Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kinh nghiệm ôn tập môn ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT ngọc lặc đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.54 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài:..............................................................................2
2.2.2. Khó khăn:..............................................................................................2
2.2.3. Thống kê số liệu:...................................................................................3
2.3. Các giải pháp thực hiện:..............................................................................4
2.3.1. Hướng dẫn học sinh các kỹ năng, cách thức làm bài:...........................6
2. 3. 2. Bài tập thực hành:.............................................................................14
2.4. Hiệu quả của đề tài:...................................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:...........................................................................18
3.1. Kết luận:....................................................................................................18
3.2. Kiến nghị:..................................................................................................18
Tài liệu tham khảo:...........................................................................................20


1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết trung ương 6 khóa XII tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi
đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm đó,


trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có những đổi mới tích cực về phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn
học,...đặc biệt Bộ GD đã thay đổi cấu trúc đề thi. Với môn Ngữ văn đây là một
trong trong những môn học quan trọng trong ban Khoa học xã hội, nhưng để đạt
được điểm cao trong các kì thi lại không hề dễ dàng. Từ những năm 2014 đến
2017 thi THPTQG (THPT Quốc Gia) thời gian làm bài từ 150 phút rút xuống
còn 120 phút; năm 2017 từ bài văn nghị luận xã hội 600 chữ xuống đoạn văn
200 chữ, câu 5đ vận dụng khả năng đọc hiểu về kiến thức văn học viết bài nghị
luận văn học. Việc ra đề thi thay đổi 120 phút mục đích là để đánh giá năng lực
giảng dạy của giáo viên (GV) và kiểm tra việc học tập, vận dụng của học sinh
(HS) thông qua bài thi. Năm 2018, câu nghị luận văn học yêu cầu HS vận dụng
kiến thức hai khối 11, 12.
Vào tháng 12/2018 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa THPTQG
năm 2019 là động thái cần thiết, là cơ sở để nhà trường, tổ bộ môn chủ động kế
hoạch ôn tập cho HS làm quen với dạng đề thi này đạt hiệu quả. Câu đọc hiểu và
nghị luận xã hội giống như hai năm trước, riêng nghị luận văn học (5đ) năm
2019 có khác. Đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức lớp 12 là tìm những ngữ
liệu văn học, những khía cạnh của một nhân vật hay tình tiết trong chính một tác
phẩm. HS gần như không thể học vẹt, hay chép y nguyên một bài văn mẫu
nhưng đề cũng vẫn yêu cầu HS sử dụng thao tác so sánh nhằm phát huy khả
năng sáng tạo của HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
để có thể hội nhập toàn cầu.
Nhằm giúp HS lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc ôn tập thi THPTQG năm
2019 môn Ngữ văn đạt hiệu quả, tổ chúng tôi đã xây dựng kế hoạch từ trước đó,
tăng cường ôn tập, luyện đề bám sát đề thi minh họa. Đến giữa tháng 4/2019
chúng tôi tự tin đánh giá HS đã nắm được 70 - 80% kiến thức cơ bản. Từ kinh
nghiệm là một GV dạy ôn luyện đội tuyển HS giỏi và khối 12 nhiều năm, từ
thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi xin mạnh dạn trao đổi với
đồng nghiệp chuyên đề nhỏ của mình: “Kinh nghiệm ôn tập môn Ngữ văn cho
học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT

Quốc Gia năm 2019” giúp HS tự tin với những kiến thức, kỹ năng mà mình có
được để làm bài thi đạt kết quả như mong muốn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua chuyên đề, GV hướng dẫn HS nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ
năng, phương pháp để các em HS lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc nhất là những


HS thi ĐH, CĐ khối C, D có thể tự tin bước vào kì thi THPTQG năm 2019 làm
bài đạt chất lượng tốt nhất.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
THPT Ngọc Lặc. Thông qua chuyên đề này các GV trong tổ có thể dùng để thực
hành khi ôn luyện học sinh giỏi, ĐH, CĐ và thi THPTQG hàng năm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12A3, 12A5 trường THPT Ngọc Lặc năm học 2018 - 2019.
- Các đề luyện tập theo đề minh họa thi THPTQG năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp tổng hợp, phân tích;
Phương pháp thực nghiệm, điều tra.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Ngày 6 tháng 12 năm 2018 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa
THPTQG 2019 nhưng cả thầy và trò trường THPT Ngọc Lặc vẫn còn tỏ ra băn
khoăn, lúng túng khi dạy và học. Đứng trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm
của bản thân và sự quan sát tổng kết các đề thi ĐH, CĐ, ôn thi THPTQG trong
những năm gần đây, qua những năm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi và trực
tiếp giảng dạy khối 12, tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS lớp
12 trường THPT Ngọc Lặc có được kỹ năng cần thiết để làm đề thi môn Ngữ
văn trong kỳ thi THPTQG năm 2019 đạt hiệu quả. Muốn hoàn thành tốt bài thi
HS phải nắm vững các kiến thức cơ bản, thành thạo các kỹ năng tạo lập văn bản

và cần tư duy tổng hợp để bài viết phong phú, thuyết phục giám khảo để đạt
điểm khá, giỏi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Trong quá trình giảng dạy, nhóm GV dạy lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc đã
họp bàn thống nhất kế hoạch đưa ra từ đầu năm và triển khai thực hiện ôn tập
vào các buổi chiều trong tuần. HS được rèn luyện nâng cao kỹ năng, kiểm tra
kiến thức trong các bài kiểm tra định kì, tiết kiểm tra học kì, thi thử THPTQG.
- HS cơ bản đã nắm được kiến thức trong chương trình học và cũng đã vận dụng
trong đời sống thực tế, khi làm đề thi.
2.2.2. Khó khăn:
- Về phía HS: trường THPT Ngọc Lặc là một huyện miền núi phía Tây tỉnh
Thanh Hóa với khoảng 80 - 85% là dân tộc thiểu số (Mường, Dao..), chủ yếu ở
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, đến trường đi học đầy đủ là cả một vấn đề. Môn
Ngữ văn là một môn học đặc thù, yêu cầu HS đọc hiểu, phát huy trí tưởng tượng
của HS trong khi đầu vào thấp cũng là một thách thức. Số lượng HS đăng ký thi
ĐH, CĐ khối C, D không nhiều vì không có nhiều ngành nghề để HS lựa chọn
và nhiều em không có hứng thú học văn. Mục đích chủ yếu HS chỉ cần thi đậu


tốt nghiệp để có thể xin việc ở các công ty may, công ty SamSung... Hơn nữa
thời gian ôn thi gấp rút, HS chưa được học tập rèn luyện nhiều đề, nhiều em
thiếu kỹ năng làm bài.
- Ban chuyên môn, tổ chuyên môn chưa tạo được môi trường, điều kiện thuận
lợi để GV có nhiều tiết dạy ôn thi trên trường như việc ôn thi THPTQG 3
tiết/tuần với một lượng kiến thức khổng lồ cả khối 12 và 11 là điều vô cùng khó
khăn đối với cả người dạy lẫn người học.
- Về phía GV: chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng khi hướng dẫn HS ôn
tập nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài thi của HS. Bộ GD đã có định hướng
và đưa đề thi minh họa THPTQG năm 2019 ở câu nghị luận văn học thì khác

hẳn năm 2018 cũng là một thách thức.
2.2.3. Thống kê số liệu:
Thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và cá nhân khi
dạy ôn thi HS giỏi, thi THPTQG tôi đã đưa một số đề thi tham khảo theo đề
minh họa của Bộ GD yêu cầu HS luyện tập và một số câu hỏi điều tra sơ bộ về
dạng đề này cho 82 HS lớp 12A3, 12A5 trường THPT Ngọc Lặc thì thu được
một số kết quả sau:
Câu 1: Bản chất câu nghị luận văn học theo đề thi minh họa THPTQG năm
2019 của Bộ GD có gì khác năm 2018? Em đã vận dụng được bao nhiêu % kiến
thức đã tiếp thu được vào bài làm của mình?.
Kết quả 59 em hiểu bản chất đề thi minh họa năm 2019 khác ở phần
NLVH đó là tập trung vào kiến thức lớp 12, tự tin với kiến thức đã có để làm
bài. Số còn lại lúng túng, chưa có nhiều kĩ năng và chưa vận dụng được kiến
thức viết bài như thế nào cho hợp lý.
Câu 2: Bài tập luyện tập:
I. Đọc - hiểu: 3 điểm
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ghi bên dưới:
“Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng
ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên
những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng
của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.
Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương
thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng
lên ngào ngạt. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kỳ ấy trong đời sống thế gian lại
luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra.
Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến
tranh tàn khốc...Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập
trong không ít đôi mắt con người.
Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có lại
không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những

tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta


thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá
lạnh?… Với lý do đó báo VietNamNet cùng nhiều trí thức Việt Nam và trên thế
giới cùng với con người ở mọi tầng lớp xã hội - những con người đang mơ ước
và lao động cho một đời sống thanh bình và yêu thương ở nhiều nước trên thế
giới chọn ngày mùng 9 tháng 9 hàng năm là “ngày của thế gian, ngày hòa giải
và yêu thương” ... Chỉ cần sống một ngày như vậy, ngay lập tức chúng ta thấy
thế gian của chúng ta trong cái ngày ấy vụt đổi thay như một phép lạ”.
(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, theo VietNamnet.vn, ngày
07/09/2010)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vấn đề chính tác giả nêu lên trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Theo anh/chị, nhan đề Cần một ngày hòa giải để yêu thương có liên quan
gì đến vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích?
Câu 4: Đoạn trích giúp anh/chị nhận ra điều gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân
mình? Vì sao?
II. Làm văn.
Câu 1: 2 điểm
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về sức mạnh của hòa giải và yêu thương.
Câu 2: 5,0 điểm
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng có ý kiến cho rằng: “Người lính ở đây mang dáng dấp của tráng sĩ thuở
trước”. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: “hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp
chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”. Anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên?
[4]
Kết quả thu được: 82 HS của hai lớp 12A3, 12A5 đó là: 34 HS hiểu được
yêu cầu của đề, nắm chắc kiến thức cơ bản, có kỹ năng, biết vận dụng linh hoạt;

28 HS vận dụng hiểu biết, kỹ năng làm bài đạt mức 3,5đ - 4,25đ; 20 HS còn lại
lúng túng, không hiểu vấn đề, không biết cách trình bày bài văn rơi vào HS
trung bình, yếu; số HS này là ở lớp 12A5. Ở đây lớp 12A3 có sự phân loại HS
chủ yếu thi ĐH, CĐ; lớp 12A5 đa số chỉ thi xét tốt nghiệp.
Như vậy thông qua kết quả thu được số HS hiểu bài, vận dụng kiến thức
không nhiều, số HS đạt điểm khá, giỏi lại càng ít hơn. Có nhiều nguyên do: vì
các em tích lũy kiến thức chưa nhiều, chưa có kỹ năng làm đề, phân bố thời gian
chưa hợp lí, các em chưa thật sự cố gắng trong học tập đối với môn Ngữ văn...
Vì thế GV ngoài dạy cho HS kiến thức còn phải dạy cả kĩ năng làm bài, cho HS
làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Ngoài ra HS phải tự học, tự tìm cho
mình nhiều kênh thông tin khác nhau để bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện
kĩ năng để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPTQG năm 2019.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
* Thứ nhất: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn tập THPTQG 2019 từ đầu
năm học, đến tháng 3/2019 có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. Nhóm GV dạy
12 tùy vào điều kiện, tình hình học tập của HS từng lớp mà ôn tập cụ thể theo


từng phần, từng bài, theo chuyên đề; kế hoạch dạy ôn tập cụ thể từng tuần, tháng
được tổ trưởng, Ban giám hiệu ký duyệt thường xuyên.
* Thứ hai: chia nhóm, phân loại HS: HS học chỉ xét tốt nghiệp (TN) sau đó đi
làm, hay vừa học vừa làm. Với HS học để xét TN và xét tuyển ĐH, CĐ: GV đưa
bản khảo sát HS dự định học trường nào, điểm xét tuyển năm 2018, dự kiến
điểm của mình đạt được bao nhiêu? để từ đó GV có thể định hướng nghề nghiệp
cho HS căn cứ vào thực lực của bản thân.
* Thứ ba: GV hướng dẫn HS phương pháp học như thế nào có hiệu quả.
* Thứ tư: GV hướng dẫn HS các kỹ năng, cách thức làm bài.
* Thứ năm: Kiểm tra, đánh giá, phân loại HS: Phân hóa đối tượng HS để có
phương pháp ôn thi phù hợp. Chấm chữa bài cho HS để phát hiện HS yếu kém ở
chỗ nào để khắc phục; động viên khuyến khích sự tiến bộ của HS để các em có

mục đích và hứng thú hơn trong học tập.
* Ngoài ra GV còn dạy HS một số mẹo để bài viết đạt điểm cao như chữ viết,
trình bày, lập dàn ý, cách mở bài, kết bài...
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ chú ý hướng dẫn HS phương pháp, các kĩ
năng, cách thức làm bài Ngữ văn như thế nào cho đạt hiệu quả.
- Một là: Trong quá trình ôn tập GV nên chú ý làm tốt công tác các tư tưởng cho
HS về những đổi mới của kỳ thi THPTQG năm 2019. Những điểm mới khi xét
tốt nghiệp: điểm trung bình các môn học lớp 12 30%, kết quả thi 70%; trọng tâm
kiến thức ở lớp 12.
Theo đánh giá của ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng cục Quản lý chất
lượng, Bộ GD&ĐT) đề thi tham khảo có giá trị ôn tập rất cao. Nhưng khi có đề
thi minh họa của Bộ GD&ĐT, nhiều GV và HS còn nhiều băn khoăn lo lắng về
kiến thức; về yêu cầu đề bài, nhất là câu câu nghị luận văn học. Bởi phương án
thi THPTQG năm 2019 Bộ công bố chủ yếu kiến thức ở lớp 12 chứ không nói
nói “chỉ có”. Như vậy có hay không sự tích hợp kiến thức lớp 10, lớp 11 HS vẫn
không thể bỏ qua trong quá trình ôn tập.[2]
Vì thế tổ Ngữ văn trường Ngọc Lặc chúng tôi căn cứ vào số lượng 395
HS tham gia thi THPTQG năm 2019; số xét tuyển ĐH, CĐ khối C, D ít (110
HS, trong đó hai lớp tôi dạy 12A3 có 23 HS, lớp 12A5 có 6 HS). Từ số liệu đó,
GV cần có cách giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế lớp mình, chú ý bám sát
vào đề minh họa và cũng không quên đưa thêm đề tích hợp để HS ôn luyện theo
nhu cầu.
- Hai là: Ôn tập bám sát đề thi minh họa của Bộ, thường xuyên cập nhật các đề
thi minh họa của các trường theo cấu trúc đề thi mới để học hỏi cái hay và HS
được luyện tập nhiều dạng đề. GV trong tổ, nhóm xây dựng ngân hàng đề thi để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp thường xuyên.
- Ba là: Học sinh cần có phương pháp ôn tập và luyện đề cụ thể. Ở đây chúng tôi
hướng dẫn HS ôn tập phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học,
ôn luyện theo từng chuyên đề. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn HS tập trung
ôn tập những tác phẩm có thể thi THPTQG năm 2019 bằng phương pháp loại trừ

để giảm tải áp lực vì HS còn dành thời gian để ôn luyện nhiều môn học khác
nữa.


2.3.1. Hướng dẫn học sinh các kỹ năng, cách thức làm bài:
2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập chắc chắn kiến thức đọc - hiểu.
Phần đọc - hiểu này dễ lấy điểm nhưng nhiều HS thường chủ quan, lơ là.
Ngữ liệu phần đọc - hiểu nằm ngoài chương trình, vô cùng phong phú. Hai loại
văn bản thường hay ra là văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi) và văn bản thông tin
(báo chí, chính luận). Muốn đạt được điểm 2 trở lên HS phải nắm chắc kiến thức
và luyện nhiều đề mới có khả năng tăng điểm số.
* Những kiến thức HS cần ghi nhớ:
- 6 phong cách ngôn ngữ: HS phải nắm được các đặc trưng phong cách ngôn
ngữ báo chí, nghệ thuật, khoa học, chính luận, hành chính, sinh hoạt. Muốn nhận
biết các phong cách ngôn ngữ, HS căn cứ vào xuất xứ ghi bên dưới đoạn trích để
có thể lựa chọn đúng. Theo khảo sát ta có thể loại trừ không phải học phong
cách ngôn ngữ khoa học và hành chính.
- Các phương thức biểu đạt: HS chú ý đặc trưng 4 phương thức biểu đạt: có sự
việc, diễn biến (tự sự) - chủ yếu ở văn xuôi; có nhiều từ ngữ bộc lộ tình cảm,
cảm xúc - chủ yếu là thơ (biểu cảm); có nhiều từ ngữ khen chê, bộc lộ thái độ
(nghị luận); nhiều từ ngữ gợi tả sự vật, sự việc (miêu tả). Theo khảo sát ta không
phải học phương thức biểu đạt thuyết minh, hành chính.
- Ôn tập cách nhận biết các phép tu từ vựng (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ,
nói giảm...). Các phép tu từ cú pháp (câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc, liệt kê...). Nêu
tác dụng của các phép tu từ (1 - 2 câu).
- HS chú ý cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc
xích…).
- Nhận diện các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,
bác bỏ, so sánh..
- Nhận diện các phép liên kết: phép thế, phép nối, phép liên tưởng.

- Yêu cầu xác định nội dung chính, đặt nhan đề cho văn bản: HS có thể căn cứ
vào các câu chủ đề ở đầu hoặc ở cuối, câu được nhắc đến nhiều lần hoặc từ ngữ
liệu HS đưa ra cảm nhận đúng của mình.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng), với yêu cầu này HS lưu
ý viết đoạn văn phải đúng và trúng yêu cầu của đề. [2],[3]
* Muốn làm tốt câu đọc - hiểu, yêu cầu HS làm theo các bước sau:
- Đọc kỹ văn bản, có thể vài lần. Trong khi đọc cần chú ý bố cục, những câu, từ
ngữ, hình ảnh quan trọng, tên văn bản. HS có thể gạch chân hoặc đánh dấu vào
những chi tiết ấy, tránh quên khi làm bài.
- Đọc kỹ các yêu cầu của câu hỏi, trả lời trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng và đúng
trọng tâm; chú ý trả lời từng câu hỏi, mỗi câu trả lời trừ 1 - 2 dòng để khi kiểm
tra thấy thiếu ý thì dễ dàng bổ sung.
- Chú ý căn thời gian làm bài hợp lý, HS dành thời gian khoảng 20 phút để làm
các câu đọc - hiểu là đủ. HS cần chú ý đến các vế trong từng câu hỏi, câu hỏi sắp
xếp từ dễ đến khó. Những câu hỏi nếu thấy quá khó thì HS có thể dừng lại, làm
sau.


- Sau khi làm xong HS nên dành thời gian rà soát các câu, các ý tránh bỏ sót
0,25 điểm. Ví dụ:
+ Ở câu nhận biết, đề thường hỏi: chỉ ra (xác định) văn bản sử dụng phương
thức biểu đạt (nếu đề ra có từ chính hay chủ yếu thì chỉ chọn một phương án),
phong cách ngôn ngữ, phép liên kết, cách trình bày, phép tu từ, đề tài, thể thơ…
+ Ở câu nhận biết/thông hiểu đề thường yêu cầu: xác định chủ đề/câu chủ đề;
đặt nhan đề; theo tác giả “...” là gì?; chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh... trong văn
bản, xác định vấn đề chính trong văn bản.
+ Ở câu thông hiểu đề thường hỏi là: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu (từ ngữ,
hình ảnh, khái niệm…) trong văn bản?; theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng
“...”; cho biết tác dụng của các phép tu từ.
+ Ở các câu vận dụng thấp có các dạng: yêu cầu rút ra ý nghĩa (bài học) từ văn

bản; Yêu cầu học sinh đưa ra các giải pháp hoặc liên hệ thực tiễn; bày tỏ suy
nghĩ (cảm nhận) về câu văn (câu thơ) trong văn bản; anh (chị) có đồng ý hay
không? Vì sao?; Viết đoạn văn theo yêu cầu (5 - 7 dòng).
Chú ý cách hỏi câu 3, 4: theo anh (chị) là trình bày ý kiến riêng của học
sinh. Theo văn bản (tác giả) thì phải bám sát vào văn bản để trả lời. Câu hỏi
“Em hiểu như thế nào” vận dụng thao tác giải thích, “trình bày ý kiến” thì vận
dụng thao tác bình luận. Nếu đề yêu cầu đưa ý kiến bản thân hay giải pháp thì
đưa nhiều ý kiến và giải pháp nhưng không được trùng lặp các ý có trong văn
bản. Nên viết 5 - 7 dòng.
- Sau khi HS nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản, GV cho nhiều dạng đề
đọc - hiểu để HS luyện tập: Ngữ liệu về văn xuôi, về thơ; thuộc văn bản nhật
dụng và văn bản văn học. Sau mỗi tiết ôn tập lý thuyết tôi cho 3 - 4 đề HS luyện
tập. GV nên đưa nhiều câu hỏi thể hiện ở các mức nhận biết, thông hiểu, vận
dụng; sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, GV sửa bài cho HS. Thông qua
các đề luyện tập bao giờ HS cũng có thể đạt 2 điểm trở lên. Đây là kết quả đáng
mừng đối với HS trường THPT Ngọc Lặc trong việc ôn thi THPTQG trong mấy
năm gần đây.
* Ngoài ra GV cũng chỉ cho HS một số “mẹo” để lấy điểm ở câu nhận biết,
thông hiểu. Ví dụ:
- Nếu câu hỏi yêu cầu tìm phương thức biểu đạt: khi gặp ngữ liệu là một mẩu
chuyện nhỏ thì phương thức biểu đạt là tự sự; nếu ngữ liệu là một đoạn thơ hay
bài thơ thì phương thức biểu đạt là biểu cảm; nếu ngữ liệu có nêu quan điểm của
người viết, có tranh luận, bàn bạc thì phương thức biểu đạt là nghị luận.
- Nếu câu hỏi về thao tác lập luận: Ngữ liệu có câu chủ đề khái quát vấn đề
chính, các câu sau triển khai làm rõ, có chia tách ý làm rõ cho người đọc hiểu thì
xác định là thao tác phân tích. Nếu gặp ngữ liệu có bày tỏ thái độ của người viết,
có bàn luận đúng/sai thì nhận diện là thao tác bình luận.
* Trở lại ví dụ câu đọc - hiểu đã cho ở phần thống kê số liệu:
- HS đọc qua ngữ liệu, tìm các ý cần lưu tâm. HS nên tập trung chú ý các câu
mở đầu đoạn: giữa đoạn 1 và đoạn 2 điểm chung đều nói đến những vẻ đẹp bình



yên, đáng yêu, đáng trân trọng, nâng niu của cuộc sống thường ngày. Đến đoạn
3 ta thấy sự tang tóc, chết chóc, khổ đau đã xuất hiện trong cuộc sống đẹp đẽ
này - thế giới yên bình không còn bình yên nữa. Và câu cuối thể hiện thái độ của
người viết trước những vô lý, tàn bạo, bất công đang tồn tại trong thế giới này
và chốt cần phải sống hòa giải và yêu thương.
- Sau đó HS trả lời các câu hỏi mà đề yêu cầu.
+ Với mức nhận biết: câu 1 yêu cầu HS nhận biết và chỉ ra phương thức biểu
đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Như vậy trong đoạn trích có thể kết
hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó thường có một phương thức biểu đạt
chính. Đoạn trích sử dụng phương thức nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu
cảm. GV chốt lại: dùng phương thức nghị luận là chính.
+ Với mức thông hiểu: câu 2 yêu cầu HS hiểu vấn đề chính đặt ra trong đoạn
trích và câu 3 yêu cầu hiểu mối quan hệ giữa vấn đề chính với nhan đề của đoạn
trích. Như vậy, để xác định được “vấn đề chính tác giả nêu lên trong đoạn
trích”, HS cần suy nghĩ, tổng hợp nội dung các ý của cả 4 đoạn văn trong đoạn
trích vừa nêu trên. HS có thể tham khảo một số cách diễn đạt vấn đề chính sau
đây: Con người tự gây ra những đau khổ cho chính cuộc sống của mình. Cuộc
sống vốn tươi đẹp, hạnh phúc, bình yên là thế nhưng bạo lực, khổ đau vẫn luôn
rình rập, tàn phá. Chính chúng ta đã biến ngôi nhà thế gian đẹp đẽ, ấm cúng của
mình thành nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và giá lạnh. Chúng ta
phải biết sống vị tha, yêu thương nhau….Có thể có những cách diễn đạt khác
nữa, nhưng như đã nói, phải nêu bật được ý trọng tâm của đoạn trích.
+ Câu 3: cũng là một câu kiểm tra mức độ thông hiểu khi yêu cầu HS chỉ ra mối
quan hệ giữa vấn đề chính (vừa rút ra ở câu 2) với nhan đề Cần một ngày hòa
giải để yêu thương của đoạn trích.
Ở câu hỏi này HS không thể tìm thấy câu trả lời trực tiếp từ các thông tin
tường minh có trong đoạn trích mà phải suy luận và liên hệ: Đã từ lâu, khi nhân
loại ngày càng lún sâu vào những tệ nạn do chính mình gây ra thì cũng là lúc nổi

lên các phong trào thể hiện sự đoàn kết nhằm chống lại những tệ nạn ấy. Và thế
giới đã đề cao các phong trào đó bằng việc chọn một ngày, thậm chí một giờ để
kêu gọi cả nhân loại hưởng ứng như: Ngày Trái Đất; ngày thế giới phòng chống
AIDS, ngày Môi trường Thế giới,... Khi đã hiểu được như vậy, HS chỉ cần nêu
ngắn gọn: Giữa nhan đề và vấn đề chính của đoạn trích có mối quan hệ rất mật
thiết. Vấn đề chính của đoạn trích là thực trạng: cuộc sống vốn tươi đẹp, hạnh
phúc, bình yên nhưng bạo lực, khổ đau vẫn luôn rình rập, tàn phá; Và nhan đề
đoạn trích chính là giải pháp: cần một ngày hòa giải để yêu thương.
+ Mức vận dụng nằm ở câu 4. Đây là một câu hỏi mở, HS có thể đưa ra một số
phương án mà mình thấy ý nghĩa nhất: Cần biết trân trọng cuộc sống yên bình
và đẹp đẽ này. Cần bảo vệ và có trách nhiệm với ngôi nhà chung của chúng ta Trái Đất. Cần biết chia sẻ, hoà hợp, biết tha thứ để yêu thương nhau hơn. Cần
chung tay đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện hận thù, tham lam, ích kỷ, lạnh
lùng, vô cảm, .... Cảm thấy mình sống quá ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, đôi khi không
biết trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc sống.[3]


2.3.1.2. Hướng dẫn HS ôn tập, có kĩ năng làm câu nghị luận xã hội 2 điểm.
* Khi làm bài HS phải đảm bảo về mặt hình thức: HS cần trình bày đúng
hình thức là một đoạn văn, khoảng 20 - 25 dòng viết tay (khoảng 2/3 trang giấy
thi). Dù viết ngắn hay dài thì đoạn văn phải đầy đủ ý chính. Đó là phải có câu
mở đoạn để dẫn dắt vấn đề, thường trình bày theo kiểu diễn dịch. Các câu sau
triển khai làm rõ ý cho câu chủ đề. Câu kết thường nêu ý nghĩa, bài học, cảm
xúc hoặc quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.
* Có hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận
về một hiện tượng đời sống. Theo xu hướng thi THPTQG hiện nay đề bài
thường kết hợp cả hai dạng này, như vậy HS phải huy động kiến thức ở cả hai
dạng để làm bài đạt 1,5 đến 2 điểm. Đối với HS THPT, những vấn đề đặt ra và
yêu cầu bàn luận không quá phức tạp mà thường chỉ là những khía cạnh đạo
đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình yêu quê
hương, gia đình, bè bạn; ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập;... Những vấn đề

này có thể đưa ra một cách trực tiếp nhưng thường là được gợi mở qua một câu
danh ngôn, câu nói giàu ý nghĩa có trong văn bản đọc hiểu.
Những kiến thức chung HS cần nhớ:
+ Đối với nghị luận về một tư tưởng đạo lí gồm các bước sau: Giải thích (từ
ngữ, câu nói; nghĩa đen, nghĩa bóng; quan điểm tác giả..) tức là trả lời câu hỏi: là
gì? như thế nào? biểu hiện?. Sau đó là bàn luận (ca ngợi hay phê phán) tức là trả
lời câu hỏi: tại sao lại như thế?. Bước 3 mở rộng, nâng cao vấn đề bằng cách giải
thích và chứng minh; đào sâu, lật ngược vấn đề. Bước cuối cùng nêu ý nghĩa, rút
ra bài học nhận thức và hành động.
+ Đối với nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm các bước: Nêu hiện tượng
(đó là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?). Phân tích tác dụng (tác hại) của hiện
tượng trên. Bàn luận nguyên nhân, giải pháp. Nêu bài học nhận thức và hành
động của bản thân.
Căn cứ vào các đề thi minh họa của Bộ GD từ năm 2017 và các trường
THPT trên cả nước thi học kì, thi thử trong thời gian gần đây ta thường gặp các
dạng đề nghị luận xã hội như sau:
* Dạng 1: Nghị luận về một ý kiến, một câu nói, một chủ đề ngoài văn bản đọc
- hiểu nhưng có liên quan đến nội dung văn bản đọc - hiểu. Ví dụ như đề minh
họa 2019.
Cách làm dạng đề này: Giới thiệu trực tiếp vấn đề (có hay không có sự liên hệ
với văn bản đọc - hiểu). Giải thích: có hay không? Bàn bạc: dùng thao tác phân
tích, bình luận - đây là bước trọng tâm. Mở rộng, liên hệ, phê phán. Bài học
nhận thức cho bản thân.
* Dạng 2: Bày tỏ ý kiến có sự lựa chọn. Cách hỏi thường gặp: anh (chị) có đồng
ý với ý kiến trên không? Hãy bày tỏ ý kiến của mình trong đoạn văn 200 chữ. Ví
dụ như đề năm 2017.


Yêu cầu: Nêu thẳng ý kiến đồng tình hay không (vấn đề yêu cầu thường có hai
mặt đúng/sai nên HS chọn vừa đồng tình vừa không đồng tình mới được trọn

vẹn điểm, chọn một trong hai chỉ được 0,25đ). Giải thích vì sao đồng tình, vì sao
không? (chú ý phần này quan trọng kèm dẫn chứng để đoạn văn có sức thuyết
phục). Bàn bạc, mở rộng vấn đề (giải pháp, bác bỏ, phê phán). Bài học nhận
thức và hành động.
* Dạng 3: Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa, tác dụng…. của vấn đề trọng tâm nói
tới trong văn bản. Ví dụ như đề năm 2017, 2018. Hoặc có thể đề trích dẫn một
vài câu văn, câu thơ trong ngữ liệu, yêu cầu HS trình bày suy nghĩ của mình.
Hoặc đề không có định hướng HS phải tự rút ra thông điệp; cách hỏi này khó
yêu cầu HS phải xác định đúng hướng mới có thể đạt 1 điểm, mà thông điệp
trong đoạn trích có thể nhiều. Vì vậy học sinh phải giải thích ngắn gọn, dựa vào
cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, có lý giải tại sao.
Yêu cầu: Giới thiệu trực tiếp vấn đề. Giải thích, phân tích ý nghĩa, tác dụng đây là bước trọng tâm. Bàn bạc, mở rộng. Ý nghĩa vấn đề và bài học nhận thức
cho bản thân.
* Một số điểm HS cần lưu ý:
- Chú ý đến thang điểm Giám khảo chấm gồm 4 yêu cầu, mỗi vế được 0,25đ:
đảm bảo là một đoạn văn hoàn chỉnh; xác định đúng yêu cầu của đề; về chính tả,
dùng từ, đặt câu không mắc lỗi; có cách diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc; dẫn
chứng hay, phù hợp.
- Để đoạn văn nghị luận xã hội trở nên sinh động, hấp dẫn, rất cần có hệ thống
dẫn chứng thích hợp. Đó phải là những dẫn chứng từ thực tế đời sống, càng xác
thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ,
quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến
bộ chung.
- Khi liên hệ với thực tế, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc,
tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo.
- Thời gian làm bài câu này dành khoảng 20 phút.
* Bài tập vận dụng: Trở lại ví dụ đã dẫn câu nghị luận xã hội ở trên, HS phải
đảm bảo được các ý sau:
- Giải thích:
+ Hòa giải: là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích

mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là cách giải quyết các tranh chấp, bất
đồng giữa hai hay nhiều bên, trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những ý
kiến bất đồng.
+ Yêu thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách
nhiệm với người, với vật hơn. Ý nghĩa của câu nói: con người đang sống một thế
giới đầy hỗn loạn, tranh chấp và chiến tranh xảy ra liên miên thì sự hòa giải
bằng tình yêu thương là điều cần thiết để đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh
phúc.
- Bàn luận vấn đề:


+ Ý nghĩa của sự hòa giải: nó giúp cho các bên tránh được xung đột; tạo ra cuộc
sống thanh bình, yên ổn để hai bên cùng gây dựng phát triển; hòa giải giúp mỗi
người có được tâm lý thoải mái, sống hạnh phúc hơn.
+ Phương tiện để hòa giải: bằng tình yêu thương, lòng vị tha và sự bao dung của
mỗi người đối với nhau; giúp xoa dịu những nỗi đau, những tổn thương => tình
yêu thương, bao dung và lòng vị tha là thứ thuốc tốt nhất để cá nhân hòa giải với
cá nhân, quốc gia với quốc gia hòa giải với nhau; từ đó tạo nên một cuộc sống
yên bình, hạnh phúc.
- Chứng minh: Xung đột Việt Nam - Trung Quốc, tranh chấp trong gia đình ...
- Mở rộng vấn đề: Bên cạnh những người luôn sống bằng tình yêu thương, luôn
nhường nhịn, hòa giải thì vẫn có những người sống trong hận thù, ích kỷ. Thù
hận sẽ làm làm ta thêm mệt mỏi phiền não, gây ức chế ảnh hưởng đến công việc.
Ví dụ (…). Liên hệ bản thân: sống bằng sự hòa giải và tình yêu thương đã mang
lại cho em nhiều điều tốt đẹp: biết tha thứ, biết yêu thương…
- Tổng kết vấn đề: hòa giải và tình yêu thương là 2 lẽ sống đẹp đẽ trong cuộc
sống hiện đại. Khi sống trong sự bao dung, chia sẻ, vị tha chúng ta sẽ thấy yêu
đời và hạnh phúc hơn hơn từ những điều nhỏ nhặt. Chính vì thế thế mà cuộc đời
trở nên tốt đẹp hơn.
2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh ôn tập câu nghị luận văn học.

Đây là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản chiếm 50% trên tổng điểm bài thi.
Năm nay Bộ có định hướng kiến thức chủ yếu ở chương trình lớp 12. Mức độ
vận dụng cao nên HS khó đạt điểm tối đa. Ở câu nghị luận văn học đã có sự
phân loại thí sinh rõ ràng. Với HS thi ĐH, CĐ mục tiêu đạt 8 - 9 điểm thì câu
này học sinh phải đạt được 4/5 điểm. Thời gian dành cho phần này khoảng 75 80 phút. Trọng tâm thường có 2 dạng là bình luận ngắn, phân tích, giải mã
những chi tiết nhỏ của tác phẩm hoặc đi vào ý nghĩa vai trò chi tiết của tác phẩm
tự sự (giống đề minh họa).
- Như vậy để làm được câu hỏi này học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, sử
dụng thành thạo các thao tác. Khi học từng tác phẩm thì phải chú ý bao quát đầy
đủ các nội dung kiến thức liên quan, đi từ tác giả, tác phẩm, đến đọc hiểu từng
nội dung cụ thể. Chẳng hạn khi nói về tác giả thì chú trọng vị trí, phong cách…;
nói về hoàn cảnh ra đời thì chú ý hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp…; khi phân
tích thì chú ý cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật…Theo đó, các em cần
phải ghi nhớ dẫn chứng quan trọng, dùng dẫn chứng một cách sáng tạo.
HS có thể củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy từng bài học để có thể phát huy
tối đa khả năng ghi nhớ.
- Lập dàn ý trước khi viết, tránh các ý bị trùng lặp, như vậy mới hy vọng bài viết
được điểm cao. Khi làm HS cần phải tuân thủ chặt chẽ cấu trúc của mở bài, thân
bài và kết bài. Trong đó, mở bài chú ý giới thiệu gọn về tác giả (nét riêng biệt,
đóng góp nổi bật), phong cách, khái quát về hoàn cảnh ra đời xuất xứ của tác
phẩm/ đoạn trích, nêu bật được yêu cầu đề. Nếu đề là một nhận định thì cần phải
trích nguyên văn nhận định đó; HS nhớ phải có thêm phần chuyển ý sang thân
bài để bài viết có sự hài hòa. Đối với phần thân bài, triển khai theo các luận
điểm xoay quanh nhân vật (tự sự) hoặc hình tượng (thơ); Đặc biệt, phải có phần
đánh giá nêu lên được thái độ, thông điệp mà nhà văn đã gửi gắm khi xây dựng


nhân vật/hình tượng đó tiêu biểu cho điều gì. Phần kết bài: Đánh giá và nêu cảm
nhận chung. Lưu ý đề yêu cầu phân tích gì thì tập trung vào đánh giá vào điều
đó. Tránh viết lan man, lạc đề khó đạt điểm cao.[6]

- Giáo viên ra đề luyện tập cụ thể đối với từng bài, yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết.
Chú ý để ra ra phải có sự phân hóa đối với HS (khá, giỏi, trung bình, yếu) để học
sinh hứng thú khi học.
- HS chủ động luyện tập nhiều dạng đề trong kỳ thi THPTQG: Nghị luận về một
bài thơ/đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về
một ý kiến bàn về văn học.
- HS thi ĐH, CĐ muốn đạt điểm cao trọn vẹn cần phải có một kiến thức lý luận
chung như: cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi, cảm hứng đời tư thế sự,
tính dân tộc, chất hiện thực... học sinh thi tốt nghiệp thì chỉ cần hoàn thiện
những yêu cầu, kiến thức cơ bản của bài làm là được.
- Một điều quan trọng không kém là HS phải chú ý phần mở bài, kết bài. Mở bài
(MB) như cái bản lề mở cửa. MB hay, ngắn gọn, súc tích, nêu rõ nội dung vấn
đề và có tính sáng tạo không phải ai cũng làm được. Nếu MB dài sẽ mất cân đối,
MB ngắn thì không diễn đạt hết ý. Như vậy giáo viên phải hướng dẫn HS giải
quyết nhanh phần này bằng cách viết MB ngắn gọn, chỉ cần đúng ý, đưa yêu cầu
đề bài vào là được. Một kết bài (KB) đạt yêu cầu không chỉ ngắn gọn mà nó còn
phải khóa được vấn đề cần nghị luận, nâng cao luận đề, thể hiện được tư tưởng,
tình cảm của người viết và gợi nhiều liên tưởng mới cho người đọc. GV nên
cung cấp cho HS một vài mẫu MB, KB có sẵn để HS có thể dùng được trong bất
cứ đề nào mình gặp. Như vậy HS có thể kiếm được 0,5đ dễ dàng.
Ví dụ: GV cung cấp sẵn hay yêu cầu HS viết rồi học MB, KB “Tây Tiến”
Mở bài 1 (trực tiếp): Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn,
làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ
mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”,
thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ
viết về đề tài người lính, một trong số đó ta không thể không nhắc đến “Tây
Tiến”.
Mở bài 2 (gián tiếp): Đọc những bài ca không bao giờ quên đi cùng
những năm tháng chiến tranh máu lửa ta không thể quên hình tượng người chiến
sĩ anh hùng trong bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ được xem là bông hoa đầu mùa

đẹp mà lạ trong vườn thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện một hồn
thơ Quang Dũng - phóng khoáng, lãng mạn, tinh tế và tài hoa.[3]
Kết bài: Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang
Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của
mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng
vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên
sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây
dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu
đời. Tây Tiến là vừa là khúc tráng ca, vừa là khúc trầm ca, vừa mang vẻ đẹp hào
hoa, vừa chứa vẻ đẹp hào hùng. Quang Dũng đã góp thêm cho nền thi ca kháng
chiến một tuyệt phẩm về người lính trong gia tài thi ca riêng mình để mọi người
ngưỡng mộ.


- Trong quá trình học GV có thể sàng lọc những tác phẩm không ra trong kỳ thi
THPTQG năm 2019, định hướng HS đầu tư ôn tập những tác phẩm có xác suất
ra cao và những tác phẩm có thể dùng để tham khảo. Những tác phẩm có thể bỏ
qua không thi đó là những tác phẩm văn học nước ngoài, Những đứa con trong
gia đình, Đàn ghi ta của Lor-ca, Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn
nghệ dân tộc, thông điệp phòng chống AIDS.
Những tác phẩm trọng tâm cần học nhiều: Về thơ: Tây Tiến, Việt Bắc,
Sóng, Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm. Về văn xuôi: truyện ngắn (Vợ chồng A
Phủ, Rừng xà nu); Kí (Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?);
văn chính luận (Tuyên ngôn độc lập ).
Những tác phẩm đã ra không có nghĩa là không thi, có thể đề ra hai năm
liên tục một tác phẩm nên HS phải ôn tập thêm để có thể so sánh, liên hệ: Chiếc
thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, đất nước - Nguyễn Đình Thi, Hồn Trương Ba da hàng
thịt.
* Yêu cầu cụ thể:
+ Nếu là văn bản thơ thì phải thuộc thơ, nắm được ý chính từng đoạn, chú ý

mạch cảm xúc, tư tưởng chủ đạo. Chú ý từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ,
hình tượng thơ... Nếu là văn xuôi chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,
chi tiết nghệ thuật....
+ GV, HS tích cực tìm kiếm những vấn đề có thể ra trong tác phẩm đó bằng
nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau nhưng phải bám sát đề thi minh họa 2019 để
khi gặp các dạng đề này HS chủ động làm bài hiệu quả.
+ Đối với số HS thi ĐH, CĐ: Giáo viên nên định hướng HS ôn tập theo nhóm
tác phẩm, đề tài, chủ đề, tình huống, tác giả… để HS có thể rèn luyện kỹ năng so
sánh, liên hệ, nâng cao để có thể đạt điểm tối đa.
* Trở lại ví dụ đã dẫn câu nghị luận văn học ở trên, GV yêu cầu HS định
hướng đúng yêu cầu cần nghị luận, có những kiến thức về tác giả Quang Dũng
và tác phẩm Tây Tiến. HS đã được cung cấp những mẫu MB, KB có sẵn, chỉ cần
phần MB đưa thêm yêu cầu đề vào là đạt yêu cầu.
Sau đó triển khai yêu cầu của đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
một số ý sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (hình tượng
người lính vừa mang dáng dấp tráng sĩ thưở trước vừa mang vẻ đẹp của người
chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp)
- Giải thích: Dáng dấp tráng sĩ thuở trước: nói vẻ đẹp trượng phu giàu tính ước
lệ của văn chương trung đại khi nói về người lính. Mang dáng vẻ của người
chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp: nói hình ảnh quen thuộc từ thực tế chiến
trường của người lính Cụ Hồ thời chống Pháp.
=> Cả hai nhận xét đều nói hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính:
mang vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại.
- Phân tích, chứng minh:
+ Vẻ đẹp người lính vừa mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: Người lính hiện
lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí, tinh thần chiến đấu dũng cảm,
sẵn sàng xả thân vì tổ quốc. Hình tượng này đặt trong không gian bi hùng cổ xưa



với cuộc trường chinh đầy gian khổ; sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ
trang trọng…
+ Lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
họ mang trong mình tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, với lí tưởng cao cả, sẵn
sàng hi sinh không tiếc đời mình… Mặc dù trong quân ngũ nhiều thiếu thốn,
hiểm nguy, cái chết luôn rình rập nhưng người lính vẫn rất đa cảm, đa tình, lạc
quan yêu đời (yêu thiên nhiên, tình quân dân thắm thiết, tình yêu đôi lứa đắm
say). Hình tượng này gắn với sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc đó là cuộc hành
binh Tây Tiến của những chàng trai Hà Nội lãng mạn hào hoa, với không gian
có thực ở miền Tây Thanh Hóa, với các địa danh cụ thể; Ngôn ngữ khi miêu tả
những người lính giản dị, đậm nét đời thường.
- Bình luận:
+ Cả hai ý đều đúng dù nội dung có khác nhau nhưng cùng khẳng định vẻ đẹp
về người lính Tây Tiến; đó là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp
chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn về người lính.
+ Đánh giá về nghệ thuật, về tài năng của Quang Dũng: do nhà thơ đã kế thừa
thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực; Quang Dũng
viết về đoàn binh Tây Tiến với tất cả lòng mình, của người trong cuộc đầy yêu
thương, tự hào…[5]
2. 3. 2. Bài tập thực hành:
* Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này, tôi đưa một số dạng đề để HS luyện tập.
GV có định hướng đề, yêu cầu HS làm bài hoàn chỉnh, có chấm chữa bài cụ thể.
I. Đọc - hiểu: (3 điểm)
Đọc các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Một anh chàng có tên là Bryan Anderson đang lái xe trên đường cao tốc thì
gặp một bà cụ già đang đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes mới cứng bị xịt lốp
với dáng vẻ lo lắng.
Anderson liền dừng xe và đi bộ lại chỗ cụ. Thấy một anh đầu tóc bù xù,
quần áo nhếch nhác, vẻ mặt hơi dữ, râu ria không cạo, cụ già hơi sợ. Cụ đành gật
đầu vì đã đợi cả tiếng trên cao tốc dưới nắng gắt mà không ai dừng lại giúp.

Chỉ trong mươi phút, chàng trai đã thay xong cái lốp bị hỏng dù quần áo
bị bẩn lem luốc thêm, tay anh bị kẹt sưng tấy.
Khi xong việc, cụ bà hỏi, anh lấy bao nhiêu nhưng Anderson cười và nói
“Cụ chẳng nợ chi ạ. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì
cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi”.
(Con người và sự tử tế, Hiệu Minh, Báo VietNamnet, 29/03/2016)
2. Giờ đã là 1 giờ sáng nhưng cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang, 22
tuổi, vẫn đang ngồi ngoài vỉa hè lạnh giá để khám bệnh miễn phí cho ông
Nguyễn, một người đàn ông vô gia cư 70 tuổi. Con đường này là nơi nương náu
duy nhất của ông khi đêm xuống.
Ông mặc 3 lớp áo để chống lại cái lạnh. Ông kêu đau tay và lưng do công
việc sửa xe đạp. Không do dự, Trang nhẹ nhàng đưa tay xoa các ngón tay cho


ông. Sau khi hỏi han xong, cô đã trao cho ông ba miếng dán Salonpas. Ông
Nguyễn đã rất xúc động cảm ơn cô.
Ông nói: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình
nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi
không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ
mình”.
(“Chuyện người tử tế” Việt Nam lên báo nước ngoài, Phạm Khánh lược dịch,
Infonet, 22/03/2017)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn trích trên.
Câu 2: Việc làm của anh Bryan Anderson và cô sinh viên y khoa Chu Thương
Minh Trang trong hai đoạn trích trên có thể gọi tên là gì? Anh/chị có đồng tình
với những việc làm đó không, vì sao?
Câu 3: Câu nói của anh Bryan Anderson và lời chia sẻ của ông Nguyễn trong
hai đoạn trích trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Anh Bryan Anderson: “Cụ chẳng nợ chi cả. Nếu muốn trả tiền công, lần
sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ

đến cháu, thế là vui lắm rồi”.
Ông Nguyễn: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình
nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi
không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ
mình”.
Câu 4: Theo anh/chị thông điệp mà hai văn bản trên muốn gửi đến cho người
đọc điều gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1: (2 điểm)
Từ hai đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc
sống hiện nay.
Câu 2: (5 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng đã nhiều lần gợi tả vẻ đẹp
của thiên nhiên miền Tây. Ở đoạn 1, thiên nhiên hiện lên với những nét đặc sắc:
“Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
…………… ...
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Đến đoạn 2, thiên nhiên lại hiện lên với những vẻ đẹp mới lạ:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
…………… ...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai lần gợi tả trên, từ đó làm nổi bật
cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng
Gợi ý:
I. Đọc- hiểu:


Câu 1: HS dễ nhận diện: Phương thức biểu đạt: tự sự.
Câu 2: HS dùng phương pháp phân tích. Yêu cầu trả lời được:

- Việc làm của hai người trong hai đoạn trích trên là việc làm tử tế.
- Đồng tình với những việc làm trên vì đó là những việc làm tốt, xuất phát từ
tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Nếu mỗi người đều có những việc làm,
những tấm lòng như vậy thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 3:
- HS dùng phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
- Câu nói của hai nhân vật trong hai đoạn trích gợi cho em những suy nghĩ: Sự
tử tế, lòng nhân ái cần được mang đến cho tất cả mọi người, cần được nhân rộng
ra. Sự tử tế, lòng nhân ái đem lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ cho người
cho mà còn cho cả người nhận. Đó cũng là sự chia sẻ, đồng cảm.
Câu 4: Thông điệp mà hai văn bản trên muốn gửi đến cho người đọc:
- Hãy sống tử tế bằng những hành động đẹp xuất phát từ tấm lòng.
- Lối sống tử tế luôn cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống…
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Bố cục đảm bảo là một đoạn văn: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
* Đoạn văn triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các nội dung
sau:
- Giải thích sự tử tế: là người thật thà, sống ngay thẳng, là người luôn sống tốt
với xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không màng đến lợi ích cá
nhân mình…
- Sự tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới một xã hội tốt
đẹp; giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân sống có ích, biết kiểm
soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng; được mọi người yêu quý,
tin tưởng…
- Chứng minh những việc làm tử tế có sự lan tỏa: Một nhóm mạnh thường quân
chung tay giúp đỡ người nghèo, một bàn tay chìa ra giúp bà cụ qua đường an
toàn, những tấm gương hiến tạng cứu người…
- Bàn luận: Bên cạnh đó có những con người sống vô cảm, vô văn hóa, thậm chí
hành động xấu xa. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc

biệt do sự chi phối của đồng tiền quá lớn; do sự thiếu giáo dục, buông lỏng quản
lý của gia đình; do chính bản thân họ không có ý thức vươn lên, sống dựa dẫm
vào người khác, sống ích kỷ…
- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:
+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình
thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội - nơi đấu
tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được định hình từ nhỏ đến lớn.
+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử
khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên
ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.


- Liên hệ bản thân: HS cần chú trọng rèn luyện đạo đức nhân cách bản thân,
sống là phải biết yêu thương, chia sẻ, biết cống hiến cho đời những giá trị tốt
đẹp nhất.
Câu 2:
* Đảm bảo bố cục một bài văn gồm 3 phần hoàn chỉnh. Xác định đúng yêu cầu
của đề.
* Bài viết triển khai theo nhiều hướng nhưng phải đảm bảo được các nội dung
sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận, trích dẫn hai
đoạn thơ.
- Phân tích vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây ở đoạn thơ 1 để thấy vẻ đẹp
dữ dội, hùng vĩ và thơ mộng trữ tình. Có đánh giá thêm về nghệ thuật.
- Phân tích vẻ đẹp mới lạ của thiên nhiên miền Tây ở đoạn thơ 2: khung cảnh
thời gian là buổi chiều tĩnh lặng, êm ả; không gian được bao phủ bởi một chiều
sương khiến cảnh vật như một bức tranh thủy mặc đẹp mộng mơ; những hình
ảnh được nhân hóa “hồn lau, hoa đong đưa”; đánh giá bút pháp nghệ thuật.
- Cảm hứng lãng mạn của bài thơ qua hình ảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên:
Cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc, giàu trí tưởng tượng; Tác giả thường tô đậm

những cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và thơ
mộng, trữ tình của thiên nhiên miền Tây; Nghệ thuật: thủ pháp đối lập, tương
phản được phát huy cao độ.
- Khái quát lại nội dung hai đoạn thơ; Đánh giá thành công về nghệ thuật, phong
cách thơ Quang Dũng.[5]
* Như vậy sau khi HS đã nắm chắc các kiến thức, thành thạo các kỹ năng ở các
phần đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học; GV còn hướng dẫn HS chú ý
về mặt hình thức của bài viết: khi làm bài thi cần viết bằng bút mực đậm hoặc
màu xanh; các chữ cách nhau một khoảng nhất định không dầy quá nhưng cũng
không thưa chữ quá; các luận điểm trình bày rõ ràng bằng các đoạn văn cụ thể;
chữ đẹp, không tẩy xóa, không sai nhiều lỗi chính tả. Như vậy mới nhìn sơ qua
bài viết HS cũng đã tạo được thiện cảm cho người chấm và dễ dàng có được
0,5đ.
2.4. Hiệu quả của đề tài:
- Kết quả khảo sát lần 1 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa ngày 9/4/2019.
Giỏi

STT

Lớp


số

SL

1

12A3


40

0

2

12A5

42

0

Khá

%
0
0

TB

Yếu

SL

%

SL

%


SL

9

22.
5

27

67.
5

4

28

66.
7

8

4

9.5

- Kết quả khảo sát lần 2 của trường ngày 13/05/2019

%
10
19


Kém
SL

%

0

0

2

4.8


Giỏi

Khá

STT

Lớp


số

1

12A3


40

1

2.
5

18

2

12A5

42

0

0

8

SL

%

SL

%
45
19


TB

Yếu

SL

%

SL

21

52.
5

0

29

69

5

%
0
12

Kém
SL


%

0

0

0

0

Như vậy thông qua các bản khảo sát nhiều lần, căn cứ vào kết quả thi thử
THPTQG của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và trường tổ chức; ta thấy HS trước tháng
3/2019 chưa tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng, nhất là khi làm bài
NLVH… số HS điểm giỏi chưa có, HS điểm khá chưa nhiều, số HS yếu vẫn còn
nhiều. Đến đầu tháng 4 HS đã có nhiều thao tác, kỹ năng làm bài, biết căn chỉnh
thời gian làm bài hợp lý nhưng chất lượng bài viết vẫn chưa cao, chưa đạt yêu
cầu, thậm chí nhiều bài còn yếu, kém.
Nhưng sau một thời gian được học tập, rèn luyện nhiều HS đã được nâng
cao kỹ năng, có những vốn kiến thức nhất định khi làm bài thi thử ở các lần sau
không còn lúng túng nữa. Điểm thi thử của trường đã xuất hiện số HS điểm giỏi,
HS điểm khá tăng lên đáng kể, số HS yếu đã giảm bớt. Vì thế chất lượng bài viết
đã được nâng cao lên, đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với học sinh
THPT Ngọc Lặc trước kì thi THPTQG năm 2019. Môn Ngữ văn cũng là hy
vọng có thể gánh đỡ điểm cho hai môn ngoại ngữ và môn toán (khi HS học yếu,
kém nhiều môn này vì khó) để có thể đủ điểm xét tốt nghiệp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn HS trường THPT Ngọc Lặc
ôn thi THPTQG năm 2019 mà tôi đã áp dụng. Trong thời gian áp dụng sáng kiến

này theo định hướng của Bộ GD tôi thấy HS hai lớp tôi dạy có nhiều kĩ năng và
kiến thức vững vàng hơn, vì thế chất lượng bài viết được nâng cao hơn.
Trong phạm vi đề tài tôi cũng chỉ đưa ra một số định hướng có được từ
thực tiễn giảng dạy để có thể giúp HS có được những kĩ năng, xác định được
hướng làm bài, biết phân bố thời gian hợp lý, biết lựa chọn cách làm nào phù
hợp với trình độ năng lực của mình để có thể đạt được 6 - 7 điểm. Những vấn đề
tôi trao đổi trong đề tài này cũng chỉ xuất phát từ kinh nghiệm chủ quan của
mình và được thể hiện khi tôi giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc. Vì vậy có
những điểm không phù hợp, chưa đúng tôi mong quý đồng nghiệp góp ý, trao
đổi để tôi hoàn thiện mình hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Bộ Giáo dục khi xây dựng kế hoạch nên có định hướng từ trước, khi đưa đề
minh họa thời gian phải sớm hơn để GV và HS có nhiều thời gian chuẩn bị kiến
thức lẫn tâm lý để khi thi có kết quả cao hơn.


- Nhà trường, tổ chuyên môn tăng cường số buổi ôn tập môn Ngữ văn 2
buổi/tuần. Tổ chuyên môn cần ôn tập cho HS theo các chuyên đề, nhóm tác
phẩm, nhóm nhân vật… để HS có một các nhìn toàn diện, đầy đủ nhất và HS dễ
dàng đạt điểm cao như mình mong muốn.
- GV nên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp
giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng khi làm bài.
- Về phía phụ huynh, học sinh: Cần quan tâm, giáo dục ý thức học tập của HS
khi học bài và chuẩn bị bài ở nhà; có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực đối với
môn Ngữ văn. Tôi thiết nghĩ cả thầy và trò đều cố gắng, nhà trường, tổ chuyên
môn tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy tinh thần học tập chủ động chắc chắn
kết quả học tập ở môn Ngữ văn sẽ nâng cao hơn.
Trên đây là chuyên đề: “Kinh nghiệm ôn tập môn Ngữ văn cho học
sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT

Quốc Gia năm 2019” mà tôi đã đưa ra một vài định hướng, trong phạm vi của
đề tài chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân
thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Ngô Thị Thanh


Tài liệu tham khảo:
1. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGK, SGV Ngữ văn, tập 1, tập 2 NXB
Giáo dục, 2008.
2.
3. />4.
5.
6.



×