Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Quốc Nghi *
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu
nhập của người nộp thuế thu thập cá nhân (TNCN) ở TP. Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu được thu
thập từ 224 người có thu nhập chịu thuế theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (quota). Ứng dụng
phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM, nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhân tố tác động tích cực đến
hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế ở TP. Cần Thơ, đó là kiến thức thuế, tính công bằng
thuế và hệ thống thuế. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hành vi tuân thủ
thuế TNCN của người nộp thuế.
Từ khóa: Người dân, tính tuân thủ thuế, thu nhập cá nhân, TP. Cần Thơ
FACTORS AFFECTING THE TAX COMPLIANCE BEHAVIOR
OF INDIVIDUAL TAXPAYERS IN CANTHO CITY
ABSTRACT
The study was conducted to determine the factors affecting the tax compliance behavior of
individual taxpayers in Cantho City. The research data were collected from 224 taxable income
earners by quota method. The Structural Equation Modeling (SEM) was used in the study, the
research results showed that there are 3 factors that positively influence the tax compliance behavior
of taxpayers in Can Tho City, namely tax knowledge, tax justice and the tax system. Finally, the study
proposed some recommendations for enhancing the tax compliance behavior of taxpayers.
Key words: taxpayer, tax compliance, individual income tax, CanTho City
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một sắc
thuế trực thu, ra đời tương đối sớm ở các nước
phát triển và đang áp dụng rộng rãi ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Tỷ trọng thu ngân sách
của thuế TNCN chiếm rất cao từ 30 - 40%, thậm
chí trên 50% tại một số quốc gia phát triển như
Mỹ, Nhật, Canada, Australia, New Zealand và
các nước đang phát triển chiếm từ 15% - 30%
như Thái Lan, Malaysia, Philipine (Huỳnh Văn
Diện, 2016). Ở Việt Nam, luật thuế TNCN được
Quốc hội ban hành từ năm 2007 (có hiệu lực từ
ngày 01/01/2009), đóng vai trò quan trọng vào
sự phát triển của nền kinh tế, góp phần tăng thu
cho ngân sách nhà nước (NSNN). Thực hiện
các quy định của pháp luật về thuế TNCN, TP.
Cần Thơ tích cực trong chỉ đạo, điều hành các
đơn vị trực thuộc về thu ngân sách và chống thất
thu thuế. Tính từ năm 2009, thuế TNCN chiếm
tỷ lệ 5,62% trong tổng thu ngân sách của TP.
Cần Thơ, tăng 21,55 % so cùng kỳ năm 2008,
đến năm 2016 thuế TNCN chiếm tỷ lệ 6,67%,
* TS. Đại học Cần Thơ
44
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
tăng 25,15% so cùng kỳ năm 2015 (Huỳnh Văn
Diện, 2016). Như vậy, tỷ trọng thuế thu nhập từ
năm 2009 đến năm 2016 có xu hướng tăng trong
tổng thu ngân sách, từ đó cho thấy vai trò ngày
càng quan trọng của thuế TNCN đối với NSNN
tại địa phương. Tuy nhiên, vấn đề thất thu thuế
vẫn chưa được giải quyết triệt để, nguồn thu
thuế hàng năm vẫn chưa đảm bảo kế hoạch ngân
sách. Đặc biệt là tình trạng chưa giám sát được
các hoạt động thu thuế một cách chặt chẽ, chỉ
chờ việc tự giác khấu trừ thuế của các tổ chức
chi trả thu nhập cũng như tự kê khai của cá
nhân. Xuất phát từ vấn đề tự kê khai thuế, đã có
nhiều nghiên cứu phân tích nguyên nhân chính
là do hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
(Alm và Sanchez, 1995; Richardson và Sawyer,
2001). Từ thực tiễn trên, nghiên cứu này được
thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp
thuế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm
nâng cao hành vi tuân thủ thuế TNCN của người
nộp thuế ở thành phố Cần Thơ.
đợi các hành động thông báo tiếp theo từ cơ
quan thuế (Singh, 2003). Theo Richardson và
Sawyer (2001) thì sự tuân thủ về thuế là yếu
tố quan trọng trong việc xác định các đặc tính
hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, từ đó
có thể phát triển chính sách thuế để tăng mức
độ tuân thủ. Sự tuân thủ thuế được xem là mối
quan tâm của các quốc gia trên thế giới (Alm
và Sanchez, 1995; Frey và Weck-Hanneman,
1984). Sự không tuân thủ không chỉ gây nguy
hiểm cho các dự án, mà còn với các nhóm xã
hội, sự không tuân thủ cũng có thể đóng góp
trực tiếp vào bất bình đẳng xã hội. Sự không
tuân thủ thuế thực sự được coi là một vấn đề
đáng kể, mặc dù độ lớn của nó chỉ có thể được
ước tính (Andreoni, Erard và Feinstein, 1998).
2.2. Mô hình nghiên cứu
Hệ thống thuế là một trong những kiến thức
xã hội phức tạp nhất, do đó, để có thể làm đúng
và hiệu quả đòi hỏi người nộp thuế phải có
kiến thức cũng như sự hiểu biết nhất định. Tuy
nhiên, những hiểu biết chung của người dân
về các chính sách thuế chưa sâu, nếu hiểu biết
về luật thuế không rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng
đến thái độ tuân thủ thuế cũng như mức thuế
ấn định phải nộp. Theo Mohd (2002), khi nắm
vững các quy định về thuế và có sự hiểu biết cụ
thể sẽ giúp người dân có thể suy ra được những
hệ quả của việc tránh né thuế. Nghiên cứu của
Palil (2010) cho thấy, kiến thức về thuế có tác
động tích cực đến đến việc tuân thủ thuế. Song
song đó, Houston và Tran (2001) chỉ ra mối
quan hệ tiêu cực giữa giáo dục và trốn thuế.
Theo đó, người đóng thuế có trình độ cao đẳng
có tỷ lệ trốn thuế cao hơn so với người nộp thuế
có trình độ đại học. Bên cạnh đó, Lewis (1982)
cho rằng, sự thiếu hiểu biết sẽ góp phần vào
việc trốn thuế. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên
cứu đặt ra như sau: H1: Kiến thức về thuế có
tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế
TNCN của người nộp thuế.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Thuế TNCN được xem là một công cụ phân
phối đảm bảo công bằng xã hội. Đây là loại
thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập nhận
được của từng cá nhân. Thông qua đánh thuế
TNCN, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập
của những người có thu nhập cao, nhờ đó san
bằng tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa
các cá nhân trong xã hội. Tuân thủ thuế điển
hình có nghĩa là kê khai đúng thu nhập tính
thuế, làm đúng nghĩa vụ pháp lý (sự chính xác),
kê khai thu nhập đúng hạn và thanh toán số
tiền khi tới hạn (tích chất kịp thời) (Franzoni,
1999). Định nghĩa khác về tính tuân thủ thuế
là hành động của một người khi điền vào mẫu
đơn thuế thu nhập, công khai tất cả các khoản
thu nhập chịu thuế một cách chính xác, và
nộp tiền cho tất cả các khoản thuế cần thanh
toán trong giai đoạn quy định mà không phải
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của
45
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
(1985) và Palil (2010) chỉ ra rằng, mức quy định
thuế suất càng cao sẽ làm giảm hành vi tuân thủ
thuế. Các tác giả Alm et al,. (1992), Friedland
(1982) cho thấy, với các mức thuế khác nhau
và tình trạng gia tăng thuế suất thường xuyên
sẽ dẫn đến việc trốn thuế cao hơn. Theo Đào
Mộng Long (2014), Jackson và Milliron (1986)
sự phức tạp của thủ tục thuế làm ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế của cá nhân nộp thuế. Một
nghiên cứu khác của Đặng Thị Bạch Vân (2014)
cho rằng mức tiền phạt càng cao thì khả năng
trốn thuế của người dân sẽ được hạn chế. Tuy
nhiên, nghiên cứu khác cũng cho rằng mức tiền
phạt quá cao có thể sẽ gây ra những tác dụng
không mong muốn, thậm chí làm cho hành vi
trốn thuế tăng lên (Đào Mộng Long, 2014). Bên
cạnh đó, các nghiên cứu của Mason và Calvin
(1978), Allingham và Sandmo (1972) chỉ ra xác
suất bị kiểm tra thuế càng cao thì hành vi trốn
thuế càng giảm. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu
được đề xuất như sau: H3: Hệ thống thuế tác
động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế TNCN
của người nộp thuế.
nhận thức về công bằng trong nộp thuế của
người dân. Trong nghiên cứu của Ewen và
Maiman (1986) cho thấy, nhận thức về sự công
bằng thuế có liên quan trực tiếp với sự tuân thủ
thuế. Cụ thể, nếu người nộp thuế nhận thấy sự
bất công, không công bằng thì có khả năng họ
không tuân thủ theo quy định (Alm, Jackson
and McKee, 1993; Cowell, 1990). Nghiên cứu
của Wenzel, M. (2001) cho rằng người nộp
thuế sẽ tuân thủ luật thuế khi họ đã xác định
và nghĩ rằng họ được đối xử một cách công
bằng và tôn trọng của cơ quan thuế. Mặc dù
những mối quan hệ giữa nhận thức về tính công
bằng và hành vi đóng thuế khá phức tạp, tuy
nhiên luôn tồn tại mối quan hệ tích cực giữa
nhận thức về tính công bằng và tính tuân thủ
của người nộp thuế (Erich et al., 2006). Trên cơ
sở đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:
H2: Nhận thức về công bằng thuế có tác động
tích cực đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của
người nộp thuế.
Song song đó, nhiều nhà nghiên cứu đã
chính minh các yếu tố thuộc về cơ quan thuế
có tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế
của người dân. Theo Clotfelter (1983), Slemrod
Trên cơ sở đó mô hình nghiên cứu được
đề xuất như sau:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
46
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
Bảng 1: Diễn giải các biến của mô hình nghiên cứu
Khái
niệm
Tên biến quan sát
Ký hiệu Thang đo
Có những Thông tư, Nghị định riêng cho người nộp thuế
thu nhập cá nhân.
Người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thêm
hoặc có số thuế nộp thừa thì không cần quyết toán thuế thu
nhập cá nhân.
Người nộp thuế hiểu rõ về mức thu nhập chịu thuế và các
Kiến khoản giảm trừ thuế.
thức Người có thu nhập trung bình trên 9 triệu đồng/ tháng phải
về
chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng
thuế phần
Các khoản thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công,
chuyển nhượng vốn, trúng thưởng đều thuộc các khoản thu
nhập tính thuế thu nhập cá nhân.
Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, tiền lãi ngân
hàng, các quỹ từ thiện, bồi thường hợp đồng bảo hiểm đều
thuộc các khoản miễn thuế thu nhập cá nhân
Hệ thống thuế thu nhập là một hệ thống công bằng nhằm
tạo nguồn thu cho NSNN.
Số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân bình đẳng giữa mọi
Tính
công dân.
công
Những người có thu nhập càng cao sẽ chịu thuế thu nhập
bằng
cá nhân càng cao.
thuế
Người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ nhận lại được những
lợi ích từ nhà nước thông qua chính sách phúc lợi và an
sinh xã hội.
Quy trình thủ tục hành chính thuế và các tính toán về thuế
thu nhập cá nhân càng đơn giản thì người nộp thuế càng
tuân thủ thuế.
Các hình thức khuyến khích tuân thủ của cơ quan thuế sẽ
tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Hệ
Các biện pháp tăng cường quản lý thuế của cơ quan thuế
thống
(thanh tra, kiểm tra, xử phạt) sẽ nâng cao mức tuân thủ
thuế
thuế thu nhập cá nhân.
Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế có tác động
đến sự tuân thủ thuế thu nhập cá nhân.
Mức xử phạt hợp lý và công bằng làm tăng mức tuân thủ
thuế thu nhập cá nhân.
Người nộp thuế thu nhập cá nhân không cố tình tránh thuế
Tuân
thủ
thuế
Cơ quan quản lý thuế buộc người nộp thuế thu nhập cá
nhân phải trả một khoản phạt khi họ trì hoãn việc nộp thuế.
Người nộp thuế thu nhập cá nhân có nghĩa vụ cung cấp đầy
đủ và chính xác thông tin về thu nhập của mình
Người nộp thuế thu nhập cá nhân phải tuân thủ theo đúng
thời gian kê khai và quy trình quyết toán thuế.
KTT1
Likert
1-5
KTT2
Likert
1-5
KTT3
Likert
1-5
KTT4
Likert
1-5
KTT5
Likert
1-5
KTT6
Likert
1-5
CBT1
CBT2
CBT3
Likert
1-5
Likert
1-5
Likert
1-5
CBT4
Likert
1-5
HTT1
Likert 1-5
HTT2
Likert
1-5
HTT3
Likert
1-5
HTT4
HTT5
TTT1
TTT2
TTT3
TTT4
Likert
1-5
Likert
1-5
Likert
1-5
Likert
1-5
Likert
1-5
Likert
1-5
Nguồn
tham khảo
Jackson và
Milliron, (1986);
Eriksen và Fallan
(1996), Lewis
(1982); Palil
and Mustapha,
(2011); Palil,
(2010); Houston
và Tran (2001).
Gerbing (1988);
Kinsey et al,
1991;
Falkinger, 1988;
Chung, 2002;
Wenzel (2001);
McEwen và
Maiman, (1986).
Palil (2010);
Jackson và Milliron (1986);
Friedland (1982);
Đào Mộng Long
(2014); Đặng Thị
Bạch Văn (2014).
Singh (2003);
Richardson và
Sawyer (2001);
Madi và Amrizah,
2003 Mohamad et
al., (2007); Lewis
(1982), Palil và
Mustapha (2011).
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017
47
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.3. Phương pháp phân tích
Để kiểm định mô hình nghiên cứu, các
phương pháp phân tích được sử dụng như sau:
kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
và phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM). Trong
nghiên cứu này, các thang đo để đánh giá các
biến quan sát đều ở dạng thang đo likert 5 mức
độ, với quy ước mức 1 = rất không đồng ý và
tăng dần đến mức 5 = rất đồng ý.
30,36%, từ 15 đến dưới 18 triệu chiếm 25%,
từ 18 triệu trở lên chiếm 17,86. Số đối tượng
nộp thuế TNCN được khảo sát có giới tính nam
chiếm 73,21%, còn lại 26,79% là nữ. Độ tuổi
trung bình của đối tượng nộp thuế TNCN là 36
tuổi, thấp nhất là 26 tuổi và cao nhất là 58 tuổi.
Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm tuổi
từ 26-35 tuổi (chiếm 49,11%), kế đó là nhóm
tuổi từ 36-45 (chiếm 35,71%) và thấp nhất là
nhóm đối tượng nộp thuế có độ tuổi từ 46 trở
lên (chiếm 15,18%). Xét về trình độ học vấn thì
các đối tượng nộp thuế TNCN có học vấn khá
cao, đa số có trình độ đại học và sau đại học, chỉ
có 16,07% đối tượng nộp thuế có trình độ cao
đẳng và trung cấp. Về cơ cấu nghề nghiệp của
đối tượng nộp thuế TNCN, công chức viên chức
chiếm 28,57%, nhân viên văn phòng chiếm
39,73% và lãnh đạo doanh nghiệp chiếm 31,7%.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
hạn ngạch (quota) để thu thập dữ liệu. Phương
pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi
hỏi cỡ mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân
phối mẫu (Raykov & Widaman, 1995). Để có
độ tin cậy trong kiểm định độ thích hợp của mô
hình SEM, kích thước mẫu từ 100 đến 200 là
đạt yêu cầu (Hoyle, 1995). Theo Hoelter (1983)
cho rằng, cỡ mẫu giới hạn trong cấu trúc tuyến
tính là 200. Thực tế, nghiên cứu đã thu được 224
quan sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp,
đối tượng khảo sát là người nộp thuế đang làm
việc tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự
nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ. Như vậy, cỡ
mẫu đáp ứng yêu cầu kích thước mẫu, đảm bảo
độ tin cậy để kiểm định mô hình.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng hành vi tuân thủ
thuế TNCN
Kiểm tra độ tin cậy thang đo
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử
dụng để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tương
quan giữa các biến quan sát. Theo kết quả kiểm
định ở bảng 2 cho thấy, các thang đo đều có hệ
số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, hệ số tương
quan biến – tổng của các biến quan sát trong
các nhân tố đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, biến
quan sát KTT6 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha tổng nến
biến KTT6 bị loại khỏi nhân tố KKT (Nunnally,
1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Các quan
sát còn lại đều đạt yêu cầu và được sử dụng phân
tích nhân tố khám phá tiếp theo.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu về đối tượng khảo sát
Theo kết quả khảo sát, đối tượng nộp thuế
TNCN có mức thu nhập từ 9 đến dưới 12 triệu
chiếm 26,78%, từ 12 đến dưới 15 triệu chiếm
Bảng 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Nhân tố
Kiến thức thuế
Tính công bằng thuế
Hệ thống thuế
Hành vi tuân thủ thuế
Số
biến
5
4
5
4
Hệ số tương quan biếntổng nhỏ nhất
0,487
0,701
0,652
0,474
Hệ số Cronbach’s
Alpha
0,840
0,884
0,914
0,772
Nguồn: Số liệu điều tra, 2017
48
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau bước kiểm định độ tin cậy các thang
đo, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám
phá (EFA) nhằm kiểm định độ hội tụ và mức độ
phân biệt của các thang đo. Kết quả phân tích
được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các
biến quan sát với Factor loading > 0,5; (2) Kiểm
định tính thích hợp của mô hình khi 0,5 < KMO
= 0,883 < 1; (3) Kiểm định Bartlett về tương
quan của các biến quan sát có hệ số Sig. = 0,000
< 0,05; (4) Kiểm định phương sai cộng dồn bằng
69,21% > 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Đồng thời, kết quả đã hình thành 4 nhân tố với
hệ số Eigenvalue = 1,159 và không có sự xáo
trộn biến quan sát giữa các nhân tố, do đó tên
gọi các nhân tố ban đầu vẫn được giữ nguyên.
Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Biến quan sát
Nhân tố
F1
KTT1
0,565
KTT2
0,807
KTT3
0,733
KTT4
0,821
KTT5
0,823
F2
CBT1
0,729
CBT2
0,810
CBT3
0,878
CBT4
0,857
F3
HTT1
0,731
HTT2
0,918
HTT3
0,947
HTT4
0,775
HTT5
0,924
F4
TTT1
0,520
TTT2
0,740
TTT3
0,748
TTT4
0,796
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Sau bước phân tích EFA, nghiên cứu tiến
hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để
kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính
đơn hướng và độ tin cậy của thang đo. Kết quả
kiểm định cho thấy, mô hình phù hợp với thông
tin thị trường với các chỉ số thỏa điều kiện như:
P-value = 0,000 với 129 bậc tự do và Chi-square
theo bậc tự do CMIN/df = 1,671 < 2 (Carmines
và McIver, 1981). Bên cạnh đó, chỉ số TLI =
0,961, CFI = 0,967 đều lớn hơn 0,9 (Bentler
& Bonett, 1980) và RMSEA = 0,055 ≤ 0,08
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,
2008). Điều này chứng tỏ mô hình phù hợp với
dữ liệu thị trường. Các trọng số chuẩn hóa của
thang đo đều > 0,5 và các trọng số chưa chuẩn
49
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
một thang đo hơi thấp (< 0,5) nhưng phương sai
trích vẫn có thể chấp nhận giá trị từ 0,4 trở lên
với đảm bảo độ tin cậy tổng hợp phải lớn hơn
0,6 (Fornell & Larcker, 1981; Fraering & Minor,
2006). Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất
cả các khái niệm trong mô hình đều đạt yêu cầu
về giá trị cũng như độ tin cậy, vì vậy thang đo
phù hợp sử dụng cho phân tích SEM tiếp theo.
hóa đều có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm
đạt được giá trị hội tụ. Hệ số tương quan giữa
các nhân tố đều nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch
chuẩn (<0,05). Do đó, các khái niệm nghiên cứu
đạt giá trị phân biệt.
Kết quả tính toán độ tin cậy tổng hợp (Pc),
phương sai trích (Pvc) được trình bày trong
bảng 4 cho thấy Pc thỏa điều kiện, riêng Pvc của
Bảng 4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Biến quan sát
Độ tin cậy tổng
hợp – Pc
Tổng phương sai
trích – Pvc
Hệ số Cronbach’s
Alpha
Kiến thức thuế
0,85
0,54
0,840
Tính công bằng thuế
0,89
0,66
0,884
Hệ thống thuế
0,92
0,77
0,914
Hành vi tuân thủ thuế
0,78
0,48
0,772
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017
Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)
Sau bước phân tích nhân tố khẳng định (CFA),
phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử
dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả phân tích được trình bày ở hình 2 và
bảng 5 như sau:
Hình 2: Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (đã chuẩn hóa)
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017
50
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
Bảng 5: Kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình
Chưa chuẩn hóa
Mối quan hệ
Giá trị ước
lượng
Sai lệch
chuẩn S.E.
Giá trị tới
hạn C.R.
Giá trị
ước lượng
chuẩn hóa
Giá trị
P-value
TTT
KTT
0,438
0,120
3,631
0,322
***
TTT
CBT
0,285
0,066
4,305
0,383
***
TTT
HHT
0,244
0,061
3,988
0,273
***
Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2017
của thuế thu nhập cá nhân nói riêng và chính
sách thuế nói chung. Nghĩa là phải cho người
nộp thuế thấy được việc nộp thuế là trách nhiệm
và nghĩa vụ của mỗi công dân, mọi người đều
phải bình đẳng. Bên cạnh đó họ luôn quan tâm
đến những lợi ích họ nhân được từ nhà nước
thông qua các chính sách phúc lợi và an sinh xã
hội. Từ đó người nộp thuế sẽ chấp hành tốt các
quy định, nâng cao hiệu lực quản lý. Đây là một
khám phá có giá trị mà kết quả nghiên cứu này
mang lại.
Dựa vào kết quả ở bảng 5 cho thấy, các nhân
tố độc lập đều có mối quan hệ tuyến tính với
hành vi tuân thủ thuế TNCN. Cả 3 nhân tố độc
lập đều có giá trị P-value < 5% và tương quan
thuận với hành vi tuân thủ thuế TNCN nên các
giả thuyết được chấp nhận. Các nhân tố kiến
thức thuế, tính công bằng và hệ thống thuế tác
động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế TNCN.
Điều này có nghĩa là, nếu người nộp thuế hiểu
rõ, nắm vững các qui định về thuế TNCN thì
hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế càng
cao. Bên cạnh đó, nếu người nộp thuế nhận thức
được sự công bằng giữa các cá nhân nộp thuế và
lợi ích xã hội từ việc tuân thủ thuế thì hành vi
tuân thủ thuế TNCN sẽ càng tăng. Song song đó,
nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu các qui trình, hồ
sơ, thủ tục đơn giản, công tác tuyên truyền, giám
sát hợp lý thì hành vi tuân thủ thuế TNCN của
người nộp thuế sẽ càng cao.
Thứ hai, tăng cường tính kỷ luật hợp lý: Bổ
sung thẩm quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế.
Hiện nay cơ quan thuế Việt Nam không có chức
năng điều tra, khởi tố tội trốn thuế như các nước
đang áp dụng. Điều này đã hạn chế việc ngăn
chặn kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế với
số lượng lớn hay có hành vi chiếm đoạt tiền thuế
thông qua việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Do đó, cần đề xuất Ủy ban thường vụ Quốc hội
bổ sung chức năng điều tra, khởi tố các vụ án
trong lĩnh vực thuế để cơ quan thuế chủ động
trong công tác quản lý thuế, ngăn chặn hành vi
trốn thuế, đẩy mạnh kỷ cương, ý thức chấp hành
pháp luật thuế của người nộp thuế.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp
thuế trên địa bàn TP. Cần Thơ, nghiên cứu đã chỉ
ra 3 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi tuân
thủ thuế TNCN, đó là kiến thức thuế, tính công
bằng và hệ thống thuế. Trong đó, nhân tố kiến
thức thuế có tác động mạnh nhất đến hành vi
tuân thủ thuế TNCN. Thông qua kết quả nghiên
cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm
nâng cao hành vi tuân thủ thuế TNCN của người
nộp thuế trên địa bàn TP. Cần Thơ:
Thứ ba, nâng cao sự hiểu biết thuế của
người dân. (1) Không ngừng phổ biến chính
sách thuế: Tiếp tục cải tiến chương trình tuyên
truyền chính sách thuế thông qua các kênh
truyền thông tích hợp. Công tác tuyên truyền
giáo dục thuế TNCN phải thực hiện sâu rộng,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với
cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức xã hội. Cơ
quan thuế tăng cường công tác hướng dẫn người
Thứ nhất, tạo niềm tin về tính minh bạch
và công bằng: Mấu chốt của vấn đề là phải tăng
niềm tin cho người nộp thuế về tính công bằng
51
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Social Measurement: Current Issues, Beverly Hills, CA: Sage.
6. Chung, K. K., 2002. Does Fairness Matter
in Tax Reporting Behavior? Journal of Economic Psychology, 23(6): 771-785.
7. Clotfelter, C. T., 1983. Tax evasion and tax
rates: An analysis of individual returns. The
review of economics and statistics, 65(3):
363-373.
8. Cowell, Frank A., 1990a. Cheating the Government: The Economics of Evasion. Cambridge, MA, MIT Press, 267p.
9. Đặng Thị Bạch Vân, 2014. Xoay quanh vấn
đề người nộp thuế và tuân thủ thuế. Tạp chí
Phát triển và Hội nhập, 16(26): 59-63.
10. Erich, K., Apolonia, N., and Alexander,
W., 2006. Shared subjective views, intent
to cooperate and tax compliance: Similarities between Australian taxpayer and tax
officers. Journal of Economic Psychology,
27(4):502-517.
11. Eriksen K and Fallan L., 1996. Tax knowledge and attitudes towardstaxation: A report
on a quasi experiment. Journal of Economic
Psychology, 17(3): 387–402.
12. Falkinger, J., 1988. Tax evasion and equity:
a theoretical analysis. Public Finance, 43(3):
388- 395.
13. Fornell, C. and Larcker, D.F., 1981. Evaluating structural equation models with unobservable. Journal of Marketing Research,
18(1): 39-50.
14. Fraering, M. and Minor, M.S., 2006. Sense
of community: an exploratory study of US
consumers of financial services. International Journal of Bank Marketing, 24(5): 284306.
15. Franzoni, L., 1999. Tax evasion and tax compliance. In Bouckaert, B. and De Geest, G.,
(eds.), Encyclopedia of Law and Economics, Cheltenham: Edward Elgar Publishing,
4: 51-94.
16. Frey, B. and J. Weck-Hannemann, 1984. The
Hidden Economy as an ‘Unobserved’ Variable. European Economic Review, 26(1-2):
33-53.
nộp thuế lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải đảm
bảo tính đầy đủ, đúng thủ tục, hợp pháp của hồ
sơ đề nghị hoàn thuế theo đúng quy định hiện
hành. (2) Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế: Để hiểu
cặn kẽ và thực hiện đúng các quy định của chính
sách thuế không phải là việc đơn giản đối với
các người nộp thuế, nhất là khi áp dụng cơ chế
quản lý theo phương thức tự khai, tự tính và tự
nộp. Do vậy, nên khuyến khích phát triển hoạt
động dịch vụ tư vấn thuế. Thực tiễn cho thấy
cần phát triển song song cả dịch vụ thuế công và
dịch vụ thuế tư. Ưu điểm cơ bản nhất của dịch
vụ thuế công là dịch vụ không thu phí.
Thứ tư, đơn giản thủ tục kê khai và quyết
toán. Một luật thuế quá phức tạp sẽ càng tạo ra
nhiều “lỗ hổng” hơn, để người dân dựa vào đó
mà “trốn thuế một cách hợp pháp”. Luật thuế
phức tạp không chỉ gây khó hiểu cho người dân,
cản trở quá trình thực hiện và cả công tác kiểm
tra thuế. Đơn giản hóa luật thuế cho cả người
nộp thuế lẫn cơ quan thuế sẽ giúp giảm bớt chi
phí phát sinh trong quá trình thực thi và tuân
thủ luật thuế, đồng thời phải đảm bảo tính công
bằng cho mọi đối tượng nộp thuế, không có sự
bao che cho bất kỳ đối tượng nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alm, J. and I. Sanchez, 1995. Economic and
Noneconomic Factors in Tax Compliance.
KYKLOS, 48(1): 3-19.
2. Alm, J., Jackson, B. R., and Mckee, M.,
1993. Fiscal exchange, collective decision
institutions, and tax compliance. Journal
of Economic Behavior and Organization,
22(3):285-303.
3. Andreoni, J., Erard, B. and Feinstein, J.,
1998. Tax compliance. Journal of Economic
Literature, 36(2): 818-860.
4. Bentler, P. M, and Bonett, D. G., 1980. Significance tests and goodness of fit in the
analysic of covariance structures. Psychological Bulletin, 88: 588-606.
5. Carmines, E.G., and Mclver, J.P., 1981. Analyzing Models with Unobserved Variables.
In G.W. Bohrnstedt and E.F. Borgatta (Eds),
52
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
17. Friedland, N., 1982. A note on tax evasion as
a function of the quality of information about
the magnitude and credibility of threatened
fines: Some preliminary research. Journal of
Applied Social Psychology, 12(1): 54-59.
18. Gerbing, M. D., 1988. An empirical study
of taxpayer perceptions of fairness. Unpublished Doctoral thesis, University of Texas,
Austin.
19. Houston, J., and Tran, A., 2001. A survey of
tax evasion using the randomized response
technique. Advances in Taxation Emerald
Group Publishing Limited, 13: 69-94.
20. Huỳnh Văn Diện, 2016. Thực thi pháp luật
thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Cần Thơ.
Tham khảo tại: />tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx? ItemID=252. Ngày truy cập: 31/01/2018.
21. Jackson, B. R., and Milliron, V. C., 1986.
Tax Compliance Research, Findings, Problems and Prospects. Journal of Accounting
Literature, 5: 125-165.
22. Kinsey, K., Grasmick, H., and Smith, K.,
1991. Framing Justice: Taxpayer Evaluations of Personal Tax Burdens. Law and Society Review, 25: 845-873.
23. Lewis, A., 1982. The Psychology of Taxation. Oxford: Martin Robertson.
24. Madi, N., and Amrizah, K., 2003. Are Salaried Individuals in Sarawak Prepared for
SAS? Paper presented at the SEMACC 2003
– Research Proceedings: Issues and Challenges Confronting the Accounting Profession Today, Kangar, Malaysia.
25. Mason, R., and Calvin, L. D., 1978. A study
of admitted income tax evasion. Law and
Society Review, 12: 73–89.
26. McEwen, C., and R. Maiman, 1986. In
Search of Legitimacy: Toward an empirical response: Analysis. Law and Policy, 8:
257-273.
27. Michael G. Allingham and Agnar Sandmo,
1972. Income tax evasion: a theoretical
analysis. Journal of Public Economics, 1(34): 323-338.
28. Mohamad AA, Mustafa H, Asri M, 2007.
The effects of knowledge on tax compliance behaviors among Malaysian taxpayers.
Proceedings of International Conference on
Business and Information, Tokyo, Japan, 1113.
29. Mohd, P. R., 2002. Taxpayer’s knowledge:
A descriptive evidence on demographic factors in Malaysia. Jurnal Akuntansi & Keuangan, 7(1): 11-21.
30. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2008. Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh.
31. Nunnally, J, 1978. Psycometric Theory. New
York, McGraw-Hill.
32. Palil, M. R., and Mustapha, A. F., 2011. Factors affecting tax compliance behaviour in
self assessment system. African journal of
business management, 5(33): 12864-12872.
33. Peterson, R., 1994. A Meta-Analysis of
Cronbach’s Coefficient Alpha. Journal of
Consumer Research, 21(2):381-391.
34. Richardson, M., and Sawyer, A. J., 2001. A
taxonomy of the tax compliance literature:
further findings, problems and prospects.
Australian Tax Forum 16(2): 285.
35. Singh, V., 2003. Malaysian Tax Administration. 6th ed. Kuala Lumpur: Longman.
36. Slater, S., 1995. Issues in Conducting Marketing Strategy Research. Journal of Strategic Marketing, 3(4): 257-270.
37. Slemrod, J., Blumenthal, M., and Christian,
C., 2001. Taxpayer response to an increased
probability of audit: evidence from a controlled experiment in Minnesota. Journal of
public economics, 79(3): 455-483.
38. Wenzel, M., 2001. The impact of outcome
orientation and justice concerns on tax compliance; the role of taxpayer’s identity. Centre for Tax system Integrity, Working paper
No.6. Canberra: The Australian National
University.
53