ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NÔNG THỊ THU HUYỀN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
NÔNG THỊ THU HUYỀN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 9.85.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông
2. PGS.TS. Lê Thái Bạt
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 2 năm 2019
Tác giả luận án
Nông Thị Thu Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Nông và PGS.TS. Lê Thái Bạt.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn các lãnh đạo UBND huyện Chợ Đồn, lãnh đạo
và các cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp, phòng Thống
kê huyện Chợ Đồn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện
giúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn những người thân và bạn bè đã luôn động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 2 năm 2019
Tác giả luận án
Nông Thị Thu Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
4. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất nông nghiệp bền
vững ............................................................................................................................. 4
1.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp ........................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai ............................ 6
1.1.3. Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững ............ 7
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững ........... 18
1.2.1. Đánh giá tiềm năng đất tại một số nước trên thế giới ..................................... 18
1.2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (Food
and Agriculture Organization of the United Nation - FAO) .................................... 21
1.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam ........................................................ 24
iv
1.3. Những nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp
bền vững .................................................................................................................... 30
1.3.1. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam ..................... 30
1.3.2. Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững của vùng Trung du
miền núi phía Bắc ...................................................................................................... 33
1.3.3. Một số nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phát triển các loại cây
trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 35
1.3.4. Một số nghiên cứu ứng dụng bài toán tối ưu trong sử dụng đất bền vững ..... 37
1.4. Đánh giá chung từ nghiên cứu tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài ....... 44
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 46
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 46
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 46
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 46
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 46
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................................................. 46
2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn .............................................................................................................. 46
2.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn ................................................... 46
2.2.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số mô hình sử dụng đất điển hình ............. 47
2.2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Chợ Đồn ....... 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 47
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin ........................................................ 48
2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ..................... 49
2.3.4. Phương pháp điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất và phân tích mẫu đất ...... 53
2.3.5. Phương pháp đánh giá đất ............................................................................... 53
v
2.3.6. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................ 53
2.3.7. Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .... 54
2.3.8. Phương pháp nghiên cứu các mô hình ............................................................ 55
2.3.9. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu .............................. 55
2.3.10. Phương pháp thiết lập mô hình bài toán tối ưu ............................................. 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 57
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ................... 57
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 57
3.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................. 62
3.1.3. Điều kiện xã hội .............................................................................................. 66
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. ............................................................. 68
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn ..................................................................................................................... 70
3.2.1. Thực trạng sử dụng đất.................................................................................... 70
3.2.2. Tình hình biến động quỹ đất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, giai đoạn 2010
- 2016......................................................................................................................... 73
3.2.3. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ... 74
3.2.4. Đánh giá hiệu quả các LUT sản xuất nông nghiệp ......................................... 78
3.2.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các LUT sản xuất nông nghiệp
tại các tiểu vùng ........................................................................................................ 93
3.2.6. Lựa chọn LUT đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.............................. 97
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................... 99
3.3.1. Tài nguyên đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................... 99
3.3.2. Đặc điểm các loại đất ................................................................................... 100
3.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU) .................... 108
3.3.4. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn ......................... 114
vi
3.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số mô hình sử dụng đất (LUT) sản xuất
nông nghiệp bền vững tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ...................................... 117
3.4.1. Kết quả theo dõi các mô hình ........................................................................ 117
3.4.2. Đánh giá tính bền vững của các mô hình. ..................................................... 133
3.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Chợ Đồn........ 135
3.5.1. Ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu diện tích đất sử dụng
cho các LUT sản xuất nông nghiệp thích hợp, đạt hiệu quả cao và bền vững ................ 135
3.5.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện ........... 144
3.5.3. Một số giải pháp nâng cao tính bền vững trong sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 155
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên môi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
CPTG
Chi phí trung gian
DTĐT
Diện tích điều tra
DTTN
Diện tích tự nhiên
ĐVĐĐ
Đơn vị đất đai
FAO
Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
GTNC
Giá trị ngày công
GTSX
GTGT
Giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng
HQĐV
Hiệu quả đồng vốn
IUCN
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế
KH
Kế hoạch
KH &CN
Khoa học và Công nghệ
LUT
Loại sử dụng đất (Land Use Type)
LMU
Đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping Unit)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Thu nhập hỗn hợp
UBND
Ủy ban nhân dân
WCED
Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển
(World Commission on Environment and Development)
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững ...................................... 11
Bảng 1.2.
Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả đối với hệ thống
sử dụng đất .......................................................................................... 16
Bảng 1.3.
Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2014 ....................................... 25
Bảng 1.4.
So sánh hiệu quả kinh tế cây Bạch đàn và cây cam Sành trên đất
đồi huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................. 34
Bảng 1.5.
Kết quả lựa chọn phương án tối ưu ..................................................... 42
Bảng 2.1.
Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .............................. 50
Bảng 2.2.
Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 51
Bảng 2.3.
Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT tại
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 52
Bảng 2.4.
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ............................................... 53
Bảng 2.5.
Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của LUT..................................... 54
Bảng 3.1.
Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2016 ........................................... 63
Bảng 3.2.
Cơ cấu các dân tộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn năm 2016 ............ 67
Bảng 3.3.
Hiện trạng sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2016 ............................. 70
Bảng 3.4.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Chợ Đồn năm 2016 ........ 71
Bảng 3.5.
Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 .............. 73
Bảng 3.6.
Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn .............. 74
Bảng 3.7.
Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 1 ......... 79
Bảng 3.8.
Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 ......... 81
Bảng 3.9.
Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3 ......... 83
Bảng 3.10.
Hiệu quả xã hội của các LUT sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1 .... 85
Bảng 3.11.
Hiệu quả xã hội của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 .. 85
Bảng 3.12.
Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3 ......... 86
ix
Bảng 3.13.
Hiệu quả môi trường của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu
vùng 1 .................................................................................................. 88
Bảng 3.14.
Hiệu quả môi trường các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 ....... 88
Bảng 3.15.
Hiệu quả môi trường các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3 ......... 89
Bảng 3.16.
Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT sản xuất nông
nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ................................................ 91
Bảng 3.17.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất huyện Chợ Đồn ...... 94
Bảng 3.18.
Các LUT và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được lựa chọn .. 98
Bảng 3.19.
Diện tích các loại đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ......................... 99
Bảng 3.20.
Tính chất lý hoá học đất phù sa ngòi suối ......................................... 101
Bảng 3.21.
Tính chất lý, hoá học của đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ .......... 101
Bảng 3.22.
Tính chất lý, hoá học của đất vàng đỏ trên đá macma axit ............... 102
Bảng 3.23.
Tính chất lý, hoá học đất đỏ vàng trên đá phiến sét .......................... 103
Bảng 3.24.
Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất . 104
Bảng 3.25.
Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit ....... 105
Bảng 3.26.
Tính chất lý, hoá học đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính 106
Bảng 3.27.
Kết quả phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 108
Bảng 3.28.
Thống kê đặc tính của các LMU huyện Chợ Đồn............................. 110
Bảng 3.29.
Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn ............................................................................................. 114
Bảng 3.30.
Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT huyện Chợ Đồn 116
Bảng 3.31.
Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng
đất ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ................................................. 117
Bảng 3.32.
Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa ......................................... 119
Bảng 3.33.
Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên lúa .......................................... 119
Bảng 3.34.
Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên lúa .................................. 120
Bảng 3.35.
Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông .. 121
Bảng 3.36.
Hiệu quả xã hội của mô hình ............................................................. 121
x
Bảng 3.37. Hiệu quả môi trường của mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai
lang đông .......................................................................................... 122
Bảng 3.38.
Hiệu quả kinh tế của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa ........................... 123
Bảng 3.39.
Hiệu quả xã hội của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa ............................ 124
Bảng 3.40. Hiệu quả môi trường của mô hình Thuốc lá - Lúa múa ............... 124
Bảng 3.41.
Hiệu quả kinh tế của mô hình cây Khoai môn .................................. 126
Bảng 3.42.
Hiệu quả xã hội của mô hình Khoai môn .......................................... 126
Bảng 3.43.
Hiệu quả môi trường của của mô hình Khoai môn ........................... 127
Bảng 3.44.
Hiệu quả kinh tế của mô hình chè Shan tuyết ................................... 128
Bảng 3.45.
Hiệu quả xã hội của mô hình chè Shan tuyết .................................... 128
Bảng 3.46.
Hiệu quả môi trường của của mô hình chè Shan tuyết ..................... 129
Bảng 3.47.
Hiệu quả kinh tế của mô hình Cam quýt ........................................... 130
Bảng 3.48.
Hiệu quả xã hội của mô hình Cam quýt ............................................ 131
Bảng 3.49.
Hiệu quả môi trường của mô hình cam quýt ..................................... 131
Bảng 3.50.
Hiệu quả kinh tế của hồng không hạt ................................................ 132
Bảng 3.51.
Hiệu quả xã hội của mô hình hồng không hạt ................................... 133
Bảng 3.52.
Hiệu quả môi trường của hồng không hạt ......................................... 133
Bảng 3.53.
Kết quả đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 134
Bảng 3.54.
Kết quả phân kiểu thích hợp cho các LUT huyện Chợ Đồn ............. 137
Bảng 3.55.
Tổng hợp diện tích theo kiểu thích hợp ............................................ 140
Bảng 3.56.
Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp ........................................... 141
Bảng 3.57.
Giá trị hàm mục tiêu theo các phương án tối ưu tính cho các LUT .. 142
Bảng 3.58.
Kết quả giải bài toán đa mục tiêu cho các loại sử dụng đất .............. 143
Bảng 3.59.
Tổng hợp diện tích các LUT sản xuất nông nghiệp được đề xuất
cho huyện Chợ Đồn đến năm 2025 ................................................... 145
xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.
Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976 .................................. 22
Hình 1.2.
Sơ đồ cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (FAO, 1976) .... 24
Hình 3.1.
Sơ đồ vị trí địa lý huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................................. 57
Hình 3.2.
Bản đồ đơn vị đất đai huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn ........................ 113
Hình 3.3.
Mô hình 2 lúa - Cánh đồng lúa đặc sản “Bao thai Chợ Đồn”.............. 118
Hình 3.4.
Mô hình 2 lúa màu (Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang đông) .............. 120
Hình 3.5.
Cánh đồng thuốc lá thôn Nà Oóc, xã Bình Trung ............................... 122
Hình 3.6.
Mô hình Khoai môn tại xã Rã Bản ...................................................... 125
Hình 3.7.
Mô hình chè Shan tuyết tại Bằng Phúc - Chợ Đồn .............................. 127
Hình 3.8.
Đồi cam, quýt tại xã Rã Bản huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .............. 130
Hình 3.9.
Vườn Hồng không hạt tại thị trấn Bằng Lũng ..................................... 132
Hình 3.10. Bản đồ phân kiểu thích hợp đất đai điều về kiện tự nhiên huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn................................................................................ 138
Hình 3.11. Bản đồ đề xuất bố trí các LUT tối ưu huyện Chợ Đồn, ....................... 147
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tư liệu đầu vào của nền kinh tế và là tư liệu đặc biệt quan
trọng trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của mỗi quốc gia. Với mục tiêu khai
thác đầy đủ, hợp lý tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất với hiệu quả kinh tế ngày
càng cao đáp ứng nhu cầu của con người thì mỗi mục tiêu sử dụng đất đều có những
yêu cầu nhất định cần đáp ứng và đây là quy luật tất yếu. Để thỏa mãn nhu cầu của
con người về lương thực và thực phẩm, sản xuất nông nghiệp phải đi theo hai hướng:
Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng hoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Dù đi theo hướng nào thì việc điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững quỹ đất cả về
số lượng lẫn chất lượng là hết sức cần thiết đối với tất cả các nước trên thế giới cũng
như đối với nước ta. Việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp
của các loại sử dụng đất trên cơ sở đó đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý, hiệu quả,
bền vững làm cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch sử dụng đất là vấn đề có tính
chiến lược và cấp thiết trên phạm vi quốc gia và từng vùng lãnh thổ.
Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, trung tâm huyện cách thành phố
Bắc Kạn khoảng 46 km theo tỉnh lộ 257. Huyện có địa hình núi, đồi, thung lũng xen
kẽ nhau với độ cao trung bình từ 400 m đến 600 m, diện tích đất để bố trí, phân bổ sử
dụng đất cho các mục đích còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Theo số liệu thống kê ,
tổng diện tích tự nhiên của huyện là 91.135,65 ha, trong đó đất nông nghiệp là
85.391,78 ha (chiếm 93,7% tổng diện tích đất tự nhiên, chỉ có 6.131,98 ha đất sản
xuất nông nghiệp (chiếm 6,73%), đất lâm nghiệp có 78.749,00 ha (chiếm 86,41%),
đất phi nông nghiệp là 4.573,41 ha (chiếm 5,02 % tổng diện tích tự nhiên); đất chưa
sử dụng có 1.170,47 ha chiếm 1,28 % tổng diện tích tự nhiên (Phòng TNMT huyện
Chợ Đồn, 2017) [56]. Tuy nhiên, là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, với 9 dân
tộc cùng sinh sống và đa phần là dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Sán Chí…), trình độ
dân trí thấp, diện tích đất có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ít, đời sống nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn và tình trạng người dân canh tác, bố trí các loại cây trồng
chưa hợp lý dẫn tới sử dụng đất không đúng mục đích, không theo quy hoạch, tình
trạng quảng canh và đất canh tác phân tán, manh mún còn phổ biến, làm cho đất dễ
bị thoái hóa thì rất khó có thể sử dụng đạt hiệu quả cao và bền vững. Do vậy, việc
nghiên cứu đánh giá đúng tiềm năng đất đai của huyện Chợ Đồn là cơ sở khoa học
2
và thực tiễn tin cậy để khai thác tốt nguồn tài nguyên quý giá này, đảm bảo an ninh
lương thực, an sinh xã hội trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết. Kết quả nghiên
cứu có ý nghĩa lớn đối với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách đầu tư
phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Bắc Kạn
nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đề tài: “Đánh giá tiềm năng và định hướng
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn’’ vừa có
cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tiềm năng đất đai của huyện Chợ Đồn để xác được mức độ thích hợp
của đất với các loại sử dụng đất (LUT) khác nhau, làm cơ sở cho việc đề xuất hướng
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cho
huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả của các
loại sử dụng, kiểu sử dụng đất và lựa chọn được loại, kiểu sử dụng đất bền vững;
- Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất bền vững trên
địa bàn huyện;
- Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững và các giải
pháp phát triển.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về khoa học:
+ Góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh giá tiềm năng đất đai trên địa
bàn huyện miền núi nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung.
+ Kết quả nghiên cứu góp phần đề xuất bổ sung một số mô hình sử dụng đất
theo hướng hiệu quả cao và bền vững cho huyện Chợ Đồn.
3
- Về thực tiễn:
+ Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
bền vững, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa
bàn huyện.
+ Đề xuất các giải pháp sử dụng đất phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp
của huyện Chợ Đồn từ đó có thể làm tài liệu tham khảo, ứng dụng cho những huyện
thuộc vùng miền núi có điều kiện tương tự.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã đánh giá định lượng về tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
trên cơ sở cách tiếp cận hệ thống và liên ngành.
- Tích hợp kết quả phân hạng thích hợp đất đai với giải bài tối ưu đa mục tiêu
để xác định quy mô diện tích đất đề xuất sử dụng cho các LUT, kiểu sử dụng đất bền
vững, nâng cao tính khả thi của phương án đề xuất.
- Đã lựa chọn và đề xuất một số mô hình và giải pháp sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp hiệu quả, bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất nông nghiệp bền
vững
1.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013) [58] quy định “Đất nông nghiệp là
đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông
nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Theo khái niệm trên thì đất nông nghiệp bao gồm rất nhiều loại đất phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối và nuôi trồng thủy sản và được phân
loại như sau:
a. Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng
vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải
đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây thuốc,
mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng
năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như: Thanh long,
chuối, dứa, nho...; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả
lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
5
b. Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác,
chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có
cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới),
bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
d. Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
e. Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống,
con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp (Quốc hội, 2013)
[58].
Đối với huyện Chợ Đồn các loại đất nông nghiệp hiện nay gồm có: đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Huyện không có đất làm muối.
1.1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư
liệu lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai
thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường
sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật
nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy
định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của
cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp
nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định
kinh tế, chính trị và xã hội.
6
Bên cạnh đó, một diện tích lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vai
trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt
động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm và đa dạng sinh
học. Ngoài ra, đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,
điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói
lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp, là nơi cư trú của
các loài chim, phát triển du lịch, giải trí và còn có chức năng dự trữ địa hóa, giao
thông thủy.
Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu
quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các
cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất
đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết
kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia (Đỗ Kim Chung & cs, 1997)
[18].
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai
1.1.2.1. Khái quát chung về đánh giá đất
Theo FAO (FAO, 1976) [110]: Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất của khoanh, vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
sử dụng đất yêu cầu cần phải có.
Việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác
nhau là tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Trong đánh giá,
đất đai được nhìn nhận như là: một vạt đất xác định về mặt địa lý trên một diện
tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có
tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên
dưới nó như: không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động
vật, những hoạt động trước và nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc
tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương
lai".
Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm
cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đánh giá đất của FAO
là những tính chất của đất đai có thể đo lượng hoặc ước lượng (định lượng) được. Cần có
sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai
của vùng/ khu vực nghiên cứu (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 2000) [74].
7
1.1.2.2. Khái quát chung về đánh giá tiềm năng đất đai
* Tiềm năng: là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai
thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích
của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012) [62].
* Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất,
liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai
thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như: độ dốc,
độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hóa, mặn hóa... trên cơ sở đó có thể lựa
chọn được những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs, 2005) [61].
Đánh giá tiềm năng đất đai cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng đất gắn
với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí
quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch
định phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền.
Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành
(nông - lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ... (Bùi Văn Sỹ, 2012)
[62].
*Mục tiêu của đánh giá tiềm năng đất đai
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.
+ Đối với mọi mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ thích hợp và hiệu
quả như thế nào.
+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn
(Bùi Văn Sỹ, 2012) [62].
+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn
khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai
(Đỗ Đình Sâm và cs, 2005) [61].
1.1.3. Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.3.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được chính thức đưa ra vào năm 1987 trong
báo cáo của Ủy ban thế giới về môi trường và sự phát triển (WCED). Theo WCED:
8
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát
triển. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế
và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích
tương tự trong tương lai.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh
Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và
được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá
trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát
triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và
bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng
môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên). (Phạm Thanh Bình, 2016) [122].
Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững ngày càng được coi trọng. Năm 1992
Việt Nam tham gia Hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio-de-Janero và sau đó là
Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Nam Phi)… Đến nay,
Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình nghị sự 21 và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 1032/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2005 về việc thành lập Hội đồng Phát triển
bền vững quốc gia (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2008) [107].
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thảo luận, thống
nhất: Đẩy mạnh công tác bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên là một trong những
vấn đề quan trọng. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo
vệ tài nguyên, môi trường. Đảng đã đề ra các mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu
cụ thể đến năm 2020. Theo đó, về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020 Việt Nam có
bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu
quả và bền vững.
Trên đây là những khái niệm chung về phát triển bền vững. Vậy phát triển
nông nghiệp bền vững là thế nào?
9
Theo FAO (1993 và 1994) [118], [119] “Phát triển bền vững trong lĩnh
vực nông, lâm, ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động
thực vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã
hội chấp nhận được”.
Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp
(TAC/CGIAR, 1989), cho rằng “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công
nguồn nhân lực cho nông nghiệp, để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người,
trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Năm 1991, Ủy ban Hợp tác của các tổ chức phát triển phi chính phủ (NGDOs)
ở Cộng đồng châu Âu đã đưa ra định nghĩa: Nông nghiệp bền vững được thiết lập
nhằm đáp ứng cả nhu cầu của người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và
điều kiện sinh thái ở một vùng xác định. Mục đích là đưa năng suất cây trồng lên mức
cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không hủy hoại môi trường sống. Cần ưu tiên
xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương như nguồn lực lao
động, nước, dinh dưỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Điều này
không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài
nhưng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó không làm tổn hại đến môi trường tự
nhiên cũng như sức khỏe và điều kiện kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực
sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của những người sử dụng và thụ hưởng
được tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện.
Theo Hiệp hội Nông nghiệp Mỹ: Một nền nông nghiệp bền vững là nền nông
nghiệp phát triển trong dài hạn, tăng cường chất lượng môi trường và các nguồn tài
nguyên mà nó phụ thuộc; cung cấp cho nhu cầu lương thực và sợi cơ bản của con
người; về mặt kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và toàn xã hội
(Robert, A. và KlusonA., 2013),[125].
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong điều kiện hiện tại,
tương lai và được xã hội chấp nhận (Vũ Văn Nâm, 2009)[48]
Tóm lại: Điều quan trọng nhất trong sử dụng đất bền vững là biết sử dụng hợp
lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh
tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các
10
thế hệ và hạn chế rủi ro. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải
đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng; đảm bảo việc
làm, tăng giá trị ngày công, nâng cao thu nhập cho người lao động; chất lượng tài
nguyên đất không suy giảm theo thời gian, việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu
đến môi trường sống của con người và các sinh vật.
1.1.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Hội thảo Quốc tế về sử dụng đất bền vững được tổ chức tại Nairobi (Kenya)
năm 1981 đã đưa ra năm nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững là:
Duy trì hoặc nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất;
Giảm mức độ rủi ro với sản xuất;
Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống lại sự thoái hóa
chất lượng đất và nước;
Khả thi về mặt kinh tế;
Được xã hội chấp nhận.
Năm nguyên tắc này có thể coi là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Nếu
trong thực tế đạt được cả năm mục tiêu trên thì sẽ đạt được bền vững, còn nếu chỉ đạt
một vài mục tiêu thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Với năm nguyên tắc này, người sử dụng đất, các nhà lập kế hoạch, quy hoạch
sử dụng đất phải đạt được sản lượng hoặc lãi suất tối đa, giảm thiểu đầu tư và sức
lao động ngoài ra phải bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sản xuất lâu dài và cho
các thế hệ mai sau.
Cùng với các nguyên tắc sử dụng đất bền vững, FAO (1993) [118] cũng đã đề
xuất các chỉ tiêu chung để đánh giá và giám sát việc sử dụng đất bền vững. Các chỉ
tiêu này bao gồm: Năng suất cây trồng, cán cân chất dinh dưỡng, sự bảo toàn của độ
che phủ đất, chất lượng/số lượng đất, chất lượng/số lượng nước, lợi nhuận của nông
trại, sự áp dụng các biện pháp bảo vệ đất.
Các chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để phân tích đánh giá hệ thống sử dụng
đất về tính bền vững và thiết lập nền móng cho các chiến lược sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên đất.
Theo Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, (1995)[93]
nông nghiệp bền vững được đánh giá dựa theo 7 chỉ tiêu:
(1) Tốt về môi trường sinh thái
(5) Khoa học hoàn thiện
11
(2) Hiệu quả về kinh tế
(6) Công nghệ thích hợp
(3) Được xã hội chấp nhận
(7) Phát triển tiềm năng con người
(4) Nhạy cảm về văn hóa
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững
Khía cạnh: Tự nhiên -Sinh học
Khía cạnh: Kinh tế - Xã hội
I. Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồng bằng theo hộ, nông trại
1. Đất
1. Đất đai
- Tầng canh tác
- Số nông dân có giấy chứng
- Tầng dày
nhận QSDĐ
- Hữu cơ
- Số vụ tranh chấp đất đai
- Lượng giun
- Diện tích đất bị chuyển đổi
2. Đa dạng sinh học
-
Giống
Côn trùng
Thu nhập
Hệ thống động vật
Sử dụng đầu tư nội ngoại
Phân, thuốc
Sử dụng phân hữu cơ
- Đầu vào, ra chu trình chất thải
- Hệ thống sản phẩm, xu thế năng
suất/vụ
- Khả năng sản xuất của đất
II. Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồi núi cấp trang trại
1. Độ phì đất
1. An toàn lương thực
- Cung cấp chất dinh dưỡng
2. Năng suất, sản phẩm trang trại
- Chất hữu cơ
3. Hiệu quả kinh tế
- Độ chua
- Thu nhập
2. Mẫu đất
- Thu nhập thuần
3. Khả năng giữ nước
4. Kiến thức bản địa
4. Đa dạng sinh học
5. Giá trị lợi nhuận
5. Năng suất
6. Sức khỏe
6. Kinh nghiệm quản lý
7. Giáo dục
- Đầu tư ngoài thấp
8. Sự tham gia của các gia đình
- Nông lân kết hợp
9. An toàn về sở hữu
- Hệ thâm canh
10. Thành viên các tổ chức
- Kiến thức bản địa
11. Khả năng tăng cường của
- Hệ cây trồng, vật nuôi
trang trại
(Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, (1995)[93]
12
Theo FAO (1993) [118] một hệ thống sử dụng đất được đánh giá bền vững
phải đảm bảo theo các tiêu chí: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền
vững môi trường.
* Bền vững về mặt kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả
kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả hai chu
kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ sử dụng sẽ không có
lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
- Tổng giá trị xuất khẩu thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngày
công lao động là chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng
đất. Các loại sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị cho người sản
xuất thông qua các chỉ tiêu trên.
- Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Bền vững về mặt xã hội
- Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát
triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan
tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường, v.v…). Sản phẩm thu được cần thỏa
mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.
- Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền thụ
hưởng lâu dài, đất rừng đã được giao khoán với lợi ích các bên cụ thể. Loại sử dụng
đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ năng, có khả
năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của đô thị khu
vực.
- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với
nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăng cường khả năng tham gia của người
dân, đạt được sự đồng thuận của cộng đồng.
* Bền vững về mặt môi trường
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí.
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do
tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang mạng hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa.