Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng đại chúng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thành Lợi

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG ĐẠI CHÚNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trần Thị Mộng Tuyết

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
của khách hàng đại chúng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông”
là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu trong đề tài này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng
chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước
đây.
Tác giả luận văn



Đỗ Thành Lợi



MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.


Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.6.

Ý nghĩa đề tài ................................................................................................. 4

1.7.

Kết cấu đề tài ................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG ĐẠI CHÚNG ............................. 7
2.1.

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông.................................. 7

2.2. Giới thiệu chung về hoạt động của Khối khách hàng đại chúng – NH
TMCP Phương Đông ............................................................................................... 8
2.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................8

2.2.2.

Cơ cấu tổ chức của Khối Khách hàng đại chúng ....................................9


2.2.3.

Sản phẩm kinh doanh hiện tại ...............................................................10


2.3. Hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng của Khối khách hàng đại
chúng ..................................................................................................................... 12
2.3.1.

Tình hình hoạt động tín dụng................................................................12

2.3.2.

Thực trạng rủi ro tín dụng tại Khối khách hàng đại chúng ...................16

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA KHÁCH HÀNG............................................................................................... 21
3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng ..................................................................................................................... 21
3.1.1.

Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng .......................................21

3.1.2.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................23

3.2.


Tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng................................................................. 24

3.3.1.

Các yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................26

3.3.2.
hàng

Phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách
...............................................................................................................27

3.4.

Tổng quan nghiên cứu trước đây ................................................................. 31

3.5.

Đề xuất mô hình nghiên cứu........................................................................ 36

3.6.

Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 37

3.6.1.

Tuổi .......................................................................................................37

3.6.2.


Trình độ học vấn ...................................................................................38

3.6.3.

Giới tính ................................................................................................39

3.6.4.

Tình trạng hôn nhân ..............................................................................40

3.6.5.

Thu nhập khách hàng ............................................................................40

3.6.6.

Kỳ hạn khoản vay .................................................................................41

3.6.7.

Dư nợ cho vay .......................................................................................42

3.6.8.

Lãi suất cho vay ....................................................................................42

3.7.

Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 44


3.8.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 44

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI KHỐI
KHÁCH HÀNG ĐẠI CHÚNG – NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ............................ 47


4.1.

Sơ bộ dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 47

4.2.

Ma trận tương quan ..................................................................................... 49

4.3.

Kết quả mô hình nghiên cứu........................................................................ 51

4.3.1.

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình .........................................................52

4.3.2.

Kết quả nghiên cứu ...............................................................................54

4.3.3.


Thảo luận kết quả ..................................................................................57

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI KHỐI KHÁCH
HÀNG ĐẠI CHÚNG – NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ............................................ 67
5.1. Định hướng hoạt động tín dụng tại Khối Khách hàng Đại chúng – NH
TMCP Phương Đông ............................................................................................. 67
5.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khối Khách hàng Đại chúng – NH
TMCP Phương Đông ............................................................................................. 68
5.2.1.

Nhóm giải pháp dựa trên đặc điểm khách hàng đi vay.........................69

5.2.2.

Nhóm giải pháp dựa trên đặc điểm của khoản vay ...............................71

5.3.

Hạn chế đề tài .............................................................................................. 72

5.4.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 73

KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
PHỤ LỤC CHẠY MÔ HÌNH



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT
COM-B

Khối khách hàng đại chúng

IFM

Tạp chí Tài chính Quốc tế

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

TCTD


Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu ......................................................... 43
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ........................................................................... 47
Bảng 4.2. Ma trận tương quan................................................................................... 50
Bảng 4.3. Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến ......................... 51
Bảng 4.4. Kết quả dự báo của Hosmer – Lemshow’s ............................................... 52
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hosmer – Lemshow’s ................................................ 53
Bảng 4.6. Kiểm định khả năng dự báo của mô hình hồi quy .................................... 54
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình Probit theo phương pháp Stepwise .................. 54
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra mô hình ......................................................................... 55
Bảng 4.9. Ảnh hưởng biên của các biến độc lập đến khả năng trả nợ của các khách
hàng cá nhân .............................................................................................................. 57


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Khối Khách hàng Đại chúng Ngân hàng TMCP Phương
Đông ............................................................................................................................ 9
Hình 2.2. Tình hình tín dụng tại COM-B từ năm 2015 đến năm 2018 ..................... 13
Hình 2.3. Số lượng khách hàng giải ngân tín chấp của COM-B từ năm 2015 đến năm
2018 ........................................................................................................................... 14
Hình 2.4. Tình hình thu nhập của COM-B từ năm 2015 đến năm 2018 .................. 15
Hình 2.5. Tình hình dự phòng rủi ro của COM-B từ năm 2015 đến năm 2018 ....... 16

Hình 2.6. Tình hình nợ quá hạn của COM-B từ năm 2015 đến năm 2018 ............... 17
Hình 2.7. Tình hình nợ xấu của COM-B từ năm 2015 đến năm 2018...................... 18
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 37


TÓM TẮT
Nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của
các khách hàng cá nhân đang vay tín chấp tại Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP
Phương Đông (COM-B) để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro
tín dụng, luận văn tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây để tìm ra các yếu tố
cần thiết đưa vào mô hình nghiên cứu. Qua đây, luận văn tìm thấy rằng các yếu tố
liên quan đến khách hàng (tuổi của khách hàng, giới tính khách hàng, thu nhập khách
hàng, tình trạng hôn nhân khách hàng, trình độ học vấn của khách hàng) và liên quan
đến khoản vay (dư nợ cho vay, lãi suất cho vay, kỳ hạn vay) có tác động đáng kể đến
khả năng trả nợ và đưa các yếu tố này vào mô hình nghiên cứu. Hơn thế nữa, luận
văn tiến hành thu thập dữ liệu của 638 khách hàng đang còn dư nợ cho vay tại thời
điểm cuối năm 2018 và kết hợp với việc sử dụng mô hình Probit để ước lượng các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các khách hàng cá nhân đang vay tín chấp tại
Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông. Thông qua đó, luận văn tìm
thấy rằng tất cả 08 biến độc lập đều có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của các
khách hàng cá nhân đang vay tại COM-B, tuy nhiên chiều hướng tác động thì có sự
khác biệt. Cụ thể, giới tính khách hàng, tình trạng hôn nhân khách hàng, lãi suất cho
vay, dư nợ cho vay đều có tương quan dương với rủi ro tín dụng, trong khi đó, các
yếu tố còn lại như tuổi khách hàng, trình độ học vấn khách hàng, kỳ hạn khoản vay
và thu nhập khác hàng thể hiện mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng. Nói cách
khác, khi ngân hàng cấp tín dụng cho các khách hàng lớn tuổi, nữ giới, có trình độ
học vấn cao, thu nhập cao, dư nợ cho vay nhỏ, lãi suất cho vay thấp, đang độc thân
và vay trung hạn (từ 01 năm đến tối đa 03 năm) thì sẽ có thể giúp Khối khách hàng
đại chúng – NH TMCP Phương Đông có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, vay tín chấp, yếu tố, probit, OCB, Khối khách hàng

đại chúng.


ABSTRACT
In order to analyze the impact of factors on solvancy of individual customers
borrowing unsecured loans at Orient Commercial Bank (OCB) to offer solutions and
recommendations to minimize credit risk, the dissertation conducted an overview of
previous studies to find out the necessary factors included in the research model.
Through this, the thesis finds that customer-related factors (customer age, customer
gender, customer income, customer marital status, customer education level) and loan
- related factors (loan outstanding, lending rate, loan term) have significant effects on
solvancy of individual customers and incorporates these elements into the research
model. Moreover, the thesis conducted data collection of 638 customers with
outstanding loans at the end of 2018 and combined with the use of a Probit model to
estimate the factors affecting credit risk of individual customers borrowing unsecured
loans at OCB. Through it, the thesis finds that all independent variables have
significant effects on the credit risk of individual borrowers at COM-B, but the
direction of effects are different. Specifically, the gender of customers, the marital
status of customers, lending rates, and loan outstanding are positively correlated with
credit risks, while the remaining factors such as customer age, Customer education,
loan term, and customer income represent an inverse relationship with credit risk. In
other words, when banks provide credit to older customers, female customers, higher
education, single customers, higher income, smaller loan size, lower lending rates,
medium-term loans (from 01 years to 03 years), it will be able to help OCB can reduce
credit risks.
Key Words: Credit risk, solvancy, Unsecured loan, factor, probit, OCB,
Community Banking.


1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cho vay là một
trong những hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng cũng như có một
tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng và được biết đến như
là hoạt động đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời hoạt động
cho vay cũng được biết đến như là một hoạt động kinh doanh tương đối phức tạp và
đòi hỏi có nhiều khả năng quản trị tốt hơn so với các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng thương mại (NHTM). Bởi vì sau khi ngân hàng cho vay các khách hàng
mà các khoản vay này không được giám sát kỹ lưỡng cũng như theo dõi chặt chẽ thì
có thể dẫn đến rủi ro tín dụng (RRTD), khi RRTD xảy ra sẽ có tác động đáng kể cũng
như ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống còn và sự phát triển của các tổ chức tín
dụng (TCTD), cao hơn RRTD cũng có thể tác động đến toàn bộ hệ thống ngân hàng
và toàn bộ nền kinh tế. Sau nhiều sự kiện rủi ro xảy ra đối với hệ thống ngân hàng
trong thời gian gần đây càng cho thấy khi Việt Nam càng hội nhập, hệ thống ngân
hàng càng phát triển đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính
nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng thì bên cạnh đó công tác quản trị
rủi ro tín dụng ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn. Rủi ro tín dụng
là một trong những rủi ro cơ bản, mang đến tổn thất to lớn cho các ngân hàng. Việc
nghiên cứu rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản trị rủi ro rín
dụng tại các ngân hàng thương mại là một điều vô cùng cần thiết.
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông là một trong những ngân hàng
có tốc độ phát triển rất ấn tượng trong những năm gần đây, đặc biệt Khối khách hàng
đại chúng luôn có sự tăng trưởng về quy mô dư nợ cho vay. Bên cạnh sự phát triển
đó, Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông đang phải dối diện với
vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu; Tháng 11 năm 2018, Khối khách hàng đại chúng phải



2

tạm dừng kinh doanh một số sản phẩm với tỷ lệ nợ xấu cao. Trong giai đoạn gần đây,
Khối khách hàng đại chúng triển khai thêm một số sản phẩm mới để giảm áp lực nợ
xấu. Đây có phải là một giải pháp bền vững và lâu dài cho việc quản trị rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh của Khối khách hàng đại chúng?
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay của khách hàng đại chúng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Phương Đông” để làm đề tài luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng. Qua đó
đem đến một số nét tổng quát về rủi ro tín dụng cũng như đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Khối khách
hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tiến hành Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân vay tín chấp tại Khối khách hàng đại
chúng – NH TMCP Phương Đông. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải
thiện khả năng trả nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của các khách hàng chúng tại NH
TMCP Phương Đông.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cần phân tích, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào thường được sử dụng để đánh giá khả năng

trả nợ của các khách hàng vay?
Câu hỏi thứ hai: Tác động của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của khách
hàng đại chúng tại NH TMCP Phương Đông như thế nào?


3

Câu hỏi thứ ba: Các nhà quản trị của NH TMCP Phương Đông nên tập trung
vào các giải pháp, kiến nghị nào để có thể cải thiện khả năng trả nợ của khách hàng
đại chúng và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng?
1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Các khách hàng vay tín chấp tại Khối khách hàng đại
chúng – NH TMCP Phương Đông trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018.
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng, và các yếu tố tác động đến khả năng
trả nợ của khách hàng đại chúng tại NH TMCP Phương Đông, cụ thể bao gồm các
yếu tố liên quan đến khách hàng như tuổi của khách hàng, giới tính khách hàng, thu
nhập khách hàng, tình trạng hôn nhân khách hàng, trình độ học vấn của khách hàng
và các yếu tố liên quan đến đặc điểm khoản vay như dư nợ cho vay, lãi suất cho vay,
kỳ hạn vay.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành dựa trên hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó:
Đầu tiên, Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập và xử lý thông tin trên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP

Phương Đông kết hợp phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích nhằm
đưa ra nhận xét về thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Khối khách hàng đại
chúng – NH TMCP Phương Đông.
Tiếp theo, Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua lược khảo những
nghiên cứu trước đây nhận thấy các tác giả có một số điểm chung khi nghiên cứu vấn
đề như: các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy probit để nghiên cứu tác động của
các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, kết quả các nghiên cứu đều cho thấy có một
số yếu tố chính tác động đến rủi ro tín dụng như : tuổi tác của khách hàng, giới tính,


4

trình độ học vấn của khách hàng, thu nhập người vay, tình trạng hôn nhân của khách
hàng, dư nợ cho vay, lãi suất cho vay và kỳ hạn vay. Trong luận văn này, tác giả sử
dụng mô hình hồi quy đa biến có dạng: Y = c + β1X1 + β2X2 + β3X3 + …. + βnXn
để khảo sát và phân tích. Trong đó, Y là biến giả bằng 01 khi khoản vay thuộc nhóm
3, nhóm 4 và nhóm 5 và ngược lại bằng 0. Trong khi đó các biến độc lập được sử
dụng là độ tuổi, giới tính, học vấn, hôn nhân, thu nhập, kỳ hạn vay, dư nợ và lãi suất
vay.
1.6.

Ý nghĩa đề tài

Tác giả mong muốn đem đến một số nét tổng quát về rủi ro tín dụng trong hoạt
động của Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông. Từ những thực
trạng đang diễn ra, sau khi phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của
khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng tại Khối khách hàng đại chúng, tác giả sẽ đưa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro tín
dụng tại Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông.
Thời gian vừa qua cũng có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro tín dụng nhưng chưa

thấy nhiều bài nghiên cứu về rủi ro khi cho vay tiêu dùng tín chấp tại Khối khách
hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông. Tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn về
hoạt động này nhằm đưa ra một số kinh nghiệm cũng như giải pháp giảm thiểu rủi ro
cho Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông trong hoạt động cho vay
tiêu dùng tín chấp.
1.7.

Kết cấu đề tài

Đề tài thực hiện phân tích vấn đề rủi ro tín dụng tại Khối khách hàng đại chúng
– NH TMCP Phương Đông với kết cấu đề tài như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài


5

Chương 2. Giới thiệu tổng quan về NH TMCP Phương Đông và rủi ro tín dụng
tại khối khách hàng đại chúng
Chương 3. Tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM và các yếu tố tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng
Chương 4. Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng
trong hoạt động cho vay tại Khối khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông
Chương 5. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Khối khách hàng đại chúng –
NH TMCP Phương Đông


6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, đề tài đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu

qua việc giới thiệu đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của bài nghiên cứu và kết cấu bài viết. Qua đây cũng cho thấy
được lý do vì sao luận văn chọn đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng đại chúng – NH TMCP Phương Đông, từ đó giúp cho
người đọc có cái nhìn toàn cảnh hơn về bài nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG ĐẠI CHÚNG
2.1.

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông

Ngày 10/06/1996, Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint
Stock Bank (OCB) được thành lập. Sau hơn 22 năm phát triển, OCB đã có mặt tại
các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, với mạng lưới 129 chi nhánh và 77 trụ ATM
trên khắp các tỉnh, thành phố. Trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2016 –
2020, để trở thành một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ban lãnh đạo OCB
hiện đang tập trung mở rộng nguồn lực, mạng lưới giao dịch, gia tăng năng lực cạnh
tranh cũng như kiểm soát thật tốt các hoạt động quản lý rủi ro. Ngày 26/12/2018,
OCB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận hoàn tất triển khai thành công
Basel II, là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành các hạng
mục theo Hiệp ước quốc tế Basel II trong hoạt động quản lý rủi ro. Định hướng trở
thành một trong những ngân hàng uy tín và hàng đầu trong thị trường bán lẻ và doanh
nghiệp vừa, nhỏ.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với sự vận động và phát triển không
ngừng của công nghệ số thì OCB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành
công nền tảng Omni Channel (ngân hàng hợp kênh) vào các hoạt động của ngân hàng

và liên tiếp nhận 02 giải thưởng từ tạp chí Tài chính Quốc tế (IFM): Ngân hàng đột
phá nhất Việt Nam năm 2018 và Nền tảng kênh Omni mới tốt nhất Việt Nam về sự
bứt phá trong áp dụng khoa học công nghệ vào ngành ngân hàng năm 2018. OCB đã
từng ngày chứng minh được vai trò và vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh
tế của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, luôn có tốc độ tăng trưởng
ổn định trong vòng 05 năm trong hệ thống các tổ chức tài chính tại Việt Nam.
Với phương châm hoạt động lấy khách hàng là trọng tâm, không ngừng nghiên
cứu và phát triển những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng và bối cảnh nền kinh tế hiện đại, OCB đã trở thành một điểm đến tin cậy


8

và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng. Đặc biệt, OCB đã cung cấp thêm nhiều
giải pháp tài chính linh hoạt, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thị trường bán lẻ thông
qua việc thành lập Khối khách hàng đại chúng.
2.2.

Giới thiệu chung về hoạt động của Khối khách hàng đại chúng –
NH TMCP Phương Đông

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Khối Khách hàng đại chúng được thành lập ngày 11/12/2014. Địa bàn hoạt
động chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Mekong (Tp. Cần Thơ, tỉnh An Giang và
Long An). Việc thành lập Khối nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng phạm vi
kinh doanh, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm dịch vụ của NH TMCP Phương
Đông. Trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro khi kinh doanh trong lĩnh vực khách hàng
đại chúng, phương châm của OCB lấy tiêu chí “Tốc độ”, “Sáng tạo” và “An toàn”
lên hàng đầu. Sự ra đời của Khối khách hàng đại chúng đánh dấu bước ngoặt mang ý
nghĩa quan trọng đối với NH TMCP Phương Đông, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới

cho khách hàng.
Năm 2016, Khối mở rộng địa bàn tới khu vực Trung và Nam trung bộ, Đồng
bằng Sông Hồng. Số lượng nhân viên đạt trên 1000 người; Củng cố hoàn thiện bộ
máy với đầy đủ các trung tâm: Thẩm định, thu nợ và khối văn phòng.
Năm 2017, Khối khách hàng đại chúng khai trương sàn bán hàng qua điện
thoại tại Đà Nẵng - sàn bán hàng qua điện thoại đầu tiên tại khu vực miền Trung của
ngành Tài chính tiêu dùng. Mở rộng vùng hoạt động 45/63 tỉnh thành, văn phòng hoạt
động đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố
Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cần Thơ, và tỉnh Kiên Giang. Số lượng nhân
viên lên đến hơn 5000 người. Tháng 12/2017, ra mắt bộ nhận diện thương hiệu COMB Tài chính tiêu dùng OCB, với slogan “Đơn giản và tốc độ”. Trong đó COM-B viết
tắt của từ “Community Banking” mang ý nghĩa hướng tới đại chúng, phục vụ cho đối
tượng Khách hàng có thu nhập thấp, những người không đủ điều kiện tiếp cận nguồn


9

vốn từ các Ngân hàng; “Community” còn mang ý nghĩa thân thiện và hướng tới cộng
đồng, tạo ra những giá trị nhân văn tốt đẹp cho xã hội; Và đó cũng là tên viết tắt
thường được gọi của Khối Khách hàng đại chúng – Ngân hàng Thương mại cổ phần
Phương Đông.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Khối Khách hàng đại chúng
Khối Khách hàng đại chúng là 1 trong 10 Khối hoạt động của NH TMCP
Phương Đông, và là 1 trong 6 Khối kinh doanh chính, cùng với: Khối Bán lẻ, Khối
Khách hàng doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Khách
hàng doanh nghiệp Lớn, Khối Kinh doanh tiền tệ và Đầu tư.
Cơ cấu tổ chức nội bộ Khối Khách hàng đại chúng bao gồm 3 phòng và 5
trung tâm.

KHỐI
KHÁCH HÀNG ĐẠI CHÚNG

P. HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

P. PHÁP CHẾ

P. TÀI CHÍNH &
KẾ TOÁN

TT KINH DOANH

TT VẬN HÀNH

TT THU NỢ &
PHÂN TÍCH RỦI
RO

TT NGHIÊN CỨU
& PHÁT TRIỂN

TT CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Khối Khách hàng Đại chúng Ngân hàng
TMCP Phương Đông
Nguồn: COM-B (2019)
Trong đó:


10


-

Trung tâm Kinh doanh được tổ chức thành các phòng: Phòng Phát triển sản

phẩm; Phòng Hỗ trợ bán hàng; Phòng Bán hàng qua điện thoại; Phòng Bán hàng qua
kênh liên kết; Phòng Bán hàng trực tiếp.
-

Trung tâm Vận hành được tổ chức thành các phòng: Phòng Thẩm định; Phòng

Thẩm định hiện trường; Phòng Phê duyệt; Phòng Quản lý hợp đồng; Phòng Dịch vụ
khách hàng; Phòng Hỗ trợ tác nghiệp tín dụng.
-

Trung tâm Thu nợ & Phân tích rủi ro được tổ chức thành các phòng: Phòng

Chiến lược thu nợ; Phòng Thu nợ qua điện thoại; Phòng Thu nợ trực tiếp; Phòng Thu
nợ pháp lý; Phòng Hỗ trợ thu nợ; Phòng giám sát rủi ro.
-

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển được tổ chức thành các phòng: Phòng

Quản lý dự án và quy trình; Phòng Khởi tạo nguồn khách hàng; Phòng Khoa học dữ
liệu; Phòng Phát triển kinh doanh thay thế.
-

Trung tâm Công nghệ thông tin được tổ chức thành các phòng: Phòng Cơ sở

hạ tầng và Bảo mật; Phòng Phát triển ứng dụng; Phòng Hỗ trợ vận hành; Phòng Kiến
trúc dữ liệu; Phòng Quản trị dịch vụ công nghệ.

2.2.3. Sản phẩm kinh doanh hiện tại
Trước khi tìm hiểu các sản phẩm kinh doanh hiện tại của COM-B, đề tài tiến
hành sơ lược về các thông tin các khách hàng của COM-B để có thể làm rõ được các
sản phẩm mà COM-B hướng tới. Cụ thể, luận văn sẽ trình bày đối tượng khách hàng
mà COM-B hướng đến, nơi cư trú của các khách hàng, độ tuổi, thu nhập, lịch sử tín
dụng.
-

Đối tượng khách hàng: Khách hàng của COM-B là các cá nhân có đầy đủ

năng lực hành vi, có thu nhập từ lương hoặc kinh doanh và có nhu cầu vay tiền mặt
phục vụ đời sống. Khách hàng phải thỏa mãn các điều kiện bắt buộc (đối với tất cả
sản phẩm) và các điều kiện bổ sung (tùy vào từng loại sản phẩm).
-

Nơi cư trú: Khách hàng phải có hộ khẩu tại 63 tỉnh/ thành phố và hiện đang

sinh sống tại tỉnh/ thành phố nơi Khối Khách hàng Đại chúng hoạt động. Nếu địa chỉ


11

sinh sống hiện tại cùng tỉnh/ thành phố với địa chỉ hộ khẩu: Không yêu cầu thời gian
cư trú tối thiểu. Nếu địa chỉ sinh sống hiện tại khác tỉnh/ thành phố với địa chỉ hộ
khẩu: Yêu cầu thời gian cư trú tối thiểu 6 tháng tại tỉnh/ thành Khách hàng đang sinh
sống.
-

Về độ tuổi: Tuổi của khách hàng phải phù hợp với điều kiện của nhóm sản


phẩm mà khách hàng được áp dụng, trong đó: Tuổi từ đủ 20 tại thời điểm vay vốn
và không quá 60 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay đối với nhóm sản phẩm dành
cho khách hàng có thu nhập từ lương; Tuổi từ đủ 45 (đối với nữ), 51 (đối với nam)
tại thời điểm vay vốn và không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay đối với
nhóm sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập từ lương hưu; Tuổi từ đủ 25 tại
thời điểm vay vốn và không quá 60 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay đối với
nhóm sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập từ việc kinh doanh.
-

Về thu nhập: Thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng tối thiểu phải

là 3 triệu đồng (áp dụng cho tất cả nhóm sản phẩm, tuy nhiên tùy từng loại sản phẩm
mức yêu cầu thu nhập tối thiểu có thể khác nhau).
-

Về lịch sử tín dụng: Khách hàng có thiện chí trả nợ, hiện khách hàng không

có nợ cần chú ý và nợ xấu. Sau khi đã sơ lược sơ bộ về khách hàng mà COM-B
hướng đến, tiếp theo đề tài sẽ trình bày các nhóm sản phẩm mà COM-B đang triển
khai.
Các nhóm sản phẩm
 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập từ lương
-

Ký hiệu: SL

-

Giá trị khoản vay: từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng


-

Lãi suất theo dư nợ giảm dần: từ 28%/năm đến 60%/năm

-

Thời hạn cho vay: từ 3 tháng đến 36 tháng

-

Mã sản phẩm (gồm 6 sản phẩm): SLS1, SLM3, SLL4, SLL5, SLL6, SLL7.

 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập từ lương hưu


12

-

Ký hiệu: SLP

-

Giá trị khoản vay: từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng

-

Lãi suất theo dư nợ giảm dần: từ 29%/năm đến 45%/năm

-


Thời hạn cho vay: từ 6 tháng đến 36 tháng

-

Mã sản phẩm (gồm 3 sản phẩm): SLPH1, SLPH2, SLPH3.

 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập từ việc kinh doanh
-

Ký hiệu: BC

-

Giá trị khoản vay: từ 10 triệu đồng đến 70 triệu đồng

-

Lãi suất theo dư nợ giảm dần: từ 30%/năm đến 48%/năm

-

Thời hạn cho vay: từ 3 tháng đến 36 tháng

-

Mã sản phẩm (gồm 35 sản phẩm): BCH05, BCM04, BCM05, BCL03,

BCL04, BCMBF01, BCMBF02, BCLBF01, BCLBF02, BCMLI1, BCMLI2,
BCMLI3, BCMLI4, BCMLI5, BCMLI6, BCLLI1, BCLLI2, BCLLI3, BCLLI4,

BCLLI5, BCLLI6, BCMOFF1, BCMOFF2, BCMOFF3, BCMOFF4, BCLOFF1,
BCLOFF2, BCLOFF3, BCLOFF4, BCMON1, BCMON2, BCLON1, BCLON2,
BCLON3, BCLON4.
2.3.

Hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng của Khối khách
hàng đại chúng

2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng
Những ngày đầu mới thành lập, COM-B chỉ kinh doanh một số sản phẩm cơ
bản và hoạt động tại khu vực Đông Nam Bộ (chủ yếu là khu vực Tp. Hồ Chí Minh
và Đồng Nai), khu vực Mekong (chủ yếu là Cần Thơ và Long An). Sau một năm
hoạt động, với những sản phẩm cho vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 12 tháng, cuối năm
2015 dư nợ tại Khối khách hàng đại chúng đạt hơn 26 tỷ đồng.
Năm 2016, tổng giải ngân của Khối đạt hơn 242 tỷ đồng. Điều này chủ yếu
đến từ việc mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh khu vực miền Trung và miền Bắc.


13

Cũng trong năm 2016, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động của COM-B được
chú trọng hơn. Sự xuất hiện của các trung tâm: Thẩm định và Thu nợ, đã góp phần
vào việc chuyên môn hóa bộ máy tổ chức, là tiền đồ cho sự mở rộng hoạt động kinh
doanh sau này. Thời điểm cuối năm 2016 đã chứng kiến một sự tăng trưởng rất mạnh
về số dư nợ so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể mức dư nợ đạt gần 245 tỷ đồng.
Việc đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và mở rộng địa bàn hoạt động đã giúp
COM-B tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng, phát triển về cả số lượng khách
hàng và dư nợ cho vay. Chính những điều đó đã góp phần làm cho doanh số giải
ngân đạt 1700 tỷ, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, việc phát triển và cải
tiến các sản phẩm kinh doanh, đã làm cho thị phần của COM-B ngày càng mở rộng.

Năm 2018 doanh số giải ngân của khối đạt 4226 tỷ đồng gấp 2,5 lần so với năm 2017
vượt kế hoạch năm; dư nợ 4082 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch năm. Chi tiết được thể
hiện trong hình 2.2 của đề tài.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
4500000

4082000

4000000
3500000
3000000
2500000
2000000

1696199

1500000
1000000
500000

26010

244785

0
2015

2016

2017


2018

Hình 2.2. Tình hình tín dụng tại COM-B từ năm 2015 đến năm 2018
Nguồn: COM-B (2019)


×