Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong giờ học ngữ văn nhằm hướng tới phát triển năng lực và tạo hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPTH HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ
TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN NHẰM HƯỚNG TỚI PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC VÀ TẠO HỨNG THỨ CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Bích
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
1.1.

Lí do chọn đề tài………………………………………………………....1

1.2. Mục đích nghiên cứu:……………………………………………….……..1
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………...2
1.4. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………………………..2
2. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………….…..…2
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài……………………………………………….…...2
2.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục của Nhà nước:………………………..…….2
2.1.2. Những đổi mới trong GD………………………………………………3
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động củng cố trong giờ học Ngữ văn hiện nay


2.2.2 Thực trạng về phía giáo viên………………………………………….…
5
2.2.2. Thực trạng về phía học sinh…………………………………………….5
2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong giờ học ngữ văn
nhằm hướng tới phát triển năng lực và tạo hứng thú cho học sinh (ở phần văn
học dân gian và tiết thực hành bài văn bản quảng cáo)
2.3.1. Củng cố bằng trò chơi…………………………………………………....5
2.3.2. Hình họa hóa hoặc sơ đồ hóa kiến thức đã học………………………….6
2.3.3. Ngoại khóa……………………………………………………………….6
2.3.4. Một số ví dụ cụ thể:……………………………………………………...6
2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………...13

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………………………...15


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài

Từ năm học 2006 – 2007 đến nay, việc thay sách giáo khoa và đổi mới phương
pháp dạy – học môn Ngữ văn đã tiến hành rộng khắp trong cả nước. Vai trò và mối
quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động tích cực của người
học ngày càng được nâng cao. Các phương tiện dạy – học phong phú hơn trước, thiết
bị dạy – học cũng được trang bị tương đối đầy đủ. Đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp đứng
lớp được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về đổi mới phương pháp dạy –
học. Chính vì vậy, chất lượng dạy – học môn Ngữ văn có nhiều chuyển biến đáng kể.

Tuy nhiên, việc dạy học môn ngữ văn đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đặc biệt
là trong việc đào tạo con người của thời đại mới hay chưa thì còn là vấn đề đang bỏ
ngỏ.
Không thể phủ nhận rằng dạy Văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử
thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng
thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Với vai trò tổ chức, hướng
dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều
biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng
thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo
viên đứng lớp. Mục đích của hoạt động củng cố là tổng kết những kiến thức trọng
tâm của tiết học, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, tạo không khí học tập sôi
nổi. Bởi như Khổng Tử đã nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học
không bằng vui mà học”. Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm
vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn
lên. Có thể nói, hoạt động củng cố có vai trò như sự trải nghiệm để học sinh nhận thức
bài học một cách sâu sắc hơn. Đây chỉ là một khâu nhỏ, nhưng lại có vị trí quan trọng,
có tác dụng đúc kết lại toàn bộ bài học và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên,
người dạy - học không thể bỏ qua.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc
tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức
và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những
phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số
kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT.
Chúng tôi chọn đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong giờ
học ngữ văn nhằm hướng tới phát triển năng lực và tạo hứng thú cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:


- Việc đổi mới các hình thức dạy học trong hoạt động củng cố là một khâu trong yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy- học nói chung. Việc đổi mới này nhằm hướng tới mục

đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả giờ học, đông thời tạo điều kiện cho học sinh có
thể phát triển tốt nhất những năng lực cần thiết của con người trong thời đại mới.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về các phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học
của giáo viên THPT; hoạt động học tập tích cực và chủ động của học sinh THPT; lý
luận về vai trò của hoạt động củng cố trong toàn bài học. Nghiên cứu thực tiễn về các
phương pháp, kỹ thuật dạy học mà giáo viên Ngữ văn trường THPT Hoằng Hóa 4 đã
áp dụng để định hướng cho học sinh trong hoạt động củng cố của tiết học. Nghiên cứu
thực tiễn về sự hứng thú, tích cực của học sinh trong hoạt động củng cố và ảnh hưởng
của hoạt động này đến toàn bộ quá trình tiết học của bộ môn Ngữ văn. Đề xuất những
giải pháp đổi mới trong hoạt động củng cố để phát huy tính tích cực của học sinh, tạo
tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động và sáng tạo. Thông
qua những trải nghiệm thực tế rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân để
đổi mới có hiệu quả hoạt động dạy học, đặc biệt là xây dựng có hiệu quả các tình
huống củng cố nhằm mang lại hứng thú cho học sinh, kích thích các em tích cực và
chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó.
Chia sẻ với đồng nghiệp những giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động củng cố là hoạt động cuối cùng trong tiến trình hướng dấn học sinh tiếp
nhận kiến thức mới của mỗi tiết học. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm,
chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu trên một nhóm tác phẩm của bộ phận văn học dân gian
của chương trình Ngữ văn lớp 10tập 1.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các sách về phương pháp dạy học; nghiên cứu các
văn bản, quy định, hướng dẫn… về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.
- Nghiên cứu thực tiễn Dùng phiếu điều tra, khảo sát; So sánh, phân tích thực trạng.
- Phương pháp bổ trợ Phương pháp toán thống kê toán học, xử lý số liệu
2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục của Nhà nước:


- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng này.
- Căn cứ vào nghị quyết số 40/2000/QH 10 của quốc hội về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông
- Thực hiện theo quyết định số 16/2006 QĐ- BGD ĐT về việc ban hành cương trình
giáo dục phổ thông ngày 5/5/2005 bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã kí về áp dụng
theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 của ngành GD tỉnh
2.1.2. Những đổi mới trong GD
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy
học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan

trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ
năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp
liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...),
trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể
chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn
học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ


chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần
chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành, luyện tập để đảm bảo yêu cầu
rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú
cho người học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện
qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp
đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học
tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống
học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát
hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp,
đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát
triển tiềm năng sáng tạo.

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát
triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như
theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê
phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động củng cố trong giờ học Ngữ văn hiện nay
2.2.1 Thực trạng về phía giáo viên
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học
phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên nhà trường nói
chung và giáo viên bộ môn Văn nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy
nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua
loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng
về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo
viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu
kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến
thức. Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học
sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy đến những hoạt động củng cố cuối cùng để
tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi (ở các năm


học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo
hình thức, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác
kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó
tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu di sự hợp tác
tích cực của học sinh; học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung
và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm

vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
2.2.2. Thực trạng về phía học sinh
Trong những năm gần đây, hầu hết các trường đại học, cao đẳng tóp trên
thường xét tuyển tổ hợp các môn KHTN; chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học tổ
hợp các môn KHXH (trong đó có môn Ngữ văn) không nhiều. Tâm lý của học sinh
nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Văn; khi vào tiết học thì quá
trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn khô khan, chưa tạo được sự
hứng thu để thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn
nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự
quan tâm đối với bộ môn này hơn. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận
thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực , phát huy
tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng
thực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
2.3.

Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong giờ học ngữ văn
nhằm hướng tới phát triển năng lực và tạo hứng thú cho học sinh (ở
phần văn học dân gian và tiết thực hành bài văn bản quảng cáo)

2.3.1.Củng cố bằng trò chơi


Trò chơi giải ô chữ

Luật chơi:
Giáo viên sẽ kẻ sẵn các ô chữ. Dưới mỗi ô chữ là một nội dung (sự kiện, nhân vật, chi
tiết quan trọng trong bài học). Giáo viên nêu gợi ý về các nội dung đó bằng lời. Học
sinh dựa vào gợi ý của cô giáo để giải ô chữ. Ai tìm ra ô chữ sẽ là người thắng cuộc
và được nhận phần thưởng.
Phương thức tiến hành trò chơi:

Dùng máy tính trình chiếu các ô chữ trên powerpoint. Kẻ sẵn các ô chữ trên bảng.
Ưu điểm:
Dễ thực hiện, khắc sâu được kiến thức, vừa học vừa chơi, không bị gò bó, máy móc.


Nhược điểm: Không kiểm tra được học sinh yếu vì thường những học sinh khá giỏi
thường hay nhanh tay trả lời trước
 Trò chơi ai nhanh hơn
Luật chơi:
GV chia lớp thành nhiều đội, thi xem đội nào trả lời nhanh hơn một câu hỏi bất kì,
hoặc thực hiện được yêu cầu của GV.
Ưu điểm:
Dễ chơi, học sinh được vận động nên các em rất hào hứng. Hoạt động tập thể giúp
hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hơp tác cho các em.
Nhược điểm:
Chỉ thực hiện được ở một số bài.
2.3.2.Hình họa hóa hoặc sơ đồ hóa kiến thức đã học
Yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung bài học bằng cách mô hình hóa kiến thức bằng
sơ đồ. Hoặc các em tự do lựa chọn một nội dung mà các em ấn tượng nhất để hình
họa hóa, cùng với lời bình ngắn gọn về bức hình là nội dung mà các em lựa chọn.
2.3.3.Ngoại khóa
Chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu các em hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng cách
thực tế hóa một nội dung bài học.
2.3.4.Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: tổ chức hoạt động củng cố cho bài học Chiến thắng Mtao-Mxây
1/ Trò chơi giải ô chữ
Ô chữ 1: Gợi ý: Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào?
Trả lời: dân tộc Ê đê
Ô chữ 2: Gợi ý: Đăm Săn thuộc loại sử thi gì?
Trả lời: sử thi anh hùng

Ô chữ 3: Gợi ý: Ai đã bắt vợ của Đăm Săn?
Trả lời: Tù trưởng Mtao-Mxây


Ô chữ 4: Gợi ý: Miếng trầu và ông trời là đại diện cho lực lượng gì trong sử thi
Đă Săn?
Trả lời: lực lượng thần kì
Ô chữ 5: Gợi ý: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả bằng bút pháp gì?
Trả lời: bút pháp lí tưởng hóa.
2/ Điền vào chỗ trống:
Hoàn thành văn bản sau theo trí nhớ bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống
Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng
nghe danh tiếng Đăm Săn. Từ khắp mọi nơi, người ta khiêng rượu khiêng lợn
đến. cả miền Ê- đê Ê- ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười
mươi…………. Ngực quấn chéo ………., mình khoác …………., tai đeo nụ, sát
bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh ……………, chàng
Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng
tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng
ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ……….. tựa sấm dậy,
chàng nằm sấp thì ………. rầm sàn, chàng nằm ngửa thì ……… xà dọc: Đăn
Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
3/ Hoạt động ngoại khóa
Phân nhóm, yêu cầu học sinh sân khấu hóa diễn biến cuộc giao đấu giữa MtaoMxây và Đăm Săn.
Ví dụ 2: Hoạt động củng cố sau bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy
1/ Kể chuyện, vẽ tranh
GV yêu cầu học sinh tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy sau khi
chết bằng hai hình thức:
- Vẽ tranh
- Kể chuyện

2/ GV phân nhóm, yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về Mỵ Châu
dựa trên 2 cách đánh giá:
- Mỵ Châu la người con gái đáng thương
- Mỵ Châu là người con gái đáng giận


Yêu cầu học sinh tìm các lí lẽ và dẫn chứng, bằng lập luận của bản thân, bảo vệ
được quan điểm của đội mình.

Ví dụ 3: Hoạt động củng cố sau bài Tấm Cám
1/ Vẽ tranh, sơ đồ hóa quá trình hóa thân của Tấm
Thuyết minh ý nghĩa từng hình thức hóa thân
Lần 1. Chim vàng anh: loài chim dân giã, nhỏ bé nhưng có giọng hót hay, là biểu
tượng cho con người Tấm: giản dị, nhỏ bé nhưng có tấm lòng thơm thảo
Lần 2. Cây xoan đào: là loài cây thân thuộc, mang linh hồn của nông thôn Việt
Nam, thơm tho, quý giá. Cũng như con người Tấm, sinh ra chốn miền quê lam lũ
nhưng đẹp đẽ, sáng ngời.
Lần 3. Khung cửi: Gắn liền với những sinh hoạt của người dân, là cái ăn cái mặc
của nhân dân.
Lần 4. Quả thị: là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Nó là vẻ đẹp bình dị của cô Tấm
không cao sang quyền quý nhưng cũng không lam lũ nhếch nhác. Là vẻ đẹp tươi
mới tràn đầy sức sống, từ đây Tấm chấm dứt cuộc đời đau khổ, sống giữa cuộc
đời, làm đẹp cho đời. Sự trở về trong hình hài con người, xinh đẹp hơn xưa thể
hiện vẻ đẹp đậm chất nhân văn: ở hiền gặp lành, đồng thời thể hiện triết lí: hạnh
phúc lớn nhất là hạnh phúc ngay tại cuộc đời trần thế hiện tại.
Ví dụ 4: Hoạt động củng cố sau bài Cao dao than thân, yêu thương tình nghĩa
1/ Yêu cầu học sinh sưu tầm chùm ca dao than thân bắt đầu bằng môtip “thân em”.
2/ Vẽ tranh thể hiện cảm nhận của học sinh về một bài ca dao tâm đắc nhất.
2.4.


Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Qua thực tiễn áp dụng một số hoạt động củng cố như trên, bản thân tôi bước
đầu đã có được một số kết quả nhất định. Không khí lớp học sôi nổi hơn. Học sinh
có không gian để tự do thể hiện năng lực cá nhân, không bị gò bó. Qua đó, tăng
thêm sự hấp dẫn trong quá trình học tập bộ môn.
Chúng tôi đã làm bảng khảo sát với 126 học sinh thuộc 3 lớp 10A4, 10A9,
10A11 và có kết quả sau:
STT

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ


1

2

3

Em có hào hứng với hoạt động củng 126
cố không?
Không

0


Hào hứng

32

25,4

Rất hào hứng

94

74.6

Hoạt động củng cố có giúp em hiểu 126
bài nhanh hơn và sâu hơn không?
Không

0

Hiểu nhanh và sâu hơn

64

50,8

Rất có hiệu quả

62

49,2


Em có hào hứng khi được thể hiện 126
năng lực cá nhân trong hoạt động
củng cố không?
Không

0



126

100

Phân tích số liệu khảo sát
* Ưu điểm:
Tổ chức thành các hoạt động, đa dạng về hình thức tổ chức; thu hút được sự chú ý và
tham gia của học sinh; thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động,
được học tập tích cực và kích thích sự sáng tạo .
* Hạn chế
Trong số các hoạt động củng cố đã xây dựng, dù ít nhưng vẫn có hoạt động học sinh ít
tích cực trong tiết học, quá trình thực hiện cần tiếp tục điều chỉnh hoạt động đa dạng
và hấp dẫn hơn để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.
* Bài học kinh nghiệm
Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như
sau: Để tiết học mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học
sinh, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức thì việc đổi mới phương pháp của người
giáo viên đứng lớp có vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi giáo viên trong quá trình


giảng dạy cần tự học hỏi, tự tìm tòi và sáng tạo để đa dạng hóa các hình thức tổ chức

học tập cho học sinh. Một tiết học có thực sự tích cực và thu hút sự quan tâm chú ý củ
học sinh hay không thì phải bắt đầu ngay từ hoạt động đầu tiên đến hoạt đôgnj cuối
cùng. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của các phương
tiện học tập trực quan, với điều kiện cơ sở vật chất của trường THPT Hoằng Hóa 4
tương đối đầy đủ đáp ứng cho việc đổi mới các tiết học. Do đó GVBM cần bồi dưỡng
khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học mới để tiết học có
hiệu quả tố
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục về kiến thức – kỹ năng và hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh
trong thời đại mới; để thực hiện được điều đó thì vai trò của người giáo viên cần tiên
phong đi đầu trong công tác đổi mới. Việc đổi mới không phải bắt đầu từ hoạt động
học mà cần bắt đầu từ hoạt động dạy của người thầy. Hoạt động dạy- học lúc này
chuyển từ việc lấy giáo viên hay học sinh làm trung tâm sang lấy hoạt động học của
học sinh làm trung tâm; tất cả các hoạt động tiến hành trong tiết học đều hướng tới
mục tiêu là hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động học để học sinh tích cực
và chủ động tiếp thu kiến thức – kỹ năng và hình thành năng lực. Để định hướng và
tạo đà cho các hoạt động học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học thì việc khởi
động là cần thiết, do đó đổi mới cần thiến hành trước tiên từ hoạt động khởi động.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp đổi mới nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong các tiết học, tôi nhận thấy việc đổi mới hoạt động dạy
học là cần thiết. trong đó hoạt động củng cố . Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi
nhận thấy giải pháp đưa ra không những vận dụng tốt ở các lớp cá nhân tôi thực hiện
giảng dạy mà có thể nhân rộng mô hình này đến tất cả các GV bộ môn Văn cũng như
các GVBM khác trong nhà trường THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong các môn học; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng
như của nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong
việc tìm hiểu kiến thức, và đó cũng là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống
tích cực cho học sinh THPT.

3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường
- Trang bị, hoặc xây dựng một hệ thống mà GV và HS có thể trao đổi nội dung
bài học, đồng thời có thể kiểm tra đánh giá quá trình tự học của học sinh.
- Có chính sách hỗ trợ khích lệ đối với những hoạt động đổi mới.
Đối với giảng viên


- Nội dung bài giảng phải cập nhật, phải tiên tiến, áp dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, tạo hứng khởi cho người
học.
- Nội dung bài học nên gắn chặt với tình huống nghề nghiệp.
- Mỗi tiết học nên có sự chuẩn bị kĩ, cả về phía giáo viên, cả về phía học sinh
Trên đây là những ý kiến và phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng và bước đầu
có hiệu quả. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi, không sao chép từ bất kì người
nào.
XÁC NHẬN CỦA
Hoằng Hóa, ngày 25/05/2019
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Người viết

Nguyễn Ngọc Bích



×