Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp sư phạm giúp học sinh yếu kém tiến bộ trong môn sinh học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.73 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS & THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM
TIẾN BỘ TRONG MÔN SINH HỌC LỚP 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên

SKKN môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………

1

1.1. Lí do chọn đề tài……………………….……………………….

1

1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………….……………….

2

1.4. Phương phấp nghiên cứu………………………………………

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………….……….

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………

3

2.1.1. Quan điểm của dạy học phân hóa………………..…………….

3

2.1.2. Quan điểm dạy học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực…………………………………………….………

3

2.1.3. Quan điểm về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

4

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


4

2.3. Một số biện pháp sư phạm giúp học sinh yếu kém tiến bộ trong
môn Sinh học lớp 10………………………………………………..

5

2.3.1. Những biện pháp chung……………………………………..

5

2.3.2. Những biện pháp cụ thể………………………..……………

7

2.3.3. Tổ chức thực hiện……………………………………………

13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………… ………………

16

2.4.1. Đánh giá định tính……………………………...……………

16

2.4.2. Đánh giá định lượng…………………………………………


16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………

17

3.1. Kết luận…………………………………………………………

17

3.2. Kiến nghị……………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………

17
18


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trong học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
CTC: Chương trình chuẩn
MTBT: Máy tính bỏ túi
Nxb: Nhà xuất bản


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Có thể nói chất lượng giáo dục nước ta đang là một vấn đề mang tính thời
sự. Hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, tỷ lệ học sinh yếu kém ở các trường
THPT không phải là ít, trong đó phải kể đến tỷ lệ học sinh yếu kém môn Sinh
học. Trong khi đó, môn Sinh học có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng
trong giáo dục phổ thông. Ngoài mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến
thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh
học cơ thể, di truyền và biến dị còn rèn cho các em các kỹ năng quan sát, tổng
hợp, phân tích đánh giá, suy luận; kỹ năng vận dụng kiến thức làm bài tập, kỹ
năng tính toán. Học tốt môn Sinh học giúp các em giải thích được các hiện
tượng trong cuộc sống. Việc nắm vững kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động
sản xuất và hoạt động sau này.
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, tất nhiên sẽ có sự khác nhau về
năng lực học tập. Có học sinh tiếp thu bài học nhanh, nhưng cũng có những em
tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không tiếp thu được gì thông qua các hoạt
động trên lớp. Đặc biệt, khái niệm Sinh học luôn trừu tượng, khó hiểu ... hệ
thống lí thuyết nhiều mang tính lôgic rất cao. Nội dung phần bài học sau các
em muốn hiểu được cần phải nhớ, hiểu, vận dụng lại kiến thức đã học ở phần
trước, lớp trước. Nếu học sinh đã rỗng kiến thức cơ bản thì việc tiếp thu kiến
thức ngày càng khó khăn, thiếu hụt dẫn đến ghi nhớ máy móc không hiểu bản
chất nên chán học và học yếu, kém bộ môn.
Hiện nay việc dạy học môn Sinh học ở trường THPT nói chung và trường
THCS &THPT Thống Nhất nói riêng tuy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy
học tích cực, song việc phân loại để cung cấp “những lỗ hổng kiến thức” cho
các em học sinh yếu kém vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, GV
chưa có biện pháp tác động đến tình cảm, chưa gây được hứng thú học tập cho
học sinh.
Được tiếp xúc hàng ngày với các em, đó là điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm
hiểu rõ về đặc điểm tâm lí của lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp
nhằm giúp những học sinh yếu kém có thể nắm được bài học và hoà nhập vào

hoạt động học trên lớp cùng các bạn.
Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên việc lấp “lỗ hổng” kiến thức môn Sinh
học để các em có một nền tảng kiến thức vững chắc là cần thiết, tạo điều kiện
cho các em học tập tiếp lên các lớp trên và có được sự tự tin trong cuộc sống.
Do đó, giáo viên cần có biện pháp dạy học phù hợp giúp các em nắm chắc
kiến thức cơ bản, có kĩ năng làm bài tập, tích cực, hứng thú trong giờ học, từ
đó thoát khỏi tình trạng yếu kém môn Sinh học. Khi học tốt hơn môn Sinh
học thì việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em sẽ rộng mở hơn,
các em sẽ lựa chọn được các trường đại học, cao đẳng khối A02, khối B để
thi, hoặc các trường cao đẳng, trung cấp nghề phù hợp với sở thích và năng
lực của mình.

1


Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sư phạm giúp
học sinh yếu kém tiến bộ trong môn Sinh học lớp 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, tôi mong muốn tìm ra nguyên nhân học sinh học yếu kém
môn Sinh học, từ đó có những biện pháp giúp các em yêu thích, hứng thú hơn
đối với môn học này cũng như các môn học khác. Tạo cho các em học sinh yếu
kém có ý chí vượt qua khó khăn, rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và tự tin vươn
lên trong học tập.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề
dạy đối tượng HS yếu kém môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp sư phạm giúp học sinh yếu kém tiến bộ trong môn Sinh
học lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận dạy học

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Quan điểm của dạy học phân hoá
Dạy học phân hoá là cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến
hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về
năng lực, nhu cầu nhận thức, các điều kiện nhận thức, nhằm tạo ra những
kết quả học tập và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo
công bằng giáo dục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập
cho người học.
Những cấp độ và hình thức dạy học phân hoá:
Dạy học phân hoá ở cấp độ vĩ mô: là tìm kiếm các phương pháp, kĩ thuật
dạy học để mỗi học sinh, nhóm học sinh, với nhịp độ học tập khác nhau trong
giờ học đều đạt kết quả mong muốn.
Dạy học phân hoá ở cấp độ vi mô bao gồm dạy học phân hoá nội tại và dạy
học phân hoá về tổ chức.
Dạy học phân hoá ở cấp độ vĩ mô là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua
cách tổ chức các loại trường lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác
nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau.
Một số hình thức dạy học phân hoá ở cấp độ vĩ mô: Phân ban, dạy tự chọn,
phân ban kết hợp với dạy học tự chọn, phân luồng.[13]
2.1.2. Quan điểm dạy học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực.

Thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những
phương pháp giáo dục, dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.
Trong dạy học tích cực hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp
tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy học tích cực đem lại cho
người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc tính ưa
thích hoạt động của trẻ em. Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm
hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao
sáng tạo. [1]
Dạy và học tích cực tập trung trọng tâm vào hoạt động học, tạo ra sự
chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, phát huy khả năng
tự học ngay từ những lớp nhỏ ở trường phổ thông, tự học không chỉ trong
giờ lên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cả ở nhà, trong các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, không có sự hướng dẫn của giáo viên. [1]
Một số phương pháp dạy học tích cực: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề,
dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm hoặc thảo luận nhóm), học theo hợp đồng,
học theo góc, học theo dự án, dạy học vĩ mô…
Một số kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn phủ bàn,
kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy, kĩ thuật “KWL”, kĩ thuật hơp tác, kĩ thuật lắng
nghe và phản hồi tích cực…[1]
3


2.1.3. Quan điểm về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Khi đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, sẽ đặt ra yêu cầu khách quan
phải đổi mới kiểm tra, đánh giá, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng
cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới kiểm tra, đánh giá bảo đảm yêu cầu khách
quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân
thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công
tác quản lí.

Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động
học và quản lí giáo dục. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan
sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Đổi mới kiểm tra đánh giá chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV
với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, giáo viên cần bố trí thời gian trả
bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài làm, tự cho điểm bài làm của mình,
nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và
khi tiến hành kiểm tra, đánh giá GV phải biết “ khai thác lỗi” để giúp HS tự
nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp tư duy.[2]
Để có được một đề kiểm tra phù hợp thì GV phải nắm vững các quy trình
ra một đề kiểm tra.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh Trường THCS &THPT Thống Nhất chủ yếu có hộ khẩu thường
trú ở 4 huyện: Yên Định, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ. Đa số các em phải đi
học xa, hoàn cảnh kinh tế lại khó khăn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc
học tập. Đặc biệt chất lượng đầu vào rất thấp đã gây không ít khó khăn cho việc
dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng.
Sự thay đổi về môi trường học tập từ THCS lên THPT ảnh hưởng không
nhỏ tới việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt đối với các HS yếu kém. Bởi thầy cô và
bạn bè mới khiến cho những em HS yếu kém vốn đã thiếu tự tin trong học tập
càng trở nên xa lạ với những bài học mới.
Khi dạy môn Sinh học ở lớp 10 tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại phổ biến tình
trạng HS nắm kiến thức cơ bản môn Sinh học ở lớp dưới còn mơ hồ thậm chí
không nhớ tế bào là gì, tế bào được cấu tạo cơ bản như thế nào, các quá trình
phân bào … Chính vì thế việc tiếp thu kiến thức mới của các em gặp rất nhiều
khó khăn. Một số em chán nản không muốn học vì thấy môn học quá khó, số
khác tích cực hơn thì ghi chép bài đầy đủ, chú ý nghe giảng thì có thể vẫn tiếp thu
kiến thức được ở phần I (Giới thiệu chung về thế giới sống), một số bài trong
chương I (thành phần hóa học của tế bào) của phần II (Sinh học tế bào), từ

chương tiếp theo của Sinh học lớp 10 các em không thể theo kịp yêu cầu chung
của bài học…Nhiều em điều kiện học tập thiếu thốn, thiếu: SGK, sách bài tập,
máy tính bỏ túi, vở nháp … nên ngại học hoặc muốn học nhưng do điều kiện
thiếu thốn đã cản trở việc học tập của các em. Một số em có tâm lí trông chờ,
lười suy nghĩ, ngại làm dù là những bài tập vận dụng tương tự chỉ thay số liệu
nên khi bắt tay vào làm thì lóng ngóng, kĩ năng tính toán chậm…
Trong một lớp có sự chênh lệch khá lớn về lực học giữa những em khá giỏi
và những em yếu kém. Điều này càng làm cho những HS yếu kém thiếu tự tin
4


thường không dám trình bày ý kiến cá nhân, cũng như không dám nêu thắc mắc
của mình trước những vấn đề của bài học.
2.3. Một số biện pháp sư phạm giúp học sinh yếu kém tiến bộ trong môn
Sinh học lớp 10
2.3.1. Những biện pháp chung
2.3.1.1. Tìm hiểu HS nhằm phân loại đối tượng HS yếu kém môn Sinh học
Muốn đánh giá đúng đối tượng để từ đó có phương pháp dạy phù hợp và có
những biện pháp cụ thể với từng đối tượng HS yếu kém thì GV cần nắm được
đặc điểm HS yếu kém môn Sinh học. GV có thể tìm hiểu thông qua học bạ
THCS, qua GV chủ nhiệm và nắm đối tượng ngay ở những tiết học đầu tiên, tìm
hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.
* Đặc điểm của học sinh yếu kém môn Sinh học
Học sinh yếu kém môn Sinh học là những học sinh có kết quả học tập
thường xuyên ở mức độ thấp, điểm kiểm tra thường xuyên dưới trung bình. Sự
yếu kém của học sinh trong quá trình học tập được thể hiện như sau:
- Các em không thể bắt kịp chương trình học hiện tại, không có khả năng tự
làm bài tập về nhà.
- Học sinh lĩnh hội kiến thức chậm, nắm khái niệm, đặc điểm, tính chất của
các cấu trúc, quá trình còn hời hợt, hay nhầm lẫn khái niệm này với khái niệm

khác, đặc điểm của tế bào này với tế bào khác. Không biết vận dụng lí thuyết
vào giải quyết các bài tập cụ thể.
- Sau nhiều lần gặp khó khăn khi tiếp thu bài và làm bài tập, hứng thú học
tập đối với môn học giảm sút nghiêm trọng, khiến các em mất tự tin và rơi vào
trạng thái căng thẳng trong các giờ học.
- Học sinh không chịu suy nghĩ, không có hứng thú tham gia vào các hoạt
động học tập, hoạt động giao lưu giữa thầy và trò, thái độ học tập còn thụ động.
- Ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp. Tính tình thì
nhút nhát, rụt rè không mấy khi phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Ở HS có sức học yếu kém hoặc thiếu khả năng học tập thì vốn kiến thức
thường nghèo nàn và có thể chưa nắm được các kiến thức, kĩ năng một cách
vững chắc và sâu sắc như các bạn khác cùng lớp.
Sự yếu kém môn Sinh học được biểu hiện ở nhiều hình nhiều vẻ nhưng
nhìn chung HS yếu kém môn sinh học thường có các đặc điểm sau:
- Có nhiều “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng.
- Tiếp thu kiến thức chậm.
- Phương pháp học tập môn Sinh chưa tốt.
- Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà , bỏ tiết.
Giáo viên cần nắm vững những đặc điểm này để có thể giúp đỡ học sinh
yếu kém một cách có hiệu quả.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém môn Sinh học
Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến
học sinh học yếu kém môn Sinh học đó là:
- Nguyên nhân từ học sinh
Là người trực tiếp tiếp thu những kiến thức thì nguyên nhân yếu kém có thể là do:
5


+ Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn
Sinh học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh rỗng kiến thức cơ bản do

đó các em tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
+ Một số em lười học: vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học,
về nhà thì không xem lại bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ
học lại cắp sách đến trường.
+ Một số em thì không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ
đợi khi lên lớp nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau
đó về nhà “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có
phương pháp và động cơ học đúng đắn.
+ Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có thói quen chờ đợi lười
suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hay xem lời giải sẵn trong sách giải một
cách thụ động.
+ Một số học sinh không có thời gian cho việc học: học sinh nhà ở nông
thôn, gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình
việc đồng áng, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm trái buổi để kiếm tiền
ăn học.
- Nguyên nhân từ giáo viên
+ Chưa thật sự quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú
trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật sự tâm lý, chưa động viên
khéo léo kịp thời đối với những những tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ.
+ Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành
Sinh học.
+ Không nắm chắc đối tượng HS dẫn tới chưa có phương pháp giáo dục phù hợp.
Phương pháp dạy học chậm đổi mới: Nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, không có thí nghiệm trên lớp, bỏ giờ thực
hành thí nghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu.
+ Việc kiểm tra đánh giá học sinh chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ
học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười.
+ Chưa tạo được không khí học tập thân thiện, giáo viên chưa phối hợp tốt
với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh…
- Nguyên nhân từ phụ huynh học sinh và xã hội

+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, thậm chí khoán
trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
+ Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến học sinh không chú tâm vào việc học.
+ Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào con mình nên
khi học sinh lười học xin nghỉ học để làm việc riêng (đi chơi, giả bệnh…) thì
cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học
sinh lười học, mất dần kiến thức cơ bản …và rồi học yếu kém.
+ Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet và các dịch vụ
vui chơi, giải trí hấp dẫn. Điều này cũng là một thuận lợi nếu phụ huynh hướng dẫn
con em sử dụng internet cho việc khai thác tài liệu và ôn lại kiến thức…Nhưng nó
cũng có mặt trái khi phụ huynh không quản được con em mình để cho các em
nghiện điện tử, nghiện facebook…không dành thời gian cho việc học.
6


Sau khi nắm bắt đặc điểm HS học yếu, kém môn Sinh học cũng như nắm
bắt nguyên nhân gây nên, GV phải đưa ra được các biện pháp phù hợp để giúp
những HS này.
2.3.1.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở
Đối với lứa tuổi HS nói chung và HS lớp 10 nói riêng, tình cảm, việc làm,
hành động của các em còn mang tính chất cảm tính. Các em có thể không thích
học môn Sinh học chỉ vì không thích thầy cô dạy môn sinh học đó. Chính vì
vậy, muốn giúp các HS yếu kém môn Sinh học tiến bộ trước hết phải làm cho
các em yêu mến, tin tưởng GV. Bởi vậy, sự thân thiện của GV nhằm tạo sự gần
gũi, cảm giác an toàn để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình là yếu tố rất quan trọng. Sự khích lệ của thầy cô
làm các em tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự.
Để thực hiện được, GV cần:
- Tạo không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời

thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy
làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Ví dụ: HS không ghi bài, đừng
vội quát mắng hay trách phạt mà hãy nhắc nhở nhẹ nhàng, hỏi rõ lý do và sẵn
sàng cho mượn bút nếu lí do là: “Bút em hết mực”.
- Khen ngợi kịp thời, đúng lúc. Phải tìm ra ưu điểm để khen thành thật
kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ : khen chữ đẹp,
trình bày rõ ràng, khen tính cẩn thận, khen tập trung nghe giảng, khen đã biết
vẽ đúng hình, ...Không đợi HS làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Các em viết
được một chút thì khen ngay “Đúng rồi, em làm tiếp đi!”. Theo dõi bài làm
của các em, nếu thấy HS bắt đầu làm sai thì phải nhắc ngay và đặt câu hỏi gợi
ý để các em không mất công làm hết bài, nếu không các em sẽ nản không tự
tin để tự làm lại.
- Chú ý lời phê ở bài kiểm tra, không nên tiết kiệm những lời phê như:
“Có tiến bộ nhiều, cần phát huy!”, “ Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết đẹp”…
2.3.1.3. Giáo dục ý thức học tập
GV cần giúp HS xác định đúng động cơ, thái độ học tập: học để có kiến
thức, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó
thành kiến thức của mình. Học để lập thân lập nghiệp cho cuộc sống tương lai
sau này của chính các em, cho gia đình các em sau đó là phục vụ tổ quốc, phục
vụ nhân dân.
Tôi không quên kể cho các em nghe câu chuyện ngụ ngôn: “Ông nông dân
mãi nghèo khổ” để các em thấy được muốn học tập tốt thì phải có kế hoạch, ý
thức tự giác và kiên trì thì mới thành công.
2.3.2. Những biện pháp cụ thể
2.3.2.1. Những biện pháp giúp đỡ các đối tượng HS
* Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn
Các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng học tập, ngoài các buổi đến lớp các
em phải đi làm thêm để phụ giúp kinh tế gia đình không có thời gian tập trung
cho học tập. GV cần:
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em qua hồ sơ, qua GV chủ nhiệm,

qua bạn bè của HS đó.
7


- Đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có thể miễn giảm cho các em một
phần nào các khoản đóng góp có thể được.
- Phát động các em học sinh trong lớp quyên góp một phần nào đó để giúp
bạn có thể mua một số đồ dùng học tập như sách giáo khoa, bút, vở và nên chủ
động cho các em mượn một số sách vở đồ dùng học tập.
- Trao đổi với phụ huynh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tập,
để các phụ huynh này nhận thức rõ quyền lợi của các em bây giờ là được học, có
thể các em sẽ không học tiếp cao đẳng, đại học nhưng các em cần được học tập
để phát triển toàn diện về tư duy, thể chất. Khi có kiến thức bước vào cuộc sống
các em sẽ có khả năng tư duy linh hoạt trước thử thách của cuộc đời, việc học là
việc cần thực hiện ngay bây giờ, nếu bỏ lỡ sẽ khó hoặc không còn cơ hội để làm
lại, còn “đi làm kiếm tiền” thì sau này sẽ có cả cuộc đời phía trước để thực hiện.
* Với những HS bị tổn thương, mất cân bằng về mặt tình cảm
Một số em có bố mẹ đi làm ăn xa, ở cùng ông bà hoặc anh em họ hàng
nên thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Hay có những em sống trong gia
đình bố mẹ bất hoà, thường xuyên cãi vã, hoặc đã li hôn. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả học tập của các em vì tâm lý chán nản và bản thân không có
người thường xuyên nhắc nhở, quan tâm. Với đối tượng này, GV nên tìm cách
thường xuyên trò chuyện gần gũi với các em (có thể nói chuyện giờ ra chơi, gọi
điện thoại, kết bạn trên mạng xã hội facebook) nhằm động viên an ủi để các em
có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, giúp các em trở lại trạng thái cân
bằng về tình cảm và tập trung vào việc học tốt hơn.
Một số em nảy sinh tình yêu nam nữ quá sớm gây sa sút trong học tập.
Với đối tượng này, GV cần nói chuyện riêng với các em nhằm giúp các em hiểu
được việc cần làm bây giờ là học tập giúp các em có được một nền tảng kiến
thức cơ bản vững chắc, một công việc phù hợp. Đó chính là cơ sở vững chắc để

các em có một tình yêu chân chính.
Đồng thời cùng với GV chủ nhiệm kết hợp liên lạc với phụ huynh phối
hợp uốn nắn, động viên các em.
* Với đối tượng học sinh yếu kém do lười biếng, ham chơi.
Một số HS thường xuyên bỏ giờ ham mê trò chơi điện tử. Một số khác
vẫn đến lớp nhưng không ghi bài, thờ ơ, không chú ý vào bài học. Với đối
tượng này, GV cần:
- Trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt tốt,
mặt xấu và sự liên quan đến tương lai của các em. Động viên những em học khá
trong lớp kết bạn thân để kéo những HS này khỏi sự “ham chơi”. Đồng thời,
phối hợp với phụ huynh để kiểm soát giờ giấc đi học và không cho các em tiền
tiêu vặt.
- Yêu cầu các em ghi bài và chấm vở đột xuất để lấy điểm miệng. Trong
các giờ học nên khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có
lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin
và hứng thú học tập hơn.
* Với đối tượng học sinh yếu kém do “hổng” kiến thức cơ bản
Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy kiến thức mới trong khi
các em không nhớ ngay cả những kiến thức cơ bản tưởng chừng đơn giản
8


ở lớp dưới. Bản thân các em khi đã mất “gốc” ở lớp dưới rồi có chú ý học
bài mới cũng không thể hiểu mà chỉ có học vẹt sau đó thấy chán nản, thấy
môn học quá khó …(hiện tượng này còn kéo dài mãi ngay cả khi các em
học lớp 12 muốn chọn khối A02, khối B thi cũng không theo được.. ).
Chính vì thế ngay từ đầu năm lớp 10 GV cần tổ chức ôn tập bổ sung kiến
thức cho các em để HS yếu kém có đủ kiến thức để theo kịp yêu cầu
chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy
học đồng loạt.

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở ngôi trường có nhiều HS yếu
kém, để giúp các em ôn lại kiến thức tôi đã thực hiện.
Ôn tập thường xuyên liên tục các kiến thức Sinh THCS trọng tâm.
Không nắm chắc kiến thức cơ bản là một đặc điểm đặc trưng của HS
yếu kém.
Ví dụ các em không nhớ tế bào là gì thì các em sẽ không biết được có mấy loại
tế bào, có mấy loại sinh vật. Không nhớ cấu trúc cơ bản của tế bào thì các em
không phân biệt được tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Không nhớ cấu trúc
và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào các em sẽ không nắm được
quá trình di truyền và biến dị …
Không nhớ các kiến thức cơ bản thì các em không thể học tốt chương trình
môn sinh THPT. Vì thế việc ôn tập lại các kiến thức cơ bản cho học sinh theo
tôi là vấn đề then chốt để các em học yếu, kém môn sinh học tiến bộ hơn trong
môn học này.
Từ Sinh học 6 đến Sinh học 8, các em đã tìm hiểu những kiến thức chủ yếu
về sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hóa của sinh
giới. Đến Sinh học 9, các em được tìm hiểu về di truyền và biến dị, cơ thể và
môi trường. Với 1tiết ôn tập đầu năm, trong tiết dạy các câu hỏi đưa ra phải phù
hợp với các đối tượng HS trong lớp thì không thể ôn tập lại các kiến thức cơ bản
cho HS học yếu môn sinh một cách đầy đủ. Vì vậy tôi sẽ thường xuyên ôn tập
một số kiến thức sinh học THCS trọng tâm có liên quan đến chương trình Sinh
học 10, giúp các em lĩnh hội được kiến thức sinh học 10 một cách tốt nhất. Khi
đã nắm vững kiến thức Sinh học 10 sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt Sinh học
11 và Sinh học 12.
Không có nhiều thời gian ôn tập lại kiến thức cơ bản các em sẽ không nhớ được.
Chương trình sinh học 10 đầu năm là phần I- Giới thiệu chung về thế giới sống là
phần học sinh có thể không nhớ kiến thức cơ bản cũ của môn sinh vẫn có thể tiếp thu
bài và làm bài tập vận dụng được khiến GV và HS dễ chủ quan xem nhẹ ôn tập các
kiến thức cũ. Nhưng chính thời gian này ngoài dạy kiến thức chính theo phân phối
chương trình trên lớp tôi vẫn ôn lại kiến thức cũ cho HS thông qua các tiết tự chọn và

học nhóm của HS sau giờ học buổi chiều để ôn lại các kiến thức cơ bản cho các em.
Bước 1: Ôn tập lại kiến thức về tế bào
Bước 2: Ôn tập lại kiến thức về ADN, ARN, Pr
Bước 3. Ôn tập lại kiến thức về NST, nguyên phân và giảm phân.
Lượng kiến thức ôn lại cho các em nhiều không thể nóng vội dạy cùng một
lúc thì các em HS đã học yếu sẽ nản thay vào đó tôi chia nhỏ kiến thức ra ôn tập
và luyện tập thường xuyên vừa sức.
9


2.3.2.2. Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học
Điều 24.2 của Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập của HS ”. [ 3]
Mỗi tiết dạy GV có thể sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực chính vì thế trong phạm vi của đề tài tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp
đã sử dụng có hiệu quả đối với học sinh học yếu môn Sinh học.
* Sử dụng tốt kĩ thuật đặt câu hỏi trong mỗi bài dạy
Kĩ thuật đặt câu hỏi trong mỗi bài dạy đối với người GV rất quan trọng mức
độ câu hỏi đưa ra vừa làm nổi bật trọng tâm của bài dạy vừa phải bám sát đối
tượng HS trong một lớp để các em đều có thể tham gia xây dựng bài kể cả HS
yếu kém.
Ví dụ 1: Khi dạy phần I - Các nguyên tố hóa học trong bài 3: Các nguyên tố hóa
học và nước. ( Tiết 3, SGK Sinh học 10 CTC) [6,12]
Tôi cho những HS học còn yếu bộ môn tham gia trả lời câu hỏi:
- Trong tự nhiên có những loại nguyên tố hóa học nào?
- Tế bào được cấu tạo từ những nguyên tố nào?
Sau đó cho HS cả lớp trả lời các câu hỏi :

- Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố
nhất định?
- Tại sao 4 nguyên tố C,H,O,N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
- Vì sao cacbon là nguyên tố hóa học quan trọng?
Ví dụ 2: Khi dạy phần I – Axit đêôxiribônuclêic trong bài 6: Axit Nuclêic. ( Tiết
6, SGK Sinh học 10 CTC) [6,12]
Tôi cho cả lớp quan sát mô hình cấu trúc của một đoạn ADN và cho những HS
học còn yếu bộ môn tham gia trả lời câu hỏi:
- Trình bày những hiểu biết của em về ADN?
Sau đó cho HS cả lớp trả lời các câu hỏi :
- Trình bày cấu trúc hóa học của ADN
- Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc
điểm và kích thước khác nhau?
- ADN có chức năng gì? Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện
được chức năng đó?
* Sử dụng phương pháp làm việc nhóm kết hợp với kĩ thuật chia
nhóm, kĩ thuật “khăn phủ bàn”.
Tuỳ theo nhiệm vụ học tập, GV có thể sử dụng hình thức HS làm việc cá
nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp. Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối
hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn
hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp làm việc nhóm. [3]
- Kĩ thuật chia nhóm: năng lực HS giữa các nhóm là tương đương nhau, phân
công nhóm trưởng, thư ký…
- Kĩ thuật “khăn phủ bàn” (tất cả các thành viên đều ghi ý kiến vào ô của
mình sau đó thống nhất ghi vào giữa) tránh trường hợp phát phiếu học tập
10


cho các nhóm thì chỉ có một số HS học tốt trả lời còn số còn lại thì không
tham gia. Ngoài việc sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” khi học sinh làm

việc nhóm tôi yêu cầu mọi thành viên trong nhóm phải tham gia để nắm
được nhiệm vụ của nhóm và có thể gọi bất kì HS nào trong nhóm đứng lên
trả lời, GV phải quan sát HS ở các nhóm nếu thấy HS nào không tham gia
phải đến hỏi gợi ý, nhắc nhở các em kịp thời.
Ví dụ 1: khi dạy mục II. Axit Ribônuclêic (ARN) ( bài 6: Axit Nuclêic,
Tiết 6, Sinh học 10 CTC) [6,12]. GV chia lớp thành các nhóm sử dụng kĩ thuật
“khăn phủ bàn” để tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của các loại ARN. (Tìm
hiểu về cấu trúc thì các thành viên trong nhóm tìm hiểu về cấu trúc của các loại
ARN khác nhau sau đó thống nhất ý kiến và ghi vào trong ô cấu trúc của các
loại ARN ); (Tìm hiểu về chức năng các thành viên trong nhóm tìm hiểu về chức
năng của các loại ARN khác nhau sau đó thống nhất ý kiến chung của nhóm)…
Ví dụ 2: Khi dạy bài 16: Hô hấp tế bào. (Tiết 19, Sinh học 10 CTC)
[6,12]. GV chia lớp thành 4 nhóm và sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”, kĩ thuật
mảnh ghép. Mỗi nhóm tìm hiểu về một giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào
dựa trên các gợi ý sau: Nơi thực hiện, nguyên liệu, diễn biến, sản phẩm. Nếu
nhóm nào làm yếu giáo viên có thể gợi ý, giúp đỡ các em.
* Sử dụng có hiệu quả dạy học bằng sơ đồ tư duy
Tôi đã sử dụng phương pháp này để hướng dẫn HS ôn tập lại kiến thức cơ
bản về cấu trúc tế bào, phân bào ; kiến thức sau khi học hết một chương hoặc
phần củng cố sau một bài.
* Sử dụng phương pháp trực quan, gắn bài học với việc giải thích các
hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin vào soạn giảng
- Chúng ta đã biết đặc điểm của bộ môn Sinh học là mang tính thực nghiệm
cả về định tính và định lượng nếu GV thực hiện các thí nghiệm biễu diễn, cho
HS được làm các thí nghiệm trong tiết thực hành sẽ gây hứng thú cho học sinh
và tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức được tốt hơn và chắc chắn những
HS học yếu bộ môn vẫn có thể trả lời tốt hiện tượng các em quan sát được trong
thí nghiệm là gì. Để thí nghiệm thực hành đạt kết quả tốt trước khi tiến hành thí
nghiệm ở trên lớp tôi nghiên cứu kĩ cách tiến hành các thí nghiệm từ SGK, sách

giáo viên, thực hiện thí nghiệm trước khi lên lớp để đảm bảo các thí nghiệm
thành công. Đồng thời dự kiến trước các tình huống thí nghiệm thất bại xảy ra
đối với HS để hướng dẫn cho các em làm tốt.
- Khi dạy những bài cần vận dụng kiến thức Sinh học vào giải thích các hiện
tượng trong tự nhiên và cuộc sống GV hướng dẫn cho HS giải thích từ đó tạo
hứng thú và yêu thích bộ môn Sinh học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài các nguyên tố hóa học và nước (Tiết 3, Sinh học 10 CTC)
[6, 11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng:
+ Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh?
+ Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học
trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Ví dụ 2: Khi dạy bài Cacbohidrat và Lipit (Tiết 4, Sinh học 10 CTC) [6, 11, 12]
11


GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng:
+ Tại sao khi bị đói lả (hạ đường huyết) người ta thường cho uống nước đường
thay vì ăn các loại thức ăn khác?
+ Vì sao người già không nên ăn nhiều lipit?
+ Vì sao trẻ em ngày nay hay bị bệnh béo phì?
Ví dụ 3: Khi dạy bài Prôtêin (Tiết 5, Sinh học 10 CTC) [6, 11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích các hiện tượng:
+ Tại sao một số vi sinh vật sống ở suối nước nóng có nhiệt độ ~ 100 0C mà
prôtêin của chúng không bị biến tính?
+ Tại sao khi đun nóng nước gạch cua (canh cua) thì prôtêin của cua lại đóng
thành từng mảng?
Ví dụ 4 : Khi dạy bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (Tiết 12, Sinh
học 10 CTC) [6, 11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng:

+ Khi muối dưa bằng rau cải, lúc đầu rau bị quắt lại sau vài ngày trương to lên.
+ Ngâm quả mơ chua vào đường, sau một thời gian quả mơ có vị ngọt, chua và
nước cũng có vị ngọt chua?
+ Làm thế nào để xào rau muống không bị quắt, dai mà vẫn xanh và giòn?
+ Rau muống chẻ ngâm vào nước bị cong lại.
+ Măng khô ngâm vào nước một thời gian thì trương to lên
Ví dụ 5: Khi dạy bài dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật (Tiết 24, Sinh học 10 CTC) [6, 11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng:
+ Vì sao nước sông Tô Lịch có màu đen và có mùi thối?
Ví dụ 6: Khi dạy bài Sinh trưởng của vi sinh vật (Tiết 26, Sinh học 10 CTC) [6,
11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng:
+ Tại sao nói dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi
sinh vật?
Ví dụ 7: Khi dạy bài Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ (Tiết 30, Sinh học
10 CTC) [6, 11, 12]
GV hướng dẫn cho HS giải thích hiện tượng: tại sao một số động vật như: trâu,
bò, gà bị nhiễm virut thì bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong?
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú giúp học sinh
dễ tiếp thu kiến thức. Ví dụ như việc sử dụng máy chiếu đa năng và các phần
mềm trình chiếu một số thí nghiệm ảo, hình ảnh động, các video, lược đồ tư duy,
tóm tắt kiến thức trong tiết ôn tập, bài tập củng cố…
2.3.2.3. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
GV phải nắm yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn học.
Nội dung các câu hỏi trong đề kiểm tra cũng rất quan trọng phải bám
vào ma trận nhận thức với 4 cấp độ: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dung cao.
Trừ một số câu ở vận dụng cao mới đòi hỏi các em tổng hợp kiến thức thì các
câu hỏi còn lại chỉ nhớ lại kiến thức, khái niệm, đặc điểm có trong SGK và

làm những bài tập hiểu, vận dụng ở mức độ tương tự thay đổi số liệu…mà tôi
12


đã dặn dò các em về nhà ôn tập. Đối với HS học yếu bộ môn việc thường
xuyên kiểm tra lại các kiến thức trọng tâm của Sinh học 10 như nêu được cấu
trúc, chức năng của các thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc và chức năng
của tế bào, các quá trình phân bào … là rất quan trọng vì các em có nắm được
các kiến thức nêu trên các em mới có thể học tốt hơn ở những bài học sau.
Việc cố gắng học các kiến thức cơ bản và ghi bài thường xuyên đầy đủ là một
thành công bước đầu để các em tiến bộ. GV có thể kiểm tra đột xuất vở ghi để
lấy điểm miệng, cho các em lên bảng làm những bài tập tương tự thay số liệu
để lên lấy điểm miệng các em sẽ rất vui vì đấy là điểm của các em chứ không
phải do nhìn bạn, hỏi bạn hoặc khoanh bừa. Phải thấy được sự cố gắng đó để
ghi nhận khen ngợi, động viên các em kịp thời dù có thể chỉ là những lời nhận
xét chữ viết rõ ràng, cẩn thận …
2.3.2.4. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập trên lớp và tự
học ở nhà
Cùng thầy cô giáo dạy nhưng có em kết quả học tập cao, có em kết kết quả
học tập chưa cao, thậm chí còn yếu, kém. Nhiều em vẫn đổ lỗi tại mình không
thông minh. Nhưng một trong những nguyên nhân mà các em chưa nhận thấy đó
là các em chưa có phương pháp học tập hiệu quả dẫn đến kết quả học tập còn
yếu, kém. Chính vì thế hướng dẫn HS cách học rất quan trọng. Trước hết, GV
cần yêu cầu HS:
Dù học ở lớp hay ở nhà khi vào bàn học phải tập trung, không làm việc
riêng, kiên trì.
- Ghi chép bài cẩn thận, đầy đủ kết hợp với việc nghe giảng trên lớp
(Khuyến khích bằng cách chấm vở lấy điểm miệng).
- GV yêu cầu học sinh phải có vở nháp, máy tính bỏ túi để tham gia học tập
trên lớp cũng như ở nhà, không ngại làm sai. GV giải thích cho HS dù có làm sai

thì lần sau các em mới rút được kinh nghiệm, khắc sâu được kiến thức.
- Không hiểu phải hỏi thầy, hỏi bạn, không nhớ chắc chắn kiến thức phần
nào thì tự mình phải xem lại sách vở bổ sung lại phần đó (yêu cầu các em giữ lại
vở ghi và SGK Sinh học của các lớp, tham gia học nhóm ...)
- Làm ít nhất hai phần ba số bài tập trong SGK (Đối với các em HS yếu
kém, không nên đặt ra yêu cầu làm hết toàn bộ bài tập SGK).
- Nắm chắc lý thuyết trước khi làm bài tập.
- Sau khi học xong một chương cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến
thức (tốt nhất là bằng bảng hoặc bằng sơ đồ). Tóm tắt lý thuyết cơ bản và các
công thức quan trọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản và dán vào
góc học tập.
2.3.3. Tổ chức thực hiện
2.3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm
Đầu năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy môn Sinh học lớp
10A2 và 10A4 Trường THCS&THPT Thống Nhất. Qua tìm hiểu học bạ lớp 9
tôi nhận thấy trình độ chung về môn Sinh học của hai lớp 10A4 và 10A2 là
tương đương nhau.
Bảng thống kê lực học môn Sinh học của lớp 10A2 và 10A4 đầu năm học
2018 - 2019
13


Lớp

10A2
10A4

Tổng
số
HS

46
48

Khá, giỏi
Số
lượng
12
13

Tỷ lệ
(%)
26.1
27.1

Trung bình
Số
lượng
23
19

Tỷ lệ
(%)
50.0
39.6

Yếu, kém
Số
lượng
11
16


Tỷ lệ
(%)
23.9
33.3

Trên cơ sở đó, tôi tổ chức thực nghiệm tại lớp 10A4 và lấy lớp 10A2 làm
đối chứng. Việc dạy thực nghiệm và đối chứng thực hiện theo đúng kế hoạch
giảng dạy của nhà trường.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ ngày 17/9/2018 đến ngày 15/5/2019.
- Lớp thực nghiệm: 10A4 với số lượng HS là 48 em.
- Lớp đối chứng: 10A2 với số lượng HS là 46 em.
2.3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
* Phân loại các đối tượng HS yếu kém môn Sinh học
Nhóm 1 (gồm 4 em: Phạm Thúc Diệu, Đỗ Quang Hưng, Lục Đình Hưng,
Nguyễn Văn Tiến) với đặc điểm: hay bỏ tiết, vào muộn, ít nói, trong lớp thường
không nghe giảng, không ghi bài, tỏ thái độ bất cần, hỏi gì cũng không biết.
Nhóm 2 ( gồm 6 em: Bùi Thị Phương Anh, Hà Thị Minh Anh, Bùi Thị Ngân,
Lê Thị Phượng, Nguyễn Ngọc Quang, Bùi Như Quỳnh) với đặc điểm chung:
không nhớ các kiến thức cơ bản môn Sinh ở lớp dưới, thường xuyên không
thuộc bài và không làm bài tập, rụt rè, sợ hãi mỗi khi GV kiểm tra bài cũ, không
tham gia ý kiến vào bài học.
Nhóm 3 (gồm 6 em: Đinh Văn Quyết, Mai Thị Diễm Quỳnh, Phạm Thị
Quỳnh, Bùi Hồng Chúc, Hoàng Lê Tuấn Ngọc, Phạm Thị Trà My) với đặc điểm:
chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng cũng tham gia xây dựng bài những kiến cơ
bản môn Sinh ở lớp dưới có nhớ nhưng không được nhiều, ngại bắt tay vào làm
các bài tập cho dù chỉ là bài tập đơn giản, có tâm lí chông chờ vào thầy cô và
bạn bè sau đó chép kết quả. Chính vì thế khi bắt tay vào làm bài hay bị nhẫm
lẫn, kĩ năng tính toán chậm kết quả học tập của các em rất thấp.
* Thường xuyên gần gũi, động viên, quan tâm, khích lệ kịp thời

những tiến bộ dù nhỏ của HS học yếu môn Sinh học
Nhóm 1: Đối với những HS này chê bai hoặc thường xuyên cho các em điểm
thấp mỗi khi không thuộc bài cũ không phải là biện pháp hiệu quả thậm chí ý
thức học còn kém hơn bởi các em không có điểm tựa. Tôi đã gặp gỡ riêng từng
em cũng như thông qua các bạn cùng lớp biết được nguyên nhân trốn học, bỏ
tiết của hai HS Phạm Thúc Diệu, Đỗ Quang Hưng, thường xuyên chơi điện tử ở
quán Internet gần trường học. HS Lục Đình Hưng, Nguyễn Văn Tiến có hoàn
cảnh kinh tế gia đình khó khăn các em thường bỏ tiết để tham gia vận chuyển
vật liệu xây dựng thuê cho các quán bán hàng để lấy tiền chi tiêu. Trong khi nói
chuyện với tôi các em đều có tâm sự nhiều lúc vào lớp học nhưng vì “hổng”
kiến thức cơ bản của bộ môn vì thế nên nghĩ rằng mình chắc sẽ không học
đươc…Gặp gỡ phụ huynh của em Hưng, em Tiến và được biết kinh tế gia đình
khó khăn nhưng cũng không bắt các em phải nghỉ học để đi làm. Do các em
ngại học thích đi làm để có tiền tiêu pha cá nhân. Biết được điều đó tôi đã phân
14


tích cho các em thấy cũng sức lao động các em bỏ ra nhưng khi các em là một
kĩ sư, các em là một công nhân kĩ thuật thì tiền lương mà các em hưởng sẽ cao
hơn gấp nhiều lần, công việc sễ ổn định hơn so với việc các em đi làm thuê theo
thời vụ thế này. Nếu các em quyết tâm thầy cô và các bạn sẽ cùng em bổ sung lại
kiến thức “hổng” cho các em. Chính vì thế tôi cho HS thành lập các nhóm học
sau giờ học phụ đạo buổi chiều để ôn lại kiến thức cơ bản cử mỗi nhóm một đến
hai em học tốt bộ môn tham gia kèm cặp, bản thân tôi cũng thường xuyên ở lại
trao đổi cùng các em … Mặt khác trong giờ học tôi không ngừng yêu cầu các
em thực hiện các hoạt động học tập dù là hoạt động dễ nhất như đọc nội dung
một đoạn trong SGK để các em không có cơ hội làm việc riêng trong lớp hay
mơ màng trong giờ học. Đối với bài học mới trên lớp tôi dặn dò rất tỉ mỉ những
việc các em cần làm như cần phải ôn lại kiến thức trọng tâm rồi mới tiến hành
làm bài tập về nhà, đọc trước nội dung bài mới, nhấn mạnh với 4 em HS cá biệt

hay nghỉ học là hôm sau cô sẽ kiểm tra bài cũ để lấy điểm miệng, các em nhớ đi
học đầy đủ. Tôi thường xuyên kiểm tra vở bài tập, sửa chữa những sai sót của
các em….
Nhóm 2: Trong tiết học trên lớp, tôi nhấn mạnh những nội dung chính của
bài, đóng khung những kiến thức cần phải học thuộc và cho các em làm bài tập.
Thường xuyên gọi các em phát biểu ý kiến xây dựng bài có khi không cần hoàn
chỉnh một câu hỏi, ví dụ: Nêu đặc điểm của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực…
tôi cũng không ngừng nhắc lại những kiến thức liên quan tới bài học, tốc độ
giảng bài vừa phải, tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài. Thường
xuyên kiểm tra vở bài tập và cho điểm nếu các em làm tốt. Động viên các em
tham gia học nhóm sau giờ học phụ đạo buổi chiều.
Nhóm 3: Tôi tiến hành cho các em ôn luyện vừa sức, từ những câu hỏi ở
mức ghi nhớ đến các câu hỏi dạng hiểu và vận dụng, mỗi khi các em trả lời
sai, tôi đều chỉ ra lỗi và chỉnh sửa lại cho đúng, không quên động viên các em
“ không sao cả, sai thì mới nhớ lâu, lần sau các em nhớ đừng phạm phải lỗi
này nữa là được”. Lỗi sai chủ yếu là ngại làm, cứ nghĩ là mình làm được
nhưng khi bắt tay vào làm thì lại nhầm lẫn kiến thức giữa các phần, không
cho kết quả hoặc kết quả sai. Để khắc phục lỗi này các em phải chuẩn bị vở
nháp, MTBT, những câu hỏi ở mức độ nhớ phải tự mình làm, không hiểu phải
hỏi ngay ... Hướng dẫn các em cách học hiệu quả ở nhà, tự bổ sung những
kiến thức cũ mà các em đã quên. Động viên các em tham gia học nhóm cùng
các bạn.
* Ôn tập thường xuyên những kiến thức cơ bản
Để HS học yếu môn Sinh học có thể học tốt lên việc đầu tiên là phải ôn tập lại
các kiến thức cơ bản tưởng chừng như rất đơn giản cho các em. Đó là cấu trúc
cơ bản của tế bào, cấu trúc và chức năng của ADN, ARN, Pr; NST là gì, nguyên
phân và giảm phân diễn ra như thế nào….
Một tiết ôn tập đầu năm là chưa đủ với những HS học yếu môn Sinh học
chính vì thế tôi khuyến khích các HS trong lớp tự học nhóm để trao đổi bài.
Riêng đối với các HS yếu, kém tôi chủ động sắp xếp thành các nhóm cho phù

hợp, thường xuyên hỏi nhóm trưởng sự tiến bộ của các em trong nhóm và chủ
động ra thêm 1 số bài tập vừa sức để các em luyện tập thêm. Tôi cho HS đăng
15


ký lịch học nhóm và báo cáo với nhà trường để HS được sử dụng phòng học tại
trường. Khi học tại trường HS sẽ tuân thủ thời gian và có ý thức tham gia tích
cực, trách nhiệm hơn.
* Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh
Để tạo hứng thú cho các em trong các tiết học, yêu thích môn học tôi đã sử
dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như mục: 2.3.2.2.
Khi ra đề kiểm tra tôi bám vững các quy trình ra một đề kiểm tra, chấm trả
bài kịp thời, việc coi thi nghiêm túc cũng rất quan trọng. Trước khi làm bài kiểm
tra tôi cho cán bộ lớp thu hết vở ghi, SGK để lên bàn GV. HS nhìn bài bạn và
HS cho bạn nhìn bài đều bị trừ điểm (đã có nhiều HS bị trừ điểm vì nghĩ rằng
cô chỉ dọa nhưng những lần sau đó thì tự giác trong giờ kiểm tra).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đánh giá định tính
Tôi đã áp dụng những biện pháp trên và theo dõi sự chuyển biến trong hoạt
động học tập của HS yếu kém, tôi nhận thấy:
- Ở lớp 10A2 (Lớp đối chứng): Không khí của giờ học rất trầm, các em HS
yếu kém hầu như không tự giác phát biểu xây dựng bài và không tự đưa ra các
thắc mắc hay ý kiến của cá nhân mình trước tập thể. Trong giờ học các em có
ghi bài nhưng vì không hiểu bản chất nên tốc độ còn chậm, các em tỏ ra không
tự tin khi làm một bài tập, vẫn còn hiện tượng bỏ tiết.
- Ở lớp 10A4 (Lớp thực nghiệm): Tôi đã phối hợp một cách phù hợp, linh hoạt
các biện pháp nêu trên để giúp đỡ HS yếu kém. Vì vậy, các giờ học môn Sinh
học đối với các em rất nhẹ nhàng, thoải mái, các em hào hứng tham gia vào bài
học, các em tích cực suy nghĩ trước sự định hướng của GV, không còn hiện
tượng trốn học đi chơi điện tử, làm việc riêng trong lớp. Mức độ tích cực của HS

yếu kém ngày càng được tăng từ giờ học trước đến giờ học sau, đặc biệt các em
không còn quên các kiến thức cơ bản ở lớp dưới, biết vận dụng kiến thức để trả
lời các câu hỏi ở mức vận dụng … Đặc biệt, các em mạnh dạn trình bày ý kiến
của mình trong nhóm cũng như trước tập thể lớp, hăng hái thảo luận và đưa ra
các nhận xét đánh giá khi GV yêu cầu.
2.4.2. Đánh giá định lượng
Tôi đã cho HS lớp 10A2 và 10A4 làm bài kiểm tra theo đúng phân phối
chương trình, phù hợp với yêu cầu của môn học kết hợp với việc kiểm tra
miệng, đến thời điểm cuối năm học kết quả trung bình cả năm môn Sinh học của
hai lớp được thể hiện trong bảng sau :
Lớp

10A4
10A2

Tổng
số
HS
48
46

Khá, giỏi

Trung bình

Số
Tỷ lệ
Số
lượng (%) lượng
30

62.5
16
15
32.6
22

Tỷ lệ
(%)
33.3
47.8

Yếu
Số
lượng
2
7

Tỷ lệ
(%)
4.2
15.2

Kém
Số
lượng
0
2

Tỷ lệ
(%)

0
4.4

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi thấy việc dạy học với đối tượng HS yếu kém
môn Sinh học là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi người dạy phải kiên
trì, nhẫn nại và thật sự tâm huyết với nghề. Để giúp những HS yếu kém có thể
từng bước tiến bộ đòi hỏi GV phải “vừa dạy, vừa dỗ”, phải nắm bắt và hiểu tâm
lý của các em để có những biện pháp phù hợp nhằm tác động đến tình cảm, khơi
dậy sự hứng thú đối với môn học, tạo cho các em niềm tin về khả năng tiến bộ
của mình nếu thật sự cố gắng. Từ đó, phần nào rèn luyện cho các em ý chí, nghị
lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Theo tôi, đề tài có thể ứng dụng để giảm tỷ lệ HS yếu kém môn Sinh học
khối 10 ở Trường THCS&THPT Thống Nhất và cả những trường khác có tỷ lệ
HS yếu kém cao.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Nên tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học để
phân loại đối tượng HS yếu kém nhằm phụ đạo riêng ngay từ đầu năm giúp các
em theo kịp chương trình chuẩn trên lớp. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên
khi lên lớp cần tạo không khí vui vẻ, thân thiện với HS giúp các em tiếp thu bài
học đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tránh miệt thị, chê bai các HS yếu kém,
tích cực sưu tầm tài liệu và học hỏi từ đồng nghiệp về phương pháp dạy HS
yếu kém.
Đề tài mới chỉ đặt vấn đề nghiên cứu một số biện pháp trong dạy HS yếu
kém môn Sinh học lớp 10. Tôi nhận thấy đề tài này có thể mở rộng nghiên cứu
và cụ thể hóa các biện pháp nhằm giúp đỡ HS yếu kém trong toàn bộ nội dung

chương trình Sinh học phổ thông.
Trên đây là những suy nghĩ và các biện pháp đã được tôi áp dụng đạt hiệu
quả khá cao trong quá trình giảng dạy của bản thân. Trước tình hình học sinh
“ngồi nhầm lớp”, học sinh yếu kém còn nhiều, tôi mạnh dạn đưa ra để quí thầy
cô cùng thảo luận. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học ngành cùng quý thầy cô góp ý để tôi
hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Ngọc

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực (Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án Việt Bỉ- NXB ĐH Sư
Phạm)
2. Module THPT 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh- Phạm
Văn Hoan.
3. Module THPT 18: Phương pháp dạy học tích cực- Trần Đình Châu, Đặng
Thu Thuỷ, Phan Thị Luyến.
4. Module THPT 19: Dạy học với công nghệ thông tin – Trần Kiều Hương.
5. Hỏi đáp Sinh học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam

6. SGK Sinh học 10 CTC, Nxb Giáo dục Việt Nam
7. Sách bài tập Sinh học 10 CTC, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Sách giáo viên Sinh học 10 CTC, Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. SGK Sinh học 9 CTC, Nxb Giáo dục Việt Nam.
10. Sách giáo viên Sinh học 9 CTC, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11. Trần khánh Phương: Thiết kế bài giảng Sinh học 10, Nxb Hà Nội
12. Chương trình nhà trường - Trường THCS &THPT Thống Nhất.
13. Luận văn thạc sĩ sư phạm toán chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy
học (Bộ môn toán) của tác giả Vũ Thị Ninh – ĐH Quốc Gia Hà Nội.
14. Trang Web Giáo án điện tử, Đề thi đề kiểm tra, bài giảng điện tử.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NGỌC
Chức vụ: Giáo viên môn Sinh học
Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Thống Nhất

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh

giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Tổ chức hoạt động dạy học
tích hợp chủ đề “Di truyền
học quần thể với vấn đề bảo
vệ vốn gen của Quần thể”
nhằm định hướng phát triển
năng lực học sinh

Cấp tỉnh

C

2016-2017

19



×