Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------

VÕ ĐỨC THẮNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN
THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

VÕ ĐỨC THẮNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN
THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Hệ Điều Hành Cao Cấp)
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Quý Thầy/Cô, Tôi tên là: VÕ ĐỨC THẮNG, học viên cao học lớp
EMBA4, trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tôi là tác giả của luận văn này, tôi xin
cam đoan: Luận văn Thạc Sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế: Nghiên cứu các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” là do
bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của Thầy: PGS.
TS. Hồ Viết Tiến.
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam kết lời cam đoan này là hoàn toàn sự thật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2019
Tác giả

Võ Đức Thắng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

ABSTRACT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4
1.7. Cấu trúc nghiên cứu ......................................................................................... 5
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...... 6
2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế .......................... 6
2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai ............................ 8
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ........................... 9
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ................................................................................ 9
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ........................................................................... 10
2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế ................. 10
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía
cạnh cụ thể ............................................................................................... 11
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ................. 14
2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế ...................................................................... 15


2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế............................................... 15
2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế .............................................................. 15
2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan
thuế ........................................................................................................... 16
2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế....... 20

2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế .......................................... 21
2.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về người nộp thuế ................................................. 21
2.4.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 22
2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................. 22
2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan..................................................... 23
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan ..................................................... 24
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 28
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ............... 29
3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế ........................................................... 29
3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................... 30
3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 32
3.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 32
3.3.2. Khái niệm các yếu tố .............................................................................. 34
3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 36
3.4.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 36
3.4.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 40
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 42
4.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh và Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 42
4.1.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh ....................................................... 42
4.1.2. Tổng quan về Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh ................................. 42
4.2. Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đối tại Chi cục Thuế
thành phố Cam Ranh ............................................................................................. 43


4.2.1. Tổng quan về người nộp thuế ở Cam Ranh giai đoạn 2015-2018 .......... 43
4.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua các tiêu chí đánh

giá khảo sát của công chức thuế ....................................................................... 45
4.2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính tuân thủ thuế của người nộp
thuế ........................................................................................................... 45
4.2.2.2. Tuân thủ về đăng ký thuế ............................................................ 47
4.2.2.3. Tuân thủ về kê khai, tính thuế, kế toán thuế ............................... 50
4.2.2.4. Tuân thủ nộp thuế ....................................................................... 56
4.2.2.5. Công tác kiểm tra thuế ................................................................ 59
4.2.2.6. Tuân thủ các quy định khác về thuế ........................................... 61
4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh .............................................. 63
4.2.3.1. Phân tích độ tin cậy thang đo ...................................................... 63
4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................ 64
4.2.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................ 68
4.2.3.4. Kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh.............. 68
4.3. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 73
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................ 77
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH ................... 78
5.1. Hàm ý quản trị nâng cao hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh ............................................................................. 78
5.1.1. Đối với yếu tố thuế suất .......................................................................... 78
5.1.2. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động kiểm tra ............................................. 79
5.1.3. Đối với yếu tố kỹ năng công chức thuế .................................................. 81
5.1.4. Đối với yếu tố niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế ................ 82
5.1.5. Đối với hình thức cưỡng chế và hình phạt ............................................. 84
5.1.6. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế ............. 86
5.1.7. Đối với yếu tố tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế ............................ 87
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 88



TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CQT

Giải thích
: Cơ quan thuế

CCT TPCR : Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh
DN

: Doanh nghiệp

DG

: Tính đơn giản của thủ tục kê khai

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

FDI

: Doanh nghiệp có vốn nước ngoài

GTGT


: Giá trị gia tăng

HT

: Hình thức cưỡng chế và hình phạt

KT

: Tổ chức hoạt động kiểm tra

KN

: Kỹ năng của công chức thuế

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NT

: Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế

NNT

: Người nộp thuế

NV

: Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế


OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TK

: Tờ khai

TS

: Thuế suất

TTT

: Tuân thủ thuế

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1

Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu .............................................. 33


Bảng 3.2.

Kết quả ý kiến thành viên nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ................................................... 37

Bảng 3.3.

Thang đo khảo sát Doanh nghiệp ...................................................... 38

Bảng 3.4.

Thang đo khảo sát công chức thuế ..................................................... 40

Bảng 4.1.

Thành phần công chức thuế trả lời khảo sát ...................................... 45

Bảng 4.2.

Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính TTT của NNT ............................ 46

Bảng 4.3.

Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi tuân thủ trong đăng ký thuế .. 48

Bảng 4.4.

Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong đăng ký thuế của
các loại hình NNT .............................................................................. 49


Bảng 4.5.

Kết quả quản lý kê khai thuế ............................................................. 51

Bảng 4.6.

Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của CCT TPCR giai đoạn 20162018 ....................................................................................................... 53

Bảng 4.7

Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong kê khai thuế của
NNT ................................................................................................... 54

Bảng 4.8

Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ trong đăng ký
thuế ..................................................................................................... 55

Bảng 4.9

Số nợ thuế và tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế năm 2015-2018 ..... 57

Bảng 4.10

Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ nộp thuế của các loại hình
NNT ................................................................................................... 58

Bảng 4.11


Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ nộp thuế của
NNT ................................................................................................... 59

Bảng 4.12

Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của Chi cục Thuế TP Cam Ranh
giai đoạn 2016-2018 .......................................................................... 60

Bảng 4.13

Kết quả đánh giá về mức độ tuân thủ các nội dung khác của NNT... 62

Bảng 4.14

Thành phần NNT trả lời khảo sát ...................................................... 63

Bảng 4.15

Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................... 64

Bảng 4.16

Giá trị KMO và Bartlett’s của các yếu tố độc lập.............................. 65

Bảng 4.17

Tổng phương sai trích của các biến độc lập ...................................... 65

Bảng 4.18


Hệ số tải nhân tố của các biến độc lập ............................................... 66


Bảng 4.19

Giá trị KMO của yếu tố hành vi TTT của NNT ................................ 67

Bảng 4.20

Hệ số tải nhân tố các biến hành vi tuân thủ thuế ............................... 67

Bảng 4.21

Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ................................. 68

Bảng 4.22

Mô hình đầy đủ .................................................................................. 68

Bảng 4.23

Trọng số hồi quy ................................................................................ 69

Bảng 4.24

Kiểm định các giả định thống kê ....................................................... 69

Bảng 4.25

Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................. 70


Bảng 4.26

Giá trị trung bình các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế ...... 71

Bảng 4.27

Giá trị trung bình các thang đo thuộc các yếu tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế ....................................................................................... 71

Bảng 4.28

Số vụ khiếu nại của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018 ........ 73

Bảng 4.29

Các nguyên nhân khiến NNT có hành vi không tuân thủ thuế .......... 75

Bảng 5.1

Giá trị trung bình thang đo thuế suất ................................................. 78

Bảng 5.2

Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động kiểm tra ..................... 79

Bảng 5.3

Giá trị trung bình thang đo kỹ năng công chức thuế ......................... 81


Bảng 5.4

Giá trị trung bình thang đo sự liêm chính của chi cục thuế ............... 82

Bảng 5.5

Giá trị trung bình thang đo hình phạt, cưỡng chế .............................. 84

Bảng 5.6

Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục
thuế ..................................................................................................... 86

Bảng 5.7

Giá trị trung bình thang đo tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế ... 87


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1

Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT ..... 7

Hình 2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn
thu. ..................................................................................................... 8

Hình 3.1


Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 28

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của người nộp
thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh ...................................... 33

Hình 4.1

Số lượng DN thành lập và DN ngưng hoạt động............................... 44

Hình 4.2

Tổng số Doanh nghiệp Chi cục Thuế TP Cam Ranh đang quản lý ... 44

Hình 4.3

Số tờ khai nộp trễ hạn và số tờ khai nộp đúng hạn giai đoạn 20152018 .................................................................................................... 50

Hình 4.4

Tình hình nộp tờ khai thuế giai đoạn 2015-2018............................... 51

Hình 4.5

Tổng nợ thuế của các Doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2018 ............. 56

Hình 4.6

Tỷ lệ nợ đọng thuế của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018 .. 57


Hình 4.7

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với hệ số chuẩn hoá ........................ 70


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá các sự tác động của các nhân
tố đến hành vi tuân thủ thuế của các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua việc khảo sát 155 doanh nghiệp,
32 công chức thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. Các phương pháp, kiểm
định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật hồi quy tuyến tính
được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp là (1) Tổ chức hoạt động kiểm
tra (KT), (2) Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT), (3) Thuế suất (TS), (4) Tính
đơn giản của thủ tục kê khai (DG), (5) Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế
(NT), (6) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế (NV), (7) Kỹ năng của
công chức thuế (KN) đều tác động dương đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp
thuế ở mức ý nghĩa 5%
Từ khóa: Hành vi tuân thủ thuế, Doanh nghiệp, Chi cục Thuế thành phố Cam
Ranh.


ABSTRACT
These thesis is to determine the factors influencing the Tax Compliance at
the Tax Department in Khanh Hoa Province. The research data was collected from
155 Companies and 32 Tax Civil servant. Cronbach’s Alpha test, exploratory factor
analysis (EFA) and linear regression analysis were used in the study. The research
results indicated that (1) Examine, (2) Punishment and coercion, (3) Tax rate, (4)
Simplicity of declaration procedures, (5) Confidence of taxpayers, (6) Tax

Department operations, (7) Skills of Tax Civil servant impact positively on the Tax
Compliance of companies in Cam Ranh city with sig under 5%.
Keyword: Tax Compliance, Tax Department in Cam Ranh City, Companies.


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu
Thuế là một trong các chính sách quan trọng để điều tiết kinh tế của mỗi

quốc gia và đó còn là nguồn thu của nhà nước (Nguyễn Thanh Sơn, 2010). Một
quốc gia có hệ thống thuế phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân
sách quốc gia, tạo môi trường thuận lợi, công bằng cho hoạt động của Doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý kinh tế
của Nhà nước thì việc nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp là điều rất
quan trọng.
Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là NNT tự khai, tự tính, tự nộp
thuế; cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người
nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy
định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất
thu NSNN.
Với sự phát triển của nền kinh tế và với khối lượng công việc của công chức
thuế ngày càng tăng nhanh, NNT tại Chi cục Thuế Cam Ranh ngày càng tăng nhanh
quy mô và số lượng, nên cơ chế quản lý tự kê khai thuế đang gặp phải nhiều rủi ro
như số tiền nộp ít hơn số tiền kê khai, cố ý hay vô ý khai báo không trung thực số
thuế phải nộp cũng như không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, vẫn còn không ít chủ
Doanh nghiệp có trình độ hiểu biết pháp luật thuế thấp, lợi dụng cơ chế trên để gian

lận thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế hay cố tình tìm mọi thủ đoạn, mọi hình thức gian
lận các khoản tiền thuế phải nộp như khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ
NSNN, chuyển giá ngày càng tinh vi, phức tạp....Đây là thách thức cho Chi cục
Thuế Cam Ranh trong việc quản lý hiệu quả thu thuế từ các Doanh nghiệp, trong đó
vấn đề nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng
được Chi cục Thuế Cam Ranh hết sức quan tâm. Đánh giá hành vi tuân thủ thuế của
các Doanh nghiệp để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều
hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của Chi cục Thuế TP Cam Ranh.
Bên cạnh những khó khăn về đối tượng quản lý, nguồn lực dành cho công
tác kiểm tra chưa đáp ứng về chất lượng và số lượng so với yêu cầu quản lý thuế
theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế. Theo số liệu về nhân sự tại Chi cục Thuế,


2

số công chức kiểm tra chiếm 19,6% tổng số công chức người lao động toàn Chi cục,
chưa đạt bình quân chung 25-30% theo thông lệ quốc tế. Phương pháp, kỹ năng
kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến nhanh chóng của các công
ty đơn vị. Công tác kiểm tra chưa tiến hành kịp thời khi có sai phạm xảy ra. Theo
Báo cáo hoạt động quản lý thuế của Chi cục Thuế TP Cam Ranh (2018), tỷ lệ doanh
nghiệp được kiểm tra tại trụ sở trên tổng số doanh nghiệp do Chi cục Thuế TP Cam
Ranh quản lý đạt 9,5% còn thấp so với yêu cầu.
Với những tồn tại trên, để thực hiện mục tiêu chiến lược cải cách công tác
kiểm tra đến năm 2020. Hoạt động kiểm tra rủi ro kê khai thuế của NNT đạt được
trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro,
phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; đôn
đốc kịp thời, đầy đủ các khoản nợ thuế vào NSNN, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm pháp luật thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo
về thuế của NNT đòi hỏi công tác kiểm tra thuế cần chọn lọc đối tượng nộp thuế có
nhiều rủi ro để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu NSNN từ đó tạo

điều kiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.
1.2.

Vấn đề nghiên cứu
Cam Ranh là một thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa thuộc khu vực

Duyên Hải Nam Trung Bộ; Cam Ranh nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh
Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam
Á. Vịnh có đủ 3 yếu tố cơ bản là chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm
trong vùng ít bão, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát
triển dịch vụ cảng biển và du lịch, hoạt động kinh doanh các dịch vụ trên biển đảo
Cam Ranh rất phong phú. Theo số liệu thống kê thì năm 2016 thành phố Cam Ranh
đã thu NSNN gần 250 tỷ, năm 2017 thu NSNN gần 300 tỷ và năm 2018 thu NSNN
gần 335 tỷ (Báo cáo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 2018). So với số thu toàn
tỉnh thì con số này tuy không lớn nhưng đây chính là những nguồn thu tiềm năng
cho thành phố Cam Ranh. Mặc dù đạt được những thành công đáng kể trong thu
ngân sách nhà nước về thuế nhưng tỷ lệ NNT có hành vi không tuân thủ thuế tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh ngày càng tăng qua các năm, từ 20 trường hợp năm
2014 lên 33 trường hợp năm 2018.


3

Nhận định được tầm quan trọng của thuế đối với nguồn thu ngân sách của
tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP Cam Ranh nói riêng, tác giả quyết định thực hiện
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu các
Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” để từ đó giúp Chi cục Thuế TP Cam
Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế.
1.3.


Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng về hành vi tuân

thủ thuế của NNT và phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh. Qua đó đề xuất các hàm ý quản trị
giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh có chính sách kiểm soát hành
vi tuân thủ thuế của NNT.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn
thành phố Cam Ranh.
- Xác định các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp
tại địa bàn thành phố Cam Ranh
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh.
- Đề xuất các hàm ý quản trị giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam
Ranh có chính sách kiểm soát hành vi tuân thủ thuế của NNT.
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố

Cam Ranh như thế nào?
- Các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại
địa bàn thành phố Cam Ranh?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh
nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh như thế nào?
- Những đề xuất hàm ý quản trị nào giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế TP Cam
Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế?
1.5.


Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


4

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ
thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh”
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh
Phạm vi thời gian: Tháng 09/2018 – 03/2019
Phạm vi đối tượng khảo sát: Người nộp thuế là các doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn thành Phố Cam Ranh và công chức thuế đang làm việc tại Chi cục
Thuế thành phố Cam Ranh.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương

pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung với 2 nhóm đối tượng (07 người nộp thuế đã sử dụng dịch vụ
Thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh và 07 công chức thuế làm việc tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp lấy mẫu xác
suất dựa trên bộ dữ liệu về Doanh nghiệp hiện còn hoạt động trên địa bàn thành phố
Cam Ranh và có khai báo thuế ở kỳ đóng thế gần nhất. Tác giả khảo sát trực tiếp
người nộp thuế bằng bảng câu hỏi (được hoàn thiện thông qua nghiên cứu định
tính), với kích thước mẫu là 155 Doanh nghiệp. Mục đích của phương pháp nghiên
cứu định lượng nhằm kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân

thủ thuế của DN tại địa bàn thành phố Cam Ranh.
Để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh và các nhân
tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT, tác giả sử dụng kết hợp 2 phương
pháp là: (1) Đánh giá bằng số liệu thứ cấp từ Chi cục Thuế TP Cam Ranh và (2)
Đánh giá qua số liệu sơ cấp, thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi.
Tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp, tài liệu, thông tin đã được Chi cục Thuế
TP Cam Ranh công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, thông tin báo chí.
Về số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát: Luận văn sử dụng phương
pháp điều tra, khảo sát NNT và các công chức thuế để đánh giá thực trạng tuân thủ
thuế và các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh. Cuộc


5

khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn
để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi
trong phiếu khảo sát. Có 3 nhóm nội dung hỏi cơ bản là: (i) Nhóm câu hỏi nhằm
đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ thuế theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ; (ii)
Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế; (iii) Nhóm câu hỏi để lấy thông tin về NNT.
Đối với nhóm NNT, cuộc khảo sát đã thu được 155 phiếu trả lời của tất cả
loại hình NNT. Các câu trả lời được nhập liệu vào phần mềm SPSS và được sử
dụng làm dẫn chứng cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của luận văn.
Tác giả tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau: (1) Kiểm định độ tin cậy
Cronbach Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); (3) Kiểm định hồi quy; (4)
Sau khi phân tích mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định các giả định thống
kê: Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân
phối chuẩn phần dư, kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Đề tài này sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tham khảo và
phân tích phục vụ cho nghiên cứu.

1.7.

Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1 – Mở đầu
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 – Hàm ý quản trị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này trình bày khái quát về đề tài như là: Lý do chọn đề tài, tình

hình nghiên cứu liên quan từ đó tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đó. Chương này cũng trình bày về
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa định
tính và định lượng. Tác giả cũng trình bày bố cục đề tài gồm 5 chương.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế
Jackson và Milliron (1986) cùng Alm (1991) cho rằng “tuân thủ thuế là báo
cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều
khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án”. Trong khi Hamm
(1995) thì cho rằng “tuân thủ thuế là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm
thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các
quyết định của tòa án”. OECD (2004), thì định nghĩa “tuân thủ thuế là phạm vi mà
đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình”. Lê Minh Tuấn,
Phạm Minh Đức, Gregory Kisunko, và G.P. Shukla (2011) cho rằng, “mức độ tuân

thủ thuế được định nghĩa là tỉ lệ giữa số tiền thuế thực thu với số tiền thuế có thể
thu được tiềm năng”. Ngược lại, tỉ lệ không tuân thủ hay mức độ thất thoát nguồn
thu thuế được tính bằng 1 trừ đi tỉ lệ tuân thủ. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) cho rằng
“tuân thủ thuế là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng
mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”. Tác giả đồng ý
với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), theo tác giả, “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế
thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế
hiện hành”. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho rằng, “để xem xét và đánh giá mức độ
tuân thủ của NNT, tùy theo mục đích nghiên cứu và vị trí nghiên cứu mà những
người nghiên cứu sử dụng những tiêu chí khác nhau”. Tùy theo tiêu chí phân loại
mà tuân thủ thuế được phân chia thành những nhóm khác nhau.
*Căn cứ vào tính chất tuân thủ
Theo OECD (2003), thì tính tuân thủ của NNT chia thành 2 nhóm chính
“Tuân thủ hành chính là việc NNT tuân thủ các quy định hành chính về việc
kê khai, nộp thuế đúng hạn”.
“Tuân thủ kỹ thuật là việc NNT thực hiện tính toán và nộp thuế đúng theo
quy định tại các điều của Luật thuế”. So với tuân thủ quy định hành chính, việc xác
định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế quy định không rõ ràng
và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt
khác, để đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, cần phải nắm bắt và có số liệu sát thực đối
với hoạt động chịu thuế của NNT.


7

* Căn cứ vào nội dung tuân thủ
Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ
thuế được phân loại thành: (1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế; (2) tuân thủ trong
việc nộp hồ sơ khai thuế; (3) tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và
chính xác; (4) tuân thủ trong việc nộp thuế.

Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là
không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể.
* Căn cứ vào mức độ tuân thủ
Quản lý tuân thủ là quản lý dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT.
Về cơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủ được thể hiện trên hai phương diện:
“(1) Nếu NNT sẵn sàng tuân thủ thì CQT tạo điều kiện thuận lợi tối đa để NNT tuân
thủ thông qua các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi khác nhau; (2) Nếu NNT không muốn
tuân thủ thì CQT áp dụng các cơ chế và chế tài khác nhau để buộc NNT tuân thủ”.
Mô hình của Grabosky và Braithwaite (1986), chỉ ra rằng “toàn bộ NNT
được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ
quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm
bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất”. Mô hình này thể hiện qua sơ đồ 2.1 dưới đây.
Đặc điểm của NNT

Hành vi của NNT

Phương pháp xử lý của CQT
10

Cố tình không tuân thủ

Áp dụng toàn bộ quyền
lực theo luật pháp

9

8

Chiến lược KD Ngành nghề


Không muốn tuân thủ
nhưng sẽ tuân thủ nếu
CQT quan tâm

Ngăn chặn thông qua
các biện pháp phát
hiện vi phạm

7

6
5

NNT
Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế

Yếu tố tâm lý

Cố gắng tuân thủ
nhưng không phải lúc Chiến lược của
nào cũng thành công CQT là tạo áp lực
để giảm số NNT
không tuân thủ
Sẵn sàng tuân thủ

Hỗ trợ để tuân
thủ

4


3

2

Tạo điều kiện
thuận lợi

Hình 2.1. Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT
Nguồn: Grabosky và Braithwaite (1986)

1
0


8

Hình kim tự tháp thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của CQT. Theo đó, cạnh
bên trái hình kim tự tháp biểu hiện hành vi TTT của NNT, còn cạnh bên phải hình
kim tự tháp thể hiện nguyên tắc xử lý của CQT đối với hành vi tuân thủ. Mũi tên
nằm trên đường trung tuyến cho thấy chiến lược xử lý của CQT với mục đích nâng
cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Toàn bộ NNT được chia làm 4 nhóm, tương ứng với mức độ tuân thủ pháp
luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên
trái hình kim tự tháp. Tương ứng với 4 nhóm NNT này là 4 nguyên tắc xử lý khác
nhau của CQT, cụ thể là
- Nếu hành vi của NNT “sẵn sàng tuân thủ” thì CQT xử lý theo nguyên tắc
“tạo điều kiện thuận lợi nhất” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng
thành công” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT

quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “Ngăn chặn thông qua các biện pháp
phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “quyết tâm không tuân thủ” thì nguyên tắc xử lý của
CQT là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ
2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai

Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn
thu.
Nguồn: Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011)


9

Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011) cho rằng “việc trốn thuế và tránh thuế là
hai trong số các nguyên nhân quan trọng nhất của việc không tuân thủ và làm thất
thoát nguồn thu”. Những hành vi này của NNT lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
có liên quan lẫn nhau, nó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan (năng lực của cơ quan
thuế, chính sách thuế, chi phí tuân thủ, sự liêm chính và tính hiệu quả), lẫn nguyên
nhân khách quan (trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, hệ thống khiếu nại, quy
mô của nền kinh tế phi chính thức và tham nhũng).
Hình 2.2 cho thấy khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc
không tuân thủ/ thất thoát nguồn thu.
Về lý thuyết, việc tránh thuế và trốn thuế là khác nhau, tuy nhiên cả hai hành
vi đều làm thất thoát nguồn thu thuế, khiến hệ thống thuế bị kém công bằng, và làm
mất đi sự cạnh tranh một cách lành mạnh của thị trường.
Những NNT được xem là trốn thuế khi NNT sử dụng các cách thức trái pháp
luật để tránh nộp đầy đủ số thuế của mình. NNT sẽ khai thiếu thu nhập, doanh thu,
hay tài sản của mình, hoặc không khai báo thuế, trong khi lại cố gắng khai khống
lên những khoản chi được khấu trừ và thậm chí còn tham gia buôn lậu hay âm mưu
rửa tiền. Còn trong trường hợp tránh thuế, NNT lạm dụng các khe hở trong chế độ

thuế hiện hành để giảm bớt các nghĩa vụ thuế của mình.
2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
2.3.1. Các tiêu chí định tính
Tính TTT của NNT được biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên, có những biểu hiện
có thể được định lượng và những biểu hiện không thể định lượng được. Các chỉ tiêu
không thể định lượng được thì đó là tiêu chí định tính.
(i) Mức độ am hiểu và quan tâm của NNT đối với các quy định của luật thuế,
đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT.
Mức độ quan tâm và am hiểu thể hiện NNT có các ý thức xử sự đối với các
quy định pháp luật về thuế. Họ phải tìm hiểu, áp dụng nhằm tuân thủ đúng những
quy định của pháp luật về thuế. Khi NNT không quan tâm đến những quy định pháp
luật về thuế hoặc không am hiểu tường tận các quy định này thì khả năng xảy ra
những hành vi không TTT là rất lớn.


10

Tiêu chí này bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí, mức độ đơn giản hay phức tạp
của những chính sách pháp luật về thuế, nội dung và hình thức tuyên truyền, hỗ trợ
NNT của CQT cũng như mức xử phạt những hành vi sai sót, gian lận của NNT.
Mặc dù không lượng hóa được mức độ quan tâm của NNT đối với các quy
định pháp luật thuế, nhưng có thể đánh giá NNT có quan tâm hay không và quan
tâm ít hay nhiều thông qua việc khảo sát bảng hỏi NNT.
(ii) Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong TTT.
Tiêu chí này cho thấy NNT tuân thủ một cách tự nguyện hay miễn cưỡng pháp
luật về thuế. Nếu NNT tự nguyện tuân thủ trên cơ sở tự hào về nghĩa vụ thuế sẽ là tín
hiệu tốt hơn là trường hợp NNT tuân thủ khi họ thấy rằng nếu không tuân thủ sẽ bị
phát hiện và sẽ bị xử phạt. Trong trường hợp NNT miễn cưỡng tuân thủ đúng quy
định pháp luật về thuế thì nguy cơ vi phạm khi hành vi vi phạm không bị phát hiện
tăng lên. Mức độ miễn cưỡng hay tự nguyện trong TTT của NNT mặc dù khó lượng

hóa nhưng có thể đánh giá thông qua khảo sát bằng cách quan sát trực tiếp hoặc
thông qua phỏng vấn NNT.
2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Có nhiều cách phân loại mức độ TTT của NNT (như tuân thủ kỹ thuật và
tuân thủ hành chính; hay tuân thủ theo những nghĩa vụ của NNT: trong kê khai
thuế, trong đăng ký thuế, trong nộp thuế và trong thực hiện các quy định khác của
pháp luật về thuế). Các yếu tố trên có thể định lượng được bằng những con số cụ
thể, như có bao nhiêu NNT bị phát hiện có gian lận qua thanh tra, kiểm tra thuế, có
bao nhiêu NNT không đăng ký thuế… Đây là các chỉ tiêu định lượng đo lường mức
độ TTT của NNT.
2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế
Trong quá trình chấp hành và thực thi những quy định pháp luật về thuế, để
đánh giá thực trạng TTT của NNT, các tiêu chí chủ yếu được xem xét là số thuế thu
được có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không? Có tình trạng NNT không TTT hay
không? Do đó, trên phương diện tổng quát và khả thi trong đo lường, chỉ tiêu phản
ánh tổng quát mức độ TTT của NNT là
Chỉ tiêu 1: “Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế so với
tổng số NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra”.


11

Hành vi vi phạm pháp luật về thuế được sử dụng để đo lường chỉ tiêu này là
tất cả những hành vi vi phạm về thuế, từ vi phạm thủ tục đến vi phạm về kê khai,
tính thuế, nộp thuế… Chỉ tiêu này được xác định cho thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm) tùy theo mục đích nghiên cứu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ TTT càng thấp
và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vừa phản ánh mức độ tuân thủ của NNT, vừa
phản ánh được tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các
hành vi không tuân thủ của NNT.
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía

cạnh cụ thể
(ii) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong việc đăng ký thuế.
Mức độ TTT của NNT trong đăng ký thuế được thể hiện trong việc NNT
thực hiện kê khai đăng ký thuế đúng biểu mẫu, chính xác chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng
ký thuế cho cơ quan quản lý đúng địa điểm, đúng thời hạn. Do đó, chỉ tiêu định
lượng dùng để đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động này dựa trên tỷ lệ hoặc số
lượng NNT chấp hành đầy đủ những yêu cầu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các tiêu
chí được sử dụng là tỷ lệ/số lượng NNT có hành vi không tuân thủ. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 2: “Tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối
tượng phải đăng ký thuế“.
Tỷ lệ này đo bằng tỷ lệ % giữa số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế
(bao gồm cả số lượng NNT không đăng ký thuế, chưa đăng ký thuế hay đăng ký thuế
muộn so với quy định) so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu này càng
cao càng chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.
Chỉ tiêu 3: “Tỷ lệ NNT khai đăng ký thuế có nhầm lẫn, sao sót so với tổng số
NNT đã thực hiện đăng ký thuế“.
Việc kê khai hồ sơ khai thuế được quy định theo các biểu mẫu và những chỉ
tiêu có sẵn. Các chỉ tiêu đó là các thông tin quan trọng của NNT mà CQT cần phải
nắm bắt nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Nếu NNT kê khai không chính
xác, không đúng theo biểu mẫu, theo chỉ tiêu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý
thuế của CQT. Do đó việc kê khai không chính xác là một chỉ tiêu xem xét tính tuân
thủ của NNT. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ mức độ TTT tốt và ngược lại.


12

(ii) Các chỉ tiêu về tuân thủ trong kê khai và tính thuế, gồm tuân thủ về nộp
tờ khai (hồ sơ, mẫu biểu, thời gian) và tuân thủ trong kê khai thuế (chính xác, đầy
đủ). Thuộc nhóm này gồm có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 4: “Tỷ lệ giữa số tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp.

Các tờ khai được nộp gồm cả tờ khai chậm nộp và tờ khai nộp đúng hạn. Nếu chỉ
tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“.
Chỉ tiêu 5: “Tỷ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được
nộp. Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“.
Chỉ tiêu 6: “Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai thuế đã nộp. Chỉ
tiêu này phản ánh sự tuân thủ về hình thức biểu mẫu kê khai của NNT. Chỉ tiêu này
càng thấp càng tốt“.
Chỉ tiêu 7: “Tỷ lệ số NNT kê khai sai thuế được phát hiện so với tổng số
NNT được kiểm tra và thanh tra“.
Chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra
của CQT, vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong kê khai xác định số thuế phải nộp
của NNT. Giả định tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không đổi
thì chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ rằng NNT tuân thủ tốt.
Chỉ tiêu 8: “Tỷ lệ số NNT bị phát hiện trốn thuế so với tổng số NNT được
thanh tra, kiểm tra“.
Tương tự như chỉ tiêu 7, chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt
động thanh tra, kiểm tra của CQT vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong tính toán
nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT.
Sự khác biệt của chỉ tiêu 7 so với chỉ tiêu 8 là tính chất của hành vi khác
nhau. Với chỉ tiêu 7, NNT vẫn phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng kê khai sai căn
cứ tính thuế. Với chỉ tiêu 8, NNT cố tình gian lận thuế. Giả định tính hiệu quả của
hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế không đổi thì chỉ tiêu này có giá trị càng thấp thì
cchứng tỏ NNT càng tuân thủ tốt.
Những chỉ tiêu trong nhóm phản ánh tính TTT về kê khai, tính thuế này (từ
chỉ tiêu 4 đến chỉ tiêu 8) có thể tính toán cho từng sắc thuế hoặc có thể được tính
toán cho tất cả các sắc thuế. Tùy điều kiện, mục đích nghiên cứu mà sử dụng các
chỉ tiêu này nghiên cứu cho một sắc thuế hoặc nhiều sắc thuế.



×