Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.96 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................
Chương 1 Tổng quan về thanh tra lao động..........................................................1
1.1 Các khái niệm cơ bản...................................................................................1
1.1.1 Thanh tra lao động.................................................................................1
1.1.2. Thanh tra chuyên ngành........................................................................1
1.1.3 Thanh tra hành chính..............................................................................1
1.2 Chức năng,nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra lao động..............................1
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh vã Xã hội...................................................................................1
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội...................................................................................2
1.3.Mục đích của thanh tra lao động..................................................................3
1.4.Nguyên tắc thanh tra....................................................................................3
1.5 Cơ cấu tổ chức thanh tra lao động................................................................3
1.6.Các hình thức thanh tra................................................................................3
1.7.Phương thức thanh tra..................................................................................4
1.8.Nội dung thanh tra........................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN..........................................................................................................5
2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh
Hưng Yên...........................................................................................................5
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra........................6
2.2.2 Lực lượng Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh Hưng
Yên..................................................................................................................6
2.2.3 Hình thức thanh tra.................................................................................7




2.2.4 Phương thức thanh tra............................................................................7
2.2.5. Nội dung thanh tra.................................................................................8
2.2.6. Kết quả công tác thanh tra.....................................................................8
2.2.7. Nhận xét, đánh giá..............................................................................10
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN....................................................................................12
3.1. Đối với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.......................12
3.2. Đối với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
..........................................................................................................................12
3.3. Đối với các doanh nghiệp..........................................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................


LỜI NÓI ĐẦU

Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nước ta trong những năm
gần đây đang có xu hướng gia tăng theo nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho
những thiệt hại về người và vật chất cũng tăng lên mạnh mẽ, ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra phổ biến tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Điều này đặt ra yêu cầu cần tăng
cường hơn nữa công tác thanh tra về an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp hiện nay.
Thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động sẽ hạn chế tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, đảm bảo việc bồi thường thiệt hại, đảm bảo môi trường làm việc an
toàn cho người lao động thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra của mình
đó là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn – vệ sinh

lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về
điều kiện lao động, an toàn – vệ sinh lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo về an
toàn - vệ sinh lao động.Song công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động hiện nay
chưa thực hiện tốt vai trò của mình do còn gặp khó khăn ở nhiều mặt như hạn chế về
lực lượng thanh tra, trang thiết bị, cơ sở vật chất…Trước tình hình trên, em lựa chọn
đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” để làm đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm có ba chương:
Chương 1 : Tổng quan về Thanh tra lao động
Chương 2 : Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những sai xót em rất
mong nhận được sự đóng góp của cô. Em xin chân thành cảm ơn ThS.Lưu Thu
Hường đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn cô !


Chương 1 Tổng quan về thanh tra lao động
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực hiện theo
pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao
động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản
lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
( Theo Khoản 1, Điều 3 Luật thanh tra 2010)
1.1.2. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó. ( Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Thanh tra 2010)
1.1.3 Thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. ( Theo Khoản 2, Điều 3 Luật Thanh tra 2010)
1.2 Chức năng,nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra lao động
Căn cứ Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động Thương Binh-Xã Hội
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động – Thương
binh vã Xã hội
Điều 4. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý
nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh
tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm
vụ, quyền hạn sau:
1


1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp
luật khi được Bộ trưởng giao.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng
trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do
Bộ trưởng giao.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội.
Điều 7. Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra
chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra
và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh
tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

2


4. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp
luật khi được Giám đốc Sở giao.
5. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo
cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do
Giám đốc Sở giao.
1.3.Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 2 Luật thanh tra 2010, cụ
thể như sau:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4.Nguyên tắc thanh tra
Điều 7 Luật Thanh Tra 2010 Nguyên tắc hoạt động thanh tra:
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.5 Cơ cấu tổ chức thanh tra lao động
Cơ cấu tổ chức gồm 2 cấp :
Trung ương: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính,
thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những thuộc
lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước
Địa phương : Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành.
1.6.Các hình thức thanh tra
Các hình thức thanh tra được quy định tại Điều 37 Luật thanh tra 2010, cụ thể

3


như sau:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1.7.Phương thức thanh tra
Quyết định 01/2006/QĐ-BLĐTBXH quy chế hoạt động thanh tra nhà nước lao
động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng

-Công cụ hoạt động là sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
(Phụ lục 1)
1.8.Nội dung thanh tra
Căn cứ Nghị định số 110/2017/NĐ-CP, nội dung thanh tra lao động gồm có:
- Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Thanh tra chuyên ngành:
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ dạy
nghề và học nghề;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách
mạng;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã
hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ
em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng
giới;

4


+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa
tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua

bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội,
cơ sở quản lý sau cai nghiện;
+ Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN
2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh
Hưng Yên
Với những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn nhân lực, Hưng Yên có
nhiều giải pháp thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, trong đó có các
dự án đầu tư của nước ngoài (FDI). Việc tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư nước
ngoài thời gian qua đã góp phần không nhỏ thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát
triển.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hưng Yên, hiện nay, tại các
KCN đã có 173 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong đó 153
doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài, 20 doanh nghiệp liên doanh
với nước ngoài, đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đó là Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Pháp, Mauritius, Thái Lan, Ý, Anh, Hà Lan,
Singapore, Bruney, Thụy Sỹ. Tổng vốn kinh doanh đăng ký là 2.302 triệu USD.
Các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu của các công ty FDI tại các KCN trên
địa bàn tỉnh gồm công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị, cơ khí, sản
xuất linh kiện điện tử, tin học, sản xuất thức ăn chăn nuôi, kinh doanh hạ tầng
KCN và cho thuê nhà xưởng, công nghiệp dệt may… Hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp này đã tạo việc làm ổn định cho hàng chục nghìn
lao

động,

với


mức

thu

nhập

bình

quân

5

triệu

đồng/người/tháng.

Hàng năm, các doanh nghiệp FDI hoạt động tại các KCN đóng góp vào
ngân sách của tỉnh hàng triệu USD, ngoài ra đây còn là những doanh nghiệp có
công nghệ sản xuất tiên tiến, thu hút và giải quyết việc làm cho một lượng lớn
lao động địa phương.

5


2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
*Cơ sở pháp lý
-Căn cứ Luật thanh tra số 56/2010/QH12;

-Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
- Căn cứ Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao Động
Thương Binh-Xã Hội
-Căn cứ Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động Thương Binh-Xã Hội
- Nghị định 86/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều
trong luật thanh tra;
-Quyết định số 584/QĐ – UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên ban
hành ngày 05 tháng 03 năm 2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Hưng Yên.
- Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
* Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên.
Phòng Thanh tra Lao động.
2.2.2 Lực lượng Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh
Hưng Yên
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Hưng Yên bao gồm 7 đồng chí:
Một Chánh Thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung.
Ba Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, hỗ trợ, theo dõi các
cuộc thanh tra và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao phó.
Ba Thanh tra viên thực hiện công tác thanh kiểm tra, báo cáo kết quả thanh
tra và thực hiện các nhiệm vụ được giao phó khác.
*Trình độ chuyên môn
Tất cả thành viên của Thanh tra Sở đều tốt nghiệp đại học chính quy, có
6


kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật. Tuy nhiên tất cả các thành viên đều

không có kiến thức chuyên ngành lao động, họ chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành
Luật và Kinh tế.
Thông qua các khóa huấn luyện,đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh
tra cho cán bộ thanh tra về tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn
nghiệp vụ của thanh tra viên đã được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010,
phần nào các thanh tra của Sở đã khắc phục được nhược điểm trên và ngày càng
hoàn thiện trình độ, kiến thức, kỹ năng của mình hơn.
2.2.3 Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
ra quyết định .Thanh Tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh
nghiệp.
* Ưu điểm: Các Thanh tra viên trong quá trình thanh tra đã sử dụng đúng những
quyền hạn mà Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn quy định. Việc sử dụng các
quyền hạn được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội
dung của cuộc thanh tra đặt ra, không có tình trạng lộng quyền, lạm quyền trong quá
trình thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra.Các Thanh tra viên sẽ phát hiện
được các sai phạm mà doanh nghiệp đang mắc phải, từ đó sẽ đưa ra các hình thức xử
lý kịp thời.
* Nhược điểm :
Thanh tra kế hoạch: Khi có kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp biết doanh
nghiệp mình bị thanh tra nên sẽ che dấu những sai phạm, sửa chữa kết quả khiến cho
Thanh tra viên không phát hiện ra sai phạm mà doanh nghiệp mắc phải.
Hiện nay, hoạt động thanh tra không được diễn ra thường xuyên hoặc thời hạn
các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật,
không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước.
Nhiều cuộc thanh tra diễn ra chỉ mang tính hình thức thanh tra cho có chưa
thực sự có hiệu quả.
2.2.4 Phương thức thanh tra
Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội đã sử dụng phương thức thanh
tra viên phụ trách vùng.

Công cụ hoạt động là sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động

7


* Ưu điểm:
- Thực hiện nhanh, đỡ tốn thời gian và chi phí.
- Giúp Thanh tra lao động thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lao động,
mặc dù không trực tiếp thanh tra tại các doanh nghiệp mà vẫn đánh giá được tình hình
thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.
*Nhược điểm:
- Thực tế phiếu phát ra hàng năm rất nhiều nhưng thu lại rất ít vì chưa có chế tài
xử lý.
- Mẫu phiếu quá dài còn chung chung chưa tập trung vào nội dung chính, vì vậy
gây khó khăn cho người trả lời
- Thiết kế phiếu còn thủ công nên việc kiểm soát và tổng hợp phiếu còn khó khăn
2.2.5. Nội dung thanh tra
. Theo quyết định của Giám đốc Sở về việc thành lập đoàn thanh tra tiến
hành thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, các nội dung thanh tra bao gồm:
Thanh tra việc thực hiện công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho
người lao động;
Thanh tra việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy,
thiết bị, vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung
vào các máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
như nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật;
Thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, nhiệt độ;
Thanh tra việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại
bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ

nghỉ ngơi;
Thanh tra việc sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh
doanh;
Thanh tra tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.2.6. Kết quả công tác thanh tra
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên đã triển
khai thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao năm 2016. Kết quả thực
8


hiện đó là tổ chức tiến hành 32 cuộc thanh tra trong đó có 20 cuộc thanh tra theo
kế hoạch và 12 cuộc thanh tra đột xuất tại 32 doanh nghiệp FDI trên toàn tỉnh và
đã hoàn thành 32 cuộc thanh tra này.
Theo báo cáo trình Giám đốc Sở, qua thanh tra về an toàn vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp FDI năm 2016 đã phát hiện tổng cộng 121 hành vi vi phạm
về an toàn vệ sinh lao động tại 32 doanh nghiệp FDI, bình quân 4 hành vi/ doanh
nghiệp. Các hành vi vi phạm chủ yếu như:
Có 24/32 doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;
Có 22/32 doanh nghiệp không tổ chức hoặc tổ chức huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động không đầu đủ số người lao động tham gia;
Có 18/32 doanh nghiệp không tổ chức hoặc tổ chức khám sức khỏe không
đầy đủ số người lao động;
Có 6/32 doanh nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp nhưng
không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Có 24/ 32 doanh nghiệp không tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động
định kỳ hằng năm;
Có 20/32 doanh nghiệp không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục nghề cho người lao động;
Có 16/32 doanh nghiệp không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương
tiện kỹ thuật y tế phục vụ ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn, sự cố;

Có 22/32 doanh nghiệp không kiểm định đối với 16 máy, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
Có 14/32 doanh nghiệp không lắp đặt hoặc lắp đặt không đầy đủ bảng chỉ
dẫn về ATVSLĐ đối với các máy, thiết bị và nơi làm việc;
Có 20/32 doanh nghiệp không phân loại lao động theo danh mục công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Có 18/32 doanh nghiệp không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai
sự thật về TNLĐ, BNN, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật;
Có 24/32 doanh nghiệp không cử người hoặc cử người không có chuyên
môn phù hợp làm công tác ATVSLĐ;
Có 14/32 doanh nghiệp không thực hiện bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng bằng
hiện vật không đầy đủ cho NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nặng nhọc,
9


nguy hiểm, độc hại;
Qua thanh tra, Thanh tra Sở đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối
với 04 doanh nghiệp có các hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể gây ra tai nạn
lao động, với số tiền xử phạt tổng cộng là 17 triệu đồng.
Ngoài ra, Thanh tra Sở còn phát ra 173 phiếu tự kiểm tra cho 173 doanh
nghiệp FDI. Thu về đủ số phiếu. Sau khi xử lý phiếu, phát hiện 28 sai phạm và
đưa ra mức xử phạt phù hợp.
2.2.7. Nhận xét, đánh giá
*) Ưu điểm
Hoạt động thanh tra về an toàn lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên đã thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc theo quy định của
pháp luật. Hoạt động thanh tra đang không ngừng được đổi mới về hình thức và
phương thức thực hiện.
Thông qua hoạt động thanh tra, trong năm 2016 đã phát hiện được nhiều
hành vi vi phạm, đưa ra xử phạt hợp lý, đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu và

quy định. Qua đó, tạo tiền đề để các doanh nghiệp FDI khác thực hiện công tác
an toàn vệ sinh lao động được tốt hơn.
Các Thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng yên đang
ngày được nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ của mình thông qua các khóa
huấn luyện, đào tạo cán bộ thanh tra của Bộ.
Các cuộc thanh tra tại những doanh nghiệp FDI theo kế hoạch thanh tra đã
tránh việc trùng lặp trong cùng một thời gian, cùng một nội dung có nhiều đoàn
thanh tra đến doanh nghiệp, hay trong thời gian quá dài doanh nghiệp không
được thanh tra dẫn đến lơ là không thực hiện đầy đủ chế độ lao động dẫn đến tai
nạn lao động và sự cố máy và thiết bị.
*) Hạn chế
Hoạt động thanh tra mới chỉ diễn ra tại 32/173 doanh nghiệp FDI đóng trên
địa bàn tỉnh, chiếm 18,5%. Con số này còn khá hạn chế cho thấy còn rất nhiều
doanh nghiệp FID không được thanh tra, dẫn tới tình trạng những hành vi vi
phạm còn không được giải quyết. Vấn đề an toàn vệ sinh lao động không được
đảm bảo, người lao động vẫn phải làm việc, sản xuất kinh doanh trong môi
trường không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và tính mạng của

10


họ.
Lực lượng thanh tra còn ít, không thể đảm đương hết hoạt động thanh tra
được giao phó, hơn thế nữa, trình độ chuyên môn của các Thanh tra còn nhiều
hạn chế. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện đang có 2850 doanh nghiệp đang hoạt
động mà chỉ có 7 cán bộ thanh tra. Như vậy, trung bình 1 cán bộ thanh tra phải
đảm nhiệm hơn 400 doanh nghiệp. Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn
thì bình quân một thanh tra viên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/ năm. Để thanh tra
hết số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng
hơn 13 năm. Như vậy, không thể đảm bảo công tác thanh tra còn có hiệu quả.

Hơn thế nữa, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin điện tử ...
phục vụ cho công tác thanh tra cũng không được đầu tư, chú trọng, khiến cho
các cán bộ thanh tra gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Việc thanh tra tình hình báo cáo tai nạn lao động chưa được thực hiện
thường xuyên và hiệu quả. Cho nên nhiều vụ tai nạn lao động không được các
doanh nghiệp khai báo kịp thời khi để xảy ra tai nạn lao động chết người và
không tiến hành điều tra tai nạn lao động nặng, nhẹ theo quy định do vậy không
thực hiện các chế độ cho người lao động.
*Nguyên nhân
-Hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp
yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đội ngũ làm công tác
thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh,
trong đó vẫn còn một bộ phận suy giảm, tha hóa phẩm chất đạo đức.
-Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều
điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực
tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó
khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.
-Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế. Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại
ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào
thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được các
cơ quan thanh tra kiến nghị.

11


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Đối với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Hoạt động đầu tiên cần được thực hiện đó là hoàn thiện hành lang pháp lý

trong công tác thanh tra bao gồm những quy định của pháp luật về nhiệm vụ và
quyền hạn của tổ chức thanh tra lao động các cấp và thanh tra viên; phạm vi
hoạt động; các quy định chế tài và thực hiện pháp luật đối với đối tượng thanh
tra; các quy định về tổ chức, biên chế và cơ chế hoạt động của thanh tra chuyên
ngành về lao động.
Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi
làm nhiệm vụ khác và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức
thanh tra, thậm chí là cần đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng
vào ngành nói chung.
Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh vực
quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ
quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
3.2. Đối với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
Tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra nhằm đưa ra các biện
pháp tăng thêm quân số cho lực lượng thanh tra nói chung, và thanh tra lao
động nói riêng. Các cán bộ thanh tra phải tự mình học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ
chuyên môn, kiến thức; tham gia các khóa đào tạo, các buổi hội thảo chuyên đề
để tiếp thu kinh nghiệm tổ chức, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ cho mình.
Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian, quy mô
nhanh, gọn có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi
phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao và để phục vụ
việc hoàn thiện chính sách pháp luật.
12



Phối kết hợp các hình thức và phương thức thanh tra để đem lại được hiệu
quả cao nhất, thực hiện được nhiều cuộc thanh tra hơn, phát hiện những hành vi
vi phạm và đưa ra những xử phạt hợp lý.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, cơ sở vật chất phục vụ
công tác thanh tra. Hệ thống này có vai trò phục vụ quản lý của lãnh đạo thanh
tra, hậu thuẫn quá trình tác nghiệp thanh tra, nắm bắt được thông tin của doanh
nghiệp. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, đặc biệt là
trong lĩnh vực xử lý vi phạm.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp để họ phối hợp,
hợp tác thực hiện công tác thanh tra đảm bảo trung thực, khách quan.
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về
các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện pháp luật về an toàn – vệ sinh lao
động để các doanh nghiệp khác học tập kinh nghiệm, lấy ví dụ để làm theo.
Đồng thời có các giải thưởng hằng năm cho doanh nghiệp chấp hành tốt nội quy,
quy định an toàn vệ sinh để kích thích sự tham gia của họ trong việc đảm bảo
xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh.
3.3. Đối với các doanh nghiệp
Đối với người sử dụng lao động, nâng cao nhận thức cho mình và cho người
lao động về vai trò, ý nghĩa của công tác thanh tra về an toàn vệ sinh lao động; cần
tích cực hợp tác với các cơ quan thanh tra để hoạt động thanh tra diễn ra với hiệu
quả cao. Bên cạnh đó, họ cần thực hiện đúng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động,
trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động …, đảm bảo cho người lao động được
làm việc trong môi trường an toàn. Đồng thời phải thực hiện hoạt động báo cáo tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách trung thực, kịp thời, nghiêm túc, đảm bảo
việc thực hiện các chế độ bồi thường đúng pháp luật.
Đối với người lao động, cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích mà thanh tra
đem lại, có hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc hỗ trợ công tác
thanh tra; thẳng thắn tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động nói riêng và về các nội dung thanh tra khác nói chung. Bên cạnh

đó, người lao động cũng cần thực hiện tốt các nội quy, quy chế tại nơi làm việc,
tuân thủ pháp luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

13


KẾT LUẬN

Công tác thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên đã gặp hái được nhiều thành công song bên cạnh đó cũng còn
không ít những hạn chế còn tồn tại như lực lượng thanh tra còn yếu,
công tác thanh tra còn chưa được thường xuyên, hiệu quả mà công tác thanh tra
mang lại còn tương đối khiêm tốn... Em hy vọng một số kiến nghị, đề xuất giải
pháp của mình có thể góp một phần nhỏ bé giúp công tác thanh tra hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, em đã nắm được những nội dung tổng
quan nhất về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của Thanh tra lao động và
trang

bị

cho

mình

những

kiến

thức


cần

thiết

trước

khi

ra

trường.

Do kiến thức và kinh nghiệp còn hạn chế nên bài viết còn không tránh khỏi
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của thầy để bài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra 2010.
2.Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
3. Nghị định số 110/2017/NĐ – CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội.
4.- Căn cứ Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao Động Thương
Binh-Xã Hội
5. Quyết định số 584/QĐ – UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên ban
hành ngày 05 tháng 03 năm 2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Hưng Yên.
6.Sở Lao động Thương Binh-Xã hội tỉnh Hưng Yên
Trang web: />7. Các trang web:
/> /> /> />


×