SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY- HỌC
VĂN BẢN “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ” CỦA HÊ-MINH-UÊ
(NGỮ VĂN 12 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT
HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
MỤC LỤC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
1
MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Địa lí trong dạy học văn bản “Ông
già và biển cả” của Hê-minh-uê.
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Vật lí trong dạy học văn bản “Ông
già và biển cả” của Hê-minh-uê.
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ
năng sống trong dạy học văn bản“Ông già và biển cả” của Hêminh-uê.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2
Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
5
6
18
19
Việc dạy học văn bản “Ông già và biển cả” (Hê-minh-uê) theo phương pháp
tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp Hs phát huy chủ động, sáng tạo, gắn bài học
với thực tiễn, rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
- Thuận lợi:
+ Về phía giáo viên: tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp
giảng dạy mới, tìm tòi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp liên môn
trong mỗi bài học và đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
+ Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần Hs học theo ban tự nhiên,
ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp kiến thức
liên môn có nhiều thuận lợi. Bài học vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa phát
huy được khả năng suy luận, sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những
môn học tự nhiên nên Hs rất có hứng thú học tập.
- Khó khăn:
+ Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy xu
hướng hiện nay Hs không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn
văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt, nhàm chán
nên Gv cũng gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt tri thức.
+ Văn bản “Ông già và biển cả”(Hê-minh-uê) thuộc phần văn học nước
ngoài, không nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia nên Hs không chú trọng, hơn
nữa do đặc thù về văn hoá nước ngoài khiến cho tác phẩm trở nên xa lạ với tâm lí
và suy nghĩ của Hs, Hs mang tâm thế không thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi nhà văn khi bước vào văn
đàn đều mang phong cách, quan điểm sáng tác riêng, tạo nên dấu ấn của người
nghệ sĩ trong nền văn học nghệ thuật. Tác phẩm“Ông già và biển cả” ( Hê-minhuê) được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”, đánh dấu tên tuổi của Hê-minhuê trong nền văn học của thế giới. Vì vậy, khi Gv giảng dạy tác phẩm nên vận dụng
tích hợp kiến thức liên môn để tiếp cận với nội dung từng phần của bài học một
cách tốt nhất. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Địa lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển
cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn Địa lí:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 1: Tác giả, mục b: Sự nghiệp sáng tác, Gv tích hợp
kiến thức môn địa lí (Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí; Bài
22: Các đới khí hậu trên trái đất; Nguồn internet: Hiện tượng băng tan ở Bắc cực và
Nam cực, một số kiến thức về hiện tượng băng trôi trên đại dương).
6
- Sau khi hỏi Hs về nguyên lí sáng tác của Hê-minh-uê, Gv trình chiếu hình ảnh
tảng băng trôi và đặt câu hỏi: Hãy quan sát tảng băng trôi và cho biết hiện tượng
băng trôi do đâu mà có? Dựa vào kiến thức địa lí để giải thích hiện tượng trên.
- Hs dựa vào kiến thức địa lí để trả lời, Gv bổ sung:
+ Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi
băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và
Greenland. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt
đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới
sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo
thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng
trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta
nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi5.
* Ý nghĩa:
- Từ những hiểu biết về hiện tượng băng trôi, Hs sẽ hiểu hơn về nguyên lí sáng tác:
tác phẩm văn học cũng giống như “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê…
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Vật lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển
cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn Vật lí:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 1: Tác giả, mục b: Sự nghiệp sáng tác, Gv tích hợp
kiến thức vật lí (Lớp 8 - Bài 12: Sự nổi; Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét).
-Gv:Cho Hs quan sát một số hình ảnh băng trôi và hỏi: khi tảng băng trôi trên mặt
đại dương có đặc điểm gì?Dựa vào kiến thức vật lí giải thích hiện tượng trên?
+ Tảng băng trôi là khối băng trôi tự do trên đại dương hay biển. Theo quy luật,
các tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa, gần 90 % thể tích của tảng
băng trôi nằm dưới nước6, tức là 1/8 thì nổi, 7/8 thì chìm.
+ Dựa vào sự nổi của một vật và lực đẩy Archimedes, thể tích, khối lượng riêng của
vật : Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì: Vật chìm xuống khi lực đẩy
Archimedes nhỏ hơn trọng lượng: FA < P. Vật nổi khi: FA > P và dừng nổi khi FA =
P. Vật lơ lửng trong chất lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng) khi: F A =
P. Vậy vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng lượng
riêng của nước. Theo đó khối lượng riêng của băng là 920 kg/m³, còn khối lượng
riêng của nước biển - gần 1025 kg/m³, trọng lượng riêng gần tương nhau nên tảng
băng trôi chỉ có 1 phần nổi, 7 phần chìm trong nước biển7.
-Gv: Từ đặc tính của tảng băng trôi trên đại dương em hãy cho biết nguyên lí sáng
tác văn học dựa vào nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê có đặc điểm gì?
- Hs quan sát trình bày. Gv nhận xét, chốt ý. Gv giới thiệu ngắn gọn nguyên lí sáng
tác “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
* Ý nghĩa:
5
Mục 2.3.1. Đoạn “Theo khảo sát… mà thôi”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
Mục 2.3.2. Đoạn “Tảng băng trôi…dưới nước”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
7
Mục 2.3.2. Đoạn “Nếu thả một vật… nước biển”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
6
7
Từ biện pháp tích hợp kiến thức vật lí vào dạy và học văn bản “Ông già và
biển cả” (Hê-minh-uê) mà Hs hiểu được đặc điểm của nguyên lí sáng tác “tảng
băng trôi” như sau: Nhà văn tạo ra nhiều khoảng trống để bạn đọc tự rút ra ẩn ý,
đồng sáng tạo. Nhà văn không chủ trương làm loa phát thanh cho điều mình muốn
nói mà người đọc tự rút ra ẩn ý.
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho
Hs trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn sinh học:
Dạy mục II: Đọc - hiểu văn bản, mục 1: Hình tượng con cá kiếm, Gv tích
hợp kiến thức môn sinh học (Lớp 7- Bài 34: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp
cá; Nguồn internet: tìm hiểu chung về cá kiếm).
- Gv đặt câu hỏi: Trong thực tế thì loài cá kiếm có tên gọi, hình dáng, kích thước
như thế nào? vùng biển sinh sống chủ yếu ở đâu?
-Hs trả lời. Gv cung cấp kiến thức và hình ảnh về loài cá kiếm:
+ Cá kiếm, cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao là một loài cá ăn thịt loại lớn,
có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài. Kích
thước tối đa là 4,3 m (14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ
sinh thái của đại dương thế giới, trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới, giữa các vĩ độ khoảng 45° vĩ bắc và 45° vĩ nam. Chúng có xu hướng tập trung
tại các khu vực mà các dòng hải lưu chính gặp nhau, các khu vực với sự đông đúc
lớn là phía bắc Hawaii, dọc theo khu vực chuyển tiếp ở bắc Thái Bình Dương, dọc
theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ và México cũng như ở miền tây Thái Bình Dương,
phía đông Nhật Bản8.
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Hs có cái nhìn cụ thể, thực tế hơn về loài cá kiếm. Từ đó mà Hs dễ hình
dung hơn về hình tượng cá kiếm trong văn bản.
* Giáo dục kĩ năng sống:
Từ biện pháp tích hợp kiến thức môn sinh học Gv kết hợp tích hợp giáo dục
kỹ năng sống cho HS bằng câu hỏi mở rộng: Qua hình tượng cá kiếm em cảm nhận
gì về môi trường sống quanh ta, đặc biệt là thiên nhiên ? Hãy rút ra bài học cho
bản thân?Thông qua câu trả lời của Hs, Gv giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên:
- Thiên nhiên đẹp đẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Thiên nhiên- môi
trường sống cần được bảo vệ. Phải có tình yêu thiên nhiên ,tình yêu cuộc sống.
- Sống phải có ước mơ hoài bão, cần có nghị lực, lòng tin để theo đuổi ước mơ
biến nó thành hiện thực.
Trên đây là một số biện pháp tích hợp liên môn trong trong việc dạy và
học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê. Thực tế cho thấy, tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy học ngữ văn đã nâng cao hiệu quả bài học, phát huy được
8
Mục 2.3.3. Đoạn “Cá kiếm… Nhật Bản”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
8
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở
giai đoạn ngày nay.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
Tiết 84-85:
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(Hê-minh-uê)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, Gv cần giúp Hs:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được của ông lão đánh cá đơn độc giữa biển cả mênh mông cùng với
vẻ đẹp của con cá kiếm-kì phùng địch thủ. Từ đó mà khẳng định vai trò, tầm vóc
của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: thể hiện nguyên lí “tảng băng trôi”,
cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa biểu tượng, những đối thoại, độc thoại độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu một truyện ngắn nói chung và truyện ngắn nước
ngoài nói riêng. Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một cách chủ động, sáng tạo đi từ
cảm nhận trực quan đến nhận thức.
3. Thái độ:
- Trân trọng những thành quả đạt được của con người, không ngừng vươn lên,
phấn đấu đạt được ước mơ của mình. Có tình yêu thiên nhiên tha thiết.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống...
- Năng lực riêng: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- SGK; SGV; Tài liệu tham khảo; Tranh ảnh minh hoạ.
- Máy tính, máy chiếu, loa kết nối máy tính.
- Phiếu học tập (sử dụng cho hoạt động nhóm), phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm
(kiểm tra kiến thức bài học).
2. Học sinh:
- SGK, vở soạn, một số kiến thức về cá kiếm, kiến thức về hiện tượng băng trôi,..
- Học bài cũ, xem lại những kiến thức đã học và tham khảo thêm các tư liệu về: Tác
giả Hê-minh-uê và những tác phẩm tiêu biểu của ông.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp trực quan: Quan sát tranh.
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
9
3. Bài mới:
Tiết 84-85
Hoạt động của Thầy và trò
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5-7 phút)
- GV tiến hành hoạt động khởi động bằng trò chơi “
Ô chữ bí mật” xem ai nhanh hơn.
- Thể lệ trò chơi: sau khi Gv kích vào hàng ngang và
đọc câu hỏi xong, Hs có quyền giơ tay trả lời, ai giơ
tay nhanh nhất sẽ được chọn trả lời, nếu trả lời đúng
sẽ nhận 1 phần quà nhỏ ( Gv chuẩn bị quà: cái bút
chì, bút bi, cục tẩy, bút nhớ, giấy nhớ).
- Bắt đầu trò chơi:
+ GV dùng máy chiếu trình chiếu cho hs xem câu hỏi
tương ứng với ô hàng ngang từ 1 đến 8. Gv dùng
chuột kích vào câu hỏi Hs lựa chọn, câu hỏi hiện ra,
khi Hs trả lời đúng, gv kích vào hình ảnh mũi tên ở
góc phải phía dưới mỗi câu hỏi, ô chữ sẽ quay lại như
ban đầu, Gv kích vào ô tròn chứa câu hỏi đã chọn,
hàng ngang được lật mở, từ khóa thứ nhất hiện ra
màu đỏ, nếu trả lời sai ô chữ sẽ giữ lại, không được
lật mở. Lần lượt cho khi hết trò chơi.
+ Câu 1: Các hình ảnh sau đây nói về quốc gia nào?
(Gv chiếu hình ảnh bản đồ, lá quốc kì, tượng nữ thần
tự do. Xem hình ảnh phần phụ lục).
+ Câu 2: Tác phẩm “ Sông Đông êm đềm” của Sô- lô
- Khốp được viết theo thể loại văn học nào sau đây?
a, Thơ
b, Truyện ngắn
c, Tiểu thuyết
(Gv chiếu thêm hình ảnh cuốn tiểu thuyết “Sông
Đông êm đềm”, xem phần phụ lục).
Câu 3: Thông tin và hình ảnh sau đây nói về châu lục
nào? (Gv chiếu hình ảnh bản đồ châu Mĩ, xem phần
phụ lục)
+ (71°57' Bắc - 53°54' Nam), Nằm hoàn toàn ở Tây
Bán cầu. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. Phía Tây
giáp Thái Bình Dương. Phía Đông giáp Đại Tây
Dương.
Câu 4: Hãy tìm từ trái nghĩa với từ “chiến tranh”?
(Gv chiếu câu hỏi và hình ảnh chiến tranh)
Câu 5: các hình ảnh và thông tin sau đây gợi cho anh
(chị) nhớ đến nguyên lí nào trong sáng tác văn học?
Chuẩn kiến thức kĩ năng
cần đạt, năng lực cần phát
triển
- Nhận thức được nhiệm vụ
cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác
tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng
thú.
-Hàng ngang số 1: HOA KÌ.
- Hàng ngang số 2: TIỂU
THUYẾT.
- Hàng ngang số 3: CHÂU
MĨ.
- Hàng ngang số 4: CHIẾN
TRANH.
- Hàng ngang số 5: TẢNG
BĂNG TRÔI.
- Hàng ngang số 6: NHÀ
VĂN.
- Hàng ngang số 7: GIÃ TỪ
VŨ KHÍ.
- Hàng ngang số 8:
NÔBEN.
10
“Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi
trên đại dương, chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy
phần chìm khuất, khẳng định hiệu quả của cách viết
ngắn gọn, hàm súc và ưu điểm của nó, nó ngụ ý chỉ
mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được
phô bày trực tiếp trong tác phẩm. Đó là nguyên lí…?”
(Gv chiếu hình ảnh tảng băng đang trôi trên đại
dương, xem phần phụ lục)
Câu 6: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu trong câu sau
“Kim Lân là … viết chân thật, xúc động về cuộc sống
người dân quê.”
a, nhà thơ b, nhà văn
c, nhà soạn kịch nổi tiếng
(Gv chiếu thêm hình ảnh chân dung Kim Lân, xem
phụ lục)
Câu 7: Tác phẩm nào sau đây không phải của Sô- Lôkhốp?
a, Giã từ vũ khí
b, Truyện sông Đông
c, Thảo
nguyên xanh
d, Số phận con người
-Hàng dọc: HÊ MINH UÊ
Câu 8: Đây là giải thưởng gì? “là một tập các giải
thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm,
kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu
trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh
tế và hòa bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được
trao cho tổ chức hay cho cá nhân”.
*Ô chữ bí mật là “ HÊ-MINH-UÊ”, nhà văn nước
Mĩ, người đoạt giải Noben văn học năm 1957.
->Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài
Hoạt động của Thầy và trò
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và
tác phẩm
(1) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được
- Vài nét về tác giả: cuộc đời, con người.
- Vài nét về tác phẩm: sự nghiệp sáng tác, nguyên
lí sáng tác hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, đoạn
trích...
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thảo luận nhóm,
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần
đạt, năng lực cần phát triển
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời, con người:
– Cuộc đời :
+ Ơ-nit Hê-minh-uê (1899 –
1961), sinh trưởng trong gia
đình trí thức ở Oak Part, bang
Ilinoi ( Mĩ).
+ Xuất thân trong gia đình trí
thức: Cha là bác sĩ, mẹ dạy nhạc
11
Thuyết trình, Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ,
SGK...
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu tất cả HS dựa vào phần Tiểu dẫn và
soạn bài ở nhà làm việc nhóm để thực hiện các
yêu cầu sau:
- Nhóm 1: Nêu vài nét về cuộc đời, con người
của Hê-minh-uê? Thời đại mà Hê-minh-uê sống
đã có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc đời và con
người của ông?
- Nhóm 2: + Nêu những sáng tác tiêu biểu của
Hê-minh-uê? Hê-minh-uê có quan niệm sáng tác
như thế nào?Quan niệm sáng tác của Hê-minhuê được thể hiện cụ thể bằng nguyên lí sáng tác
như thế nào?
+ Trình chiếu hình ảnh tảng băng trôi và đặt câu
hỏi: Hãy quan sát tảng băng trôi và cho biết hiện
tượng băng trôi do đâu mà có? Dựa vào kiến
thức địa lí để giải thích hiện tượng trên.
+ Khi tảng băng trôi trên mặt đại dương có đặc
điểm gì? Dựa vào kiến thức vật lí giải thích hiện
tượng trên?
+ Từ đặc tính của tảng băng trôi trên đại dương
em hãy cho biết nguyên lí sáng tác văn học dựa
vào nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê
có đặc điểm gì?Với những đặc điểm về phong
cách nghệ thuật cùng những cống hiến của mình,
Hê-minh-uê được đánh giá như thế nào ?
- Nhóm 3: + Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác
phẩm “Ông già và biển cả”. Tác phẩm có vị trí
như thế nào trong sự nghiệp của Hê-minh-uê?
+ Hãy tóm tắt tác phẩm? (dựa theo phần tiểu
dẫn).
- Nhóm 4: + Nêu giá trị nội dung và hình thức
tác phẩm? (cốt truyện, số lượng nhân vật, dung
lượng câu chữ…). Dựa vào tóm tắt hãy xác định
vị trí của đoạn trích? Đoạn trích kể về việc gì?
-> nhỏ tuổi theo cha đi nhiều
nơi.
+ 19 tuổi làm báo: Phóng viên
mặt trận (Italia) -> bị thương trở
về: “Thế hệ mất mát”.
+ Tham gia hai cuộc đại chiến.
+ Sống ở nhiều nước…,đặc biệt
là Cuba.
+ Bệnh tật giày vò, Hê-minh-uê
tự sát vào ngày 2/07/1961.
– Con người: Con người mạnh
mẽ, phóng khoáng, yêu thích
thiên nhiên, mạo hiểm, đi nhiều
nơi.
b. Sự nghiệp sáng tác :
– Sáng tác tiêu biểu: Mặt trời
vẫn mọc ( 1926 ), Giã từ vũ
khí (1929), Chuông nguyện
hồn ai (1940), Ông già và biển
cả (1952)…
– Quan niệm sáng tác: “Viết
một áng văn xuôi đơn giản,
trung thực về con người”.
– Nguyên lý sáng tác “ tảng
băng trôi”:
+ Tác phẩm là một “tảng băng
trôi”- một phần nổi và bảy
phần chìm.
+ Ngôn từ, chi tiết, nhân vật,
cốt truyện đều hết sức cô đọng.
+ Tạo mạch ngầm văn bản bằng
hình ảnh tượng trưng với nhiều
tầng nghĩa (đa nghĩa) -> người
đọc tự rút ra ẩn ý.
+ Biện pháp nghệ thuật thực
hiện: Độc thoại nội tâm, ẩn dụ,
12
Xác định bố cục đoạn trích? Nêu nội dung chính
từng phần.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs: Hs làm việc theo nhóm.
Gv: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide.
* Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Gv: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của Hs
lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội dung của bài
học.
Hs: từng nhóm trình bày. Hs nhóm khác bổ sung
ý kiến nếu thấy không phù hợp.
* Bước 4: Phương án KTĐG
1. Tác giả:
a, Cuộc đời, con người:
- HS nhóm 1 trả lời. Sau khi Hs trình bày xong,
Gv gọi Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, tổng hợp kiến thức, chốt ý chính
và Gv chiếu một số hình ảnh nước Mĩ, cung cấp
thêm những kiến thức lịch sử về nước Mĩ trong
chiến tranh thế giới II và một số hình ảnh minh
chứng cho con người của tác giả Hê-minh-uê.
b, Sự nghiệp sáng tác:
* Gv tích hợp kiến thức địa lí (Lớp 6 - Bài
18:Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí; Bài
22: Các đới khí hậu trên trái đất; Nguồn
internet: Hiện tượng băng tan ở Bắc cực và
Nam cực, một số kiến thức về hiện tượng băng
trôi trên đại dương).
– Hs nhóm 2 trả lời. Sau khi Hs trả lời, Gv gọi
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Gv nhận xét, bổ sung kiến thức địa lí và vật lí:
+ Quan niệm sáng tác của Hê-minh-uê được thể
hiện cụ thể bằng nguyên lí sáng tác “tảng băng
trôi”.
tượng trưng.
– Văn phong: Giản dị, sống
động, giàu sức gợi phát huy cao
độ trí tưởng tượng, đặt người
đọc bình đẳng với người viết.
=> Hê-minh-uè là nhà văn Mĩ
vĩ đại nhất của XX, bậc thầy
của truyện ngắn và tiểu thuyết
hiện đại; góp phần đổi mới lối
viết cho nhiều thế hệ nhà văn
trên thế giới. Ông đạt giải
thưởng Pulítdơ 1953,
giải
thưởng Nôben 1954.
+ Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương
với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề
mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở
Nam Cực và Greenland. Vào mùa xuân, khi nhiệt
độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu
vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi
13
nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và
gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các
khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà
chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng
trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt
nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía
trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng
băng trôi mà thôi5.
2. Tác phẩm “Ông già và biển
cả”:
* Gv tích hợp kiến thức vật lí (Lớp 8 - Bài 12: a. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí:
Sự nổi; Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét) để hiểu sâu – Viết 1952, tác phẩm tiêu biểu
sắc về nguyên lí sáng tác “Tảng băng trôi” của nhất trong sự nghiệp của
Hê-minh-uê.
Hêminhuê, đăng nhiều trên tạp
chí “Đời sống” gây được tiếng
+ Tảng băng trôi là khối băng trôi tự do trên đại vang
lớn.
dương hay biển. Theo quy luật, các tảng băng trôi – 1954: đạt giải Nôben văn học.
được tách ra từ các khối băng lục địa, gần 90 % b.Tóm tắt: ( xem các slide phần
thể tích của tảng băng trôi nằm dưới nước 6, tức là phụ lục)
1/8 thì nổi, 7/8 thì chìm. Dựa vào sự nổi của một c. Giá trị tác phẩm:
vật và lực đẩy Archimedes, thể tích, khối lượng - Nội dung:
riêng của vật : Nếu thả một vật ở trong lòng chất + Hành trình đuổi theo con cá
lỏng thì: Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes lớn hằng mơ ước của ông lão
nhỏ hơn trọng lượng: FA < P. Vật nổi khi: FA > P Xan-ti-a-gô .
và dừng nổi khi FA = P. Vật lơ lửng trong chất -> Hành trình nhọc nhằn, dũng
lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng) cảm của người lao động trong
khi: FA = P. Vậy vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng xã hội vô tình.
tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của -> Thể nghiệm về thành công
nước. Theo đó khối lượng riêng của băng là thất bại của người nghệ sĩ đơn
920 kg/m³, còn khối lượng riêng của nước biển độc khi theo đuổi ước mơ sáng
— gần 1025 kg/m³, trọng lượng riêng gần tương tạo, rồi trình bày nó trước người
nhau nên tảng băng trôi chỉ có 1 phần nổi, 7 phần đời.
chìm trong nước biển7.
-> Mối quan hệ con người và
- Gv giới thiệu ngắn gọn nguyên lí sáng tác “tảng thiên nhiên.
băng trôi” của Hê-minh-uê, nhận xét chung về tác - Nghệ thuật:
giả:
+ Hình thức đơn giản, dung
- Gv tổng hợp kiến thức, chốt ý chính.
lượng câu chữ ít – 26000 chữ
Dẫn chuyển: Quan niệm sáng tác, nguyên lí
lối viết giản dị song chứa đựng
sáng tác, văn phong, tài năng của Hê-minh-uê
nhiều tầng ý nghĩa biểu tượng
được thể hiện đặc sắc qua tác phẩm “Ông già và và ẩn dụ (thử nghiệm của lối
biển cả”
viết theo nguyên lí “tảng băng
14
2. Tác phẩm “Ông già và biển cả”:
a. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí:
– Hs nhóm 3 trả lời.
b.Tóm tắt:
- Hs nhóm 3 trả lời. Gv gọi nhóm khác nhận xét
và Gv nhận xét và tóm tắt hệ thống tác phẩm
(trình chiếu hình ảnh theo các sự việc, chi tiết tóm
tắt, xem các slide phần phụ lục).
c. Giá trị tác phẩm:
– Hs nhóm 4 trả lời phần giá trị nội dung và hình
thức tác phẩm
3. Đoạn trích:
- Hs nhóm 4 trả lời , sau khi Hs nhóm 4 trình bày
xong, Gv gọi Hs các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Gv nhận xét, tổng hợp kiến thức, định hướng,
trình chiếu các tầng nghĩa tác phẩm: SGK, tr 126,
127.
Dẫn chuyển : Sau khi con cá kiếm mắc mồi đã
kéo phăng lão Xan-ti-a-gô ra biển. Đây là ngày
thứ ba lão vật lộn chiến đấu với con cá : Con cá
yếu sức lượn vòng rộng rồi hep dần -> Ông lão
thu dây câu -> con cá tung mình nhảy lên quật
mạnh -> Ông lão hoa mắt, chóng mặt, kiên trì và
mưu trí, anh dũng hạ được cá kiếm
II. Đọc - hiểu văn bản :
* Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu chi tiết văn
bản:
*Đọc văn bản: Yêu cầu giọng đọc, giọng kể thể
hiện những câu đối thoại – độc thoại của nhân
vật ông lão với con cá, với biển cả, với chính
mình, nói to giữa trời nước mênh mông, bằng
cách ngắt câu, dừng nghỉ và âm lượng thích hợp.
* Tìm hiểu văn bản:
(1) Mục tiêu: Giúp HS nắm được
- Hình tượng cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng của
con cá kiếm.
- Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô và những biểu
hiện của nguyên lí “tảng băng trôi” trong tác
phẩm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thảo luận nhóm
trôi“).
3. Đoạn trích:
– Vị trí: Thuộc phần cuối tác
phẩm . đoạn trích kể về việc
ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo
và bắt được cá kiếm.
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> “Con cá
trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh
theo sóng”: Chinh phục cá
kiếm.
+ Phần 2: (Còn lại): Hành trình
đưa cá kiếm trở về.
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Hình tượng con cá kiếm:
a. Điểm nhìn trần thuật:
- Qua nhân vật ông lão – người
ngư dân lão luyện -> Điểm
nhìn
nhân
vật
hoá.
-> Khiến hình tượng được thuật
kể hiện lên chân thực, tự nhiên,
sinh động, khách quan.
b. Hình tượng cá kiếm:
* Sức mạnh của con cá kiếm
– Xuất hiện gián tiếp:
+ Những vòng lượn: Vòng lượn
lớn, liên tục trong nhiều giờ rồi
hẹp dần, nó đang cố gắng thoát
khỏi cái chết. Các vòng lượn
được nhắc tới và lặp lại nhiều
lần:
~ Lượn tròn
~ Vòng tròn rất lớn
~ Bây giờ nó đang lượn đến
những chỗ xa nhất.
~ Chậm rãi lượn vòng đến hai
giờ sau…
+ Những cú quật đột ngột cuả
con cá vào sợi dây câu. Chi tiết
này cũng được láy lại nhiều lần
15
theo bàn, Thuyết trình, Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ,
SGK...
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 : + Hãy xác định hình tượng nhân vật
trong đoạn trích? Cuộc chinh phục con cá kiếm
được miêu tả qua sự quan sát, cảm nhận của ai?
Tìm những chi tiết miêu tả sức mạnh của con cá
kiếm? Từ đó, anh (chị) hãy rút ra nhận xét?
+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả kích
thước, màu sắc con cá kiếm? Từ đó, anh (chị)
hãy rút ra nhận xét về vẻ đẹp ngoại hình của cá
kiếm?
+ Nhóm 3: Tìm những chi tiết miêu tả cái chết
của con cá kiếm? Từ đó, anh (chị) hãy rút ra
nhận xét?
+ Nhóm 4: + Trong thực tế thì loài cá kiếm có tên
gọi, hình dáng, kích thước như thế nào? vùng
biển sinh sống chủ yếu ở đâu? Hãy nhận xét về
nghệ thuật miêu tả con cá kiếm của nhà văn Hêminh- uê qua đoạn trích? Nêu ý nghĩa biểu tượng
của cá kiếm?( thiên nhiên, cuộc sống con người,
nghệ thuật).
- Trong khi các nhóm thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập, Gv quan sát, hỗ trợ kịp thời khi Hs
gặp khó khăn, các câu hỏi gợi ý, hỗ trợ cho từng
nhóm như sau:
+ Nhóm 1: ~ Nhà văn tô đậm những vòng
lượn…Em hãy tìm các chi tiết miêu tả những
vòng lựơn của con cá kiếm ? Bên cạnh việc miêu
tả hình ảnh những vòng lượn… Nhà văn cũng tô
đậm sức mạnh của con cá qua chi tiết nào khác ?
Những vòng lượn cùng với cú quật của con cá đã
tác động tới ông lão như thế nào ?
~ Nhận xét về những vòng lượn này và cách thức
miêu tả của nhà văn ?
+ Nhóm 2: Chi tiết ngoại hình cá kiếm chú ý
tr.129.
+ Nhóm 3: ~ Khi bị ông lão phóng lao, mang cái
chết trong mình con cá được nhà văn miêu tả
~ Lúc cảm thấy một cú quật đột
ngột.
~ Lưỡi kiếm của con cá đang
quật vào đoạn dây thép đáy.
~ Con cá quật sợi dây thêm vài
lần.
+ Nó khiến ông Lão “hoa mắt,
chóng mặt, choáng váng, cảm
thấy sợ phải đọc kinh cầu”
-> Chưa xuất hiện trực tiếp
nhưng người đọc có thể cảm
nhận đó là một con cá lớn và
đầy sức mạnh, sự dũng mãnh,
kiên cường nó đang giằng co
với con người, cố gắng vượt
thoát khỏi lưỡi câu ngang tàn
của ông lão. Chứng tỏ sức mạnh
ghê gớm của con cá.
* Ngoại hình : kích thước, tầm
vóc, màu sắc của con cá kiếm.
- Xuất hiện trực tiếp:
+ Độ dài: “Thoạt tiên, lão thấy
bóng đen dài vượt qua dưới con
thuyền, đến mức lão không thể
tin nổi độ dài của nó”.
+ Tầm vóc: “Con cá lớn đến nỗi
trông như thể ông lão buộc một
con thuyền khác lớn hơn vào
thuyền mình”.
+ Cái đuôi: “Cái đuôi lớn hơn
chiếc lưỡi hái lớn, màu tím
hồng dựng trên mặt đại dương
xanh thẫm …
+ Thân mình: “đồ sộ …”
+ Cánh vi: “Cánh vi trên
lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ
bên sườn xoè rộng”.
-> Kích thước, tầm vóc khổng
lồ, màu sắc rất đẹp, dáng vẻ
oai phong, hùng dũng. Nó là
16
như thế nào? Qua hình ảnh trên, em thấy đây là
con cá như thế nào?
~ Sau khi bị khuất phục hoàn toàn – nó chết.
Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả thế nào?
~ Qua các chi tiết về sự thay đổi của cá kiếm
trước và sau khi ông lão chiếm lĩnh được nói lên
điều gì, ý nghĩa gì?
+ Nhóm 4: Hình tượng cá kiếm được quan sát ở
các góc độ như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs: Hs làm việc theo nhóm.
Gv: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide.
* Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Gv: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của Hs
lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội dung của bài
học.
Hs: từng nhóm trình bày. Hs nhóm khác bổ sung
ý kiến nếu thấy không phù hợp.
* Bước 4: Phương án KTĐG
- Gv gọi Hs nhóm 1 trình bày về điểm nhìn trần
thuật và sức mạnh của cá kiếm, sau khi nhóm 1
trình bày xong, Gv gọi nhóm khác nhận xét bổ
sung và Gv chốt ý trình chiếu bằng slide.
- Gv gọi Hs nhóm 2 trình bày về vẻ đẹp ngoại
hình của cá kiếm, sau khi nhóm 2 trình bày
xong, Gv gọi nhóm khác nhận xét bổ sung và Gv
chốt ý trình chiếu bằng slide.
- Gv gọi Hs nhóm 3 trình bày về cái chết của cá
kiếm, sau khi nhóm 3 trình bày xong, Gv gọi
nhóm khác nhận xét bổ sung và Gv chốt ý trình
chiếu bằng slide.
- Gv gọi Hs nhóm 4 trình bày một số hiểu biết về
loài cá kiếm trong thực tế, từ đó nhận xét về nghệ
thuật miêu tả cá kiếm của tác giả của, sau khi
nhóm 4 trình bày xong, Gv gọi nhóm khác nhận
xét bổ sung và Gv chốt ý trình chiếu bằng slide.
* Gv tích hợp kiến thức môn Sinh học (Lớp 7Bài 34: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp
cá; Nguồn internet: tìm hiểu chung về cá kiếm).
- Gv cung cấp kiến thức và hình ảnh về loài cá
hiện thân của cái đẹp tự nhiên.
*Cái chết của con cá kiếm:
– Đến với cái chết với tư thế
kiêu hùng : “Phóng vút lên
khỏi mặt nước phô hết tầm vóc
khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”
-> Ngoan cường, kiêu hùng đến
phút chót, không dễ dàng chấp
nhận cái chết.
– Sau khi bị khuất phục hoàn
toàn:
+ Nằm ngửa phơi bụng.
+ Thẳng đơ bồng bềnh
+ Màu sắc trắng bạc.
+ Mắt dửng dưng…
-> Đó là tư thế thất bại, cái kiêu
hùng đó biến thành thảm bại.
-> Ước mơ thành hiện thực,
không huy hoàng nữa…
c, Nghệ thuật miêu tả:
- Miêu tả từ gián tiếp đến trực
tiếp, từ ngoài vào trong
- Quan sát từ xa đến gần
-> Quan sát tinh tế, miêu tả tỉ
mỉ, sinh động, xây dựng hình
tượng nhiều lớp nghĩa.
d. ý nghĩa biểu tượng:
– Tự nhiên: Vẻ đẹp và sức
mạnh phi thường của thiên
nhiên.
- Mối quan hệ giữa thiên nhiên
và con người: Là đối thủ, là bạn
của con người.
– Cuộc sống: Những chông gai,
thử thách của cuộc đời.
– Nghệ thuật: Là ước mơ,
khát vọng chinh phục, là đỉnh
cao của nghệ thuật
=> Tô đậm vẻ đẹp, sức mạnh
và tầm vóc của con người .
17
kiếm, trình chiếu bằng các sile để Hs có cái nhìn
thực tế hơn về loài cá kiếm:
+ Cá kiếm, cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá
đao là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di
cư với mỏ dài và phẳng. Cá kiếm có thân hình
tròn và thuôn dài. Kích thước tối đa là 4,3 m
(14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Cá kiếm phân bổ
trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới,
trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới, giữa các vĩ độ khoảng 45° vĩ bắc và 45° vĩ
nam. Chúng có xu hướng tập trung tại các khu
vực mà các dòng hải lưu chính gặp nhau, các khu
vực với sự đông đúc lớn là phía bắc Hawaii, dọc
theo khu vực chuyển tiếp ở bắc Thái Bình Dương,
dọc theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ và México
cũng như ở miền tây Thái Bình Dương, phía
đông Nhật Bản8.
– Gv nhận xét tổng hợp : Cá kiếm như là hiện
thân của cái đẹp của tự nhiên , thực xứng đáng
với nỗ lực tìm kiếm và mơ ước của ông lão.
- Gv mở rộng: “Chiếc thuyền ngoài xa”, tuỳ
bút “Người lái đò sông đà”: Thiên nhiên đẹp,
cũng đầy những khắc nghiệt mà cuộc sống con
người phải đối mặt.
* Gv giáo dục kĩ năng sống cho Hs:
- Gv: Qua hình tượng cá kiếm em cảm nhận gì
về môi trường sống quanh ta, đặc biệt là thiên
nhiên ? Hãy rút ra bài học cho bản thân?
- Hs trả lời.
- Gvnhận xét và chốt lại.
(Hết tiết 84 chuyển sang tiết 85)
2. Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
a. Hành trình chinh phục con cá kiếm của ông
lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
* Bước 1: Gv giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh, diễn biến hành trình
chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô?
+ Nhóm 2: Nêu kết quả, ý nghĩa của hành trình
chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô?
Nguyên nhân nào giúp ông lão chiến thắng cá
kiếm? Từ chiến thắng của ông lão, tác giả gửi
=> Kĩ năng sống:
- Thiên nhiên đẹp đẽ -> Nguồn
cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
- Thiên nhiên- môi trường sống
-> Cần bảo vệ.
- Có tình yêu thiên nhiên ,tình
yêu cuộc sống.
- Sống phải có ước mơ hoài
bão, cần có nghị lực, lòng tin để
theo đuổi ước mơ biến nó thành
hiện thực.
(Hết tiết 84 chuyển sang tiết
85)
2. Hình tượng ông lão đánh cá
Xan-ti-a-gô.
a. Hành trình chinh phục con
cá kiếm của ông lão đánh cá
Xan-ti-a-gô.
*Hoàn cảnh:
- Cá kiếm: Đối thủ của lão lại là
một con cá kiếm to lớn đầy sức
mạnh, hùng dũng, ngoan cường.
- Ông lão: Đơn độc giữa đại
dương bao la.Tuổi già, sức lực
cạn dần.
-> Đây là cuộc chiến không cân
sức và khó khăn nhất đối với
ông lão.
* Diễn biến:
- Vòng 1: Khi cá cắn câu
+ Cá kiếm:“bắt đầu lượn tròn”,
“Vòng tròn rất lớn” , “con cá
nhảy lên(tr.127 – 128)
- Ông lão bằng kinh nghiệm:
Lão cảm nhận con cá từ sợi dây
câu: “nhìn độ nghiêng của sợi
dây”, “ áp lực của sợi dây”,
“từ độ chếch của sợi
dây”(tr.127)
18
gắm điều gì?
+ Nhóm 3: Tìm những lời độc thoại của ông lão
Xan-ti-a-gô trong đoạn trích ? Nêu ý nghĩa của
những lời độc thoại ấy?Tìm những lời đối thoại
của ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm trong
đoạn trích? Nêu ý nghĩa của những lời đối thoại
ấy?
+ Nhóm 4: Anh (chị) hãy nêu biểu hiện của
nguyên lí tảng băng trôi qua đoạn trích?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs: Hs làm việc theo nhóm.
Gv: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide. Gv quan
sát các nhóm làm việc và hỗ trợ kịp thời, giúp các
nhóm nhanh chóng hoàn thành bài của mình một
cách chính xác nhất.
* Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Gv: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của Hs
lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội dung của bài
học.
Hs: từng nhóm trình bày. Hs nhóm khác bổ sung
ý kiến nếu thấy không phù hợp.
* Bước 4: Phương án KTĐG
- Gv gọi nhóm 1 trình bày, sau khi nhóm 1 trình
bày xong, Gv gọi nhóm khác nhận xét, Gv chốt ý
bằng trình chiếu slide.
- Gv gọi nhóm 2 trình bày: Kết quả, ý nghĩa,
nguyên nhân thắng chiến thắng của ông lão. Sau
khi nhóm 2 trình bày xong, Gv gọi nhóm khác
nhận xét, bổ sung kiến thức:
*Nguyên nhân ông lão đã chiến thắng cá kiếm:
+ Chưa nhìn thấy con cá, nhưng ông có thể cảm
nhận nó qua thị giác và xúc giác:
~ Chỉ cần “nhìn độ nghiêng của sợi dây”, “từ độ
chếch của sợi dây”, ông lão có thể biết “con cá
đang liên tục ngoi lên trong lúc bơi”.
~ Chỉ cần dựa vào độ căng chùng của sợi dây hay
“áp lực của sợi dây”, ông lão có thể biết con cá
đang làm gì. Khi thấy con cá, ông phóng lao
trúng tim con cá một cách quyết đoán, dứt khoát
và chính xác đủ để giết chết nó.
+ Lão động viên chính mình và tin sẽ giành chiến
-> Vòng 1: Bằng kinh nghiệm,
ông lão đủ sức làm chủ cuộc đọ
sức.
- Vòng 2: Khi cá thấm mệt
+ Cá kiếm: Bơi chậm lại, tiếp
tục “lượn vòng chầm chậm”
(tr.128)
+ Ông lão kiên trì: Lão tìm cách
tiếp cận con cá: Dây chùng:
“người đứng dậy, xoay, lắc, kéo
tất chỗ dây thu được vào”…
(tr.129). Lúc buông, lúc kéo
nhịp nhàng, vòng dây thu hẹp
cho tới khi con cá xuất hiện.
-> Vòng 2: Ông lão đã thấm
mệt nhưng vẫn kiên trì.
- Vòng 3: Khi cá xuất hiện và
bị lao đâm
+ Cá kiếm: Không chấp nhận
cái chết “mang cái chết trong
mình, sực tỉnh, phóng vút lên
khỏi mặt nước phô hết tầm vóc
khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực.”
(tr.131)
+ Ông lão mạnh mẽ: Dù đã kiệt
sức, đầu óc lú lẫn, ông
vẫn“Vận hết sức bình sinh”
để“tiêu diệt con cá.
-> Vòng 3: Ông lão kiệt sức,
đầu óc lú lẫn, vẫn tự an ủi bản
thân, lấy hết sức mạnh để
giành chiến thắng.
*Kết quả:
- Ông lão đã chiến thắng con cá
kiếm ngoan cường, kì vĩ, dũng
mãnh và kiêu hùng.
*Ý nghĩa:
- Cuộc chiến bền bĩ của hai đối
thủ ngang tài, dũng cảm, mưu
trí, cao thượng nhưng chiến
thắng cuối cùng đã thuộc về con
19
thắng..
- Gv chốt ý bằng trình chiếu slide.
b. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
ông lão Xan-ti-a-gô.
- Gv gọi nhóm 3 trình bày nghệ thuật xây dựng
hình tượng ông lão qua những lời độc thoại và đối
thoại. Sau khi nhóm 3 trình bày xong, Gv gọi
nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét và bổ sung kiến
thức:
+ Qua lời độc thoại nội tâm: Có lúc ông lão thấy
“hoa mắt”, “bị chuột rút”, “đầu óc lú lẫn”,
“muốn đổ sụp xuống”nhưng vẫn gượng dậy chiến
đấu và chiến thắng. “Chỉ hai ba vòng nữa thôi ta
sẽ có nó”,“ta đã di chuyển được nó”, “lần này
mình sẽ tóm được nó”.. “Hãy bình tĩnh và giữ
sức, lão già ạ”, “Kéo đi, tay ơi…Hãy đứng vững,
đôi chân kia”. “Tỉnh táo vì tao, đầu à…”
+ Qua lời đối thoại với cá kiếm:“ Mày đang giết
tao, cá à…mày có quyền làm như thế. Tao chưa
bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng,
bình tĩnh,cao thượng hơn mày, người anh em ạ…
Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện
ai giết ai.” …
- Gv chốt ý bằng slide.
3. Biểu hiện của nguyên lí tảng băng trôi qua
đoạn trích
- Gv gọi nhóm 4 trình bày những biểu hiện của
nguyên lí tảng băng trôi qua đoạn trích. Sau khi
nhóm 4 trình bày xong. Gv gọi nhóm khác nhận
xét.
- Gv nhận xét và bổ sung kiến thức, chốt ý bằng
slide.
II. Tổng kết :
người.
*Nguyên nhân ông lão đã
chiến thắng cá kiếm
Niềm tin, ý chí và nghị lực
Tay nghề điêu luyện, nhiều
kinh nghiệm .
b. Nghệ thuật khắc họa chân
dung nhân vật ông lão Xan-tia-gô.
- Qua lời độc thoại nội tâm
-> Tác giả đã khắc họa chân
dung nhân vật về sức khỏe, tâm
lí, tinh thần, suy nghĩ phức tạp
-> bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn cũng
như diễn biến tâm lí của nhân
vật.
-Qua lời đối thoại với cá kiếm
->Khẳng định thiên nhiên vừa là
kẻ thù vừa là “anh em”, con
người chinh phục tự nhiên
nhưng cũng cần phải sống hài
hòa, yêu mến nó.
3. Biểu hiện của nguyên lí
tảng băng trôi qua đoạn trích
- Phần nổi:
+ Hành trình theo đuổi, chiến
đấu để bắt được con cá kiếm
của ông lão.
-Phần chìm:
+ Hành trình theo đuổi và thực
hiện ước mơ giản dị nhưng lớn
lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp
của thiên nhiên và chinh phục tự
nhiên của con người.
+ Hành trình vượt qua thử thách
để đến thành công.
+ Thành tựu mà con người đạt
được bao giờ cũng là kết quả
của sự phấn đấu, nỗ lực bền bỉ.
+ Để đến với thành công, con
20
* Gv hướng dẫn HS tổng kết bài học
(1) Mục tiêu: Giúp HS nắm được
- Chủ đề của văn bản
- Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Làm việc cá nhân,
Thuyết trình, Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ,
SGK...
- Gv: Em hãy rút ra nhận xét tổng quát về chủ đề
và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Hs: Khái quát vấn đề và trả lời
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs và khắc sâu
những ý cơ bản.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Hs làm việc cá nhân trong 4-5 phút, thực hành
viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng cảm nhận về vẻ
đẹp nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô trong đoạn
trích.
- Sau khi HS trả lời, Gv chốt lại những kiến thức
cơ bản, nhận xét về năng lực tạo lập văn bản của
HS…
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
người phải luôn tỉnh táo, biết
phán đoán, suy xét và đưa ra
giải pháp hành động.
+ Phải có niềm tin vào sức
mạnh và khả năng chiến thắng
của con người
+ Chinh phục thiên nhiên nhưng
phải biết sống hòa hợp với tự
nhiên.
III. Tổng kết
1. Chủ đề:
-Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của
con người trong hành trình
theo đuổi những ước mơ giản
dị mà lớn lao. Tác giả gửi gắm
niềm tin vào con người và
khẳng định sự thắng lợi của
con người dù trong bất kì
hoàn cảnh nào.
2. Nghệ thuật
-Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa kể và tả, đối
thoại và độc thoại
-Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng
và tính đa nghĩa của ngôn ngữ,
thể hiện nguyên lí “tảng băng
trôi”
- Hs làm ở nhà: Anh (chị) hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về hành trình theo đuổi ước mơ của bản thân.
- Gv sẽ thu bài vào tiết học sau và chấm, nhận
xét.
4. Củng cố hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho bài học sau
2.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
a. Cách thức, tiêu chí kiểm tra
* Cách thức:
- Giáo viên kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh qua phần trả lời câu hỏi
trắc nghiệm .
* Tiêu chí kiểm tra:
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 70%, tức là học sinh đã nắm
được các kiến thức cơ bản về nội dung bài học.
21
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để
giải quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
b. Phương pháp kiểm tra:
* GV phát phiếu kiểm tra kết quả học tập cho Hs, yêu cầu Hs trả lời theo nội dung
yêu cầu ở phiếu học tập, thời gian bài 5 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, sau 5 phút thu bài.
* Đáp án phiếu học tập: 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – a, 5 – a, 6 – c, 7 – d, 8 – c.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với học sinh: Năm học 2018-2019, tôi đã dạy thử nghiệm ở lớp: 12A4 (cơ
bản A), 12A9 ( Cơ bản D), là những lớp có Hs học đều, nhưng ở mức độ trung
bình. Lớp 12A12, Hs học đều ở mức độ khá, giỏi tôi dạy theo phương pháp truyền
thống. Sau khi thực nghiệm và đối chứng, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá sau tiết
học. Kết quả đạt được như sau:
Kết quả định lượng
Lớp
Số lượng Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yế %
u
12A4 38 (TN) 11
28,9
20
52,6
7
18,4
0
0
12A9 43 (TN) 15
34,9
24
55,8
4
9,3
0
0
12A12 44 (ĐC) 9
20,5
19
43,2
16
36,4
0
0
Kết quả định tính
Rất hứng thú
Hứng thú
Không hứng thú
với bài học
với bài học
với bài học
Số
Lớp
lượng
số
số lượng
tỉ lệ %
tỉ lệ % số lượng tỉ lệ %
lượng
12A4 38 (TN)
17
44,7
21
55,3
0
0
12A9 43 (TN)
23
53,5
20
46,5
0
0
12A1
44( ĐC)
6
13,6
15
34,1
23
52,3
2
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh ở lớp
thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết quả loại
khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là tăng lên rõ rệt.
- Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao
hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm học sinh hiểu bài một cách chắc chắn, nắm
được bản chất của nội dung học tập. Khả năng vận dụng tri thức của nhiều môn học
để giải quyết vấn đề tốt hơn, đặc biệt học sinh vận dụng được kiến thức liên môn ở
nhiều môn học và cuộc sống.
- Học sinh ở lớp thực nghiệm có hứng thú học tập hơn, không khí lớp học sôi
nổi và bài học thực sự mang lại cho những kiến thức bổ ích, kích thích tính sáng
22
tạo, tìm tòi, nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập, góp phần
tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh với nhau
trong giờ học.
* Đối với đồng nghiệp: Sáng kiến này đã cung cấp một hướng thiết kế bài học
mới- Dạy học theo chủ đề tích hợp, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh
khác nhau, hiệu quả dạy học tốt hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sau khi kết thúc các tiết thực nghiệm có vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp kiến thức liên môn, tôi nhận thấy:
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn đã phát huy tốt khả năng tự học, chủ
động, sáng tạo trong quá trình kiếm tìm tri thức của Hs đồng thời tạo được cho Hs
hứng thú, say mê học tập. Tránh được tình trạng nhàm chán, ngại học, khiến cho
giờ học trở nên có ý nghĩa, gắn với các tình huống, các vấn đề thực tiễn trong cuộc
sống. Từ đó mà Hs rèn luyện được kĩ năng, vận dụng kiến thức nhiều môn học
khác nhau vào thực tế cuộc sống.
Việc vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn đòi
hỏi Gv không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội
dung chương trình và kiến thức ở những bộ môn khoa học khác và kiến thức thực
tế cuộc sống. Do đó, để thực hiện phương pháp này cần phải có sự nỗ lực lớn của
cả thầy và trò.
3.2. Kiến nghị:
- Sở GDĐT Thanh Hóa nên mở nhiều cuộc thi về thiết kế bài giảng theo
hướng mới: những bài giảng kết hợp giữa dạy học theo chủ đề tích hợp , sau đó
tổng hợp những bài giảng đạt giải cao, có chất lượng tốt và in thành sách tài liệu để
giáo viên có thể tiếp cận, tham khảo, học hỏi lẫn nhau và mở nhiều hơn các chu kỳ
bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và
đưa vào thực tế dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường nên khuyến khích phụ huynh đưa học sinh đi trãi nghiệm thực
tế ít nhất 1 năm đi 2 lần để học sinh có điều kiện thu nhận kiến thức cũng như kĩ
năng ngoài cuộc sống, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học.
23
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Nguyễn Thị Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********
1.Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông”- Bộ
GD&ĐT- Hà Nội năm 2014.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Modun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo
hướng tích hợp - Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Bích Thuỷ.
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 - tập 2- Phan
Trọng Luận (chủ biên)- NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12- tập 2 - Phan Trọng Luận (chủ biên) – NXB
Giáo dục Việt Nam.
5.Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 – tập 2- NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Sách giáo viên Ngữ văn 12 - tập 2 - Nâng cao, sách giáo viên Ngữ văn 12 - tập
2 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
7. Đọc – hiểu tác giả - tác phẩm Ngữ văn 12 - tập 2- NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011.
8. Sách giáo khoa Địa lí lớp 6 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
9. Sách giáo khoa Vật lí lớp 8 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
10. Sách giáo khoa Sinh học lớp 7 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
11. Trang Web: vi-wikipedia.org.
12. Trang Web: hoc24.vn; vi-wikipedia.org; Giáo án điện tử; YouTube;
tailieu.vn…
24
25