Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lơp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.62 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HOÁ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU KHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC
CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5

Họ và tên
: Lê Thị Thúy
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Thiệu Khánh
SKKN thuộc môn: Âm nhạc

THANH HOÁ NĂM 2016


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Số trang

I. MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1


2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG

3

1. Cơ sơ lí luận

3

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
14

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

15

1. Kết luận

15

2. Kiến nghị

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

0


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mục đích của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn
diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống
hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo
đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức
khỏe tốt, biết lao động và sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn
nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, và
cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con
người là rất cần thiết.

Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó âm nhạc có vị trí rất quan
trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, để đáp ứng những đòi hỏi về sự phát
triển của xã hội, trong hệ thống giáo dục bộ môn âm nhạc đã được xem là môn học
bắt buộc không thể thiếu trong chương trình giáo dục tiểu học, bởi âm nhạc là
phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường
phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học.
Âm nhạc trong nhà trường tiểu học còn là nhu cầu trong đời sống tinh thần
của trẻ, mang tính chất thực hành về thẩm mỹ, nghệ thuật. Trẻ được ca hát và được
hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình, cũng thông qua hoạt
động âm nhạc giáo dục các em có những phẩm chất tốt đẹp, tình cảm đạo đức trong
sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ. Qua đó hình thành cho các em những
kiến thức về âm nhạc, kiến thức ban đầu về ca hát, các em có thói quen hát tập thể
đồng đều, hòa giọng, hát đúng giai điệu những bài hát phù hợp với lứa tuổi.
Đặc biệt qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết
một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những cái đó đã tạo nên một trình
độ văn hóa âm nhạc tối thiểu, giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn,

1


phỏt trin ton din hn, lm cõn bng, hi hũa cỏc hot ng ca tr. T ú giỳp
cỏc em hc tt cỏc mụn hc khỏc.
lp 4 - 5 ngoi vic hc hỏt cỏc em cũn c tp c cỏc bi tp c nhc
vi cỏc hỡnh tit tu n gin nh : Nt trng, nt en, múc n, c ghộp li ca
theo nhc v c tp chộp cỏc bi tp nhc, vỡ vy vic hc õm nhc lp 4 ca
hc sinh Tiu hc ó bt u chuyn sang mt giai on mi. Cỏc em trc tip
c tip xỳc vi cỏc nt nhc trờn khuụng nhc cú khoỏ son ú l mt phõn mụn
mi, phõn mụn Tp c nhc. Bờn cnh ú vic rốn luyn kh nng nghe õm nhc
chun xỏc, phỏt trin tai nghe gúp phn vo vic giỏo dc vn húa õm nhc cho cỏc

em l iu rt cn thit .
Qua thc t ging dy t nhng nm trc õy, tụi nhn thy rng trc mt
bi tp c nhc, ghi chộp nhc, cỏc em hiu, nm c v thc hin tt yờu cu
ca bi, ngi giỏo viờn cn phi say mờ õm nhc, yờu ngh mn tr, cú nhng kin
thc õm nhc cn thit v mt phng phỏp truyn t, hng dn tht tt, n
gin nhng li hiu qu nht, giỳp cỏc em nm bt, tip thu nhanh nht kin thc
bi hc. T ú, tụi a ra "Mt s phng phỏp dy tp c nhc cho hc sinh
khi 4 5" bc Tiu hc cng l nhng kinh nghim m tụi ó ỳc kt c trong
nhng nm ging dy ti trng tiu hc Thiu Khỏnh.
2. Mc ớch nghiờn cu
- Giỳp giỏo viờn cú th tham kho thờm mt s phng phỏp dy tt Tp c
nhc v giỳp hc sinh hc tt phõn mụn ny ng thi qua ú phỏt trin kh nng
th tu, tai nghe v cm th õm nhc ca hc sinh mang li hiu qu ging dy b
mụn m nhc.
3. i tng nghiờn cu
- Học sinh khối 4, 5 trng tiu hc Thiu Khỏnh, Thnh ph Thanh
Húa.
4. Phơng pháp nghiên cứu
- Phng phỏp iu tra.
2


- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục - giảng dạy.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học.
Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ

thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc
vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học
tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn
xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó
khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự
đam mê hay một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào
cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc
giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc
của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được cao độ, trường độ, tiết tấu của
một bài tập đọc nhạc ? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức cơ bản về Âm
nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình
nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh
cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có
hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải

3


mái, hứng thú khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan
trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là một giáo viên chuyên trách về bộ môn âm nhạc tiểu học, trong quá trình
trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của
mình, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi
nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là
kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng.
Trước những hạn chế thực tại đó, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số phương pháp dạy

tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5” khá hiệu quả mà tôi đã thực hiện tại trường
tiểu học Thiệu khánh trong năm học vừa qua.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Đối với giáo viên:
Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về
chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy môn âm nhạc tại
Trường tiểu học Thiệu Khánh.
* Đối với học sinh:
Trong những năm vừa qua việc giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở trường
Tiểu học Thiệu khánh vẫn diễn ra bình thường và khá ổn, phần lớn học sinh học có
chất lượng và ứng dụng được những kiến thức mình đã học lên lớp trên. Song vẫn
còn nhiều học sinh còn chưa đọc được bài tập đọc nhạc vì nhiều lí do khác nhau
như: Việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin còn hạn chế, do đó việc truyền
đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, không tạo được
sự thu hút, ít gây hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy của các em.
Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ, tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm
quen với tên nốt, hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế
khi lên lớp 4, 5 việc đọc nhạc của các em còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.
Khi được tiếp cận với phân môn Tập đọc nhạc các em thường không tích cực
chủ động chiếm lĩnh kiến thức bằng cách tự đọc và thị tấu nốt nhạc mà ngược lại
4


các em hay chờ đợi giáo viên vỡ bài và đọc theo. Có những trường hợp đặc biệt học
sinh khi nghe đọc xong thì dùng bút ghi tên nốt nhạc trực tiếp vào sách để đọc, đó
là điều hết sức cấm kị đối với việc dạy Tập đọc nhạc. Học sinh thường đọc nhạc
bằng cách thuộc lòng, đó cũng là điều không nên.
- Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm 2015 - 2016, qua việc đọc bài tập đọc
nhạc của học sinh khối lớp 4, 5.
Khối 4

Tổng số
HS
146 em

Hoàn thành
Tổng số HS
133 em

Chưa hoàn thành
Chiếm
91,1%

Tổng số HS
13 em

Chiếm
8,9%

Khối 5
Tổng số
HS
127 em

Hoàn thành
Tổng số HS
116 em

Chưa hoàn thành
Chiếm
91,3%


Tổng số HS
11 em

Chiếm
8,7%

Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để
học tốt thì số lương còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em đọc bài tập đọc
nhạc, bên cạnh những em đọc nhạc chuẩn xác, tự tin trình bày, vẫn còn một số chưa
thực sự mạnh dạn, nhiều em còn lúng túng, khi đọc bài tập đọc nhạc các em chỉ
đọc đúng tên nốt nhạc, việc đọc đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc còn nhiều
hạn chế.
Hiện nay đối với trường Tiểu học Thiệu Khánh đã được trang bị khá tốt về
phương tiện và dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc
nhạc cũng từ đó ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì thế tôi đã xây dựng “Một số
phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5” nhằm tháo gỡ những
vướng mắc gặp phải và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp cùng chuyên ngành.

5


3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người
giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác
định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Quan trọng hơn nữa người giáo
viên cần xác định và nắm vững nội dung chương trình, mối liên hệ kiến thức giữa
các khối lớp như ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc như:
Tên nốt, hình nốt, khuông nhạc, khóa son, ở lớp 4 các em được học 8 bài tập đọc
nhạc, sang lớp 5 các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy,

giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền
thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có
của các em một cách tốt nhất, và để thực hiện tốt điều đó cho học sinh ta cần giải
quyết các vấn đề sau:
a. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Tên nốt, khuông
nhạc, khóa son, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc … đặc
biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc
nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ vị trí 7 tên nốt tôi đã cho học
sinh ghi nhớ bằng các câu như sau:
Nốt Đô: nằm ở dòng kẻ phụ dưới
Nốt Rê: nằm sát dưới dòng kẻ thứ nhất
Nốt Mi: nằm ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: nằm ở khe thứ nhất
Nốt Son: nằm ở dòng kẻ thứ hai
Nốt La: nằm ở khe thứ hai
Nốt Si: nằm ở dòng kẻ thứ ba.
Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh. Cho học sinh nhận biết lại
các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen,
6


lặng đơn… Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt
nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh thường
xuyên ôn tập củng cố ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng cách cho
học sinh chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: Giáo
viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn… học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam
châm, đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí, từ đó để khắc sâu kiến thức cho
học sinh.

Đối với mỗi bài Tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm
hiểu và chiếm lĩnh kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên nốt,
hình nốt, các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống nhau
giáo viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn.
* Rèn kỹ năng đọc đúng cao độ và trường độ.
Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài Tập đọc
nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến
thực hành. Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố cao độ, trường độ của âm thanh
để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại.
Về cao độ, ở lớp 4 do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn Tập đọc
nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với
phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, người giáo viên phải
giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên
khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm:
Đô - Rê - Mi – Son – La

Và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
7


Lên lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở
lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở

nhịp

;

dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm:

Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.

Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn,
nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi… Giáo viên ghi tiết tấu của bài Tập đọc
nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ
tay hoặc dùng nhạc cụ như: Thanh phách, trống con ... để gõ. Cách dạy thực hành
các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng
tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ nhàm chán ta có thể thay bằng
tiếng trống: Tùng, rinh...
Cũng như luyện cao độ, đối với tiết tấu của mỗi bài Tập đọc nhạc mới, giáo viên
nên khuyến khích các em tìm hiểu ở nhà và xung phong thực hành ở lớp, từ đó giáo
viên đưa ra nhận xét tuyên dương những cá nhân tích cực và lời khuyên đối với cá
nhân chưa đạt yêu cầu.
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng
phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu
bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc
sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ
giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông
nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài
tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài
8


tập đọc nhạc gồm những nốt nhạc nào, hoặc có tên những nốt nhạc nào? Rút ra
thang âm cho học sinh đọc, có thể thay đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm
tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm
những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết
tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu ghi nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này
là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình ti ết tấu chủ đạo của bài.
Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc
vừa vỗ tay, hoặc đọc kết hợp gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu. Hình thức thể hiện
cũng có thể là cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân....

Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và
cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, giáo viên
đàn từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần, học sinh lắng nghe và nhẩm
theo. Khi giáo viên bắt nhịp thì học sinh hòa giọng vào với đàn. Với cách làm như
vậy giáo viên không phải đọc mẫu mà tự học sinh lắng nghe âm thanh và đọc bài
theo những gì các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình khám phá
giai điệu của bài Tập đọc nhạc, tự ghép được lời ca và sẽ thích thú hơn nữa khi các
em được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài Tập đọc nhạc mà các em vừa
học, giáo viên nghe và nhận xét sửa sai nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu.
Giáo viên đàn giai điệu cả bài Tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc hòa với
tiếng đàn, vừa đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ
hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang
ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc,
giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát
mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc
và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này
đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc
cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học
tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên học sinh bằng lời
9


nói là rất cần thiết, nó giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố
gắng học tập hơn.
b. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở trên lớp, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra,
giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
a. Củng cố kiến thức:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài
tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng cao độ, trường độ,

của bài cần được sửa chữa để đọc cho đúng . GV không nên đánh giá cao những em
đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
b. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
Bước 1: Giới thiệu bài TĐN
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ bài TĐN số 2.
- Cho học sinh nghe bài TĐN 1 lần.

Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói tên nốt.
- Giáo viên chỉ vào từng nốt cho học sinh đọc đồng thanh theo thứ tự trong bài
TĐN từ đầu đến hết bài. và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (gần giống nhau chỉ khác
ở 2 ô nhịp cuối)
Câu 1 : Đô - Son - Mi - Đô - Rê - Son - Mi
10


Câu 2 : Đô - Son - Mi - Đô - Rê - Mi - Đô
Bước 3: Luyện tập cao độ
- Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S.
- Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và
ngược lại từ 3 – 4 lần.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu
- Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN
số 2 (giống hay khác nhau ) bằng cách cho học sinh đọc hình nốt của từng câu nhạc
trong bài TĐN số 2.
- Hướng dẫn học sinh tập gõ đệm, đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Trắng
Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Trắng
Bước 5: Tập đọc từng câu
- Giáo viên đàn giai điệu 1 - 2 lần bài TĐN cho cả lớp nghe.

- Giáo viên đàn giai điệu từng câu ( mỗi câu ít nhất 2 lần) cho học sinh tự đọc nhẩm
theo sự hiểu biết của mình.
- Giáo viên đàn giai điệu cho 1 em đọc mẫu, và để tạo cơ hội cho các em tự thể
hiện khả năng của mình trước lớp.
- Giáo viên đàn giai điệu cho cả lớp đọc. ( hình thức như tập thể, dãy, nhóm...)
Bước 6: Tập đọc cả bài
- Giáo viên đàn giai điệu cho học sinh đọc cả bài bằng nhiều hình thức như: Tập
thể, tổ, nhóm... luyện đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
- Cho học sinh tự nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên bổ sung sửa chữa những chỗ sai cho học sinh.
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục
đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho
học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan
trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi
11


luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, và đòi hỏi học sinh phải hiểu
được từ đó tìm cách thể hiện trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải
thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như
thế là chưa đúng.
Bước 7: Ghép lời ca
- Giáo viên đàn giai điệu, nhóm đọc nhạc, nhóm ghép lời ( và ngược lại)
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và hướng dẫn sửa sai.
- Cho học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Kết hợp đọc nhạc và ghép lời ca bằng nhiều hình thức.
Bước 8: Củng cố
- Thực hiện trò chơi nhằm củng cố lại bài TĐN số 2 vừa học, cho 4 em học sinh
mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo
viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình

mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì
em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một
cách thành thạo.
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện
đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp
đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ ( hoặc giáo viên có năng
khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa
được khắc sâu trong trí nhớ các em.
Lưu ý: Dạy tập đọc nhạc cũng như dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá
lâu để sửa lỗi cho những em đọc kém, đọc sai. Để tạo sự tập trung cho cả lớp, trong
bất kỳ tình huống nào giáo viên cũng không nên gây tâm lí tự ti, thiếu tự tin vào
khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Giáo viên phải luôn hình thành và củng cố
lòng tự tin, mạnh dan thể hiện trước lớp, động viên, khích lệ kịp thời, luôn quan
tâm sát sao tới các em, trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi,
khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi
12


nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều
lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các
em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Giáo viên là người tạo sự hấp dẫn, hứng
thú cho các em trong giờ học, từ đó hình thành ở các em thói quen thích học âm
nhạc và hoạt động âm nhạc.
c. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang
nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản
và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược

lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc
sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên
khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các
nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý
nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các
ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực
hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay
lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách
thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc
ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
d.Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong sinh hoạt chuyên môn nhà trường cần tập trung vào nâng cao chất
lượng bài soạn; trao đổi góp ý, phổ biến kinh nghiệm cách dạy bài tập đọc nhạc.
13


Bên cạnh đó các nhà trường có thể tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, học
hỏi bạn bè đồng nghiệp ở các trường bạn, nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức, tiếp thu những kiến thức đặc thù
của bộ môn âm nhạc, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng
dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo
và tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ . Qua quan sát thực tế nhận thấy các
em yêu thích bộ môn âm nhạc hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học
tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ

rệt, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động văn nghệ của
trường cũng như phong trào văn hoá văn nghệ của thành phố tổ chức. Kết quả tham
gia liên hoan “Tiếng hát và kể chuyện cấp tiểu học” cụm, năm học 2015 – 2016,
em Dương Văn Toàn học sinh lớp 5A đã dành được “giải Nhì” với tiết mục hát dân
ca. Đây là tiền đề phát triển tiếp tới các khối lớp, là động lực để tôi tiếp tục tìm tòi
học hỏi trau dồi kiến thức cũng như trách nhiệm đối với học sinh của mình. hiểu rõ
để nắm bắt khả năng sở thích của các em, tìm ra phương pháp giảng dạy một cách
thích hợp nhất.
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh,
các em rất yêu thích môn học này. Sau một học kì áp dụng phương pháp mới kết
quả đạt được như sau:
- Các em đều thích học môn âm nhạc.
- Đa số các em đã đọc đúng cao độ, trường độ các bài tập đọc nhạc.
- Các em nghe nhạc tốt , tự ghép lời ca và hát rất hay.
Kết quả kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2015 - 2016, qua việc đọc một bài
tập đọc nhạc của học sinh khối 4, 5.
Khối 4: Đọc bài TĐN số 4: Con chim ri
14


Tổng số
HS
146 em

Hoàn thành
Tổng số HS
146 em

Chưa hoàn thành
Chiếm

100 %

Tổng số HS
0

Chiếm
0%

Khối 5: Đọc bài TĐN số 4: Nhớ ơn Bác
Tổng số
HS
127 em

Hoàn thành
Tổng số HS
127 em

Chưa hoàn thành
Chiếm
100 %

Tổng số HS
0

Chiếm
0%

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao vì thế người giáo viên

truyền đạt nó cũng cần có tố chất nghệ thuật, để có thể chuyển tải một cách có hiệu
quả nhất kiến thức âm nhạc đến học sinh. Tôi luôn hiểu rằng đối với bộ môn Âm
nhạc hầu như chỉ tạo hứng thú và tính tích cực với các em học sinh có năng khiếu
và yêu hoạt động phong trào. Còn lại đa số học sinh khi học Âm nhạc chỉ thích học
hát là chủ yếu, vì thế sẽ luôn thấy tâm lí và không hứng thú khi học lý thuyết âm
nhạc hay tập đọc nhạc. Song thực tế cho thấy rằng các em đều rất mong đến tiết
Âm nhạc để được tham gia vừa học, vừa giải trí, vừa vui chơi. Chính vì điều đó tôi
đã đưa ra biện pháp trên để học sinh thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc như một tiết
học hát thú vị trong đó có sự thi đua, có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh
cũng như giáo viên. Từ đó sẽ giúp các em mạnh dạn tự tin hơn khi học Tập đọc
nhạc và bản thân giáo viên cũng thu được kết quả mình mong muốn. Học sinh càng
yêu mến môn Âm nhạc, các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, đọc
nhạc tốt hơn, phát âm rõ lời hơn, bước đầu thể hiện được tình cảm của mình khi hát
hay đọc Tập đọc nhạc.
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng
là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối
15


tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp, biện pháp
giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự
say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Với sáng
kiến này tôi hy vọng có thể phần này tháo gỡ được vướng mắc của những đồng
nghiệp có cùng chung tình hình và điều kiện giảng dạy như tôi. Với những ai cùng
quan điểm hy vọng có thể cùng nhau đóng góp ý kiến, xây dựng, sáng kiến thêm
nhiều phương pháp, giải pháp mới hơn để phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy Âm
nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng. Với sáng kiến “Một số
phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5” có thể ứng dụng đối với
những giáo viên giảng dạy Âm nhạc trong các trường Tiểu học cho khối lớp 4, 5.
Đồng thời cũng có thể tham khảo ứng dụng giảng dạy Tập đọc nhạc ở bậc Trung

học cơ sở.
* Bài học kinh nghiệm
Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu học
đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa, người giáo
viên phải thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng về chuyên môn âm nhạc. Luôn đổi
mới phương pháp dạy học, học hỏi ở đồng nghiệp và rút kinh nghiệm thực tế qua
từng tiết dạy. Giáo viên phải tìm hiểu kĩ bài học, phân phối chương trình, có thể sưu
tầm thêm tài liệu tham khảo tạp chí giáo dục tiểu học để nâng cao sự hiểu biết cho
bản thân. Ngoài ra còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp, biện pháp
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, qua thực tế giảng
dạy tại trường Tiểu học Thiệu khánh, tôi nhận thấy hiệu quả của các phương pháp,
biện pháp này là khá cao, học sinh có những chuyển biến rất tích cực về khả năng
đọc nhạc. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp, biện pháp này, giáo viên có
thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để
thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên
những phương pháp, biện pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với phân môn
Tập đọc nhạc để kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao hơn.
16


Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề học Âm nhạc,
học Âm nhạc sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập bộ môn
cũng như học các môn học khác, giáo dục Âm nhạc cùng với giáo dục các môn học
khác lập nên một nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy
tự tin trở thành người chủ tương lai của đất nước.
Trên đây là “Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5”
mà trong quá trình dạy ở học kì 1 tôi đã áp dụng và kết quả đạt được cũng đáng
khích lệ. Kính mong sự đóng góp và trao đổi của các bạn đồng nghiệp để chúng ta
cùng nhau xây dựng những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với
bộ môn âm nhạc.

2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lương đối với môn âm nhạc cho học tiểu học. Tôi xin có
một số đề xuất kiến nghị sau:
Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy đối với bộ môn âm nhạc
như: Tranh minh họa cho các bài hát, chuyện kể âm nhạc, nhạc cụ gõ đệm, máy
chiếu.... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
Có phòng dành riêng cho các môn nghệ thuật như: Phòng âm nhạc, phòng mĩ
thuật... giúp cho các em tự tin, thoải mái và sáng tạo hơn trong môn học nghệ thuật.
Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hóa văn nghệ hơn nữa, tạo cơ hội
để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong các lĩnh vực
nghệ thuật.
Kết hợp với các giáo viên khác khích lệ các em trong học tập, và các phong trào
văn nghệ của nhà trường, của lớp. Đặc biệt đối với những em có năng khiếu vượt
trội khuyến khích các em tham ra các chương trình lớn hơn như: Tiếng hát hoa
phượng đỏ, Đồ rê mí...từ đó phát hiện và bồi dưỡng những tài năng nghệ thuật.
Qua nghiên cứu, áp dụng đề tài “Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho
học sinh lớp 4 - 5”. Tôi nhận thấy khả năng nhận thức, ham thích học môn âm
nhạc, tập đọc nhạc của học sinh rất tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh
17


khỏi sai sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ phía các cấp lãnh
đạo. Tôi xin trân thành cảm ơn./.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Lê Thị Thuý

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách nghệ thuật 3
2. Sách giáo khoa âm nhạc 4
3. Sách giáo khoa âm nhạc 5
4. Sách giáo viên nhạc 4
5. Sách giáo viên nhạc 5
6. Sách phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4.
7. Sách phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5.
8. Kết quả đánh giá bộ môn âm nhạc cuối kì 1 năm học 2015 - 2016

19



×