Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.85 KB, 76 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI
THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Người thực hiện: Đỗ Thị Nga
Chức vụ : giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí

THANH HĨA NĂM 2019


MỤC LỤC
MỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu


2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. NỘI DUNG
2.1.Cơ Sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng của việc đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Địa lí ở
trường trung học phổ thơng hiện nay.

3

2.3.Một số biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ơn thi
mơn Địa lí theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp
12.

4

2.3.1. Hiểu rõ nội dung cơ bản về kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển năng lực của học sinh để biên soạn đề thi đáp ứng yêu cầu đổi
mới thi hiện nay.


4

2.3.2. Tìm hiểu, phân tích, biên soạn đề thi trên cơ sở tiếp cận đề thi
minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo.

4

2.3.3. Nắm vững quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và
chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

7

2.3.4. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

11

2.3.5. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các mức độ nhận thức

14

2.3.6. Xây dựng ngân hàng đề và biên soạn đề thi mơn Địa lí theo
hướng tiếp cận đề thi chuẩn hóa của Bộ giáo dục và đào tạo

15

2.3.7. Tổ chức ôn thi hiệu quả mơn Địa lí cho học sinh.

16

2.3.8. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.


16

2.3.9. Kết quả thực nghiệm sư phạm.

17

3 . KẾT LUẬN

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1 : Biên soạn một số câu hỏi ơn tập mơn Địa lí theo bài, theo
các mức độ nhận thức (chương trình 11 và 12)

1

Phụ lục 2: Một số đề thi được biên soạn theo cấu trúc đề của Bộ giáo
dục và Đào tạo

29



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thơng nước ta trong đó có bộ mơn Địa lí đang thực hiện
bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công
việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển đổi cách đánh giá sao cho phù hợp với nhu
cầu của thực tiễn hiện nay.
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Thủ tướng
Chính phủ đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu
quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình
giáo dục với kết quả thi". Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy - học,
kiểm tra đánh giá mơn học trong đó có mơn Địa lí là vấn đề tất cả các giáo viên
nói chung và mơn Địa lí cần quan tâm hiện nay.
Để góp phần đổi mới căn bản và tồn diện nền giáo dục thì bắt đầu từ năm
2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức thi Trung học phổ
thông Quốc gia, xét tuyển vào Đại học - Cao đẳng với việc triển khai thi 3 mơn
Văn, Tốn, Anh và 2 tổ hợp mơn tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và tổ hợp mơn xã hội
(Sử, Địa, Giáo dục cơng dân) trong đó tất cả các mơn thi theo hình thức trắc
nghiệm khách quan (trừ mơn Văn thi theo hình thức tự luận). Với những thay đổi
của kì thi, cùng với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng
lực cho học sinh, các trường đã tích cực hướng dẫn học sinh ơn thi theo hướng
tiếp cận chuẩn hóa đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên quá trình biên
soạn đề và tổ chức ôn tập sao cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình
thi hiện nay khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn.

Trong 2 năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019, tôi cùng tổ chun mơn đã
cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, biên soạn được một số đề trắc nghiệm nhằm thỏa
mãn các yêu cầu đề thi hiện nay đưa ra như : xây dựng các đề tương đương theo
hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm của Bộ, trong phòng thi có nhiều mã đề (24 mã
đề); cho học sinh tiến hành ôn tập, kiểm tra và thi thử nghiêm túc theo tinh thần
thi cử hiện nay...trong đó việc biên soạn đề và ôn tập để đạt hiệu quả cao là điều
rất quan trọng .Vì vậy tơi xin mạnh rạn lựa chọn đề tài: ”Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả ôn thi thpt Quốc gia mơn Địa lí lớp 12 theo hướng tiếp cận đề thi
trắc nghiệm khách quan ” để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng với đồng
nghiệp.
4


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi trung học phổ thông
Quốc gia mơn Địa lí theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan cho học
sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Chu Văn An- thành phố Sầm
Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp cần thiết trong
việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng hầu như trong
suốt đề tài với nguồn tài liệu được sử dụng có thể gồm các dạng : các văn bản
Nghị định, Nghị quyết về vấn đề giáo dục; các tài liệu tập huấn chuyên môn của
Bộ giáo dục và đạo tạo...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Trên cơ sở những số liệu đã thu
thập, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để xử lí các số
liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá
môn Địa lí ở trường phổ thơng, từ đó tác giả đề xuất được một số biện pháp

nâng cao hiệu quả ôn thi trung học phổ thông quốc gia cho học sinh lớp 12.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, giáo viên trực tiếp
quan sát quá trình học sinh học tập tại lớp, trong giờ kiểm tra để tìm hiểu thái
độ, hứng thú, tính tích cực học tập, kĩ năng làm bài, kĩ năng giải quyết vấn đề
của học sinh để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp mình đang áp
dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Để khẳng định kết quả của đề tài nghiêm
cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 12 D3 và 12D4 trường
THPT Chu Văn An - TP Sầm Sơn. Hai lớp có sĩ số và chất lượng học tập ngang
nhau. Trong đó lớp 12D3 là lớp đối chứng, lớp 12D4 là lớp thực nghiệm .
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài
chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trong điều tra xã hội học. Tức là
tiến hành các cuộc nói chuyện dưới dạng hỏi – đáp trực tiếp và lấy phiếu thăm
dò của giáo viên và học sinh lớp 12 .

5


2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
Mơn Địa lí trong nhà trường phổ thơng giúp học sinh có được những hiểu
biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên
nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực
và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp
với mơi trường tự nhiên, xã hội.
Đặc biệt, từ năm 2017, ở nước ta Bộ giáo dục và đào tạo đã chuyển hình
thức thi trung học phổ thơng từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm khách
quan đối với tất cả các mơn (trừ mơn Văn thi theo hình thức tự luận). Việc thay
đổi hình thức thi cử từ tự luận sang thi trắc nghiệm là một thay đổi phù hợp
trong quá trình đổi mới tồn diện nền giáo dục . Đây là một phương pháp có

nhiều ưu điểm:
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng bằng hơn, hạn chế tình trạng gian
lận trong thi cử. Khối lượng kiến thức cần kiểm tra được nhiều hơn.
- Tạo thuận lợi về mặt thời gian, tâm lí cho giáo viên khi chấm thi. Giáo viên
biên soạn đề thi có điều kiện đào sâu, khai thác, bộc lộ kiến thức chun mơn
của mình thơng qua việc đặt câu hỏi.
- Có thể kết hợp cả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học làm một.
Như vậy sẽ giảm đáng kể căng thẳng cho xã hội, vừa tiết kiệm được chi phí tổ
chức.
Để đáp ứng được điều đó tồn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới PPDH
theo hướng phát huy tính cực của học sinh trong hoạt động kiểm tra , đánh giá
học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt . Điều này giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt
động học, giáo viên điều chỉnh phương pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và
học.
2.2. Thực trạng việc đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Địa lí ở trường trung
học phổ thơng.
Bộ mơn Địa lí ln giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo, giáo
dục thế hệ trẻ. Nhưng do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, chức năng
của bộ môn này, nhiều học sinh tỏ ra thái độ thờ ơ, coi thường, đối xử không
công bằng với bộ môn này. Số học sinh lựa chọn bộ môn Địa lí để xét Đại học Cao đẳng cũng ngày càng ít đi, nhất là từ khi tổ hợp Văn – Sử - Địa ở các trường
quân đội, công an được thay bằng tổ hợp Văn – Toán – Sử. Nhiều học sinh
khơng thích học mơn Địa lí vì cho rằng đó là mơn học phụ của khối C khơng cần
học nhiều. Một bộ phận giáo viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá vẫn yêu cầu
6


học thuộc lòng nhiều hơn là mức độ hiểu và vận dụng các kỹ năng phân tích,
tổng hợp, rút ra nhận xét.
Kể từ sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ hình thức thi tự luận
sang hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn thuộc tổ hợp môn thi Khoa học

xã hội (bao gồm Sử, Địa, Giáo dục cơng dân) thì số lượng thí sinh đăng ký các
mơn này được lựa chọn nhiều hơn: Tính chung cả nước số học sinh lựa chọn tổ
hợp xã hội để xét tốt nghiệp và xét Đại học – Cao đẳng ngày càng tăng, năm
2017 là 43% và năm 2018 là 48%, tăng 5%. Tại trường trung học phổ thông
Chu Văn An chúng tôi, năm 2018 số học sinh đăng ký thi tổ hợp môn xã hội
chiếm 56.9% với 275/483 học sinh và năm 2019 cũng tăng lên, chiếm 65.2% với
302/463 học sinh, tăng 8.3% so với năm ngoái. Điều này cho thấy các mơn xã
hội nói chung và mơn Địa lí nói riêng đã được học sinh quan tâm hơn trong quá
trình học tập và thi cử.
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, soạn đề, hướng dẫn học sinh ơn tập, bản
thân chúng tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ôn tập thi trắc
nghiệm khách quan mơn Địa lí cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng yêu cầu thay
đổi đề thi và cách thi hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo.
2.3. Một số biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ơn thi mơn Địa
lí theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 12.
2.3.1. Hiểu rõ nội dung cơ bản về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh để biên soạn đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới thi
hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá
trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của
học sinh.
Vì vậy để biên soạn được đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới theo định hướng
phát triển năng lực học sinh người giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
- Sự hỗ trợ của giáo viên trong tổ chuyên môn: Đây là nơi trao đổi kinh nghiệm
giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc.
- Tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn:
- Thường xuyên trau dồi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và
ngoài trường .
2.3.2. Tìm hiểu, phân tích, biên soạn đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của

Bộ giáo dục và đào tạo.
7


2.3.2.1. Tìm hiểu, phân tích đề minh họa mơn Địa lí của Bộ Giáo dục và đào
tạo.
2.3.2.1.1.Tìm hiểu, phân tích đề thi minh họa mơn Địa lí năm 2018 của Bộ Giáo
dục và đào tạo.
Ngày 24 tháng 01 năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức cơng bố
đề minh họa năm 2018 cho các môn thi .
Cụ thể
* Về thời gian: 50 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Cấu trúc đề thi:
Bảng 1: Cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục môn Địa lí năm2018
Chương
trình
lớp

11

12

Nội dung đề minh họa


thuyết

Thực
hành


Tổng
số câu

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát
triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước.

1

1

Bài 9: Nhật Bản

1

1

Bài 10: Trung Quốc

1

1

Bài 11: Đơng Nam Á

3

Địa lí Tự nhiên

2


Địa lí Dân cư

2

5

1

1

2

Địa lí Kinh tế

6

1

7

Địa lí các vùng kinh tế

10

10

Thực hành đọc Atlat

10


Thực hành xác định dạng biểu đồ

1

11+12

25

15

10

40

* Về phân bố chương trình:
- Chương trình lớp 11: Với 8 câu hỏi chiếm tỉ lệ là 20%
- Chương trình lớp 12: Với 32 câu chiếm tỉ lệ 80%
8


* Về mức độ nhận thức và phân bố đáp án trả lời:
- Về mức độ nhận thức:
Các câu hỏi được sắp xếp thứ tự theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Về phân bố đáp án trả lời:
Đáp án bao gồm có 4 phương án trả lời là A , B, C, D
* Về nội dung:
- Đề minh họa có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận kiến thức, bám sát định
hướng đánh giá năng lực người học và phù hợp với tinh thần đổi mới hoạt động
dạy và học hiện nay.

2.3.2.1.2. Tìm hiểu, phân tích đề thi minh họa mơn Địa lí năm 2019 của Bộ
Giáo dục và đào tạo.
- Ngày 06/12/2018 , Bộ GD và ĐT đã công bố bộ đề tham khảo THPT Quốc gia
năm 2019 cho tất cả các môn thi.
Bảng 2: Cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục môn Địa lí năm 2019
Mức độ nhận thức
Chun đề

Nhận biết

Thơng hiểu

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao

Tổng

1.Địa lí khu
vực và QG

0

2

0

0


2

2. Điạ lí tự
nhiên

3

2

0

0

5

3.Địa lí dân


1

1

0

0

2

9



4.Địa lí các
ngành KT

1

1

3

1

6

5.Địalí vùng
kinh tế

0

1

5

4

10

6. Kỹ năng


8

3

2

2

15

7. Tổng câu

13

10

10

7

40

Cụ thể
* Về thời gian: 50 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Cấu trúc đề thi:
- Câu hỏi lí thuyết: 25 câu (chiếm 62,5%)
- Câu hỏi thực hành:15 câu (chiếm 37,5%)
* Về phân bố chương trình:
- Chương trình lớp 11: Với 4 câu hỏi chiếm tỉ lệ là 10%
- Chương trình lớp 12: Với 36 câu chiếm tỉ lệ 90%

* Về mức độ nhận thức và phân bố đáp án trả lời:
- Về mức độ nhận thức:
Các câu hỏi được sắp xếp thứ tự theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Về phân bố đáp án trả lời
Đáp án bao gồm có 4 phương án trả lời là A , B, C, D
* Về nội dung:
- Đối với môn Địa lí , nội dung đề thi được chia làm 2 phần : Phần kiến thức và
phần kĩ năng .
10


- Đề thi phù hợp với từng mức độ nhận thức , phân hóa từ dễ đến khó.
- Đề có sự hấp dẫn với nhiều câu hỏi giải thích và vận dụng đưa ra giải pháp. Vì
vậy có thể phân hóa được học sinh theo mục đích xét tuyển.
2.3.2.2. Biên soạn đề thi ôn tập cho học sinh theo hướng đảm bảo cấu trúc của
Bộ giáo dục và đào tạo.
- Đảm bảo đúng tỉ lệ của các bài trong chương trình địa lí: Từ năm 2018 kiến
thức sẽ nằm trong cả chương trình lớp 11 và lớp 12. (theo cấu trúc đề minh họa)
- Đảm bảo tỉ lệ các mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp,
vận dụng cao: 60% - 40%.
- Đảm bảo tỉ lệ của các đáp án: Có một trong 4 đáp án có tỉ lệ 10% (tránh thói
quen học sinh chọn một đáp án, các em sẽ chỉ được 1,0 điểm, dẫn đến bị điểm
liệt).
2.3.3. Nắm vững quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn
hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2.3.3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra.
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học,

nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn
cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để
xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra. Đề kiểm tra có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và
câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hình thức trắc nghiệm khách quan.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mơ tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Thiết lập ma trận đề kiểm tra gồm các thao tác sau :
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra .
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung)
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra .
11


B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung ) tương ứng với tỉ lệ % .
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi phần.
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột .
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột .
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi
chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số
câu hỏi do ma trận đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn trong đề đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu
hỏi thoả mãn các yêu cầu sau (đối với câu hỏi nhiều lựa chọn):
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể
- Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi
khác trong bài kiểm tra
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
- Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng
- Khơng đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có
phương án nào đúng”.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm, thang điểm đối với bài kiểm
tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm
tra, gồm các bước sau:
12


- Đối chiếu từng câu hỏi (phần dẫn) và phần lựa chọn đáp án, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá khơng? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không?
- Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh.
- Hồn thiện đề.
2.3.3.2. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm.

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan như : Trắc nghiệm nhiều lựa chọn; Trắc nghiệm
Đúng, Sai; Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn; Trắc nghiệm ghép đôi.
Trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia câu hỏi được sử dụng chủ yếu là câu
hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
2.3.3.2.1.Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn.
Câu câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn gồm 2 phần:
Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi
Phần 2: các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án
đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu
2.3.3.2.2. Yêu cầu chung khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn.
- Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng . Cần xác định đúng mục
tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp.
Ví dụ: Biển Đơng nước ta có diện tích là
A. khoảng 1 triệu km2.

B. 3,447 triệu km2.

C. 3,477 triệu km2.

D. 3,744 triệu km2.

Câu trắc nghiệm này chỉ đo kết quả học tập là "Nhớ lại được diện tích
của Biển Đông nước ta.”
- Tập trung vào một vấn đề duy nhất: 1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một
vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu trắc nghiệm khách
quan, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất).
Ví dụ :Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi đặc điểm vị trí

nước ta
A. nằm gần xích đạo.

B. giáp biển.
13


C. nằm trong khu vực nội chí tuyến.
mùa.

D. nằm trong khu vực hoạt động của gió

- Dùng từ một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra: Cần xác định
đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp.
- Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữa
các câu độc lập với nhau.
Ví dụ: Câu 1. Mật độ dân số trung bình nước ta đơng nhất ở vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sơng Cửu Long.

Câu 2. Vùng Đồng bằng sơng Hồng có mật độ dân số trung bình cao nhất
cả nước vì
A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi.
C. có lịch sử khai thác lãnh thổ sơm nhất.

D. có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi nhất.
- Tránh các kiến thức quá riêng biệt của vùng miền khi kiểm tra/thi trên diện
rộng quốc gia hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân.
Ví dụ: Nhãn lồng là sản phẩm nổi tiếng ở tỉnh nào?
A. Hải Dương.

B. Hưng Yên.

C. Bắc Giang.

D. Lạng Sơn.

- Tránh dài dòng trong phần dẫn, tránh việc sử dụng sự khôi hài.
- Tránh viết câu KHƠNG phù hợp với thực tế.
2.3.3.2.3. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm.
Sơ đồ qui trình viết câu hỏi trắc nghiệm
Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi

Soạn câu hỏi thơ (đề xuất ý tưởng)

Rà sốt, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi

Nghiên cứu ma trận và bản
đặc tả đề thi
Nghiên cứu cấp độ, đơn vị
kiến thức câu hỏi

Viết lời dẫn câu hỏi

14



Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi

Viết các phương án cho câu
hỏi (đúng và nhiễu)

Chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm

Giải thích cho việc chọn các
phương án nhiễu

Quyết định số câu hỏi của đề thi

Phản biện chéo

Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích

Phản biện, chỉnh sửa, góp ý
theo nhóm

Chỉnh sửa, lựa chọn đưa vào đề thi

Hồn thiện câu hỏi

2.3.4. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
2.3.4.1. Kĩ thuật viết lời dẫn.
- Chức năng chính của câu dẫn: Đặt câu hỏi; đưa ra yêu cầu cho học sinh thực
hiện; đặt ra tình huống hay vấn đề cho học sinh giải quyết.
- Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn:

+ Đảm bảo câu dẫn xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu
phải rõ ràng, chính xác, khơng có sai sót và lẫn lộn.
+ Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng
câu hỏi thay vì định dạng hồn chỉnh câu.
+ Nếu phần dẫn có định dạng hồn chỉnh câu, khơng nên tạo một chỗ trống ở
giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn.
+ Tránh sự dài dòng trong phần dẫn.
+ Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định....in đậm từ phủ định: KHƠNG.
- Có nhiều dạng câu dẫn khác nhau, sau đây là một số dạng câu dẫn thường gặp:
* Câu dẫn là câu hỏi trực tiếp thì phải có từ để hỏi, mỗi với phương án trả lời
độc lập đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Tiềm năng thủy điện ở nước ta tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông
nào?
A. Hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình.
15


B. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
C. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
D. Hệ thống sông Cửu Long và sông Mã .
* Câu dẫn là một câu chưa hồn chỉnh (câu bỏ lửng) thì nối với phương án trả
lời phải trở thành câu hoàn chỉnh nên không viết hoa (trừ tên riêng, tên địa
danh mới viết hoa ở đầu câu) và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để trồng cây cơng
nghiệp cận nhiệt và ơn đới là do
A. phần lớn diện tích là đất feralit.
B. địa hình chủ yếu là trung du và miền núi.
C. có vị trí gần chí tuyến Bắc.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh.
* Câu dẫn là một câu phủ định thì từ phủ định cần phải được in đậm hoặc chữ

đậm nghiêng:’’không đúng’’, ’’không phải’’, ... Nên tránh sử dụng các từ phủ
định: khơng, ít nhất, ngoại trừ...
Ví dụ: Đặc điểm nào sau đây không phải là của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. Năng suất lao động thấp.
C. Sản xuất tự cấp, tự túc.
D. Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận.
* Câu hỏi sử dụng tranh ảnh, lược đồ, Atlat, biểu đồ, bảng số liệu:
Ví dụ 1: Cho biểu đồ:

16


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?
A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây cơng nghiệp lâu năm
của nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây cơng nghiệp lâu năm
của nước ta.
D. Quy mơ diện tích gieo trồng một số cây cơng nghiệp lâu năm của nước ta.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đơ thị nào sau đây
có quy mơ dân số trên 1 triệu người?
A. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội.
D. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
2.3.4.2. Kĩ thuật viết các phương án lựa chọn.
- Viết 4 phương án: A, B, C, D. Một trong 4 phương án phải có 1 phương án
đúng nhất hoặc 1 phương án đúng duy nhất.
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với phần dẫn.

- 4 phương án trả lời cần độc lập nhau. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc
lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.
- Bảo đảm được nội dung cơ bản, không nhất thiết phải y nguyên sách giáo
khoa.
- Các phương án trả lời phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa.
- Các phương án trả lời nên đồng nhất về mặt hình thức ( từ ngữ, độ dài )
- Các phương án đúng phải rõ ràng, tường minh.
- Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần , mơ hồ, không xác định cụ thể về
mức độ như thông thường, phần lớn, hầu hết, …hoặc các từ hạn định cụ thể như
luôn luôn, không bao giờ,…
- Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định.
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “ khơng có
phương án nào đúng” hoặc có hai hoặc ba phương án đúng.
- Sắp xếp các phương án trả lời theo thứ tự hợp lí để tiết kiệm thời gian đọc cho
học sinh. Ví dụ các năm xếp từ năm nhỏ đến lớn.
17


Ví dụ : ASEAN được thành lập vào năm
A. 1957.

B. 1967.

C. 1995.

D. 1999.

2.3.5. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các mức độ nhận thức.
2.3.5.1. Mức độ nhận biết.
Là nhớ lại các dữ liệu, thơng tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận

biết thơng tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình
độ nhận thức.
Ví dụ: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ 1.

B. Thứ 4.

C. Thứ 5.

D. Thứ 14

2.3.5.2. Mức độ thông hiểu.
Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện
tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu
của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc.
Ví dụ: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm do
A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. tâm lí khơng muốn sinh nhiều con của người dân.
2.3.5.3. Mức độ vận dụng thấp.
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới:
vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng
đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp,
nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven
biển?
A. Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thơng vận tải.
B. Có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngồi và xuất, nhập khẩu hàng hóa.

D. Thuận lợi để giao lưu văn hoá - xã hội với các nước trên thế giới.
2.3.5.4. Mức độ vận dụng cao.
Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ
năng, kiến thức để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải
nghiệm trước đây (sáng tạo).
18


DIỆN TÍCH CÂY CƠNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI, ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm

2005

2010

2012

2015

Tổng diện tích

2495,1

2808,1

2952,7

2827,3


Cây hàng năm

861,5

797,6

729,9

676,8

1633,6

2010,5

2222,8

2150,5

Cây lâu năm

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu diện tích cây cơng nghiệp
nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu trên?
A. Giảm tỷ trọng diện tích cây lâu năm và tăng tỷ trọng diện tích cây hàng
năm.
B. Diện tích cây lâu năm tốc độ tăng nhanh hơn diện tích cây hàng năm.
C. Tăng tỷ trọng diện tích cây lâu năm và giảm tỷ trọng diện tích cây hàng
năm.
D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm nước ta đều tăng nhanh.
2.3.6. Xây dựng ngân hàng đề và biên soạn đề thi mơn Địa lí theo hướng

tiếp cận đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng ngân hàng đề: Việc xây dựng ngân hàng đề theo hướng tiếp tục thực
hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu
hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khn mẫu có
sẵn.
- Biên soạn đề thi, đề kiểm tra đảm bảo theo đúng cấu trúc đề thi chuẩn hóa của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3.7. Tổ chức ơn thi hiệu quả mơn Địa lí cho học sinh.
2.3.7.1. Tập huấn cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan.
- Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho học sinh cách ghi và tơ thật chính xác trên phiếu
trả lời trắc nghiệm trong các bài thi thử.
- Tiến hành cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm khách quan thông qua các bài
kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm tra học kì .
- Bên cạnh đó động viên học sinh đăng kí tham gia các kì thi thử Trung học phổ
thơng quốc gia trong năm học tại trường hoặc ở các trường bạn .
2.3.7.2. Nâng cao hiệu quả ôn tập trên lớp.
19


- Hồn thành chương trình Địa lí lớp 12 theo đúng tiến độ.
- Giáo viên hệ thống hóa kiến thức của từng bài, từng chương trong chương trình
địa lí lớp 11 và lớp 12
- Ôn tập cho học sinh theo hệ thống câu hỏi ở từng bài, từng giai đoạn theo các
mức độ nhận thức (xem Phụ lục 1, trang 41 )
- Sau mỗi bài, mỗi giai đoạn, tổ chức học sinh làm đề kiểm tra được thiết kế đảm
bảo đúng tỉ lệ giữa các mức độ nhận thức và tỉ lệ của các đáp án.
- Tiến hành cho học sinh thi thử kì thi trung học phổ thơng Quốc gia theo đúng
cấu trúc đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo. (xem Phụ lục 2, trang 72).
2.3.8. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2.3.8.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 12D3( lớp đối chứng) và 12D4 (
lớp thực nghiệm) thuộc trường THPT Chu Văn An- Thành phố Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa. Các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được chọn đều có sĩ số và lực
học mơn Địa lí tương đương nhau, điều này cho phép đánh giá khách quan
những kết quả thu được sau khi thực nghiệm.
Đặc điểm chất lượng học tập bộ mơn Địa lí của các lớp thực nghiệm và đối
chứng như sau:

20


Lớp

Kết quả học tập mơn Địa lí

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Số HS

%

Số HS


%

Số HS

%

Số HS

%

12D4

35

5

14,3

22

68,5

8

22,8

0

0,0


12D3

35

6

17,1

26

74,2

3

8,6

0

0,0

2.3.8.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đặc
điểm tình hình dạy và học Địa lí để tìm hiểu những thơng tin cần thiết về lớp
thực nghiệm (12D4) và lớp đối chứng (12D3) .
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Tổ chức ơn tập ở lớp thực nghiệm
theo phương pháp thường xuyên được ôn tập bằng việc cho học sinh làm quen với
các đề trắc nghiệm và lớp đối chứng theo phương án của giáo viên cùng tổ Địa lí
- Phương pháp quan sát: Giáo viên trực tiếp đến lớp dự giờ kiểm tra ở các lớp

thực nghiệm và đối chứng, quan sát, ghi nhận đầy đủ các hoạt động của học sinh.
2.3.9. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
chúng tôi nhận thấy việc tổ chức ôn thi cho học sinh 12D4 thông qua thường
xuyên cho học sinh làm quen với đề trắc nghiệm bám sát cấu trúc đề minh họa
cảu Bộ giáo duc đã đem lại hiệu quả rõ rệt hơn 12D3 .
Kết quả điểm bài kiểm tra như sau :

21


Bảng 4 :Thống kê điểm số và tỉ lệ điểm sốbài kiểm tra của lớp 12D3 và12D4
Điểm

Lớp 12D3 (Đối chứng)

Lớp 12D4 (Thực nghiệm)

Số bài

Tỉ lệ %

Số bài

Tỉ lệ %

0

0


0

0

0

1

0

0

0

0

2

0

0

0

0

3

1


2,9

0

0

4

3

8,6

0

0

5

5

14,3

1

2,9

6

9


25,7

5

14,3

7

8

22,8

16

45,7

8

7

20,0

9

25,6

9

2


5,7

3

8,6

10

0

0,0

1

2,9

So sánh kết quả thu được từ bài kiểm tra hai lớp trên chúng tơi thấy: Lớp
thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng.

Đồng thời trong quá trình làm bản sáng kiến này, chúng tôi đã áp dụng
vào việc giảng dạy và ôn thi Trung học phổ thông quốc gia mơn Địa lí từ năm
2018 với kết quả khá quan trọng . Theo thống kê kết quả thi thử năm 2018 khá
22


cao: Lần 1 điểm bình quân đạt 5.5 điểm, lần 2 đạt 5.75 điểm. Đặc biệt trong kì
thi tốt nghiệp năm 2018, mơn Địa lí là một trong các mơn có điểm cao nhất
trong các mơn của trường. Còn trong đợt thi thử đợt 1 và đợt 2 của năm học
2018 - 2019 vừa qua, theo thống kê môn Địa lí vẫn là mơn có kết quả cao trong
các mơn còn lại, điểm bình quân đều trên 5.0 điểm (kì thi thử lần 1 điểm bình

quân đạt: 5.25 điểm, lần 2 đạt 6.25 điểm), cao hơn so với nhiều môn như Anh,
Hóa, Lịch sử...Có thể thấy rằng việc tổ chức cho học sinh ơn thi theo hình thức
trắc nghiệm khách quan theo định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại
nhiều kết quả khả quan. Học sinh hứng thú hơn với bài học, làm bài thành thạo
và biết cách ôn tập để kết quả ngày càng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
tình hình thi cử hiện nay.
3. KẾT LUẬN
3.1. Một số kết luận.
Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tơi nhận thấy :
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng
trong quá trình dạy học ở trường phổ thơng. Trong đó việc đạt kết quả cao trong
các kì thi là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Với những thay đổi mới của kì thi Trung học phổ thông Quốc gia trong hai năm
trở lại đây, các cơ sở giáo dục đã tích cực hướng dẫn học sinh ơn tập tiếp cận theo
hướng chuẩn hóa đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chúng tôi đã biên soạn
được một số câu hỏi, đề thi, có nhiều mã đề (24 mã đề) nhằm tránh gian lận trong
thi cử, cách đảo đề và chấm bài hiệu quả, khách quan và công bằng.
- Đồng thời chúng tôi đã thực hiện được một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả ôn thi mơn Địa lí cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Sầm Sơn như việc tập huấn cách làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh; nâng
cao hiệu quả ôn tập trên lớp; đặc biệt là tổ chức ôn tập và hướng dẫn học sinh tự
ôn tập thông qua trang . Việc thực hiện các biện pháp
trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt qua kết quả các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1
tiết, kiểm tra học kì, kì thi trung học phổ thơng năm 2018 và hai kì thi thử trung
học phổ thơng năm 2019 vừa qua.
Nội dung các đề thi và phương pháp ôn tập này đã được thực hiện tại
trường trung học phổ thông Chu Văn An trong năm học 2017 – 2018 và 2018 2019, bước đầu mang lại những hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập
cho kì thi Trung học phổ thơng quốc gia.
3.2. Kiến nghị.

Để việc ôn tập thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí trong kì thi Trung
học phổ thơng quốc gia ở các trường trung học phổ thông đạt hiệu quả, đề nghị :
23


* Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo: Cần tăng cường tổ
chức tập huấn cho giáo viên về kĩ thuật ra đề thi trắc nghiệm, kĩ thuật sử dụng
các phần mềm đảo đề trắc nghiệm... Cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học cho
các trường để thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
* Đối với nhà trường: Đánh giá đúng vị trí của bộ mơn Địa lí nói riêng và của
tổ hợp mơn Xã hội nói chung. Đồng thời trang bị máy móc, phòng học chun
mơn đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học của các môn
học.
* Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Thường xuyên trao đổi chuyên môn, tổ chức
biên soạn đề, phản biện ,đảo đề khoa học, chính xác.
* Đối với giáo viên:
- Nghiêm túc học tập, trau dồi chuyên môn, ý thức được cần phải đổi mới
phương pháp dạy học. Tăng cường học tập các kĩ năng công nghệ thơng tin để
có thể sử dụng thành thạo các phần mềm đảo đề trắc nghiệm, xuất bản được để
thi khoa học, chính xác.
- Tham gia cùng tổ, nhóm chun mơn biên soạn đề trắc nghiệm.
- Tích cực sử dụng các trang mạng trực tuyến hữu ích phục vụ cho việc dạy học,
ôn tập cho học sinh.
* Đối với học sinh: Đánh giá đúng về vị trí của bộ mơn Địa lí nói riêng và các
mơn xã hội nói chung trong hệ thống các môn học ở trường trung học phổ thông
để lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực bản thân. Đồng thời tích cực tham gia
ơn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để có kết quả tốt nhất cho kì thi sắp tới.
Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được trong ôn tập môn Địa lí theo
hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm khách quan cho học sinh ở trường Trung học
phổ thông Chu Văn An trong thời gian qua. Việc áp dụng đề tài đã đem lại hiệu

quả rõ rệt trong việc nâng cao hiệu qủa ôn thi cho học sinh. Đề tài này có thể
tiếp tục thử nghiệm, rút kinh nghiệm ở các trường trung học phổ thơng khác
nhằm phục vụ cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia sắp tới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng
05năm2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Thị Nga
24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên trung
học phổ thông về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra
đánh giá mơn Địa lí, Hà Nội, 2017.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong qua trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học
phổ thông, Hà Nội, tháng 5 năm 2014.
3. Lê Nguyên Bảo và Nguyễn Tấn Thắng (đồng chủ biên), Những bài thi mẫu kì
thi THPT quốc gia năm 2017, NXB Đại học Duy Tân, 2017.
4. Đỗ Anh Dũng, Trắc nghiệm Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.
5. Phạm Văn Đông, Hướng dẫn ôn tập nhanh – hiệu quả Địa lí 11, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.
6. Lê Kim Long, Hướng dẫn ơn tập kì thi trung học phổ thơng quốc gia tổ hợp
xã hội, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2018.
7. Tập thể tác giả, Đề thi trắc nghiệm luyện thi trung học phổ thông quốc gia

năm 2017 tổ hợp khoa học xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.
8. Lê Thông (Chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam,
2016.
9. Lê Thơng (Chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam,
2016.
10. Nguyễn Xuân Trường (CB), Đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc gia năm
2017 KHXH (Tập 1, Tập 2), NXB Giáo dục, 2017.

25


×