Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số giải pháp dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh vào môn ngữ văn ở trường PTDT bán trú THCS tam thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.48 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP QUỐC PHÒNG
AN NINH VÀO MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ
THCS TAM THANH – QUAN SƠN – THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh
Quan Sơn – Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11

12

13
14
15
16

Nội dung
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận:
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để dạy học lồng ghép kiến thức
quốc phòng an ninh trong môn học Ngữ văn ở trường PTDT
Bán trú THCS Tam Thanh.
2.3.1.Giải pháp thứ nhất: Tìm hiểu khái niệm dạy học lồng
ghép quốc phòng an ninh trong trường THCS là gì?

Trang
1
2
2
2

2
2
2-3
3
3

2.3.2.Giải pháp thứ hai: Để giáo dục lồng ghép quốc phòng
an ninh trong trường THCS người dạy phải nắm bắt được các
vấn đề về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội liên quan
đến công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong trường
THCS.
2.3.3.Giải pháp thứ ba: Giải pháp về tiến trình hình thành
các bước dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh trong môn
ngữ văn ở trường PTDT bán trú THCS Tam Thanh.

3-4

2.3.4.Giải pháp thứ tư : Giải pháp về một số cách lồng ghép
kiến thức quốc phòng an ninh vào trong bài giảng môn Ngữ
văn..
2.3.5.Giải pháp thứ năm: Giải pháp về một số cách kiểm tra,
đánh giá kiến thức quốc phòng an ninh của học sinh lĩnh hội
được qua bài giảng môn Ngữ văn.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3.Kết luận, kiến nghị
-Kết luận
-Kiến nghị

6-16


5-6

16-17
17-18
19-20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Với chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng
cung cấp nội dung sang cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất là một trong những đổi mới căn bản. Bên cạnh đó chủ trương lồng ghép
quốc phòng, an ninh vào các môn học thuộc chương trình giáo dục tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông là một trong những nội dung quan trọng
của bộ GD&ĐT đã được tập huấn, triển khai tới các môn học trong các trường
tiểu học, phổ thông.
Theo thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT Điều 1 Thông tư này hướng dẫn
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học
trong chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thông tư này áp dụng
đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có
cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2 của thông tư này nêu rõ yêu cầu Xây dựng, phát triển tư duy, bồi
dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở
phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông
qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông
qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền

thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện
truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
Điều 4 của thông tư này nêu rõ giáo dục quốc phòng và an ninh trong
trường trung học cơ sở
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực
hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục
công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của
các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách
mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; pháp luật
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công
dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của Bộ GD&ĐT cùng với yêu cầu của
ngành và đặc điểm vùng miền nơi bản thân công tác là một xã vùng sâu vùng xa
thuộc khu vực biên giới giáp Lào, trình độ dân trí chưa cao, nơi có nhiều dân tộc
khác nhau cùng chung sống, là điểm nóng về an ninh quốc phòng, đặc biệt là
các loại tội phạm ma túy…
Bởi vậy việc lồng ghéo giáo dục an ninh quốc phòng vào môn ngữ văn
cho học sinh trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Để khắc phục những tồn tại nói trên và đáp ứng yêu cầu của nghành đề ra
bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp dạy học lồng ghép quốc
1


phòng an ninh vào môn ngữ văn ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh” để
nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Viết đề tài “Một số giải pháp dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh vào
môn ngữ văn ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh”
tôi xác định cho mình mục đích sau:
-Đối với bản thân:

Tôi thấy đề tài trên phục vụ thiết thực cho việc dạy học trên lớp của tôi và
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp định hướng cho sự
phát triển năng lực học sinh đi từ việc lĩnh hội nội dung bài học đến việc giải
quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến quốc phòng an ninh và trật tự an
toàn xã hội nơi địa phương học sinh học tập.
-Đối với học sinh:
Góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, óc tư duy, suy luận của học
sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học ngữ văn giúp học sinh nhận
thức và đi đến giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống liên quan đến
lĩnh vực quốc phòng an ninh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Viết đề tài này tôi xác định cho mình đối tượng nghiên cứu là: Việc áp
dụng “Một số giải pháp dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh vào môn ngữ
văn ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh” để làm đề tài nghiên cứu sao
cho hiệu quả .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp:
Phương pháp ứng dụng, thực nghiệm qua các tiết thực giảng trên lớp bằng
GAĐT, bằng máy chiếu, loa, đài, các video, hình ảnh tư liệu liên quan đến vấn
đề quốc phòng và an ninh.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận:
Theo thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT Điều 1 Thông tư này hướng dẫn
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học
trong chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thông tư này áp dụng
đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có
cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo điều 4 của thông tư cũng chỉ rõ: Giáo dục quốc phòng và an ninh
trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các
môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật; tập trung

vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam.
Xuất phát trên cơ sở những quy định của Bộ GD&ĐT về dạy học lồng
ghép quốc phòng an ninh trong các môn học ở trường THCS nói chung và môn
ngữ văn ở trường THCS nói riêng. Bản thân tôi đã lấy những nội dung của
thông tư, quy định nói trên làm tiền đề, làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề
tài đã chọn.
2


Bên cạnh đó đề tài được nghiên cứu còn dựa trên những quy định của Bộ
GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học. Dựa trên cơ sở công văn tập huấn
triển khai chuyên đề dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh trong trường THCS
của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa. Với đề tài này tôi mong muốn sẽ phát huy
năng lực của HS đi từ quá trình học đến quá trình làm bài cũng như việc vận
dụng kiến thức bài học hoặc kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn cuộc sống.
Vì vậy đề tài này có ý nghĩa, tầm quan trọng thiết thực đối với việc giảng
dạy của bản thân cũng như việc suy luận tiếp thu và phát huy năng lực của trò
trong quá trình học và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nghiên cứu đề tài này tôi gặp phải những thực trạng khó khăn sau:
Đây là phương pháp dạy học mới, vì vậy bước đầu áp dụng vào việc thực
dạy, kiểm tra trên lớp, ra đề kiểm tra vì vậy còn nhiều thiếu sót là điều không
thể tránh khỏi.
Về phía học sinh một số em còn tiếp thu chậm, mà việc sử dụng dạy học
lồng ghép quốc phòng an ninh lại đòi hỏi học sinh phải có óc tư duy, suy luận
liên hệ thực tế trên cơ sở những gợi ý và định hướng của GV để từ đó giải quyết
các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy việc tiếp
thu bài ở một số học sinh yếu, kém còn bị hạn chế ở một số phần.
Dưới đây là bảng thống kê kết quả học tập của các em học sinh khi chưa

áp dụng đề tài: (Thời điểm khảo sát đầu năm học: 2018- 2019)
Kết quả học tập và trả lời các câu hỏi, các bài làm liên quan đến vấn đề
thực tiễn về quốc phòng an ninh tỉ lệ phần trăm các em học sinh đạt điểm khá,
giỏi còn chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều:
Tổng
Trước khi thực hiện đề tài
Lớp Số HS
Giỏi %
Khá%
TB%
Y-K%
8A
30
1
3.3
4
13.3
20
66.7
5
16.7
8B
27
0
0.0
2
7.4
18
66.7
7

25.9
Để khắc phục thực trạng trên ở các khối lớp tôi được phân công giảng
dạy, sau khi được tập huấn chuyên đề về dạy học lồng ghép quôc phòng an ninh
tôi đã áp dụng một số giải pháp sau để dạy học:
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an
ninh trong môn học Ngữ văn ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh.
2.3.1.Giải pháp thứ nhất: Tìm hiểu khái niệm dạy học lồng ghép quốc
phòng an ninh trong trường THCS?
Để biết cách dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh vào môn
học của mình trước hết người dạy cần nắm được khái niệm dạy học lồng ghép
quốc phòng an ninh trong trường THCS ?
Vậy dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh là gì?
Dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh trong trường THCS là một hình
thức dạy học tích hợp các kiến thức bộ môn trong trường THCS với các kiến
thức thuộc nội dung quốc phòng an ninh.
3


Với kiến thức môn Ngữ văn trong trường THCS không chỉ tích hợp với
các môn học khác như Lịch sử, địa lí, GDCD… mà việc lồng ghép giảng giáo
dục quốc phòng an ninh còn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh
không chỉ lĩnh hội kiến thức trên lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn thông qua
kiến thức bộ môn để giáo dục cho học sinh những kiến thức liên quan đến quốc
phòng an ninh như ý thức bảo vệ biên giới chủ quyền biển đảo, ý thức tố giác,
đấu tranh với các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình” hoặc đấu tranh tố
giác các lọai tội phạm như ma túy hay những hành vi gây biến đổi môi trường
các loại tội phạm như mê tín dị đoan gây mất trật tự an toàn xã hội…Ví dụ khi
dạy bài “Con rồng cháu tiên giáo viên sẽ lồng ghép kiến thức về lịch sử dựng
nước và giữ nước của cha, ông ta và tự hào tiếp bước những truyền thống tốt đẹp
đó, khi dạy bài “Lượm” giáo viên sẽ kể chuyện về những tấm gương mưu trí,

dũng cảm của thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại sâm khi
dạy bài “Sông núi nước Nam” giáo viên khẳng định cho học sinh thấy được ý
chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược và ý
thức trách nhiệm cuẩ thế hệ trẻ trước công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hay khi dạy bài “Chiếu dời đô” giáo viên giáo dục cho học sinh thấy được tầm
nhìn chiến lược của vua Lý Công Uẩn về quân sự…
2.3.2.Giải pháp thứ hai: Để giáo dục lồng ghép quốc phòng an ninh
trong trường THCS người dạy phải nắm bắt được các vấn đề về an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội liên quan đến công tác giáo dục quốc
phòng an ninh trong trường THCS.
Người dạy phải nắm được các loại tội phạm có nguy cơ ảnh hưởng đến công tác
giáo dục
Một trong những vấn đề được đề cập là vấn đề an ninh phi truyền thống.
Vậy an ninh phi truyền thống là gì?
Là một khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây và ngày càng và
ngày càng được quan tâm trên trường quốc tế.
An ninh phi truyền thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do
những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và cả toàn cầu.
Một số vấn đề được đề cập như là AN PTT
Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, Ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh, khủng bố, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ
và trẻ em , buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công
nghệ cao,...
Cách nhận diện an ninh phi truyền thống
Là những vấn đề nằm ngoài vấn đề quân sự.
Thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong bối cảnh liên kết quốc tế.
Có tính chất phức tạp, diễn biễn khó lường.
Có ảnh hưởng lớn, đe dọa đến an ninh quốc gia, đến cộng đồng người không chỉ
trong phạm vi một hoặc một số nước, mà còn đe dọa đến toàn thể nhân loại.

Vấn đề an ninh mạng:
4


An ninh mạng là lĩnh vực có nhiệm vụ bảo vệ các thông tin cá nhân và
những hoạt động liên quan đến chiếc máy tính bằng cách phát hiện, ngăn chặn
và ứng phó với các cuộc tấn công, từ các hành vi trộm cắp hoặc làm hư hỏng
phần cứng , phần mềm hoặc các dữ liệu, cũng như từ sự gián đoạn hoặc chuyển
lạc hướng của các dịch vụ được cung cấp.
Luật An ninh mạng vừa được thông qua có những quy định chi tiết về hoạt động
bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian
mạng.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng xấu, phản động đã liên tục tung tin đồn thất thiệt,
bóp méo sự thật, làm nhiễu loạn thông tin khiến nhiều người hiểu sai về mục
đích của Luật An ninh mạng.
Các hành vi bị cấm trong an ninh mạng:
Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào
tạo, huấn luyện người chống nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu
cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân
biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho
các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà
nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác.
Đăng tải thông tin, tổ chức hoạt động phá hoại thuần phong, mỹ tục của
dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,…Luật An ninh mạng có hiệu lực
từ 1/1/2019
Vấn đề về tội phạm ma túy
Hiện có khoảng 32,4 triệu người sử dụng các chất ma túy, chiếm 0,7%
dân số là người trưởng thành. Sản lượng thuốc phiện toàn cầu lên đến 7.554 tấn

- mức cao thứ hai kể từ cuối năm 1930.
Tại Việt Nam, hoạt động của tội phạm ma túy tại các địa bàn giáp biên
giới với Trung Quốc, Lào diễn biến phức tạp. Tại Sơn La, xuất hiện các toán,
nhóm đối tượng người Lào trang bị vũ khí, đi bộ xuyên rừng, vận chuyển ma túy
số lượng lớn vào nội địa, hoạt động hết sức manh động, sẵn sàng chống trả lực
lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt.
Vấn đề khủng bố:
Những năm gần đây xảy ra rất nghiêm trọng, hành vi ngày càng tàn bạo,
gây thiệt hại nặng nề đến con người, tài sản, đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc
gia và cộng đồng quốc tế.
Từ đầu năm 2017 đến nay, khu vực Đông Nam Á nổi lên trở thành “điểm
nóng” khủng bố, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore ban bố
mức cảnh báo khủng bố cao nhất.
Trong nước, hoạt động khủng bố, phá hoại manh động hết sức nguy hiểm, đã
trở thành nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Chúng kết hợp nhiều thủ đoạn tinh vi, như khai thác các tính năng cá nhân
hóa và tính năng tương tác của mạng xã hội, tán phát đồng loạt qua hàng nghìn
5


địa chỉ email, thiết lập đài phát thanh, các diễn đàn, phòng hội họp trên mạng
internet, xây dựng các phần mềm.
Vấn đề tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm an ninh quốc gia.
Các thế lực thù địch và phản động thường xuyên lợi dụng công nghệ thông
tin và mạng viễn thông để xuyên tạc, chống phá đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Chúng lợi dụng triệt để đặc tính lan tỏa nhanh của môi trường
mạng internet thiết lập hệ thống hàng nghìn trang web, blog và mạng xã hội cho
mục đích tuyên truyền phá hoại tư tưởng, đồng hóa văn hóa.
Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, các đối tượng lợi dụng sự quan tâm đặc
biệt của dư luận về các sự kiện chính trị, kinh tế lớn của đất nước, như vấn đề

biển Đông, sự cố môi trường tại biển miền Trung… để lôi kéo, kích động người
dân biểu tình, chống đối, làm ảnh hưởng tới trật tự, trị an của đất nước.
Vấn đề bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công
lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần
và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh
nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh
thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; các dạng bắt nạt bạn học; và mang
vũ khí đến trường…
Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có những bức xúc trước
những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục.Tại Việt Nam, số liệu
được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm
học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng
trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau;
cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9
trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống
kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước
kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao
nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ
14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
2.3.3.Giải pháp thứ ba: Giải pháp về tiến trình hình thành các bước
dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh trong môn ngữ văn ở trường PTDT
bán trú THCS Tam Thanh.
Để dạy lồng ghép được kiến thức về quốc phòng an ninh trong bộ môn
ngữ văn ở trường THCS ngoài việc giáo viên phải có kiến thức, phải nắm chắc
được những vấn đề liên quan đến quốc phòng an ninh sau đó nữa cần lựa chọn
được những bài có kiến thức phù hợp liên quan đến quốc phòng an ninh để giáo
dục lồng ghép.

Bước 1: Nắm được khái niệm và các mức độ dạy học lồng ghép (tích hợp)
quốc phòng an ninh trong môn học:

6


Để có thể dạy học lồng ghép được kiến thức về quốc phòng an ninh
người dạy phải nắm vững được khái niệm lồng ghép, (hay tích hợp) kiến thức
quốc phòng an ninh là gì?
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động
các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề,
qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy
học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp KT, KN,…
thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ
HT; thông qua đó hình thành những KT, KN mới; phát triển được những NL cần
thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề trong HT và thực tiễn cuộc sống.
Ở mức độ thấp (nhẹ nhàng. Đơn giản): lồng ghép những nội dung có
liên quan vào quá trình dạy học một môn học. (mức độ nhận biết, nghi nhớ)
Ví dụ: thực hiện tích hợp GD đạo đức, HT và làm theo tấm gương đạo đức
HCM; GD pháp luật; GD quốc phòng an ninh ; GD chủ quyền quốc gia về biên
giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa
dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh
và giảm nhẹ thiên tai; GD an toàn giao thông,…
Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung KT trong mối liên quan với
nhau, bảo đảm cho HS vận dụng tổng hợp các KT để giải quyết các vấn đề trong
HT, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung KT ở các môn học khác nhau.
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung KT liên quan đến
hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện
tượng, quá trình trong TN hay XH.

Ví dụ: KT Ngữ văn và GDCD trong GD đạo đức, lối sống…
Bước 2: Xác định nội dung và thành lập chủ đề dạy học tích hợp liên môn
trong đó có kiến thức về quốc phòng an ninh.
Rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong CT GDPT
tìm ra những KT chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
.
Ví dụ: Trong CT môn ngữ văn có các nội dung KT chung liên quan đến
các bộ môn khác như: Lịch sử, địa lí, GDCD và các kiến thức xã hội liên quan
đến lĩnh vực quốc phòng an ninh: Nhóm các bài liên quan đến lịch sử dựng nước
và giữ nước của cha ông ta thông qua bài “Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng,
Sơn tinh, Thủy Tinh, Sự tích hồ gươm, Lượm…” Ngữ văn 6; Nam Quốc Sơn Hà
(Ngữ văn 7),Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác, Hịch
tướng sỹ, Chiếu rời đô, Nước Đại Việt ta, Thuế Máu… (Ngữ Văn 8); Đồng chí,
Tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa…(Ngữ văn 9) là
nhóm bài có thể tích hợp kiến thức liên môn với lịch sử, địa lí và lồng ghép kiến
thức quốc phòng an ninh thông qua bài học giáo dục học sinh tinh thần yêu
nước và ý thứ, trách nhiệm đối với tổ quốc.
Hoặc nhóm bài giáo dục đạo đức cho HS tích hợp với kiến thức môn
GDCD: VD Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cô Tô, Cầu Long Biên chứng nhân
lịch sử, Động Phong Nha, Côn Sơn ca, Qua đèo ngang, Nhóm bài ca dao về tình
yêu quê hương đất nước con người…thông qua kiến thức của các bài này giáo
7


dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh, giúp học sinh thấy rõ được ý
thức trách nhiệm trong việc trân trọng, gìn giữ, bảo vệ tổ quốc.
Bước 3: Sau khi xác định được nội dung và chủ đề dạy học lồng ghép (tích
hợp) kiến thức quốc phòng an ninh giáo viên lựa chọn và xây dựng phân
phối chương trình đối với những bài dạy có thể dạy lồng ghép kiến thức về
quốc phòng an ninh

Ngữ văn 6:
Bài
Tên bài
Hình thức, nội dung lồng ghép
Bài 2
Văn bản: Thánh Ví dụ về cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của
Gióng
nhân dân trong chiếntranh: gậy tre, chông tre...
Bài 23 Văn bản: Đêm nay Tình thương yêu của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ
Bác không ngủ
và dân tộc Việt Nam
Bài 24 Văn bản: Lượm
Kể chuyện về những tấm gương mưu trí, dũng
cảm của thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến
chống giặc ngoại xâm
Bài 26 Văn bản: Cây tre Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng
Việt Nam
chiến chống giặc ngoại xâm
Ngữ văn 7:
Bài
Tên bài
Hình thức, nội dung lồng ghép
Bài 5
Sông núi Nước Nam Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc
lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược
Bài 11

Cảnh khuya

Kể một số câu chuyện hoặc bằng hình ảnh

minh họa trên đường kháng chiến của Bác
Bài 19 Tinh thần yêu nước Kể chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu
của nhân dân ta
trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc
Ngữ văn 8:
Bài
Tên bài
Nội dung lồng ghép
Bài 12. Phần luyện tập: Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ
Ngã ba Đồng Lộc
nữ Việt Nam
Bài 15 Bài thơ “Vào nhà Ví dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu
ngục Quảng Đông nước, chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao đế
cảm tác” trang quốc
146 và “Đập đá ở
Côn Lôn”
Bài 22 Chiếu dời đô
Tầm nhìn chiến lược của Vua Lý Công Uẩn về
quân sự
Bài 23 Hịch Tướng sĩ
Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
Bài 24 Nước Đại Việt ta Tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong
(Trích Bình Ngô các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Đại cáo)
Ngữ văn 9:
8


Bài

Bài 1
Bài 2
Bài 5
Bài 10

Tên bài
Bài
1: Phong
cách Hồ Chí
Minh.
Đấu tranh cho
một thế giới hòa
bình.
Trích
đoạn
Hoàng Lê nhất
thống chí.
Bài thơ Đồng
chí; Tiểu đội xe
không kính
Viếng Lăng Bác

Hình thức, nội dung lồng ghép
Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, của
bom nguyên tử
Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương
thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội,
công an và thanh niên xung phong trong chiến
tranh
Bài 23
Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu
dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bài 28 Những ngôi sao Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của
xa xôi.
thanh niên xung phong trong kháng chiến
Ngoài những bài có thể lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh theo quy
định trên, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn những bài thuộc chương trình ngữ
văn từ 6 đến 9 để lồng ghép tích hợp nếu thấy có nội dung phù hợp và ý nghĩa.
Bước 4: Soạn giáo án có lồng ghép (tích hợp) kiến thức quốc phòng an ninh.
Ví dụ minh họa một tiết dạy có sự lồng ghép kiến thức về quốc phòng, an
ninh trong chương trình ngữ văn 6, kì II.

Tuần 28
Tiết 103, 104

CÔ TÔ
(Tiết 1)
- Nguyễn Tuân-

I.Mục tiêu cần đạt được:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức
tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong
bài văn.
- Nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
-Tích hợp kiến thức môn GDCD giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ lãnh

thổ vùng trời, vùng biển của tổ quốc, có ý thức giữ dìn vệ sinh môi trường
biển đảo.
-Tích hợp kiến thức môn âm nhạc: Cho HS nghe bài hát :Chiều Cô Tô
-Tích kiến thức môn địa lí: Sử dụng bản đồ địa lí Việt Nam giúp HS dễ dàng
xác định vị trí địa lí của đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam.
-Lồng ghép kiến thức về quốc phòng an ninh: Giáo dục các em ý thức cảnh
giác trước âm mưu xâm lược, phá hoại thành quả xây dựng đất nước ta
bằng thủ đoạn ”diễn biến hòa bình”, bằng dư luận chính trị thông qua tự
do ngôn luận và mạng xã hội, bằng ”Vũ khí sinh học”...
9


-Giáo dục các em tình yêu đối với biển đảo bằng những hành động việc làm
cụ thể...đó cũng chính là sự bày tỏ tình yêu đối với quê hương, đất nước.
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học,
3.Thái độ:
-Yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước, có ý thức trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của
quê hương đất nước.
-Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển của tổ quốc.
- Giúp học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm.
II.Phương tiện dạy học:
- Tranh,SGK, SGV, GA…
- Thước, Máy tính, máy chiếu, loa ….
III.Phương pháp dạy học:
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm…
IV.Tiến trình dạy học:
*Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỚI ĐỘNG (5P)
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ”Ai nhanh hơn ai” trò chơi

diễn ra trong vòng 5 phút.
Câu hỏi: Kể tên các đảo và biển đảo ở Việt Nam mà em biết?
GV chia lớp thành 3 nhóm: Cho các nhóm thay nhau viết lên bảng phụ về tên
các đảo và quần đảo ở Việt Nam.
- Sau 5 p trò chơi kết thúc. GV cho HS các nhóm tự nhận xét lẫn nhau hoặc GV
phóng đáp án trên máy chiếu nhận xét kết quả chơi của các nhóm và cho điểm
các nhóm.
Kể tên các đảo và quần đảo
Kể tên các đảo và quần đảo
-Đảo Hòn Nẹ - Hậu Lộc - Thanh Hóa -Đảo Hòn Lao hay Hòn Ghềnh – Bình
-Đảo Hòn Mê – Tĩnh Gia – Thanh
Thuận
Hóa
-Đảo Hòn Bà (Bình Thuận)
Biện
Sơn
,
Thanh
Hóa
-Đảo
- Quần Đảo Thổ chu (Thổ Châu) –
-Đảo Hòn Ngư – Nghệ An
Kiên Giang
-Quần đảo Cát Bà – Hải Phòng
-Đảo Phú Quốc – Kiên Giang
-Quần đảo Long Châu – Hải PHòng
-Hòn Bần hay Hòn Bàng – Kiên
-Đảo Bạch Long Vĩ – Hải phòng
Giang
-Hòn Dấu – Hải phòng

-Hòn Thầy Bói– Kiên Giang
- Quần đảo Cô Tô – Quảng Ninh.
-Hòn Nghệ– Kiên Giang
-Đảo Cồn Cỏ - Quảng Bình
-Hòn Tre– Kiên Giang
-Quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa
-Quần đảo Hòn Khoai – Cà Mau
-Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng
-Hòn Chuối– Cà Mau
Thuận
-Quần đảo Phú Quý – Bình
-Hòn Đá Bạc– Cà Mau…
GV chốt: Trong vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần
đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, khoảng 1.000 bãi đá ngầm. Đảo của
ViệtNamđược chia thành hệ thống các đảo ven bờ và hệ thống các đảo xa bờ. Hệ
10


thống đảo ven bờ có khoảng 2.800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các
tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang..
GV liên hệ từ trò chơi khởi động để giới thiệu bài mới: Trong hơn 3000 đảo và
quần đảo có quần đảo Cô Tô là một trong những quần đảo không chỉ có tiềm
năng về kinh tế mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và con người
lao động thân thiện đáng yêu. Vậy con người, cảnh quan thiên nhiên nơi này đẹp
như thế nào cô trò chúng ta hôm nay cùng tìm hiểu văn bản ”Cô Tô” của tác
giả Nguyễn Tuân để cùng khám phá điều đó.
2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1.Hướng dẫn HS khai thác kiến thức mới I. Khai thác kiến thức mới

phần tìm hiểu chung
phần tìm hiểu chung (7p)
Hs đọc phần chú thích
1. Tác giả
Em hãy cho biết vài nét về tác giả ?
- Nguyễn Tuân ( 1910 –
HS trả lời
1987 ) quê ở Hà Nội, là nhà
GV củng cố phóng lên máy chiếu hình ảnh văn nổi tiếng có sở trường về
tác giả Nguyễn Tuân và giới thiệu đôi nét về thể tùy bút và kí
tác giả
- Tác phẩm của ông luôn thể
hiện phong cách độc đáo, tài
hoa, sự hiểu biết nhiều mặt,
vốn ngôn ngữ giàu có, điêu
luyện.

Xuất xứ đoạn trích ?
HS trả lời, GV củng cố bằng hình ảnh trên
máy chiếu.

HS đọc văn bản
Nêu bố cục của văn bản ?

2. Tác phẩm
-Xuất xứ đoạn trích
- Văn bản là phần cuối của
bài kí Cô Tô ra đời năm 1976.
3.Thể loại :
-Kí : Là một thể văn tự sự

viết về người thật, việc thật
có tính chất thời sự.
4.Đọc , chú thích, bố cục :
Bố cục
Chia làm ba phần
- Phần 1: Từ đầu đến theo
mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô
11


HS trả lời
GV củng cố liên tưởng mở rộng cho HS xem
một số hình ảnh tiêu biểu về đảo cô tô, vận
dụng kiến thức môn địa lí xác định về vị trí
địa lí của đảo trên lược đồ.

Hình ảnh về đảo Cô Tô trên lược đồ và
H/A đảo Cô Tô được chụp từ vệ tinh
Cô Tô: Là quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong
vịnh Bái Tử Long (thuộc
vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển tỉnh Quảng Ninh
khoảng 100 km. Ngoài
Cá, biển Cô Tô còn nổi tiếng về mực, ngọc
trai, hải sâm, bào ngư.
2.HD HS tìm kiến thức phần văn bản”
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu khai thác kiến
thức mới thông qua hình thức hoạt động
nhóm
GV chia lớp thành 3 nhóm, GV cho học sinh
thảo luận theo phiếu học tập sau:

Câu 1: Nhóm 1:
? Cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện như thế nào?

sau trận bão.
- Phần 2: Tiếp theo đến là là
nhịp cánh : Cảnh mặt trời
mọc trên biển.
-Phần 3: Còn lại: Cảnh sinh
hoạt và lao động buổi sáng
sớm trên đảo .

II. Tìm hiểu kiến thức phần
văn bản (15p)
1.Vẻ đẹp trong sáng của đảo
Cô Tô sau khi trận bão đi
qua
- Vị trí quan sát : Nóc đồn
Biên phòng.
-Cảnh vật :
+Bầu trời : Trong trẻo, sáng
Vị trí quansát
sủa.
+Cây cối : Xanh mướt.
+Nước biển : Lam biếc, đặm
Cảnh vật
đà hơn
Bầu trời
……………………
+Cát : Vàng giòn hơn
Cây cối

……………………
+Cá biển : Càng thêm nặng
Nước biển
…………………..
-Nghệ thuật :
Cát biển
……………………
+Chọn lọc chi tiết tiêu biểu để
Cá biển
……………………
miêu tả.
Câu 2: Nhóm 2
+Sử dụng các phó từ : Lại,
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ càng, chỉ mức độ tăng tiến
thuật gì để miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn của cảnh vật.
bão?................................................................ +Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :
Câu 3: Em có nhận xét gì về bức tranh Cô Vàng giòn, đặm đà, xanh
12


Tô sau cơn bão?
-Thời gian thảo luận 5 phút.
-GV nhận xét hoặc các nhóm nhận xét lẫn
nhau, GV cho điểm các nhóm.
-GV củng cố lại kiến thức bài học.
GV phóng những hình ảnh trên lên máy
chiếu để củng cố kiến thức về cảnh quan
tuyệt đẹp, trù phú của đảo Cô Tô.

Bầu trời trong xanh


Nước biển lam biếc, đặm đà

mượt.
+Sử dụng các tính từ chỉ màu
sắc, ánh sáng giàu sức gợi
cảm.
*Bức tranh Cô Tô trong
sáng, tinh khôi, lộng lẫy,
phong phú, giàu màu sắc,
giàu sức sống.
Qua đó thể hiện tình yêu
thiên nhiên, óc quan sát tinh
tế của tác giả.

Cây thêm xanh mướt

Cát vàng giòn

Cá nặng lưới giã đôi
3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP (7P)
-Giáo viên luyện tập củng cố kiến thức bài học thông qua những câu hỏi
trắc nghiệm, trò chơi hoặc hình ảnh sau:
Câu 1 : Kí là gì ?
A. Là thể loại văn xuôi hoặc văn vần, viết theo phương thức tự sự hoặc biểu
cảm
B. Là một thể văn tự sự viết về người thật, việc thật có tính chất thời sự.
C. Là một thể văn tự sự viết về những việc có tính chất thời sự
Câu 2 : Cô Tô thuộc địa phương nào ?
A. Hải Phòng

B. Vũng tàu
C. Bắc Ninh
13


D. Quảng Ninh
Câu 3 : Hãy quan sát hình ảnh sau và cho biết : Cảnh đảo Cô Tô sau trận
bão được tác giả miêu tả như thế nào ?

Bầu trời

Cây


Nước biển
Cát
A. Bầu trời trong xanh, cây thêm xanh mướt, nước biển lam biếc, đặm đà, cát
vàng giòn, cá nặng mẻ lưới giã đôi.
B. Bầu trời trong veo, cây xanh biêng biếc, nước biển lam biếc, đặm đà, cát
vàng , cá nặng lưới giã đôi.
C. Bầu trời trong veo, cây xanh rì, nước biển xanh biếc, đặm đà, cát vàng , cá
nặng lưới giã đôi.
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (7p)
-Mở rộng: GV phóng lên máy chiếu những hình ảnh tư liệu về môi trường
biển đảo bị ô nhiễm và cho HS nhận xét , rút ra bài học cần phải làm gì để
giữ cho môi trường biển đảo được trong sạch?

Những hình ảnh trên đây gợi cho em những suy nghĩ gì về môi trường biển đảo?
14



HS trả lời: Môi trường biển đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.
? GV hỏi : Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là gì ?
HS trả lời :
-Do ý thức của con người kém xả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa
qua xử lí ra môi trường biển đảo. Dẫn đến môi trường biển đảo bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
GV hỏi : Theo em hậu quả của môi trường biển đảo bị ô nhiễm là gì ?
HS trả lời : Hậu quả : Làm môi trường nước và không khí biển đảo bị ô nhiễm,
làm chết các loài hải sản quý gây thiệt hại về kinh tế, làm mất mĩ quan trên biển
đảo…
GV Hỏi : Vậy các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo ?
-HS trả lời :
+Không xả rác thải bừa bãi ra môi trường biển đảo.
+Tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
+Giữ gìn môi trường biển đảo xanh, sạch, đẹp, trồng cây xanh trên đảo.
+Trân trọng, yêu quý, tự hào về vẻ đẹp của biển đảo…
*Từ những câu trả lời của HS giáo viên liên tưởng mở rộng kiến thức bài
học tích hợp môn, âm nhạc, GDCD và lồng ghép kiến thức quốc phòng an
ninh qua bài dạy:
Kiến thức tích hợp:
-Thông qua bài học GV giáo dục về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường biển
đảo cho HS.
Tích hợp âm nhạc: Cho học sinh xem và lắng nghe Clips hình ảnh và cảm
nhận vẻ đẹp Cô Tô qua văn bản và bài hát: Chiều Cô Tô.
-Lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh: Về tình yêu biển đảo, yêu tổ
quốc, cảnh giác, đối phó trước âm mưu xâm lược của kẻ thù:
Ngày nay, việc xây dựng, gìn giữ hòa bình cho đất nước là trách nhiệm,
nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả đối với mỗi công dân Việt Nam yêu nước. Các thế
lực thù địch vẫn luôn tấn công đất nước ta bằng diễn biến hòa bình, vũ khí sinh

học…nhằm phá hoại cướp đoạt thành quả xây dựng CNXH của đất nước ta. Vì
vậy ngoài nhiệm vụ học tập chúng ta cũng phải luôn cảnh giác trước âm mưu
phá hoại của kẻ thù, đặc biệt là các em HS đang sinh sống tại các vùng biên
cương, biển đảo của tổ quốc chúng ta càng phải cảnh giác cao độ trước âm mưu
của kẻ thù. Ở độ tuổi các em chưa thể đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các em
vẫn có thể bí mật tố cáo những hành vi phạm tội của kẻ thù trong và ngoài nước
như: Đổ chất độc sinh học lên biển đảo, thải rác ra biển đảo, xâm phạm vùng
trời, vùng biển, của biển biển đảo, của biên giới với các cơ quan chức năng đó
cũng là một việc làm tốt giúp bảo vệ vùng biên giới, hải đảo của đất nước.
Ngoài ra các em còn luôn luôn giành tình yêu của mình đối với biển đảo
bằng những việc làm cụ thể như : Giữ môi trường xanh, sạch, đẹp cho biển đảo
(Không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường biển đảo, hoặc vớt hết rác thải nếu
thấy) và hơn thế nữa các em cần có những hành động đẹp để thể hiện tình yêu
của mình đối với biển đảo như có ý thức trồng cây tạo cảnh quan xanh trên
đảo…
15


Bên cạnh đó các em cần luôn luôn tự hào, yêu mến biển đảo quý trọng,
gìn giữ từng tấc đất nhỏ của quê hương, của biên giới, của biển đảo, vùng đất
liền, vùng trời và đáy biển của đất nước đó cũng chính là sự bày tỏ lòng tự hào,
tình yêu tổ quốc của các em.
HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP (1p)
-GV tổng kết bài học “Cô Tô” tiết 1: Bằng sơ đồ tư duy sau:
Trên nóc đồn
Nguyễn Tuân (1910-1987)

Vị trí, thời điểm quan
Sau cơn bão


Bao quát
được
toàn canh
đao

Bầu trời trong trẻo
Cây cối xanh mướt
Tác phẩm

Cảnh cô tô
Thể loại: Kí

Nước biển, đặm đà, lambiếc

Cát vàng giòn

Dùng nhiều
tnh tư đăc ta
kết hợp với
các tư khẳng
đinh mưc đô
để làm nổi
bât ve đep

Cá nặng mẻ lưới

*GV hướng dẫn HS về nhà làm một số câu hỏi luyện tập:
?Là học sinh ,em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc ?
?Bằng sự hiểu biết của mình ,em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả đảo Cô

Tô?
-GV dặn các em HS về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị tiết 104 bài Cô Tô (Tiếp theo)
---------------------***------------------****---------------***------------------------2.3.4.Giải pháp thứ 4: Giải pháp về một số cách lồng ghép kiến thức
quốc phòng an ninh vào trong bài giảng môn Ngữ văn.
Giáo viên ngoài việc soạn giáo án lồng ghép kiến thức quốc phòng an
ninh, tích hợp kiến thức kiến thức của các môn học khác thiết kế giáo án dạy học
theo phương pháp mới với 5 hoạt động nhằm phát huy năng lực phẩm chất của
học sinh thì giáo viên trong quá trình dạy học cũng phải luôn có ý thức đưa kiến
thức lồng ghép(tích hợp) vào trong nội dung bài giảng.
Dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh chẳng những làm cho
bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn, sâu sắc mà thông qua bài dạy còn giúp người
học (HS) có được kiến thức về quốc phòng an ninh từ đó có thể có kiến thức để
cảnh giác, đề phòng, đối phó trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
16


VD thông qua văn bản : ’’Con rồng cháu tiên’’ giáo dục các em học sinh lòng tự
hào về nguồn gốc giống nòi là ’’con của rồng, cháu của tiên’’ là khát vọng về
tinh thần đoàn kết dân tộc, là khát vọng chinh phục mở rộng lãnh thổ về phía
rừng và phía biển. Hay qua VB’’Thánh Gióng’’ giáo dục các em học sinh lòng
yêu nước căm thù giặc, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù bằng trí thông minh và lòng
dũng cảm của mình, GV có thể kể thêm những câu truyện về lòng yêu nước, hi
sinh cho đất nước và quyết tâm giết giặc của nhân dân ta trong suốt quá trình
lịch sử. Hoặc thông qua các tác phẩm văn học hiện đại như : ’’Đồng chí, tiểu
đội xe không kính…’’để giáo dục lòng yêu nước cho các em. Ngoài việc giáo
dục kiến thức bài học GV còn giáo dục các em về tinh thần chiến đấu anh dũng,
quả cảm, vượt lên gian khổ, sự cống hiến hi sinh quên mình cho tổ quốc chính là
nghĩa vụ, trách nhiệm cũng là niềm vui, niêm vinh dự, hạnh phúc tự hào của mỗi
công dân Việt Nam yêu nước bởi ’’Khi tổ quốc cần họ biết hi sinh’’…

Vậy để đưa được những kiến thức về quốc phòng an ninh GV phải luôn
luôn có ý đưa những kiến thức lồng ghép quốc phòng an ninh một cách khéo
léo vào trong bài học nhằm giáo dục học sinh giúp các em hình thành kĩ năng,
kiến thức và nhân cách có thể kịp thời đối phó, giải quyết được những tình
huống, những nội dung về quốc phòng an ninh nảy sinh trong thực tiễn cuộc
sống.
2.3.5.Giải pháp thứ 5: Giải pháp về một số cách kiểm tra kiến thức
quốc phòng an ninh mà học sinh lĩnh hội được qua bài giảng môn Ngữ văn.
Giáo viên dạy học lồng ghép kiến thức về quốc phòng an ninh ngoài việc
soạn giáo án có lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh, trong quá trình giảng
bài luôn có ý đưa kiến thức quốc phòng an ninh vào trong bài giảng thì giáo viên
cần phải kiếm tra những kiến thức về quốc phòng an ninh qua bài dạy mà các
em lĩnh hội được cũng là một việc làm có tích chất quan trọng giúp các em hình
thành kiến thức mới, củng cố kiến thức hoặc mở rộng kiến thức:
Giáo viên có thể kiếm tra kiến thức về quốc phòng an ninh của các em
bằng nhiều hình thức : Kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết, kiểm tra trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các hình ảnh các đoạn clips, kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự
luận
VD kiểm tra thông qua hình thức trắc nghiệm :
Câu hỏi : Em học được phẩm chất gì của ’’Thánh Gióng’’
A. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
B. Tinh chiến đấu anh dũng và tự hào dân tộc.
C. Tinh thần chiến đấu anh dũng và lòng yêu nước
Câu hỏi : Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng gì về phẩm chất của người
lính trong bài thơ ’’Đồng chí’’ của Chính Hữu?

17


A. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng đầy chất lính, chất chiến sỹ và nghệ sỹ.

B. Vẻ đẹp có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn
C. Vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu anh dũng vượt lên hoàn cảnh.
D. Vẻ đẹp của lòng yêu thiên nhiên đất nước, kết hợp hiên thực và lãng mạn.
Kiểu đề tự luận : Thường là những câu hỏi có tính chất mở đòi hỏi sự kết hợp
giữa lí trí và tình cảm, để học sinh tự biểu lộ ?
VD : Câu hỏi : Qua văn bản ’’Lặng lẽ Sa Pa ’’em học tập được những đức
tính gì của anh thanh niên ?
Câu hỏi : Qua văn bản ’’Hịch tướng sỹ’’của Trần Quốc Tuấn em rút ra được
bài học gì cho bản thân về ý thức cảnh giác trước kẻ thù xâm lược ?
2.4.Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường:
- Đối với các hoạt động giáo dục:
Với đề tài này chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt (không còn học
sinh yếu – kém. Các em trở nên chủ động tích cực hơn trong việc học yêu thích
môn văn hơn:
Dưới đây là bảng đối chiếu khảo sát chất lượng HS trước và sau khi tôi
thực hiện đề tài:
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
Lớp Giỏi
Khá
TB
Y-K
Giỏi
Khá
TB
Y-K
8A 1 3. 4 13. 20 66. 5 16. 3 10. 9 30. 18 60. 0 0.0
3
3

7
7
0
0
0
8B 0 0. 2 7.4 18 66. 7 25. 2 7.4 8 29. 17 63. 0 0.0
0
7
9
6
0
- Đối với bản thân:
Khi áp dụng đề tài này bản thân tôi cảm thấy tích lũy được nhiều kinh
nghiệm hơn trong dạy học, cảm thấy hứng thú hơn trong hoạt động dạy học từ
đó là cơ sở để nghiên cứu và áp dụng các đề tài tiếp theo.
Bên cạnh đó với đề tài một số giải pháp về dạy học lồng ghép quốc phòng
an ninh vào môn Ngữ văn ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh tôi đã khai
thác được năng lực của từng đối tượng học sinh từ đó có cách dạy học và KTĐG
18


sao cho phù hợp với từng đối tượng HS, giúp phát huy năng lực và phẩm chất
người học từ đó làm cơ sở phát hiện và bỗi dưỡng những học sinh có năng lực
tham gia đội tuyển HSG, đồng thời nâng cao chất lượng đại trà.
Với việc thực hiện đề tài này đã giúp phần lớn các em có hứng thú trong
giờ học ngữ văn.
Học sinh chú ý, tích cực suy nghĩ hơn trong các giờ học bởi với việc dạy
học theo phương pháp mới dạy học để phát huy năng lực, phẩm chất của người
học cùng với những câu hỏi mang tính chất gợi mở đã đưa các em vào những
tình huống có vấn đề, buộc học sinh phải suy luận trên cơ sở kiến thức văn bản

và kiến thức đời sống để tìm tòi và trả lời câu hỏi đặc biệt là những câu hỏi
thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh đòi hỏi thái độ và sự lí giải vận dụng linh
linh hoạt của bản thân người học (HS).
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã cố gắng vận dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an
ninh vào một số bài có thể. Kết quả cho thấy, học sinh đã bắt đầu biết cách vận
dụng đơn vị kiến thức bài học vào việc giải quyết các vấn đề quốc phòng an
ninh vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống làm cho tiết
học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Với việc áp dụng đề tài này vào các tiết dạy Ngữ văn ở trường đã được
đồng nghiệp, nhà trường góp ý và tin tưởng đối với hoạt động giáo dục trên lớp
vì nó đã góp phần tạo hứng thú cho học sinh học tập tích cực sáng tạo.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân qua các tiết thực dạy
trên lớp nhằm mục đích dạy học lồng ghép (tích hợp) kiến thức quốc phòng an
ninh vào bộ môn Ngữ văn ở đơn vị công tác vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến
và phê duyệt của cấp trên để bản thân được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn
nghiệp vụ.
3.KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
-Kết luận
Trên đây chỉ là cơ sở lí luận chủ quan rút ra từ quá trình giảng dạy và
tham khảo tài liệu của riêng bản thân tôi. Mặc dù kết quả chưa cao nhưng đó
cũng là sự cố gắng của bản thân. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều nên
không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong quý thầy cô, các
bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
này. Góp ý, bổ sung thêm để SKKN của bản thân tôi được hoàn chỉnh, có thể áp
dụng vào việc dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh vào bộ môn
Ngữ văn ở trường PTDT bán trú THCS Tam Thanh có hiệu quả hơn.
-Kiến nghị
* Về phía nhà trường:

Đối với chuyên môn nhà trường:
Cần triển khai nhiều hơn nữa các chuyên đề tập huấn về PPKT dạy học tích
cực, dạy học các chủ đề tích hợp, lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh vào
19


các môn học tới đội ngũ GV trong trường. Tổ chức các chuyên đề về dạy và học
tích cực, để GV có cơ hội học hỏi, trao đổi, góp ý và cùng nhau trải nghiệm.
*Về phía PGD:
Đề xuất, kiến nghị với Huyện đầu tư xây dựng phòng học bộ môn để HS
có không gian hoạt động ngoại khóa hoặc thực hành sau mỗi tiết học văn. Từ đó
giúp GV có thể vận dụng tốt nhất các PPKT dạy học tích cực và dạy học lồng
ghép kiến thức các môn học khác vào bộ môn Ngữ văn trong các tiết dạy học.
*Về phía Sở GD&ĐT:
Tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn, thảo luận, các đợt triển khai
chuyên đề về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, dạy học lồng ghép, tích
hợp, các giải pháp, hình thức tổ chức dạy học mới…Để giáo viên có cơ hội lĩnh
hội, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy – học nhằm bắt kịp với nền giáo dục thời đại.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Quan sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Dung

20


21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu tham khảo

1

Tài liệu tập huấn dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh
trong trường phổ thông của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.

2

Tài liệu tập huấn dạy học lồng ghép kiến thức quốc phòng an ninh
trong trường phổ thông của Bộ GD&ĐT

3

Tài liệu tập huấn về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa.

4

Tài liệu tập huấn về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của Bộ
GD&ĐT.

5

Các tài liệu, hình ảnh tham khảo từ mạng internet…



DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CÁC CẤP
CÔNG NHẬN ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
STT

Tên đề tài SKKN

1

Áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học một số
phần, một số bài giảng Ngữ văn trường THCS
Tam Thanh
Áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy
học văn tích cực ở trường PTDT Bán trú
THCS Tam Thanh.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong
một số tiết Ngữ văn ở trường ở trường PTDT
Bán trú THCS Tam Thanh.
Áp dụng một số phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường PTDT
Bán trú THCS Tam Thanh.

2
3
4

Xếp loại
Năm công

SKKN
nhận
-A cấp
huyện
2011-2012
-C cấp tỉnh
-B cấp
huyện
2012-2013
-A cấp
huyện
-A cấp
huyện
-C cấp tỉnh

2013-2014
2015-2016


×