Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học 6 ở trường THCS yên trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.1 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Mục
A
I
II
III
IV
B
I
II
III
1
2
3
IV
C
I
II

Tiêu đề
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Giải pháp và biện pháp thực hiện
Giải pháp
Biện pháp thực hiện


Bài soạn – giảng vận dụng
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Phòng GD&ĐT
xếp từ loại C trở lên

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
5
5
6
10
17
19
19
20
22
23

A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay sự phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra
những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu
mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần
đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã
hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng
tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực
giải quyết các vấn đề phức tạp.
1


Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của đổi mới giáo dục. Định hướng của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực hợp tác
làm việc của người học...
Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của
con người trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ
trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên toàn thế giới. “Phương
pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” chính là sự phản ánh xu thế đó.[1]
Trong nhà trường, phương pháp dạy học hợp tác được sử dụng phổ biến
trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 8 người. Hoạt động
hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay
cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành
nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ
lại; tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình
bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào
đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã
hội, làm quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Hiện nay, trong các nhà trường nói chung và trường THCS Yên Trung nói

riêng, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ đã được giáo viên sử dụng
trong quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả tương đối cao. Đối với môn Sinh
học nói chung và môn Sinh học 6 nói riêng là môn khoa học thực nghiệm, kiến
thức liên quan rất nhiều đến các lĩnh vực trong đời sống thực tiễn. Trong chương
trình Sinh học 6, học sinh bắt đầu làm quen với thế giới Sinh vật, trước hết là
Thực vật. Các em được học về cây xanh, tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của
thực vật qua các nhóm cây khác nhau. Những điều cơ bản nhất của các kiến thức
được trình bày dưới dạng các gợi ý quan sát (dựa trên mẫu vật thật các em tự
kiếm được, hoặc kênh hình, ảnh chụp), những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo
luận, cung cấp những thí nghiệm mô tả...vì vậy trong quá trình giảng dạy sử
dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm sẽ mang lại hiệu quả học tập rất cao,
sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên với lứa tuổi của học sinh lớp 6 các em rất hiếu động, việc tổ
chức hoạt động nhóm còn mới mẻ đối với các em, các đồ dùng học tập là các
loại rễ, thân, lá, hoa... rất quen thuộc với các em nên có thể gây ồn ào, mất trật tự
tiết học, vì vậy nên nhiều giáo viên ngại không muốn tổ chức. Mặt khác học sinh
lớp 6, các em mới chuyển cấp nên việc học tập của các em còn nhiều bỡ ngỡ,
nhất là các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
Nhận thức được vai trò của phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
như đã nêu ở trên, qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi đã rút ra “Một số kinh
nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ để
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học 6 ở trường THCS Yên Trung”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2


để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học 6 tại trường THCS Yên Trung
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Biện pháp sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm

nhỏ để giảng dạy môn Sinh học 6 tại trường THCS Yên Trung.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các sáng kiến kinh
nghiệm liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu chương trình môn Sinh học lớp 6,
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh... để đánh giá thực trạng và
kết quả thực nghiệm.

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :

“Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” còn được gọi bằng một
số tên khác như: “Phương pháp thảo luận nhóm”, hoặc “Phương pháp dạy học
hợp tác”... [2 ] là một trong các phương pháp dạy học tích cực đang được sử dụng
và cần được phát triển hơn nữa.
Từ xưa, ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên”; “Học thầy
không tầy học bạn”. Đúng vậy, trong học tập không phải mọi tri thức, kĩ năng,
thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động độc lập cá nhân. Lớp
3


học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác
giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Trong kiểu dạy
học thông báo, giải thích, minh họa, thông tin đi từ thầy đến trò, quan hệ giao
tiếp chủ yếu là thầy – trò. Trong phương pháp dạy học hợp tác thể hiện mối quan
hệ giao tiếp trò – trò. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của

mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng
mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của mỗi cá nhân và của cả lớp. [3]
Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, tâm lý nảy sinh cảm giác
về sự trưởng thành và nhu cầu được thừa nhận đã là người lớn, các em có nhu
cầu giao tiếp với bạn bè, khao khát được hoạt động chung với nhau, có nguyện
vọng được bạn bè tôn trọng, công nhận, rất sợ bạn bè tẩy chay, xa lánh. Giáo
viên cần biết tạo điều kiện cho học sinh phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác
trong tập thể và biết hướng dẫn, uốn nắn theo hướng phục vụ cho mục tiêu giáo
dục. [4 ]
Đối với “phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ”, học sinh được
phân chia thành nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy
nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt
động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực
hiện mục tiêu chung. Thông qua phương pháp này giúp cho mọi học sinh được
tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến
nội dung bài học; cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải
quyết những nhiệm vụ chung. Thông qua đó kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác
của học sinh được phát triển, tình bạn của các em được gắn kết, đó cũng chính là
góp phần thực hiện một trong những nội dung của phong trào “xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường hiện nay.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỪ NĂM HỌC 2015- 2016 VỀ
TRƯỚC

1. Thực trạng :
1.1. Ưu điểm:
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp
giảng dạy phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao chất lượng

giáo dục của nhà trường.
Đa số các đồng chí giáo viên trong nhà trường đã sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy. Đối với môn Sinh học đã
4


có giáo viên dạy chính ban, có trình độ đại học, các đồng chí đều đã đạt giáo
viên dạy giỏi cấp huyện; do đó việc thực hiện giảng dạy các phương pháp đặc
trưng của bộ môn như: phương pháp trực quan, thí nghiệm, thực hành...tương
đối tốt và mang lại hiệu quả tương đối cao.
Học sinh chăm ngoan; phong trào học tập ngày càng được phụ huynh
quan tâm; nhiều năm liên tục nhà trường đều có học đạt giải cấp tỉnh.
Hiện nay, cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ theo tiêu chí trường
chuẩn quốc gia. Phòng học thực hành Hóa - Sinh đầy đủ; bàn học sinh 2 chỗ
ngồi, ghế một chỗ ngồi, thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động học tập theo
nhóm nhỏ; máy chiếu được trang bị ở các phòng học bộ môn thuận lợi cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy.
1.2. Hạn chế:
Đối với giáo viên, trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thường xuyên
quan tâm đến tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, chủ yếu chỉ áp dụng vào
các tiết thao giảng. Bởi vì, khi sử dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ,
thường mất thời gian, gây mất trật tự lớp học, dẫn đến “cháy” giáo án.
Đối với học sinh lớp 6, các em mới được làm quen với phương pháp mới
ở trường THCS, nên bước đầu việc tổ chức hoạt động nhóm gặp không ít khó
khăn, các em còn lúng túng, mất nhiều thời gian cho việc ổn định tổ chức nhóm.
Hợp tác làm việc giữa các thành viên không hiệu quả, một số em có thái độ ỷ lại
vào nhóm trưởng và một số thành viên học khá tích cực học tập, còn các em học
yếu, kém và nhút nhát ít hoặc không tham gia. Nhiều em còn rụt rè khi được cử
làm đại diện cho nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến giáo viên chưa sử dụng thường xuyên

“Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ”; phần lớn học sinh chưa hào
hứng hoặc không thích tham gia hoạt động nhóm.
2. Kết quả của thực trạng
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm vào
đầu năm học (tháng 9/2015)
Số HS có thái độ Số HS có thái độ
Số HS ít
Ghi chú
thích tham gia
bình thường
quan tâm
Tên lớp TS HS
SL
%
SL
%
SL
%
6A
31
4
12.9
16
51.6
11
35.5
6B
34
9
26.5

15
44.1
10
29.4
Tổng
65
13
20.0
31
47.7
21
32.3
Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn Sinh học lớp 6 đầu năm học
(Tháng 9/2015)
Ghi
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TS
chú
Tên lớp
HS
TS % TS %
TS %
TS %
TS %
6A
31

0
0
3
9.7 23 74.2 4
12.9 1
3.2
6B
34
3
8.8 10
29.4 19 55.9 2
5.9 0
0
Tổng
65
3
4.6 13
20.0 42 64.6 6
9.2 1
1.6

5


Từ kết quả của bảng khảo sát cho thấy, tỉ lệ học sinh có thái độ bình
thường và ít quan tâm nhiều hơn các em có thái độ thích tham gia hoạt động
nhóm và chất lượng khảo sát đầu năm học, tỉ lệ học sinh khá giỏi còn ít hơn, tỉ lệ
học sinh yếu, kém nhiều hơn so với chỉ tiêu chất lượng nhà trường đề ra.
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Giáo viên chưa nghiên cứu nhiều về phương pháp giảng dạy hợp tác trong

nhóm nhỏ nên chưa thực sự hiểu rõ những ưu điểm của phương pháp đối với
quá trình dạy học; chưa đầu tư thời gian để soạn bài và tổ chức dạy học theo
phương pháp này; chưa xây dựng cho các em kỹ năng khi tham gia hoạt động
nhóm. Khi sử dụng phương pháp hoạt động nhóm phần lớn giáo viên chỉ chú ý
đến đối tượng học sinh khá, giỏi, các em học yếu kém đôi khi không có cơ hội
tham gia vì thời gian của tiết học không cho phép; chưa đa dạng hóa các hình
thức hoạt động nhóm để thu hút tất cả các đối tượng tham gia, vì vậy chưa kích
thích ham muốn được tham gia học tập hợp tác theo nhóm của học sinh.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng với yêu cầu tổ
chức hoạt động nhóm cho học sinh như: chưa có phòng học bộ môn để tổ chức
tốt các tiết thực hành; bàn ghế học sinh năm chỗ ngồi, hư hỏng nhiều..., điều đó
đã ảnh hưởng đến việc tổ chức giảng dạy theo phương pháp hợp tác trong nhóm
nhỏ của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp
“Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” là một trong các phương
pháp dạy học tích cực, góp phần rất lớn vào quá trình dạy học, phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo và rèn kỹ năng sống cho học sinh. Để thực hiện tốt
phương pháp này yêu cầu đối với người giáo viên cần phải hiểu rõ những ưu
điểm của phương pháp để phát huy tối đa trong quá trình giảng dạy, đồng thời
cũng phải biết được những hạn chế để có những biện pháp phù hợp nâng cao
hiệu quả bài giảng. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian vào trong quá trình
soạn bài, chuẩn bị các đồ dùng dạy học; phải đa dạng hóa các hình thức hoạt
động nhóm để thu hút học sinh tích cực tham gia.
Ngay từ đầu cấp (lớp 6), giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách tổ
chức hoạt động nhóm như thế nào? nội qui làm việc của nhóm ra sao? nhiệm vụ
cho từng thành viên trong nhóm được giao là gì? ... Phải tạo nên sự thi đua giữa
các nhóm để tạo động lực phấn đấu của từng thành viên trong nhóm và giữa các
nhóm với nhau từ đó kích thích ham muốn được tham gia học tập hợp tác theo

nhóm của tất cả học sinh.
Nhà trường phải quan tâm hơn đến công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật
chất phục vụ cho quá trình giảng dạy, nhất là phòng học bộ môn, bàn ghế học
sinh...
2. Biện pháp
2.1. Giáo viên cần nắm và hiểu được những ưu điểm và hạn chế của
phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2.1.1. Ưu điểm:
6


Trong phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, học sinh được học
cách cộng tác trên nhiều phương diện, được nêu quan điểm của mình, được nghe
quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn bạc về các ý
kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao của nhóm. Qua
cách học đó, kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng
thêm tính khách quan khoa học, tư duy của học sinh được phát triển.
Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm,
hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi
lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do
được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi,
trình bày vấn đề nêu ra. Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào
thành công chung của cả lớp.
Nhờ không khí trao đổi cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút
nhát trở nên mạnh dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình,
biết lắng nghe ý kiến của bạn, từ đó giúp các em hòa nhập vào cộng đồng nhóm,
tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó vốn hiểu
biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kỹ
năng hợp tác của học sinh được phát triển khi cùng nhau phân công và cùng
nhau thực hiện nhiệm vụ.

Trong phương pháp hoạt động nhóm, chú trọng vào phương pháp tự học
của học sinh. Đây là một hình thức học – dạy lẫn nhau. Học sinh phát triển năng
lực tự đánh giá khi có dịp so sánh với ý kiến của bạn, với kết luận của giáo viên,
tự điều chỉnh những sai sót của mình để vươn lên. Ngoài ra phương pháp dạy
học hợp tác trong nhóm nhỏ còn cung cấp được nhiều thông tin phản hồi kịp
thời cho giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức và hướng
dẫn học sinh.
Như vậy, dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt
động của học sinh là chủ yếu, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo
việc tìm tòi, khai thác kiến thức của học sinh. Qua đó đã phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác trong học tập của học sinh
2.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ có những hạn chế
như sau:
Một số học sinh nhút nhát hoặc vì lý do nào đó không tham gia vào hoạt
động chung của nhóm. Nếu không phân công hợp lý, chỉ có vài học sinh khá,
giỏi tham gia, còn đa số học sinh khác không hoạt động.
Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.
Thời gian có thể kéo dài.
Với những lớp sĩ số đông hoặc lớp trật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó
tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến
các lớp khác.

7


Chính vì thế nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải căn cứ vào từng
nội dung kiến thức của từng bài; đặc điểm tình hình của từng lớp, từng nhóm
học sinh mà sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm cho phù hợp.
2.2. Công tác chuẩn bị bài soạn của giáo viên; quy trình hướng dẫn tổ

chức hoạt động hóm và rèn kĩ năng tham gia hoạt động nhóm cho học sinh.
2.2.1. Công tác chuẩn bị bài soạn của giáo viên
Để thực hiện phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ đạt hiệu quả
cao, giáo viên cần phải đầu tư thời gian vào khâu soạn bài và chuẩn bị đồ dùng
dạy học.
Khi soạn bài, ngoài việc căn cứ vào các tài liệu: chuẩn kiến thức, kĩ năng,
sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác, giáo viên cần phải biết vận
dụng sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học. Đối với phương pháp dạy học hợp
tác trong nhóm nhỏ, phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, trình độ
học sinh, nội dung kiến thức của bài để đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động
nhóm cho phù hợp. Một số câu hỏi, bài tập trong các lệnh ở sách giáo khoa, giáo
viên có thể tạo ra các bài tập ở các dạng khác và hình thức tổ chức hoạt động
học tập khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, tránh rập khuôn máy móc, lặp
đi lặp lại một hình thức hoạt động nhiều lần gây tâm lý chán nản của học sinh.
Tức là trong công tác soạn bài của giáo viên phải thể hiện được sự đa dạng hóa
các hình thức tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh (sẽ trình bày ở phần sau)
Ngoài ra, giáo viên còn phải chú trọng đến công tác chuẩn bị đồ dùng dạy
học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng. Đối tượng học tập môn Sinh học 6
của học sinh là các thực vật xung quanh chúng ta (học về rễ, thân, lá, hoa, quả,
hạt trần, rêu, quyết...) chuẩn bị mẫu vật thật, hoặc chuẩn bị làm thí nghiệm trước
ở nhà, đối chiếu với tranh vẽ trong sách giáo khoa, phiếu bài tập, các trò chơi...
sẽ là cách tổ chức hoạt nhóm mang lại hiệu quả cao hơn.
2.2.2. Hướng dẫn quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh
Ngay từ đầu năm học lớp 6, chúng ta phải hướng dẫn học sinh làm quen với
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Hướng dẫn các em cách thành lập
nhóm; cách thức làm việc trong nhóm; cách trao đổi, thảo luận giải quyết các
nhiệm vụ được giao; cách diễn đạt trình bày kết quả làm việc của nhóm...
Khi sử dụng phương pháp này, có nhiều cách chia nhóm, có thể theo số
điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng, theo vị trí ngồi hoặc có cùng sự lựa
chọn...

Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhóm
thường chia từ 4-8 em là phù hợp. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề
học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn
định trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng hoạt động, từng phần của tiết
học; các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc được giao các nhiệm vụ khác
nhau.
Quy trình của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc
một tiết) gồm các bước như sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
8


- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận hoặc nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận
thức;
- Tổ chức các nhóm, đặt tên cho các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quy
định thời gian cụ thể, nội quy làm việc (quy ra điểm thưởng nếu các thành viên
đều tích cực hoạt động, nếu ngược lại thì nhóm lại bị trừ điểm) và phân công vị
trí làm việc cho các nhóm;
- Hướng dẫn cách làm việc theo các nhóm (nếu cần).
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
- Các nhóm có thể tự bầu ra nhóm trưởng hoặc do giáo viên chỉ định. Các thành
viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân
công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm thực hiện một phần công việc;
cử thư ký ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm giải quyết nhiệm vụ được giao:
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng
tranh vẽ, bằng văn bản viết trên giấy to...). Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều
được hoạt động tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người năng động và nổi
trội hơn. Các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí
thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp chung

cho cả lớp.
- Trong suốt quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần đến các nhóm, quan sát,
lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết,
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Để trình bày kết quả làm việc
của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công
mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ được giao là khá phức tạp.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm;
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến;
- Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề tiếp theo hoặc vấn đề cho bài học
tiếp theo. [5]
2.3. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động nhóm
2.3.1. Cách phân chia nhóm
Xuất phát từ thực trạng trong quá trình thảo luận nhóm một số ít học sinh
còn ỷ lại vào các thành viên khác, hoặc đối tượng học sinh yếu, kém và nhút
nhát ít tham gia hoạt động, vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động thảo luận
nhóm, tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu của từng bài, từng phần nội dung kiến
thức, tùy vào đối tượng học sinh, để giáo viên lựa chọn các hình thức thảo luận,
hợp tác theo nhóm và giao nhiệm vụ phù hợp cho các nhóm (Thông thường
nhóm nhỏ từ 2 - 4 học sinh hoặc từ 4 - 8 học sinh).
Có rất nhiều cách phân chia nhóm theo các tiêu chí khác nhau, giáo viên
có thể linh hoạt thay đổi để tạo nên sự mới mẻ, không nên áp dụng một tiêu chí
duy nhất trong cả năm học. Sau đây là một số cách phân nhóm:

9


- Các nhóm thành lập, hợp tác với nhau được lặp đi, lặp lại trong một thời
gian 1-2 tuần hoặc 1 tháng (thường là học sinh ngồi các bàn học gần nhau). Các
nhóm này có thể được đặt tên riêng.

- Nhóm có học sinh khá, giỏi hỗ trợ học sinh yếu kém: Các học sinh khá,
giỏi đảm nhận trách nhiệm là người hướng dẫn, còn học sinh yếu kém được giúp
đỡ (cả 2 đối tượng đều được rèn luyện kĩ năng).
- Nhóm phân chia theo năng lực học tập khác nhau: Những học sinh yếu
hơn sẽ được giao các bài tập cơ bản, đơn giản; học sinh trung bình thì mức độ
cao hơn một chút; học sinh khá, giỏi sẽ nhận được thêm các bài tập ở mức độ
khó hơn nữa.
- Thành lập nhóm ngẫu nhiên: bằng cách đếm số, phát thẻ, bắt thăm....
cách phân nhóm này, tạo điều kiện để tất cả học sinh trong lớp đều có thể được
học tập chung nhóm, cùng được hợp tác với nhau.
- Nhóm ghép hình: Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí,
học sinh được phát các mẫu xé nhỏ, những học sinh ghép thành bức tranh hoặc
tờ tài liệu đó sẽ tạo thành một nhóm. Cách chia nhóm này dùng để tổ chức các
trò chơi, không gây ra sự đối định.
- Phân chia nhóm với các bài tập khác nhau...
Tuy nhiên mỗi cách chia nhóm nêu trên đều có ưu điểm và nhược điểm, vì
vậy việc chia nhóm như thế nào để phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài
học và phù hợp từng đối tượng học sinh, để phát huy tính tích cực học tập của
học sinh và mang lại hiệu quả giáo dục cao, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,
năng lực và nghệ thuật tổ chức sáng tạo của người giáo viên.
2.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi phục vụ hoạt động nhóm
Nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, yêu cầu học sinh
quan sát tranh, mẫu vật một cách chung chung rồi tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm thì hiệu quả làm việc không cao.
Một kinh nghiệm cho thấy để phát huy tính tích cực của học sinh thông
qua làm việc hợp tác trong nhóm học sinh phải được nghĩ, được làm và được
trình bày, chia sẻ. Vì vậy trước khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giáo
viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính định hướng giúp học sinh có hướng
nghiên cứu đúng và sát với mục tiêu.
Đối với những nội dung thông tin SGK dài, không có yêu cầu trả lời các

lệnh cụ thể thì giáo viên phải dựa vào mục tiêu cần đạt để nêu ra một số câu hỏi
để định hướng cho học sinh trả lời sau khi nghiên cứu thông tin.
Hệ thống câu hỏi cho hoạt động thảo luận nhóm cần ngắn gọn, dễ hiểu.
2.3.3. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động nhóm
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 6, các em rất thích được
tham gia các trò chơi. Để tạo hứng thú cho các em trong quá học tập, giáo viên
nên tổ chức các trò chơi như giải ô chữ, tìm – gắn thông tin nhanh; ai nhanh
hơn; trò chơi tiếp sức; giải thích các câu tục ngữ ca dao; giải câu đố … để thi
đua giữa các nhóm.

10


Thông thường trò chơi giải ô chữ thường tổ chức để phục vụ hoạt động
củng cố – Luyện tập trong bài; tiết ôn tập.
Đối với những bài đã có trò chơi sẵn sau các bài trong sách giáo khoa,
giáo viên có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Còn đối với các bài
không có trò chơi thì giáo viên có thể tự tạo ra trò chơi, để củng cố từng phần
kiến thức; hoặc cuối bài (nếu thời gian cho phép).
Tóm lại: Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là phương pháp
dạy học có nhiều ưu điểm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tạo điều
kiện để các nhóm đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá. Phương pháp
dạy học này cho phép các thành viên trong nhóm che sẻ các suy nghĩ, băn
khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái
độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình
độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận
thụ động từ giáo viên. Phương pháp này đã huy động mọi người cùng tham gia,
cùng hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tùy theo từng nhiệm vụ học tập mà sử

dụng hình thức học sinh làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp.
Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức,
tránh lối suy nghĩ: đổi mới phương pháp dạy học là phải sử dụng hoạt động
nhóm. Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ
hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân, mới nên sử dụng
phương pháp này.
Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải biết phối
kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ và cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến các phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Sinh học.
3. Bài soạn – giảng vận dụng: Môn Sinh học 6
CHƯƠNG II: RỄ
Tiết 8 – Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Học sinh nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
- Nhận biết rẽ cọc, rễ chùm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Phương pháp
- Hợp tác trong nhóm nhỏ
11


- Trực quan
- Thực hành

- Vấn đáp ...
III. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Một số cây có rễ: rau cải. nhãn, rau dền, hành, lúa, cỏ gấu...
+ Mô hình các miền của rễ
+ H9:1;2; 3 SGK
+ Phiếu bài tập
+ Máy chiếu
+ Các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, chức năng các miền của rễ.
- Học sinh: Chuẩn bị các loại cây có rễ như: rau đay, nhãn, rau dền, hành, bưởi,
ngô, lúa, cỏ dại...
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Bài mới: Giáo viên giới thiệu: Rễ có vai trò gì đối với cây xanh? Có phải tất cả
các loại cây trong tự nhiên đều có cùng một loại rễ như nhau hay không ? Có mấy
loại rễ cây ? rễ cây có cấu tạo như thế nào ? Để làm rõ các vấn đề nêu trên, hôm
nay các em sẽ học bài đầu tiên của Chương II- Rễ
Tiết 8 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Hoạt động Dạy - Học
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của rễ
- Dựa vào vốn kiến thức đã học ở Tiểu học và
* Rễ là cơ quan sinh dưỡng
hiểu biết thực tế y/c HS trả lời CH:
* Vai trò:
+ Rễ thuộc cơ quan nào của cây? ( cqsd)
- Giữ cho cây mọc được trên đất
+ Rễ có vai trò gì đối với đời sống của cây?
- Hút nước và muối khoáng hòa
- 1 HS trả lời-> HS khác nhận xét, bổ sung-> KL tan cho cây
- GV chốt kiến thức.

(Nếu HS không trả lời được ->GV cung cấp thông
tin cho HS)
- Có mấy loại rễ? -> chuyển mục 1 (SGK)
HĐ2: Tìm hiểu các loại của rễ
1. Các loại rễ
Mục tiêu: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ
- Chia lớp thành 4 nhóm
BT1: Quan sát và ghi lại thông tin về những loại
rễ khác nhau.
- Y/c các nhóm đặt mẫu vật các loại cây mang đi
lên bàn, chia thành 2 nhóm, hoàn thành phiếu BT.
Nhóm
Tên cây
Đặc điểm chung của rễ
Đặt tên rễ

A

B

(GV có thể phát thêm mẫu vật cho các nhóm
chuẩn bị mẫu vật ít, chưa đủ 2 loại)
12


- GV hướng dẫn HS khi phân chia rễ chú ý đến
hình dạng, kích thước của các rễ trên cùng một
cây, cách mọc của rễ.

Hình ảnh: Học sinh hoạt động theo nhóm


- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn:
+ Quan sát, thảo luận thống nhất tên cây của từng
nhóm và các tiêu chí để sắp xếp những cây có
hình dạng rễ giống nhau vào một nhóm -> ghi vào
phiếu bài tập (Ghi tên cây ở cột A, cột B)
+ Quan sát kỹ rễ của các cây ở nhóm A về kích
thước của rễ, cách mọc trong đất kết hợp với quan
sát tranh câm H9.1(Tr-29) ghi lại các đặc điểm
của rễ các cây ở nhóm A (có một rễ to, nhiều rễ
nhỏ...), đặt tên rễ -> ghi vào phiếu bài tập
+ Cách làm tương tự với rễ các cây ở nhóm B

13


Tranh câm: Hình 9.1

- Sau khi hoàn thành xong bài tập, các nhóm gắn
kết quả phiếu bài tập lên bảng.
- Đại diện nhóm 1 nhận xét kết quả của nhóm 2;
nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại-> lớp thảo
luận -> rút ra nhận xét chung về đặc điểm và cách
đặt tên của rễ các cây ở nhóm A và nhóm B.

Hình ảnh: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
hoạt dộng nhóm

- GV chốt kiến thức và yêu cầu các nhóm kiểm tra
Rễ cọc

lẫn nhau việc phân chia mẫu vật rễ cây thành 2
Có 2 loại rễ chính:
nhóm đã đúng chưa, nếu có cây chưa đúng thì
Rễ chùm
chuyển các cây lại cho đúng nhóm.
- Từ kết quả phiếu bài tập GV yêu cầu HS làm BT - Rễ cọc: Gồm rễ cái to khoẻ, từ
đó mọc ra nhiều rễ con
tiếp theo.-BT2:
* BT2-1 GV: Y/c HS hoàn thành nhanh BT điền - Rễ chùm: gồm những rễ con dài
gần bằng nhau mọc tỏa ra từ gốc
từ vào chỗ trống ∇ SGK/tr-29
thân thành một chùm
- Đại diện 1 nhóm đọc kết quả điền từ -> Kết
luận
-GV hỏi: Có mấy loại rễ chính? là những loại rễ
nào? nêu đặc điểm của từng loại rễ đó?
- Đại diện một nhóm nhìn vào BT2-1 đã hoàn
chỉnh đọc to cho cả lớp nghe.
- GV: Chốt lại kiến thức và ghi bảng
14


* BT2-2: Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm
qua quan sát H9.2(Tr-30), ghi các tên cây có rễ
cọc, cây có rễ chùm vào chồ trống:
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền kết quả-> HS
khác nhận xét -> kết luận.
- GV đưa mẫu vật chuẩn bị cho 1 vài HS gọi tên
các cây có rễ cọc và các tên có rễ chùm. (HS yếu)
- 1-2 HS khác lấy các ví dụ khác về rễ cọc và rễ

chùm.
*Củng cố kiến thức phần 1: GV cho HS chơi
trò chơi tiếp sức:
- Nhóm 1 và nhóm 2 thi với nhau: thời gian chơi
1 phút
- GV chia bảng thành 2 phần (Mỗi nhóm 1 phần)
mỗi phần bảng lại kẻ thành 2 cột dọc, một cột ghi
tên cây có rễ cọc và một cột ghi tên cây có rễ
chùm.
- Luật chơi: Mỗi nhóm cử lần lượt từng HS một
lên bảng ghi tên cây có rễ cọc và cây có rễ chùm
vào phần chơi của nhóm mình (một HS chỉ được
ghi mỗi loại rễ 2 cây), sau đó quay về đội hình
trao phấn cho HS khác tiếp tục lên bảng ghi, cho
đến khi hết giờ. Nếu 1 HS nào đó không ghi đủ
mỗi loại rễ 2 cây, HS khác sẽ không được lên
tiếp và nhóm đó phải dừng cuộc chơi tại đây.
-Kết quả cuối cùng, đội nào ghi được nhiều tên
cây đúng là đội chiến thắng, cả lớp vỗ tay chúc
mừng.

Hình ảnh : Học sinh chơi trò chơi tiếp sức củng cố kiến
2. Các miền của rễ
các loại rễ

15


* GV giới thiệu sự đa dạng của Thực vật: Ngoài 2
loại rễ chính ra, còn có một số loại rễ biến dạng

làm các nhiệm vụ khác (các em sẽ được học ở
cuối chương II)-> giáo dục HS ý thức bảo vệ sự
đa dạng của Thực vật.
HĐ3: Tìm hiểu các miền của rễ
* Xác định các miền của rễ
- GV: + y/c HS hoạt động độc lập: tự n/c thông tin
SGK(tr-30) và ghi nhớ.
+ Treo tranh câm H9.3 lên bảng và đặt các
miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ lên bàn.
- 1 HS lên bảng gắn các miếng bìa đó vào các vị
trí thích hợp của tranh câm.

Hình ảnh: HS gắn các miếng bìa vào tranh câm
H9.3.Các miền của rễ

- HS khác nhận xét đúng, sai, (sắp xếp lại nếu sai)
- Lớp thảo luận và thống nhất vị trí đúng của các
miếng bìa.
- GV chốt vị trí đúng, Đưa đáp án lên máy chiếu.
- ? Rễ cây có mấy miền? Hãy kể tên các miền?
- 1 HS trả lời CH, cả lớp ghi nhớ các miền của rễ
- GV chốt kiến thức và ghi bảng.
- GV: có thể cho điểm HS trả lời tốt
- 1HS lên bảng xác định các miền của rễ trên
tranh và 1 HS xác định trên mô hình.
* Tìm hiểu chức năng các miền của rễ.
-Bảng kiến thức (tr-30) được gắn thông tin cột
các miền của rễ, cột chức năng để trống
- HS nghiên cứu bảng kiến thức (tr- 30), ghi nhớ
kiến thức.

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng gắn các miếng bìa
ghi chức năng của các miền vào vị trí cho phù
hợp. (bài tập này dành cho HS trung bình.

- Gồm 4 miền

Miền tr.thành
Miền hút
Miền s.trưởng
Miền chóp rễ

16


Hình ảnh: Học sinh gắn các miếng bìa
vào vị trí phù hợp

- Chức năng: Bảng chuẩn kiến
- 1 vài HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có)-> Lớp
thức (SGK)
thảo luận rút ra KL
- GV chốt vị trí đúng.
- ? Chức năng chính của các miền của rễ là gì?
- 1 HS trả lời -> HS khác nhận xét- > KL chung.
- GV: chốt kiến thức: đưa bảng chuẩn kiến thức
lên máy chiếu.
- 1 HS đọc bảng thông tin mục 2 (tr-30) SGK.
Đọc hàng ngang: tên từng miền liên quan đến
chức năng
* GV: Giới thiệu miền chúp rễ có màng nhầy bảo

vệ, hóa bần để luồn dễ dàng trong đất.
?Có phải tất cả rễ của các cây đều có lông hút
không? -> các em đọc mục: Em có biết?
-GV giáo dục HS ý thức chăm sóc cây trồng:
- ?Muốn cho rễ phát triển tốt chúng ta cần phải
làm gì?
(Xới đất, làm cho đất tơi xốp)
- Là học sinh trong trường, các em phải làm gì để
góp phần làm xanh, sạch, đẹp môi trường sư
phạm? (trồng và chăm sóc cây xanh, bồn hoa...)
2. Củng cố
- HS đọc KL chung SGK
- GV tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm của bài.
* Nếu còn thời gian cho HS chơi trò chơi: Tìm địa chỉ đúng (Tên và chức năng)
- Nhóm 3 và nhóm 4: Mỗi nhóm cử 4 HS tham gia chơi.
- Với 4 miếng bìa ghi tên 4 miền và 4 miếng bìa ghi chức năng 4 miền của rễ (đã
dùng để học ở mục 2) GV trộn lẫn 8 miếng bìa và phát ngẫu nhiên cho 8 HS của
cả 2 đội
* GV phổ biến luật chơi:

17


- HS của 2 nhóm sẽ tập trung thành 2 hàng dọc ở giữa hai hàng bàn ghế của lớp
(quay mặt xuống lớp), xếp theo thứ tự 1,2,3,4 lần lượt các miền của rễ như bảng
chuẩn kiến thức (Tr-30).
- Hàng bên trái là những HS cầm miếng bìa ghi tên các miền của rễ.
- Hàng bên phải là những HS cầm miếng bìa ghi chức năng các miền của rễ.
- Khi có hiệu lệnh các em HS phải chạy đến đúng vị trí theo nội dung ghi trong
miếng bìa mình được phát.

Ví dụ: Một HS cầm miếng bìa ghi Miền chóp rễ, thì HS nào cầm miếng bìa ghi:
che chở cho đầu rễ, sẽ chạy đến đứng cạnh bên phải HS đó, tương tự như vậy đối
với các cặp đôi khác.
- Mỗi vị trí đúng được 10 điểm, điểm tối đa của mỗi đội là 40 điểm.
* HS tiến hành chơi:
- Đại diện nhóm 1 làm trọng tài hô xuất phát: tất cả HS của 2 nhóm cùng thực
hiện theo quy định đã phổ biến.
- Đại diện nhóm 2 làm thư ký ghi kết quả.
- Sau khi HS đứng đủ các vị trí GV yêu cầu HS giơ miếng bìa lên để học sinh
dưới lớp kiểm tra kết quả và cho điểm các nhóm.
- Nếu HS nào đứng sai vị trí so với nội dung miếng bìa trên tay thì HS đó không
ghi điểm.
*Kết thúc cuộc chơi: GV nhận xét tinh thần học tập của các nhóm.
3. Dặn dò :
- Về nhà học bài và làm BT 1; 2 (tr-31)
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước ∇ bài 10
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp “Sử dụng hiệu quả phương
pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” vào trong quá trình giảng dạy môn Sinh
học lớp 6 ở trường THCS Yên Trung, tôi nhận thấy đã thu được kết quả tương
đối khả quan, chất lượng học tập bộ môn Sinh học lớp 6 được nâng lên, nhiều
học sinh hứng thú học tập, học sinh hiểu bài, nắm được bản chất vấn đề, chất
lượng bộ môn và thái độ tích cực trong học tập của học sinh được nâng lên rõ
rệt, cụ thể như sau:
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm sau khi áp
dụng SKKN
Số HS có thái
Số HS có thái độ
độ thích tham

Ít quan tâm Ghi chú
bình thường
Tên lớp TS HS
gia
TS
%
TS
%
TS
%
6A
31
27
87.1
4
12.9
0
0.0
6B
34
32
94.1
2
5,9
0
0.0
Tổng
65
59
90.8

6
9.2
0
0.0

18


Kết quả học tập bộ môn sau khi áp dụmg SKKN
Tên lớp
6A
6B
Tổng

TS HS
31
34
65

Giỏi
TS
3
7
10

Khá
%
TS
9.7
6

20.6 18
15.4 24

TB
%
TS
19.3 22
52.9 9
36.9 31

Yếu
%
TS
71.0 0
26.5 0
47.7 0

Ghi
chú

Kém
%
0
0
0

TS
0
0
0


%
0
0
0

Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng “Phương pháp dạy học hợp tác
trong nhóm nhỏ” kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác trong quá
trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Yên Trung, tôi thấy đã có
kết quả tốt hơn, học sinh ham thích học tập bộ môn hơn, chất lượng học sinh
khá, giỏi được nâng lên, không còn học sinh yếu kém.

19


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
“Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ”, vào
trong quá trình dạy học đã tạo cơ hội cho học sinh được hợp tác, thảo luận, học
hỏi, tiếp thu kiến thức lẫn nhau, đồng thời giúp các em có điều kiện thi đua học
tập, tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên, không gò bó, phát huy được tính
tích cực học tập của học sinh. Thông qua phương pháp này học sinh được
khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi, chia sẻ kiến thức và
các kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Qua đó đã tạo nên sự hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, thu nhận kiến thức bằng chính
khả năng của mình với sự giúp đỡ của giáo viên.
Như vậy “Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” là một trong
các phương pháp dạy học tích cực, hiện nay đang được sử dụng nhiều và ngày
càng phát triển trong các nhà trường. Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên
biết sử dụng có hiệu quả phương pháp này sẽ góp phần rất lớn vào quá trình phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Qua đó rèn cho
các em kĩ năng giao tiếp, tính kỷ luật, tinh thần phối hợp, hợp tác làm việc trong
nhóm; ý thức tự giác vươn lên trong học tập, từ đó giúp các em làm quen dần
với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội hiện nay. Thực hiện có hiệu quả
“phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” sẽ góp phần rất lớn vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy môn học và chất lượng giáo dục chung của nhà
trường.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp dạy học đều có ưu điểm và nhược điểm. Một
phương pháp dạy học dù có nhiều tính ưu việt bao nhiêu đi nữa, nếu trong một
bài giảng chúng ta chỉ sử dụng mình phương pháp đó thì hiệu quả giáo dục sẽ
không cao. Vì vậy yêu cầu người giáo viên không vận dụng máy móc, rập khuôn
một phương pháp nào cả, mà cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
phương pháp trong quá trình giảng dạy. Giáo viên phải thường xuyên cải tiến,
phát triển và làm phong phú thêm cho các hình thức tổ chức dạy học của mình
trên cơ sở kinh nghiệm và nghệ thuật của bản thân và kinh nghiệm học tập từ
giáo viên trong nhà trường và bạn bè, đồng nghiệp.
Để sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, theo
tôi người giáo viên cần thực hiện các vấn đề sau:
- Đối với giáo viên: Cần phải nắm được những ưu điểm và hạn chế của
phương pháp để khi thực hiện biết phát huy những ưu điểm và cần phải tránh
những hạn chế ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của học sinh.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài soạn: Phải
linh hoạt, sáng tạo và đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động nhóm phù
hợp với nội dung kiến thức của bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lý và năng
lực của các đối tượng học sinh; phải luôn làm mới các hình thức tổ chức hoạt

20


động học tập, để kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh, tạo tâm lý phấn khởi,

hứng thú, ham thích học tập bộ môn của các em.
Ngoài ra công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên như: tranh ảnh,
mẫu vật, phiếu bài tập, các trò chơi... của giáo viên và hướng dẫn học sinh chuẩn
bị tốt đồ dùng học tập có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện phương pháp
dạy học và chất lượng giờ học.
- Đối với học sinh: Phải có tinh thần hăng hái, nhiệt tình trong học tập; có
ý thức kỉ luật cao trong hoạt động nhóm: chấp hành nội quy và nhiệm vụ được
nhóm phân công; có tinh thần tự giác và ý thức hợp tác cùng thực hiện nhiệm vụ
chung của nhóm; có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập khi được giáo viên giao
nhiệm vụ.
Một số biện pháp sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ khi dạy môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Yên Trung nêu trên là
một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, đã mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 6. Trong quá trình dự giờ thăm lớp ở nhà trường,
tôi cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các đồng
nghiệp, cũng đã được các đồng chí giáo viên trong trường lắng nghe và vận
dụng vào quá trình giảng dạy, nhất là các tiết thao giảng cấp trường, cấp huyện
đạt hiệu quả cao. Các biện pháp nêu trên có thể áp dụng được đối với quá trình
giảng dạy môn Sinh học và các môn học khác ở trường THCS Yên Trung; đồng
thời có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy ở các trường khác có đặc điểm tình
hình học sinh và cơ sở vật chất nhà trường tương tự như trường THCS Yên
Trung.
II. KIẾN NGHỊ
Để tổ chức thực hiện tốt các phương pháp dạy học tích cực nói chung và
phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý
kiến sau:
- Đối với giáo viên bộ môn: Phải không ngừng học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với sự phát triển của khoa học, công nghệ
hiện đại, nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình
giảng dạy. Nguồn thông tin khai thác trên mạng Internet sẽ làm phong phú thêm

rất nhiều khi dạy các kiến thức về hoạt động sinh lý, các thí nghiệm ảo, cách tổ
chức các trò chơi, các bảng biểu, bài tập...
- Đối với tổ chuyên môn trong nhà trường: Cần duy trì thường xuyên công
tác dự giờ thăm lớp, nâng cao chất lượng các đợt thao giảng, để giáo viên được
học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Tăng
cường tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn: sử dụng và nâng cao hiệu
quả các phương pháp dạy học tích cực; ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường cần phải quan tâm đến công tác mua
sắm thêm các trang thiết bị dạy học cho các môn học nói chung và môn Sinh
học nói riêng như: các dụng cụ thí nghiệm thực hành, hóa chất, tranh ảnh...; lắp
21


máy chiếu cho các phòng học để thuận tiện cho công tác giảng dạy bằng giáo án
điện tử của giáo viên. Ban giám hiệu cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa
giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, phối hợp với Hội cha mẹ học
sinh, tạo nguồn kinh phí cho công tác thi đua khen thưởng động viên khích lệ
giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập, để tạo động
lực thúc đẩy phong trào dạy và học của nhà trường ngày càng phát triển góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trên đây là “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ” đối với môn Sinh học 6 ở trường THCS Yên Trung,
nơi tôi đang công tác. Bản thân tôi đã rất cố gắng thực hiện, nhưng chắc hẳn sẽ
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được các bạn đồng nghiệp và Hội đồng
khoa học các cấp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Yên Trung, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Hoàng Thị Tho

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1], [2 ], [5] Module THCS 18 (Tài liệu BDTX- THCS- Ban hành kèm theo
Thông tư 31/2011/TT- BGDĐT, ngày 08/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
2. [3] ,[4] Phát triển các phương pháp dạy học tích cực bộ môn Sinh học.
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000. Chủ biên Trần Bá Hoành – Trịnh Nguyên
Giao.
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học.
Chủ biên : Phạm Thanh Hiền – Trần Quý Thắng.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học THCS của
Bộ GD&ĐT.
5. Sách giáo khoa Sinh học 6 – Nhà xuất bản giáo dục
6. Sách giáo viên Sinh học 6 - Nhà xuất bản giáo dục
7. Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài trên trang
mạng Internet.

23


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Tho
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường THCS Yên Trung

TT

1

2

3

4

5

Tên đề tài SKKN
Phát huy tính tích cực học tập
của học sinh thông qua giảng
dạy môn Sinh học bậc Trung
học cơ sở
Công tác bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào
trong quá trình giảng dạy
Một số biện pháp chỉ đạo của
Phó hiệu trưởng nhằm nâng
cao chất lượng sinh hoạt tổ

chuyên môn
Sử dụng phương pháp sơ đồ
hóa để nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Sinh học 8
bậc Trung học cơ sở
Một số biện pháp chỉ đạo tổ
chuyên môn đổi mới nội
dung và hình thức sinh hoạt
chuyên đề, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường THCS Yên Trung

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
GD&ĐT
Yên Định
Phòng
GD&ĐT
Yên Định

Phòng
GD&ĐT
Yên Định
Phòng
GD&ĐT
Yên Định

Phòng
GD&ĐT
Yên Định

C

2011-2012

B

2013-2014

B

2014-2015

B

2015-2016

B

2016-2017


24


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁC CẤP

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

25


×