Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH thương mại điện tử giải pháp việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------oOo-----

PHẠM THỊ NGỌC NHƯ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIẢI PHÁP VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------oOo----PHẠM THỊ NGỌC NHƯ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIẢI PHÁP VIỆT

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh – Hướng ứng dụng

Mã số:

60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHƯỚC MINH HIỆP

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS. Phước Minh Hiệp.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngọc Như


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ...........................................................................3
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4

3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................................................4
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................5
4.3. Phương pháp xử lí dữ liệu .............................................................................5
5. Ý nghĩa luận văn ................................................................................................5
6. Kết cấu luận văn ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ MARKETING TRỰC TUYẾN ............6
1.1. Khái niệm về marketing .................................................................................6
1.2. Khái niệm marketing trực tuyến ...................................................................7
1.3. Sự khác biệt giữa marketing trực tuyến và marketing truyền thống ........8
1.4. Lợi ích của marketing trực tuyến .................................................................9
1.4.1. Đối với các doanh nghiệp...........................................................................9
1.4.2. Đối với nguời tiêu dùng ...........................................................................10
1.5. Các nội dung của Marketing trực tuyến ....................................................10


1.5.1. Nghiên cứu thị trường ..............................................................................10
1.5.1.1. Khái niệm về nghiên cứu thị trường ..................................................11
1.5.1.2. Các dạng nghiên cứu thị trường ........................................................11
1.5.1.3. Phương pháp nghiên cứu thị trường .................................................12
1.5.2. Chiến lược marketing trực tuyến (7Ps) ....................................................13
1.5.2.1. Sản phẩm ...........................................................................................14
1.5.2.2. Giá cả.................................................................................................15
1.5.2.3. Phân phối ...........................................................................................16
1.5.2.4. Chiêu thị (hay xúc tiến thương mại) ..................................................17
1.5.2.5. Con người ..........................................................................................17
1.5.2.6. Quá trình dịch vụ ...............................................................................18
1.5.2.7. Phương tiện hữu hình ........................................................................18

1.5.3. Các công cụ của Marketing trực tuyến ....................................................19
1.5.3.1. Website ...............................................................................................19
1.5.3.2. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing, gọi tắt
là SEM) ...........................................................................................................23
1.5.3.3. Tiếp thị qua email (Email marketing) ...............................................25
1.5.3.4. Truyền thông xã hội (Social media marketing) .................................27
1.5.3.5. Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) ......................................28
1.5.3.6. Viral marketing (tạm dịch là marketing lan truyền) .........................30
1.6. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động marketing trực tuyến của các công ty
...............................................................................................................................32
1.6.1. Amazon ....................................................................................................32
1.6.2. eBay..........................................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN
TẠI CÔNG TY TNHH TMĐT GIẢI PHÁP VIỆT .............................................35
2.1. Giới thiệu công ty TNHH TMĐT Giải pháp Việt ......................................35
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty .....................................................................35
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty ..................................................35


2.1.3. Tầm nhìn và sứ mạng công ty ..................................................................36
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí ............................................................................36
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức..........................................................................36
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban ................................................36
2.1.4.3. Cơ cấu lao động.................................................................................38
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 ............................39
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH
TMĐT Giải pháp Việt .........................................................................................39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................39
2.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính ................................................................39
2.2.1.2. Khảo sát định lượng ..........................................................................40

2.2.1.3. Số lượng người thực tế tham gia thảo luận nhóm và khảo sát ..........41
2.2.2. Thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH TMĐT Giải
pháp Việt ............................................................................................................42
2.2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty TNHH TMĐT Giải pháp
Việt ..................................................................................................................42
2.2.2.2. Các chiến lược Marketing trực tuyến (7Ps) tại Công ty TNHH TMĐT
Giải pháp Việt .................................................................................................44
2.2.2.3. Phân tích công cụ Marketing trực tuyến tại Công ty TNHH TMĐT Giải
pháp Việt .........................................................................................................55
2.3. Nhận xét về hoạt động Marketing trực tuyến tại Công ty TNHH TMĐT
Giải pháp Việt ......................................................................................................64
2.3.1. Những mặt đã đạt được ............................................................................64
2.3.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường ......................................................64
2.3.1.2. Chiến lược marketing trực tuyến 7Ps ................................................64
2.3.1.3. Công cụ marketing trực tuyến ...........................................................66
2.3.2. Những mặt còn hạn chế............................................................................67
2.3.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường ......................................................67
2.3.2.2. Chiến lược marketing trực tuyến 7Ps ................................................67


2.3.2.3. Công cụ marekting trực tuyến ...........................................................69
2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC
TUYẾN TẠI CÔNG TY TNHH TMĐT GIẢI PHÁP VIỆT ..............................71
3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH TMĐT Giải pháp Việt ........71
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................71
3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH
TMĐT Giải pháp Việt .........................................................................................72
3.3.1. Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường ...........................................72
3.3.2. Hoàn thiện chiến lược marketing trực tuyến tại Công ty TNHH TMĐT

Giải pháp Việt ....................................................................................................75
3.3.2.1. Chiến lược sản phẩm .........................................................................75
3.3.2.2. Chiến lược giá cả...............................................................................84
3.3.2.3. Chiến lược phân phối ........................................................................85
3.3.2.4. Chiến lược chiêu thị...........................................................................85
3.3.2.5. Chiến lược con người ........................................................................87
3.3.2.6. Chiến lược quy trình dịch vụ .............................................................88
3.3.2.7. Chiến lược phương tiện hữu hình ......................................................88
3.3.3. Hoàn thiện công cụ marketing trực tuyến ................................................89
3.3.3.1. Website ...............................................................................................89
3.3.3.2. Công cụ tìm kiếm ...............................................................................89
3.3.3.3. Mạng xã hội .......................................................................................90
3.4. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của giải pháp ..............................90
3.4.1. Thiết kế khảo sát ......................................................................................90
3.4.2. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của giải pháp...............................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu/ Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Mô hình kinh doanh

B2B


Business To Business

thương mại giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp

C2C

Consumer to consumer

CCTK

nhân với cá nhân
Công cụ tìm kiếm

CMS

Content Management System

CR

Conversion rate

CRM

Thương mại giữa cá

Customer

Hệ thống quản trị nội
dung

Tỷ lệ chuyển đổi

Relationship Quản trị mối quan hệ

Management

PPC

Pay Per Click

SEM

Search Engine Marketing

SEO

Search Engine Optimization

URL

Uniform Resource Locator

VPS

Virtual Private Server

KPI

Key Performance Indicato


PR

Public Relations

IOT

Internet of Things

khách hàng
Trả tiền cho mỗi lần
nhấp chuột
Marketing trên công cụ
tìm kiếm
Tối ưu hóa bộ máy tìm
kiếm
Địa chỉ của các tài
nguyên trên internet
Máy chủ ảo
Chỉ số đo lường kết quả
hoạt động
Quan hệ công chúng
Mạng lưới vạn vật kết
nối internet


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số tiêu chí để đánh giá website ........................................................21
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Viet Solution giai đoạn 2014 – 2016 (Đvt:
đồng)..........................................................................................................................39
Bảng 2.2. Thông tin về năm thành lập, loại dịch vụ sản phẩm và chỉ số xếp hạng

website của Cánh Cam và Trust ................................................................................43
Bảng 2.3. Tỷ trọng các dòng sản phẩm, dịch vụ của Viet Solution ..........................45
Bảng 2.4. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược sản phẩm Công ty ....................................................................................45
Bảng 2.5. Khoảng giá ước lượng của các gói website ..............................................46
Bảng 2.6. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược giá cả Công ty ..........................................................................................47
Bảng 2.7. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược phân phối Công ty ...................................................................................49
Bảng 2.8. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược chiêu thị Công ty .....................................................................................50
Bảng 2.9. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược con người Công ty ...................................................................................52
Bảng 2.10. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược quy trình dịch vụ Công ty ........................................................................53
Bảng 2.11. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược phương tiện hữu hình Công ty.................................................................55
Bảng 2.12. Đặc điểm giới tính, độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp của các khách hàng
tham gia khảo sát .......................................................................................................56
Bảng 2.13. Tỷ lệ thiết bị người dùng sử dụng để truy cập vào website Viet Solution
...................................................................................................................................58
Bảng 2.14. Chỉ số thống kê số lượng người truy cập, thời gian ở website và tỷ lệ
thoát của website Viet Solution.................................................................................59


Bảng 2.15. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
website Công ty .........................................................................................................60
Bảng 2.16. Tỷ lệ nguồn truy cập của người dùng vào website Viet Solution ..........61
Bảng 2.17. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
công cụ tìm kiếm Công ty .........................................................................................62

Bảng 2.18. Chỉ số thống kê số lượng người truy cập, thời gian ở website và tỷ lệ thoát
của Blog Viet Solution ..............................................................................................62
Bảng 2.19. Bảng kết quả đánh giá mức độ mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng đến
mạng xã hội Công ty .................................................................................................63
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện hoạt động
marketing trực tuyến tại Công ty ..............................................................................91


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Logo Viet Solution ....................................................................................35
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viet Solution...........................................................36
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ công cụ mà khách hàng tương tác với Viet Solution ..........56
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ các sản phẩm, dịch vụ của Viet Solution mà khách hàng sử
dụng ...........................................................................................................................57
Hình 2.5. Tỷ lệ thời gian mà khách hàng hợp tác với Viet Solution ........................57


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tăng trưởng doanh thu của Công ty TNHH TMĐT
Giải pháp Việt (viết tắt là Viet Solution) liên tục giảm mạnh. Đặc biệt năm 2014 và
2015 là thời kì Viet Solution thực sự rơi vào khủng hoảng. Năm 2015, khoản lỗ ở
mức báo động gần bằng 50% doanh thu (Theo số liệu của Phòng kế toán, 2015). Mặc
dù từ giữa quý 3 năm 2015, Viet Solution đã cố gắng thay đổi chiến lược kinh doanh,
bổ sung và hoàn thiện thêm các sản phẩm bổ trợ cho website như email doanh nghiệp
(VSmail), không gian ảo lưu trữ website (VPS), tên miền (domain) .. v.v… cũng như
bắt tay vào xây dựng lại hệ thống quản trị nội dung website (CMS), nỗ lực tái cấu
trúc, thay đổi cơ cấu nhân sự, quy trình vận hành nhưng cho đến nay tình hình vẫn

chưa thực sự khả quan. Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2016, doanh thu 2 quý
chỉ đạt 1.1 tỷ đồng, trong khi đó chi phí đã lên tới 1.5 tỷ đồng (Theo số liệu của Phòng
kế toán, 2016).
Viet Solution đã xây dựng xong bộ CMS phiên bản 7.0 với nhiều điểm vượt trội
hơn rất so với các công ty cùng trong ngành sử dụng các mã nguồn mở như Wordress,
Joomla ..v.v… để thiết kế website. Tuy nhiên bộ CMS 7.0 ưu việt này của Viet
Solution không được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện tại tất cả các khách hàng hợp tác và liên hệ đến công ty đa số
đều thông qua việc biết đến thương hiệu cá nhân của giám đốc công ty hoặc qua
nguồn công cụ tìm kiếm. Nhân viên kinh doanh ở Viet Solution không chủ động đi
tìm kiếm khách hàng, lượng khách hàng tự tìm kiếm chỉ chiếm 3% tổng số khách
hàng của Viet Solution (Theo số liệu của Phòng kinh doanh, 2015). Công ty rất ít các
hoạt động marketing và đặc biệt trong năm 2016 Công ty không lập kế hoạch và thực
hiện triển khai hoạt động marketing nào ngoài việc duy trì hoạt động website chính.
Mặt khác, website là bộ mặt của Công ty nhưng lại được xây dựng từ năm 2009
đến nay chưa một lần đổi mới, nâng cấp. Hiện tại website đã quá lỗi thời về cả giao
diện lẫn hệ thống quản trị so với công nghệ thế giới. Nhiều khách hàng phản ánh rất
khó khăn để truy cập, tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ cũng như liên hệ với công ty.


2

Hơn thế nữa, là một công ty về công nghệ mà website của Công ty lạc hậu và không
bắt mắt sẽ không thể tạo dựng được niềm tin cho khách hàng.
Theo số liệu của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (2015) khảo sát
thì giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước tính đạt 160
USD, doanh số thương mại điện tử từ doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đạt
khoảng 4.07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước và chiếm 2.8% tổng mức bán lẻ
hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dân số Việt Nam năm 2015 đạt 91.3
triệu người (Theo số liệu của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, 2015), trong

đó đến 45% dân số sử dụng internet, 62% người dùng internet tham gia mua sắm trực
tuyến. Do đó nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử để phục vụ khách hàng
ngày càng cao, các công ty công nghệ cung cấp sản phẩm website ra đời ngày một
nhiều tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Viet Solution. Vì vậy mà sự chủ động trong
việc tiếp cận khách hàng và khả năng nhắm chọn đối tượng tiếp nhận tốt hơn với chi
phí thấp hơn là điều càng cần thiết hơn cả.
Phillip Kotler, người được biết đến như là cha đẻ của marketing hiện đại cũng đã
từng nhận định rằng thế kỉ 21 tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Đó không
chỉ là thách thức để trở nên thịnh vượng về khía cạnh tài chính, mà còn để tồn tại
trong môi trường kinh doanh khốc liệt. Marketing đóng vai trò chủ chốt trong việc
xác định các thách thức này. Tài chính, sản xuất, kế toán và các phòng ban chức năng
khác sẽ không thật sự có ý nghĩa nếu thiếu nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nói cách
khác thành công về tài chính thường phụ thuộc vào khả năng của marketing (Kotler,
2013). Sự bùng nổ của công nghệ trong những năm gần đây đã tạo ra kỷ nguyên số.
Sự tăng trưởng ngoạn mục về máy tính, các phương tiện truyền thông, thông tin và
các công nghệ số khác đã tác động lớn đến cách thức mà các doanh nghiệp tạo ra giá
trị cho người tiêu dùng. Cũng chính kỷ nguyên số này đã tạo ra những cách thức mới
cho các chuyên gia marketing, giúp giao tiếp với khách hàng theo các nhóm quy mô
lớn hoặc theo hình thức một-đối-một dễ dàng. Trong các công nghệ số thì internet
chính là công nghệ số ấn tượng nhất cho tới thời điểm bây giờ. Theo thống kê của
Internet Live Stats (2016) thì số lượng người sử dụng internet trên toàn cầu đang ở


3

mức hơn 3,4 tỷ người. Mỗi ngày có hơn 141,8 tỷ hộp thư điện tử được gửi đi, hơn 3
tỷ lượng tìm kiếm sử dụng Google hay công cụ tìm kiếm khác để tìm thông tin, hơn
2,6 tỷ tài khoản tương tác giao tiếp với bạn bè hàng ngày qua mạng xã hội như
Facebook, LinkedIn và hơn 7 tỷ lượt xem video mỗi ngày trên các trang chia sẻ phim
ngắn như Youtube. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu của tổ chức Pew Internet tin

rằng năm 2025 internet sẽ được truy cập chủ yếu qua thiết bị di động được điều khiển
bởi giọng nói, xúc giác và thậm chí chỉ bằng sự tương tác con người – máy tính với
chức năng kiểm soát trí óc.
Bởi vậy, hoạt động marketing ở các công ty thương mại điện tử hiện nay đang có
xu hướng chuyển dịch rất nhanh sang marketing trực tuyến thông qua internet. Kotler
(2012) cũng nhận định rằng hiện nay marketing trực tuyến đang là hình thức phát
triển nhanh nhất của marketing. Việc sử dụng internet ngày một lan rộng đang ảnh
hưởng sâu sắc đến cả người mua và người phục vụ họ.
Do đó, để nắm bắt được tiềm năng thị trường, củng cố cũng như quảng bá mạnh
hơn thương hiệu của mình dành ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi công ty TNHH TMĐT
Giải pháp Việt phải đầu tư hơn nữa vào marketing trực tuyến. Chính sự cấp bách này,
tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại Công
ty TNHH TMĐT Giải pháp Việt” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế với mong muốn
đóng góp giải pháp khả thi để hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến cũng như
gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận, gia tăng thị phần nói riêng và nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho công ty nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu của nghiên cứu là hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại Công
ty TNHH TMĐT Giải pháp Việt nhằm tăng hiệu quả marketing nói riêng và tăng
doanh thu, lợi nhuận cho công ty nói chung.


4

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, đánh giá được thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường, các chiến
lược marketing trực tuyến 7Ps và các công cụ marketing trực tuyến tại Công ty nhằm
phân tích những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó.
Thứ hai, đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị

trường, các chiến lược marketing trực tuyến 7Ps và các công cụ marketing trực tuyến
cho Công ty.
Cuối cùng, đánh giá được tính khả thi của các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt
động marketing trực tuyến của Viet Solution.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH TMĐT
Giải pháp Việt.
Đối tượng khảo sát: gồm nhóm cán bộ nhân viên, nhóm khách hàng của Công ty và
nhóm người trong ngành. Cụ thể là:
Nhóm cán bộ nhân viên: 34 người, bao gồm toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên
Công ty Viet Solution.
Nhóm khách hàng: gồm 50 khách hàng là những khách hàng doanh nghiệp, khách
hàng cá nhân tham gia sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của công ty trong năm 2015 2016.
Nhóm người trong ngành: gồm 06 người hoạt động trong lĩnh vực thương mại
điện tử. Cụ thể 02 giám đốc, 03 trưởng phòng marketing và 01 cố vấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH
TMĐT Giải Pháp Việt ở phạm vi Tp. HCM.
Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 01/01/2015 - 30/06/2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với khảo sát định lượng.


5

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập bằng việc dùng thống kê, tổng hợp và so sánh các
thông tin thứ cấp từ nguồn nội bộ của Công ty, từ đối thủ cạnh tranh kết hợp tài liệu

chuyên ngành, sách báo, internet …
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm và khảo sát bằng
bảng câu hỏi.
4.3. Phương pháp xử lí dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá.
Dữ liệu sơ cấp: sử dụng thống kê mô tả các dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi
bằng Microsoft Excel 2013. Sau đó, so sánh, phân tích và đánh giá.
5. Ý nghĩa luận văn
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn với Công ty TNHH TMĐT Giải pháp Việt
trong hoạt động marketing trực tuyến. Đề tài giúp nhận diện được những mặt đạt
được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động nghiên cứu thị trường, trong chiến
lược marketing trực tuyến và trong các công cụ marketing trực tuyến của Công ty.
Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp Công ty hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến
và góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về marketing trực tuyến
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH TMĐT Giải
pháp Việt
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH
TMĐT Giải pháp Việt


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ MARKETING TRỰC TUYẾN
1.1. Khái niệm về marketing
Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường
trường Đại học Michigan ở Mỹ. Quá trình quốc tế hoá của marketing đã phát triển rất
nhanh. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều

cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại.
McCarthy định nghĩa marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt
được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng
hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu
từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ. (McCarthy, 1975).
Còn theo Gronroos (1990) thì marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối
quan hệ với khách hàng và các đối tác liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các
thành viên này.
Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, America Marketing Associate, gọi tắt là AMA
(2007) đưa ra định nghĩa chính thức rằng marketing là hoạt động, tập hợp các thể chế
và quy trình nhằm tạo dựng, tương tác, mang lại và thay đổi các đề xuất có giá trị cho
người tiêu dùng, đối tác cũng như cả xã hội nói chung.
Với Stone et al (2007) nhận định rằng: “Marketing là một hệ thống các hoạt động
kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn
mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ
chức”.
Philip Kotler đưa ra khái niệm rằng: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân
và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi
sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Kotler et al, 1994, p. 12). Tuy nhiên đến năm 2012,
ông tiếp cận theo cách rộng hơn và đưa ra rằng marketing là quy trình mang tính quản
trị và xã hội, theo đó các cá nhân và tổ chức giành được những gì mà họ muốn và cần
thông qua việc tạo dựng và trao đổi giá trị với những cá nhân/tổ chức khác. Trong
ngữ cảnh hạn hẹp của kinh doanh, marketing bao gồm việc xây dựng mối quan hệ
dựa trên nền tảng trao đổi các giá trị sinh lợi với khách hàng. Do đó, “Marketing là


7

quá trình mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ
mạnh mẽ với khác hàng nhằm giành được giá trị từ họ” (Kotler và Armtrong, 2012,

p.8).
Theo thời gian có rất nhiều quan niệm khác nhau về marketing, tuy nhiên tác giả
dựa trên những khái niệm về marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến để rút
ra nhận xét rằng marketing là quá trình tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu thông qua
trao đổi giữa người mua, người bán và cộng đồng.
1.2. Khái niệm marketing trực tuyến
Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ thông tin, con người đã khai thác và ứng dụng một loạt các phương
tiện điện tử vào quá trình marketing của doanh nghiệp. Cùng với quá trình đổi mới
đó là sự ra đời của khái niệm marketing trực tuyến, được sử dụng dưới nhiều tên gọi
như: electronic marketing (e-marketing), internet marketing, digital marketing, online
marketing.
Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói rằng marketing trực tuyến không còn là khái
niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn tác giả xin đưa
ra một số khái niệm mà theo quan điểm của tác giả là dễ hiểu và được sử dụng phổ
biến:
Reedy sử dụng thuật ngữ electronic marketing và định nghĩa rằng nó bao gồm tất
cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua
internet và các phương tiện điện tử (Reedy et al, 2000).
Theo Dave Chaffey và PR Smith thì e-marketing là những hoạt động của doanh
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu marketing thông qua việc sử dụng các công nghệ
giao tiếp điện tử. (Chaffey and Smith, 2008, p590).
Hay một cách ngắn gọn thì marketing ở trong môi trường kết nối Internet và sử
dụng nó để kết nối thị trường được gọi là marketing trực tuyến (Stokes, 2009).
Đồng quan điểm với Stoke, Calvin Jones và Damian Ryan (2009) định nghĩa
rằng: “Digital marketing là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ bằng cách
sử dụng các công cụ sẵn có của mạng internet để tiếp cận với người sử dụng internet”.


8


Judy Strass (2014, p.23) nhận định rằng e-marketing là một phần hoạt động kinh
doanh trực tuyến trong mỗi doanh nghiệp, thông qua công nghệ thông tin nó tạo ra
thông tin và mạng giá trị tới cho khách hàng, đồng thời quản lý mối quan hệ khách
hàng, đẻ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và các cổ đông. Nói một cách đơn giản
e-marketing là sự kết hợp giữa marketing truyền thống và công nghệ thông tin. Emarketing tác động tới marketing cổ điển theo 2 hướng. Thứ nhất, tăng khả năng và
hiệu quả của các chiến lược marketing truyền thống. Thứ hai, biến đổi nhiều chiến
lược. Sự thay đổi này tạo ra mô hình kinh doanh mới làm gia tăng giá trị khách hàng
và tăng lợi nhuận cho công ty.
Phillip Kotler và Gary Armstrong không sử dụng thuật ngữ e-marketing và một
khái niệm ông đưa ra là online marketing: “Online marketing là những nỗ lực nhằm
tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua
internet” (Kotler và Armstrong, 2012, trang 614).
Như vậy, có thể khái quát chung lại thì marketing trực tuyến là ứng dụng phương
tiện điện tử bao gồm internet và các công cụ có thể có từ quá trình phát triển công
nghệ thông tin mang lại để thay cho các hình thức thông thường nhằm tiến hành các
quá trình marketing. Điều đó cũng có nghĩa rằng các khung tiêu chuẩn và tiến trình
marketing truyền thống vẫn phù hợp và logic chỉ mở rộng thêm là chúng ta có nhiều
công cụ và cách thức khác để áp dụng.
1.3. Sự khác biệt giữa marketing trực tuyến và marketing truyền thống
Tốc độ giao dịch nhanh hơn: thông tin về sản phẩm, dịch vụ được tung ra thị
trường với tốc độ cao, giúp cho khách hàng tiếp cận và tiến hành giao dịch nhanh
chóng. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ đón nhận phản hồi từ phía khách hàng một cách kịp
thời.
Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn: tiến hành hoạt động marketing
trên internet có thể loại bỏ những trở ngại nhất định về sức người. Hoạt động
marketing truyền thống dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng
24/24 mỗi ngày. Ngược lại, marketing trực tuyến có khả năng hoạt động liên tục tại



9

mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một
tuần và hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết.
Không gian mở rộng: phạm vi của marketing trực tuyến là phạm vi toàn cầu
không phụ thuộc vào không gian địa lý. Có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi
trên toàn thế giới. Thị trường trong marketing trực tuyến không có giới hạn, cho phép
doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu.
Đa dạng hóa sản phẩm: giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng trực
tuyến ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối internet,
không tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa
hàng thật. Các siêu thị máy tính trực tuyến, các phòng tranh trực tuyến, các cửa hàng
trực tuyến, các nhà sách trực tuyến ... đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú
vị.
Trở ngại của khâu giao dịch trung gian được loại bỏ: marketing trực tuyến giúp
cho những cản trở bởi khâu giao dịch trung gian đã hoàn toàn được loại bỏ. Các doanh
nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và nhanh chóng
thông qua các website, gửi email trực tiếp, các diễn đàn thảo luận.
1.4. Lợi ích của marketing trực tuyến
1.4.1. Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, việc sử dụng những phương tiện truyền thông sáng tạo, ứng dụng công
nghệ thông tin đã giúp chương trình marketing thú vị và lôi cuốn khách hàng hơn.
Thứ hai, ứng dụng internet trong hoạt động marketing sẽ giúp cho các doanh
nghiệp theo dõi và đo lường có được các thông tin về thị trường, đối tác, phản ứng
của khách hàng nhanh nhất giúp cho chiến lược marketing tối ưu, khai thác mọi cơ
hội của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Thứ ba, marketing trực tuyến giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua
và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết nhất là làm
cho khách hàng hướng đến sản phẩm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc quảng
cáo và marketing sản phẩm, cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của

khách hàng.


10

Thứ tư, marketing trực tuyến giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí như chi
phí văn phòng, các chi phí bán hàng và giao dịch. Thông qua internet, một nhân viên
bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng.
Thứ năm, marketing trực tuyến đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và
thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác. Thông qua mạng
internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp (liên lạc trực
tuyến) và liên tục với nhau như không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian. Nhờ
đó, sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các
bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi
toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa
chọn. Điều này sẽ giúp cho tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, gia tăng lượng bán hàng.
Thứ sáu, cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng. Với công nghệ internet,
doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn. Đồng
thời vẫn có thể “cá nhân hoá” từng khách hàng theo hình thức marketing một tới một
(marketing one to one). Truy cập nhanh chóng đến khách hàng cá nhân qua máy tính
cá nhân và điện thoại, thu hút đông đảo khách hàng hướng tới các sản phẩm, các
phòng chat, các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin ... Ngoài ra, marketing trực
tuyến còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất
phong phú.
1.4.2. Đối với nguời tiêu dùng
Marketing trực tuyến giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều sản phẩm để so
sánh và lựa chọn. Ngoài việc đơn giản hoá giao dịch thương mại giữa người mua và
người bán, sự công khai hơn về giá sản phẩm và dịch vụ, giảm sự cần thiết phải sử
dụng người môi giới trung gian ... giúp cho giá cả trở nên cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, với các cửa hàng trực tuyến vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm

được chi phí đi lại, cung cấp khả năng lựa chọn các mặt hàng phong phú hơn nhiều
so với cách thức mua hàng truyền thống.
1.5. Các nội dung của Marketing trực tuyến
1.5.1. Nghiên cứu thị trường


11

1.5.1.1. Khái niệm về nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm của marketing. Không có nghiên cứu thị
trường, một công ty sẽ đi vào thị trường chẳng khác gì một người bị mù (Kotler,
2015). Nó liên quan đến mọi hoạt động của marketing, từ khâu hoạch định kế hoạch
marketing như phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu
trên thị trường, các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá … cho đến
quá trình thực hiện và kiểm soát marketing.
Có nhiều định nghĩa về nghiên cứu thị trường, đơn cử như Malhotra (1996) cho
rằng nghiên cứu thị trường là công tác nhận dạng, lựa chọn, thu thập, phân tích và
phổ biến thông tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác
định và xử lí những vấn đề và cơ hội trong marketing.
Còn theo Hiệp hội marketing Hoa Kì (1995) thì “Nghiên cứu thị trường là chức
năng liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, khách hàng và cộng đồng thông
qua thông tin”.
Với Kotler và Keller (2013, trang 105) thì định nghĩa rằng “Nghiên cứu thị trường
như một thiết kế hệ thống, một sự thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu và các kết quả
có liên quan đến tình huống marketing cụ thể mà công ty phải đối mặt”.
1.5.1.2. Các dạng nghiên cứu thị trường
Một số dạng nghiên cứu thị trường thường được các công ty thực hiện (Kinnear
and Root, 1994):
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: nghiên cứu các loại khách hàng (phân khúc khách
hàng), nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng, những yếu tố ảnh

hưởng hành vi tiêu dùng …
Nghiên cứu cung cầu thị trường: nghiên cứu quy mô, đặc điểm của thị trường, nghiên
cứu dự đoán cung, cầu thị trường, nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường …
Nghiên cứu đối tác và đối thủ cạnh tranh: nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của đối
thủ, nghiên cứu các chiến lược của đối thủ …
Nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu chất lượng sản phẩm, nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, nghiên cứu phạm vi sử dụng của sản phẩm …


12

Nghiên cứu hệ thống phân phối: nghiên cứu các hình thức phân phối, nghiên cứu khu
vực đại lí phân phối, nhà kho phân phối, chất lượng phân phối …
1.5.1.3. Phương pháp nghiên cứu thị trường
Với sự hỗ trợ của công nghệ thì trong marketing trực tuyến, hoạt động nghiên
cứu thị trường có thêm các phương pháp trực tuyến sau (Strauss, 2014):
Thử nghiệm trực tuyến: nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn những đối tượng vào hai
nhóm hoặc nhiều hơn, đặt một cách ngẫu nhiên mỗi nhóm vào một nguyên nhân khác
nhau. Sau đó nhà nghiên cứu sẽ đo lường phản ứng của mỗi nguyên nhân, thông
thường là qua các mẫu bảng câu hỏi, để xác định xem liệu có tồn tại sự khác nhau
giữa các nhóm. Các nhà marketing có thể dễ dàng kiểm tra luân phiên những trang
web, mẫu quảng quảng cáo, các chào hàng trực tuyến.
Nhóm chuyên sâu trực tuyến: nghiên cứu theo nhóm chuyên sâu là phương
pháp nghiên cứu định tính để tập hợp các thông tin chuyên sâu từ một số lượng nhỏ
đối tượng tham gia. Nhóm chuyên sâu thường được sử dụng để trợ giúp cho các nhà
marketing hiểu tầm quan trọng của cảm nhận và hành vi trước khi thiết kế nghiên cứu
khảo sát. Việc tiếp cận với phương pháp này mang lại những ưu điểm vượt trội so với
phương pháp nhóm chuyên sâu truyền thống, nơi mà tất cả các đối tượng tham gia
trong một phòng. Thứ nhất, mạng internet tập trung những người không sống cùng
khu vực địa lý, chẳng hạn như nhóm chuyên sâu với người tiêu dùng đến từ năm quốc

gia khác nhau cùng thảo luận trực tuyến về kinh nghiệm mua hàng trực tuyến. Thứ
hai, đối tượng tham gia trả lời câu hỏi của họ cùng lúc bằng cách đánh máy, tức là
không bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nói (tức là không bị ảnh hưởng bởi suy
nghĩ của đám đông). Cuối cùng, do sử dụng web, các nhà nghiên cứu có thể trình diễn
tới đối tượng các quảng cáo sinh động, diễn giải qua phần mềm, hay sử dụng các công
cụ đa phương tiện hấp dẫn khác để thúc đẩy thảo luận nhóm.
Quan sát trực tuyến: nghiên cứu quan sát, giám sát các hành vi của con người
bằng cách theo dõi họ trong những tình huống thích hợp. Ví dụ, người bán lẻ ghi hình
các khách hàng để theo dõi những mẫu mà họ chọn trong suốt quá trình ở cửa hàng
và giám sát các hành vi mua hàng. Một hình thức thú vị và quan trọng của nghiên cứu


13

quan sát, chỉ có thể thực hiện trên internet, bao gồm truyền thông qua chat, thư điện
tử, bảng thông báo với máy tính của khách hàng. Focus group: chát group, diễn đàn
trên mạng. Dùng phần mềm thông minh để theo dõi khách hàng như Cookies,
Webmining, Data Mining …
Nghiên cứu qua khảo sát trực tuyến: những nhà marketing trực tuyến hướng dẫn
thực hiện các khảo sát bằng cách gửi các thiệp mời tới các cá nhân qua thư điện tử có
kèm đường dẫn tới các mẫu khảo sát trên trang web. Các tổ chức lấy địa chỉ thư điện
tử từ cơ sở dữ liệu của họ, kết xuất ra danh sách, hay đơn giản là một lời mời tới
những người ghé vào trang web.
Web servey: nhiều công ty đăng bảng câu hỏi lên những trang web của họ. Những
người được hỏi đánh máy câu trả lời vào các cơ chế tự động trả lời dưới dạng các nút
(người sử dụng nhấp chuột vào những lựa chọn phản hồi), kéo xuống phần danh mục
hoặc là khoảng trống cho những câu hỏi kết thúc mở. Đôi khi mục đích của những
bảng câu hỏi này là tập trung ý kiến của những người truy cập vào trang web, đôi khi
nó là nghiên cứu khảo sát một cách chính thức.
Panels trực tuyến: nghiên cứu này bao gồm một nhóm người đã đồng ý là chủ

thể của cuộc nghiên cứu thị trường. Họ thường xuyên được trả tiền và cũng được
nhận những sản phẩm miễn phí. Những người tham gia hoàn thành bảng câu hỏi tổng
quát sau khi được chấp nhận, vì vậy mà những nhà nghiên cứu có được những thông
tin về đặc điểm và hành vi của họ. Theo cách này, khi những thành viên được hỏi để
kiểm tra sản phẩm thì được đưa cho bảng câu hỏi để hoàn thành, hoặc là được gởi
phiếu giảm giá hoặc khuyến mãi khác, những nhà nghiên cứu có thể đối chiếu kết quả
với những dữ liệu nhân khẩu học đã thu thập được.
Một số công cụ trực tuyến hỗ trợ khảo sát và điều tra chuyên nghiệp như: google
keywords tool, google trends, google insight, google search, google forms, survey
money …
1.5.2. Chiến lược marketing trực tuyến (7Ps)


14

Marketing trong thế kỉ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống:
sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Kotler (2014, p. 173 – 175) cũng đã nhận
định rằng công thức 4P đã bị đặt nhiều câu hỏi:
Những công ty nước hoa muốn thêm chữ đóng gói (packaging) vào thành chữ P
thứ năm thì những người bảo vệ 4P lại cho rằng yếu tố đóng gói đã được tính là một
thành phần của sản phẩm.
Hay như các giám đốc dịch vụ thắc mắc rằng dịch vụ đứng ở chỗ nào trong tổ
hợp marketing 4P. Các nhà bảo vệ 4P tiếp tục giải thích dịch vụ là một phần của sản
phẩm. Tuy nhiên, khi dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng, các nhà marketing dịch
vụ đề nghị bổ sung thêm ba chữ P vào nhóm gốc 4P, bao gồm là con người, quá trình
dịch vụ và phương tiện hữu hình (personel, procedures and physical evidence).
Nguyễn Đức Sĩ Hoàng (2015) trong nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện
hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty cổ phần công nghệ DCORP” đã sử dụng
mô hình 4P để phân tích và đưa ra giải pháp cho chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân
phối và chiêu thị cho hoạt động marketing trực tuyến tại công ty DCORP, một công

ty chuyên kinh doanh và cung cấp các giải pháp quản lí trong lĩnh vực ẩm thực, vui
chơi, giải trí. Còn trong nghiên cứu “Hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại
Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim”, Lương Thế Đạt (2015) sử dụng mô hình
7Ps cho công ty Nguyễn Kim, một trong số công ty bán lẻ điện máy hàng đầu Việt
Nam. Từ mô hình này, tác giả đã phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho
chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị và con người. Tuy nhiên nghiên cứu
vẫn còn hạn chế do chỉ thực hiện khảo sát được tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề không phải là nên có 4,6,7 hay 10P mà là nền tảng làm việc nào là hữu
dụng nhất trong việc tạo ra chương trình marketing chung (Kotler, 2012).
Đi đầu trong việc mở rộng thêm 3 yếu tố là Booms và Bitner (1980). Sau đó, mô
hình này được Chaffey (2012) làm mới và áp dụng cho các kênh trực tuyến để cung
cấp một cách tiếp cận thực tế giúp các doanh nghiệp quản lí hiệu quả hơn trên môi
trường internet.
1.5.2.1. Sản phẩm


×