Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua chuyên đề “tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn 12”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 22 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành
giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học.
Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo
dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế
giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển mạnh quá trình giáo dục từ định
hướng nội dung, chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học
làm cốt”. Nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tự học là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của mỗi giáo viên. Chính vì vậy, trong những năm qua, trường
THPT Như Thanh rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu và
hướng dẫn, tập dượt, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường
thông qua nhiều hình thức. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, ngoài
định hướng của các thầy cô, học sinh cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây
không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu
quan trọng của học tập. Có như vậy phương pháp tự học mới thực sự là cầu nối
giữa học tập và lĩnh hội tri thức. Phương pháp tự học sẽ trở thành điểm cốt lõi
của phương pháp học tập.
Là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trong số một ở nhà
trường phổ thông, ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp phần rất lớn
hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp phần bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học. Tuy vậy, làm thế nào


để môn văn xứng đáng với vị trí và tầm quan trọng của nó thực sự là một thách
thức lớn mà trong đó có vai trò của các nhà giáo. Hướng dẫn học sinh tự học, tự
nghiên cứu là một trong những phương pháp hướng tới mục đích tạo nên sự chủ
động, hứng thú, tích cực, sáng tạo của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài: “Phát huy năng lực tự
học cho học sinh qua chuyên đề “Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn
12”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu hai văn bản “Người lái đò Sông Đà” của
Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
theo phương pháp tự học, tự nghiên cứu để giúp các em chủ động trong học tập
và tiếp nhận văn bản một cách khoa học và sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1


- Học sinh lớp 12B4, 11B5 trường THPT Như Thanh năm học 2017 2018
- Văn bản “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD,
năm 2007 )
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Điểm mới của đề tài
Đề tài “Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua nghiên cứu chuyên

đề tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12” đóng góp điểm mới sau:
- Dạy kí sự theo chủ đề để hình thành thói quen tiếp cận tổng quan và có
cái nhìn so sánh giữa hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Áp dụng phương pháp tự học, tự nghiên cứu để học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo trong tiếp nhận văn bản kí sự

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu
Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…”. Tại
điều 5 Luật giáo Việt Nam cũng ghi rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính
cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống”. “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”.
Đối với bộ môn Ngữ văn, theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh, giáo sư Trần Đình Sử
khẳng định: “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự
mình nêu câu hỏi…”, “Trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh
hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”.
Những quan điểm trên đã được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương
trình và biên soạn SGK theo hướng dạy học tích hợp. Đây là điều kiện tốt để
giáo viên thực hiện dạy học theo chủ đề, phương pháp này góp phần rất lớn

trong việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm
vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên
lớp hoặc ở ngoài lớp.
Có hai hình thức tự học:
- Tự học có hướng dẫn (GV hướng dẫn ở trên lớp hoặc là hướng dẫn các
hoạt động ngoại khoá).
- Tự học không có sự hướng dẫn của GV (HS tự học với sách, tự mình
xây dựng kế hoặch học tập).
- Đối với học sinh phổ thông, tập dượt nghiên cứu khoa học thông qua bài
tập nghiên cứu. Đó là những bài làm, những công trình nghiên cứu mang tính
chất thực hành sau một bài học hoặc một chương học, nhằm đào sâu, mở rộng tri
thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ đề nào đó để làm phong phú
thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế điều tra, tiến
hành thử nghiệm. Bài tập nghiên cứu này do GV nêu ra và HS tiến hành tự học,
tự nghiên cứu dưới hướng dẫn của GV.
2.1.2 Các bước thực hiện dạy học tự học- tự nghiên cứu
Trên cơ sở về khái niệm PPDH tự học, tự nghiên cứu ta có thể đưa ra
các bước cơ bản sau để thực hiên việc dạy học tự học, tự nghiên cứu:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- Đánh giá.
3


2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng giáo viên:
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới,
nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động

hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô
giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong
từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn
chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự
thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu
tính đồng bộ.Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy
học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên
đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian.
Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ
tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh.Thiết nghĩ mỗi thầy cô
cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học
hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng học sinh:
Đa phần học sinh không có hứng thú với các văn bản kí sự bởi rất nhiều
lí do, như:
- Văn bản kí sự thường khá dài, không có những sự kiện, những xung đột
kịch tính, hấp dẫn như truyện ngắn bởi vậy các em ngại đọc và khó ghi nhớ.
- Học sinh, chỉ có một số ít có ý thức tự học, phần còn lại học tập thụ
động, không sáng tạo, dựa chủ yếu vào thầy cô giáo. Đa số HS còn chưa có ý
thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu. Trong việc học
tập môn Ngữ văn, phần lớn các em đều tiếp thu thụ động, chỉ học những gì thầy
cô giáo định hướng, ngại đọc sách, ngại tìm kiếm tài liệu.
Đó là những điều hạn chế trong cách học của HS tại trường THPT Như
Thanh nói riêng và tại các trường THPT nói chung. Để một phần khắc phục điều
này tác giả mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tự học- tự nghiên cứu vào
chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12” ở một số đối
tượng HS khá, giỏi tại trường.
2.3. Giải quyết vấn đề
Để hướng dẫn học sinh tự học – tự nghiên cứu chuyên đề “Tùy bút hiện

đại” trong chương trình Ngữ văn 12, người viết sẽ trình bày hai nội dung sau:
- Nội dung thứ nhất: Xây dựng những chủ đề học tập cho học sinh về đơn
vị kiến thức có liên quan đến chuyên đề.
- Nội dung thứ hai: Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự
nghiên cứu chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.1. Xây dựng chủ đề học tập cho học sinh về chuyên đề “Những tác
phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.1.1. Bước 1: Xây dựng chủ đề học tập
4


Chủ đề 1: Tác giả
Nôi dung
- Trình bày những hiểu biết về
cuộc đời của nhà văn
- Những nét chính trong sự nghiệp
sáng tác
- Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm tiêu biểu

Yêu cầu

Chủ đề 2: Tác phẩm
Nội dung chính
- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm thể loại
- Chủ đề, cảm hứng chủ đạo
- Tóm tắt nội dung
- Trình bày bố cục


Yêu cầu

Chủ đề 3: Tìm hiểu văn bản “Người lái đò Sông Đà”
Sông Đà hung bạo
Chủ đề
- Quãng mặt ghềnh Hát Lóong

Nội dung cần đạt
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả

- Bờ sông dựng vách thành
- Hút nước
- Thác nước
- Thạch trận đá

Sông Đà trữ tình
Nội dung
- Từ trên cao nhìn xuống

Yêu cầu
- Tái hiện cảnh

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tái hiện cảnh

- Sắc nước sông Đà
- Cảnh hai bên bờ sông
5


- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Người lái đò Sông Đà
Nội dung
- Lai lịch và ngoại hình

Yêu cầu
- Tìm biểu hiện
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tìm biểu hiện
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả

- Tính cách ông lái đò
+ Sự từng trải
+ Lòng dũng cảm
+ Nghệ sĩ tài hoa

Chủ đề 4: Tìm hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng
Phủ Ngọc Tường
Vẻ đẹp của của hình tượng Sông Hương
Nội dung

Yêu cầu
Sông Hương ở thượng nguồn
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương khi chảy vào trong lòng
- Biểu hiện:
thành phố
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương đi qua thành phố
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương dưới góc độ văn hóa, thi
- Biểu hiện:
ca
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương dưới góc độ lịch sử dân
- Biểu hiện:
tộc
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Nội dung

Yêu cầu

Lí giải nhan đề
Nhận xét về phong cách viết kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chủ đề 5: Lập bảng so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hai văn

bản kí “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Điểm tương đồng
Đề tài
Thể loại
Nét phong cách cơ bản

6


Điểm khác biệt
Cảm hứng – điểm nhìn khám phá
Vẻ đẹp của hình tượng
Nghệ thuật xây dựng hình tượng
Vai trò ý nghĩa của hình tượng
Lí giải điểm tương đồng và khác biệt
2.3.1.2. Bước 2: Gợi ý tài liệu tham khảo cho học sinh
- Văn bản “Người lài đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 tập 1,
NXB GD
- Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD
- Tư liệu tham khảo trên các website:
hoinhavanvietnam.vn hay vanvn.net
tapchisonghuong.com (Tạp chí Sông Hương)
vietvan.vn
vanchuongviet.org
- Hệ thống đề thi THPT Quốc gia
2.3.1.3. Bước 3: Chia nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh
GV có thể chia thành 4 hoặc 6 nhóm tùy thuộc vào số lượng học sinh sau
đó giao nhiệm vụ cho nhóm:

- Hoàn thành phiếu học tập
- Chuẩn bị bài thuyết trình trên Powerpoint
2.3.2. Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu
chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.2.1. Biện pháp 1: Tạo tâm thế bằng hoạt động khởi động
Kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi
hình thành kiến thức là mục đích chính của phần khởi động. Để tạo tâm thế và
hứng thú học tập cho học sinh, GV có thể cho học sinh nghe bài hát “Dòng sông
ai đã đặt tên” của tác giả Trần Hữu Pháp hoặc “Trở về dòng sông tuổi thơ” của
nhạc sĩ Hoàng Hiệp và giới thiệu:

7


“Trong
tim ai cũng
có một dòng sông riêng mình. Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ…”
Giai điệu tha thiết, ngọt ngào trong ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã nói hộ
nỗi lòng thương nhớ của nhiều người, mỗi dòng sông – một kỉ niệm, một kí ức
tuổi thơ gắn với những buồn vui của cuộc đời. Và trong rất nhiều những tác
phẩm, thi phẩm viết về dòng sông, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
góp những nốt nhạc riêng cho “món quà của tạo hóa” – dòng Sông Đà của
miền Tây Bắc và Sông Hương của xứ Huế mộng mơ. Tìm hiểu hai văn bản kí
trong chương trình Ngữ văn 12 chính là một cách để chúng ta trở về với những
kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
2.3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn để tìm
hiểu phần tác giả - tác phẩm
* Giới thiệu:
Là hình thức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều
phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn
khá giỏi. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong
tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Sau khi các nhóm đã
hoàn tất công việc, giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng
để cả lớp cùng nhận xét, có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn.
Có thể thay số bằng tên của học sinh để giáo viên có thể đánh giá được khả năng
nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

8


* Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”:
- GV chia nhóm, 4 người/1 nhóm (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung suy nghĩ vào câu hỏi (hoặc chủ đề)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn về chủ đề.
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
2.3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức học tập theo trạm để tìm hiểu văn bản
* Giới thiệu:
- Theo sơ đồ trạm, mỗi nhóm HS đều phải thực hiện 5 trạm:
+ Ở lượt đầu tiên: tất cả các nhóm thực hiện trạm 1 (Tính cách hung bạo
của Sông Đà được tác giả khắc họa qua những biểu hiện nào?), sau đó thảo
luận chung cả lớp để rút ra kết luận những biểu hiện hung bạo của Sông Đà

+ Bắt đầu từ lượt thứ 2 trở đi: các nhóm được quyền chọn trạm theo năng
lực, sở thích... của nhóm.
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm (đúng thời gian), mỗi nhóm sẽ
được nhận một thẻ thông hành (thẻ vượt trạm) để chuyển sang trạm tiếp theo.
- Trong quá trình tổ chức dạy học theo trạm, để phát huy năng lực tích
cực, tự lực giải quyết vấn đề của HS, tại mỗi trạm GV đều chuẩn bị một hệ
thống các phiếu gợi ý theo các mức độ khác nhau (qui ước theo màu phiếu), cụ
thể:

9


- Để đánh giá kết quả làm việc tại các trạm học tập của mỗi nhóm
(được bao nhiêu thẻ thông hành và sử dụng bao nhiêu phiếu gợi ý), GV sử
dụng bảng Ắc-si-mét để lưu lại kết quả làm việc của các nhóm.

Bảng Archimedes ghi lại quá trình học tập tại các trạm của mỗi nhóm
- Sơ đồ bố trí lớp học khi dạy học theo trạm ( lớp học được chia thành
4 nhóm)

10


BẢNG
BẢNG ẮC – SI- MÉT

Nhóm 1

Nhóm 2
Bàn dụng cụ và

phiếu gợi ý

Nhóm 3

Nhóm 4

Ví dụ: Khi dạy phần: Hình tượng con Sông Đà “hung bạo”, giáo viên
có thể vận dụng phương pháp dạy học theo trạm như sau:
Sơ đồ hình thành kiến thức:

Hình tượng Sông Đà “hung bạo”
Học sinh làm việc qua các trạm
học tập
Tính cách “hung bạo” của
Sông Đà được tác giả khắc
họa ở những biểu hiện nào?

Quãng mặt ghềnh Hát
Loóng

TRẠM 1

Đá hai bên bờ sông
TRẠM 2

TRẠM 5

TRẠM 3

TRẠM 4


Thạch trận đá

Những cái hút nước
11


GV: Theo sơ đồ trạm, mỗi nhóm HS đều phải thực hiện 5 trạm. Ở lượt đầu
tiên: tất cả các nhóm thực hiện trạm 1 (Tính cách hung bạo của Sông Đà được
tác giả khắc họa ở những biểu hiện nào?) sau đó thảo luận chung cả lớp để rút
ra kết luận.
Phiếu học tập của các trạm và chuẩn kiến thức của các trạm.
TRẠM 1: TÍNH CÁCH “HUNG BẠO CỦA SÔNG ĐÀ ĐƯỢC TÁC
GIẢ KHẮC HỌA Ở NHỮNG BIỂU HIỆN NÀO?
Phiếu học tập:
Trạm 1
Nội dung chính
………………………………………
Tính cách hung bạo của ………………………………………………
Sông Đà được tác giả khắc họa ………………………………………………
ở những biểu hiện nào?
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
……….
KẾT QUẢ
Trạm 1

Nội dung chính

Tính cách “hung bạo” của Sông
Đà được thể hiện qua:
- Đá hai bên bờ sông “dựng vách
thành”
- Sóng và gió ở quãng mặt
ghềnh Hát Loóng
- Những cái hút nước chết người
- Thạch trận thác đá

TRẠM 2: ĐÁ HAI BÊN BỜ SÔNG “DỰNG VÁCH THÀNH”
Phiếu học tập:
Trạm 2
Nội dung chính

12


- Biểu hiện:
……………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…….
- Nghệ thuật miêu tả:
……………………………………
…………………………………………
…………………………………………
……..
Kết quả:
Trạm 2


Nội dung chính
- Đôi bờ Sông Đà xích gần nhau,
làm cho lòng sông hẹp lại như cái yết
hầu thắt giữa hai vách đá dưng đứng
hiểm trở: Hẹp đến nỗi mà “lúc đứng
ngọ mới nhìn thấy ánh mặt trời”, có thể
“nhẹ tay mà ném hòn đá qua bên kia
vách” .Ở đây “con nai con hổ đã có lần
vọt từ bờ này sang bờ kia”. Ấn tượng
hơn nữa là việc “Ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng
thấy lạnh, cảm thấy mình như đang ở hè
một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cảnh cửa sổ nhà nào ở tầng nhà
thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”.
- Nghệ thuật miêu tả: Ở đoạn này
tác giả đã dùng liên tưởng phong phú,
tri thức ngược sáng của điện ảnh để cảm
nhận, tạo cho người đọc một ấn tượng
về vẻ đẹp của sự hùng vĩ mà thiên nhiên
Tây Bắc đã mang lại.

TRẠM 3: QUÃNG MẶT GHỀNH HÁT LOÓNG
Trạm 3
Nội dung chính

13


- Biểu hiện:

…………..
………………………………………………
………………………………………………
………………………………….
- Nghệ thuật miêu tả:
………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
……….
KẾT QUẢ
Trạm 3

Nội dung chính
- Lại qua quãng mặt ghềnh Hát
Loóng, dài hàng cây số, gió phối hợp
với nước, với đá, với sóng tạo nên
những cơn xoáy thật kinh hãi: “Nước
xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn
cuộn luồng gió ghùn ghè suốt năm
suốt tháng như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt”.
- Nghệ thuật: sử dụng động từ
mạnh, nhiều dấu phẩy liên tiếp tạo nên
sự liệt kê trùng điệp của hành động
“xô”: xô đá, xô sóng, xô gió… làm cho
sự hung bạo trở nên dữ tợn hơn.
TRẠM 4: NHỮNG CÁI HÚT NƯỚC
Phiếu học tập
Trạm 4
Nội dung chính

- Biểu hiện:
………………………………………………
……………………………………………….
- Nghệ thuật miêu tả:
………………………………………………
………………………………………………..
Kết quả:
Trạm 4

Nội dung chính

14


- “Trên những cái hút nước ấy
cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ
đàn”. Nước ở đó cứ “thở và kêu như
cửa cống cái bị sặc” có lúc lại nghe
rờn rợn như tiếng “rót dầu sôi”. Đúng
là con Sông Đà không khác gì một loài
hung thú đi đến đâu là gieo giắc hiểm
nguy đến đó. “Cho nên không một
chiếc thuyền nào dám men gần cái hút
nước ấy… Bè gỗ nghêng ngang qua
đây vô ý là bị cái hút nước đó lôi tuột
xuống, có chiếc thuyền bị nó giồng
ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi,
bị dìm dưới lòng sông đến mươi phút
sau, mới thấy tan xác ở khuỷnh sông
dưới”.

- Cách so sánh, ví von, mô tả
của tác giả gây cảm giác rất mạnh làm
cho người đọc như nghe thấy, nhìn
thấy được tận mắt cái hung dữ cuả
Sông Đà mà thót tim lại.
TRẠM 5: THÁC VÀ ĐÁ TRÊN SÔNG ĐÀ
Phiếu học tập
Trạm 5
Nội dung chính
- Biểu hiện:
………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
…….
- Nghệ thuật miêu tả:
………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
…….

Kết quả
Trạm 5

Nội dung chính
15



- “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,
rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông
rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da
cháy bùng bùng”. Ở đoạn văn này, tác giả đã huy
động rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa,
liên tưởng, so sánh, sử dụng động từ mạnh làm cho
hình ảnh sông Đà thật ghê rợn như một nhân vật
mang tâm địa hiểm ác với cái kiểu khôn khéo, ranh
ma.
- Đá sông Đà, đó là những cửa tử đang mai phục ẩn
nấp để gieo rắc kinh hoàng cho ông lái đò. Đá ở
đây chia thành ba tuyến và năm cửa, bốn cửa tử và
duy nhất chỉ một cửa sinh. Lòng sông thì trắng xóa
làm nổi bật những tảng đá dàn bày thế trận, tảng
nào, hòn nào, “trông cũng ngỗ nghịch” và như
những vị tướng “có vị trông oai phong lẫm liệt…
- Những tri thức về quân sự, về võ thuật, thể dục
thể thao, điện ảnh… của tác giả được dịp ném ra để
diễn tả sự độc ác, xảo quyệt hết sức nguy hiểm của
con thác khi nó mai phục để đột nhiên nhổm cả dậy
vồ lấy con thuyền nơi khúc sông ngoặt, khi thì nó
lại tỏ ra sơ hở để dụ con thuyền vào rồi bất ngờ
quay lại đánh quật vu hồi. Kết luận: Tính cách
hung bạo của sông Đà cho thấy: thiên nhiên Tây
Bắc thật hùng vĩ và tình yêu của NT đối với Sông
Đà thật bao la.
2.3.2.4.Biện pháp 4: Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “XYZ” nhằm

phát huy tính tích cực của những thành viên trong nhóm
* Giới thiệu:
Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực
của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó:
X – là số lượng các thành viên
Y – là số lượng ý kiến cần đưa ra
Z – là khoảng thời gian quy định
Mô hình thông thường: mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần
đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kĩ thuật này còn được gọi
là kĩ thuật 635.
* Cách thực hiện:
- GV chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và
thời gian. Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thư
kí tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn.
16


Mô hình kĩ thuật XYZ

Ví dụ: Áp dụng kĩ thuật XYZ trong tìm hiểu Hình tượng người lái đò
Sông Đà
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 chủ đề:
Chủ đề 1: Lai lịch và ngoại hình ông lái đò
Chủ đề 2: Sự từng trải của ông lái đò
Chủ đề 3: Sự dũng cảm của ông lái đò
Chủ đề 4: Vẻ tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò
HS tự viết ý kiến của mình trên giấy, các nhóm lựa chọn, tổng hợp ý kiến
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đánh giá, nhận xét
GV chốt ý, kết luận
2.3.2.5.Biện pháp 5: Sử dụng kĩ thuật “Lược đồ tư duy” trong củng cố

bài học
* Giới thiệu:
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm
trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm
việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên
giấy, trên bảng, hay thực hiện trên máy tính.
* Cách thực hiện:
- GV chia lớp học thành các nhóm. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vẽ sơ
đồ tư duy về một chủ đề nhất định
- HS viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh
và chữ được viết, vẽ cùng một màu. Nhánh chính được nối với chủ đề trung tâm.
Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
17


- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
Ví dụ:

2.3.2.6. Biện pháp 6: Giao đề tài cho HS tự nghiên cứu và thuyết trình
trên Powerpoint
Chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12” gồm 2
văn bản “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. HS sẽ tự học theo hướng dẫn của GV văn
bản thứ nhất, văn bản thứ 2 sẽ được giao cho học sinh tự nghiên cứu, thuyết
trình.
Ví dụ:

- Nhóm 1: Thuyết trình về vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn
- Nhóm 2: Thuyết trình về vẻ đẹp của Sông Hương ở ngoại vi thành
phố Huế
- Nhóm 3: Thuyết trình về vẻ đẹp của Sông Hương trong lòng thành
phố
- Nhóm 4: Thuyết trình về vẻ đẹp văn hóa, thi ca của dòng sông
- Nhóm 5: Thuyết trình về vẻ đẹp của dòng Sông Hương trong lịch sử
dân tộc
GV yêu cầu HS:
- Tự giải quyết các bài tập được giao
* GV nghiệm thu bài báo của HS
- GV kiểm tra kết quả tự học, tự nghiên cứu của HS.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả nghiên cứu, và làm trọng tài cho
các cuộc thảo luận.
- GV đưa ra đánh giá cho bài báo của HS theo các tiêu chí:
+ Chính xác, khoa học, sáng tạo, tích cực, khả năng hợp tác cao.
+ Bài tập HS đưa ra đa dạng, phong phú.
18


+ Thời gian hoàn thành.
2.3.2.7. Biện pháp 7: Học sinh tự đề xuất ý tưởng về một bài kí với chủ
đề tự chọn
Sau khi nhận thức được những đặc trưng của thể loại tùy bút qua việc tự
nghiên cứu chuyên đề, GV cần định hướng để học sinh tự rèn luyện cách viết,
cách diễn đạt, đồng thời khắc sâu kiến thức đã học. Chủ đề tự chọn được trình
bày dưới dạng một văn bản tùy bút.
Gợi ý chủ đề:
- Hãy ghi lại những cảm nhận, đánh giá của anh chị về một danh
thắng ở quê hương.

- Trình bày ấn tượng của anh chị về một sự kiện, hoặc một con người
dưới hình thức một bài bút kí
Học sinh nhận chủ đề, sáng tạo ý tưởng, tự viết hoặc trình bày trên
Powerpoint
2.3.2.8. Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh điểm tương đồng và
khác biệt giữa tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
BẢNG SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG
SÔNG?

Điểm tương đồng
- Đề tài: Hai con sông được khám phá ở vẻ đẹp trữ tình và mạnh mẽ
hoang sơ.
- Thể loại: kí sự
- Phong cách cơ bản: Tài hoa, uyên bác, khả năng viết tùy bút bậc thầy
Điểm khác biệt
1. Cảm hứng- điểm nhìn khám phá

1. Cảm hứng- điểm nhìn khám phá

2. Vẻ đẹp hình tượng

2. Vẻ đẹp hình tượng

3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng

3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng


4. Vai trò, ý nghĩa của hình tượng

4. Vai trò, ý nghĩa của hình tượng

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy
học Tác để thử nghiệm kết quả tôi cho học sinh làm bài kiểm tra tại hai lớp
12B4 và 12B5.

19


Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo,
vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì
đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng
tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/chị về những đoạn văn sau:
“…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là
van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên
như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ
lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy
bùng bùng…”
“ …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu
nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)


“…Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác,
cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu
dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng…”
“…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt
qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm,
và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm
cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn
thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa
bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu
sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như
người Huế thường miêu tả …”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
Kết quả bài làm thu được ở hai lớp 12B4 và 12B5 như sau:
+ Trước khi ứng dụng SKKN:

Kết quả
Lớp

Giỏi

Sĩ số
SL

TL%

Khá
SL


TL%

20

Trung
bình
SL
TL%

Yếu
SL

TL
%


12B4

4

5

12,5

15

37,5

18


45,0

2

5,0

8,0

16

32,0

24

48,0

6

12,0

0
12B5

5

4

0


+ Sau khi ứng dụng SKKN:
Kết quả
Lớp

Sĩ số

12B4
12B5

40
50

Giỏi
SL TL%
12
30,0
10
20,0

Khá
SL
TL%
23
57,5
22
44,0

Trung bình
SL
TL%

05
12,5
18
36,0

Yếu
SL
TL%
0
0
0
0

Kết quả bài làm cho thấy, tỉ lệ học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ, lô gic, sáng
tạo đạt giỏi, khá là 87,5% ở 12B4 và chiếm tới 64,0% ở 12B5 . Tỉ lệ học sinh có
kết quả trung bình gần như rất thấp chỉ chiếm 12,5% ở 12B4 và 36,0% ở 12B5.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng sáng kiến đã thực sự có được hiệu quả nhất
định. Các em đã thực sự cảm thấy đam mê, hứng thú hơn rất nhiều với phương
pháp tự học, tự nghiên cứu này.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là một “hành trình” không ít những khó
khăn và thử thách song cũng là một hành trình đầy thú vị bởi qua đó người giáo
viên thể hiện được tâm huyết và sự sáng tạo của mình trong vai trò người hướng
21


dẫn học sinh khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Từ vai trò quan trọng ấy,
thầy cô phải giúp các em hình thành niềm đam mê với văn chương và tự rút ra

cho mình những bài học quý báu về đạo đức, về cách làm người. Muốn đạt được
điều ấy, giáo viên phải biết khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh, biến mỗi
giờ học thành một “giờ khám phá” để các em thể nghiệm tài năng và tư duy của
mình.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú
học tập cho người học, Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn
trong nhà trường tôi nhận thấy việc hình thành năng lực tự học là vô cùng cần
thiết giúp học sinh hiểu sâu sắc, thấu đáo tác phẩm cũng như tránh được cảm
giác ngại học. Mặt khác, với cách học này các em tỏ ra năng động và tích cực
hơn, mạnh dạn hơn. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm nằm ở tính khả thi của
nó trong thực tế giảng dạy. Từ những thành công bước đầu sẽ là nguồn cổ vũ
động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho học sinh trong những năm
tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào “hành trình” nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung, chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói riêng hướng mục tiêu
của giáo dục để rèn luyện tốt “5 phẩm chất, 10 năng lực” cho học sinh phổ thông
trong thời đại mới.
3.1. Kiến nghị
Sau khi tổng kết thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số đề xuất sau:
- Nhà trường, các tổ chuyên môn cần khuyến khích hình thức, tự học tự
nghiên cứu, hợp tác nhóm của học sinh theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó
tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh hợp tác làm việc nhằm cải thiện chất
lượng học tập giúp các em có một nền tảng kiến thức thật sự vững chắc.
- Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, không
chỉ tập huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2018
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Hồng

22



×