Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiên thức liên môn vào dạy bài thơ chiều tối của tác gỉa hồ chí minh trong chương trình ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.54 KB, 16 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy văn, học văn trong nhà trường không chỉ đơn thuần là trang bị kiến
thức, bồi dưỡng về ngôn ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động,
giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc mà đó cịn là q trình khám phá, tìm hiểu,
cảm nhận cái đẹp. Từ đó hình thành nên nhân cách, đồng thời giúp các em có sự
hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước.
Bồi dưỡng cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, khơi dậy niềm tự hào về
đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống, tình yêu nhân loại. Dĩ nhiên, cái
đẹp trong văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời của nhà văn đến tác
phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người của chính nhà văn, nhà thơ
đó. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn THPT, do yêu cầu của chương trình
nên nhiều khi trong một tiết học văn bản người học sinh chưa khám phá hết cái
hay, cái đẹp của văn chương. Vì thế, để các em cảm nhận sâu sắc dụng ý của tác
giả, nỗi niềm của tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả là điều không đơn
giản cho người giáo viên chút nào, nhất là khi một tiết phải truyền thụ tới hai bài
thơ. Cho nên, chính người thầy gián tiếp giúp các em biết cách thức tìm tịi, biết
phương pháp để đi đến hiệu quả mà bộ môn văn yêu cầu.
Từ trước tới nay, người giáo viên khi lên lớp chỉ nhằm truyền thụ cho học
sinh hết những kiến thức trong các sách thiết kế đã có mà chưa thực sự tìm ra
một cách dạy phù hợp cho mỗi bài để người học sinh rèn luyện được năng lực
sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của mình. Bộ Giáo dục
và Đào tạo có chủ trương đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạyhọc là nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế, tơi rất trăn trở về
việc làm sao để các thế hệ học sinh của mình cảm nhận được cái hay, cái đẹp
của văn chương, hiểu được giá trị của môn văn là " Học văn là học cách làm
người" rồi thêm u bộ mơn văn hơn.
Đứng trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn và đáp ứng yêu
cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay, thì người giáo viên phải tìm hiểu, bổ
sung kiến thức từ các sách nghiên cứu, có sự đổi mới trong giảng dạy, mỗi bài
phải tích hợp một cách hợp lý, soạn giáo án có chất lượng và giảng dạy, từ đó
hướng dẫn học sinh học tập được tốt hơn. Từ thực tế giảng dạy cho thấy, nếu


trong tiết học nào có sự ứng dụng của các phương pháp dạy học tích cực hay đổi
mới phương pháp thì học sinh sẽ hứng thú với bài học hơn, hiểu bài hơn. Xuất
phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn vào dạy bài thơ
"Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong chương trình Ngữ văn 11, có nhiều bài thơ khó như : những bài thơ
thuộc thơ trung đại Việt Nam, hay phần thơ Đường. Nhưng đề tài thì lại phong
phú và rất hay. Thiên nhiên bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca
mọi thời đại và thơng qua hình ảnh đẹp đó của thiên nhiên ta sẽ thấy được tình
1


yêu với quê hương, đất nước ở mỗi nhà thơ. Bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh là
bài thơ như thế. Ở đó ,vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nhân văn cao- một
bài thơ thất ngơn tứ tuyệt Đường luật nguyên văn bằng chữ Hán với những từ
ngữ đặc sắc, vần điệu, niêm luật rất chuẩn hệt như một áng thơ cổ điển. Là một
bài thơ tả cảnh ngụ tình. Với đối tượng học sinh lớp 11 Trung Tâm GDTX, sự
cảm nhận của các em còn nhiều hạn chế , do kinh nghiệm sống bởi các em chưa
phải là người từng trải.
Vậy người giáo viên khi dạy bài này, cần phải làm thế nào để tránh biến
tiết học trở nên khô khan, qua loa đại khái cho kịp thời lượng. Nhiệm vụ của
người giáo viên là phải khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức, khêu gợi sự hứng
thú học tập, làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh khơng cịn cảm thấy
mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Một bài dạy thành công là sau bài dạy
phải lắng lại cái hay, cái đẹp trong tác phẩm thơ văn. Từ đó giúp các em thanh
lọc hố về mặt tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
của học sinh. Đó chính là mục đích để tơi vận dụng đổi mới phương pháp , dạy
bài thơ Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh theo hướng tích hợp nhằm làm cho
bài dạy nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả đạt được vẫn cao.

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Ứng dụng đổi mới nội dung theo hướng tích cực vào việc tổ chức thiết
kế dạy văn bản “Chiều tối" của Hồ Chí Minh ( Ngữ Văn 11 tập 2)
- Tổ chức thực nghiệm, thực hiện dạy ở 2 lớp 11A; 11B TTGDTX Quảng
Xương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tích hợp liên mơn, tích hợp ngang với tiếng Việt.
+ Các phương pháp thảo luận nhóm và sơ đồ tư duy.
+ Phương pháp so sánh để rút ra hiệu quả giữa phương pháp dạy học này
với phương pháp dạy học khác.
+ Phương pháp thực nghiệm dạy học
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình mơn Ngữ văn THPT, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam
có số lượng khá lớn gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau. Thơ Hồ Chí Minh
chiếm một vị trí quan trọng trong mảng thơ ấy và xuyên suốt chương trình Ngữ
văn cấp THPT. Ở mỗi một khối lớp thơ Hồ Chí Minh được đưa vào phù hợp với
từng lứa tuổi học sinh. Trong chương trình Ngữ văn 11 (tập 2) tác phẩm thơ
"Chiều tối" là bài thơ hay, mang dấu ấn riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ
Chí Minh- một phong cách độc đáo với "nội dung khảng khái, thấm thía, đi sâu
vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc của người ta, cịn
hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân" (trang
186- Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, NXB giáo dục). Từ đó, giúp người học sinh
hiểu rõ hơn về tâm hồn Bác, biết rung cảm trước cái đẹp, cái hay của tác phẩm.
Đó là cái đích mà cả người dạy và người học cần hướng tới. Nhưng thực tế thơ
2


Bác là những tác phẩm khó dạy, khó học vì: ngơn ngữ thì cơ đọng, hàm súc (mỗi
bài 4 câu), ngôn từ điêu luyện: kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, dùng từ nhiều

hình ảnh, thể thơ tứ tuyệt. Đặc biệt ở bài thơ "Chiều tối" bản phiên âm là thơ tứ
tuyệt cổ thi mang nhiều yếu tố Đường luật truyền thống về vần, ngắt nhịp, thanh,
còn ở bản dịch là thơ lục bát dịu dàng, đằm thắm gợi cảm xúc thơ và gợi tính
dân tộc. Do vậy, có thể đề tài trong tác phẩm là quen thuộc nhưng vấn để đặt ra
là làm sao trong một tiết dạy-học, học sinh lớp 11 có thể hiểu và cảm nhận được
giá trị nội dung, nghệ thuật, hiểu về con người vị lãnh tụ đáng kính và đồng thời
làm giàu thêm vẻ đẹp cho tâm hồn mình quả là điều khó khăn. Vì vậy cả người
dạy và người học phải tìm hiểu bài thơ đó thật kĩ mới hiểu rõ nội dung cơ bản
của nó nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Có một thực tế mà người giáo viên Ngữ văn nào cũng biết, đó là học sinh
ngày nay ngại học Văn, học miễn cưỡng, tiếp thu bài kém... Có nhiều nguyên
nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng nêu
trên phải kể đến chính là cách giáo viên vẫn quen truyền thụ kiến thức theo
hướng một chiều, chưa khai thác triệt để nội dung bài giảng, chưa tạo sự hứng
thú, khơi gợi niềm u thích bộ mơn Ngữ văn ở các em. Với tác phẩm “Chiều
Tối” chỉ được dạy trong một tiết nhưng nhiều giáo viên tham kiến thức dẫn đến
tiết học cháy giáo án, độ thẩm thấu tác phẩm chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt thơ bác
được viết bằng chữ Hán, mà đặc trưng của loại thơ này là “ý tại ngơn ngoại”,
khó khai thác dẫn đến chất lượng các giờ dạy thấp, học sinh chỉ nắm được nội
dung mà chưa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn Bác hoặc sự cảm nhận ở
mức hời hợt, chưa có chiều sâu. Nguyên nhân cơ bản là người giáo viên chưa
tìm ra phương pháp đổi mới phù hợp hoặc là vẫn theo lối dạy học: thầy biết bao
nhiêu thì truyền đạt kiến thức cho trị bấy nhiêu như người ta vẫn ví von là "
con tằm rút ruột nhả tơ". Tình hình này kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được
cải thiện.
Quan điểm dạy học hiện nay theo chủ trương của Đảng, nhà nước và của
toàn ngành là : mỗi người giáo viên phải cần tìm ra con đường dạy học phù hợp
để nhằm nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy. Một giờ Ngữ văn thành công tức
là người thầy giữ đúng vai trò là người hướng dẫn, là một "trọng tài" phân định

xem giải pháp nào học sinh đưa ra là đúng, phân tích vì sao giải pháp đó lại
đúng hay sai... và quan trọng hơn là giúp học sinh giải quyết vấn đề. Đó là dạy
học theo quan điểm tích hợp và đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy ở đề tài
này trong phạm vi của một sáng kiến tơi xin trình bày một số kinh nghiệm thực
tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Thống kê kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Tỉ lệ
Ghi chú
TT Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL %
SL %
SL %
SL %
1 11A 42
0
11 26, 29 69
2
4,8
2
3


2

11B


47

1

2,2

12

25, 30 63,
4
8,5
5
8
2.3. Những đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến
thức liên mơn nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy
Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là một mơn học có thể tích hợp với nhiều
bộ môn khác, cũng là môn đổi mới phương pháp dạy học nhiều nhất: Từ sự tích
hợp của ba phân mơn ( , tích hợp kiến thức với các mơn học khác, với kiến thức
trong cuộc sống xã hội.....Đến vận dụng đổi mới trong bài giảng, trong việc củng
cố bài và làm bài tập như thảo luận nhóm, rồi sử dụng bản đồ tư duy... Chính vì
thế khi dạy tác phẩm tơi đã kết hợp cả phần tích hợp và vận dụng một số
phương pháp đổi mới với khai thác những giá trị độc đáo của bài thơ mục đích
là vừa giúp các em cảm thụ văn chương vừa là rèn luyện nhân cách cho các em.
2.3.1. Dạy học theo hướng tích hợp
2.3.1.1. Lựa chọn kiến thức để tích hợp vào bài dạy (tích hợp liên mơn
như mơn: Lịch sử, GDCD.v.v...)
Một tiết học văn, giáo viên phải làm nhiều việc: Hướng dẫn đọc, hiểu văn
bản, bình những đoạn hay, song có một việc khơng thể khơng làm đó là giúp học
sinh hình dung được khơng khí, hồn cảnh tác phẩm ra đời. Bởi tác phẩm văn
học là sản phẩm ra đời trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Từ đó các em sẽ hiểu

đúng về tác phẩm và mới thấy được cái hay của tác phẩm. Vì vậy, việc chuẩn bị
tốt khâu tái hiện hoàn cảnh ra đời của văn học là việc làm cần thiết, đó cũng là
cách tạo tích hợp liên mơn cho tiết học. Với bài thơ “Chiều tối" (Hồ Chí Minh)
giáo viên cần giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh. Mặc dù, đây là một con người
quen thuộc của nhiều thế hệ Việt Nam.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ. Bài thơ được sáng tác vào cuối thu năm 1942,
trên đường bị giải đi trong chiều buồn từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, người tù
cách mạng đã phấn chấn làm bài thơ này.
Trong lúc việc nước trăm ngàn khó nhăn, trăm điều lo lắng song Bác vẫn
rung cảm trước thiên nhiên và làm thơ gửi gắm tình cảm yêu mến thiên nhiênthiên nhiên của tổ quốc thân yêu. Do vậy yêu thiên nhiên thì cũng chính là tác
giả đang u tổ quốc.
Như vậy, trong hồn cảnh cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp mới ở
chặng đầu, cịn chất chồng khó khăn gian khổ. Nhưng, qua bài thơ, có thể thấy
vị lãnh đạo tối cao của dân tộc trong một thời kỳ đầy thử thách, vốn rất ung
dung , tự tại và lạc quan. Chính vì vậy, khi dạy bài thơ "Chiều tơi" giáo viên cần
tích hợp với môn lịch sử: bài thơ gắn liền với một thời kỳ đấu tranh trường kỳ
chống thực dân Pháp xâm lược. Giáo viên liên hệ để học sinh hiểu những hi
sinh, mất mát của ơng cha ta để có được độc lập ngày hơm nay.
Có thể nói, khi tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, học sinh sẽ hiểu
rõ hơn về con người của Bác Hồ. Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của
Bác nhất là ở phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, đó là ln lạc quan, tin
vào con đường cách mạng của dân tộc- một niềm tin tất thắng .
2.3.1.2.Tích hợp kiến thức với phân mơn tiếng Việt và Làm văn
4


Trong q trình dạy tác phẩm"Chiều tối", tơi chú ý tích hợp với phân
mơn tiếng Việt ở phần kiến thức của từ Hán - Việt, cịn với phân mơn Làm văn,
tích hợp phần làm bài tập khảo sát về bộc lộ cảm xúc. Qua đó, giúp các em nắm
vững kiến thức từ ngữ cũng như rèn luyện kĩ năng viết văn.

2.3.1.3. Tích hợp với các tác phẩm thơ hiện đại cùng thời
Văn học Việt Nam những năm 1947-1948 có rất nhiều bài thơ ca ngợi tinh
thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, trong đó có bài tiêu biểu là: "Đồng chí" của Chính Hữu. Khi
dạy hai bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh, người giáo viên nhắc qua một vài câu
thơ để học sinh hình dung được cuộc chiến cam go đầy khó khăn thử thách
nhưng cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, những người lính trong các bài
thơ ấy rất lạc quan, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng.
2.3.1.4. Tích hợp với các bài thơ trữ tình cùng tác giả, trong đó bộc lộ
những thao thức, lo toan của người chèo lái con thuyền cách mạng
Trong thơ văn của Bác có nhiều nội dung tư tưởng, cảm hứng lớn nhưng
khi dạy hai bài thơ Chiều tối người giáo viên tích hợp với một nội dung thể hiện
trong một số bài thơ cùng chủ đề đó là những thao thức, lo toan của người chèo
lái con thuyền cách mạng như:
" Lòng riêng riêng những bàn hồn
Lo sao khơi phục giang san Tiên Rồng...."(Đi thuyền trên sông Đáy)
Hay trong bài Tin thắng trận với hai câu thơ:
"Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về"
Từ những câu thơ ấy, người học sinh sẽ hiểu được Bác luôn thường trực
nỗi nhớ quê hương, Tổ quốc, say đắm trước cảnh đẹp của giang sơn gấm vóc,
nhưng ln ln nêu cao trách nhiệm trong sự nghiệp cứu nước.
2.3.2. Lựa chọn thời gian để tích hợp
Trong quá trình giảng dạy văn bản Chiều tối , khi tích hợp kiến thức tơi
chú ý tích hợp một cách hợp lí, những phần kiến thức nào có liên quan mới tích
hợp để tránh sa đà, mất thời gian để học sinh vừa nắm bắt được kiến thức liên
quan vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2.3.3. Tìm cách thức tích hợp
Để tích hợp thành cơng thì người giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ. Đây
chính là bước quan trọng nhất, hoàn thành tốt bước này là đạt được 70% trong

đổi mới dạy học một tiết giảng văn. Theo tinh thần đổi mới, hệ thống câu hỏi
hợp lý phải phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của học sinh.
Vì vậy đạt những yêu cầu sau:
- Hướng cho học sinh khai thác tốt nội dung của bài giảng
- Khơi gợi, gây hứng thú, phát huy được trí tuệ của học sinh với thơ của
Hồ Chí Minh, để bồi dưỡng nhân cách học trị. Ngồi hai yếu tố trên hệ thống
câu hỏi phải giúp các em trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm được rèn luyện
nhân cách của mình. Việc đặt câu hỏi phù hợp cũng là biện pháp để người giáo

5


viên biết các em nghĩ gì, nghĩ như thế nào, từ đó bồi dưỡng, bổ sung, uốn nắn
những nhận thức lệch lạc nhằm hoàn thiện hơn nữa thêm nhân cách của các em.
2.4. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất
lượng giờ dạy
Tất cả các phương pháp dạy học là những kĩ năng, công cụ, cách thức
truyền đạt kiến thức để giáo viên lựa chọn cho phù hợp với đặc thù của bộ môn
và thực tế của bài giảng. Chính vì thế, tơi đã vận dụng phương pháp đổi mới
thảo luận nhóm và bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy văn bản thơ Chiều
Tối. Khi sử dụng hai phương pháp này, người giáo viên trở thành người hướng
dẫn học sinh thu nhận kiến thức và học sinh sẽ học sôi nổi, tiếp thu bài tốt hơn
và giờ học sẽ sinh động hơn nhiều.
2.4.1. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp có vai trị tích cực. Nó có nhiều ưu điểm vì
trong đó người học được phát huy tối đa, được bộc lộ những khả năng của bản
thân và cịn có thể học hỏi lẫn nhau tạo khơng khí thoải mái trong học tập. Cũng
qua quan sát hoạt động của thảo luận nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác
năng lực của từng học sinh, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù
hợp. Chính ưu điểm đó nên tơi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong

bài dạy này mà cụ thể là trong phần tìm hiểu chi tiết hai câu thơ đầu của bài
"Chiều tối". Tơi cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm bốn
2.4.2. Sử dụng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy, còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,.... là hình thức ghi chép
nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,...Đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết nhưng
lại giúp học sinh hệ thống hóa và nhớ lâu kiến thức. Vì vậy, sau khi kết thúc bài
học (phần củng cố bài), tôi đưa ra sơ đồ tư duy. Việc đưa sơ đồ tư duy sẽ giúp
các em dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ, học sinh sẽ nhìn thấy "bức tranh" tổng thể mà
lại chi tiết, từ đó thấy hứng thú học tập hơn.
2.4.3. Khai thác nội dung, nghệ thuật cụ thể của bài thơ
Xuất phát từ mục tiêu dạy học là phải làm sao để người học không chỉ nắm được
những nội dung cơ bản của bài mà còn biết tìm tịi, đào sâu kiến thức, có sự liên
hệ kiến thức. Nên ngoài những biện pháp và phương pháp sử dụng tơi trình bày
ở trên thì tơi cịn chú ý khai thác về mặt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm. Ðây cũng chính là mục tiêu cõ bản trong bài. Kết hợp giữa các phương
pháp và khai thác nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật người học sinh sẽ hiểu
sâu hơn, khám phá hết vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh.
2.4.3.1. Khai thác nội dung
Dịch nghĩa từ phiên âm sang Tiếng Việt, đối chiếu dịch nghĩa, dịch thơ
với phiên âm.
Để giúp các em hiểu được văn bản, phân tích và cảm thụ văn bản thì giáo
viên cần giúp học sinh dịch nghĩa từ phiên âm sang tiếng Việt. Hiểu nghĩa từng
chữ trong nguyên bản sau đó dịch nghĩa từng câu. Từ đó học sinh đối chiếu bản
phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Như vậy học sinh sẽ tích luỹ được vốn Hán
6


Việt, hiểu được nghĩa gốc cũng là điều kiện để xuất phát khám phá nội dung bên
trong. So sánh sẽ giúp học sinh bồi dưỡng thêm kiến thức Hán Việt đồng thời

biết khắc sâu từ ngữ quan trọng, khi so sánh cần lưu ý những từ dịch chưa sát.
Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài “Chiều tối” và những cảm nhận được qua
việc học bài thơ,  giáo viên cần định hướng và tìm sự lý giải phù hợp với đối
tượng học sinh trên cơ sở những phát hiện của các em. Bài "Chiều tối" đã được
bản dịch chuyển tải tương đối chính xác. Nhưng ba chữ “ tầm túc thụ” thì bản
dịch đã khơng nói đúng ý đồ của người viết. Như vậy, nguyên bản so với bản
dịch có nhiều điểm khác. Bản dịch thơ đã chuyển từ tứ tuyệt cổ thi hết sức
nghiêm túc, mang nhiều yếu tố Đường luật truyền thống về vần, ngắt nhịp, thanh
sang thơ lục bát có đem lại sự dịu dàng, đằm thắm cho cảm xúc thơ hơn, gợi tính
dân tộc hơn nhưng lại mất vẻ cổ kính, đường bệ, tơn nghiêm, cốt cách của thơ
Đường, gắn với hình ảnh ơng già có tiên cốt của phương Đông.
Đối chiếu với phần dịch nghĩa đã nói ở trên thì ý thơ ở từng câu có nhiều
thay đổi. Ví dụ: Người dịch đã khơng nói được những điều quan trọng của
nguyên tác. Hai tiếng “cô vân” vẫn mang màu sắc nhân hóa rất chủ quan.Nó là
“ mây cơ đơn”, nó có nỗi niềm, có hồn cảnh, có thân phận...Đó hồn tồn
khơng phải là “chịm mây”, chịm mây khơng diễn tả được tâm tình, cảm xúc,
khơng gợi cảm bằng “cơ vân”
Vì vậy, dạy bài này khơng nên hoàn toàn dựa vào bản dịch mà chỉ khai
thác các ý tương đồng với ngun bản, cịn hình thức thì nên khai thác nghệ
thuật cổ thi tứ tuyệt hoàn chỉnh của ngun bản. Ngun bản có nhiều hình ảnh
và từ ngữ tương đồng với các hình ảnh và từ ngữ của thơ cổ Trung Quốc, đặc
biệt là thơ Đường. Cả tứ thơ cũng vậy. Ta như nhớ lại sự tương đồng đó:
"Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"(Phong kiều dạ bạc -Trương Kế)
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc (Phú Đằng Vương của Vương Bột)
Bác đã sử dụng cổ thi với nhiều nét sáng tạo trong nguyên bản, cần được
phân tích làm rõ vẻ đẹp, sức sống và tinh thần thời đại mới, khác với thơ Đường,
ngay cả khi kế thừa cách miêu tả không gian (thơ Phương Đông truyền thống
chú ý đến tồn cảnh và sự hịa hợp, thống nhất các bộ phận trong tồn thể,
khơng miêu tả tỉ mỉ các chi tiết)
Và hơn hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thấy được tâm hồn nhạy

cảm, thưởng thức thiên nhiên đến quên cả giấc ngủ.
Giáo viên nên có cách giải thích phù hợp để giúp học sinh hiểu nhưng cách giải
thích nào cũng khơng thể thốt ly văn bản, thốt ly hồn cảnh lịch sử cụ thể của
nó. Đây là cốt lõi của hoạt động đổi mới trong phương pháp dạy học.
2.4.3.2. Tập trung khai thác biện pháp nghệ thuật trong bài thơ và các từ
có tính chất “chìa khố”
Thực tế cho thấy học thơ chữ hán mà không đối chiếu với bản phiên âm là
điều tối kỵ. Trong sách giáo khoa đã có mục giải nghĩa từ phiên âm. Giáo viên
nên hướng dẫn học sinh tìm thấy cái hay, cái sâu sắc của một số từ gốc ở văn
bản phiên âm, cái mà có thể mất đi trong khi dịch. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ
của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài “Chiều tối” vẫn nói đúng hồn cảnh riêng của
7


Bác. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng
mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chịm mây trơi ngang qua
bầu trời. Cảnh phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong
nguyên bản chữ Hán: “Cô vân mạn mạn độ thiên khơng” (Một chịm mây đơn lẻ
chậm chạp trơi ngang qua bầu trời).
Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu
ý. Trong ngun văn chữ Hán Bác khơng dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên
được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ
thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời
còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm bng xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ
hẳn lên. Bản dịch đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ
Bác.
Với đối tượng học sinh lớp 11, các em hiểu được nghệ thuật đặc sắc của
bài thơ không phải là điều dễ, giáo viên cần lưu ý nhấn mạnh. Qua đó hiểu một
chất thơ mới mẻ " vừa hồn nhiên, tự nhiên, vừa thâm trầm sâu sắc, vừa trẻ
trung hiện đại, vừa đậm đà phong vị cổ điển, vùa đầy chất thép kiên cường, vừa

chan chứa tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên"
(Trích "Phong cách nghệ thuật" - Nguyễn Ái Quốc- HCM, SGK Văn học 12,
ban KHXH).
Như vậy, để có một giờ dạy thành cơng thì ngồi sự chuẩn bị kiến thức và
tìm các phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức của giáo viên như đã trình
bày ở trên thì cịn phải kể đến vai trị của người học sinh. Trước tiên, để học sinh
có thể học tốt bài thơ này trên lớp, tôi hướng dẫn các em về nhà tìm hiểu về lịch
sử nước ta những năm 1940-1945, tìm các bài thơ cùng chủ đề về thiên nhiên,
của cùng tác giả Hồ Chí Minh và những bài thơ tiêu biểu cùng thời đại này. Sau
đó, hướng dẫn các em chuẩn bị kiến thức ở sách giáo khoa. Trong sách, đưa ra 7
câu hỏi, trong đó tơi đặc biệt chú ý đến câu hỏi 7 vì đây là câu hỏi khó hơn
Để học sinh chuẩn bị bài chu đáo tôi hướng dẫn các em trả lời câu hỏi dựa
vào từ ngữ ở trong từng câu của bài thơ,các em chú ý hai câu thơ đầu của bài thơ
để từ đó chỉ ra được nét đẹp trong bài thơ. Khi đã tìm ra hướng dạy cho bài và
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, soạn bài, tơi chính thức lập kế hoạch dạy văn
bản thơ Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh.

Giáo án thực nghiệm
Chiều tối
(Mộ)
- Hồ Chí Minh I. Mục tiêu kiến thức cần đạt
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con
người trong bài thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hồn cảnh khắc nghịêt đến đâu
vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
8


- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

2. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
3. Về thái độ:
- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con
người.
- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
- Phương pháp đọc - hiểu
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp giảng bình
- Phương pháp làm việc nhóm
2. Phương tiện
SGK Ngữ văn 11 - tập 2, sách giáo viên, giáo án, bảng viết, máy chiếu.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về tập
thơ “Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tiết học hơm nay cơ trị
chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một tác phẩm cụ thể của Người đó là bài thơ
Chiều Tối. Đây là một trong số những bài thơ đặc sắc nhất trong tập thơ Nhật ký
trong tù, đồng thời cũng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác I. Tìm hiểu chung
phẩm
- GV: nhắc lại đơi nét về tác giả Hồ Chí
Minh:
+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê: Nam
Đàn, Nghệ An. Người khơng chỉ là một
nhà chính trị lỗi lạc mà cịn là một nhà

văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Một số tác phẩm đã được học ở THCS:
Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường
? GV: Dựa và phần chuẩn bị bài ở nhà và 1. Hoàn cảnh sáng tác:
phần Tiểu dẫn trong SGK, em nào cho cơ + Bài thơ được sáng tác vào
biết, hồn cảnh ra đời của bài thơ Chiều khoảng 4 tháng đầu Bác bị cầm
tối và vị trí của nó trong tồn bộ tập thơ tù – đây là quãng thời gian vơ
Nhật ký trong tù?
cùng cực khổ của Người.
Gv tích hợp với một số bài thơ ra đời + Bài thơ Chiều tối được khỏi
trong những năm 1940-1945
hứng ở cuối chằng đường chuyển
- HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và lao của Bác từ Tĩnh Tây đến
9


phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời.
Thiên Bảo vào lúc chiều tối.
- GV nhật xét, chốt ý.
2. Vị trí của bài thơ:
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý chính. Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong
tập Nhật ký trong tù, sau bài thơ
Đi đường (Tẩu lộ).
3. Xác định thể thơ và phân
chia bố cục văn bản:
- Thể thơ: Bài thơ được viết theo
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục: Với thể thơ tứ tuyệt, bài

- GV: Định hướng HS cách đọc bài. Mời thơ có thể tiếp cận theo 2 hướng
1 – 2 HS trong lớp đọc bài thơ
+ Theo kết cấu: đề - thực – luận –
- HS đọc bài theo định hướng của GV
kết
? GV: Từ văn bản vừa đọc, em hãy cho + Theo bố cục 2 phần: hai câu
cô biết thể thơ và cách phân chia bố cục đầu (bức tranh thiên nhiên); hai
của bài thơ này?
câu cuối (bức tranh sinh hoạt của
- HS quan sát văn bản và trả lời câu hỏi.
con người).
- GV nhận xét và cho ghi ý chính.
=> Từ đặc điểm nghệ thuật
- HS ghi bài.
chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo
hướng thứ hai.
II. Đọc – hiểu văn bản
HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết
Thảo luận nhóm - phần tích hợp với 1. Hai câu thơ đầu : bức tranh
thiên nhiên
môn lịch sử.
1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên - Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ
? GV: Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên lên một bức tranh thiên nhiên
chiều tối được miêu tả qua những chi tiết, vùng sơn cước trong buổi chiều
tà với hai nét vẽ chính là: “cánh
hình ảnh nào?
chim” và “chịm mây”
- HS tìm hiểu văn bản, trả lời
- GV nhận xét
- Sự khác biệt giữa bản dịch thơ

với phần nguyên tác:
? GV: Em hãy đối chiếu phần nguyên tác + Bản dịch thơ đã bỏ mất đi chữ
và phần dịch thơ. Từ đó, hãy chỉ ra sự “cô”: cô đơn, lẻ loi
+ Bản dịch, dịch chữ “mạn mạn”
khác biệt giữa chúng?
- HS: Đọc lại hai câu thơ, tìm chi tiết và (lững lờ) thành “trơi nhẹ”
=> Bản dịch chưa thật chính xác.
trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý, bình thêm: Nếu
như câu thơ ở ngun tác dựng lại cả q
trình vận động của “chịm mây”, “cánh
chim” thì ở bản dịch thơ chỉ thơng báo
cho người đọc về sự vật đó.
- HS: Chú ý ghi chép
? GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh

- Hai hình ảnh “cánh chim” và
“chịm mây” vừa là ảnh thực
đồng thời cũng là những hình ảnh
quen thuộc trong thơ ca xưa.

10


“cánh chim” và “chòm mây” được tác giả
sử dụng ở hai câu thơ trên?
- HS: Tìm hiểu, đưa ra nhận xét, cảm
nhận của bản thân.
- GV: chốt ý cho HS
- HS lắng nghe, ghi ý chính

? GV: Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử
dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

? GV: hai câu thơ đầu giúp em cảm nhận
được gì về tâm trạng cũng như vẻ đẹp
tâm hồn của Bác?
- HS: Tìm hiểu, trả lời
- GV giảng bình, liên hệ kiến thức và
chốt ý cho HS: Hai câu thơ đầu của Bác
gợi nhớ tới câu thơ trong bài Độc tọa
Kính Đình sơn của Lý Bạch
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
Nếu “cánh chim” của Lý Bạch mất
hút vào cõi vơ tận thì “cánh chim” trong
thơ Bác là cánh chim của hiện thực, vận
động theo quy luật bình ổn của cuộc
sống. Nếu “mây” trong thơ của Lý Bạch
là chịm mây thơ thẩn, gợi cảm giác thốt
tục, thì trong thơ của Bác, nó lại gợi lên
vẻ yên ả của cuộc sống đời thường.
- HS lắng nghe, ghi chép bài
- GV chốt lại ý của hai câu thơ đầu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ ý chính.

- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh
ước lệ, tượng trưng, bút pháp
chấm phá.

Tính cổ điển

- Nhân hóa, ẩn dụ : cánh chim
mỏi mệt; chịm mây cơ đơn, lững
lờ trơi.
- Tương phản: tìm về (của cánh
chim ) >< trơi đi (của chịm
mây); rừng (có đích, nơi chốn cố
định) >< tầng khơng (khơng có
đích, gợi sự vô định, không biết
đi đâu về đâu).
- Tâm trạng của Bác: buồn, cô
đơn trong cảnh chiều hôm.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
+ Lịng u thiên nhiên, hịa
mình vào thiên nhiên.
+ Từ cái nhìn trìu mến với thiên
nhiên, cho ta thấy khát vọng tự
do và ước mong sum họp của
Bác.
+ Tinh thần lạc quan, phong thái
ung dung, tự tại thưởng ngoạn
cảnh chiều của Bác.

=> Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm
phá, nhà thơ đã ghi lại linh hồn
của tạo vật và mở ra một khơng
gian tâm trạng. Qua đó, chúng ta
cũng thấy được phần nào vẻ đẹp
tâm hồn của Người.
b. Hai câu cuối : bức tranh sinh
hoạt của con người.

- Qua đối chiếu cho thấy sự khác
biệt:
+ “Thiếu nữ” dịch là “cơ em”.
+ Phần dịch thơ có thêm chữ
11


“tối”
=> Sự khác biệt đó phần nào làm
giảm đi ý nghĩa của nguyên tác.
b. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của - Trung tâm của bức tranh chiều
con người
tối là hình ảnh cơ gái đang xay
? GV: mời 1 HS đọc hai câu cuối. Kết ngô.
hợp với yêu cầu HS đối chiểu bản nguyên
tác và bản dịch thơ, em hãy chỉ ra sự khác Nghệ thuật:
biệt giữa chúng?
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy
- 1 HS đọc, phát hiện và trả lời.
ánh sáng để tả bóng tối
- GV chuyển dẫn: từ bức tranh thiên + Điệp từ: “ma bao túc” – “bao
nhiên, tác giả đã di chuyển điểm nhìn đến túc ma hồn”
gần hơn, đó là bức tranh cuộc sống sinh + Đặc biệt là nghệt thuật sử dụng
hoạt của con người.
từ ngữ rất đắt của tác giả: chữ
“hồng” được xem là nhãn tự của
? GV: theo em, bức tranh ấy được tác giả cả bài thơ.
miêu tả qua từ ngữ, hh́nh ảnh nào?
- Tâm trạng: Hình tượng thơ có
- HS theo dơi văn bản trong SGK và trả sự vận động từ tối đến sáng, từ

lời
buồn đến vui. Qua đó thể hiện
- GV nhận xét, kết hợp với chốt ý.
tâm trạng vui vẻ của Bác trước
- GV bình giảng, mở rộng : câu thơ thứ cuộc sống lao động thường nhật
ba này đã diễn tả một cách chân thực, của con người.
giản dị hình ảnh người phụ nữ nghèo - Vẻ đẹp tâm hồn:
Trung Hoa đang xay ngô – một công việc + Người tù đã vượt lên trên hoàn
mệt nhọc trong buổi chiều nơi núi rừng cảnh của mình để chia sẻ niềm
heo hút. Sự xuất hiện của con người trong vui lao động với cô gái vùng sơn
bài thơ làm chúng ta liên tưởng tới hai cước, cảm thông trước sự vất vả
câu thơ trong bài Qua đèo ngang của Bà của người lao động.
Huyện Thanh Quan:
+ Thể hiện niềm lạc quan, yêu
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
đời của một tâm hồn luôn hướng
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
về sự sống, ánh sáng, tương lai.
Mặc dù, cùng nói về sự xuất hiện của Đó cũng chính là tinh thần thép
con người, nhưng nếu như ở thơ của Bà của người chiến sĩ cộng sản Hồ
Huyện Thanh Quan, con người vơ cùng Chí Minh.
nhỏ bé, mờ nhịa trước sự bao la, vơ tận => Tiểu kết: Bằng nghệ thuật
của thiên nhiên, vũ trụ thì trong thơ của điểm nhãn, lấy ánh sáng tả bóng
Bác, con người trơ thành hình ảnh trung tối, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một
tâm. Hình ảnh cơ gái xay ngơ làm tốt lên bức tranh sinh động về cuộc sống
vẻ đẹp khỏe khoắn đầy sức sống.
sinh hoạt của con người. Qua đó,
- HS chú ý ghi chép
người đọc cũng cảm nhận được
- GV dẫn dắt: trong mạch thơ có sự vận tấm lòng nhân đọa bao la của Bác

động thể hiện sự chảy trôi của thời gian.
“nâng niu tất cả chỉ quên mình”
? GV: Diễn tả sự vận động của hình (Tố Hữu).
12


tượng thơ, tác giả đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- HS : phát hiện và trả lời
- GV bổ sung ý kiến và chốt lại vấn đề :
+ Trong phần ngun tác, dù nhà thơ
khơng nói tới một chữ “tối” nào nhưng
người đọc vẫn cảm nhận được sự thay đổi
của thời gian từ chiều đến tối.
+ Chữ “ma bao túc” ở cuối câu ba được
điệp vòng ở đầu câu bốn - “bao túc ma
hoàn” đã tạo nên một sự nối âm liên
hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả vịng
quay của động tác xay ngơ vừa diễn tả
vịng lưu chuyển của thời gian từ chiều
đến tối.
+ Hồng Trung Thông từng nhận xét
rằng: “chữ hồng đã gánh được 27 chữ
còn lại, xua tan đi bòng đêm, sự lạnh lẽo,
tỏa hơi ấm, niềm vui, ánh sáng cho cả
bài thơ”.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
? GV : sự vận động của hình tượng thơ,
em cảm nhận được điều gì về tâm trạng
và vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Bác ?

- HS : nêu cảm nhận của mình.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS lắng nghe và ghi chép bài.
- GV tích hợp mơn GDCD : GV u
cầu một nhóm đại diện kể một câu
chuyện nhỏ nhưng sâu sắc về vị chủ
tịch để thấy được những phẩm chất
quý báu ở người.
- HS chú ý lắng nghe
- HĐ 4: Tổng kết
? GV: Qua bài thơ, giúp em hiểu thêm
điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí
Minh?
- HS: trả lời
- GV chốt ý
- HS ghi nhớ

IV. Tổng kết
1. Nội dung
- Chiều tối là bài thơ hay trong
tập Nhật ký trong tù. Bài thơ giúp
chúng ta cảm nhận được tấm
lòng nhân ðạo bao cũng nhý tâm
hồn luôn hýớng tới ánh sáng, sự
sống và týõng lai của Bác. Cả bài
thõ ðã làm ngời sáng vẻ đẹp con
người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí
13



Minh. Bài thơ tuy viết về cảnh
chiều tối nhưng lại thắp sáng lên
trong lòng người đọc một ngọn
lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu
đời.
2. Nghệ thuật
- Bài thơ có vẻ đẹp giản dị mà tài
hoa. Ngôn ngữ hàm súc, hình
- GV: Giúp HS tổng kết lại những mặt tượng thơ ln vận động, bút
chính về nghệ thuật.
pháp gợi tả vừa chân thực, vừa
- HS chú ý theo dõi.
cổ điển, vừa hiện đại.
=> Chiều tối là bài thơ tiêu biểu
cho phong cách nghệ thuật của
Bác.
IV. Củng cố, luyện tập
1. (Bài trên lớp) Phát phiếu hỏi nhanh cho 4 tổ, làm việc trong 3 phút với
nội dung:
Hoàn thành bảng dưới đây để thấy được sự vận động của hình tượng thơ
trong bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh
Hai câu thơ đầu
Hai câu thơ cuối
Khung cảnh thiên nhiên
Cảnh vật: cánh chim, chòm mây
Không gian: núi rừng hoang vu
Thời gian: chiều tà
2. (Bài về nhà) Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại được nhà thơ
thể hiện qua bài thơ Chiều tối
V. Kiểm tra, đánh giá

- Lồng các câu hỏi kiểm tra trong quá trình tìm hiểu bài (kiểm tra phần
chuẩn bị ở nhà, phần kiến thức vừa tiếp thu), đặc biệt qua phần luyện tập.
VI. Nhắc nhở
2.5. Kết quả thực hiện và so sánh đối chứng
Tôi đã tiến hành dạy bài thơ “Chiều Tối" của Hồ Chí Minh ở 2 lớp 11A và
11B trường TTGDTX Quảng Xương.
+ Lớp 11B tôi áp dụng biện pháp tích hợp và đổi mới phương pháp dạy học.
+ Lớp 11A tôi không áp dụng biện pháp tích hợp và đổi mới phương pháp
dạy học.
Thống kê kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài
Tỉ lệ
Ghi chú
TT Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL %
SL %
SL %
SL %
1 11A 42
0
10 23, 28 66,
4
9,5
8
7
14



2

11B

47

3

6,4

25

53, 19 40,
0
0 Áp dụng
2
4
So sánh trên cho thấy việc sử dụng phương pháp mới ở lớp thực nghiệm
(lớp 11B) có tính hiệu quả. Điều này chứng tỏ những giải pháp thực hiện ở đề tài
là có tính khả thi cao, có thể áp dụng rộng rãi.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Như vậy, từ kết quả thực hiện và so sánh đối chứng thì rõ ràng là ở tiết
dạy này khi tơi vận dụng biện pháp tích hợp và bản đồ tư duy thì hiệu quả đạt
được so với dạy phương pháp cũ là hiệu quả hơn nhiều. Học sinh hiểu bài, học
bài, xây dựng bài nhiệt tình. Với cách dạy này, không chỉ học sinh khá giỏi nắm
bắt kiến thức một cách tốt nhất mà các em trung bình, yếu cũng hiểu bài, rồi
trình bày cảm nhận của mình một cách lưu loát. Qua bài học, qua văn thơ của
Bác, các em càng thấm thía chân lí: "Văn là người" . Văn thơ của Bác là con

người, là tâm hồn, đạo đức của Bác, của một người chiến sĩ cộng sản vĩ đại
chiến đấu suốt cuộc đời cho hạnh phúc của nhân loại, của dân tộc. Đồng thời các
em hiểu tấm lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dân tộc cao cả, lịng u thương
con người vơ hạn nhưng cũng rất u thiên nhiên của Bác. Chính vì thế, thơng
qua thơ Bác đã góp phần hình thành ở học sinh niềm trân trọng mến yêu những
vẻ đẹp, trong sáng của thiên nhiên đất nước. Từ đó có khát vọng vươn tới lí
tưởng; tình u q hương, đất nước; u hồ bình, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Văn học nghệ thuật nói chung, thơ Hồ Chí Minh nói riêng đã góp phần hình
thành tính nhân văn của con người.
3.2. Ý kiến đề xuất
Sau khi hồn thành sáng kiến này, tơi nhận thấy mỗi một sáng kiến kinh
nghiệm viết ra là mỗi lần người viết phải nghiền ngẫm, nghiên cứu, trăn trở, lựa
chọn rất nhiều. Chính vì vậy, tơi có ý kiến nhỏ đề xuất lên các cấp trên của
ngành là : Hàng năm, Nhà trường, Sở GD và ĐT nên chọn những sáng kiến kinh
nghiệm hay, đề tài khoa học có chất lượng để triển khai cụ thể, vừa đem lại giá
trị hiệu dụng vừa phát huy những kinh nghiệm hoặc kết quả học tập mà giáo
viên đã tâm huyết, đã miệt mài tìm tịi xây dựng. Tạo điều kiện để những đồng
nghiệp học tập lẫn nhau, góp ý cho nhau.
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân về dạy học bài thơ “Chiều
Tối" của Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 11 và những ý kiến đề xuất của bản
thân, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của đồng
nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn.

15


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quảng Xương, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1- NXB Giáo dục (2003)
2. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp - tập 1- NXB giáo dục
(2003)
3. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp - NXB Đại học Sư phạm (2007)
4. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. NXB Giáo dục (1999)
5. Hệ thống câu hỏi Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 - NXB Giáo dục (2005)
6. Bình giảng văn 11 - NXB Giáo dục (2006)
7. Nâng cao Ngữ văn 11 - NXB Hà Nội (2007)
8. Bồi dưỡng Ngữ văn 11 - NXB Đại học sư phạm (2005)
9. Dạy tốt - học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy - Trần Đình Châu và Đặng
Thị Thu Thủy (NXB Giáo dục Việt Nam- 2012)

16


17



×