Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP 9 HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.1 KB, 35 trang )

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ MÔN : HÓA HỌC
Tác giả chuyên đề:
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS.
Tên chuyên đề: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NÂNG CAO

CHẤT

LƯỢNG
HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP

9

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục. Chất
lượng Giáo dục - Đào tạo là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Vậy
làm thế nào để nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo là vấn đề
lớn đặt ra đối với toàn xã hội, nhưng chịu trách nhiệm trực tiếp
nhất chính là những người làm công tác trong ngành giáo dục ở tất
cả các ngành học, bậc học, cấp học, trong đó có bậc THCS. Trong
bối cảnh toàn ngành đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong hoạt động học tập. Trong điều kiện hiện nay khi khoa
học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri
thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to
lớn: đào tạo những con người "lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng
lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, năng lực giải quyết được
những vấn đề thường gặp, biết cách vận dụng kiến thức vào cuộc
sống.
Ở cấp THCS, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh


được tiếp cận muộn hơn so với các môn học khác, nhưng nó lại có
vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn Hoá học cung
cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản và thiết thực về
hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực
quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn Hoá học cần hình thành
cho các em phương pháp học tập cơ bản, từ đó tạo cho học sinh
thói quen học tập và làm việc khoa học, làm nền tảng để các em
phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động, hình thành
cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì,
trung thực, tỉ mỉ, chính xác...
Tuy nhiên khi học sinh học tập môn học này ít nhiều làm cho các
em bỡ ngỡ,chỉ một số ít các em có khả năng học tốt các môn tự
1


nhiên còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, nhưng đa số
các em đều cảm thấy xa lạ, khó, nếu không có biện pháp thích hợp
các em rất dễ chán nản, bỏ học...Vì thực tế đối với các em, ngay từ
khi bắt đầu học môn học này phải học thuộc lòng rất nhiều các
kiến thức, khái niệm như nguyên tử, phân tử, NTHH, KHHH, NTK,
hóa trị…. Khi tiếp cận với các bài tiếp theo lại khó và cần các kĩ
năng tính toán nên các em nhận thức yếu và lười học sẽ chán nản,
dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh nhận thức và học yếu môn hóa
học.
Trong quá trình dạy học đối tượng học sinh yếu, kém nếu không
phân loại, không có phương pháp thích hợp sẽ không tiếp thu được
kiến thức sẽ dẫn tới chán học, nên việc học Hoá học 9 ở trường
THCS Thổ Tang còn gặp khó khăn. Nhiều học sinh không chủ động
học tập, không nắm bắt được kiến thức cơ bản về lý thuyết, không
tự giải được các bài tập. Kết quả học tập và khảo sát môn hóa học

qua các lần kiểm tra đánh giá của học sinh trường THCS Thổ Tang
đạt kết quả thấp và xếp thứ hạng thấp so với các trường trong
huyện , tỉnh.
Chính vì những trăn trở này mà tôi muốn tìm ra biện pháp nào đó
để giải quyết vấn đề học sinh học yếu, kém môn hóa học. Với suy
nghĩ trên tôi tìm tòi và xây dựng chuyên đề “một số giải pháp
rèn luyện nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn hóa
học lớp 9”, . Nhằm nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong
đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu, kém nói riêng
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG SO VỚI
TOÀN HUYỆN, TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019

1. Chất lượng chung của toàn trường.
Trong năm học qua nhà trườngTHCS Thổ Tang đã thực hiện nghiêm túc Quyết
định số 2086/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch thời gian từ năm học 2017-2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc; Công văn số : 526/HD-GDĐT ngày
18/9/2018 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2018-2019
của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường.
Triển khai đồng bộ và hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của
ngành phát động. Thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, nội dung theo
hướng tinh giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục, chú trọng lồng ghép, tích hợp giáo dục
2


đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh qua các môn học và các hoạt động giáo dục.
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo
dục phổ thông, tạo sự chuyển biến mới về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới

kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếp tục củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo
đức và năng lực chuyên môn giỏi, tăng cường củng cố đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, đẩy mạnh xã hội hoá giáo
dục, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, củng cố
và phát huy danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia.
Luôn đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương ngăn chặn
mọi biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, duy trì phổ cập giáo dục THCS .Thành tích
đạt được trong năm qua được đánh giá qua bảng thống kê sau:
2. Kết quả khảo sát môn hóa học của trường.
- Năm học 2017-2018, kết quả khảo sát môn hóa học của trường
đạt kết quả thấp so với điểm chung của huyện. Xếp thứ 29 trong
huyện.
- Qua khảo sát thì đối tượng học sinh yếu, kém nhiều.
Bảng 1: Bảng thống kê điểm kiểm tra đầu vào
với lớp nhiều đối tượng học yếu, kém môn hóa học
Lớp

Số
họ
c
sin
h

Điểm/số học sinh đạt điểm

Tổn Điể
g số
m
điể trun

m
g
bìn
h

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1
0

9B

45


1

3

4

1
0

1
1

8

5

3

0

0

221

4,91

9D

42


1

3

5

5

1
0

9

4

5

0

0

214

5,1

3


III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.


1. Thực trạng vấn đề.
1.1. Thuận lợi.
- Trường THCS Thổ Tang có bề dày truyền thống trong công tác giảng dạy, ban
giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ tới đội ngũ giáo viên và học sinh
- Đối với học sinh THCS, các em đa số hình thành ý thức và xác
định cơ bản mục đích học tập tương đối cao.
- Học sinh nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà
trường và xã hội hoặc học tập từ bạn bè.
- Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ
học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
1.2. Khó khăn
Qua thực tế giảng dạy cho thấy: môn Hoá học trong trường phổ
thông là môn học mà học sinh thấy khó khăn, ngại học, ảnh hưởng
đến kết quả học tập. Đa số học sinh không tự giải quyết được
cácvấn đề trong học tập bộ môn, mặc dù trong giảng dạy đã chú ý
đến việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng phần kiến thức nhưng
khi gặp lại học sinh vẫn còn bỡ ngỡ không làm được.
Không có thời gian học chuyên đề để rèn luyện kiến thức kĩ năng
làm bài tập cho học sinh, đặc biệt học sinh đối tượng học yếu,
kém.
Cụ thể:
- Học sinh chưa nắm vững được các kiến thức lý thuyết và bài tập
cơ bản ,công thức và kĩ năng lập PTHH nên ảnh hưởng đến khả
năng giải bài tập hoá học.
- Môn học liên quan nhiều tới kiến thức môn khác đặc biệt môn
toán và kĩ năng tính toán nên học sinh học yếu toán, lý rất khó
khăn trong học bộ môn, không muốn học.
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa
phần là do hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan
tâm của cha mẹ,...


4


- Đặc điểm của trường là ở nơi buôn bán, nhiều phụ huynh đi làm
ăn xa chưa quan tâm nhiều đến con em mình.
- Mặt khác, còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không
chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là, không tập trung,... làm
giảm khả năng tư duy của học sinh.
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu, kém.
Chúng tôi nhận thấy có một số nguyên nhân dẫn đên tình trạng
trên:
2.1. Góc nhìn từ học sinh:
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý nên khả
năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học yếu do đó sợ môn Hóa và
không ham thích học Hóa.
- Một số em lười học, còn ham chơi thiếu sự chuẩn bị chu đáo
trong học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng trong việc học
và vận dụng bộ môn.
- Một số em chưa chịu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự
phấn đấu vươn lên trong học tập, lười suy nghĩ hay ỉ nại vào giáo
viên, bạn bè, học tập một cách thụ động.
- Học sinh không hứng thú học tập bộ môn:
Khi tiếp cận với môn Hóa Học có nhiều khái niệm trừu tượng như
nguyên tử, phân tử, PƯHH, PTHH… khó, kiến thức mới khó tiếp
nhận, học sinh hạn chế kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu
kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Qua tìm hiểu có tới 70% học sinh THCS ngại học môn Hoá học.
2.2. Góc nhìn từ giáo viên:
- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong

cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi;
- Giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên kịp thời đối với những
tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
- Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ
năng thực hành, ôn luyện kiến thức đã học.
5


- Không nắm chắc đối tượng dẫn tới yêu cầu quá cao hoặc quá
thấp đối với học sinh.
- Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên bộ môn
chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học
sinh.
- Phương pháp dạy học chậm đổi mới: Nhiều giáo viên chưa chú ý
đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí
nghiệm trên lớp, bỏ giờ thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học
nghèo nàn, lạc hậu.
- Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích
lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn buông lỏng do bị đánh giá
là môn học phụ nên đã tạo điều kiện cho học sinh chây lười.
- Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài
giờ lên lớp cho học sinh tham gia.
Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ chính khoá nên không có
thời gian ôn tập, củng cố cũng như hướng dẫn các dạng bài tập
cho học sinh.
- Việc áp dụng lí thuyết vào giải bải tập của học sinh chưa linh hoạt
sáng tạo.
2.3 Góc nhìn từ phụ huynh học sinh và xã hội:
- Học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu
tư việc học cho con cái.

- Một số gia đình học sinh mải làm kinh tế, mức độ nhận thức của
phụ huynh học sinh còn hạn chế, không có điều kiện quan tâm đến
việc học tập của con em mình.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet
với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã tác động tới các em
nên dẫn đến tình trạng học sinh lười học, không học bài ở nhà, mải
chơi.
Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm
một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm
của người giáo viên.
6


Phụ đạo học sinh yếu, kém phải được giáo viên quan tâm nhất là
trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như
thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo
viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
3. Đối tượng chuyên đề áp dụng.
- Là học sinh yếu, kém môn hóa học khối 9. Đây là lớp cuối cấp,
lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phức tạp. Yêu cầu về việc nắm
kiến thức và vận dụng vào làm bài tập cao đặc biệt môn hóa học
là môn học có thể tham gia vào kì thi tuyển sinh THPT. Do đó việc
giúp học sinh nhất là học sinh yếu, kém nắm được kiến thức, vận
dụng vào làm bài tập càng cao hơn.
- Về số tiết dạy: Áp dung cho toàn bộ chương trình hóa học lớp 9
về các dạng bài tập và cách làm bài tập. Thời lượng bồi dưỡng
khoảng 20 tiết.
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU,
KÉM TRONG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 9.


- Đối với môn Hóa học( hay một số môn khác), để rèn luyện học
sinh yếu, kém thì giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho
học sinh. Bài tập hóa học có tác dụng :
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
+ Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức
+ Hệ thống hóa các kiến thức đã học….
+ Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo( sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công
thức,cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình,
các tính toán đại số : quy tắc tam suất, giải phương trình, hệ
phương trình….)
+ Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm
tra, biết được lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung.
+ Rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính
xác, khoa học…làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa
học.
Trong quá trình rèn kĩ năng giải bài tập thì giáo viên cần:
7


- Lựa chọn bài tập tiêu biểu, điển hình. Phân loại cụ thể, chi tiết
các dạng bài tập.
Biên soạn hệ thống các bài tập để làm tài liệu tiện sử dụng như :
các bài tập cơ bản, điển hình; sắp xếp theo từng dạng bài tập; sắp
xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Cho các em nắm chắc phương pháp giải các bài tập cơ bản : giáo
viên cần đưa ra cách làm bài cụ thể cho từng dạng bài. Chữa bài
tập mẫu thật kĩ (giảng chậm, giảng kĩ để các em hiểu thật rõ và
nắm chắc) ; cho thêm các bài tập tương tự ở mức độ khó dần, ôn
luyện thường xuyên. Nếu các em quên ta cũng kiên trì nhắc lại
một cách vui vẻ.

- Phân các nhóm học tập, trong mỗi nhóm phải có một vài học sinh
có ý thức và nhận thức nhỉnh hơn để khi làm bài vận dụng có thể
hướng dẫn các bạn cùng giáo viên.
- Khi làm bài tương tự vận dụng giáo viên theo dõi và hướng dẫn
theo nhóm để nắm bắt việcnắm bài, vận dụng của các em.
- Thường xuyên kiểm tra bài để các em thuộc bài đã học( có thể hệ
thống hóa kiến thức ở từng bài). Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập
theo sự phân loại dựa vào nội dung mà các em vừa mới học
Trước khi tìm hiểu một số dạng bài tập hóa học trong chương
trình hóa học 9 ta cần biết để việc rèn kĩ năng giải bài tập hóa học
mang lại kết quả cao, giáo viên phải cho học sinh thấy được mặc
dù mỗi bài tập hóa học có nhiều cách giải khác nhau nhưng đều
được thực hiện theo qui trình đủ 4 bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài: Xác định đại lượng đã cho và đại lượng
cần cần tìm, hiểu ý nghĩa của từng đại lượng mở rộng. Cần tóm tắt
đề bài bằng kí hiệu hóa học, chuyển đổi đơn vị nếu cần thiết.
Bước 2: Xác định hướng giải bài tập: Tái hiện lại các khái niệm,
các qui tắc, công thức,... có liên quan.Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa
điệu kiện đề bài cho với yêu cầu bài tập.
Bước 3: Trình bày lời giải: Thực hiện các bước đã vạch ra.
Bước 4: Kiểm tra kết quả: Xem lại đã trả lời đúng yêu cầu của bài
chưa? Tính toán có sai sót không?

8


Để rèn luyện, nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn hóa
học thì một trong các giải pháp quan trọng là hướng dẫn học sinh
thực hiện làm tốt các bài tập hóa học qua các chuyên đề về làm
các dạng bài tập hóa học. Dưới đây là các dạng bài tập hóa học cơ

bản lớp 9 và các chuyên đề mà tôi thực hiện để giúp học sinh học
yếu, kém nhận biết và thực hiện.
V. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.

5.1.Dạng bài tập định tính ( bài tập lí thuyết)
5.1.1.Bài tập về thực hiện tính chất của các chất viết PTHH.
a. Đặc điểm bài toán- Phương pháp
Trong dạng bài tập này thường thực hiện việc viết PTHH trên cơ
sở các tính chất hóa học của các chất vì vậy người giáo viên yêu
cầu học sinh phải nắm chắc, thuộc các tính chất hóa học của các
chất vô cơ hay hữu cơ đã học. trên cơ sở tính chất chung thực hiện
các yêu cầu của bài.
Dạng bài tập này dải đếu ở hấu hết tất cả các phần bài tập sau
học lý thuyết, nhằm củng cố khắc sâu kiến thức lý thuyết của học
sinh
b.Ví dụ
Ví Dụ1: ( Bài 1 SGK trang 6)
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. oxit nào có thể tác dụng được
với
a/ Nước?
hiđroxit?

b/ axit clohiđric?

Viết các PTHH.
Giải
a/ Các oxit tác dụng với nước: CaO, SO3.
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
b/ Các oxit tác dụng với HCl: CaO, Fe2O3 .

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
c/ Các oxit tác dụng với NaOH: SO3 .
SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O
9

c/ Natri


Ví dụ 2: ( Bài 3 SGK trang 14)
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 2,3,4 SGK trang 6), ( Bài 4,5 SGK trang 11), ( Bài 2,3, SGK
trang 14), ( Bài 2,3, SGK trang 14), ( Bài 1,5, SGK trang 18), ( Bài
1,2, SGK trang 21), ( Bài 2 SGK trang143)
5.1.2.Bài tập về thực hiện dãy chuyển hóa.
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
Đây là dạng bài củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết và rèn kĩ
năng viết PTHH trên cơ sở các tính chất đã học. Để thực hiện được
loại bài này học sinh ngoài việc nắm được tính chất hóa học còn
phải thành thạo kĩ năng viết PTHH. Để thực hiện dãy biến hóa thì
học sinh phải vận dụng linh hoạt các tính chất. Dạng bài tập này
cũng có ở hấu hết tất cả các phần bài tập và các bài luyện tập
chương, học kì, các bài kiểm tra hay khảo sát chất lượng.
b.Ví dụ
Ví dụ 1: ( Bài 1 SGK trang 11)
S  SO2 

CaSO3
H2SO3  Na2SO3  SO2
Na2SO3

Giải

a/

S + O2 → SO2

b/ SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
c/ SO2 + H2O → H2SO3
d/ 2NaOH + H2SO3→ Na2SO3 + 2H2O
e/ SO2 + Na2O → Na2SO3
g/ Na2SO3 + H2SO4→ Na2SO4 + H2O + SO2
Ví dụ 2 ( Bài 1 SGK trang 30)
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 5 SGK trang 21,) ( Bài 1 SGK trang 30) ( Bài 3, 4 SGK trang
41), ( Bài 4, SGK trang 51), ( Bài 4, SGK trang 69), ( Bài 1,2 SGK
trang 71), ( Bài,2, SGK trang 143) …
5.1.3.Bài tập về nhận biết các chất.
A. Phương pháp chung làm bài tập nhận biết
10


Cơ sở để giải bài tập này là dựa vào các tính chất khác nhau của
từng chất. Vậy học sinh cần hiểu tính chất vật lý, tính chất hóa học
của các chất, các loại hợp chất.
Nguyên tắc: Dùng hóa chất thông qua phản ứng có hiện tượng
xuất hiện để nhận biết các hóa chất đựng trong các bình mất
nhãn.
Phản ứng nhận biết: Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là
phản ứng đặc trưng đơn giản, nhanh nhạy, có hiện tượng rõ ràng
(kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, mùi, thay đổi màu sắc).

Cách trình bày bài tập nhận biết:
Bước 1: Trích mẫu thử (Đánh số thứ tự tương ứng)
Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (Tùy theo yêu cầu của đề
bài: thuốc thử không giới hạn, có giới hạn hay không dùng thuốc
thử nào khác)
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan
sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết
được chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh
họa.
B. Một số dạng bài tập nhận biết
I. Dạng toán không giới hạn thuốc thử:
1. Nhận biết chất rắn:
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết
theo thứ tự:
Bước 1: Thử tính tan trong nước.
Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…)
Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.
- Có thể dùng thêm lửa hoặc nhiệt độ, nếu cần.
b.Ví dụ
Ví dụ 1: Bài 3 SGK trang 72): Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt.
Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng kim loại. Các
11


dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để
nhận biết.
Hướng dẫn giải.

- Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư chỉ có Al phản ứng . Hỗn
hợp còn lại là Fe và Ag không phản ứng => nhận ra Al
2 Al + 2 NaOH + 2 H2O → 2 NaAlO2 +3 H2
- Cho hỗn hợp còn lại vào dung dịch HCl chỉ có Fe phản ứng. =>
Nhận ra Fe
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2+
Còn lại Ag không phản ứng => nhận ra Ag
2. Nhận biết dung dịch
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
- Nếu phải nhận biết các dung dịch mà trong đó có axit hoặc bazơ
và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để
nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đến muối sau.
- Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion
(gốc axit) trước, nếu không được thì mới nhận biết cation (kim loại
hoặc amoni) sau.
b.Ví dụ
Ví dụ 1: (Bài 1 SGK trang 27): có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng
một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH) 2 NaCl. Trình bày chất đựng trong
mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết PTHH nếu có.
Hướng dẫn giải
- Hòa tan các chất trên vào nước và trích mẫu thử
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các lọ chứa các chất lỏng, xuất
hiện hai nhóm
+ nhóm 1: Quỳ tím hóa xanh đó là dung dịch NaOH, Ba(OH) 2
+ nhóm 2: Quỳ tím không đổi màu đó là dung dịch NaCl. ( nhận
ra lọ đựng NaCl)
- Các lọ còn lại, trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử. Sau đó dùng
thuốc thử Na2SO4 nhỏ vào các mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện kết
tủa trắng đó là dung dịch Ba(OH)2 . Dung dịch không phản ứng là
dung dịch NaOH.

12


PTPƯ: Na2SO4+ Ba(OH)2

BaSO4trắng + 2 NaOH

II. Dạng toán có giới hạn thuốc thử
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
Nguyên tắc: Dạng bài tập này dùng thuốc thử đã cho nhận biết
được một trong vài chất cần nhận biết. Sau đó dùng lọ vừa tìm
được cho phản ứng với các lọ còn lại để nhận biết các chất cần tìm.
b.Ví dụ
Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ tím
làm thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các loại hóa chất trên.
Hướng dẫn giải
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên ta thấy có một
lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh nhận được lọ chứa
dung dịch NaOH, một lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ
nhận được lọ chứa dung dịch HCl.
- Lọ còn lại trích một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch
HCl vừa nhận được nhỏ vào mẫu thử ta thấy xuất hiện kết tủa
trắng nhận được dung dịch AgNO3,
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 1, 2 SGK trang 9) ( Bài 2 SGK trang 11), ( Bài 3, SGK trang 19)
( Bài 4, SGK trang 25), ( Bài 2 SGK trang 30), ( Bài,2, SGK trang 33)

5.1.4.Dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp
a. Đặc điểm bài toán-Phương pháp
- Dùng phương pháp hóa học tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp

hoặc tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Phản ứng dùng để tách chỉ tác dụng lên 1 chất trong hỗn
hợp( thường là chất muốn tách), sản phẩm tạo thành có thể tách
dễ dàng khỏi hỗn hợp, sản phẩm đó dễ tái tạo lại được chất ban
đầu.
- Phương pháp này dùng để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp khi chất
cần tách khó hoặc không tham gia phản ứng hóa học:
b.Ví dụ

13


Ví dụ 1: Có hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu. Trình bày phương
pháp tách riêng từng kim loại và các phản ứng đã dùng.
Giải:
+ Dùng HCl tách Cu: (Fe tan trong dung dịch HCl dư tao thành
dung dịch FeCl2). Lọc lấy Cu không tan. Thu được Cu
Fe + HCl → FeCl2 + H2
+ Điện phân dung dịch FeCl2 thu được Fe.
FeCl2

đpdd

Fe + Cl2

Ví dụ 2 (Bài 3 SGK trang 21): Khí CO được dùng làm chất đốt
trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2. làm thế nào
để loại bỏ các tạp chất ra khỏi CO bằng cách rẻ tiền nhất.
Giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxit để giải quyết bài toán.

- Dẫn hỗn hợp khí trên đi qua dung dịch Ca(OH)2 có dư. Khi đó
các khí CO2, SO2 bị hấp thụ theo phản ứng.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
- Khí còn lại là CO
Ví dụ 3:(Bài 7 SGK trang 72): Bạc dạng bột có lẫn tạp chất
đồng, nhôm. Làm thế nào để thu hồi được Ag tinh khiết. Các hóa
chất coi như đủ.
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất hóa học của kim loại để giải quyết
bài toán.
- Hòa tan hỗn hợp Ag, Cu, Al vào dung dịch AgNO 3 dư, thì Al, Cu bị
hòa tan hết
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Lọc dung dịch và rửa sạch được Ag
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 5 SGK trang 6), ( Bài 2 SGK trang 54), ( Bài 4, SGK trang 58),
( Bài 3, SGK trang 60,) ( Bài 4 SGK trang 116) ) …
5.1.5.Dạng bài tập điều chế các chất
14


a. Đặc điểm bài toán-Phương pháp
1. Điều chế oxit:
Phi kim + oxi
axit(axit mất nước)
Kim loại + oxi

Nhiệt phân
OXIT


Nhiệt phân muối

Oxi + hợp chất
không tan

Nhiệt phân ba zơ
Kim loại mạnh +

oxit kim loại yếu
2. Điều chế axit:
Oxit axit + H2O
Phi kim + Hi đro

AXIT

Muối + axit mạnh
3. Điều chế ba zơ:
Kim loại + H2O

Kiềm + dd muối
BAZƠ

Oxit bazơ + H2O
màng ngăn)

Điện phân dd muối ( có

4. Điều chế hiđroxit lưỡng tính:
Muối của nguyên tố lưỡng tính+ NH4OH( hoặc kiềm vừa đủ)Hi

ddroxxit lưỡng tính+ muối mới.
5. Điều chế muối:
a, Từ đơn chất
hợp chất

b, Từ
Muối

axit + Oxit ba zơ
Muối
axit + Ba zơ
Oxitaxit+ Oxit bazơ
Kim loại +Phi Kim
muối

Axit + dd muối
MUỐI

Kiềm + dd
Dd muối +

dd muối
15


Kim loại + dd muối
Bazo

Axit +
Axit + Oxit bazo

Oxit axit + Oxit

bazo
b.Ví dụ
Hướng dẫn:
- Thực chất đây là kiểu bài tập thực hiện quá trình biến hoá nhưng
chỉ cho biết chất đầu và chất cuối. Học sinh phải suy nghĩ và lựa
chọn con đường đúng nhất và ngắn nhất để thực hiện (Vì chất điều
chế được phải tinh khiết và về nguyên tắc nếu đi bằng con đường
dài hơn nhưng không sai thì vẫn giải quyết được yêu cầu của đề
bài nhưng sẽ mất nhiều thời gian để viết các phương trình đã dùng
đến một cách không cần thiết)
Ví dụ 1: (Bài 1 SGK trang 14): 1. Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung
dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học đều chế
MgSO4
Giải:
- Mg → MgSO4
Cho Mg tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo ra MgSO 4
Mg + H 2SO4 → MgSO4 + H2
Tương tự MgO → MgSO4
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Mg(OH)2 → MgSO4
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 +2 H2O
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 1 SGK trang 19), ( Bài 3 SGK trang 25), ( Bài 2 SGK trang 27),
( Bài 7,8 SGK trang 81), ( Bài 5 SGK trang 143,) ( Bài 3 SGK trang
167) …
5.2. Dạng bài tập định lượng ( bài tậpcó tính toán)
5.2.1 / Bài toán tính theo PTHH dạng cơ bản
a. Đặc điểm bài toán-Phương pháp

16


Là dạng bài toán hóa học cơ bản, tính khối lượng, thể tích chất khí
dựa vào PTHH của phản ứng xảy ra. Học sinh phải nắm và nhớ các
công thức chuyển đổi, nắm tốt các bước để làm bài toán và thực
hiện thành thạo kĩ năng tính toán.
Cách làm chung:
Bước 1: Đổi số liệu về số mol ( n) và viết PTHH
aA

+ bB 

cC + dD

Bước 2: Tính số mol chất cần tìm
nC=

\f(c,a

nA

Bước 3: Đổi về số liệu về m, V theo yêu cầu.
b.Ví dụ
Ví dụ 1: đốt cháy 5,6 gam Sắt trong bình chứa khí oxi . sau phản
ứng thu được sắt từ
oxit. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng( ĐKTC) đốt cháy lượng sắt
trên.
Giải
n Fe =




VO2 (đktc)

= 0,1(mol)

+ 2 O2 

3 Fe
Theo PT (1)

\f(,56

n O2 =
=

\f(,3

\f(2,3

Fe3O4

n Fe =

\f(2,3

(1)
. 0,1 =


\f(,3

(mol)

22,4 = 1,5 (lit)

c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 6 SGK trang 19,)( Bài 5 SGK trang 25), ( Bài 5 SGK trang 36),
( Bài 6 SGK trang 51), ( Bài 5 SGK trang 60), ( Bài 3 SGK trang
116), ( Bài 4 SGK trang 119)
5.2.2 Dạng bài tập về lượng chất dư
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
Khi trường hợp bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và
yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia
phản ứng sẽ có một chất tham gia phản ứng hết. Chất kia có thể
phản ứng hết hoặc dư. (Hoặc cả hai chất còn dư sau phản ứng.
Tuy nhiên với bài tập hóa học lớp 9 chỉ học dạng một chất phản
ứng hết còn một chất dư). Lượng chất tạo thành tính theo lượng
17


chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho
biết chất nào phản ứng hết.

Dạng 1:

Xác định chất dư khi cho dữ kiện của hai chất tham
gia phản ứng trong đó một chất phản ứng hết, một chất còn dư
sau phản ứng.
Dấu hiệu: Biết n, m hoặc v của A, B

I. Cách làm chung
Bước 1: Đổi số liệu về số mol và viết PTHH
n A, n B
aA

+ bB 

cC + dD

Bước 2: Lập tỉ số
Số mol chất A( theo đề bài)
B( theo đề bài)

so sánh với

Số mol chất A (theo phương trình)
(theo phương trình)

Số mol chất
Số mol chất B

Tỉ số nào nhỏ hơn chất đó phản ứng hết, tỉ số nào lớn hơn chất
đó dư sau phản ứng. (các chất tính theo chất phản ứng hết).
Bước 3: Tính toán các chất theo yêu cầu như bài toán tính theo
PTHH.
b.Ví dụ
Ví dụ 1:

Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo PTPƯ như sau:
Al2O3 + 3 H2SO4   Al2(SO4)3 + 3 H2O


Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử
dụng 49 gam axit sunfuric tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau
phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng chất dư bằng bao nhiêu?
Lời giải
Theođề:

nAl2O3 

nH 2 SO4 

60
 0, 59
102
(mol)

49
 0,5
98
( mol)

Al2O3 + 3 H2SO4

Al2(SO4)3 +3 H2O
18


n Al2O3

Ta có:


1



n H 2 SO4 0,5
0,59

1 >
3
3

vậy Al2O3 dư sau phản ứng.
Theo PTHH :

1
0,5
nAl2O3  nAl2 ( SO4 )3  nH 2 SO4 
3
3 mol.
Vậy:Khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành là:

mAl2 ( SO4 )3 

0,5
.342  57 g
3

Khối lượng nhôm oxit dư là:
0,5

m Al2O3 dư = ( 0,59 - 3 ) .102 = 43(gam)

Ví dụ 2: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa
24,5 gam axit sunfuric.
a/ Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b/ Tính thể tích khí hidro thu được ở (đktc).

Dạng 2: Tính nồng độ dung dịch của các chất sau phản ứng khi
biết trong dung dịch sau phản ứng có chất dư.
I. Cách làm chung
Bước 1: Đổi số liệu về số mol và viết PTHH
n A, n B
aA

+ bB 

cC + dD

Bước 2: Lập tỉ số
Số mol chất A( theo đề bài)
B( theo đề bài)

so sánh với

Số mol chất A (theo phương trình)
(theo phương trình)

Số mol chất
Số mol chất B


Tỉ số nào nhỏ hơn chất đó phản ứng hết, tỉ số nào lớn hơn chất
đó dư sau phản ứng.
(các chất tính theo chất phản ứng hết).

19


Bước 3: Tính toán các chất theo yêu cầu như bài toán tính theo
PTHH và tính khối lượng chất dư
Bước 4: Tính khổi lượng dung dịch sau phản ứng. ( Thường dựa
vào định luật bảo toàn khối lượng)
Bước 5: Tính nồng độ các chất theo yêu cầu.
b. Ví dụ
Ví dụ 1: (Bài 6 SGK trang 6): Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác
dụng với 100gam dung dịch axit sunfuric nồng độ 20% . Tính
nồng độ % của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết
thúc.
Giải
/

n CuO =

\f(,80

m H2SO4 =

\f(20,100

.100 = 20 (gam)


n H2SO4 =

\f(20,98

= 0,2 ( mol)

CuO + H2SO4
Ta có
hết

= 0,02 ( mol)

\f(,1

<

\f(,1

 CuSO4


+ H2O

(1)

H2SO4 dư sau phản ứng. CuO phản ứng

Theo PT (1) n H2SO4 phản ứng = n CuO = 0,02(mol)
 Khối lượng H2SO4 phản ứng = 0,02 . 98 = 1,96 (gam)



Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng là:
20 - 1,96 = 18,04 (gam)

Theo PT (1): n CuSO4 = n CuO = 0,02(mol)


Khối lượng CuSO4 sinh ra sau phản ứng là:



0,02 . 160 = 3,2 (gam)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng khối lượng trước phản
ứng là:
100 + 1,6 = 101,6 (gam)
Nống độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng là
C% CuSO4 = \f(, . 100% = 3,15%
C% H2SO4 dư =

\f(,

. 100% = 17,76%

Ví dụ 2: (Bài 6 SGK trang 33):
20


Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70ml dung dịch có
chứa 1,7 g AgNO3

a/ Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
b/ Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c/ Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch sau phản
ứng. Coi rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Giải
a/ Khi cho dung dịch CaCl2 vào
dung dịch AgNO3 thì thấy
xuất hiện kết tủa màu trắng đó là AgCl.
CaCl2 + 2AgNO3  2AgCl + Ca(NO3)2
b/ ta có:

2, 22
111

nCaCl2 =

Ta có
ứng hết

. 0,03 = 0,0006 (mol)

1, 7
170 . 0,07 = 0,0007 (mol)

nAgNO3 =
0, 0006
1
>

(1)


0, 0007
2


CaCl2 dư sau phản ứng. AgNO3 phản

Chất rắn sinh ra là AgCl.
Theo PT ( 1) nAgCl

= nAgNO3 = 0,0007 (mol)

=> mAgCl = 0,0007 . 143,5 = 0,10045 ( g)
c/ Các chất trong dung dịch sau phản ứng ( chất tan) gồm
Ca(NO3)2, CaCl2 dư
Theo PT ( 1) nCa(NO3)2
Theo PT ( 1) nCaCl2 P/ư
=> nCaCl2 dư

1
= 2 nAgNO3 = 0, 00035 (mol)
1
= 2 nAgNO3 = 0, 00035 (mol)

= 0,0006 - 0,00035 = 0,00025 (mol)

Thể tích dung dịch sau phản ứng là: 0,03 + 0,07 = 0,1 (mol)
=>

CM Ca(NO3)2

CM CaCl2 dư

=

0, 00035
0,1
= 0,0035 M

=

0, 00025
0,1
= 0,0025 M
21


c. Các bài tập tương tự tự luyện:
( Bài 6 SGK trang 11), ( Bài 3 SGK trang 43), ( Bài 6 SGK trang
69), ( Bài 10 SGK trang 72) …
5.2.3 / Dạng bài tập xác định thành phần của hỗn hợp
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
- Đề bài thường cho khối lượng, hoặc số mol, hoặc thể tích của hỗn
hợp gồm 2, hoặc 3 chất và cho khối lượng, hoặc thể tích hoặc số
mol của 1chất chung cho cả 2 hoặc 3 PTPƯ
- Các bước giải bài toán cũng giống như các bài toán tính theo
PTHH. Tuy nhiên, ở trường hợp này chúng ta cần đặt ẩn số để lập
phương trình hoặc hệ phương trình tuỳ vào dữ kiện của bài toán.Từ
đó xuất hiện 2 dạng bài.

Dạng 1: Trong hỗn hợp chỉ có 1 chất phản ứng khi đó học sinh

chỉ cần xác định đúng chất phản ứng và viết PTHH tính toán theo
bài toán tính theo PTHH cơ bản thì xác định được thành phần các
chất trong hỗn hợp
b. Ví dụ
Ví dụ 1: ( Bài 5 SGK trang 54).
Cho 10,5 g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H 2SO4 loãng
dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc)
a/ Viết PTHH .
b/ Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
Giải:
2, 24
Ta có nH2 = 22, 4

= 0,1 (mol)

Cho hỗn hợp vào dung dịch H2SO4 loãng dư chỉ có Zn phản ứng và
phản ứng hết, còn Cu không phản ứng
Zn + H2SO4
Theo PT (1)

 ZnSO4

+ H2

(1)

nZn = n H2 = 0,1(mol)

 mZn = 0,1 . 65 = 6,5 (g)
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

 mCu = 10,5- 6,5 = 4(g)
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
22


( Bài 5 SGK trang 167)…

Dạng 2: Trong hỗn hợp có 2 hay nhiều chất phản ứng khi đó học
sinh cần xác định:
+ Đúng các phản ứng hóa học xảy ra
+ Các dữ kiện liên quan để thiết lập các PTHH
=> tìm cách giải bài toán.
Đây là dạng bài toán gần giống dạng bài toán lập hệ hai phương
trình bậc nhất trong toán học nên học sinh cần phải thành thạo
dạng bài toán này.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước thực hiện bài toán.
Bước1: Viết các PTHH của các phản ứng hóa học xảy ra.
Bước2: Gọi x là số mol chất thứ nhất phản ứng
Gọi y là số mol chất thứ hai phản ứng
( x, y > 0)
Từ ẩn x và y với các dữ kiện bài toán cho thiết lập hai PTHH =>
Lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Bước3: Giải hệ phương trình tìm được x, y
Bước4: Tính các kết quả theo yêu cầu bài toán.
b. Ví dụ
Ví dụ 1: (Bài 7 SGK trang 19) Hoà tan hoàn toàn 12,1 gam
hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M
a/ Viết PTHH
b/ Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
c/ Hãy tính khối lượng dung dịch H 2SO4 nồng độ 20% để hòa tan

hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Giải
a/ Ta có PTHH:

b/

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(1)

ZnO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(2)

nHCl = 3.0,1 = 0,3 (mol)

Gọi số mol CuO phản ứng là x mol
Gọi số mol ZnO phản ứng là y mol

( Điều kiện x,y >0)

Theo PT (1) nHCl = 2nCuO = 2x (mol)
23


Theo PT (2) nHCl = 2nZnO = 2y (mol)
 theo bài toán có hệ PT:
2x + 2y = 0,3

(a)


80x + 81y = 12,1

( b)

Giải hệ PT
80x + 80y = 12
80x + 81y = 12,1

(a)
( b)

=> y = 0,1 ( mol)
=> x = 0,05 (mol) => mCuO = 0,05 . 80 = 4 (g)
=> % CuO =

4
12,1 100% = 33%

=> % ZnO = 100% - 33% = 67%
c/ CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

(3)
(4)

Theo PT (3) nH2SO4 = nCuO = 0,05 (mol)
Theo PT (4) nH2SO4 = nZnO = 0,1 (mol)
 mH2SO4 = (0,05 + 0,1). 98 = 14,7 (g)
 m dd H2SO4 =


100
14,7. 20 = 73,5 (g)

Ví dụ 2: (Bài 3 SGK trang 9)
200 ml dung dịch HCl 3,5M hoà tan vừa hết 20 gam hỗn hợp hai
oxit CuO và Fe2O3
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Ví dụ 3: ( Bài 7 SGK trang 69). Cho 0,83g hỗn hợp gồm 2 kim
loại Al vàFe vào dung dịch H 2SO4loãng dư. Sau phản ứng thu được
0,56 lit khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp?
Ví dụ 4: Hòa tan 12,6g hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg vào
dung dịch HCl 1M thu được 13,44lit khí hiđrô(đktc).
c) Tính thành phần % của Al và Mg trong hỗn hợp?
24


d) Tính thể tíchdung dịch HCl 1M cần dùng trong phản ứng trên?
c. Các bài tập tương tự tự luyện:
- ( Bài 4,5 SGK trang 122)
1/ Để khử hoàn toàn 24g hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96lit
CO(đktc).Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và %
khối lương của mỗi kim loại trong chất rắn thu được sau phản ứng?
Nếu thay CO bằng H2 thì thể tích H2 bằng bao nhiêu?( khí đo ở
đktc)
2/ Đốt cháy hoàn toàn 2,24lit hỗn hợp khí A gồm: H 2, CO và CH4 ở

đktc thu được 1,568 lit CO2 ở đktc và 2,34gam H2O. Tính % thể
tích và % khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp?
3/ Một loại đá chứa MgCO3, CaCO3, Al2O3; Lượng Al2O3 bằn 1/8 tổng
lượng 2 muối cacbonat. Nung đá ở nhiệt độ cao tới phân hủy hoàn
toàn 2 muối cacbonat thu được chất rắn A có khối lượng bằng 60%
khối lượng đá trước khi nung.
a. Tính khối lượng % mỗi chất trong đá trước khi nung?
b. Muốn hòa tan hoàn toàn 2gam chất rắn A cần tối thiểu bao
nhiêu lit dung dịch HCl 0,5M?
5.2.4 . Dạng bài toán liên quan đến hiệu suất phản ứng
a. Đặc điểm bài toán - Phương pháp
- Giả sử có phản ứng hoá học là: A + B → C + D
*. Một phản ứng được coi là hoàn toàn( H = 100%) khi trong 2
chất tham gia sẽ có một chất A phản ứng hết, chất còn lại B có thể
hết hoặc dư.(Đề bài thường cho là phản ứng hoàn toàn, hoặc là
phản ứng hết, hoặc là phản ứng kết thúc, hoặc là phản ứng vừa đủ,
hoặc là phản ứng vừa hết) Lúc đó ta tính lượng sản phẩm tạo
thành (C, D) theo chất phản ứng hết.
*. Một phản ứng được coi là không hoàn toàn ( H< 100%) sau
khi phản ứng có đủ cả 2 chất A và B (Đề bài thường cho là phản
ứng xảy ra sau một thời gian)( rất quan trọng trong bài hiệu suất)
Chú ý: H% luôn được tính đối với chất thiếu
-

Bước 1: Viết PTPƯ.
25


×