Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hoạt động ngoại khóa vận dụng kiến thức phần địa lí nông nghiệp 10 vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh ở trường THPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.27 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ai cũng rõ con đường biện chứng của nhận thức là “từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trên con đường nhận
thức ấy, hứng thú đóng vai trò vô cùng quan trọng làm tăng hiệu quả của nhận
thức,làm nảy sinh khát vọng hành động chiếm lĩnh tri thức và đưa vào đời sống
thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã nêu:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[3].
Luật Giáo dục Việt Nam, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”[2]. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học thì người dạy phải đổi mới về
cách thức tổ chức nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, giúp người học
mang kiến thức ra phục vụ đời sống.
Môn Địa lí 10 nhằm trang bị cho các em những kiến thức khái quát về tự
nhiên và kinh tế - xã hội. Nội dung kiến thức được cho là hay nhưng khó đối với
nhiều học sinh. Trong đó địa lí ngành kinh tế nông nghiệp vừa có mối quan hệ
với phần địa lí tự nhiên, vừa là nền tảng để các em tiếp thu kiến thức về ngành
này ở các các nước trên thế giới và Việt Nam. Do vậy, việc yêu cầu học sinh
nắm vững kiến thức ngành kinh tế này là hết sức cần thiết.
Đối với học sinh ở một trường miền núi như THPT Quan Hóa, việc nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh lại càng quan trọng bởi các em vừa không có
lòng ham học hỏi mà vốn kiến thức cũ lại rất hạn chế. Mặt khác đa số các em


(hơn 80%) là con em dân tộc thiểu số, có mức sống thấp, đời sống khó khăn nên
chưa có hứng thú và động cơ trong học tập. Hơn nữa sau khi học hết chương
trình phổ thông các em gần như không đi học chuyên nghiệp mà chỉ học nghề
hoặc ở lại địa phương sinh sống. Nông – Lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của
người dân địa phương. Tuy nhiên, do kiến thức khoa học kĩ thuật còn chưa cao
nên năng suất lao động còn thấp. Qua giảng dạy lâu năm ở miền núi, hiểu rõ đặc
điểm học sinh cần được tổ chức các hoạt động dạy học phong phú để các em có
thể “học mà chơi – chơi mà học”, phải biến những kiến thức trở thành những
điều gần gũi trong đời sống hằng ngày mà chính các em là người trải nghiệm.
Từ những trăn trở trong nghề tôi đã mạnh dạn tổ chức một buổi hoạt động ngoại
khóa cho học sinh lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh môn Địa
lí. Qua đó giúp các em có được những kiến thức cơ bản từ môn học để đưa vào
đời sống thực tiễn của gia đình và địa phương, tôi mong muốn chia sẻ với đồng
nghiệp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Hoạt động ngoại khóa vận dụng
1


kiến thức phần địa lí nông nghiệp 10 vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao
hứng thú học tập của học sinh ở trường THPT Quan Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt động ngoại khóa vận dụng kiến thức
phần địa lí nông nghiệp vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hứng thú học tập
của học sinh đối với bộ môn Địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cách tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí
- Vận dụng kiến thức môn địa lí và một số môn học khác vào thực tiễn đời
sống
- Học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Quan Hóa.
- Nội dung bài 17,18,19 chương 3 và chương 7, SGK Địa lí 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 10 – phần địa lí tự
nhiên ( bài 17,18,19 chương 3), ngành kinh tế nông nghiệp (Chương 7)
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, thiết kế và tổ chức hoạt
động ngoại khóa nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở việc vận dụng kiến thức môn Địa lí vào thực tiễn đời
sống.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp bộ môn Công nghệ
nông nghiệp, Hóa học, Sinh học, GDCD để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Quan Hóa, tiến hành theo quy trình
của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên
cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn
văn hóa ở trên lớp, một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà
trường phổ thông. Hoạt động này có nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp
phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng
tạo của HS. Nội dung ngoại khóa rất phong phú và đa dạng, nhờ đó các kiến
thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế,
đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa[1].
2.1.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa

- Giáo dục nhận thức: hoạt động ngoại khóa giúp HS củng cố, đào sâu, mở
rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vận dụng tri thức đã học
2


vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra theo phương châm học đi
đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn.
- Rèn luyện kĩ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho HS khả năng tự
quản, kĩ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần
phát triển kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề
- Giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập,
khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia nhiệt tình các hoạt
động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của HS.
- Rèn luyện năng lực tư duy, hoạt động ngoại khóa có thể rèn luyện cho HS
các loại tư duy: Tư duy logic; Tư duy trừu tượng; Tư duy kinh nghiệm; Tư duy
phân tích; Tư duy tổng hợp; Tư duy sáng tạo[1].
2.1.3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại khóa
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của
HS và có sự hướng dẫn của GV. Trên cơ sở đó, HS sẽ yêu thích công việc, hoạt
động tích cực, có hiệu quả và phát triển được năng lực của mình.
- Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có
thể là tập thể đông người. Trong điều kiện cho phép có thể huy động HS toàn
trường tham gia, không phân biệt trình độ HS.
- Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện.
- Kết quả hoạt động ngoại khóa của HS không không đánh giá bằng điểm
số như đánh giá kết quả học tập nội khóa.
- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vật lí thông qua tính tích
cực, sáng tạo của HS và sản phẩm của quá trình hoạt động. Ngoài ra, kết quả của
hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả GV và

HS. Để khích lệ quá trình hoạt động của HS thì cũng cần có sự khuyến khích và
phần thưởng động viên kịp thời cho các em.
- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phong
phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia[1].
2.1.3. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá và đặt tên cho hoạt động ngoại
khóa
- Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế
của dạy học nội khoá bộ môn, đặc điểm của HS và điều kiện của GV cũng như
của nhà trường để lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức. Việc
lựa chọn này phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích
cực, tự lực của HS ngay từ đầu.
- Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa là việc làm cần thiết vì tên của nó nói
lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của ngoại khóa. Tên hoạt động
ngoại khóa cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí
đầy hứng khởi và tích cực của HS. Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa cần rõ
ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung, tạo được ấn tượng
ban đầu cho HS.
Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá
3


- Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến
thức; mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ; mục tiêu về
thái độ, tình cảm. Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt
động. Các mục tiêu hoạt động cần phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh
được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định
hướng giá trị.
- Xác định hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
- Xác định những công việc có thể cần hợp tác với cán bộ quản lí của địa

phương, nhà trường,với cha mẹ HS, với các tổ chức quần chúng khác.
- Xác định thời gian và địa điểm tổ chức.
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
- Luôn theo dõi quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp
thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh
những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch.
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như khối lớp, trường thì
GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời GV cũng
phải là người trọng tài để tổ chức cho HS có thể tham gia tranh luận hay bảo vệ
ý kiến của mình về những nội dung hoạt động ngoại khoá.
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như trong tổ, nhóm, một
lớp HS thì cần để cho HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm
vụ được giao, GV chỉ có vai trò hướng dẫn khi HS gặp khó khăn hoặc việc
không xử lí được.
- Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì GV phải đánh giá, rút kinh
nghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp cho hợp lí để tổ chức
những đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen
thưởng
- Việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt động ngoại khoá không giống
như trong nội khoá, mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. GV
đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của HS và cả
những kết quả mà HS đạt được trong quá trình hoạt động. Trong đó sản phẩm
của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá. Do vậy, cần tổ
chức cho HS giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt
động ngoại khoá. Mặt khác, việc làm này còn có tác dụng trong việc khích lệ,
động viên tinh thần tích cực học tập của HS về sau.
- Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá như trên có thể đem lại hiệu quả
cao nếu GV biết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của
HS. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì GV cần phải căn cứ vào tình hình

thực tế của nhà trường, HS và các yêu cầu giáo dục của bộ môn mà vận dụng
quy trình trên một cách mềm dẻo sao cho quá trình hoạt động ngoại khoá đạt
hiệu quả cao nhất[1].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vận dụng kiến
thức môn Địa lí vào thực tiễn đời sống ở trường THPT Quan Hóa
4


Tại trường THPT Quan Hóa, giáo viên đã thực hiện việc đổi mới phương
pháp dạy học bộ môn địa lí theo hướng phát huy tính tích cực của HS như sử
dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy
nhiên, việc giảng dạy mới chỉ dừng lại ở các tiết học nội khóa với các bài giảng
theo phân phối chương trình. Tổ chức ngoại khóa để học sinh vận dụng kiến
thức bộ môn phục vụ đời sống thực tiễn hầu như chưa được thực hiện. Vì vậy
HS chưa thực sự tìm được niềm vui, hứng thú trong môn học. Đặc biệt đối với
HS lớp 10, các em mới bắt đầu làm quen với môi trường THPT, còn lạ lẫm trong
cách học, lại chưa xác định được môn thi THPT Quốc gia, môn Địa lí đối với
các em vẫn chỉ là “môn phụ”, các em chỉ học, ghi chép lí thuyết mà chưa hiểu
nó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống thực tiễn hàng ngày.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
- Về giáo viên: Việc tổ chức ngoại khóa đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí
tuệ, tâm huyết, đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá
trình dạy học, năng lực công nghệ thông tin, đây là trở ngại của một số giáo viên
bộ môn.
- Đặc điểm của HS khu vực miền núi:
Qua quá trình tìm hiểu và thực tế dạy học ở trường THPT Quan Hóa –
Thanh Hóa, tôi có thể tóm tắt về một số đặc điểm của HS THPT miền núi như
sau:
+ Về điều kiện kinh tế xã hội: Đa phần HS là con em dân tộc thiểu số, sống

ở miền núi cao,địa hình hiểm trở, sống xa nhau, xa trường nên đi lại khó khăn,
gây cản trở không ít đến việc đến trường học tập của các em.
+ Về ngôn ngữ tiếng Việt: Do đa phần HS là người dân tộc thiểu số, hoàn
cảnh sống khó khăn, ít được tiếp xúc với phương tiện dạy học hiện đại nên ngôn
ngữ tiếng Việt còn nghèo, nhiều khi trong lớp các em còn giao tiếp bằng ngôn
ngữ riêng của dân tộc mình, kĩ năng đọc, viết, diễn đạt câu, phát âm các thuật
ngữ khoa học nhiều khi chưa chính xác.
+ Về khả năng tư duy: Thường tư duy chậm, khi gặp tình huống phức tạp
thường bối rối không nhanh chóng tìm ra phương án, khả năng tư duy trừu
tượng, tư duy logic biện chứng chưa cao. Các em thường xem xét sự vật hiện
tượng trong mối quan hệ riêng lẻ, đơn giản. Các em quen tư duy cụ thể, bắt
chước, dập khuôn nên gặp bài khó, phức tạp không tích cực suy nghĩ mà chờ sự
hướng dẫn của giáo viên. Khả năng vận dụng, liên hệ thực tế còn hạn chế, khả
năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
+ Về đặc điểm tâm hồn: Các em sống hồn nhiên, vô tư, có tình cảm yêu
ghét rõ ràng. Lòng tự trọng cao, bản tính thật thà và có trách nhiệm trong công
việc. Nhưng còn rụt rè, ít nói và lòng tự ti dân tộc cao.
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Lựa chọn tên chủ đề:
NHÀ NÔNG KỂ CHUYỆN: “TÌNH CÂY VÀ ĐẤT”
2.3.2. Mục tiêu:
Sau buổi ngoại khóa, HS cần:
a. Kiến thức:
5


- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng(đất), độ phì của đất, thổ
nhưỡng quyển.
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của từng nhân tố
trong sự hình thành đất.

- Trình bày được khái niệm sinh quyển, giới hạn của sinh quyển.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố môi trường đối với sự sống và sự
phân bố của sinh vật
- Hiểu được mối quan hệ giữa đất đai và sinh vật.
- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương
thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu
- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các
ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm
- Trình bày được vai trò của rừng; tình hình trồng rừng
- Trình bày được vai trò của thủy sản; tình hình nuôi trồng thủy sản
b. Kĩ năng:
Thông qua buổi hoạt động ngoại khóa học sinh được rèn luyện thêm một
số kĩ năng sau:
- Năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm.
- Năng lực trình bày trước đám đông
- Vận dụng tổng hợp kiến thức bộ môn để đưa vào đời sống thực tiễn.
c. Về thái độ:
- Học sinh có ý thức tích cực hơn trong hoạt động, độc lập trong tư duy và
hợp tác nhóm.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tiễn.
d. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông…

2.3.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa Địa lí 10 ( thêm tài liệu về sự hình thành đất và một số
loại đất trồng ở khu vực trung du và miền núi)
- Sách giáo khoa Công nghệ 10 và tài liệu tham khảo về kĩ thuật trồng rau
an toàn, kĩ thuật sử dụng các loại phân bón một cách hợp lí, các biện pháp nhằm
cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu của đất ( cung cấp trước cho học sinh 1 tháng)
- Tranh ảnh, video về cây trồng và đất.
- Ô chữ bí mật
- Chuẩn bị nội dung buổi ngoại khoá, lên kế hoạch chương trình phân công các
nhóm.
6


- Máy chiếu , kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết
nối máy tính.
- Các bài tập về nhà cho HS chuẩn bị trước buổi ngoại khoá và sau buổi
ngoại khoá.
b. Học sinh:
- Ôn lại các bài học liên quan: Địa lí bài 17,18,19 (Chương 3) và Chương
7 – Địa lí nông nghiệp
- Tìm các thông tin qua thực tế sách báo, các tạp chí, thông tin trên mạng
Internet, sưu tầm các tư liệu tranh ảnh, video…
- Tìm hiểu thực tế hoạt động nông nghiệp ở gia đình và địa phương.
Cụ thể chia hoạt động cho từng hoạt động như sau:
- 1 học sinh lớp 10a1 thể hiện bài hát “Tình cây và đất”
- 1 học sinh lớp 10a2 thể hiện bài hát “Hát về cây lúa hôm nay”
- 2 vở kịch về chuyện nhà nông
- 2 bài phóng sự/ phỏng vấn về việc sử dụng đất trong Nông – Lâm
nghiệp ở địa phương Quan Hóa

- Mỗi cá nhân cải tạo 1 đám đất cho trồng rau sạch phục vụ cho nhu cầu
của gia đình
2.3.4. Tiến trình hoạt động
NHÀ NÔNG KỂ CHUYỆN: “TÌNH CÂY VÀ ĐẤT”
Hoạt động khởi động:
a. Mục tiêu
+ Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của chủ đề ngoại khóa.
+ Khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá
+ Hứng thú trong các hoạt động
b. Phương thức
Thể hiện bài hát “Tình cây và đất”, “ Hát về cây lúa hôm nay”, quan sát
1 số hình ảnh trên máy chiếu để định hướng được nội dung hoạt động ngoại
khóa.
c. Tổ chức hoạt động
Bước 1: Ổn định hội trường.
Bước 2: Khởi động bằng việc cho học sinh có năng khiếu văn nghệ thể
hiện bài hát “Tình cây và đất” – 10A1 và “Hát về cây lúa hôm nay” – 10A2 (đã
được phân công chuẩn bị), kèm theo GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh
của cây trồng và đất để HS có thể định hướng được nội dung buổi ngoại khóa.
Bước 3: Với vai trò MC - GV giới thiệu mục đích buổi ngoại khóa, thông
qua các hoạt động của buổi ngoại khóa
GV Đặt vấn đề: Qua các bài hát mà 2 bạn vừa thể hiện em thấy sản xuất nông
nghiệp có vai trò gì? Chúng ta cần cải tạo đất như thế nào để nâng cao năng suất
cây trồng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người?
- Em hãy nêu bài học trong chương trình Địa lí 10 liên quan đến ngành
nông nghiệp?
- Bản thân các em đã vận dụng kiến thức này vào thực tiễn đời sống ở gia
đình và địa phương chưa?
7



- Buổi ngoại khoá hôm nay sẽ giúp các em có những trải nghiệm bổ ích
trong việc vận dụng kiến thức về nông nghiệp để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống.
Bước 4: Thông qua chương trình hoạt động, thành lập 2 đội thi của 2 lớp,
chọn tên cho 2 đội.
+ Lớp 10A1: Đội Hai Lúa
+ Lớp 10A2: Đội Kay Noọi (Tiếng Thái – nghĩa là Lúa nếp nương)
- Mời các đội tham gia thi lên sân khấu
Hoạt động 1. Phần thi tìm hiểu kiến thức (Phần thi trả lời nhanh)
a. Mục tiêu
+ Học sinh biết, hiểu và tổng hợp được kiến thức từ Địa lí 10, các bài
17,18,19 – chương 3 và chương 7 – Địa lí nông nghiệp.
b. Phương thức
+ GV đọc câu hỏi cho 2 đội thi, các đội thi sẽ trả lời nhanh các câu hỏi
kiến thức liên quan đến địa lí nông nghiệp, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi
hơn thì thắng cuộc.
c. Tổ chức hoạt động
Bước 1:
- Hai đội thi về vị trí của đội mình
- GV với vai trò MC: Nêu thể lệ cuộc thi như sau:
- Trên màn hình lần lượt là 20 câu hỏi thuộc các bài 17,18,19 chương 3 và
chương 7 – Địa lí nông nghiệp lớp 10 liên quan đến chủ đề của buổi ngoại khóa
- Các đội sau khi nghe MC đọc câu hỏi thì bấm chuông dành quyền trả lời
- Đội nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời, nếu trả lời đúng sẽ
được 10 điểm, nếu sai đội còn lại được quyền trả lời với 5 điểm (nếu đúng)
- Bước 2: Các đội trả lời câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi sẽ đáp án và kèm theo
là các hình ảnh minh họa (phụ lục)
- Bước 3: Thư kí tổng hợp và công bố điểm, tuyên dương đội giành chiến
thắng

Hệ thống câu hỏi trả lời nhanh:
1. Kể tên 3 cây lương thực chính trên thế giới. ( Đáp án: lúa gạo, lúa mì, ngô)
2. Loại đất thích hợp nhất cho việc trồng lúa nước ở Việt Nam là gì ? ( Đáp án:
phù sa sông)
3. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí, dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và
phát triển được gọi là ? ( Đáp án: độ phì của đất)
4. Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất ?
( Đáp án: Sinh vật)
5. …..Có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống của con người?
( Đáp án: Rừng)
6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới là ? ( Đáp án: U Minh)
7. Đây là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất ? ( Đáp án: Đá mẹ)
8. Loại đất Bazan ở vùng Tây Nguyên nước ta thích hợp cho các loại cây trồng
nào ? ( Đáp án: Cây công nghiệp lâu năm như Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, điều)
9. Quá trình hình thành đất chủ yếu ở miền núi nước ta là gì ? ( Đáp án: Feralit)
8


10. “Miền quê hương em cá bạc tôm vàng, miền quê hương em đất cũng sinh
sôi” nói về vùng đất nào ở nước ta ? ( Đáp án: Đồng bằng sông cửu long (Bài
Đất mũi Cà mau)
11. Tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp là gì ? ( Đáp án: Đất trồng)
12. Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt
( Đáp án: Tính mùa vụ)
13. Yếu tố nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi (
Đáp án: Cơ sở thức ăn).
14. Vật nuôi nào chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ? ( Đáp án: Bò)
15. Các chất đạm từ ….. dễ tiêu hóa, không gây béo phì. ( Đáp án: Thủy sản: cá,
tôm, cua)
16. Đất xám bạc màu được hình thành ở đâu ? ( Đáp án: Vùng giáp ranh giữa

trung du và miền núi)
17. Nên trồng những cây gì trên đất xám bạc màu ? ( Đáp án: Cây trồng cạn)
18. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nào ? ( Đáp án: Nông –
lâm – ngư nghiệp)
19. Tại sao sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ? ( Đáp án:
Do đối tượng là cây trồng, vật nuôi)
20. Nêu biện pháp chính để cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ở Quan Hóa
( Đáp án: Biện pháp công trình, biện pháp thủy lợi)
Hoạt động 2: Trò chơi giải ô chữ tìm từ chìa khóa.
a. Mục tiêu
+ Học sinh biết, hiểu được kiến thức về địa lí nông nghiệp và các môn học
khác (công nghệ nông nghiệp) kết hợp với hiểu biết thực tiễn đời sống để giải ô
chữ bí mật
+ Học sinh hứng thú hoạt động
b. Phương thức
Ô chữ bí mật là ô chữ ở hàng dọc. Nhiệm vụ của 2 đội thi là giải ô chữ
hàng ngang để tìm ra ô chữ bí mật ở hàng dọc
c. Tổ chức hoạt động
Bước 1:
GV thông qua thể lệ của vòng thi.
Luật chơi: Có 8 ô chữ hàng ngang. Trong mỗi hàng ngang có một ô chữ
được tô màu là một trong những kí tự của từ chìa khóa. Từ chìa khóa là tên một
địa danh được thử nghiệm dự án trồng rau sạch đầu tiên của huyện Quan Hóa?
Sau khi đưa ra câu hỏi, đội nào có tín hiệu xin trả lời trước sẽ được phép trả lời,
nếu trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho đội khác.
Tìm đúng một hàng ngang được 5 điểm.
Tìm ra từ chìa khóa trước khi mở hết hàng ngang, được 20 điểm. Tìm ra từ chìa
khóa khi đã mở hết hàng ngang, được 10 điểm.
- Giáo viên tổ chức trò chơi giúp học sinh tìm ra từ khoá cho bảng ô chữ,
kèm theo là các hình ảnh minh họa.(phụ lục)

Bước 2: Giới thiệu về bản Khiêu, kèm theo hình ảnh minh họa mô hình
trồng rau sạch. (Phụ lục)
9


Bước 3: Công bố điểm từng đội và chuyển chương trình sang hoạt động
tiếp theo.
Nội dung câu hỏi và ô chữ:
Câu hỏi hàng ngang.
Hàng ngang thứ 1: Một loại đất trồng thường gặp ở vùng trung du và miền núi?
( Đáp án: Đất xám bạc màu)
Hàng ngang thứ 2: Trồng cây trên đất xấu, muốn tăng năng suất cây trồng cần
phải làm gì? ( Đáp án: Cải tạo đất)
Hàng ngang thứ 3: Hiện tượng này xảy ra ở địa hình miền núi vào mùa mưa?
( Đáp án: Xói mòn đất)
Hàng ngang thứ 4: Một loại phân khoáng thường được sử dụng khi cây chuẩn bị
ra hoa, kết quả? ( Đáp án: Kali)
Hàng ngang thứ 5: Một loại phân bón có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của
đất? ( Đáp án: Phân hữu cơ)
Hàng ngang thứ 6: Hồ thủy lợi lớn nhất nước ta? ( Đáp án:Dầu tiếng)
Hàng ngang thứ 7: Một loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở
vùng Tây Nguyên nước ta? ( Đáp án: Cà phê)
Hàng ngang thứ 8: Một loại rau thân củ thường có vào mùa đông?
( Đáp án: Su hào)
Câu hỏi hàng dọc:
Đây là địa danh được thử nghiệm dự án trồng rau sạch đầu tiên của huyện Quan
Hóa? Sau đó học sinh nêu hiểu biết của mình về Bản Khiêu, Gv giới thiệu thông
qua hình ảnh.
Đ Ấ T X Á MB Ạ C
C Ả I T

X Ó I MÒ N Đ Ấ
K A L
P H Â N H Ữ U
D Ầ U T I Ế N
C À P H Ê
S U H À

MÀ U
Ạ O Đ Ấ T
T
I
C Ơ
G
O

Hoạt động 3: Phần thi Tài năng
a. Mục tiêu
+ Học sinh hiểu được kiến thức và thể hiện nó bằng tài năng của mình
(đóng kịch, kể chuyện, hát múa, vẽ tranh…..).
+ Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, biến những kiến thức khô khan
thành những nội dung dễ nhớ, dễ hiểu
+ Phát hiện được khả năng của học sinh ở những lĩnh vực liên quan đến
nghệ thuật – một thế mạnh của học sinh miền núi.
b. Phương thức
Hai đội thi thể hiện tài năng của mình (đóng kịch, kể chuyện, hát múa, vẽ
tranh…..) theo chủ đề của buổi ngoại khóa
c. Tổ chức hoạt động
10



Bước 1. GV công bố thể lệ cuộc thi
- Hai đội thi bốc thăm thứ tự và lần lượt thể hiện tài năng tự chọn của
mình(đóng kịch, kể chuyện, hát múa, vẽ tranh…..) chủ đề: “Nhà nông kể chuyện
- Tình cây và đất”. Thời gian: không quá 10 phút
- Tiêu chí chấm điểm cho các đội
+ Nội dung kiến thức thể hiện trong phần thi: 10 điểm
+ Năng khiếu: 10 điểm
+ Nêu được ý nghĩa của phần thi: 5 điểm
+ Đúng thời gian: 5 điểm
Bước 2
- Các đội thi lần lượt thể hiện tài năng
- GV đóng vai trò giám khảo
Hình ảnh (phụ lục)
Bước 3 BGK Tổng hợp và công bố điểm từng đội và chuyển chương trình
sang hoạt động tiếp theo.
Kịch bản của đội Hai lúa: Chuyện tình cây Luas
Luas là một cô gái rất đẹp sống ở vùng đồng bằng rộng lớn Bắc bộ Việt Nam.
Từ nhỏ cô đã được se duyên với chàng trai Phù Sa màu mỡ. Ai cũng nghĩ rằng
đây là một đôi “trời sinh” bởi họ vô cùng hạnh phúc. Sống bên Phù Sa, Luas
luôn xanh tươi, vui vẻ, yên bình. Thế nhưng đến một ngày nàng Luas cảm thấy
thật tẻ nhạt, chàng Phù Sa bởi chăm lo cho nàng mà mỗi ngày như đang “bạc
màu” đi, không còn trù phú như ngày đầu gặp nhau nữa. Nàng nói: “Phù Sa,
thiếp rất biết ơn chàng nhưng thiếp cảm thấy thật tẻ nhạt và muốn rời khỏi nơi
đây, thiếp muốn đi tìm tình yêu đích thực của mình”. Không ngăn nổi quyết tâm
của vợ, Phù Sa rất buồn nhưng vẫn để nàng ra đi.
Luas men theo bờ biển vào phía Nam, đến đồng bằng ven biển. Ở đây cô
gặp một chàng trai gần giống Phù Sa – chồng mình, cảm thấy quen thuộc, cô
đem lòng yêu chàng trai ấy. Thế nhưng sống với chàng trai này, Luas đã nhận ra
anh ta chỉ có vẻ quen thuộc vì giống chồng cô ở vẻ bề ngoài còn tính cách thì
hoàn toàn khác: Phù Sa trước đây của cô ngọt ngào bao nhiêu thì anh chàng này

lại mặn mòi, keo kiệt bấy nhiêu. Sống ở đây mới được ít ngày nhưng cô đã hao
mòn trông thấy, cô lại ra đi.
Lần này Luas vẫn xuống phía Nam nhưng cô đi lệch sang phía Tây. Ôi,
trước mắt cô là cao nguyên rộng lớn, mát mẻ, chàng Bazan vạm vỡ chào đón cô.
Nhìn thấy Bazan, Luas ngỡ rằng mình đã gặp người trong mộng. Nhưng hỡi ôi,
Bazan chỉ coi cô như một kẻ qua đường, bên cạnh anh ta là các cô Cà Phê, Cao
Su, Hồ tiêu, Điều….Bazan hết lòng với các cô gái đó. Luas tủi hổ, khóc thương
cho thân mình, Nàng nhớ về người chồng cũ, nhớ những ngày hạnh phúc trước
kia.
Luas nghĩ đến cái chết, Nàng đi về phía đông nam, tìm đến dòng sông
Hậu với ý định gieo mình tự tử. Trong lúc tuyệt vọng nhất thì trước mặt nàng,
phong cảnh quen thuộc, chàng Phù Sa vẫy tay chào đón, ôm nàng vào lòng.
Trong giây phút ấy, Luas mới thực sự nhận ra tình yêu đích thực mà mình đã
mất công tìm kiếm không ở đâu xa mà ngay trong tim mình.
11


Ý tưởng của câu chuyện: Mỗi loại cây trồng thích hợp với một loại đất
khác nhau, muốn cho cây trồng có năng suất cao thì cần sử dụng đất thích
hợp….
( Luas trong câu chuyện là cây Lúa – thích hợp nhất với đất phù sa ngọt)
Kịch bản của đội Kay Noọi: Nông trang vui vẻ
Ở một nông trang nọ, vào một buổi chiều đầu thu, mọi người ai cũng vui
vẻ nói cười - chả là cậu chủ út đỗ đại học. Sau khi vui mừng vì thành tích của
con trai, ông chủ bỗng trầm ngâm nói với bà chủ: “ không biết cho con đi học có
tốn nhiều tiên không bà nhỉ?”. Thế là tối hôm đó, cả nông trang dường như
không ngủ, cuộc trò chuyện bắt đầu:
Bác Trâu già – người có nhiều kinh nghiệm nhất bắt đầu câu chuyện: lần
này chắc ông chủ sẽ bán một số thành viên trong nông trại để lấy tiền cho cậu
chủ đi học.

Cô Bò sữa nằm chuồng bên cạnh tỏ vẻ lo lắng: Bác Trâu chắc chắn không
bị ông chủ bán đâu, “con trâu là đầu cơ nghiệp mà”, Bác cho ông chủ thịt, sữa,
da, sức kéo và phân bón, không có bác thì lấy ai cày mấy mẫu ruộng kia? Chắc
tôi sắp phải rời nông trại rồi, chỉ mong sao được đến một nơi thảo nguyên rộng
lớn - Bò Sữa buồn bã
Chú Lợn mới lớn tiếp lời: Chị Bò Sữa lo gì chứ, Chị lúc nào chả chiếm vị
trí hàng đầu trong nông trại, nhu cầu sữa trên thị trường ngày càng lớn, ông chủ
dại gì mà bán chị, có chăng họ hàng nhà em mới phải chia tay nông trại này,
không biết ông chủ có mang chúng ta đến vùng nhiều lúa, ngô, rau không, chúng
ta có được no đủ như nơi này không – Lợn xót xa nói với họ hàng.
Gà Trống trầm ngâm rồi cũng cất giọng: Chú Lợn, chú cũng quan trọng
lắm, chỉ sau chị Bò thôi, chú cung cấp cho ông chủ Thịt, mỡ, da và cả phân bón
ruộng, thiếu chú ai mà ăn những thức ăn thừa của gia đình ông chủ. Đàn Gà
chúng tôi sắp phải xa mọi người rồi, mong rằng ông chủ sẽ mang chúng tôi đến
thành phố, nơi đó có nhiều nhà máy chế biến thức ăn cho chúng tôi.
Bác Trâu an ủi: Họ hàng nhà Gà chớ lo lắng, tôi thấy mọi người cũng quý
mến các anh chị lắm, anh chị cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày của ông
bà chủ, cậu chủ khoái nhất món trứng ốp la, ông chủ nỡ nào bán các anh chị...
Cứ thế, cả nông trang không ai chợp mắt, ai cũng hồi hộp chờ trời sáng,
nghe quyết định của ông bà chủ.
Sáng hôm sau, ông chủ ra thăm nông trang một vòng, ông nói với bà chủ:
Để có tiền cho con trai học đại học, tôi sẽ vay vốn mở rộng thêm nông trang bà
nó ạ.
Nắng thu vàng trên nông trang, chưa bao giờ các con vật lại thấy yêu nông
trang như thế.
( Ý tưởng của câu chuyện: nói lên vai trò, đặc điểm của một số ngành chăn nuôi)
Hoạt động 4 Tập làm phóng viên
a. Mục tiêu
+ Học sinh biến những kiến thức đã học trong các môn học thành kiến
thức của bản thân gắn với đời sống thực tiễn ở địa phương.

+ Vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết một số tình huống thực tiễn
sản xuất nông lâm nghiệp ở địa phương.
12


b. Phương thức
Hai đội thi sẽ tập làm phóng viên báo nông nghiệp, làm một bài phỏng
vấn hoặc phóng sự về tình hình sử dụng đất trong nông – lâm nghiệp ở địa
phương.
c. Tổ chức hoạt động
Bước 1: MC công bố thể lệ của phần thi
- Mỗi đội sẽ vận dụng kiến thức đã học, hãy tập làm phóng viên báo nông
nghiệp, viết một bài phỏng vấn hoặc phóng sự không quá 5 phút về tình hình sử
dụng đất trong nông – lâm nghiệp ở địa phương (đã chuẩn bị trước)
- Đội trưởng điều hành và tổng hợp kết quả của nhóm. Các nhóm sẽ trình
bày kết quả bằng bài viết hoặc video
- Tiêu chí chấm như sau:
+ Nội dung kiến thức: 10 điểm
+ Cách trình bày (video, bài viết): 10 điểm
+ Thời gian: 5 điểm
+ Tinh thần hợp tác trong đội: 5 điểm
Bước 2: Các đội lần lượt trình bày sản phẩm bằng video hoặc bài viết
Bước 3: BGK chấm điểm, tổng hợp và công bố điểm từng đội, chuyển
chương trình sang hoạt động tiếp theo
Đội Hai Lúa: Phỏng vấn nông dân trồng rau tại bản Khiêu, xã Xuân Phú
PV: Xin chào bà con nông dân và các bạn. Tôi là Khánh Hòa – phóng viên báo
Nông nghiệp Quan Hóa. Hôm nay tôi cùng bà con đến thăm bản Khiêu – Xã
Xuân Phú để học hỏi kinh nghiệm trồng rau an toàn của bà con nơi đây.
PV: Đây là gia đình bác Dương – điển hình về trồng rau an toàn ở Bản Khiêu,
chúng ta cùng trò truyện cùng vợ chồng bác ấy nhé.

PV: Xin chào bác, cháu là phóng viên báo nông nghiệp Quan Hóa. Hôm nay,
được sự giới thiệu của phòng nông nghiệp huyện, cháu xin được hỏi bác vài câu
về kinh nghiệm trồng rau đạt năng suất cao và được nhân dân tiêu dùng
PV: Thưa bác, nhà bác hiện nay có diện tích trồng bao nhiêu, mùa này nhà bác
đang trồng những loại rau gì?
ND: Diện tích trồng rau của gia đình là một sào, mùa này trồng chủ yếu là các
loại su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua, rau cải, các loại đậu…
PV: Cháu được biết gia đình bác trồng các loại đạt năng suất cao, tăng thu nhập
cho gia đình. Vậy bác có thể chỉ ra một vài kinh nghiệm của gia đình cho mọi
người học tập được không ạ?
ND: Tôi cũng dựa vào kinh nghiệm ông cha để lại và kết hợp với một số kĩ thuật
mới, tôi chia sẻ bí quyết trồng rau đạt kết quả cao:
- Chọn đất để làm rau, đó là đất phù sa sông – đây là bãi bồi của Sông Mã
Những nơi đất xấu thì cần cải tạo để làm tăng độ phì cho đất
- Trong quá trình làm cần đảm bảo về giống, phân bón, nước tưới, kĩ thuật chăm
sóc
- Không nên lạm dụng phân bó hóa học mà cần kết hợp giữa phân hóa học và
phân hữu cơ vì nếu bón mình phân chuồng thì có tác dụng cải tạo đất, tăng độ
phì cho đất Nếu gia đình nào có điều kiện thì nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì
13


nó vừa tốt cho cây trồng, vừa tốt cho đất, nhưng giá thành hơi cao và không phải
loại cây trồng nào cũng sử dụng được, nhà tôi cũng không dùng loại phân này.
- Khi rau bị sâu bệnh thì cần phun thuốc trừ sâu theo nguyên tắc 4 đúng: đúng
lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng thời gian, như vậy mới đạt hiệu quả
cao mà không gây hại cho con người, môi trường và các loài sinh vật có ích
PV: Vâng, xin cảm ơn những lời chia sẻ rất quý báu của bác, chúc bác thành
công hơn nữa trong việc trông rau sạch để cung cấp được nhiều rau sạch cho bà
con huyện nhà, xin chào bác.

PV: Bản tin nông nghiệp huyện Quan Hóa của chúng tôi đến đây là hết. Xin cảm
ơn quý vị và bà con đã theo dõi chương trình. Chúc bà con có thêm kinh nghiệm
trồng rau an toàn cho gia đình.
Đội Cay Nọoi: Viết lời bình cho đoạn video về việc sử dụng đất trong lâm
nghiệp ở huyện Quan Hóa
Rừng xanh là của chúng ta, hãy chung tay bảo vệ rừng.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,
đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ.
Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của
rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo
vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi
và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành
đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng,
gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng
người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề
thời sự và lôi cuốn sự quan tâm của toàn thế giới.
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh,
rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp
O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà
kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa
nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất
và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng
sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng
nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng
thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc
tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa
và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại
liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra
đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
14


Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy
ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống
mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình
feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên,
làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị
khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,
trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật
trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở
miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.
trị. Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi
trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải
bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc
chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả
các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế
Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “ Rừng : giá trị
cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với
cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và
suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành
động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.
Hoạt động 5: Tôi làm nông dân

a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức bộ môn Địa lí và một số môn học liên quan (Công
nghệ nông nghiệp) vào thực tiễn đời sống.
b. Phương thức
- HS cải tạo đất ở vườn của gia đình mình để trồng trọt ( rau sạch).
- Học sinh thực hành trồng rau tại nhà.
c. Tổ chức hoạt động
Bước 1: MC công bố thể lệ của phần thi
- Mỗi đội sẽ vận dụng kiến thức đã học, hãy cải tạo đất ở vườn của gia
đình mình để trồng rau sạch. (đã cho chuẩn bị trước 1 tháng). Tiêu chí chấm
điểm như sau:
+ Thực hành cải tạo đất, chọn đất trồng rau: 5 điểm
+ Chọn giống rau đúng vụ, phù hợp với nhóm đất: 5 điểm
+ Thực hành trồng rau: 5 điểm
+ Chăm sóc vườn: 5 điểm
- Sản phẩm để chấm điểm:
+ Video các bước tiến hành
+ Hình ảnh vườn rau ở gia đình
+ Ý kiến của phụ huynh
+ Thăm quan của các giáo viên tại gia đình 1 bạn đại diện 2 đội (gần
trường)
Bước 2: Các đội lần lượt trình bày sản phẩm bằng video, hình ảnh, phiếu
ý kiến của phụ huynh
15


Bước 3: GV công bố 1 số hình ảnh ghi được tại 2 gia đình đại diện cho 2
đội. (Phụ lục)
Bước 4: BGK chấm điểm, tổng hợp và công bố điểm từng đội, nhận xét
về việc vận dụng kiến thức môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn

cuộc sống
Hoạt động tổng kết
- GV: Nhận xét đánh giá kết quả của từng đội. GV đánh giá kết quả thông qua sự
tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của các đội thi và cả những kết quả mà các đội
thi đạt được trong quá trình hoạt động.
- GV: Công bố điểm từng phần thi và kết quả chung cuộc.
- GV: Trao quà cho các đội.
- GV: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của buổi hoạt động ngoại khóa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa, vận dụng kiến
thức môn Địa lí và liên môn vào đời sống thực tiễn cho học sinh ở trường miền
núi THPT Quan Hóa, sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp tôi đã thu được nhiều kết quả khả
quan như sau:
2.4.1. Kết quả định tính:
Về tạo hứng thú học tập cho học sinh: Hoạt động của buổi ngoại khóa đã
tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia
nhiệt tình các hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của HS. Qua buổi ngoại
khóa tôi nhận thấy các em bớt rụt rè hơn, thể hiện mình nhiều hơn, nhất là phát
huy năng khiếu văn nghệ - một thế mạnh của HS miền núi.
- Về giáo dục nhận thức: Hoạt động buổi ngoại khóa đã giúp HS củng cố,
đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vận dụng tri
thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra theo phương
châm học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Các em quan tâm
nhiều hơn đến sản xuất nông nghiệp ở gia đình và địa phương. Từ đó thấy được
những vất vả, khó nhọc của bố mẹ và nhân dân khi sản xuất nông nghiệp theo
lối quãng canh cổ truyền, thấy được sự cần thiết phải áp dụng những tiến bộ
khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất nông nghiệp, từ đó các em xác
đinh được mục tiêu học tập của bản thân để phục vụ đời sống.
- Về rèn luyện kĩ năng: Buổi hoạt động ngoại khóa đã rèn luyện cho HS

khả năng tự quản, kĩ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn
góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Từ đó các em tự tin hơn
trong các hoạt động học tập cũng như trong đời sống.
2.4.2. Kết quả định lượng
- Với việc tổ chức các buổi ngoại khóa địa lí và liên môn địa lí với các môn
học khác, nhiều em học sinh đã có khả năng tự học, tự sáng tạo, say mê tìm tòi
để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào thực tiễn. Điển hình là năm học 2013 –
2014 tôi đã hướng dẫn 2 nhóm với 6 học sinh tham gia và đạt giải trong cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn” do Sở
Giáo Dục Thanh Hóa tổ chức. Các đề tài mà các em lựa chọn có sự gắn kiến
thức với thực tiễn địa phương: Hà Văn Tiệm, Hà Minh Dương, Hà Văn Phìn
16


(Tìm hiểu dân tộc Thái - giải Ba), Trần Đức Thiện, Ngân Thị Hương, Phạm Thị
Huê (Làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương Quan Hóa - Khuyến
khích).
- Tiếp tục hoạt động ngoại khóa, tích hợp với các môn học để gắn kiến thức
với thực tiễn đời sống, năm học 2017 – 2018 tôi đã đạt giải Nhất cuộc thi “dạy
học theo chủ đề tích hợp” do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức.
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút sau khi tổ chức ngoại khóa cuối chương địa
lí nông nghiệp như sau:
+ Lớp đối chứng (ĐC): 10A3, 10A4
+ Lớp thực nghiệm (TN):10A1, 10A2
Bảng 1. Bảng phân loại trình độ HS lần kiểm tra sau TN
Điểm yếu
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
Lần Phương

Số bài
KT
án
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1

ĐC

66

15

22.7

46

69.7

5

7.6

0


0

TN

60

4

6.6

27

45

19

31.7

10

16.7

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá
giỏi đều cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung
bình của lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh lớp thực
nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân
đó là: Ở lớp thực nghiệm, học sinh được hoạt động ngoại khóa nên hứng thú học
tập, tích cực, chủ động, khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn. Những kiến thức trong
sách vở đã được các em tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn đời sống nên khả

năng sáng tạo tốt hơn rất nhiều.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc ở các tiết nội khóa,
học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về
kiến thức, vì thế khả năng vận dụng sáng tạo chưa cao, các em chưa thấy hết
được ý nghĩa của môn học trong đời sống nên chưa hứng thú tìm tòi, chưa chủ
động trong học tập.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thời gian gần 15 năm giảng dạy tại trường THPT Quan Hóa – một
trường miền núi cao của Thanh Hóa, nơi có chất lượng đầu vào thấp, học sinh
không ham học trong khi đời sống nhân dân còn nghèo. Tôi muốn bằng sức
mình làm thay đổi điều gì đó vì lợi ích của học sinh, của nhân dân Quan Hóa.
Tôi hiểu được rằng việc thay đổi ý thức của con người là vô cùng khó khăn, và
để thay đổi ý thức học tập của học sinh thì trước hết người giáo viên phải thay
đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của mình. Tôi đã từng bước thay
đổi các hoạt động dạy học, giao quyền chủ động cho các em, kích thích sự tò mò
tìm hiểu kiến thức ở mỗi học sinh. Tôi luôn gắn dạy học với thực tiễn đời sống
hàng ngày của học sinh, tôi mạnh dạn kết hợp dạy học nội khóa với những hoạt
động ngoại khóa lí thú, bổ ích để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Việc tổ chức ngoại khóa là một trong những sự thay đổi cần thiết trong dạy
học. Đây không phải là hoạt động có thể áp dụng ở tất cả các nôi dung của
17


chương trình nhưng nó có tác dụng vô cùng to lớn làm tăng hứng thú của học
sinh đối với môn học. Các bài học địa lí sẽ trở nên hấp dẫn, được các em mong
chờ để khám phá kiến thức mới. Và khi đã học tốt kiến thức, thấy bài học gần
gũi với đời sống hàng ngày thì việc vận dụng kiến thức để phục vụ đời sống là
hết sức tự nhiên.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí đòi hỏi người giáo viên

phải kiên trì, chịu khó tìm tòi, phải có nhiệt huyết nghề nghiệp. Hơn nữa đối với
học sinh ở một trường miền núi, chủ yếu là các em dân tộc thiểu số, đời sống
khó khăn, mức độ tiếp thu kiến thức còn chậm thì người giáo viên phải thật sự
“say nghề”, phải tìm cách biến những bài học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, “học mà
vui”. Làm được như vậy các em sẽ có động cơ, hứng thú học tập và hiệu quả
giáo dục sẽ được nâng cao.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí cần được vận dụng
một cách linh hoạt, phối hợp với các môn học khác thành dạy học theo chủ đề
tích hợp sẽ làm tăng hiệu quả dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn.
3.2. Kiến nghị
Để tổ chức được các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí cần có sự trợ
giúp về phương tiện, nhất là máy chiếu. Tại trường THPT Quan Hóa, mới có
một phòng học có lắp đặt máy chiếu, vì thế việc tôi mong được sự quan tâm của
các cấp, các ngành đối với cơ sở vật chất của nhà trường.
Việc tổ hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn nếu dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn với các môn học khác như Ngữ văn,
Lịch sử, GDCD, đặc biệt là những bộ môn thực nghiệm: Hóa học, Sinh học,
Công nghệ nông nghiệp – đây là các môn khoa học giúp học sinh mang kiến
thức ra đời sống thực tiễn, làm cho kiến thức trở nên gần gũi với học sinh. Vì
vậy tôi mong muốn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự
đồng tình của các đồng nghiệp ở các bộ môn liên quan để thực hiện các buổi
ngoại khóa đạt kết quả cao hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm rất nhỏ mà tôi đã đúc rút được từ quá trình
giảng dạy ở trường THPT Quan Hóa, tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp. Dù đã
rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tôi mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp để tôi
bổ sung, rút kinh nghiệm, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục miền núi.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 4 nănm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của
người khác

Phạm Thị Tuyến

18



×