Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số chuyện ngắn ngữ văn 8 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.55 KB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng
không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có,
nhưng con người phải khai phá và vượt qua”. Câu nói đó đã trở thành phương
châm và động lực sống mạnh mẽ cho bản thân tôi, và cũng là điều tôi luôn tâm
niệm, đề cao khi giáo dục học sinh. Tôi cho rằng ai cũng có thể học được bất cứ
điều gì cần thiết để hiện thực hóa ước mơ của mình, nếu có đủ nghị lực và ý chí.
Vậy điều gì làm nên những nghị lực và ý chí đó từ học sinh? Chúng ta đã khơi
dậy điều đó ở học sinh như thế nào? Tôi đang muốn nói đến vấn đề về giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trên ghế nhà trường.
Luật giáo dục năm 2005 tại điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị
kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc
biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn, năng lực tự học, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát
triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện nay. Là một giáo viên
văn, tôi thiết nghĩ rằng môn Ngữ văn là phương tiện thích hợp nhất để giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh. “Văn học là nhân học”. Nó không đơn thuần chỉ là
một môn nghệ thuật mà còn là một môn học luôn gắn bó mật thiết với cuộc
sống. Giáo dục kĩ năng sống cho các em là điều vô cùng cần thiết và các tác
phẩm truyện- với những đặc trưng riêng biệt của nó có luôn khả năng truyền tải
nhiều thông điệp về cuộc sống để dễ dàng lồng ghép giáo dục kĩ năng cho các
em hơn.


Xuất phát từ những điều đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : Giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh qua một số truyện ngắn Ngữ văn 8 tập 1". Trong quá trình
giảng dạy ngữ văn 8 nhiều năm, tôi nhận thấy trong mỗi văn bản, đặc biệt là các
tác phẩm truyện các nhà văn không chỉ muốn gửi gắm qua trang viết của mình
giá trị nội dung, nghệ thuật mà còn là cả một kho kĩ năng sống nếu giáo viên
biết cách khai thác. Mỗi bài lại có cách lồng ghép khác nhau. Mục tiêu của bài
viết này là hình thành cho học sinh một số kĩ năng sống, trên cơ sở hướng dẫn
học sinh tiếp cận văn bản. Một mặt, các em thấy được giá trị của tác phẩm. Mặt
khác, các em cũng sẽ thấy mối quan hệ giữa văn học và đời sống, từ đó hình
thành những kĩ năng sống cần thiết cho mình.
1.2. Mục dích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi mong muốn chia sẻ với mọi người kinh nghiệm nhỏ mà
tôi đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy các truyện ngắn chương trình Ngữ văn
8 tập 1. Thông qua đề tài này, tôi muốn mọi người cùng nhận thấy: trong mỗi tác
1


phẩm truyện ngắn ẩn chứa trong đó rất nhiều giá trị sống, kĩ năng sống nếu
chúng ta thực sự biết cách khai thác. Hơn nữa, việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua các giờ học Văn chính là một con đường vô cùng hiệu quả
bởi tính thẩm mĩ và tính giáo dục mà nó mang lại. Đây cũng là một trong những
vấn đề tôi trăn trở.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi đã áp dụng cho học sinh khối 8 Trường THCS Thị Trấn nơi
tôi đang trực tiếp giảng dạy trong các năm học vừa qua. Tôi mong muốn góp
một phần nhỏ bé của mình tạo sự cuốn hút trong giờ học văn, giúp học sinh yêu
thích, say mê môn học này. Đồng thời, đề tài cũng nhằm giáo dục thêm cho các
em một số kĩ năng sống cần thiết để áp dụng vào thực tế.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nói chung và phương

pháp dạy học Ngữ Văn gắn liền với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh nói riêng ở THCS. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy thay sách THCS; trao đổi vối đồng nghiệp của mình, tham khảo các sáng
kiến của các đồng nghiệp trong trường, huyện về chuyên môn Ngữ văn và trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến này tôi đã đưa ra được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn
đề giáo dục kĩ năng sống. Đặc biệt, với một số truyện ngắn trong chương trình
Ngữ văn 8 học kì 1, tôi cũng đã chỉ ra từng kĩ năng có thể giáo dục đối với từng
bài (cụ thể hơn qua truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả
năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó
hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Kỹ năng sống
được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội
và tư duy, với các yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn
đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng
thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết
định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Kĩ năng sống là khả năng để
có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả
trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
- Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc
(UNESCO), Kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết(Learning to know)
Gồm các kỹ năng tư duy so sánh, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả....
+ Học làm người(Learning to be)

2


Gồm các kỹ năng: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận
thức, tự tin...
+ Học để sống với người khác(Learning to live together)
Gồm các kỹ năng như: Giao tiếp, thương lượng, tự khẳng đinh, hợp tác,
làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông-chia sẻ.
+ Học để làm (Learning to do)
Gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kỹ năng thực
hành-vận dụng, kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm...
Từ những quan niệm trên cho thấy Kĩ năng sống gồm một loạt các kỹ
năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của
Kĩ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, Kĩ
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống.
Tại nhiều nước phương Tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng
sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu
với những khó khăn và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh
những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người.
2.1.2.Nguyên tắc giáo dục Kĩ năng sống
Nguyên tắc 5 chữ T: Tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi,
thời gian.
- Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự
đọc tài liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo
viên và với nhau trong quá trình giáo dục.
- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm
và thực hành.

- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày
hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình:
Nhận thứchình thành thái độ thay đổi hành vi
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
- Thời gian: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện
càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
2.1.3. Các kĩ năng sống cơ bản
5.1. Kĩ năng giao tiếp
- Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi
người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi
người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác.
5.2. Kỹ năng tự nhận thức bản thân
Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở trường,
điểm yếu.. ý thức được mình đang làm gì.
Tác dụng : Giao tiếp , ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông
với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân.
3


5.3. Kỹ năng xác định giá trị:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng (vật chất, tinh thần) kĩ năng
xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của bản thân mình
Tác dụng : Tôn trọng giá trị của mọi người; có quyết định đúng đắn phù
hợp với bản thân.
5.4. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo
Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập để tìm ra giải pháp tối ưu trong
các tình huống cuộc sống.
Cách tạo ra suy nghĩ sáng tạo:
+ Tổng hợp từ tri thức và kinh nghiệm của cuốc sống

+ Dựa trên các qui luật của chuyên ngành và phương pháp tư duy để phân
tích.
+ Liên hệ với thực tiễn, điều kiện của mình
+ Chủ động đưa ra giải pháp của mình
+ Trao đổi với người có liên quan để xử lý
Lưu ý: Trước khi hỏi phải suy nghĩ chủ động, kể cả suy nghĩ cách hỏi.
5.5. Kỹ năng ra quyết định
Bao gồm 3 bước:
+ Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt.
+ Đưa ra hệ thống các giải pháp.
+ Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp nhất với điều kiện của bản thân.
5.6. Kỹ năng làm chủ bản thân
- Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc cho
bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân.
5.7. Kỹ năng kiên định
- Tính kiên định: Thực hiện mong muốn (hoặc từ chối) với sự xem xét
khách quan, hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của các bên tham gia, giữa
lợi ích trước mắt và lâu dài. Kiên định là sự cân bằng, hài hoà giữa hiếu thắng,
vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.
5.8. Kỹ năng đặt mục tiêu
- Mục tiêu được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể, không chung chung, viễn
vông, lượng hoá được kết quả cụ thể để có thể kiểm định được.
- Xác định các bên liên quan (chủ trì, phối hợp trong thực tiễn).
- Xác định thời gian hoàn thành, các mốc thời gian trung gian.
- Có nguồn lực đảm bảo.
5.9. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống
căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích
cực khi bị căng thẳng.
5.10. Kĩ năng hợp tác

- Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân, được hình thành
trong quá trình tham gia hoạt động trong một nhóm (có thể từ 2 người trở lên) để
cùng nhau hoàn thành một công việc.
4


- Mỗi cá nhân đều có mặt mạnh riêng. Sự hợp tác trong nhóm giúp mỗi cá
nhân đóng góp năng lực, sở trường riêng cho lợi ích chung của nhóm, đồng thời
học tập và chia sẻ kinh nghiệm được từ các thành viên khác.
5.11. Kĩ năng từ chối
- Là nghệ thuật nói không với những điều người khác đề nghị nhưng bản
thân mình không thích, không muốn và không có khả năng thực hiện nhưng lại
không làm tổn thương lớn đến mối quan hệ vốn có.
5.12. Kĩ năng thương lượng
* Một số nguyên tắc trong thương lượng
- Nêu câu hỏi nếu có thắc mắc.
- Nên cung cấp thông tin.
- Gợi ra những khoản nhân nhượng có đi có lại.
- Đưa ra những dự kiến của mình.
- Phối hợp tốt tính kiên quyết và tính mềm mỏng, trong mọi hoàn cảnh giữ
cho được sáng suốt, tỉnh táo.
- Biết lắng nghe và hiểu rõ vấn đề.
- Có khả năng đứng ở địa vị bên kia để nhận định sự việc theo quan
điểm của họ cũng như theo quan điểm của mình.
2.1.4. Phương pháp giáo dục Kĩ năng sống
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác
nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh
vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống
trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em

một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua học tập – sinh hoạt ở
trường là điều hết sức cần thiết.
Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo
viên cần từng bước một giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng bài
dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp.
Giáo dục kỹ năng sống không phải là để nói cho trẻ biết thế nào là đúng thế
nào là sai như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền những lời hay ý
đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài,
đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin
và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn.
Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những
giải pháp khác nhau. Quyết định phải phát xuất từ trẻ. Vì thế, học phải hết sức
gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải phát xuất từ
chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến
khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng; trẻ phải tham gia
chủ động vì có thế trẻ mới thay đổi hành vi. Dưới đây là một số phương pháp
tiêu biểu:
5


6.1. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy
sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một
phương pháp có ít để (lôi ra) một danh sách các thông tin.
- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu
trước cả lớp hoặc trước nhóm. Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến
càng nhiều càng tốt.
- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút
nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình biết

lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng
động nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
6.2. Thảo luận nhóm
Như bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý thực chất của phương pháp
này là để học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử
dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý
kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học đồng thời cũng phát huy
được kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ra quyết định….
6.3. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần
chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau
phần diễn ấy. Qua đó học sinh có thể
6.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay nghiên cứu các trường hợp
điền hình)
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra
một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Đôi khi
nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng cátset mà
không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh
tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân
vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.
Phương pháp này giúp học sinh rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết
định hay hợp tác…
6.5. Phương pháp trò chơi
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực
hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi
nào đó.Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu của

thanh thiếu niên học sinh. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: nếu biết tổ chức
cho thanh thiếu niên vui chơi một cách hợp lí, lành mạnh thì đều mang lại hiệu
quả giáo dục. Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về các mặt trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích
cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như là một phương pháp dạy học quan

6


trọng về kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy
sáng tạo, làm chủ bản thân.
2.1.5. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn
bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái
độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch,
đọc một hơi không nghỉ.” Như vậy, ấn tượng mà truyện ngắn để lại, thứ
nhất nằm ở hình thức (dung lượng), thứ hai là nằm ở khả năng tác động mạnh
mẽ và tức thì. Điều này được Edgar Allan Poe – người được tôn vinh khai sinh
ra truyện ngắn hiện đại – đã nêu trong Triết lý về soạn tác (The Philosophy of
Composition): “Nếu như một tác phẩm văn học quá dài, không thể đọc được
một lèo, chúng ta bỏ mất hiệu quả quan trọng phát sinh từ sự thống nhất ấn
tượng – bởi vì, nếu như phải đọc làm hai lượt (hai lèo), những công việc trên
đời này sẽ xen vào và cái tổng thể lập tức bị phá hủy”.
Thể loại truyện ngắn đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Phương thức căn bản để cấu trúc một truyện ngắn có sự thay đổi đáng kể. Thay
vì chọn lựa những chuyện ly kỳ, hấp dẫn, gây bất ngờ như truyện ngắn thế kỷ
XIX hoặc đầu thế kỉ XX (Edgar Poe hay O’Henry chẳng hạn), những cây bút
hiện đại tỏ ra ưa chuộng hơn những sự kiện đời thường nhưng được trình diễn
bằng một lối kể tinh xảo, không dành cho loại độc giả đọc vội. Trong những
truyện ngắn của Hemingway như Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Một nơi sạch sẽ

và sáng sủa… thật ra chẳng có hành động cụ thể nào diễn ra. Hay như
các truyện trong lòng bàn tay của Kawabata, cũng không dung chứa sự kiện gì
đáng kể, chỉ là một gì đó mơ hồ, một cảm xúc bảng lảng, giống như những rung
động thơ ca.
Chính những biến đổi sâu sắc của thể loại truyện ngắn khiến cho mọi định
nghĩa về nó trở nên chật hẹp và mọi tiêu chí đưa ra không được thỏa mãn trọn
vẹn. Thế nhưng, đó lại chính là điểm mạnh của truyện ngắn, khẳng định tính đa
dạng, sức sống mạnh mẽ của thể loại này trong thời đại ngày nay.
Có thể gọi truyện ngắn là thể loại của thời hiện tại. Bởi mọi định nghĩa về
nó vẫn chưa được hoàn thiện. Và cái chính, tác động của truyện ngắn là tức thời
và liền mạch. Nó tạo một lát cắt, bất ngờ đặt người đọc vào đâu đó giữa lòng
cuộc sống rồi cứ thế đẩy anh ta đi tiếp. Truyện ngắn không đòi hỏi người đọc
phải bao quát được nhiều tầng của hiện thực, nó chỉ là một khoảnh khắc được
ngưng đọng, một tia sáng được soi chiếu, thành ra người đọc dễ dàng đến với
truyện ngắn trong bất cứ thời gian nào, bối cảnh nào. Ký ức nó để lại bao giờ
cũng tươi rói và đầy ấn tượng, trong khoảnh khắc ấy, phút giây ấy. Cho nên,
không đầy sự hoài vọng như thơ hay tùy bút, không vươn mình kể những gì dài
rộng như tiểu thuyết, truyện ngắn thản nhiên bày biện một cách gọn ghẽ một
hiện tại hiện tồn. Dường như, truyện ngắn là thể loại thích hợp hơn cả để thể
hiện những đoạn cắt cuộc đời. Bởi quá khứ đã trôi qua, tương lai thì chưa tới,
những mảnh vụn tâm tình chỉ có thể dành cho hiện tại.
Hơn thế, trong nhịp sống hối hả ngày nay, con người có chút ít thời gian để
lật vội những trang báo, tạp chí hay kích chuột trên màn hình vi tính để tìm đọc

7


những sáng tác văn chương, truyện ngắn trở thành thể loại “hợp thời” và cần
thiết cho công cuộc duy trì văn hóa đọc của quần chúng.
2.1.6. Khả năng giáo dục kĩ năng sống của truyện ngắn

Truyện ngắn là một thể lọai tự sự cỡ nhỏ nên học sinh có thể dễ dàng nắm
bắt cốt truyện và hiểu được những giá trị, tư tưởng mà người viết muốn gửi gắm
qua mỗi tác phẩm. Đó thường là những trải nghiệm, những băn khoăn, trăn trở
của người cầm bút trước cuộc đời. Và đằng sau mỗi trang viết ấy, ta bắt gặp cả
một nỗi niềm và những giá trị sống đích thực mà mỗi con người cần hướng tới.
Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt khi học sinh được tiếp cận với sự hiện
đại tối tân của công nghệ thông tin thì dường như tâm hồn, tình cảm của các em
ngày càng trở nên khô cứng. Những giá trị sống hằng ngày về lòng biết ơn, tình
yêu thương giữa người và người hay gần gũi hơn với các em là tình thầy cô, bạn
bè dần phai nhạt. Thay vào đó là sự chạy đua của các mốt thời thượng, của sự
học đòi theo thần tượng, là những vụ bạo lực học đường hay những trận chiến ảo
ảnh của những trò chơi game...Còn đâu những nghĩa cử cao đẹp của tinh thần
đoàn kết, hòa hợp; còn đâu những tình bạn chân chính trong lứa tuổi học sinh và
còn đâu những niềm cảm thông, chia sẻ trước những mảnh đời bất hạnh vẫn còn
quá thương tâm xung quanh các em? Làm thế nào để các em có thể thay đổi thái
độ sống thờ ơ và ích kỉ ấy?
Các truyện ngắn trong Sách giáo khoa Ngữ văn 8, dù là văn học Việt Nam
hay tác phẩm văn học nước ngoài đều hướng tới ngợi ca những phẩm chất, mối
quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Những tác phẩm này, phần nào có thể giáo
dục và định hướng cho các em những giá trị sống cơ bản, giúp các em hình
thành nhân cách và tư tưởng đúng đắn.
Ví dụ: “Lão Hạc” của Nam Cao là một trong những truyện ngắn xuất sắc
của nền Văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm không chỉ có giá trị hiện thực,
nhân đạo, giá trị nghệ thuật đặc sắc mà còn có giá trị nhân văn cao cả. Thông
qua truyện ngắn này, chúng ta có thể giáo dục được học sinh rất nhiều kĩ năng và
giá trị sống. Giúp hình thành nhân cách và giúp các em có vốn sống phong phú
hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu
hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích

mà đối tượng gây án là hoc sinh và nạn nhân chính là bạn hoc và thầy cô giáo
của họ. Bên cạnh đó, sự bùng phát hiện tượng hoc sinh phổ thông hút thuốc lá,
uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm, thậm chí là tự sát khi bị
vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả
năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, sa đà
vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống. Có nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục,
nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được
dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia
đình phá sản, kết quả hoc tập kém... Các em không được dạy, không có nhiều cơ
hội trải nghiệm thực tế hay được định hướng để hiểu về giá trị của cuộc sống.
8


Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho hoc sinh, trong đó có kĩ năng sống ở
nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức
chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con
người, với môi trường thiên nhiên…). Trong khi đó, giáo viên đến lớp phần lớn
là cung cấp kiến thức quá nhiều nên không dành thời gian giáo dục kĩ năng sống
cho các em. Giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ có 1 tiết sinh hoạt lớp nên đôi khi
không có thời gian để nắm tình hình từng em.
Ngoài ra, tôi còn nhận thấy giáo viên trong quá trình giảng dạy các truyện
ngắn chỉ đơn thuần hướng dẫn học sinh tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm thông qua
phần đọc hiểu. Từ đó, giáo viên cùng học sinh rút ra giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật của văn bản. Rõ ràng, việc áp dụng hay đưa vấn đề giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh thông qua các truyện ngắn còn hạn chế, thậm chí có giáo viên
còn không thực hiện. Bản thân tôi, trước khi áp dụng sáng kiến này cũng rơi vào
tình trạng như thế. Sau nhiều năm nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu, tôi nhận thấy
phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thực sự mang lại hiệu
quả cao hơn, mang tính thực tiễn nhiều hơn. Thái độ và hiệu quả của các học

sinh khối 8 tôi dạy có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.
Đối với năm học 2018 -2019, trong 63 em học sinh khối 8 của trường tôi
nhận thấy:
Kĩ năng sống
Hứng thú học tập
- Chỉ 35% các em có kĩ năng giao - Chỉ 45% hứng thú cao với tiết học,
tiếp tốt.
môn học.
- Chỉ 57% tự nhận thức được năng - Chỉ 40% tích cực tham gia đối thoại,
lực, sở thích, sở trường của bản thân, xây dựng bài.
hoàn cảnh của gia đình, nhu cầu của - Số học sinh chây lười, không làm việc
xã hội.
trong mỗi giờ học còn đáng kể, đặc biệt
- Chỉ 40% có khả năng tự giải quyết là các lớp B.
các vấn đề của bản thân, của tập thể
hợp lí, hợp tình
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định rõ mục tiêu cần đạt khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
trường THCS qua các giờ học Ngữ văn
Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc
cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ
sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp; nhận thức được sự cần
thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh
được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của
bản thân và người khác; nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho
các KNS.Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ôn dịch thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện
(Ngữ Văn 8) giúp cho HS nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của việc hút
thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ đó, giúp cho các em có kĩ
năng từ chối, đưa ra quyết định đúng đắn để bản thân không rơi vào tệ nạn này.


9


Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh
hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; có suy nghĩ và
hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống; có kĩ
năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những
nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp HS phòng ngừa
những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản
thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các
kĩ năng sống đó; hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan
đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng
đồng; có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường
và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp...
* Một số lưu ý khi tích hợp giáo dục KNS qua tiết Ngữ văn
- Bám sát những mục tiêu giáo dục KNS, đồng thời đảm bảo mạch kiến
thức, kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn. Cần dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của
môn học mà xác định vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong giáo dục KNS phù hợp
với kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh. Không biến giờ học
Ngữ văn thành giờ ngoại khóa về KNS, cần đi đúng trọng tâm giờ học.
- Tiếp cận giáo dục KNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học,
trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội
dung và phương pháp dạy học để giáo dục KNS cho học sinh chứ không phải
tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện KNS cho học sinh thông qua các giờ
học bộ môn.
- Giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là
giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không

gượng ép.
- Đưa những nội dung giáo dục tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó
có “độ mở” tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy tính linh hoạt trong việc
vận dụng các tình huống giáo dục.
- Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức
hoạt động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thứ, chủ động, tích cực học
tập của các em.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh
sinh động trong các tiết dạy phần văn bản để hiệu quả giảng dạy Ngữ văn được
nâng lên.
2.3.2. Một số kĩ năng sống được giáo dục qua các tác phẩm truyện ngắn
Ngữ văn 8 tập 1
1. Truyện ngắn “Tôi đi học" của Thanh Tịnh
Với truyện ngắn này, giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung của văn
bản: "Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là
buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng
cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, cùng với những
rung động tinh tế".

10


Qua đây, giáo viên hình thành và giáo dục cho học sinh một số kĩ năng
sống như:
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Dòng cảm xúc trong sáng, những kỉ niệm mơn
man, bâng khuâng của nhân vật tôi được ghi lại qua các thời điểm : khơi nguồn
nỗi nhớ, cảm giác trên đường cùng mẹ đến trường, khi đứng giữa sân trường,
khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp học cho đến khi ngồi vào lớp học với tiết học
đầu tiên... Với truyện này, giáo viên có thể gợi dẫn để học sinh lần lượt chỉ ra
các chi tiết, hình ảnh trong văn bản giúp làm nổi bật tâm trang của nhân vật tôi

trong ngày đầu tiên đi học qua kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: Qua văn bản, giáo viên giúp học sinh
nhận thức được: Đối với mỗi người những kỉ niệm thời thơ ấu, đặc biệt là kỉ
niệm về buổi tựu trường đầu tiên có sức ám ảnh và lưu giữ sâu sác trong kí ức
như thế nào. Từ đó, giúp các em nhận thấy cần sống có ích, sống có trách nhiệm
hơn thông qua kĩ năng này.
- Kĩ năng giao tiếp: Sau khi tìm hiểu văn bản, giáo viên giúp học sinh cảm
nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bằng cách trình bày suy
nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Trong truyện ngăn" Tôi đi học", tác giả sử dụng biện pháp so sánh
rất hiệu quả. Em hãy chép lại và phân tích các so sánh đó. Đó có phải là biện
pháp nghệ thuật làm nên thành công của văn bản? (Học sinh trình bày)
2. Truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri
Với truyện ngắn này, giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng xác định giá trị
bản thân, kĩ năng nhận thức: mỗi con người sống cần có tình yêu thương và
trách nhiệm với mọi người xung quanh.
Qua nhân vật Xiu - một họa sĩ trẻ sống cùng Giôn-xi, vì tình bạn chân
chính đã luôn chăm sóc, động viên cô bạn của mình trong mọi tình huống. Giáo
viên có thể chỉ ra cho học sinh thấy được, không phải ai cũng có được tình bạn
chân thành, đáng quý ấy. Từ đó giáo dục học sinh kĩ năng sống làm sao để có
được một tình bạn đẹp, biết sống và chia sẻ cùng người khác.
Tác phẩm còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp và suy nghĩ sáng tạo
khi đưa ra các câu hỏi về tâm trạng của Giôn –xi, sự thay đổi tâm trạng của cô
khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn gan góc bám trụ trên bức
tường trước mặt; về kiệt tác mà cụ Bơ-men để lại có giá trị như thế nào.
Kết thúc văn bản, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại câu chuyện về cái chết và nguyên
nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ-men?
- Tại sao tác giả chỉ kết thúc câu chuyện bằng lời kể của Xiu?
- Nếu được viết tiếp cái kết cho tác phẩm em sẽ viết như thế nào?

Từ đó, giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng ra quyết định
3. Truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An-đec-xen
Qua câu chuyện giúp cho học sinh biết đồng cảm, chia sẻ nỗi bất hạnh với
em bé bán diêm. Đồng thời, văn bản cũng giúp ta có thể hình thành một số kĩ
năng khác cho học sinh như:
11


- Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích
cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh; đồng thời biết cách tóm tắt
văn bản, trình bày bố cục văn bản, nêu suy nghĩ về những lần quẹt diêm của cô
bé cũng như nhận xét về giá trị của tác phẩm.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Từ việc phân tích hoàn cảnh của cô bé bán
diêm, các lần quẹt diêm và giá trị nhân đạo mà nhà văn An-đec-xen gửi gắm qua
tác phẩm giáo viên giáo dục học sinh suy nghĩ sáng tạo.
- Kĩ năng phê phán: Trước cái chết thương tâm của cô bé bán diêm trong
đêm giao thừa ở cuối văn bản giáo viên có thể hỏi: Tình cảm của mọi người
trước cảnh tượng ấy? Nó chứng tỏ điều gì? Chính việc trả lời được những câu
hỏi này giúp các em hình thành kĩ năng phê phán: Biết nhận thức trước hành
động sai trái và phê phán nó. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc học sinh sẽ tự ý
thức về việc làm, thái độ của mình trước những hành vi có ý nghĩa tương tự.
- Kĩ năng tự nhận thức:
+ Không chỉ tả, tác giả còn bình luận về cái chết, về con người đã chết như
một cô tiên ngủ trong đông tuyết. An-đec-xen đã nhìn thấy những ước mơ bé
bỏng, tội nghiệp của những em bé nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương, lang thang
trên khắp đất nước Đan Mạch nên ông rất trân trọng và nâng niu chúng. Chính
sự đồng cảm, và cảm thông sâu sắc cuả một ngòi bút chứa chan tình cảm nhân
đạo đã thắp sáng ước mơ muốn sống cuộc đời tốt đẹp hơn của bao con người
cùng cảnh ngộ với em. Giáo viên giúp các em nhận ra điều đó, giáo dục các em
kĩ năng về sự cảm thông, chia sẻ.

+ Cuối tiết học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết một bài văn ngắn
nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong truyện ngắn" cô bé bán diêm".
4. Truyện “ Hai cây phong” trích “ Người thầy đầu tiên” (Ai-ma-tốp)
Trong đoạn trích tryện " Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tôp, hai cây
phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Người kể
chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc
biệt vì đấy là hai cây phong gắn liền với câu chuyện về thầy Đuy-sen - người đã
vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. Từ việc thấu hiểu
nội dung đó của đoạn trích, giáo viên xác định các kĩ năng sống có thể lồng ghép
trong bài học:
- Kĩ năng giao tiếp: Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của nhân vật
tôi có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả...
giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân sau khi tóm
tắt văn bản cũng như khi phân tích về hai cây phong bằng kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Đoạn trích là sự đan xen hai ngôi kể tôi và
chúng tôi. Dù ngôi kể có thay đổi, có sự lồng ghép của hai thời điểm hiện tạiquá khứ làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và
chân thật hơn ... đặc biệt hình ảnh hai cây phong vẫn là hình ảnh trung tâm gắn
liền với tác giả và những người bạn. Học sinh có thể đặt ra các câu hỏi: Việc
thay đổi ngôi kể có tác dụng gì? Tại sao khi trưởng thành, đã hiểu được những
điều bí ẩn của hai cây phong mà họa sĩ vẫn không vỡ mộng xưa?
12


- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: Hai cây phong mở đầu truyện " Người
thầy đầu tiên" như khúc nhạc dạo đầu cho một bài ca khá dài về tình yêu quê
hương và con người. Đặc biệt, hai cây phong gắn liền với câu chuyện xúc động
về người thầy đầu tiên, người đem đến ánh sáng văn hóa khai sáng cho lũ trẻ
làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 của thế kỉ XX. Hai cây phong nhắc chúng
ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của thầy
cô dành cho ta. Tấm lòng của người thầy đã hun đúc trong lòng cô học trò Antư-nai bao hi vọng để rồi cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.

Từ câu chuyện, giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng xác định giá trị của
bản thân: Mỗi con người , cần phải biết ơn đối với những người có công dưỡng
dục mình, biết đặt ra mục tiêu để phấn đấu và sống có trách nhiệm với quê
hương, đất nước.
2.3.3. Xác định các kĩ năng sống cơ bản có thể lồng ghép qua giáo án một
văn bản cụ thể - truyện ngắn “ Lão Hạc”của Nam Cao
1. Đôi nét về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao.
a. Tóm tắt truyện
Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một
người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của
mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm
ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống
bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và
để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy
đủ, tuy nhiên do ốm yếu hơn hai tháng và cũng vì trận bão mà lão không có việc
gì để làm.
Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn
điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia
đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn
răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là
đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng
xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một
mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao
tháng ngày cùng cực, đau khổ.
Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này
cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh
Tư. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động,
xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái
nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.
b. Giá trị nội dung của truyện:

Qua tình cảnh cùng khổ và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, hiểu
thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời, qua nhân vật ông

13


giáo - người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Nam Cao:
thương cảm, xót xa và thực sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
c. Giá trị nghệ thuật của truyện:
Nghệ thuật tiêu biểu của truyện ngắn là phân tích tâm lí nhân vật tinh tế,
sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Cách dẫn truyện tự nhiên
qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nghệ thuật tạo tình huống, kết thúc bất
ngờ. Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm triết lí. Ngôn ngữ giản dị, tự
nhiên mà sâu sắc, thấm thía.
2. Các kĩ năng sống được giáo dục qua truyện ngắn “Lão Hạc” của
Nam Cao.
Khi dạy học văn bản này, ngoài những giá trị về nội dung và nghệ thuật
như đã nêu, văn bản còn có thể giáo dục cho học sinh rất nhiều các kĩ năng sống
khác. Cụ thể:
a. Nhân vật lão Hạc
Là một lão nông nghèo thật thà, chất phác. Lão Hạc còn là người cha giàu
lòng nhân hậu và lòng yêu thương với cả cậu Vàng và con trai. Tình cảm sâu
nặng đó đã dẫn đến cái chết dữ dội, đau đớn nhưng cũng đầy thương tâm của
lão. Từ việc phân tích nhân vật lão Hạc, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh
lòng yêu thương, trân trọng với những gì thân thuộc và gần gũi nhất. Đó là kĩ
năng xác định giá trị.
Cái chết của lão Hạc mặc dù có thể coi như một sự giải thoát, làm tăng ý
nghĩa của tác phẩm nhưng cũng cần giúp học sinh hiểu: tự tử chính là sự đầu
hàng và thực tế có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Đó chính là kĩ năng

ra quyết định và giải quyết vấn đề.
b. Nhân vật ông giáo:
Trong khi lão Hạc băn khoăn về việc bán chó thì ông giáo dửng dưng vì với
ông "làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn mãi thế”. Với ông giáo, cái
đáng quý, đáng xót xa là những quyển sách mà vì hoàn cảnh ông phải bán đi. Rõ
ràng, hai nhân vật đang nhận thức về hai vấn đề khác nhau. Từ đó, giáo viên có
thể tích hợp giáo dục học sinh về kĩ năng xác định giá trị: không chỉ tôn trọng
giá trị của bản thân mà còn phải chấp nhận rằng người khác cũng có những giá
trị riêng, đáng trân trọng.
Tác phẩm là một loạt các ngộ nhận, rồi vỡ lẽ của ông giáo về lão Hạc:
- Ngộ nhận lão Hạc chỉ nói chứ không bao giờ bán chó thì nhận ra vì hoàn
cảnh mà lão phải làm điều đó.
- Ngộ nhận con chó cũng chỉ là con vật nuôi bình thường rồi nhận ra với
lão Hạc con chó còn mang nhiều ý nghĩa khác.
- Ngộ nhận lão Hạc già cả, lẩm cẩm nhưng rồi ông nhận ra lão rất thông tuệ
với triết lí nhân sinh đầy chua chát“ kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.
- Ngộ nhận lớn nhất với nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc. Ông cho rằng
lão Hạc cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn nhưng khi nhận ra “ Chao ôi! Đối với
những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ...” thì đã quá muộn. Cả
tác phẩm là quá trình “ cố tìm mà hiểu” con người của nhân vật ông giáo. Từ
chỗ dửng dưng đến chỗ “không còn xót xa mấy quyển sách ... như trước
14


nữa....Tôi chỉ thương lão Hạc” là cả quá trình lắng nghe, thông cảm với người
khác.
Từ đó, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh kĩ năng lắng nghe tích cực
và kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
* Ngoài ra, với truyện ngắn “ Lão Hạc”, giáo viên còn có thể khai thác và
giáo dục một số kĩ năng sống khác như:

+ Kĩ năng giao tiếp: Cho học sinh trình bày, trao đổi về số phận người
nông dân trước Cách mạng tháng 8.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Tự nhận thức: Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng bản thân và
người khác.
+ Kĩ năng hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm phần luyện tập
2.3.4. Phần 4: Giáo án minh họa
Ngày soạn: 08/ 9/ 2018
Văn bản:
Ngày dạy:………
LÃO HẠC
TIẾT 13,14:
(Nam Cao)
A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
-Thấy đuợc tình cảnh khốn khổ và nhân cách cao quý của nhân vật cũng
như của người nông dân .
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao, thương cảm và trân trọng
người nông dân. Hiểu được nghệ thuật truyện ngắn của Nam cao.
2/ Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo hướng hiện
thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản
tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
-Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện
* Kĩ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật
trong văn bản.
- Tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, bản
thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận người nông dân Việt
Nam trước năm 1945.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng thể hiện sự cảm thông: thông qua
phân tích nhân vật ông giáo.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: qua phân tích cái chết của lão
Hạc.
- Kĩ năng xác định giá trị: qua phân tích diễn biến tâm lí nhân vật lão Hạc.
- Kĩ năng hợp tác: thảo luận nhóm
15


3/Thái độ:
- Giáo dục lòng thương người, thương yêu loài vật, biết cảm thông chia sẻ.
B/Chuẩn bị dạy học:
1/ Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu.
2/ Học sinh: SGK, chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, bình, giảng, gợi mở.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống như:
- Phương pháp động não
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
D/Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Em hiểu gì về thân phận và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua
đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
3/ Bài mới: GV dẫn dắt giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung bài học
Tiết 13:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung
chung văn bản
1. Tác giả : (1915 – 1951)
Gv yêu cầu học sinh dựa vào chú Quê : Hà Nam
thích SGK, trả lời các câu hỏi:
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc
? Giới thiệu vài nét về tác giả Nam - Đề tài : Người nông dân nghèo
Cao ?
- Tác phẩm tiêu biểu : Chí Phèo, Lão
Sau khi học sinh trình bày Gv chiếu Hạc, Trăng sáng, Đời thừa, Đôi mắt.
máy chiếu cung cấp hình ảnh và - Chuyên viết thể loại truyện ngắn
thông tin về tác giả.
2. Tác phẩm
-« Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất
sắc viết về người nông dân trước Cách
mạng tháng 8 (1943).
H/s tóm tắt văn bản và đọc đoạn trích a. Đọc và giải thích từ khó
? Tóm tắt đoạn trích
Ầng ậng : nước dâng lên, sắp tràn ra
? G/v hướng dẫn cách đọc, HS đọc, khỏi mi mắt
HV và các HS khác nhận xét
b. Bố cục :
- Từ đầu… đáng buồn : Những việc
làm của lão Hạc trước khi chết
Đoạn trích có thể chia bằng mấy - Còn lại : Cái chết của lão Hạc
phần? Nội dung từng phần?
* Nhân vật chính : Lão Hạc, ông giáo.
? Theo em ai là nhân vậy chính? Ai * Nhân vật trọng tâm : Lão Hạc

là nhân vật trọng tâm? Vì sao?

16


Kĩ năng giao tiếp: Hs trình bày
những hiểu biết của mình về những
vấn đề xoay quanh tác giả và tác
phẩm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu II. Tìm hiểu chi tiết :
chi tiết.
1. Nhân vật lão Hạc
a. Hoàn cảnh của lão Hạc
Theo dõi phần 1 cho biết
- Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có
? Hoàn cảnh của lão Hạc có gì đặc con chó lão nuôi làm bạn => gọi thân
biệt ?
mật là cậu Vàng.
? Tại sao một con chó lại được lão - Bán cậu Vàng vì : Sau khi ốm, cuộc
Hạc gọi là cậu Vàng
sống của lão Hạc quá khó khăn, gạo
kém, lão nuôi thân không nổi
? Lí do gì khiến lão Hạc phải bán cậu => lão nông nghèo giàu tình cảm, giàu
Vàng?
tự trọng, danh dự.
Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích b/ Tâm trạng lão Hạc sau khi bán
diễn biến tâm trạng nhân vật
cậu Vàng.
- Cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, mắt
ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm

? Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy
miêu tả thái độ, tâm trạng của lão ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như
Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng với con nít… hu hu khóc.
ông giáo.
- Từ láy « ầng ậng »có tác dụng lột tả
được sự đau đớn, hối hận, xót xa,
thương tiếc… tất cả trào dâng, và vỡ
khi có người hỏi đến. Đối với người
? Ầng ậng là từ láy gợi tả điều gì?
khác đó là sự bình thường, nhưng với
G/v bình
lão Hạc là một viết thương lòng do
chính lão gây ra
- ăn năn hối hận vì “già bằng… đánh
lừa một con chó”. Cả đời, lão đã nỡ lừa
ai ! => Tâm trạng đau đớn cứ dâng lên
như không kìm nén nổi, nỗi đau, rất
phù hợp với tâm lý, hình dáng và cách
biểu hiện của người già tất cả dẫn tới
cái đỉnh điểm của tâm trạng vỡ oà ra
thành tiếng khóc như con nít
? Động từ “ép” trong câu văn… có - Gợi lên gương mặt cũ kỹ, già nua,
sức gợi tả như thế nào?
khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn
kiệt cả nước mắt, 1 hình hài thật đáng
thương
? Xung quanh việc bán cậu Vàng em - Lão Hạc : Là người sống tình nghĩa,
nhận thấy lão Hạc là người như thế thuỷ chung, rất trung trực => ta càng
nào?
thấm thía lòng thương con sâu sắc của

Kĩ năng xác định giá trị : Từ việc người cha nghèo khổ.
17


phân tích nhân vật lão Hạc, giáo viên
có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu
thương, trân trọng với những gì thân
thuộc và gần gũi nhất.
Tiết 14 :
? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến 2. Cái chết của lão Hạc :
cái chết của lão Hạc?
* Nguyên nhân : Tình cảnh đói khổ,
túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết
? Điều đó giúp em hiểu được gì về như một hành động tự giải thoát
tình cảnh đáng thương của người =>số phận cơ cực, đáng thương của
nông dân trước Cách mạng?
người nông dân nghèo những năm đen
? Phân tích cái chết của lão Hạc?
tối trước Cách mạng tháng 8.
(Theo em lão Hạc có còn cơ hội sống - Lão vẫn có cơ hội sống nếu như lão
không? Vì sao lão lại không chọn? sử dụng vốn liếng mà lão còn (30đ bạc
mà lại chọn đến cái chết, điều đó có + mảnh vườn có thể bán dần). Nhưng
ý nghĩa gì ?)
lão không muốn ăn vào vốn liếng mà
lão đã dành cho đứa con
=> Cái chết xuất phát từ lòng thương
con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự
trọng đáng kính
? Việc lão Hạc nhờ vả ông giáo em * Lão âm thầm, chuẩn bị cho cái chết
có nhận xét gì về nguyên nhân, mục của mình

đích của việc này?
- Lão hay suy nghĩ, cẩn thận, chu đáo
=> lòng tự trọng cao

? Cái chết của lão Hạc đã diễn ra như * Cái chết : dữ dội, đau đớn, bất ngờ,
thế nào?
kinh hoàng, buồn thảm, đáng thương
=> đau đớn về thể xác nhưng lại thanh
? Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết thản về tư tưởng
như vậy?
- Cái chết là bất dắc dĩ, tất yếu
? Cái chết có ý nghĩa gì đối với lão * Ý nghĩa :
Hạc và xã hội?
- Bộc lộ rõ số phận, tình cảnh của lão
Hạc => Số phận của người nông dân
nghèo Việt Nam trước Cách mạng
tháng 8. Nghèo khổ, bế tắc giàu tình
thương, tự trọng.
- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân
phong kiến, cái xã hội nô lệ, tối tăm đã
đưa người dân đến bần cùng hoá, bước
đường cùng. Họ chỉ có 2 con đường :
18


Kĩ năng xác định giá trị : giúp học
sinh cảm thương với thân phận của
những người nghèo khổ, tôn trọng
giá trị con người.


? Qua lời tâm sự của lão Hạc với ông
giáo và cái chết đau đớn của lão Hạc,
em cảm nhận gì về lão Hạc?
Liên hệ với cuộc sống ngày nay,
chúng ta có nên lựa chọn cái chết
giống lão Hạc ? Để những con người
như lão Hạc không phải tìm đến cái
chết khi lâm vào bước đường cùng,
xã hội chúng ta cần phải làm gì ?

Hoặc là sa đọa tha hoá, hoặc là chọn
cái chết để chứng minh sự trong sạch,
lương thiện của mình.
- Tạ lỗi với cậu Vàng
- Thể hiện tình yêu thương mãnh liệt
và trọn vẹn với con người
- Yêu thương, kính trọng lão Hạc hơn
=> Lão Hạc là một nhân vật lương
thiện, bị bần cùng hoá nên phải chọn
cái chết thảm thương, đau đớn. Đó là
một người cha giàu lòng yêu thương
con, một người tình nghĩa thuỷ chung,
trung thực, là một tâm hồn, tính cách
cao thượng, nhân cách cao cả

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết
vấn đề : Cái chết của lão Hạc mặc dù
có thể coi như một sự giải thoát, làm
tăng ý nghĩa của tác phẩm nhưng
cũng cần giúp học sinh hiểu: tự tử

chính là sự đầu hàng và thực tế có rất
nhiều cách để giải quyết một vấn đề.
? So sánh số phận và phẩm chất của
người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng qua nhân vật lão Hạc và chị
Dậu?
Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trình
bày, trao đổi về số phận người nông
dân trước Cách mạng tháng 8
GV dẫn dắt chuyển ý

2. Nhân vật ông giáo,
- Là một trí thức nghèo lương thiện, tốt
? Nhân vật ông giáo hiện lên trong bụng giàu tình thương người, cảm
truyện ngắn này như thế nào?
thông, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi lão Hạc.

? H/s thảo luận câu hỏi 6 ở sgk

* Đoạn văn mang tính triết lý, thấm
đượm cảm xúc => truyện mang đậm
19


? Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như tính chất trữ tình
vậy?
- Nỗi buồn trước cuộc đời, con người
? Em có đồng ý không? Vì sao?
- Tự giận mình, nhắc nhở mọi người
nên tìm hiểu họ để hiểu họ hơn => vì

(Đây là triết lí lẫn cảm xúc trữ tình lòng tự ái mà lão Hạc đã xa dần ông
xót xa của Nam Cao)
giáo.
Với triết lí này, Nam Cao khẳng định - Khi chết lão Hạc xin bả chó của Binh
một thái độ sống, một cách ứng xử Tư => rất buồn.
mang tính nhân đạo : cần phải quan - Cái chết dữ dội lão Hạc => ông giáo
sát, suy nghĩ đầy đủ về những con cảm động không thật buồn vì lòng tự
người hằng ngày sống quanh mình, trọng vẫn giữ được trước bờ vực tha
cần phải nhìn nhận họ bằng lòng hoá => tác giả vẩn giữ trọn niềm tin
đồng cảm, bằng đôi mắt của tình yêu, cảm phục đối với lão Hạc
thương.
Nam Cao đã nêu lên một phương
pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá
con người : Ta cần biết tự đặt mình
vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới
có thể hiểu đúng, cảm thông đúng).
- Buồn theo nghĩa khác : Vì rất ít người
? Đáng buồn theo một nghĩa khác là chọn cái chết như lão Hạc
như thế là?
=> chan chứa 1 tình thương, lòng nhân
ái sâu sắc
? Thái độ của nhà văn với lão Hạc
- Nhà văn cảm thông với tấm lòng
của người cha rất mực thương yêu,
muốn vun đắp, dành dụm tất cả
những gì có thể có để con có cuộc
sống hạnh phúc.
- Đồng thời tác giả còn trân trọng,
ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người
nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn

giàu lòng tự trọng, khí khái .
Em có nhận xét gì về nhân vật ông
giáo?
Kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ
năng thể hiện sự cảm thông: HS rút
ra nhận xét và nhận thức được thông
qua những việc làm và suy nghĩ của
nhân vật ông giáo.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn tổng kết
? Truyện ngắn lão Hạc chứa chan tư
tưởng nhân đạo, đồng thời sâu đậm
tính hiện thực. Điều đó thể hiện như

III. Tổng kết :
* Ý nghĩa :
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người
nông dân không thể bị hoen ố cho dù
20


thế nào qua 2 nhân vật lão Hạc, ông
giáo.
? Nghệ thuật kể chuyện, tả người,
tâm lí, tâm trạng của Nam Cao đặc
sắc ở những điểm nào?
Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trình
bày hiểu biết của mình về nội dung
và nghệ thuật của văn bản.
H/s đọc ghi nhớ


phải sống trong cảnh khốn cùng.
* Nghệ thuật:
-Miêu tả và phân tích tâm lí rất tinh tế.
Cách dẫn chuyện tự nhiên qua người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nghệ thuật
tạo tình huống, kết thúc bất ngờ. Kết
hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm
triết lí. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà
sâu sắc, thấm thía

Hoạt động 6 : Hướng dẫn luyện tập
GV chia nhóm học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau (3 phút)
Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác: HS thảo luận và trình bày kết quả
thảo luận.
Nhóm 1 : Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nam Cao vừa có chiều sâu tâm lí
vừa có tính chất tạo hình. Thử chứng minh qua đoạn đầu của đoạn trích.
Nhóm 2 : Chất trữ tình đậm đà, kết hợp rất khéo với mạch tự sự kể, đã tạo nên
đặc sắc của truyện ngắn Nam Cao. Thử chứng minh qua vài đoạn tiêu biểu.
Nhóm 3 : Theo em, ai có lỗi trong cái chết của lão Hạc? Bi kịch của lão là lạc
quan hay bi quan, vì sao?
H/s thảo luận, đại diện nhóm trả lời
H/s nhận xét
G/v tổng kết ý đúng
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tổ chức cho h/s xem phim “Làng vũ đại ngày ấy”
- Soạn bài tiếp theo.
C. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng tiếp cận văn bản, lồng

ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong thực tế giảng các tác phẩm
truyện Ngữ văn 8 tập 1 nói chung, trong giảng dạy truyện ngắn “ Lão Hạc” nói
riêng, tôi nhận thấy hiệu quả của vấn đề như sau:
1. Các tiết dạy này cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác, lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, không áp đặt.
2. Phát huy được sự tích cực chủ động, tạo hứng thú cho học sinh.
3. Góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh và giúp học sinh thấy
được môn Văn rất cần thiết và hữu ích với các em trong cuộc sống.
4. Tôi nhận được sự đồng tình ủng hộ của tổ chuyên môn, của Ban giám
hiệu nhà trường và đã áp dụng trong các tiết dự giờ nghiên cứu bài học, dự giờ
định kì theo kế hoạch của nhà trường.
Kết quả thăm dò ý kiến đối với 63 học sinh của hai lớp 8 năm học 20182019 tôi trực tiếp giảng dạy sau khi học xong các truyện ngắn trong chương
trình Ngữ văn 8 tập 1 đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Cụ thể:
21


Kĩ năng sống
Hứng thú học tập
- 75% các em có kĩ năng giao tiếp tốt. - 95% hứng thú cao với tiết học, môn
- 85% tự nhận thức được năng lực, sở học.
thích, sở trường của bản thân, hoàn - 85% tích cực tham gia đối thoại, xây
cảnh của gia đình, nhu cầu của xã hội. dựng bài.
- 80% có khả năng tự giải quyết các - Số học sinh chây lười, không làm việc
vấn đề của bản thân, của tập thể hợp trong mỗi giờ học còn không đáng kể
lí, hợp tình
Như vậy, với nỗ lực lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào từng tiết dạy
phần lớn các em học sinh đã thay đổi nhận thức về vai trò của văn học. Tôi
nhận thấy rằng: kết quả học tập của các em đã có những chuyển biến đáng
mừng, nhiều em tiếp thu bài chủ động, có chiều sâu, phát huy cá tính sáng tạo;
những kĩ năng sống quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ

năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề…được hình thành và phát triển bền
vững; hứng thú dạy và học ở cả thầy và trò đều tăng lên đáng kể. Với việc làm
này, tôi và học sinh của tôi đã thực sự yêu và say văn từ khi nào chẳng biết. Cô
và trò cùng nhận ra “Dạy văn, học văn là một niềm vui sướng lớn”.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:
Quả thực “Văn học là nhân học” (Gor-ki). Văn là người. Dạy văn là dạy làm
người. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào môn Ngữ văn là một vấn đề hết sức cần
thiết. Bởi nó giúp người giáo viên dạy văn làm tốt hơn thiên chức của mình
-Người kĩ sư tâm hồn, người thắp lửa trong tâm hồn con trẻ. Hơn nữa, trong giai
đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, việc làm này cũng đi đúng quỹ đạo chung của
việc cải cách giáo dục: quan tâm đến đối tượng trung tâm của quá trình dạy và
học là học sinh nhằm đào tạo những con người toàn diện, có tài, có đức, năng
động, tự tin, có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Con người trong xã hội
hiện đại không chỉ cần có kiến thức, mà còn cần phải có kĩ năng sống để giao
tiếp, ứng xử, để chung sống hòa bình. Đồng thời phải có bản lĩnh, có ý chí, nghị
lực... để đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực trong
cuộc sống hội nhập. Thông qua các giờ dạy, đặc biệt là những giờ dạy truyện
ngắn, giáo viên phải truyền được cho các em những bài học này. Nó là hành
trang để các em vững bước trên con đường đời, tránh được những va vấp, rủi ro
đáng tiếc.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh sẽ còn nhiều ý kiến tranh luận. Trên đây, người viết chỉ xin đưa ra một vài
suy nghĩ đúc kết sau những tiết giảng dạy tác phẩm trong thực tế, đó là những
suy nghĩ nhỏ của bản thân nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được giá trị của tác
phẩm, để bồi dưỡng cho các em không phải chỉ là kiến thức văn học mà còn vun
đắp tâm hồn, đánh thức các em về trách nhiệm với cuộc đời, quan tâm tới thực tế
cuộc sống còn nhiều bi kịch và số phận bất hạnh. Đồng thời, qua đó giáo dục
cho học sinh những kĩ năng cần thiết làm hành trang vững bước vào đời, giúp
các em tự tin, chủ động và có thể chủ động đưa ra những quyết định đúng đắn

khi gặp các tình huống trong cuộc sống.
3.2. Kiến nghị:
22


Thông qua đề tài này, tôi xin phép được đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên: trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được
nói, được trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể, nhất là các em còn hay
rụt rè, khả năng giao tiếp kém, qua đó góp phần tích lũy kĩ năng sống cho các
em.
- Đối với nhà trường, Tổ chuyên môn, Đoàn đội, lớp: cần tăng cường tổ chức
các hoạt động ngoại khóa , các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”…để các em có
điều kiện rèn kĩ năng sống qua các hoạt động này (theo các chủ đề…). Cần thay
đổi cách tổ chức, nội dung buổi chào cờ đầu tuần, nhằm tăng cường, chú ý các
hoạt động của các em hơn nữa như giao lưu, văn nghệ, trò chơi, hình thức đố
vui, hoặc sân khấu hóa liên quan đến chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp…
- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn,
thảo luận, nghiên cứu bài học trong đó chú trọng việc đưa giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh trong từng tiết học cụ thể, đặc biệt là các văn bản truyện ngắn.
Trên đây là những điều tôi đúc kết được qua quá trình giảng dạy bộ môn
Ngữ văn 8 nhiều năm liền, đặc biệt là qua các truyện ngắn của chương trình Ngữ
văn 8 tập 1. Tôi nhận thấy, đề tài này không tránh khỏi được những suy nghĩ
cảm tính của cá nhân. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi hi vọng, đề tài này có thể được áp dụng rộng
rãi trong thực tế để chúng ta cùng chung tay góp phần giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh qua bộ môn Ngữ văn nói chung và các truyện ngắn nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Nương

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Châu (Chủ biên, 2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn
ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Trần Đình Chung ( 2006), Hệ thống câu hỏi đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 8,
Nhà xuất bản giáo dục.
3. Tạ Đức Hiền (Chủ biên, 2011), Sách nâng cao Ngữ văn 8, Nhà xuất bản Dân
trí.
4. Nguyễn Xuân Lạc- Bùi Tất Tươm (2009), Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8 tập
I-II, Nhà xuất bản giáo dục.
5. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, Nhà
xuất bản giáo dục.
6. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên, 2003), Sách giáo viên ngữ văn 8 tập I-II,
Nhà xuất bản giáo dục.
7. Một số thông tin về kĩ năng sống trên mạng Internet.

24


25



×