Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.58 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động chuyên môn mũi nhọn, cần thiết,
được tiến hành hàng năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phát hiện đối tượng và bồi
dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là nỗi băn khoăn, trăn trở đối với những giáo
viên trực tiếp giảng dạy. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi học sinh thực sự có
năng lực học tập môn văn lại không theo đuổi nó. Khách quan mà nói, việc học
sinh không tha thiết học môn văn là vì nỗi lo toan cho nghề nghiệp tương lai tác
động mạnh đến tâm lí các em. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những nguyên nhân
tác động đến niềm đam mê văn chương của các em. Nguyên nhân chủ yếu là do
học sinh chưa tìm thấy hứng thú trong việc học tập môn văn, chưa tìm thấy cái hay
cái đẹp của văn chương.
Sức thuyết phục của tác phẩm văn chương trước hết là ở ngôn từ. Bởi đặc
trưng của văn chương là xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từmột chất liệu đặc biệt so với chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác (hội họa,
điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu…). Tác phẩm văn chương là nguồn phát
truyền cảm xúc, thông tin thẩm mĩ đến học sinh. Nhà văn qua tác phẩm của mình
được trực tiếp trò chuyện với bạn đọc. Trong giờ giảng văn, không ai thay thế được
nhà văn, không có gì thay thế được tiếng nói của nhà văn vang lên từ tác phẩm.
Điều đó cũng có nghĩa rằng học sinh trong giờ giảng văn phải thực sự thâm nhập
vào tác phẩm, sống với tác phẩm.
Vậy, con đường nào để học sinh được thâm nhập vào tác phẩm, sống với tác
phẩm. Thiết nghĩ, con đường duy nhất là đọc văn bản. Đọc là một mắt xích quan
trọng, đầu tiên trên con đường tiếp nhận và cảm thụ một tác phẩm văn học. Đặc
biệt đối với đối tượng học sinh giỏi, đọc không chỉ là một hình thức tiếp nhận văn
chương mà còn là công việc bồi dưỡng, tích lũy kiến thức thường xuyên. Học sinh
giỏi khác học sinh thường ở chỗ là phải có vốn tri thức phong phú, sâu sắc và có hệ
thống.
Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi văn trong
các trường trung học phổ thông (THPT) chưa thực sự chú ý, quan tâm đến hoạt
động đọc cũng như việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Đối với giáo viên
giảng dạy đội tuyển, việc tập huấn chủ yếu là trang bị, bồi dưỡng kiến thức về tác


phẩm, về tác giả, về trào lưu văn học, về lý luận văn học… một cách sâu rộng. Và
như một lẽ tất nhiên, học sinh vì thế cũng coi nhẹ việc đọc văn, không hiểu được
tác dụng, vai trò, ý nghĩa của việc đọc văn trong quá trình học tập.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài
"Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh
giỏi văn trong trường THPT".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Giúp cho giáo viên và học sinh hiểu được vai trò, tác dụng, ý nghĩa của hoạt
động đọc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường THPT.
1


Đề xuất một biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối
tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
văn trong nhà trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Bản chất của việc đọc văn và cách đọc đối
với từng thể loại văn học trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường
THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai một cách khoa học và hệ thống những nhiệm vụ đã nêu, đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phân tích- tổng hợp
So sánh - đối chiếu
Điều tra - khảo sát
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm tiếp nhận và khái niệm đọc

a. Khái niệm tiếp nhận
Văn học là một quá trình sáng tạo gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công
chúng. Vai trò của công chúng rất quan trọng. Nhà thơ tượng trưng pháp
ch.Bueddelaire đã nói: “Một tác phẩm đã hoàn thành chưa chắc là một tác phẩm đã
hoàn tất”[1]. Câu nói đã đề cao vai trò của bạn đọc đối với quá trình hoàn tất một
tác phẩm. Sự hoàn thành đó là do nhà văn, còn sự hoàn tất là do bạn đọc, do người
tiếp nhận mà nhiều khi nhà văn không thể can dự vào.
Tiếp nhận văn học (hay cảm thụ văn học) là sống với tác phẩm văn chương, rung
động với nó, vừa chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng
nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, cái tài nghệ của người nghệ
sĩ sáng tạo. Tiếp nhận văn học là dùng tưởng tượng của mình, kinh nghiệm sống và
tâm hồn mình đắp vào những hình ảnh về hiện thực và con người mới chỉ được tác
giả phác họa qua vài nét, vài ba chữ, làm cho nó sống lại, biến thành những bức
tranh sinh động, những hình tượng hoàn chỉnh và tự mình giao lưu với nó, đối
thoại, tranh luận với nó, yêu thương hoặc căm ghét nó. Gấp trang sách lại người
đọc như được an ủi, chia sẻ, như hiểu biết và từng trải hơn[1].
Nói đến tầm quan trọng của việc tiếp nhận không thể không nhắc đến yếu tố
người đọc. Người đọc trở thành nhân tố không thể thiếu trong quá trình văn học.
Nhà thơ pháp P.valery nói “Ý nghĩa trong thơ tôi là do bạn đọc của nó”[1].
“Tác phẩm văn học vốn hàm chứa nhiều điểm chưa xác định chờ đợi người
đọc đến bổ sung theo ý hướng của mình. Như vậy, trong vòng đời của mình, một
tác phẩm phải trải qua hai lần sáng tạo. Một là trong đầu óc của người nghệ sĩ khi
sáng tạo. Một là khi tác phẩm đến với công chúng, được độc giả tiếp nhận”[1].
Người ta thường nói người đọc là người đồng sáng tạo với tác phẩm. Ý kiến
trên thực chất là một ẩn dụ đầy thi vị về tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học của
2


người đọc. Lý luận về tiếp nhận văn học đề cao tính sáng tạo trong tiếp nhận. Tuy
nhiên không nên hiểu đồng sáng tạo có nghĩa là cả tác giả và người đọc cùng tham

gia vào việc tạo nên tác phẩm, sáng tạo ra một cái gì hoàn toàn mới. Những yếu tố
chủ quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lý giải tác phẩm song đây hoàn toàn không
phải ấn tượng chủ quan tùy tiện, nội dung tinh thần của tác phẩm được truyền đạt
trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân và các phương tiện tạo hình, biểu hiện, nên hoàn toàn
có thể truyền đạt các yếu tố nội dung tương đồng bất biến từ tác giả tới người đọc.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan của người đọc trong tiếp nhận văn học thì
cách cảm thụ tác phẩm còn bị quy định bởi chính bản thân nó. Tính nhiều nghĩa,
nhiều lớp của tác phẩm văn học là cơ sở khách quan cho những cảm nhận khác
nhau, mỗi tác phẩm thường chứa đựng nhiều quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của nhà
văn về cuộc sống. Những suy nghĩ ấy thường trong trạng thái mở không hoàn
chỉnh. Hơn nữa, đối với sáng tác, ngay cả trong một tác phẩm cũng là một hành
động đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là minh họa cho một kết luận có sẵn.
Như vậy có thể nói, sự khác nhau trong cách tiếp nhận của tác giả đã chứa
đựng ngay trong bản thân tác phẩm và chính tính đa nghĩa của tác phẩm văn học là
điều kiện, cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học.
Lịch sử văn học cho thấy những tác phẩm vượt qua sự sàng lọc của thời gian là
những tác phẩm được người đọc khai thác, khám phá rất nhiều khía cạnh khác
nhau. Thậm chí nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm ấy còn lớn hơn, đồ sộ hơn
rất nhiều lần so với sự nghiệp mà nghệ sĩ để lại.
Ngoài yếu tố khách quan do chính bản thân tác phẩm thì hoạt động tiếp nhận
văn học của mỗi cá nhân còn bị quy định bởi môi trường văn hóa xã hội cá nhân
sống. Nhiều khi một tác phẩm được đề cao hay phủ nhận ảnh hưởng rõ rệt đến cách
đánh giá của cá nhân đối với tác phẩm đó. Thậm chí làm biến dạng, làm thay đổi
hẳn thái độ của người đọc, nhất là trong trường hợp thị hiếu riêng chưa được hình
thành bền vững.
Ba yếu tố chủ quan: người tiếp nhận, bản thân tác phẩm và điều kiện môi
trường văn hóa là cơ sở tạo nên sự phong phú, sâu sắc và giàu sáng tạo trong tiếp
nhận văn học. Nhà văn Potepnhia đã từng nói: “Chúng ta có thể hiểu được tác
phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”[2]. Nhưng vấn đề
đặt ra là phải hiểu cho đúng thực chất tính sáng tạo này. Sáng tạo ở đây là để hiểu

tác phẩm chứ không phải làm ra tác phẩm mới. Nội dung tác phẩm không phải do
người đọc mang ở ngoài vào mà vốn chứa đựng trong tác phẩm.
Tính sáng tạo của người đọc và tác giả là khác nhau trên căn bản. Sự sáng
tạo của người đọc là sáng tạo trong tiếp nhận, sáng tạo trên nền của một sáng tạo
khác nhằm thức dậy những suy nghĩ ẩn sau những chi tiết cụ thể làm hiện lên
những nét mờ lấp đầy những khoảng trống mà nhà văn có ý thức hoặc vô tình tạo
nên. Người đọc thông qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của mình đã cụ thể
hóa cấu trúc ký hiệu của tác phẩm, làm phát lộ nghĩa hàm ngôn, những ẩn ý tồn tại
trong mạch lạc của nó, làm dậy lên tiếng nói của những khoảng lặng, tìm ra những
logic, những kết nối bất ngờ. Trong tiếp nhận, đồng sáng tạo của người đọc phải
3


được hiểu là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả góp phần hoàn
thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu. Và chủ yếu là nói sự đồng thể
nghiệm, để làm sống lại cái điều nhà văn muốn nói.
Tiếp nhận văn học là một vấn đề lý thú nhưng khá phức tạp. Đề cập đến tính
sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học lại càng không đơn giản. Song điều
cơ bản là thông qua việc lí giải tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học
chúng ta nhận ra yêu cầu và vai trò hết sức quan trọng của người đọc trong quá
trình cảm thụ văn học. Đó chính là nhân tố thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực,
trình độ của mọi người. Tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học mở ra một khả năng
mới trong việc thẩm định các giá trị văn học, cho phép người nghiên cứu văn học
không chỉ đóng khung ở hai phương diện tác giả và tác phẩm.
b. Khái niệm đọc
* Đọc là gì?
Đọc không đơn thuần là hoạt động chuyển những ký hiệu chữ viết trong văn
bàn thành ký hiệu âm thanh như đọc thành tiếng hay đọc diễn cảm mà cần được
hiểu như sau:
- Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt ý nghĩa của các ký hiệu văn tự. Nếu như

việc đọc của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ thì đọc ở đây đòi hỏi người
đọc phải hiểu sâu nội dung, tư tưởng tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử
dụng văn bản vào đời sống cá nhân xã hội[1].
- Đọc đỏi hỏi phải vận dụng năng lực tổng hợp của người đọc dùng mắt để
xem, dùng tai để nghe, dùng đầu óc để phán đoán, dùng miệng để phát ngôn...Như
thế, đọc giúp độc giả phát triển toàn diện mọi năng lực tinh thần của mình. Biết
đọc, con người có khả năng giao tiếp với thế giới tinh thần của người khác, nắm bắt
tư tưởng, tình cảm của người khác[1]
Tác phẩm văn chương là nguồn phát truyền cảm xúc thẩm mỹ đến học sinh,
nhà văn qua tác phẩm phải được trực tiếp trò chuyện với bạn đọc của mình. Trong
giờ văn không có gì thay thế được tiếng nói của nhà văn vang lên từ tác phẩm. Vì
thế đọc là hoạt động quan trọng đầu tiên trong việc tiếp nhận, cảm thụ một tác
phẩm văn học.
* Mục đích của hoạt động đọc văn
- Đọc văn để tiếp nhận, lĩnh hội, để hiểu và cảm nhận ,có ấn tượng định hình,
biểu tượng về tác phẩm . Người đọc văn phải làm sống lại hình tượng nghệ thuật từ
văn bản tác phẩm, rồi chuyển hình tượng đó vào trong đầu trở thành biểu tượng, ấn
tượng của mình.
- Đọc văn để bộc lộ, trình bày kết quả biểu cảm của mình với người khác và
với chính mình .
Hai mục đích này hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa sang nhau tạo sự phát triển liên tục.
* Nhiệm vụ của hoạt động đọc văn.
-Đọc văn và xử lý văn bản để đi tới nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

4


-Đọc văn là phân tích văn bản, làm chủ cấu trúc văn bản. Người đọc phải
nhận diện từ văn bản những đoạn miêu tả, tường thuật, kể truyện những đoạn trữ
tình triết lý, chính luận nhận diện dòng thơ, khổ thơ, vần luật thơ.

Người đọc phải hình dung ra chủ thể của văn bản đang bao trùm cái nhìn,
tình cảm, tâm trạng của mình lên tác phẩm. Người đọc phải hình dung ra thế giới
trong tác phẩm rất phong phú, thế giới đó đang cất lên tiếng nói của mình, thể hiện
mình. Mỗi tiếng nói có một giọng điệu riêng. Đọc văn là đọc lên những tiếng nói
đó.
-Đọc văn là theo dõi kết cấu, theo dõi mạch phát triển của tác phẩm, mạch
vận động của cảm xúc, tìm ra logic của các phần trong tác phẩm. Kết cấu tác phẩm
là thể hiện ý định nghệ thuật của nhà văn, tư tưởng của nhà văn. Kết cấu là sự chọn
lựa, sắp đặt, cắt tỉa, gia công thêm của nhà văn đối với từng chi tiết nghệ thuật, từng
sự kiện, từng nhân vật để thể hiện tư tưởng của tác giả.
-Đọc văn là hình dung, tưởng tượng và tiếp nhận nội dung thông tin ẩn chứa
trong văn bản. Đọc văn diễn ra hai quá trình song song: Tri giác văn bản âm thanh,
ngữ điệu, giọng điệu cho văn bản và hình dung ra nội dung thông tin chứa trong
văn bản. Nội dung thông tin gồm ba tầng ý nghĩa: Nội dung thông tin sự kiện, nội
dung thông tin quan niệm, nội dung thông tin tiềm văn bản. Đọc chủ yếu đi tới nội
dung thông tin sự kiện. Hai nội dung thông tin còn lại sẽ khai thác trong phần phân
tích.
-Đọc văn là hành vi giao tiếp.
Đọc tiếp nhận, người đọc giao tiếp với nhà văn, giao tiếp với thế giới nghệ
thuật, với nhân vật. Đọc như làm sống lại thế giới trong tác phẩm, người đọc như
thực hiện một cuộc tham quan thú vị.
Đọc bộc lộ, người đọc giao tiếp với người nghe, giao tiếp với chính mình.
Các quan hệ giao tiếp này người đọc tự tạo lập lấy, tự cư xử lấy. Điều kiện để tạo ra
giao tiếp phải chú ý tới môi trường giao tiếp, sự khởi đầu, sự tiếp diễn để duy trì,
phát triển quan hệ giao tiếp. Tất cả đều có nguyên tắc của nó, phải tuân thủ nghiêm
ngặt mới có kết quả.
-Đọc là lao động tổng hợp, sáng tạo. Đọc phải huy động đồng thời nhiều
năng lực của các giác quan, khả năng phát âm, hình dung tưởng tượng, phán đoán
liên tưởng, suy luận, nắm vững các biện pháp tu từ, các phong cách ngôn ngữ, năng
lực về văn hóa, cắt nghĩa ngôn từ, điển cố, tái tạo thế giới nghệ thuật.

* Các dạng đọc
Đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm. Đọc to cho người khác nghe. Đọc nhỏ cho riêng
mình. Đọc thầm để tưởng tưởng, hình dung, chuyển nội dung chứa trong văn bản
vào đời.
Đọc từng phần, đọc cả bài. Đọc trước khi tìm hiểu bài để có ấn tượng chung,
cảm nhận chung. Đọc trong quá trình phân tích, đọc sau phân tích. Đọc bộc lộ, đọc
diễn cảm, đọc nghệ thuật.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động đọc đối với việc tiếp nhận văn chương
a. Ngôn từ- chất liệu của tác phẩm văn chương
5


Tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả văn chương, đều thống nhất ở một
điểm cơ bản là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng sỡ dĩ các loại hình
nghệ thuật đều song song tồn tại và dường như là để bổ sung cho nhau là vì đặc
trưng hình tượng của các loại hình nghệ thuật đó khác nhau trên nhiều điểm cơ bản.
Điều gì đã làm nên những điều khác biệt đó? Chính là do sự khác biệt của chất liệu
xây dựng nên hình tượng của mỗi loại hình nghệ thuật. Nếu chất liệu của hội họa là
màu sắc, đường nét..., chất liệu của âm nhạc là âm thanh,tiết tấu..., điêu khắc dùng
hình khối, đường nét... thì chất liệu của văn học là ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học
phải gắn liền với một thứ ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là công cụ của mỗi nhà
văn. Sử dụng chất liệu ngôn từ xây dựng hình tượng nghệ thuật đã làm cho văn
chương được xếp ở một vị trí đặc biệt. Nó vừa mang tính chất của nghệ thuật tĩnh,
không gian; lại vừa mang tính chất của nghệ thuật động, thời gian; vừa là nghệ
thuật biểu hiện lại vừa có mặt trong nghệ thuật tạo hình; lại nữa, nó như là cầu nối
giữa nghệ thuật tổng hợp với nghệ thuật riêng rẽ. Chính ngôn từ, chất liệu cấu tạo
nên các hình tượng văn chương đã quy định tính độc đáo và đặc biệt của nó.
b. Đọc là cơ sở thâm nhập tác phẩm văn chương
Xuất phát từ đặc trưng ngôn từ chất liệu xây dựng hình tượng văn chương, ta
khẳng định một điều rằng muốn tìm hiểu, thâm nhập vào thế giới hình tượng của

tác phẩm văn chương nhất thiết phải đọc. Đọc là một hình thức đặc thù, có tính đặc
thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lý cảm thụ, tri giác,
tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm.
Đọc tác phẩm nghệ thuật là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà
văn. Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, giáo viên dẫn dắc học sinh vào
thế giới tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn
chương.
c. Đọc vừa là hoạt động tiếp nhận văn chương vừa là hoạt động bồi dưỡng, tích lũy
kiến thức
Hoạt động tiếp nhận văn học chỉ xảy ra khi tác phẩm đến với bạn đọc, được
bạn đọc đón nhận với mục đích khám phá những giá trị nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó. Giáo viên và học sinh trong giờ đọc
văn tiếp xúc với tác phẩm không phải là một việc làm tình cờ, thiếu chủ định mà là
một hoạt động chủ động, có mục đích. Họ đến với tác phẩm là để biến tác phẩm
của nhà văn qua văn bản trong sách giáo khoa thành tác phẩm trong mỗi học sinh.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa góp phần hoàn tất quá trình sáng tác giao tiếp của nhà văn mà còn có tác dụng giáo dục hết sức hiệu quả- giáo dục bằng
con đường tự giáo dục của học sinh với sự hỗ trợ tích cực của nhà văn thông qua
văn bản nghệ thuật để làm sâu sắc, phong phú thêm đời sống tinh thần, trí tuệ của
mình.
Hơn nữa trong quá trình tiếp nhận văn học, giáo viên và học sinh bằng vốn
tri thức về văn học hoàn toàn có khả năng tiếp cận với giá trị khách quan của tác
phẩm. Đây là cuộc tiếp xúc mang đầy tính khám phá - khám phá ra chủ ý của nhà
6


văn, khám phá ra cả cách khám phá thế giới bao quanh mình mà mình cần biết hòa
hợp với nó.
Đọc văn không chỉ là hoạt động tiếp nhận văn học mà còn có vai trò quan
trọng trong việc bồi dưỡng, tích lũy kiến thức. Một trong những tiêu chuẩn của học
sinh giỏi là phải có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng, có hệ thống. Những kiến

thức mà các em thu lượm được trong nhà trường là chưa đủ. vậy các em phải tích
lũy qua con đường tự đọc sách.Xuất phát từ cơ sở thực tế: không phải học sinh ai
cũng biết đọc ( theo đúng nghĩa của từ này).
Chúng ta không ai có thể liên tục cắp sách đến trường nhưng việc học thì
phải liên tục. Đọc sách là một phần của cách học ngoài đời.
2.2. Thực trạng của việc đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong nhà
trường THPT hiện nay
Trong nhiều năm trở lại đây việc giảng dạy môn ngữ văn trong trường THPT
đã có nhiều biến chuyển tích cực theo tinh thần đổi mới lấy học sinh làm trung tâm.
Song trên thực tế, việc dạy học bộ môn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.Đó là thực
trạng đáng buồn đối với việc giảng dạy môn văn nói chung và bồi dưỡng học sinh
giỏi nói riêng. Cụ thể là:
Trong giờ giảng văn, giáo viên chưa thực sự coi trọng vai trò của hoạt động
đọc. Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, mặc dù
đây là một mắt xích quan trọng đầu tiên của việc tiếp nhận, cảm thụ một tác phẩm
văn học. Chính vì vậy, học sinh cũng ngại đọc văn, hoặc đọc đối phó, qua loa, thậm
chỉ chưa hề đọc tác phẩm một lần dù đã học.
Hiện tượng học sinh gặp gì đọc nấy, đọc cả những loại sách độc hại, những
loại tiểu thuyết rẻ tiền, những bài thơ con cóc, những bài phê bình lá cải. Ta gọi đó
là một hiện tượng đọc loạn sách. Người đọc loạn sách là người không biết lựa chọn
sách để đọc, không xác định được mục đích đọc để làm gì.
Đọc lống sách cũng là một thực trạng thường gặp đối với học sinh hiện nay.
Đó là đọc một cách lụp chụp, nhảy cóc, gặp đâu đọc đó, không chú ý đến chủ đề tư
tưởng. Đọc lung tung hết quyển nọ đến quyển kia mà không có quyển nào ra hồn.
Đọc như vậy sẽ không có lợi ích gì cho việc học tập.
Một thực trạng nữa thường gặp đối với nhiều học sinh là đọc sách mà không
lắng lại tâm hồn một điều gì, không thấy một tác dụng gì đối với mình, không rút ra
được bài học nào về phương diện tư tưởng, tình cảm.
Thiết nghĩ, điện thoại kết nối Internet mà các em sử dụng cũng là một kho tri
thức phong phú, một thư viện di động tiện lợi. Tuy nhiên, phần lớn học sinh không

dùng cho việc đọc tài liệu, mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí.
Trước thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với học sinh giỏi văn trong trường THPT.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng
học sinh giỏi văn trong trường THPT
2.3.1. Đối với tác phẩm văn chương
7


a. Đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo. Bản chất của đọc sáng
tạo là xác định mọi quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung và
hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có
cảm xúc.
Đọc diễn cảm có tác dụng phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc
tác phẩm giúp học sinh khám phá tác phẩm văn chương, giúp học sinh hiểu rõ giá
trị đích thực của tác phẩm văn học.
Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mỹ cho
học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học, làm cho các em
yêu thích văn học.
Phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt. Đối với mỗi thể loại văn
học khác nhau thì việc sử dụng phương pháp đọc diễn cảm là khác nhau.
* Đối với thể loại thơ
Giáo viên phải đặc biệt quan tâm sử dụng phương pháp đọc diễn cảm. Bởi vì
cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn,là
tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Lê
Quý Đôn khẳng định" Thơ phát khởi trong lòng người ta"[2]. “Người ta” ở đây là
bản thân nhà thơ với tư cách một cái tôi trữ tình, hoặc là một nhân vật trữ tình nào
đó, và cũng có thể là người đọc thơ.
Đọc diễn cảm sẽ tái hiện được giọng điệu, cảm xúc của tác giả. Đọc diễn

cảm giúp người đọc cảm thụ được tác phẩm một cách sâu sắc do chất nhạc của nó
đã lan thấm vào tâm hồn người nghe, người đọc một cách dễ dàng, và khơi dậy ở
độc giả một sự tiếp nhận tích cực.
Để phát huy hết tác dụng của đọc diễn cảm, giáo viên nên phải hướng dẫn
học sinh biết cách đọc phù hợp với từng tác phẩm. Đó có thể là cường độ âm thanh
(âm thanh to hay nhỏ, mạnh hay yếu), trường độ âm thanh (độ dài hay ngắn của
từng tiếng, từng dòng thơ, ngừng nghỉ đúng chỗ) cao độ âm thanh (giọng cao hay
thấp, trong hay đục). Ngoài ra trong quá trình đọc diễn cảm, giáo viên cần rèn
luyện cho học sinh cách phát âm, cách ngắt nhịp câu, cách nhấn mạnh trọng âm
logic và trọng âm cảm xúc của từng bài thơ.
Mặt khác, giáo viên phải tập cho học sinh chọn giọng đọc cho phù hợp với
từng tác phẩm như giọng đọc tự nhiên, bình tĩnh, không lên gân, có sức rung động
từ bên trong cả khi nó diễn tả nỗi buồn lẫn niềm vui và tình cảm, tránh tình trạng
đọc một giọng từ đầu đến cuối gây cho người nghe cảm giác bão hòa, dẫn đến mất
hết cảm hứng tiếp nhận.
Điều cần lưu ý khi vận dụng phương pháp đọc diễn cảm đó là việc đọc
không chỉ tiến hành trước khi phân tích tác phẩm để gợi không khí mà tùy từng yêu
cầu cụ thể, giáo viên có thể đọc và hướng dẫn học sinh đọc dưới những hình thức
và mức độ khác nhau. Có thể đọc cả bài, đọc từng đoạn, đọc để minh họa cho lời
giảng, đọc đầu giờ hoặc khi kết thúc bài giảng để gây ấn tượng hoàn chỉnh về tác
phẩm.
8


Khi dạy đọc tác phẩm thơ trữ tình thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh
nhận ra hệ thống cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình. Cảm xúc là một dòng chảy
sống động. Do vậy, biết tìm ra chỗ nào là cảm xúc đạt tới đỉnh điểm, chỗ nào thì
cảm xúc bão hòa để biết nhấn mạnh hay lướt qua. Khi đã nắm bắt được cảm xúc
của nhân vật trữ tình thì đồng thời với việc nắm bắt được cái hồn của tác phẩm.
Chẳng hạn: khi đọc bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), học sinh phải nắm được

các cấp độ cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình, cũng chính là cảm xúc của tác
giả. Trước hết, đó là tấm lòng thiết tha, rạo rực, đắm say của nhân vật trữ tình
trước khu vườn tình ái trần thế đầy hương sắc, âm thanh, ánh sáng…
" Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si"
Thế nhưng, trước sự trôi chảy của thời gian: xuân đến, xuân qua, xuân non, xuân
già... tâm trạng của nhân vật trữ tình trở nên buồn chán, băn khoăn, hờn dỗi:
" Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
...Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
Tuy nhiên nỗi buồn ấy không làm tê liệt ý chí sống mà ngược lại càng thấy động
lòng khát sống, thèm sống hết mình của thi nhân.
Ngoài ra, giáo viên còn phải cho học sinh thấy rằng khi đọc thơ trữ tình không
nên đồng nhất nhân vật trữ tình với chủ thể sáng tạo. Nhân vật trữ tình là một hình
tượng nghệ thuật xuất hiện trong bài thơ gắn liền với một giọng điệu, một cảm xúc,
một cách nhìn, cách nghĩ nhất định, còn tác giả là một con người có thực ngoài đời
với chân dung và tiểu sử cụ thể, rõ ràng.
Đọc thơ trữ tình, giáo viên và học sinh phải tìm hiểu toàn diện các yếu tố biểu
cảm của ngôn ngữ đã làm nên sức lay động của nó như vần điệu, nhịp điệu, thanh
điệu. Các yếu tố đó không chỉ tạo nên đặc trưng tiết tấu, tính nhạc của thơ mà còn
tạo nên giọng điệu.
* Đối với thể loại truyện
Trước hết giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững cốt truyện. Đó là

cơ sở để cảm thụ tốt tác phẩm, từ đó đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Cốt truyện là thành phần cơ bản của thế giới hình tượng tạo nên nội dung trực tiếp
của tác phẩm truyện. Nó có nhiệm vụ kết cấu làm cho các nhân vật gần nhau, tạo
nên sự vận động của tác phẩm đồng thời có nhiệm vụ thể hiện số phận, tính cách
của các nhân vật.
9


Một trong những cách giúp học sinh năm được cốt truyện là yêu cầu tóm tắt
truyện. Có thể là tóm tắt theo diễn biến câu chuyện, có thể là tóm tắt câu chuyện
theo nhân vật chính. Đọc văn bản truyện, giáo viên không chỉ hướng dẫn cho học
sinh nắm vững cốt truyện mà còn làm cho học sinh cảm thụ và hiểu được cái ý vị
trong lời kể của tác giả hay người kể truyện. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ nghệ
thuật bao giờ cũng hướng tới việc tạo sức sống cho hình tượng và truyền đạt cảm
xúc. Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện rất rõ trong lời kể truyện.
Trong tác phẩm truyện, điểm nhìn và giọng kể của người kể truyện cũng có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được
giọng điệu tâm tình của người kể truyện. Từ đó, giọng đọc của các em cần phải
thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng nhân vật hay cảm xúc của tác giả.
b. Đọc tác phẩm một cách có hệ thống
Đọc tác phẩm một cách có hệ thống tức là đọc trong tính chỉnh thể, toàn vẹn
của tác phẩm. Bởi một tác phẩm, bản thân nó là một cấu trúc chặt chẽ mà các yếu
tố có quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau. Có đọc mỗi yếu tố trong hệ thống của
nó thì mới tránh được cách hiểu thiếu căn cứ. Bên cạnh đó đọc trong hệ thống
không chỉ giúp học sinh phát hiện tính thống nhất như trên mà còn thấy được cá
tính độc đáo.
Ví dụ: Hình ảnh “lá vàng" trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên. Toàn bộ
bài thơ tác giả đặt ông Đồ trong thời điểm mùa xuân ( hoa đào nở, dòng người tấp
nập mua sắm tết, mưa bụi...) nhưng bỗng lại lạc vào bài thơ hình ảnh "lá vàng" vốn
là một chi tiết được coi là độc quyền của mùa thu:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"
Hình ảnh "lá vàng" vì thế, chắc chắn sẽ gợi trong lòng các em những cảm nhận và
liên tưởng phong phú, thú vị.
c. Đọc theo đề tài
Phương pháp này cũng tỏ ra đắc dụng trong việc giúp học sinh hiểu tác phẩm
một cách chắc chắn và sâu sắc. Chẳng hạn, đọc "Đời thừa" của Nam Cao trong
quan hệ với những tác phẩm viết về trí thức như “Trăng sáng” (trước Cách mạng
tháng 8) và "Đôi mắt" ( sau Cách mạng tháng 8). Đọc "Chí Phèo” của Nam cao, có
thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ với những tác phẩm khác của ông viết về đề tài
nông dân như "Một bữa no", “Một đám cưới","Lão Hạc"... Hoặc cũng có thể đặt tác
phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao) trong mối quan hệ với những tác phẩm cùng thời của
các tác giả khác viết về đề tài nông dân như: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Bước
đường cùng" của Nguyễn Công Hoan... Từ đó giúp học sinh hiểu được tính độc đáo
mới mẻ của mỗi nhà văn khi khám phá cùng một đề tài hoặc sự độc đáo, mới mẻ
trong mỗi giai đoạn sáng tác được thể hiện trong tác phẩm của mỗi nhà văn.

10


d. Đọc theo mục đích
Phương pháp đọc này được quán triệt khi các em muốn đi sâu tìm hiểu một số
khía cạnh nào đó của tác phẩm như hình ảnh, chi tiết, nhân vật... Đọc theo mục đích
cũng là đọc theo chủ đề. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định chủ đề trước
khi đọc. Có như thế, việc đọc mới tập trung và đạt hiệu quả.
e. Đọc để mở rộng kiến thức
Đọc để mở rộng kiến thức có vai trò vô cùng quan trọng với học sinh giỏi văn.
Ở phương pháp này, giáo viên giữ vai trò định hướng học sinh đọc tài liệu gì, đọc

cái gì sẽ giúp các em trong việc thu thập kiến thức và tiết kiệm thời gian. Như vậy,
giáo viên cần phải khoanh vùng kiến thức và tài liệu liên quan, giới thiệu cho học
sinh để việc đọc mở rộng kiến thức của các em đạt hiệu quả cao.
Chẳng hạn: khi đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, giáo viên nên giới thiệu cho
học sinh đọc thêm một số tác phẩm Thạch Lam, đọc về quan niệm văn chương của
Thạch Lam trong tập tiểu luận Theo dòng, đọc một số tác phẩm của Tự lực văn
đoàn để thấy thế nào là văn chương thoát ly,..đọc một số tác phẩm văn học hiện
thực phê phán 1930-1945. Từ đó học sinh không chỉ hiểu được tác phẩm "Hai đứa
trẻ" mà còn nắm được phong cách sáng tác của Thạch Lam, đặc trưng của dòng văn
học lãng mạn (1930-1945) sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn(1930-1945)
và trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945).
2.3.2.Đối với những tác phẩm phê bình nghiên cứu
Khi đọc tác phẩm, học sinh giỏi văn với năng khiếu của mình đã có những
cảm nhận riêng. Những cảm nhận ấy đôi khi rất hồn nhiên trong trẻo và đã bắt đầu
thấy được cái hay của tác phẩm. Những bài phê bình nghiên cứu giúp các em hiểu
sâu hơn, nhiều chiều hơn về tác phẩm. Những bài phê bình nghiên cứu giúp các em
hiểu sâu hơn, nhiều chiều hơn về tác phẩm. Trong giờ giảng với thời gian có hạn
học sinh được tiếp xúc với những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. Những bài phê bình nghiên cứu giúp các em có cái nhìn so sánh về những
điều đã biết, có cái nhìn lại về những điều đã biết đó.
Vì thế, việc đọc những bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm
củng cố kiến thức vững vàng mà còn có được vốn học thuật nhất định. Nhưng trong
tình trạng sách tham khảo phong phú như hiện nay, nếu không có định hướng rõ
ràng, việc đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều cách hiểu về một vấn đề sẽ khiến các em
hoang mang hoặc lệ thuộc.
Như vậy, để đọc có hiệu quả những tác phẩm phê bình, nghiên cứu giáo viên
cần phải lưu ý học sinh những điểm sau:
Thứ nhất cần phải xuất phát từ những vấn đề có tính nguyên tắc, lý luận để
xem xét, đánh giá một ý kiến, một kiến giải nào đó là hợp lý hay chưa. Những
nguyên tắc đó là tính chỉnh thể văn bản; văn bản tác phẩm là đối tượng chính; khám

phá nội dung qua hình thức; vai trò của chủ thể sáng tạo; tính đa nghĩa của hình
tượng; về sự phong phú của việc tiếp nhận văn học.
Thứ hai là phải có thái độ khách quan, khoa học, phải có chủ kiến khi đọc
bởi tác phẩm văn học là thế giới ý nghĩa không dễ gì hiểu hết cái hay, cái đẹp và
11


việc tìm kiếm ý nghĩa, giá trị , vẻ đẹp của tác phẩm là một cuộc chạy đua không có
đích cuối cùng.
2.4. Kiểm nghiệm
Để kiểm tra tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài, tôi đã thử nghiệm khảo sát
như sau: Tôi chọn đội tuyển gồm 12 học sinh cùng khối 11 và có năng lực tương
đương nhau. Chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 6 em, nhóm 1 là nhóm thực nghiệm,
nhóm 2 là nhóm đối chứng. Sau đó, tôi yêu cầu cả hai nhóm cùng làm một đề kiểm
tra trong thời gian 45 phút.
Đề bài: Nêu cảm nhận của anh chị sau khi đọc tác phẩm Chí Phèo của nhà
văn Nam Cao. Điểm mới của nhà văn Nam Cao khi viết về đề tài người nông dân
so với các nhà văn cùng thời.
Kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Số bài
Nhóm
Giỏi
Khá
Trung bình
kiểm tra
SL
%
SL
%

SL
%
1(TN)
6
4
67
2
33
0
0
2(ĐC)
6
2
33
3
50
1
17
Từ kết quả trên cho ta thấy tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi ở nhóm thực nghiệm là
100%. Trong khi đó tỷ lệ học sinh đạt giỏi ở nhóm đối chứng ít hơn so với nhóm
thực nghiệm. Đặc biệt là nhóm đối chứng vẫn còn có 01 học sinh xếp loại trung
bình, chiếm tỷ lệ 17%.
Kết quả trên là những tín hiệu khả quan, là thành công bước đầu trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi văn chú trọng về phương pháp dạy đọc. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là kết quả bước đầu, dù khả quan nhưng nó chưa phải đã nói lên tất cả. Vì vậy,
tôi vẫn cần có những hưởng ứng tích cực nhiều phía, cần áp dụng vào thực tiễn
nhiều hơn nữa để có thể khẳng định chắc chắn tính ứng dụng của đề tài.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà

trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn lại
càng khó hơn. Chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như
người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm sóc nâng niu. nhưng đâu
phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết
trời, một sự lãng quên bất cẩn của người trồng là hoa kém sắc.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm, tôi luôn ý thức rất rõ
trách nhiệm của mình. Đề tài " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động
đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT" là kết quả của quá
trình tích lũy kinh nghiệm, sự tâm huyết của bản thân trong công tác giảng dạy môn
ngữ văn nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

12


Đề tài này có thể xem như một sự tiếp nối, một hướng tìm tòi mà nhiều
người đã thử nghiệm, chắc chắn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục. Vì vậy, tôi kính
mong được sự góp ý của bạn bè, quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn!
-Kiến nghị
Để đề tài khi áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đề xuất
một số ý kiến sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi
cho giáo viên các trường THPT trong toàn tỉnh thường xuyên; tổ chức biên soạn và
cung cấp một số tài liệu cơ bản cho các nhà trường; hướng dẫn công tác tài chính
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian tập huấn hợp lý, khoa học; cần tăng cường
mua sắm tài liệu tham khảo, trang thiết bị về công nghệ thông tin để việc bồi dưỡng
học sinh giỏi thuận lợi và đạt kết quả cao.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Thanh Huyền

13


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nhà xuất bản giáo dục.
2. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục
3. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội
4. Lại Nguyên Ân ( chủ biên), 150 thuật ngữ văn học Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, GV Trường THPT Tĩnh Gia 3, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa – " Văn bản truyện và phương pháp đọc văn bản truyện" – SKKN năm
học 2010-2011
6. Nguyễn Thị Thanh Huyền, GV Trường THPT Tĩnh Gia 3, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa – " Hướng dẫn phương pháp đọc thơ trữ tình nhằm nâng cao năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh THPT" – SKKN năm học 2013-2014.
7. Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ
văn, năm 2015.
8. Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT, năm
2017.

14



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn - Trường THPT Tĩnh Gia 3

TT

Tên đề tài SKKN

1

Tìm hiểu bài Sóng của Xuân
Quỳnh từ góc độ thi pháp

2

Phương pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao

3

Văn bản truyện và phương
pháp đọc văn bản truyện

4

5


Hướng dẫn phương pháp đọc
thơ trữ tình nhằm nâng cao
năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh THPT
Hướng dẫn giáo viên áp dụng
phương pháp đọc văn bản kịch
nhằm nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh THPT

Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá xếp
Năm học
(ngành GD cấp
loại
đánh giá xếp
huyện/tỉnh,Tỉnh. ( A,B, hoặc
loại
..)
C)
Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh
C
2004-2005
Thanh Hóa
Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh
C

2005-2006
Thanh Hóa
Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh
B
2010-2011
Thanh Hóa
Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh
Thanh Hóa

B

2013-2014

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh
Thanh Hóa

B

2015-2016

15


16




×