Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các tác nhân trong chuỗi giá trị rượu ngô men lá trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ RƯỢU NGÔ MEN LÁ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ RƯỢU NGÔ MEN LÁ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận


THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
- TS. Đỗ Xuân Luận - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn,
trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp tôi trong quá trình nghiên cứu
thực hiện và hoàn thành luận văn.
- Lãnh đạo UBND huyện Na Hang và các Sở, ngành huyện.
- Lãnh đạo UBND các xã, các phòng, ban chức năng, người dân ở địa
bàn nghiên cứu và các hộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa.
- Bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc thu thập
tài liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu.
- Gia đình đã động viên và chia sẻ tinh thần những lúc tôi gặp khó
khăn trong quá trình nghiên cứu cho đến khi tôi hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 4
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ....................... 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ..................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị .................................................................... 5
1.1.3. Khung phân tích .............................................................................. 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 11
1.2.1. Hoạt động tín dụng trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam .... 11
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp nông
thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 17
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ......................... 19
1.3.1. Tổng quan về những nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp nông thôn
ở Việt Nam .................................................................................... 19
1.3.2. Tổng quan những nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến,
hàng nông sản ở Việt Nam ............................................................ 20
1.3.3. Tổng quan về những nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến
hàng nông sản ở Tuyên Quang ..................................................... 22
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................... 24



iii

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 24
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 33
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................... 36
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 37
2.3.1. Thu thập thông tin ......................................................................... 37
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 40
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 40
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 42

3.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng trong chuỗi giá trị rượu ở huyện Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang.......................................................................... 42
3.1.1. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ rượu ............................... 42
3.1.2. Thực trạng các tác nhân trong tiếp cận tín dụng chuỗi giá trị
rượu ......................................................................................................... 43
3.2. Đánh giá chung tình trạng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình sản xuất
rượu ngô men lá Na Hang ............................................................. 45
3.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận tín dụng theo chuỗi giá trị
tại địa bàn nghiên cứu ................................................................... 45
3.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao tiếp cận tín dụng tại
địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 46
3.2.3. Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................... 46
3.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị rượu ngô ........................................... 47
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu ngô................................ 47

3.3.2. Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất rượu ngô ................................. 47
3.3.3. Nguồn tiêu thụ rượu của nông dân ................................................ 48
3.3.4. Chuỗi tiêu thu rượu ngô men lá trên địa bàn điều tra ................... 49


iv

3.3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chuỗi
giá trị sản xuất rượu ngô men lá Na Hang (SWOT) ..................... 52
3.3.7. Chiến lược nâng cao tiếp cận tín dụng trong chuỗi giá trị rượu ... 54
3.4. Rào cản trong tiếp cận tín dụng của các tác nhân trong chuỗi giá trị
rượu ngô men lá Na Hang ............................................................. 57
3.4.1. Phân tích hiện trạng và nhu cầu sử dụng vốn tín dụng phục vụ sản xuất 57
3.4.2. Những rào cản trong tiếp cận TD của hộ sản xuất rượu ngô men lá
Na Hang ........................................................................................ 58
3.4.3. Phân tích rào cản tiếp cận TD của các tác nhân trong chuỗi giá trị
sản xuât rượu ngô men lá Na Hang............................................... 61
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng chuỗi giá trị rượu ngô .................... 67
3.5.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các tác nhân
trong chuỗi giá trị rượu men lá Na Hang ...................................... 67
3.6. Một số tồn tại của nghiên cứu .......................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 73
PHỤ LỤC ................................................................................................ 75


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.


Mô tả cỡ mẫu nghiên cứu ................................................. 39

Bảng 3.1.

Quy mô năng xuất, sản lượng rượu trên địa bàn huyện ... 42

Bảng 3.2.

Một số đặc điểm chính của nhóm hộ sản xuất .................. 46

Bảng 3.3.

Đặc điểm sản xuất rượu của nhóm hộ điều tra ................. 47

Bảng 3.4.

Chi phí sản xuất sản phẩm 122,26 lít rượu ngô trên
tháng .................................................................................. 47

Bảng 3.4.

Nguồn tiêu thụ rượu của các hộ điều tra ........................... 48

Bảng 3.5.

Hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất rượu ngô men lá Na
Hang .................................................................................. 51

Bảng 3.6.


Phân tích SWOT ............................................................... 53

Bảng 3.7.

Thực trạng nông hộ tham gia vốn tín dụng đầu tư sản xuất
rượu ngô men lá ................................................................ 57

Bảng 3.8.

Qui trình vay vốn của các hộ dân đối với các TCTD ....... 58

Bảng 3.9.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tính dụng của
hộ sản xuất rượu ngô men lá ............................................. 61

Bảng 3.10.

Tóm tắt mô hình ................................................................ 62

Bảng 3.11.

Hệ số ước lượng mô hình ................................................. 62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư cho nông nghiệp nói chung hiện nay còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân rất khó
tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư.
Theo báo cáo của ngành ngân hàng, đến cuối tháng 6.2016 tổng dư nợ
tín dụng nông nghiệp nông thôn ước đạt 886 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế. Như vậy cho thấy tỷ lệ tín dụng cho nông
nghiệp ở nước ta còn rất thấp, trong khi dân số, lực lượng lao động, nhu cầu,
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực này rất lớn.
Ngay sản xuất nông nghiệp thông thường, doanh nghiệp nhỏ, người nông
dân đã rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Điển hình như theo quy định
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức được vay vốn ngân hàng
không cần tài sản thế chấp nhưng bên vay vẫn phải nộp sổ đỏ (giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận của UBND xã chưa được cấp sổ đỏ, đất
không tranh chấp… vấn đề sổ đỏ cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay vẫn
còn rất nhiều hộ chưa được cấp sổ đỏ hoặc nhiều trường hợp 3,4 hộ chung một
sổ đỏ, khi vay chỉ một hộ (cá nhân) được vay đẫn đến thủ tục hành chính rất vướng
mắc.
Đối với mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã đã hình thành nhưng chưa được
công nhận hoặc chuyển đổi theo quy định, chưa đủ niềm tin với vốn tín dụng
nên chưa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của
Chính phủ; nhiều Hộ sản xuất trang trại mặc dù có giá trị lớn nhưng không
được coi là tài sản đảm bảo nếu chưa có sổ đỏ, nên mức cho vay vẫn chỉ tối đa
100 triệu đồng (vay hộ gia đình), trong khi quy định của Nghị định
55/2015/NĐ-CP hộ sản xuất trang trại được vay tối đa từ 1-2 tỷ đồng.
Người nông dân không được biết thị trường cần gì, muốn gì, chỉ biết là
sản xuất được và tự bán ra thị trường. Thói quen sản xuất hàng hóa mới chỉ


2


hình thành ở một số vùng nông nghiệp nhất định, còn lại đa số vẫn theo tập
quán, cách làm truyền thống, với kinh nghiệm cha truyền, con nối, chưa theo
phương pháp, kỹ thuật mới, nhất là liên kết, hợp tác sản xuất nông nghiệp hàng
hóa lớn theo chuỗi giá trị…
Giải bài toán về vốn cho thị trường tài chính nông thôn trong bối cảnh
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một vấn đề hết sức
khó khăn. Nền kinh tế còn nhiều bất ổn với giá dầu và giá lương thực. Việt
Nam, cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, phải đối phó với vấn đề
thiếu vốn nói chung, đặc biệt thiếu vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao thường dựa vào khu vực sản xuất
công nghiệp - thương mại và dịch vụ, khu vực nông nghiệp ít nhận được sự
quan tâm. Vì vậy, bài toán vốn cho nông nghiệp và nông thôn đang đặt ra cho
Chính phủ, các tổ chức tài chính những vấn đề cần có giải pháp tạo nguồn và
sử dụng vốn có hiệu quả để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Rượu ngô Na Hang là một loại rượu đặc biệt hấp dẫn được chưng cất từ
ngô và men làm từ lá cây rừng, men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược
quý hiếm, Có vị cay êm dịu của rượu ngô men lá, có mùi thơm đặc trưng của
rượu ngô men lá chưng cất bằng phương pháp truyền thống (mùi của cây Đứa
Pioóng, Cành Khiêu và các thảo dược khác).Có trạng thái trong, không vẩn
đục, không có cặn, nồng độ khoảng 29 độ. Rượu ngô men lá Na Hang đã được
cục sở hữu trí tuệ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu số 169340 theo quyết định số
26078/QĐ- SHTT, ngày 09/8/2011, chủ giấy chứng nhận là Phòng Công
Thương huyện Na Hang nay là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Na Hang và
được xếp hạng 2 trong tốp 10 đồ uống ngon nhất Việt Nam. Hiện tại trên địa
bàn huyện Na Hang có hàng trăm hộ gia đình nấu rượu tập trung tại thị trấn Na
Hang và các xã Côn Lôn, Sơn Phú, Năng Khả, Yên Hoa, Đà Vị... và đang tiếp
tục mở rộng nghề nấu rượu tới nhiều hộ gia đình khác. Sở dĩ người dân vẫn đeo



3

đuổi nghề nấu rượu vì nó như một thứ di sản văn hóa và nay đã trở thành sản
phẩm du lịch không thể thiếu, phần nào làm nên niềm tự hào của người dân Na
Hang. Trong rượu ngô Na Hang, không chỉ có tấm lòng, công sức người Na
Hang, mà còn có độ cao hùng vĩ núi non Na Hang, có sự tinh khiết của suối, sự
ngạt ngào hương của rừng Na Hang...
Những năm gần đây UBND huyện Na Hang đã tập trung triển khai thực
hiện nhiều chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, trong đó có phát triển
chuỗi giá trị rượu ngô trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sản xuất rượu phần lớn là
sản xuất thủ công, không có dây truyền, máy móc thiết bị hiện đại, lượng rượu
được sản xuất ra được bán dưới dạng nhỏ lẻ, bị cạnh tranh với nhiều loại rượu
trong khu vực lân cận như: Rượu ngô Hà Giang, rượu ngô Yên Bái, rượu Mẫu
Sơn… Cộng với trình độ hiểu biết của người dân về quảng bá thương hiệu còn
hạn chế, cũng như quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn trong quá
trình mở rộng quy mô sản xuất cũng như phát triển thương hiệu. Chính vì vậy,
việc tìm ra những giải pháp để tiếp cận vốn trong chuỗi giá trị sản phẩm rượu
ngô từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ trở nên rất cần thiết, nhằm góp
phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, và do vậy sẽ góp phần nâng cao
lợi nhuận cho tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị rượu, đặc biệt là
người nông dân sản xuất rượu.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích
những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các tác nhân trong chuỗi giá trị
rượu ngô men lá trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và vai trò của tín
dụng đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản.
- Mô tả thực trạng về sản xuất rượu ngô men lá Na Hang
- Phân tích được những rào cản trong tiếp cận các khoản vốn vay ngân
hàng của các tác nhân trong chuỗi giá trị rượu ngô men lá trên địa bàn huyện

Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.


4

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận vốn vay cho các tác nhân,
góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về tiếp cận tín dụng của
các tác nhân trong chuỗi giá trị rượu ngô men lá Na Hang (Người cung cấp
nguyên liệu, người sản xuất, người thu gom, người bán sỉ, người bán lẻ, Ngân
hàng).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phân tích những
rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị
rượu ngô men lá ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong quá
trình thu thập số liệu nghiên cứu, số lượng tác nhân trong chuỗi như doanh
nghiệp, hợp tác xã ít, do đó đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tiếp cận tín
dụng của hộ gia đình sản xuất rượu ngô men lá Na Hang.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu và khảo sát tại các xã có sản xuất
rượu ngô men lá ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập cho
giai đoạn 2016 - 2018, thực hiện trong năm 2018.
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của các rào cản tín dụng trong
chuỗi giá trị.
- Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng tiếp cận vốn tín dụng trong
chuỗi giá trị rượu ngô men lá huyện Na Hang theo khung lý thuyết về phân
tích chuỗi giá trị.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao cách tiếp cận tín dụng trong

chuỗi giá trị, làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý của doanh nghiệp và nhà
nước tham khảo trong thực hiện


5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.
Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ. Khi một chủ thể kinh tế
cần một lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất trong khi chưa có
tiền hoặc số tiền hiện có chưa đủ họ có thể sử dụng h́ nh thức vay mượn để đáp
ứng nhu cầu. Tín dụng là mối quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá
trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng
để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị
ban đầu.
Tín dụng là “phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay
và người đi vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao
quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong thời gian nhất định,
khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá
cho người cho vay kèm theo một khoản lãi”.
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Tín dụng là những hành động cho
vay, bán chịu hàng hoá và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng
không phải là hoạt động vay tiền đơn giảm mà là hoạt động vay tiền có điều
kiện, tức là phải bồi hoàn thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận
động giá trị khác với lưu thông hàng hoá đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn
tới phương thức mượn tài khoản, bồi hoàn và giá trị thanh toán”.

1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị
Cụm từ chuỗi giá trị đề cập tới đầy đủ tất cả các hoạt động cần thiết để
tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó từ trạng thái khái niệm, quá trình sản
xuất, phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và xử lý sau khi tiêu dùng


6

(Kalinsky 1999, Kaplinsky và morris 2001). Theo đó, một chuỗi giá trị tồn tại
khi tất cả các thành phần trong chuỗi hoạt động và phối hợp tạo ra giá trị tối đa
trong toàn chuỗi (M4P 2008) [24]. Khái niệm này có thể giải thích theo nghĩa hẹp
và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm các hoạt động được thực hiện trong
một công ty, tổ chức để sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Các hoạt động này có
thể bao gồm: giai đoạn hình thành ý tưởng và thiết kế, khâu mua vật tư đầu vào,
khâu sản xuất trực tiếp, khâu tiếp thị và phân phân phối, khâu hậu mãi. Tất cả các
hoạt động này cấu thành chuỗi giá trị kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng,
đồng thời hoạt động đều đóng góp giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng, đó là một phức hợp các hoạt động phức
tạp do nhiều tác nhân (người sản xuất ban đầu, nhà chế biến, nhà thương mại,
nhà cung cấp dịch vụ…) khác nhau tham gia thực hiện để chế biến nguyên liệu
thô thành sản phẩm tiêu dung thông qua một chuỗi giá trị. Chuỗi gái trị theo
nghĩa rộng sẽ bắt đầu từ tác nhân sản xuất nguyên liệu đầu vào thô và theo mối
liên kết trong chuỗi đi qua các khâu chế biến, sản xuất, lắp ráp thương mại và
tiêu dùng.
Các tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét các hoạt đọng trong một
doanh nghiệp thực hiện. Hơn thế, nó còn xét tới các mối liên kết trước và sau
tác nhân của nó, từ khi nguyên liệu thô được sản xuất cho tới khi sản phẩm cuối
cùng được tiêu thụ. Chuỗi giá trị được sử dụng trong nghiên cứu nay được hiểu
theo nghĩa rộng.

Về mặt lý thuyết, có ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị
được phân biệt như sau: (1) khung khái niệm của Porter (1985); (2) tiếp cận
filière (phân tích vàng- CCA); (3) tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999),
Gereffi (1994, 1999, 2003) và korzeniewicz 1994 đề xuất.
Trong đó, khung khái niệm của Micheal Porter xác định chuỗi giá trị theo
nghĩa hẹp: Một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong


7

phạm vị một cộng ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Cách tiếp cận phương
pháp “filière” - Phân tích chuỗi - Conmodity Chain Analysis có các đặc điểm
chính là (1) tập trung vào những vấn đề của cá mối quan hệ định lượng và vật
chất trong chuỗi; (2) sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất; (3) sơ đồ
hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm. Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem
xét cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các
yếu tố quyết định của sự phân phối thu nhập toàn cầu, phân chia tổng thu nhập
của chuỗi giá trị thành thu nhập cho các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công
ty, khu vực và quốc gia được liên kết với nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Cần phân biệt hai khái niệm là chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, chuỗi giá
trị được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế nhằm phân tích hoạt động tài chính,
kinh tế chuỗi như doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng, lợi nhuận và những đóng
góp mà chuỗi mang lại như tổng doanh thu, tổng giá trị gia tăng, thu nhập mà
chuỗi mang lại; còn chuỗi cung ứng thương được sử dụng trong hoạt động quản
trị kinh doanh để tìm hiểu về quá trinh hoạt động của quá trình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng tìm hiểu các vấn đề trong chuỗi
như cấu hình mạng lưới phân phối, kiểm soát tồn kho, các hợp đông cung ứng,
tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược, chiến lược sử dụng ngoại lực
và thu mua, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết
định và giá trị khách hàng.

1.1.3. Khung phân tích
Hiện nay trên thế giới có nhiều khung phân tích chuỗi giá trị khác nhau
được sử dụng đến nghiên cứu, các tác giả sẽ lựa chọn một khung phân tích hoặc
phối hợp nhiều khung phân tích có điều chỉnh để phù hợp cho mục đích nghiên
cứu của mình, một số khung phân tích phổ biến và hiệu quả hiện nay do các
chuyên gia, tổ chức quốc tế xây dựng như khúc phân tích để chuỗi giá trị hiệu
quả hơn vì người M4P, phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị của GTZ,


8

khung phân tích chuỗi giá trị theo tài chính và kinh tế của FAO, và khung phân
tích chuỗi giá trị doanh nghiệp theo Micheal Porter.
- Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi của GTZ
Trong phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị bao gồm 12 module, được
chia theo từng chu kỳ của mỗi dự án. Bắt đầu bằng việc quyết dịnh xem có nên
tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi gá trị với các cách tiếp cận phát triển khác
không và làm thế nào để kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp
cận phát triển khác (module 0). Bước đầu tiên trong thúc đẩy chuỗi giá trị là
việc các định chuỗi giá trị cần thúc đẩy (module 1), tiếp đó là phân tích chuỗi
giá trị (module 2) và xây dựng một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị (module
3). Module 4 trình bày những kiến thức danh cho những tổ chức hỗ trợ của các
dự án thúc đẩy chuỗi giá trị. Các module tiếp theo (từ 5 đến 10) đều nói về việc
thực hiện dự án. Có ba lĩnh vực hành động cần phân biệt, đó là các liên kết kinh
doanh (module 5-6), các dịch vụ (module 7-8) và môi trường kinh doanh trong
đó có các tiêu chuẩn (module 9-10). Cuối cùng là module 11 là bước cuối cùng
trong phân tích, với các kiến thưc về việc theo dõi tác động và quản lý để đạt
được các kết quả phát triển. Nghiên cứu và nâng cấp chuỗi giá trị nằm trong
module 2 và 3.
Cụ thể module 2 được thể hiện trong các thành phần, hàng hóa, quan hệ...

trong chuỗi giá trị. Nó bao gồm ba bước: i) Một là lập bản đồ chuỗi giá trị,
ii)hai là lượng hóa và phân tích chi tiết chuỗi giá trị và iii) ba là phân tích kinh
tế đối với chuỗi giá trị. Trong bước 2, phương pháp luận nói về phân tích định
lượng của chuỗi giá trị, đặc biệt, bước đề cập đến phân tích kinh tế của chuỗi
với giá trị gia tăng, chi phí trung gian và tổng giá trị của chuỗi với giá thị trường
Module 3 nói về chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị bao gồm các hoạt
động: i) thống nhất về tầm nhìn và chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị; ii) hai là
phân tích các thuận lợi và khó khăn; iii) ba là đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang


9

tính vận hành; iv) bốn là xác định cac chủ thể tham gia vào việc thực hiện chiến
lược nâng cấp; v) năm là dự báo tác động của việc nâng cấp chuỗi.
Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn vì người nghèo của M4P
Với mục tiêu phân tích chuỗi giá trị phục vụ mục tiêu gia tăng thu nhập
cho người nghèo, mô hình của M4P thiên về phân tích chi phí - lợi nhuận và
phân chia thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi.
Cơ sở để gia tăng thu nhập cho người nghèo theo hai cách, một là gia tăng
tổng giá trị hay thu nhập của chuỗi, hai là tăng tỷ lệ phân chia thu nhập cho
người nghèo.
Mô hình phân tích chuỗi giá trị của M4P chỉ tập trung đi vào phân tích
chuỗi giá trị với 8 công cụ khác nhau: 1) lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên phân
tích, 2) lập sơ đồ chuỗi giá trị. 3) phân tích chi phí và lợi nhuận, 4) phân tích
công nghệ, kiến thức và nâng cấp. 5) phân tích thu nhập trong chuỗi, 6) phân
tích việc làm trong chuỗi. 7) Quản trị và dịch vụ. 8) phân tích liên kết trong
chuỗi giá trị.
Trong công cụ 3 phân tích về chi phí và lợi nhuận, bao gồm 8 bước khác
nhau: 1) xác định chi phí và mức vốn đầu tư cần thiết. 2)tính doanh thu trên
người tham gia. 3) tính tỷ suất tài chính. 4) những thay đổi qua thời gian. 5) vị

thế tại chính tương đối của những người tham gia chuỗi. 6) tính chi phí cơ hội,
7) điểm chuẩn. 8) đi xa hơn dữ liệu định lượng [24].
Phân tích chuỗi ngành hàng FAO.
Theo FAO, phân tích chuỗi ngành hàng là một phần trong phân tích chuỗi
giá trị dựa trên lý thuyết của chuỗi giá trị. Nó đề cập tới tất cả các nhóm, các
thành phần kinh tế có đóng góp trực tiếp đến sự thành của sản phẩm cuối cùng,
Phân tích chuỗi ngành hàng toàn cầu theo tiếp cận chuỗi giá trị sẽ giúp cho doanh
nghiệp quyết định xem việc nào, thành phần nào tự sản xuất và phần nào chia sẽ
ra bên ngoài [22].


10

Phân tích chuỗi ngành hàng được sư dụng để phân tích chính sách theo
hai cách quan trọng sau: 1) đây là công cụ tài chính hoàn chỉnh các thành phần
khác nhau dọc theo chuỗi giá trị. 2) Đó là một khung phân tích cho phép việc
theo dõi có hệ thống phần lớn các thông tin cần thiết để phân tích kinh tế và vì
vậy mở rộng phân tích tài chính. Khái niệm quan trọng nhất trong phân tích chuỗi
ngành hàng là giá trị gia tăng VA, có nhiều chác tính giá trị gia tăng khác nhau
của một tác nhân trong chuỗi.
Đầu vào sản xuất bao gồm hai thành phần là 1) hàng hóa trung gian là
các yếu tố sản xuất được chuyển đổi hoặc sử dụng toàn bộ cho sản xuất đùa ra
trong một chu kỳ sản xuất 2) hàng hóa đầu tư là yếu tố sản xuất được sử dụng
từng phần trong quá trình sản xuất và được tính khấu hao hết sau một vài năm.
Vì vậy giá trị gia tăng được tính như sau: VA=Y-IC (Y là sản lượng hay giá trị
đầu ra; IC là chi phí trung gian).
Hàng hóa đầu tư bao gồm nhiều loại khác nhau như lao động, vốn, nhà
xưởng, máy móc, đất đai, công cụ, nguyên vật liệu... và tiền thế đóng cho chính
phủ. Như vậy, một tác nhân sản xuất sau khi trừ lấy tổng giá trị gia tăng trừ đi
phí phải trả cho hàng hóa, đầu tư thì sẽ thu được lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp= VA- (lương/ tiền công (đi thuê) + lãi suất + thuế).
Tuy nhiên, để sản xuất ra hàng hóa, thì tác nhân phải đầu tư cho các tài
sản cố định như máy mọc và được khấu hao từng phần vào chi phí sản xuất ra
Y, Vì vậy lợi nhuận ròng (NP) được tính như sau
Lợi nhuận ròng = lợi nhuận gộp- khấu hao.
Các số liệu VA, IC, Y, GP và NP là những chỉ số quan trọng để phân
tích và đánh giá hoạt đọng, hiệu quả, công bằng và đóng góp của chuỗi giá trị,
Trong tình hướng này, giá được sử dụng để tính toán là giá thị trường, vì vậy
các chỉ số có thể sử dụng để so sánh trong cùng quốc gia, giữa ngành để xác
định lợi thế so sánh thì phải sử dụng giá kinh tế với sự chuyển đổi phức tạp,
Trong giới hạn nghiên cứu này chỉ sử dụng giá thị trường mà không sử dụng
phương pháp tính giá kinh tế.


11

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hoạt động tín dụng trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
Thực tiễn đã chứng minh rằng trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước,
Đảng và chính phủ Việt Nam đã có những chính sách tín dụng phù hợp với cơ
chế quản lý kinh tế ở từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông
nghiệp nông thôn. Có thể chia sự phát triển của tín dụng nông nghiệp và nông
thôn ở nước ta ra thành hai thời kỳ: trước khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp năm 1988 và thời kỳ đổi mới
giai đoạn sau năm 1988.
a. Thời kỳ trước khi thực hiện NQ 10 của Bộ Chính trị (trước năm 1988)
Ở thời kỳ đó, sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn mang tính tự cung tự
cấp, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển dựa trên cơ chế quản lý
tập trung bao cấp. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các nông trường
quốc doanh, trang trại nông nghiệp của Nhà nước là những đơn vị kinh tế cơ

bản trong nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho
nông nghiệp và nông thôn thời kỳ này gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
mà trực tiếp là bộ phận ngân hàng nghiệp vụ nông nghiệp trong NHNN và các
HTXTD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các chi nhánh ở các tỉnh và hầu hết
các huyện với vai trò là một trung tâm tài chính ở nông thôn. Nguồn vốn của
ngân hàng Nhà nước bao gồm từ quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gửi tiết kiệm
của quần chúng nhân dân. Việc cung ứng vốn tín dụng từ Ngân hàng cho các
doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và quy
định của Nhà nước, chú trọng đầu tư xây dựng kinh tế cấp huyện. HTXTD là
một tổ chức tài chính tập thể ở nông thôn, bắt đầu được thành lập ở Miền Bắc
từ năm 1956 cùng với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Đến cuối năm 1960,
về cơ bản ở hầu hết các xã đều có HTXTD, với 5294 cơ sở và 2.082 nghìn xã
viên tham gia, chiếm 71% tổng số hộ nông dân Miền Bắc. Những năm đầu,


12

HTXTD đóng vai trò làm đại lý hưởng hoa hồng cho ngân hàng Nhà nước trong
lĩnh vực tín dụng nông thôn, nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ. Những năm sau đó,
HTXTD trở thành một tổ chức tín dụng độc lập ở các xã. Nguồn vốn chủ yếu
nhận vay từ ngân hàng Nhà nước và từ việc nhận gửi tiết kiệm trong khu vực
nông thôn. Thực hiện cho xã viên vay để phát triển kinh tế phụ gia đình, nhu
cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa...
HTXTD đã đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế tập thể và
nâng cao đời sống nông dân. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập kỷ 80 và
đầu thập kỷ 90, hàng loạt HTX tín dụng đã bị tan rã do nguồn vốn chủ yếu dựa
vào ngân hàng Nhà nước, vốn cổ phần quá ít ỏi, hiệu quả quản lý và hoạt động
kém, tình hình lạm phát cao của nền kinh tế.
Riêng nông thôn Miền Nam, thời kỳ trước năm 1975, dưới sự quản lý

của chính quyền Sài Gòn, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập đáp ứng
nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp. Năm 1975, Quốc gia nông tín được thành
lập, hoạt động độc lập hoặc kết hợp với HTX và hiệp hội nông dân cho hộ nông
dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến năm 1967, do Quốc gia nông
tín hoạt động không có hiệu quả kinh tế nên chính quyền Sài Gòn đã quyết định
bãi bỏ và thành lập Ngân hàng Phát triển nông thôn. Ngân hàng Phát triển nông
thôn coi hoạt động tín dụng như một công cụ trong phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn. Do đó, hàng năm khối lượng vốn tín dụng và số người
được vay tăng lên. Nguyên tắc cơ bản hoạt động của ngân hàng này ưu tiên
giúp đỡ người nghèo, nhưng lựa chọn và chỉ cho vay những nông dân thực sự
sản xuất nhằm góp phần vào công cuộc phát triển. Vì thế mà Ngân hàng đã rất
thành công trong việc cho vay đối với nông thôn và nông dân Miền Nam.
b. Thời kỳ từ khi thực hiện NQ 10 đến nay (từ 1988 đến nay)
Năm 1988 thực hiện khoán hộ, tín dụng từ đó được đến tận tay hộ nông
dân. Đã có nhiều tổ chức chính thống cùng cho vay như Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngân hàng


13

Công thương... các tổ chức này cho các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
vay vốn, có cả tín dụng sản xuất và tín dụng xã hội.
Hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn hiện nay bao gồm các tổ chức
tín dụng chuyên nghiệp và các tổ chức mang tính chất không chuyên nghiệp.
Các tổ chức tín dụng chuyên nghiệp đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Các
tổ chức mang tính chất không chuyên nghiệp thực hiện cho nông dân vay vốn
theo các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ và
các Tổ chức quốc tế, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội nông dân, các cấp chính quyền địa phương.

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại Nhà nước như Ngân hàng Công
thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển cũng tham gia cho vay phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mặc dù lượng vốn cho vay
còn rất ít.
Hiện nay, các hộ nông thôn vay vốn chủ yếu từ các nguồn sau đây:
* Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập
vào tháng 7/1988 theo Nghị định 53/HĐBT. Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam do Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước phê chuẩn vào ngày 22/12/1997: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam thuộc hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc
doanh. Là doanh nghiệp Nhà nước dạng đặc biệt tổ chức theo mô h́nh Tổng Công
ty Nhà nước có quyền tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh và bảo toàn vốn đầu tư. Lượng vốn cho vay hàng năm tăng với tốc
độ cao. Trong đó, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, phần lớn tiền
vay là ngắn hạn, tuy tỷ lệ này có giảm dần qua các năm và được thay thế bằng
tiền cho vay trung hạn và dài hạn.


14

Điều đáng chú ý đối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là trong cho
vay kinh tế ngoài quốc doanh thì cho vay hộ sản xuất nông thôn là chủ yếu. Thực
hiện Chỉ thị 202 ngày 28/6/1991 của Chủ tịch HĐBT về việc cho vay trực tiếp
kinh tế hộ trong cả nước và Nghị định 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về
khẳng định chủ trương cho vay trực tiếp kinh tế hộ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp là đúng đắn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường cho hộ sản
xuất vay vốn. Số lượng hộ vay và mức vay bình quân ngày càng tăng. Dư nợ
cuối năm 2005 tăng gần 200 lần so với cuối năm 1991, trên 0,5% hộ nông dân,
gồm cả hộ nghèo được tiếp cận thường xuyên với các tổ chức tín dụng chính

thức.
Thủ tục cho vay ngày càng được giản đơn và hợp lý hơn, lãi suất cho vay
từ 1,1%/tháng đối với vay ngắn hạn và 1,25%/tháng đối với vay trung và dài
hạn. Việc cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn
được gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn của chính
phủ.
* Ngân hàng chính sách xã hội
Tiền thân là ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là ngân hàng của Nhà
nước là một bộ phận làm dịch vụ cho hộ nghèo vay của ngân hàng nông nghiệp
được tổ chức thành bộ máy quản lý chuyên trách riêng, có con dấu riêng và
bảng cân đối riêng. Nguồn vốn chủ yếu từ Chính phủ và vay Ngân hàng Nhà
nước, Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo vay vốn lãi suất thấp để phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm
nghèo của Chính phủ. Việc xét duyệt cho vay vốn và thu hồi vốn được thực
hiện thông qua Ban xoá đói giảm nghèo ở địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên, Hội nông dân.
* Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế và nhu cầu tổ chức lại HTX
tín dụng ở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo


15

yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính
sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước, Thủ trướng Chính phủ đã có Quyết định số
390/TTg ngày 27/7/1993 cho phép triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín
dụng nhân dân Việt Nam.
Hệ thống QTDND gồm ba cấp: Quỹ tín dụng Trung ương, Quỹ tín dụng
khu vực và Quỹ tín dụng cơ sở. Các Quỹ tín dụng này trải rộng trên hầu hết cả

nước, từ vùng núi, trung du đến đồng bằng và ven biển. Đây là tổ chức tín dụng
thuộc loại hình HTX ở khu vực nông thôn, với mục tiêu hoạt động là khai thác
vốn tại chỗ của mọi tầng lớp dân cư để cho vay, phát triển sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và cải thiện đời sống các thành viên. Đến nay hệ thống QTDND đã huy
động và cho vay tới hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên số lượng QTDND còn quá ít so với số lượng phường xã của
cả nước, trình độ điều hành quản lý của cán bộ còn yếu, nợ quá hạn hàng năm
gia tăng.
* Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ
Những năm qua Nhà nước đã thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho
các hộ sản xuất bao gồm: Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc (chương
trình 327) thực hiện cuối năm 1992, chương trình giải quyết việc làm và xoá
đói giảm nghèo (chương trình 120) thực hiện từ giữa năm 1992. Các chương
trình này cung cấp tín dụng cho nông dân với sự ưu đãi về lãi suất (không lấy
lãi hoặc lãi suất rất thấp), thủ tục cho vay đơn giản hơn, nhiều khi không cần
thế chấp mà chỉ cần tín chấp. Nguồn vốn của các chương trình này bao gồm
một phần của ngân sách Nhà nước, một phần từ các khoản viện trợ của Chính
phủ nước ngoài hoặc các tổ chức phi chính phủ. Việc thực hiện cho vay được
giao cho hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng các ngành
chức năng như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Bộ Nông nghiệp và Phát


16

triển nông thôn, UBND các cấp thông qua các tổ chức hiệp hội đoàn thể như
Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Phòng kinh tế ở các huyện.
* Các chương trình và dự án của các tổ chức quốc tế hỗ trợ tín dụng cho
nông dân và phát triển nông nghiệp
Các tổ chức quốc tế thực hiện sự giúp đỡ các chương trình phát triển
nông nghiệp nông thôn. XĐGN thông qua các dự án cung cấp tín dụng cho

nông dân, nhất là dân nghèo và phụ nữ. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu
sau: dự án được thực hiện sớm nhất là dự án VIE91/P01 do quỹ dân số thế giới
(UNFPA) và FAO với số vốn 5,5 tỷ đồng. Dự án tín dụng do IFAD cho vay với
số vốn 40 tỷ đồng cũng được thực hiện từ 1993 nhằm tăng thu nhập cho nông
dân. Dự án xoá đói giảm nghèo do chính phủ Đức tài trợ (KEW) với số vốn
55,138 tỷ đồng được thực hiện từ năm 1995. Trong những năm 1995-1997, các
dự án tín dụng nông thôn cho người nghèo IFAD và ADB tài trợ, với số vốn 55
triệu đô la Mỹ đã được triển khai thực hiện.
Dự án 2561/VN do WB tài trợ thực hiện từ năm 1994 gồm hợp phần tín
dụng nông thôn cho nông dân vay và hợp phần cho vay phục hồi cây cao su.
Đến cuối năm 1997 đã thực hiện được 79,3 triệu đô la Mỹ và 800 nghìn đô la
Úc. Chương trình tín dụng nông thôn của Quỹ phát triển Pháp (CFD), với tổng
số tiền 75 triệu Frăng, lãi suất 4%/năm, thời hạn 20 năm, cho vay qua Bộ tài
chính và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dự án tín dụng nông thôn
của ADB với tổng số vốn 75,5 triệu đô la Mỹ, cho vay các thành phần kinh tế
tư nhân, hộ gia đình trên toàn quốc để sản xuất nông nghiệp và chế biến nông
lâm sản, dịch vụ phát triển nông thôn.
Dự án phát triển chè và cây ăn quả do ADB tài trợ thực hiện từ năm 2000
gồm hợp phần tín dụng cho các hộ trồng chè và cây ăn quả vay ở 13 tỉnh với số
vốn 56,7 triệu đô la Mỹ.Quỹ nhi đồng Mỹ thực hiện cho các hộ nông dân nghèo
vay thông qua tổ nhóm và hội phụ nữ.


17

Hợp phần tín dụng thuộc chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS)
kết hợp cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các hộ
nông dân đã được tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi vay vốn. Với
hình thức là bảo lãnh tín dụng, tức là hợp phần tín dụng sẽ chuyển một lượng
vốn nhất định vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bảo lành

cho các hộ nông dân được dự án tập huấn kỹ thuật vay vốn. Nếu các hộ không
trả được thì hợp phần tín dụng sẽ chịu phần rủi ro 50%. Nếu hộ nợ quá hạn thì
hợp phần tín dụng sẽ chi trả toàn bộ số tiền trả chậm của hộ. Khi thu được tiền
sẽ khấu trừ lại.
* Tín dụng không chính thống
Tín dụng không chính thống chưa được đánh giá đầy đủ cả về sự tồn tại
khách quan và vai trò của nó. Trước đây, tín dụng không chính thống, đặc biệt
là kinh doanh tư nhân về tiền tệ, thường bị ngăn cấm. Từ sau đổi mới, tín dụng
không chính thống đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn cho sản xuất và
tiêu dùng của người dân nông thôn. Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Tổng cục thống kê thực hiện năm
1992-1993, thì có tới 72% các hộ gia đình nông dân đã vay vốn từ khu vực không
chính thống. Trong thời gian gần đây, tín dụng chính thống đã phát triển mạnh
mẽ để đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu vay vốn cho nông dân, tỷ lệ số hộ
nông thôn sử dụng tín dụng chính thống đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng ngày
càng nhiều hơn nhu cầu vay vốn cho nông dân, tỷ lệ số hộ nông thôn sử dụng tín
dụng không chính thống có xu hướng giảm.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp nông
thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho nông nghiệp
nông thôn chúng ta rút ra một số nhận xét sau đây:
a. Tín dụng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn
Tín dụng với vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu tư vốn
tăng năng lực sản xuất, cũng như góp phần tái cơ cấu và phân phối lại các nguồn


18

tài chính cho phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế
nói chung.

b. Các tổ chức tín dụng chính thống có vai trò chủ đạo cung cấp vốn tín
dụng cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn
Việc xây dựng các tổ chức tín dụng chính thống tự chủ về tài chính và
phát triển ổn định là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tín
dụng của các chính phủ. Các tổ chức tín dụng này được coi là một đơn vị kinh
doanh tiền tệ, hạch toán độc lập, tự trang trải các chi phí hoạt động, đảm bảo
thu hồi đủ vốn trên cơ sở cho vay với lãi suất hợp lý, động viên người có tiền
nhàn rỗi gửi tiết kiệm coi đó là nguồn vốn chủ yếu để cho vay.
c. Vốn tín dụng có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế và nâng cao
đời sống hộ nông dân
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những đặc điểm riêng biệt và rất
phức tạp. Các nguồn lực đất đai, lao động... của các hộ nông dân hiện nay đa
số là sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả. Việc cung cấp vốn tín dụng có tác
động tận dụng các nguồn lực hợp lý, tăng quy mô, tăng năng suất, phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống hộ nông dân.
d. Tín dụng ưu đãi rất cần thiết với việc xoá đói giảm nghèo
Tín dụng ưu đãi là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp,
nhất là giúp các hộ nông dân nghèo. Tín dụng ưu đãi là cần thiết cho các vùng
mà nông dân đang gặp nhiều khó khăn về đời sống và kinh tế, cho các thời điểm
mà nông dân thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của nông dân và nông thôn. Vì
thế, tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia, các chính phủ vẫn nên có những
CTTDUĐ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho hộ nông dân
nghèo thiếu vốn sản xuất, để thực hiện các mục tiêu XĐGN, công bằng xã hội
và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
e. Sự tồn tại khách quan của tín dụng không chính thống
Ở các nước có kinh tế phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, tín
dụng không chính thống vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong việc cung



×