sinh lại vừa đảm bảo nội
dung kiến thức của từng đơn vị bài học, vận dụng các kiến thức trong 3 phân
môn. Đảm bảo việc giảng dạy cho học sinh những tri thức và kĩ năng đặc thù
của phân môn tập làm văn trong nhà trường phổ thông.
Hệ thống bài tập, về bản chất là bài tập tự luận nhằm rèn luyện kĩ năng
viết văn tự sự cho học sinh lớp 6 được xây dựng trên nguyên tắc đổi mới kiểm
tra đánh giá cho nên tôi xây dựng hệ thống bài tập được xét trên nhiều tiêu chí
11


khác nhau. Về tiêu chí thời gian, gồm các bài tập 5 phút, 10 phút trong các giờ
học chính khóa; các bài tập rèn luyện ở các buổi học đạt trà và bài tập làm ở nhà.
Đối với loại 5 phút, 10 phút bao gồm những bài tập trong hệ thống bài tập phần
luyện tập và bài tập của bài ôn tập, luyện tập. Về mặt nội dung, hệ thống bài tập
được xây dựng theo nội dung kiến thức của các bài học về lý thuyết làm văn tự
sự. Các bài tập đảm bảo được việc củng cố khắc sâu về mặt lý thuyết. Từ đó,
hình thành được kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự một cách thành thạo.
Trong hệ thống bài tập tơi cịn dùng cả loại bài tập viết đoạn văn của cả
tập thể theo nhóm lớn hoặc cả tập thể lớp. Nếu cả lớp hoặc nhóm lớn, bài tập sau
khi giáo viên đưa ra mỗi học sinh trong lớp chỉ viết một câu theo kiểu trò chơi:
Em thứ nhất viết xong một câu lên bảng, sau vài chục giây đến một phút em
khác viết tiếp. Cứ như vậy cho đến khi hoàn chỉnh đoạn văn....
Hệ thống bài tập dưới đây tôi đưa ra đã được áp dụng chứ không phải mô
phỏng. Tuy nhiên số lượng bài tập quá lớn tôi chỉ đưa vào đề tài mỗi loại một

vài dạng bài tập để minh hoạ cho đề tài. Cũng để tiện cho việc theo dõi, dẫn lại
khi cần thiết tôi tạm thời đánh số từ 1 đến hết các bài tập. Dưới đây là một số
dạng bài tập mà tôi đã sử dụng.
Dạng bài tập nhận biết kiểu kết cấu đoạn văn và rèn luyện theo các
kiểu kết cấu đoạn văn.
Bài tập 1: Đọc hai đoạn văn sau
a. “Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng.
Nhà nào khơng có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào khơng có cuốc, em vẽ cho cuốc.
Nhà nào khơng có thùng, em vẽ cho thùng”.
b. “Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, nước da ông đã đổi màu đồi mồi. Nếp
nhăn trên khuôn mặt càng dày hơn. Mùa đông năm nay, ông không đi dạo được
nhiều như trước nữa. Giá rét khiến đội bàn tay ông run run. Giọng nói thều
thào. Quả thực ông đã già rồi”.
Em hãy cho biết:
- Mỗi đoạn văn kể về ai, về việc gì?
- Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào? Từ đó xác định cách trình bày đoạn
văn?
Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn tự sự theo kết cấu diễn dịch với câu
chủ đề sau: Tơi có một người bạn thân học cùng lớp.
Bài tập 3: Em hãy viết một đoạn văn tự sự theo kết cấu quy nạp với câu
chủ đề sau: Lan là một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát.

12


Bài tập 4: Em hãy viết đoạn văn tự sự triển khai câu chủ đề sau: Lúc nào
bà ngoại cũng chiều chuộng và chăm chút tôi hết mực.
Bài tập 5: Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc
sau:
- Một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cơ giáo và trước cả

lớp. (viết theo kết cấu diễn dịch)
- Một cậu bé quyết định thả con chim đang nuôi về với bầu trời tự do.
(viết theo kết cấu quy nạp)
Dạng bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài, các đoạn văn trong
phần thân bài (có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm) và đoạn kết bài cho
bài văn tự sự: (Tham khảo thêm cho học sinh khá giỏi)
Bài tập 6: Hãy viết đoạn văn tự sự có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
kể lại tâm trạng của em khi làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Bài tập 7: Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa
quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ
đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ.
Bài tập 8: Hãy viết các cách mở bài khác nhau cho đề văn: “Kể về mẹ
của em”.
Bài tập 9: Cho đề bài sau: Kể lại một kỷ niệm với thầy (cô giáo).
Em hãy xây dựng đoạn văn mở bài, các đoạn văn trong phần thân bài và
đoạn kết bài cho đề bài trên.
Bài tập 10: Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn: Cây tre Việt Nam
kể chuyện mình.
Bài tập 11:
Cho đề bài sau: Có một lần, em đã vơ tình mắc lỗi với ông (bà). Điều ấy
làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn trên theo các cách đã học?
Giải pháp thứ ba: Triển khai hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự
Để học sinh rèn luyện tốt hơn nữa kĩ năng viết đoạn văn tự sự, ngoài việc
thực hiện các thao tác, các bước và các dạng bài tập ra thì tơi cịn mạnh dạn triển
khai hệ thống bai tập thực hành viết đoạn văn tự sự cho học sinh trong các hoạt
động cụ thể khác nhau. Cụ thể như sau:
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong giờ dạy học Tập làm văn
Trong giờ dạy học Tập làm văn chủ yếu tôi ra những bài tập viết đoạn
văn có liên quan đến những vấn đề lý thuyết làm văn mà các em đã được học. Ví


13


dụ trong tiết học “Lời văn, đoạn văn tự sự” tôi cho học sinh làm một bài tập viết
đoạn văn ngắn với thời gian 5 phút như sau:
Bài tập 12:
Em hãy viết một đoạn văn tự sự triển khai câu chủ đề sau: Lúc nào bà
ngoại cũng chiều chuộng và chăm chút tôi hết mực.
Như vậy, với bài tập trên đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc kiến thức của
bài “Lời văn, đoạn văn tự sự”. Từ việc học sinh nắm được lý thuyết của bài học
là: Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ
đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý
chính, làm cho ý chính nổi lên. Từ đó các em sẽ giải quyết được bài tập trên một
cách dễ dàng.
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong giờ học bồi dưỡng đại
trà vào buổi chiều.
Đối với học sinh lớp 6, tôi cũng luyện cho các em viết đoạn văn theo
những kiểu kết cấu đơn giản, chủ yếu là luyện viết đoạn văn diễn dịch và đoạn
văn quy nạp. Trước hết cung cấp cho các em kiến thức về đặc điểm của đoạn
văn theo kết cấu diễn dịch và quy nạp. Từ việc hiểu sâu sắc về hai kiểu kết cấu
đoạn văn trên, các em sẽ được luyện tập các bài tập sau:
Bài tập 1: Đọc hai đoạn văn sau:
a. “Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng.
Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào khơng có cuốc, em vẽ cho cuốc.
Nhà nào khơng có thùng, em vẽ cho thùng”.
b. “Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, nước da ông đã đổi màu đồi mồi. Nếp
nhăn trên khuôn mặt càng dày hơn. Mùa đông năm nay, ông không đi dạo được
nhiều như trước nữa. Giá rét khiến đội bàn tay ơng run run. Giọng nói thều
thào. Quả thực ông đã già rồi”.

Em hãy cho biết:
- Mỗi đoạn văn kể về ai, về việc gì?
- Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào? Từ đó xác định cách trình bày đoạn
văn?
Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn tự sự theo kết cấu diễn dịch với câu
chủ đề sau: Tơi có một người bạn thân học cùng lớp.
Bài tập 3: Em hãy viết một đoạn văn tự sự theo kết cấu quy nạp với câu
chủ đề sau: Lan là một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát.
Bài tập 5: Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc
sau:
14


- Một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cơ giáo và trước cả
lớp. (viết theo kết cấu diễn dịch)
- Một cậu bé quyết định thả con chim đang nuôi về với bầu trời tự do.
(viết theo kết cấu quy nạp)
Bên cạnh đó, tơi cũng đưa phần kiến thức: Xây dựng đoạn văn tự sự kết
hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm để dạy cho học sinh lớp 6. Bởi vì theo tơi
nghĩ, phần kiến thức này rất quan trọng đối với bài văn tự sự, tuy rằng nó chỉ là
yếu tố phụ trợ, làm nền cho tự sự nổi lên. Nhưng nếu thiếu đi yếu tố miêu tả và
biểu cảm thì câu chuyện các em kể sẽ kém phần sinh động và sâu sắc. Cho nên
tơi rất chú trọng đến việc hình thành cho các em kỹ năng đưa yếu tố miêu tả và
biểu cảm vào bài văn tự sự. Từ việc các em nắm vững được lý thuyết, tôi đưa ra
bài tập rèn luyện sau:
Bài tập 6: Hãy viết đoạn văn tự sự có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
kể lại tâm trạng của em khi làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Cùng với việc hình thành cho học sinh kỹ năng đưa yếu tố miêu tả và biểu
cảm vào bài văn tự sự, tôi cho các em ôn tập hệ thống lại kiến thức lý thuyết làm
văn tự sự. Sau đó đưa ra các bài tập cho các em luyện tập để củng cố kiến thức.

Chẳng hạn như sau khi cho các em ôn tập kiến thức của bài “Chủ đề và dàn bài
của bài văn tự sự” tôi cung cấp thêm cho các em kiến thức mở rộng về cách viết
đoạn văn mở bài, các đoạn văn trong phần thân bài và đoạn văn kết bài. Từ đó,
các em sẽ được rèn luyện các bài tập sau:
Bài tập 7: Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa
quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ
đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ.
Bài tập 8: Hãy viết các cách mở bài khác nhau cho đề văn: “Kể về mẹ
của em”.
Bài tập 9:
Cho đề bài sau: Kể lại một kỷ niệm với thầy (cô giáo).
Em hãy xây dựng đoạn văn mở bài, các đoạn văn trong phần thân bài và
đoạn kết bài cho đề bài trên.
Bài tập 10: Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn: Cây tre Việt Nam
kể chuyện mình.
Trong quá trình thực hiện các bài tập trên, tôi yêu cầu học sinh xây dựng
đoạn văn mở bài và kết bài theo các cách cô giáo đã dạy cho. Cịn các đoạn văn
trong phần thân bài, tơi cũng yêu cầu các em xây dựng theo hai kiểu kết cấu
đoạn văn đã được học. Có đoạn văn xây dựng sự việc, đoạn văn xây dựng nhân
15


vật, đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn tự sự có đối
thoại, độc thoại nội tâm…
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự khi giao bài tập về nhà cho học
sinh.
Đối với các bài tập về nhà là những bài tập học sinh hồn tồn làm độc
lập nhưng vì ở nhà các em sẽ có thể chép lại đoạn văn ở đâu đó nên bài tập giao
về nhà nhất thiết phải là những bài tập triển khai câu chủ đề cho sẵn hoặc viết
đoạn văn diễn dịch, quy nạp theo một nội dung cho sẵn. Tuy nhiên, để bắt buộc

học sinh phải làm bài tập tôi yêu cầu làm ra giấy và nộp để chấm điểm. Ở bài tập
về nhà được phân loại trình độ rõ rệt: trung bình, khá, giỏi, yếu kém, cho nên
yêu cầu của bài tập phải phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn như, tôi
giao một đề bài giống nhau nhưng với yêu cầu khác nhau như sau:
Bài tập 11:
Cho đề bài sau: Có một lần, em đã vơ tình mắc lỗi với ơng (bà). Điều ấy
làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn trên theo các cách đã học?
Với nhóm học sinh khá, giỏi, trung bình tơi u cầu các em viết đoạn mở
bài theo cách: mở đầu nói đến kết quả sự việc rồi mới ngược lên kể lại từ đầu;
và viết đoạn kết bài theo cách: kết thúc mở.
Với nhóm học sinh yếu, kém tơi chỉ u cầu các em viết đoạn mở bài theo
cách: giới thiệu trực tiếp nhân vật; và kết bài theo cách: kết thúc khi các diễn
biến chấm dứt (giống truyện Thánh Gióng).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Từ việc áp dụng những giải pháp này, việc dạy học viết văn tự sự nói chung
và việc rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự nói riêng cho học sinh lớp 6
Trường THCS Lam Sơn đã tạo được bước chuyển biến khá rõ nét và đạt được
hiệu quả nhất định. Nhiều em đã nắm vững và hiểu sâu sắc về lý thuyết là văn tự
sự, đặc biệt là phần kiến thức xây dựng đoạn văn tự sự. Từ đó các em có kỹ
năng thuần thục trong việc xây dựng đoạn văn tự sự. Các em đã có được kỹ
năng thành thạo, viết tốt, viết sâu sắc, hiểu nội dung yêu cầu của đề bài... Nhìn
chung, đây là những học sinh có năng lực giao tiếp trong thực tiễn của đời sống;
có “năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm việc,
năng lực tự khẳng định mình”. Và số lượng học sinh ở mức độ viết tốt như thế
chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Còn đối tượng học sinh yếu về kỹ năng viết văn tự sự đã
giảm rất nhiều so với các năm học trước. Điều đó cho thấy rằng việc áp dụng
16



các giải pháp nêu trên đã đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng xây
dựng đoạn văn tự sự cho học sinh lớp 6 Trường THCS Lam Sơn. Điều đó được
thể hiện rất rõ qua bảng số liệu khảo sát đối chứng dưới đây:
Trước khi áp dụng sáng kiến

NĂM HỌC

LOẠI BÀI
KHẢO SÁT

15 phút
Bài viết số 1
(Tiết theo
2016-2017 PPCT: 17, 18)
Bài viết số 2
(Tiết theo
PPCT: 37, 38)
Bài viết số 3
(Tiết theo
PPCT: 53, 54)

SĨ SỐ

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Diễn đạt (xác
Không biết diễn
định câu chủ
đạt(xác định câu
đề, xác định ý,
chủ đề, xác định ý, sử dụng phép

sử dụng phép liên
liên kết, sử
kết, sử dụng từ)
dụng từ )còn
hạn chế

SL

%

SL

60

35

58.3

20

60

34

56.7

20

60


35

58.3

60

33

55

%
33.
3

Vận dụng
linh hoạt

SL

%

5

8.4

33.
3

6


10

21

35

4

6.7

21

35

6

10

Sau khi áp dụng sáng kiến
NĂM HỌC

2017-2018

LOẠI BÀI
KHẢO SÁT

15 phút
Bài viết số 1
(Tiết theo
PPCT: 17, 18)

Bài viết số 2
(Tiết theo
PPCT: 37, 38)

SĨ SỐ

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Khơng biết diễn
Diễn đạt cịn
đạt
hạn chế

SL

%

SL

57

7

12.2

25

57

6


10.5

22

57

5

8.8

20

%
43.
9
38.
6
35.
1

Vận dụng
linh hoạt

SL

%

25

43.9


29

50.9

32

56.1

17


Bài viết số 3
(Tiết theo
PPCT: 53, 54)

57

5

8.8

20

35.
1

32

56.1


Như vậy, với việc đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện trong các
giải pháp trên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi
dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập của các em.
3. Kết luận và kiến nghị :
3.1 Kết luận:
Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự cho học sinh lớp 6 là sáng
kiến kinh nghiệm được đúc rút trong nhiều năm, qua thực tế giảng dạy của bản
thân.Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi triển khai vấn đề theo hệ thống, từ cơ
sở lý luận của vấn đề về khái niệm đoạn văn, các kiểu kết cấu đoạn văn; đặc
điểm và yêu cầu của đoạn văn tự sự, các kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học
sinh khi viết đoạn văn tự sự, đến thực trạng của vấn đề xây dựng đoạn văn tự
sự, đề xuất và thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học làm văn
tự sự nói chung và rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự nói riêng, nhằm
hình thành và phát triển tốt năng lực viết văn tự sự cho học sinh lớp 6 trường
THCS Lam Sơn. Từ những nội dung đã triển khai ở trên, tơi thấy rằng để học
sinh có được kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự thuần thục, yêu cầu các em phải
nắm chắc lý thuyết làm văn tự sự, về đoạn văn nói chung và lý thuyết về đoạn
văn tự sự nói riêng. Từ việc nắm lý thuyết một cách chắc chắn kĩ càng thì các
em mới bắt đầu biết viết đoạn văn tự sự, và từ đó được rèn luyện nhiều sẽ dần
dần hình thành và phát triển thành kỹ năng, kỹ xảo một cách thành thạo và
nhuần nhuyễn.
Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa đòi hỏi
việc dạy và học làm văn nghị luận cũng cần phải đổi mới cả về tư duy lẫn
phương pháp. Điều giáo viên lúng túng nhất hiện nay vẫn là phương pháp, biện
pháp rèn các kỹ năng tạo lập văn bản tự sự, trong đó có kỹ năng xây dựng đoạn
văn tự sự. Bởi lẽ văn tự sự là sản phẩm của tư duy sáng tạo… Như vậy, hình
thành và phát triển tốt kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự là biện pháp đem lại

hiệu quả cao trong dạy học làm văn tự sự cho học sinh lớp 6 nói riêng và học
sinh THCS nói chung.
3.2 Kiến nghị:

18


Từ những vấn đề nêu trên bản thân cũng mạnh dạn có kiến nghị như sau:
Đối với Phịng Giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc: Cần thiết tổ chức thêm
các lớp tập huấn để giáo viên có điều kiện trao đổi phương pháp, kiến thức trong
q trình tích lũy.
Phân mơn tập làm văn, tư duy lo gic và tư duy sáng tạo của học sinh được
rèn luyện và phát huy chủ yếu ở khâu vận dụng kiến thức để viết bài văn hoặc
dựng đoạn. Bởi vậy, sách giáo khoa Ngữ văn 6 cần tăng loại bài tập tạo lập rèn
các kỹ năng làm văn tự sự cho học sinh. Bởi vì, dạy làm văn chủ yếu phải bằng
thực hành, thơng qua thực hành học sinh mới có được kỹ năng thành thạo.
Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: Cần tổ chức thêm các buổi sinh
hoạt chun mơn (ngồi những buổi sinh hoạt theo quy định) khi các bộ môn
cần trao đổi nội dung cũng như kĩ năng cần thiết. Nhà trường tạo điều kiện về
mặt thời gian và hỗ trợ về cơ sở vật chất để công tác dạy và học được thuận lợi
nhất.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học là đổi thay
một hệ hình, một tập qn, do đó khơng hề là một điều dễ dàng ở những bước
đầu đối với cả người dạy và người học. Thực tế kiểm nghiệm đã chứng tỏ tính
khả thi của các giải pháp rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự cho học
sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm của
bản thân. Mặc dù vậy cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong
nhận được sự góp ý chân thành từ phía các bạn đồng nghiệp để tơi ngày càng
hồn thiện hơn về phương pháp dạy học làm văn nói chung và phương pháp dạy
học làm văn tự sự nói riêng cho học sinh trường THCS Lam Sơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Ngọc lặc, tháng 04 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
khơng viết, khơng photơ, copy, sao chép nội
dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Hương

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 6,7,8,9 tập 1-2 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục - 2009
2. Một số bài giảng văn cấp 2- NXB Giáo dục Hà Nội – 1990.
3. Những điều cần biết bồi dưỡng học sinh Ngữ văn- Lê Xuân Soạn NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bồi dưỡng Ngữ văn- Nguyễn Kim Dung- NXB Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh.
5.Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 6- NXB
Đại học sư phạm.
6. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì mơn Ngữ văn 6 tập 1, tập 2NXB Giáo dục.
7. Ôn tập Ngữ văn 6- NXB Giáo dục Việt Nam
8. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quă học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh- Vụ giáo dục trung học.

20



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn

TT

1

Tên đề tài SKKN

Tạo hứng thú học tập cho
học sinh khi dạy các đoạn
trích truyện “Lục Vân
Tiên”(Nguyễn Đình Chiểu)Ngữ văn 9- Tập 1”

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết
quả
đánh
giá
xếp
loại

Cấp huyện


A

Năm học
đánh giá xếp
loại

Năm học
2014-2015

21



×