Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng xác suất giao tử để xác định tỉ lệ xuất hiện tính trạng của một số bài tập phả hệ khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.31 KB, 16 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, trong các đề thi THPT Quốc gia đều có 1 câu bài tập
di truyền học người tính xác suất xuất hiện tính trạng nào đó ở thế hệ thứ III hay
thế hệ thứ IV, các bài tập đều thuộc mức vận dụng cao. Trong quá trình giảng
dạy sinh học tại các lớp 12, bồi dưỡng học sinh thi THPT Quốc gia tôi thấy bài
tập về di truyền học người là một kiến thức khó đối với học sinh. Bài tập phần
này là tổng hợp của rất nhiều các kiến thức thành phần như: gen, nhiễm sắc thể,
sự nguyên phân, sự giảm phân, các quy luật di truyền. Vì vậy các em rất khó vận
dụng để giải các bài toán liên quan đến di truyền học người thêm vào đó nếu
không biết cách giải nhanh thì thường chiếm rất nhiều thời gian của học sinh
trong quá trình làm bài. Trên thực tế chỉ có một số ít học sinh giỏi mới giải đúng
được loại bài tập này nhưng chúng thường chiếm rất nhiều thời gian trong tổng
thời gian làm bài trắc nghiệm. Bản thân tôi thấy bài tập di truyền học người về
tính xác suất xuất hiện tính trạng nào đó ở thế hệ bất kì tuy rất khó nhưng nếu áp
dụng phương pháp tính xác suất của các giao tử ở các thế hệ trước thì ra kết quả
rất nhanh, phù hợp với thời gian của câu trắc nghiệm. Vì thế trong quá trình ôn
thi THPT Quốc gia tôi đã sử dụng phương pháp tính xác suất giao tử ở thế hệ
trước để xác định xác suất xuất hiện một tính trạng nào đó ở thế hệ bất kì.
Phương pháp này đã giúp được nhiều em học sinh có học lực khá, giỏi giải được
đúng và nhanh loại bài toán này. Sau một thời gian dài áp dụng, tôi mạnh dạn
viết đề tài “Sử dụng xác suất giao tử để xác định tỉ lệ xuất hiện tính trạng
của một số bài tập phả hệ khó” với mong muốn giúp học sinh và giáo viên có
thêm tài liệu tham khảo để giải quyết yêu cầu của một số bài tập di truyền học
người.
Do phạm vi của 1 sáng kiến kinh nghiệm nên trong phần bài tập minh họa
tôi xin được phép trích dẫn giải một số yêu cầu của bài tập phả hệ trong đề thi
THPT Quốc Gia những năm gần đây.

1



PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Giao tử
Giao tử là tế bào có thể trực tiếp tham gia thụ tinh để tạo thành hợp tử ở
sinh vật đa bào.
Giao tử được hình thành nhờ quá trình giảm phân của tế bào sinh dục ở
vùng chín. Sau quá trình giảm phân thì mỗi giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa so với tế bào sinh dục chín trong đó mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng
thì giao tử chỉ chứa một chiếc.
Một nhiễm sắc thể mang nhiều gen mà mỗi gen quy định mỗi loại tính
trạng khác nhau. Trên thực tế, khi xét sự di truyền của một tính trạng nào đó
người ta chỉ xét một cặp gen hoặc một số cặp gen quy định loại tính trạng đó. Vì
vậy khi tế bào sinh dục chín nếu có kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen giảm phân
thì chỉ cho một loại giao tử, còn nếu mang 1 cặp gen dị hợp giảm phân thì cho 2
loại giao tử.
2. Xác suất của một biến cố
Giả sử A là một biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn
kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số là xác suất của biến cố A và được
kí hiệu là P(A)
Trong đó n(A) là số phân tử của A, hay là số kết quả thuận lợi cho biến cố
A, còn là số phân tử của hay là số kết quả có thể có của phép thử
Ví dụ: Một tế bào sinh dục chín có kiểu gen Dd giảm phân bình thường tạo
giao tử. Tính xác suất xuất hiện giao tử D của tế bào sinh dục đó.
Giải:
Tế bào sinh dục chín có kiểu gen Dd giảm phân bình thường thì có 2 loại
giao tử được tạo ra là D và d (như vậy = 2), trong đó có 1 loại giao tử D (như
vậy =1). Cho nên xác suất tạo giao tử D của tế bào trên là .
3. Xác suất của các biến cố độc lập
Hai biến cố A và B gọi là độc lập nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra biến cố
này không làm thay đổi xác suất xảy ra của biến cố kia và ngược lại.

Nếu P(A/B) = P(A) và P(B/A) = P(B) thì A và B độc lập với nhau.
2


Xác suất của tích n biến cố độc lập toàn phần bằng tích xác suất của các
biến cố đó:
P(A1A2A3A4...An) = P(A1) P(A2) P(A3) P(A4) ...P(An)
Nếu chỉ có hai biến cố độc lập thì xác suất của tích hai biến cố độc lập bằng
tích xác suất của các biến cố đó:
P(A.B) = P(A).P(B).
Ví dụ: Ở người, gen quy định bệnh máu khó đông là gen lặn a nằm trên
vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Gen quy định dạng tóc
nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen D quy định tóc xoăn là trội hoàn toàn so
với alen d quy định tóc thẳng. Giả sử ở một quần thể người, xác suất gặp một
người tóc thẳng là , xác suất gặp một người bị bệnh máu khó đông là. Tính xác
suất gặp một người tóc thẳng, bị bệnh máu khó đông.
Giải:
Như vậy gen quy định dạng tóc được coi là độc lập với gen quy định bệnh
máu khó đông. Bởi vì một người có tóc xoăn có thể bị bệnh máu khó đông hoặc
không bị bệnh máu khó đông.
Xác suất gặp một người tóc thẳng, bị bệnh máu khó đông là
4. Xác suất của các biến cố xung khắc
Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nhau nếu chúng không đồng thời
xảy ra trong một phép thử. Nghĩa là A . B = ∅ với ∅ là biến cố không thể xảy
ra.
Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì: P(A + B) = P(A) + P(B)
Ví dụ: Ở một quần thể người có sự cân bằng về nhóm máu người ta thấy
alen IA = 0,2; IB = 0,3; IO = 0,5. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen,
trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO
đều quy định nhóm máu B, kiểu gen I AIB quy định nhóm máu AB, kiểu gen I OIO

quy định nhóm máu O. Tính xác suất gặp một người có nhóm máu B trong quần
thể.
Giải: Như vậy người có nhóm máu B có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBIO.
Biến cố kiểu gen {IBIB} và biến cố kiểu gen {IBIO} là hai biến cố xung khắc. Bởi
vì một người không thể có 2 kiểu gen về nhóm máu.
Xác suất của kiểu gen IBIB = (0,3)2 = 0,09
3


Xác suất của kiểu gen IBIO = 2 . 0,3 . 0,5 = 0,3
Vậy xác suất gặp một người có nhóm máu B trong quần thể là
0,09 + 0,3 = 0,39
5. Xác suất của biến cố chắc chắn
Là biến cố nhất định sẽ xảy ra khi thực hiện phép thử. Biến cố chắc chắn
được kí hiệu là Ω.
Xác suất của biến cố chắc chắn : P(Ω) = 1
Ví dụ: Ở một quần thể người có sự cân bằng về nhóm máu người ta thấy
nhóm máu IA = 0,2; IB = 0,3; IO = 0,5. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3
alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen I BIB và
IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, kiểu gen
IOIO quy định nhóm máu O. Tính xác suất gặp một người có nhóm máu O có
kiểu gen IOIO trong quần thể.
Giải:
Như vậy người có nhóm máu O chỉ có kiểu gen IOIO. Biến cố kiểu gen
{IOIO} là biến cố chắc chắn.
Xác suất của kiểu gen IOIO = (0,5)2 = 0,25
Vậy xác suất gặp một người có nhóm máu O có kiểu gen I OIO trong quần
thể là
II. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các bước làm bài tập:

- Bước 1: Xác định kiểu di truyền của tính trạng
+ Tính trạng do gen trội hay do gen lặn quy định.
+ Tính trạng do 1 gen hay nhiều gen quy định.
+ Quy luật nào chi phối sự di truyền của tính trạng.
- Bước 2: Xác định xác suất của kiểu gen của những người có liên quan.
- Bước 3: Xác định tỉ lệ giao tử của những người vừa xác định ở bước 2.
- Bước 4: Tổ hợp các tỉ lệ giao tử của bố và mẹ để xác định xác suất gặp
tính trạng nào đó ở con, tìm ra đáp án đúng.
- Bước 5: Chọn đáp án đúng.
2. Cách xác định xác suất của một kiểu gen bất kì và tính tỉ lệ giao tử
của kiểu gen đó
4


2.1. Người xác định được chắc chắn kiểu gen
Nếu một người nào đó trong phả hệ chỉ có một kiểu gen thì kiểu gen đó có
xác suất là 1, từ đó tính được tỉ lệ giao tử của người đó khi tế bào sinh dục chín
thực hiện quá trình giảm phân có thể là 1 hoặc
Ví dụ: Cho sơ đồ phả hệ của bệnh máu khó I
đông như hình bên. Xác suất sinh con II 3 bị bệnh
2
1
?
II
của cặp vợ chồng này là
3
A. .
B. .
C. .
D. .

: máu bình thường
: máu khó đông
Giải:
Gen quy định bệnh máu khó đông ở người là gen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể X không có alen tương ứng trên Y.
Quy ước: A: Máu đông bình thường;
a: máu khó đông
I1 máu đông bình thường nên chỉ có kiểu gen XAY → xác suất của kiểu gen
XAY là 1 → cho giao tử XA = Y = .
I2 máu khó đông nên chỉ có kiểu gen XaXa → xác suất của kiểu gen XaXa là
1 → cho giao tử Xa = 1.
Vậy thế hệ con là sự tổ hợp các giao tử (XA : (1Xa) → chỉ có kiểu gen máu
khó đông là XaY với xác suất là → Xác suất sinh con bị máu khó đông của cặp
vợ chồng này là →chọn đáp án B.
2.2. Người chưa xác định được kiểu gen
Nếu một người trong phả hệ chưa xác định được kiểu gen thì xác suất kiểu
gen bằng tỉ lệ xuất hiện của gen đó trên tổng tỉ lệ các kiểu gen có thể có của
người đó, rồi tính được tỉ lệ giao tử của người đó khi tế bào sinh dục chín thực
hiện quá trình giảm phân có thể là 1 hoặc nhân với xác suất của kiểu gen vừa
tìm được.
I
2
1
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phả hệ của bệnh máu khó đông như
?
II
3
hình bên. Xác suất sinh con II3 bị bệnh của cặp vợ
: máu khó đông
chồng này là

: máu bình thường
A. .
B. .
C. .
D. .
Giải:
Gen quy định bệnh máu khó đông ở người là gen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể X không có alen tương ứng trên Y.
Quy ước: A: Máu đông bình thường;
a: máu khó đông
5


I1 máu khó đông nên chỉ có kiểu gen XaY → xác suất của kiểu gen XaY là
1 → cho giao tử Xa = Y = .
I2 máu đông bình thường nên có thể có kiểu gen XAXA hoặc XAXa
+ Xác suất của kiểu gen XAXA là → cho giao tử XA =
+ Xác suất của kiểu gen XAXa là → cho giao tử XA = Xa = .
+ Nên I2 cho giao tử XA = và cho giao tử Xa = .
Vậy thế hệ con là sự tổ hợp các giao tử (Xa : (XA : Xa) → có kiểu gen bị
máu khó đông là XaY với xác suất là và kiểu gen bị máu khó đông là XaXa với
xác suất là → Xác suất sinh con bị máu khó đông của cặp vợ chồng này là
→chọn đáp án A.
Ví dụ 2: Cho sơ đồ phả hệ của sự di I
2
1
truyền dạng tóc ở người như hình bên (gen II
này nằm trên nhiễm sắc thể thường). Xác
3
4

?
III
suất sinh con tóc thẳng của cặp vợ chồng
II3
5
và II4 là
: Tóc quăn
: Tóc thẳng
A. .
B. .
C. .
D. .
Giải:
I1 và I2 tóc quăn, sinh con II3 tóc thẳng → Gen quy định dạng tóc thẳng ở
người là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Quy ước: A: tóc quăn;
a: tóc thẳng
I1 và I2 tóc quăn, sinh con II3 tóc thẳng nên I1 và I2 đều có kiểu gen Aa →
xác suất của kiểu gen Aa là 1 → cho giao tử A = a = .
Kiểu gen của các cá thể thuộc thế hệ II là sự tổ hợp các giao tử
() () →
II3 có kiểu hình tóc quăn nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa
+ Xác suất của kiểu gen AA là → cho giao tử A =
+ Xác suất của kiểu gen Aa là
→ cho giao tử A = và giao tử a =
+ Nên I2 cho giao tử A = và cho giao tử a = .
II4 có kiểu hình tóc thẳng nên có kiểu gen aa → Xác suất của kiểu gen aa
là 1 → cho giao tử a = .
Vậy thế hệ con của II3 và II4 là sự tổ hợp các giao tử (A : (1a)


6


Suy ra xác suất sinh con tóc thẳng của cặp vợ chồng II3 và II4 là
→chọn đáp án B.
Ví dụ 3: Cho sơ đồ phả hệ của sự di I
2
1
truyền dạng tóc và bệnh máu khó đông ở II
?
người như hình bên. Gen quy định dạng tóc
3
: Tóc thẳng,
: Tóc quăn
nằm trên nhiễm sắc thể thường, tóc quăn trội
Máu khó đông
Máu bình thường
hoàn toàn so với tóc thẳng. Gen quy định máu
khó đông là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứn trên
nhiễm sắc thể Y. Xác suất sinh con tóc thẳng, máu đông bình thường của cặp
vợ chồng này là
A. .
B. .
C. .
D. .
Giải:
Quy ước: A: Máu đông bình thường;
a: máu khó đông
B: tóc quăn;
b: tóc thẳng

Các gen quy định sự di truyền của các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc
thể khác nhau → các gen di truyền theo quy luật phân li độc lập.
Xét sự di truyền tính trạng máu khó đông
I1 máu khó đông nên chỉ có kiểu gen XaY → xác suất của kiểu gen XaY là
1 → cho giao tử Xa = Y = .
I2 máu đông bình thường nên có thể có kiểu gen XAXA hoặc XAXa
+ Xác suất của kiểu gen XAXA là → cho giao tử XA =
+ Xác suất của kiểu gen XAXa là → cho giao tử XA = Xa = .
+ Nên I2 cho giao tử XA = và cho giao tử Xa = .
Vậy thế hệ con là sự tổ hợp các giao tử (Xa : (XA : Xa)
→XAXa : XaXa : XAY : XaYcó kiểu gen bị máu khó đông là XaY với xác
suất là và kiểu gen bị máu khó đông là XaXa với xác suất là → Xác suất sinh
con bị máu khó đông của cặp vợ chồng này là
Xét sự di truyền của hình dạng tóc
I1 tóc thẳng → có kiểu gen bb → xác suất của kiểu gen bb là 1 → cho giao
tử b = .
I2 tóc quăn, có thể có kiểu gen BB hoặc Bb
+ Xác suất của kiểu gen BB là → cho giao tử B =
+ Xác suất của kiểu gen Bb là → cho giao tử B = b = .
7


+ Nên I2 cho giao tử B = và cho giao tử b = .
Kiểu gen của các cá thể thuộc thế hệ II là sự tổ hợp các giao tử
() () → → có kiểu gen tóc thẳng là bb với xác suất là → Xác suất sinh
con tóc thẳng của cặp vợ chồng này là
Suy ra xác suất sinh con tóc thẳng của cặp vợ chồng đã cho là =
→chọn đáp án D.
3. Sử dụng xác suất giao tử để xác định tỉ lệ xuất hiện tính trạng của một số
bài tập phả hệ khó

Bài 1: Trích Câu 120, mã đề 201, môn Sinh học đề thi THPT Quốc Gia năm 2017
Phả hệ ở hình bên mô tả
sự di truyền 2 bệnh ở
người; Bệnh P do một
trong hai alen của một gen
quy định; bệnh M do một
trong hai alen của một gen
ở vùng không tương đồng
trên nhiễm sắc thể giới
tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Hãy xác định phát biểu B, D
đúng hay sai?
B. Xác suất sinh con thứ nhất bị cả hai bệnh của cặp 12 - 13 là 1/24.
D. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và không bị bệnh của cặp 12 - 13 là
5/12.
Giải:
1 và 2 đều không bị bệnh M, sinh con 5 bị bệnh M → Bệnh M là do gen lặn
ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. 6 và 7 đều
không bị bệnh P, sinh con gái 11 bị bệnh P → Bệnh P là do gen lặn nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định.
Quy ước: A: không bị bệnh M
a: bị bệnh M
D: không bị bệnh P
d: bị bệnh P
Các gen quy định 2 loại tính trạng này phân li độc lập
Xét sự di truyền bệnh M
12 không bị bệnh M nên chỉ có kiểu gen XAY → xác suất của kiểu gen
XAY là 1 → cho giao tử XA = Y = .
4 bị bệnh M nên chỉ có kiểu gen XaY → xác suất của kiểu gen XaY là 1 →
cho giao tử Xa = Y = .
8 không bị bệnh M, nhưng có bố bị bệnh M → 8 chỉ có kiểu gen XAXa

→ xác suất của kiểu gen XAXa là 1 → cho giao tử XA = Xa = .
8


9 không bị bệnh M nên chỉ có kiểu gen XAY → xác suất của kiểu gen XAY
là 1 → cho giao tử XA = Y = .
→ tỉ lệ kiểu gen của con có thể có của cặp vợ chồng 8 và 9 là sự tổ hợp của các
giao tử ( XA : Xa ) ( XA : Y ) → XAXA : XAY : XAXa : XaY
13 không bị bệnh M nên có thể có kiểu gen XAXA hoặc XAXa
+ Xác suất của kiểu gen XAXA là → cho giao tử XA =
+ Xác suất của kiểu gen XAXa là
→ Cho giao tử XA = Xa
+ Nên 13 cho giao tử XA = và cho giao tử Xa = .
→ tỉ lệ kiểu gen của con có thể có của cặp vợ chồng 12 và 13 là sự tổ hợp của
các giao tử ( XA : Y ) ( XA : Xa ) → XAXA : XAY : XAXa : XaY
Vậy xác suất sinh con bị bệnh M của cặp vợ chồng 12 và 13 là
và xác suất sinh con gái không bị bệnh M của cặp vợ chồng 12 và 13 là
Xét sự di truyền của bệnh P
6 và 7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con 11 bị bệnh P → 6 và 7 đều có
kiểu gen Dd → Xác suất của kiểu gen Dd là 1 → cho giao tử D = d=
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 6 và 7 là sự tổ hợp
của các giao tử ( D : d ) ( D : d ) → DD : Dd : dd
12 không bị bệnh P, có thể có kiểu gen DD hoặc Dd
+ Xác suất của kiểu gen DD là → cho giao tử D =
+ Xác suất của kiểu gen Dd là → cho giao tử D = d=
+ Nên 12 cho giao tử D = và cho giao tử d = .
13 không bị bệnh P, nhưng có mẹ 8 bị bệnh P → 13 chỉ có kiểu gen Dd →
Xác suất của kiểu gen Dd là 1 → cho giao tử D = d=
→ tỉ lệ kiểu gen của con có thể có của cặp vợ chồng 12 và 13 là sự tổ hợp của
các giao tử ( D : d ) ( D : d ) → DD : Dd : dd

Vậy xác suất cặp vợ chồng 12 và 13 sinh con bị bệnh P là
Và xác suất cặp vợ chồng 12 và 13 sinh con không bị bệnh P là
Suy ra xác suất cặp vợ chồng 12 và 13 sinh con thứ nhất bị cả hai bệnh là
→ Phát biểu B sai
Và xác suất cặp vợ chồng 12 và 13 sinh con gái thứ nhất không bị bệnh là
→ Phát biểu D đúng
Bài 2: Trích Câu 116, mã đề 224, môn Sinh học đề thi THPT Quốc Gia năm 2018
9


Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm
sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một
dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:

Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen I AIA và IAIO đều
quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen
IAIB quy định nhóm máu AB, kiểu gen I OIO quy định nhóm máu O. Gen quy định
dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Người số 5 mang alen quy định
tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả các người trong phả hệ. Hãy
xác định phát biểu III và IV đúng hay sai?
III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 – 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 – 11 là 1/4.
Giải:
1 và 2 đều tóc xoăn, sinh con 3 tóc thẳng → tóc xoăn là tính trạng trội, tóc
thẳng là tính trạng lặn.
Quy ước:
IAIA và IAIO : nhóm máu A
D: tóc quăn
IBIB và IBIO: nhóm máu B
d: tóc thẳng

IAIB: nhóm máu AB
IOIO: nhóm máu O
Các gen quy định 2 loại tính trạng này phân li độc lập
Xét sự di truyền của tính trạng nhóm máu
1 và 2 đều nhóm máu B, sinh con 3 nhóm máu O có kiểu gen IOIO → 1 và 2 đều
có kiểu gen IBIO → tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 1
và 2 là sự tổ hợp của các giao tử ( IB : IO ) ( IB : IO )
→ IBIB : IBIO : IOIO
Vậy 4 có nhóm máu B, có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBIO
+ Xác suất của kiểu gen IBIB là → cho giao tử IB =
+ Xác suất của kiểu gen IBIO là → cho giao tử IB = IO=
+ Nên 4 cho giao tử IB = và cho giao tử IO = .
5 có nhóm máu AB → 5 chỉ có kiểu gen IAIB → Xác suất của kiểu gen IAIB
là 1 → cho giao tử IA = IB = .
10


→ tỉ lệ kiểu gen của con có thể có của cặp vợ chồng 4 và 5 là sự tổ hợp của các
giao tử ( IB : IO ) ( IA : IB ) → IAIB : IBIB : IAIO : IBIO
Vậy 8 có nhóm máu B, có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBIO
+ Xác suất của kiểu gen IBIB là → cho giao tử IB =
+ Xác suất của kiểu gen IBIO là → cho giao tử IB = IO=
+ Nên 8 cho giao tử IB = và cho giao tử IO = .
7 có nhóm máu AB → 7 chỉ có kiểu gen IAIB → Xác suất của kiểu gen IAIB
là 1 → cho giao tử IA = IB = .
6 có nhóm máu A, sinh con 9 có nhóm máu A và con 10 có nhóm máu B
nhưng ở phát biểu 4 là 10 có khả năng sinh con có nhóm máu O nên 10 phải có
alen IO → 6 chỉ có kiểu gen IAIO → xác suất của kiểu gen IAIO là 1 → cho giao
tử IA = IO = .
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 6 và 7 là sự tổ hợp

của các giao tử ( IA : IB ) ( IA : IO ) → IAIA : IAIO : IAIB : IBIO
9 có nhóm máu A → 9 có thể có kiểu gen IAIA hoặc IAIO
+ Xác suất của kiểu gen IAIA là → cho giao tử IA = .
+ Xác suất của kiểu gen IAIO là → cho giao tử IA = IO = .
+ Vậy 9 cho giao tử IA = và giao tử IO =
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 8 và 9 là sự tổ hợp
của các giao tử ( IB : IO ) ( IA : IO ) → IAIB : IBIO : IAIO : IOIO
Vậy cặp vợ chồng 8 và 9 sinh con có nhóm máu AB với xác suất là
11 có nhóm máu O → 11 chỉ có kiểu gen IOIO →Xác suất của kiểu gen
IOIO là 1 → cho giao tử IO =
10 có nhóm máu B, muốn sinh con có nhóm máu O, trong khi 11 chỉ cho
giao tử IO → 10 chỉ có kiểu gen IBIO → Xác suất của kiểu gen IOIO là 1 → cho
giao tử IB = IO =
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 10 và 11 là sự tổ
hợp của các giao tử ( IB : IO ) ( IO ) → IBIO : IOIO
Vậy cặp vợ chồng 10 và 11 sinh con có nhóm máu O với xác suất là
Xét sự di truyền của tính trạng dạng tóc
1 và 2 đều tóc xoăn, sinh con 3 tóc thẳng có kiểu gen dd → 1 và 2 đều có kiểu
gen Dd → tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 1 và 2 là sự
tổ hợp của các giao tử ( D : d ) ( D : d ) → DD : Dd : dd
Vậy 4 có tóc xoăn, có thể có kiểu gen DD hoặc Dd
+ Xác suất của kiểu gen DD là → cho giao tử D =
+ Xác suất của kiểu gen Dd là → cho giao tử D = d=
11


+ Nên 4 cho giao tử D = và cho giao tử d = .
5 có tóc xoăn, mang alen quy định tóc thẳng → 5 chỉ có kiểu gen Dd
→ Xác suất của kiểu gen Dd là 1 → cho giao tử D = d=
→ tỉ lệ kiểu gen của con có thể có của cặp vợ chồng 4 và 5 là sự tổ hợp của

các giao tử ( D : d ) ( D : d ) → DD : Dd : dd
Vậy 8 tóc xoăn, có thể có kiểu gen DD hoặc Dd
+ Xác suất của kiểu gen DD là → cho giao tử D=
+ Xác suất của kiểu gen Dd là → cho giao tử D = d=
+ Nên 8 cho giao tử D = và cho giao tử d = .
7 có tóc thẳng → 7 chỉ có kiểu gen dd → Xác suất của kiểu gen dd là 1 →
cho giao tử d = .
6 có tóc xoăn, sinh con 9, 10 có tóc xoăn → 6 có thể có kiểu gen DD hoặc
Dd
+ Xác suất của kiểu gen DD là → cho giao tử D = .
+ Xác suất của kiểu gen Dd là → cho giao tử D = d = .
+ Vậy 6 cho giao tử D = và giao tử d =
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 6 và 7 là sự tổ hợp
của các giao tử ( D : d ) ( d ) → Dd : dd
9 có tóc xoăn → 9 chỉ có kiểu gen Dd → Xác suất của kiểu gen Dd là 1 → cho
giao tử D = d =
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 8 và 9 là sự tổ hợp
của các giao tử ( D : d ) ( D : d ) → DD : Dd : dd
Vậy cặp vợ chồng 8 và 9 sinh con tóc xoăn là
11 có tóc thẳng → 11 chỉ có kiểu gen dd →Xác suất của kiểu gen dd là 1
→ cho giao tử d =
10 có tóc xoăn, có bố 7 tóc thẳng → 10 chỉ có kiểu gen Dd → Xác suất
của kiểu gen Dd là 1 → cho giao tử D = d =
→ tỉ lệ các kiểu gen của các con có thể có của cặp vợ chồng 10 và 11 là sự tổ
hợp của các giao tử ( D : d ) ( d ) → Dd : dd
Vậy cặp vợ chồng 10 và 11 sinh con có tóc thẳng với xác suất là
Suy ra cặp vợ chồng 8 và 9 sinh con có nhóm máu AB, tóc xoăn là
→ Phát biểu III đúng
Và cặp vợ chồng 10 và 11 sinh con có nhóm máu O, tóc thẳng là
→ Phát biểu IV đúng

12


PHẦN III. KẾT QUẢ
Nhóm thứ nhất (Lớp A có 20 học sinh): Dạy bằng phương pháp tổ hợp các kiểu
gen ở tất cả các thế hệ (phương pháp thường được sử dụng khi giải bài tập tự
luận của bài tập phả hệ ).
Nhóm thứ hai (Lớp B có 20 học sinh) : Sử dụng xác suất giao tử để xác
định tỉ lệ xuất hiện tính trạng.
Sau khi dạy cho học sinh phần II.1 và II.2, tôi cho các em làm 2 bài tập
thuộc phần II.3. Mỗi bài tập thiết kế 2 yêu cầu câu hỏi, nếu đúng một yêu cầu
của mỗi bài tập được 5 điểm, đúng cả hai yêu cầu câu hỏi được 10 điểm. Mỗi
bài kiểm tra chỉ có 3 mức điểm là 0, 5 và 10. Thời gian làm bài như nhau.
Lớp A
Điểm
10
5
0

Bài 1
Số
Tỉ lệ
lượng
4
20,0%
6
30,0%
10
50,0%


Lớp B

Bài 2
Số
Tỉ lệ
lượng
3
15,0%
4
20,0%
13
65,0%

13

Bài 1
Số
Tỉ lệ
lượng
7
35,0%
8
40,0%
5
25,0%

Bài 2
Số
Tỉ lệ
lượng

6
12,5%
9
12,5%
5
25,0%


PHẦN IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Tôi thấy sử dụng phương pháp tính xác suất giao tử để xác định tỉ lệ xuất
hiện tính trạng nào đó cũng không khó hiểu đối với học sinh nhưng giúp cho học
sinh khá và giỏi làm bài tập phả hệ trong đề thi THPT Quốc Gia nhanh hơn và
chính xác hơn đồng thời cũng làm cho các em cảm thấy không sợ loại bài tập
này nữa.
Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị tổ chuyên môn phổ biến phương pháp này khi
dạy ôn phần bài tập phả hệ đối với học sinh khá giỏi trong lớp của trường.
Do chỉ là phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, nên tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Nam Hiền

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Hữu Hồ, 2008, Xác suất thống kê, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Huỳnh Quốc Thành, Phương pháp giải toán tích hợp các quy luật di truyền
sinh học, 2010, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Như Hiền, 2006, Giáo trình sinh học tế bào, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Tống Đình Quỳ, 2007, Giáo trình xác suất thống kê, Nhà xuất bản Bách khoa.
5. W.D. Phillips – T.J. Chilton, 2005, Sinh học tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. W.D. Phillips – T.J. Chilton, 2005, Sinh học tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

15


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ...................................................................2
Cơ sở lý luận..............................................................................................2
Giao tử.....................................................................................................2
Xác suất của một biến cố.........................................................................2
Xác suất của các biến cố độc lập............................................................2
Xác suất của các biến cố xung khắc........................................................3
Xác suất của các biến cố chắc chắn........................................................4
Giải pháp và tổ chức thực hiện................................................................4
Các bước làm bài tập..............................................................................4
Cách xác định xác suất của một kiểu gen bất kì và tính tỉ lệ giao tử của
kiểu gen đó...........................................................................................................5
Sử dụng xác suất giao tử để xác định tỉ lệ xuất hiện tính trạng của một
số bài tập phả hệ khó...........................................................................................8

PHẦN III. KẾT QUẢ ………………………………………………………. 15
PHẦN IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ………………………………........ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….17

16



×