Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn ngữ văn cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.94 KB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG THCS YÊN TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
RA ĐỀ KIỂM TRA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS

Người thực hiện: Trịnh Thị Thu
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Trường
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ Văn

YÊN ĐỊNH, NĂM 2019


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14

Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
01-03
01
02
02
02-03
03-20
03-04
04-05

05-20
20
20-21
20
20-21
22


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Khi bước vào thiên niên kỉ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: “Quốc gia
nào, cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều
lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản”.
Chính vì lẽ đó Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới
giáo dục một cách toàn diện. Chiến lược giáo dục, chiến lược con người luôn
luôn được đặt lên hàng đầu để đất nước vững bước hoàn thành công nghiệp hóa
- hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế.
Quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện, nhiều vấn đề cốt yếu đã
được đặt ra. Trong số đó chúng ta nói nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy
và học. Các kĩ thuật dạy học tích cực, việc tạo môi trường thuận lợi để người
học thực hiện hoạt động của mình với tư cách là chủ thể đích thực của hoạt động
đó đang được đề cập rất nhiều.
Nhưng trong thực tế đổi mới giáo dục không chỉ là việc cải cách phương
pháp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, phù hợp, tạo môi trường điều kiện thuận lợi
cho người học... mà chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì đổi mới
kiểm tra đánh giá thực chất là góp phần đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của
giáo dục.
Song trong thực tế những năm qua ở hầu hết các nhà trường phổ thông vấn
đề này chưa được chú trọng nhiều. Mức độ kiểm tra đánh giá ở các nhà trường
là chưa đồng đều. Chính vì thực trạng này cho nên trong các đợt tổng kết thi đua

cuối năm của Phòng giáo dục Yên Định đã tồn tại một số nghịch lý. Một số
trường có chất lượng mũi nhọn hầu như vào bậc thấp gần nhất trong huyện thì
kết quả đại trà lại rất cao. Hiện tượng đó đã phản ánh một thực trạng dễ nhìn
thấy đó là sự tồn tại trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh.
Làm thế nào để tìm được tiếng nói chung trong việc kiểm tra đánh giá học
sinh, đảm bảo được sự đồng đều, công bằng và quan trọng là hướng đến được
mục tiêu đổi mới giáo dục.
Thông qua việc kiểm tra đánh giá góp phần thúc đẩy, phát huy năng lực của
người học. Trong thời gian gần đây (đặc biệt là từ năm học 2018-2019) việc đổi
mới kiểm tra đánh giá đã được chú trọng đặc biệt. Làm thế nào để kiểm tra đánh
giá được đúng trình độ năng lực của học sinh theo mục tiêu chương trình môn
học là vấn đề luôn được quan tâm. Đã có nhiều lớp chuyên đề, tập huấn có
những trang đề thi và đáp án mẫu. Song qua tìm hiểu một số trường lân cận bản
thân tôi nhận thấy mức độ kiểm tra đánh giá vẫn thiên về tính chủ quan của mỗi
cá nhân người dạy. Và mỗi người khi thực hiện kiểm tra đánh giá đều theo cái lý
của mình, ai cũng cho là câu hỏi đề thi của mình ra là hoàn toàn hợp lý. Ngay cả
trong đơn vị sở tại của tôi cũng như vậy thời gian đầu năm học 2018-2019 việc
thống nhất đề thi ở các khối lớp, giữa các đồng chí giáo viên trong tổ nhóm
chuyên môn là rất khó khăn. Nhưng chỉ sau hơn một tháng, nhờ tinh thần trách
nhiệm của Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, tinh thần học hỏi
và ý thức làm việc nghiêm túc của các đồng chí giáo viên chúng tôi đã tìm được
tiếng nói chung trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. Đặc biệt là khâu ra đề,
làm đáp án, chấm và chữa bài cho học sinh.
1


Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trước đây cũng đã
từng là một giáo viên đứng lớp tôi mong muốn đóng góp một số ý kiến nhỏ bé
của mình vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn ở bậc THCS. Mong
sao chúng ta sẽ tìm được sự đồng điệu trong việc kiểm tra đánh giá học sinh ở

môn học thú vị này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Kiểm tra đánh giá là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo
viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm việc ra đề kiểm tra
cho học sinh đơn giản là để có điểm số ghi vào sổ điểm cho hợp pháp. Từ đó, có
căn cứ để cuối học kì, cuối năm đánh giá học sinh. Còn các cán bộ quản lý giáo
dục thì cho rằng đó là công việc của giáo viên chứ không phải của Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng.
Theo xu thế quốc tế hiện nay, ra đề kiểm tra là một trong những phương
pháp đánh giá mà thông qua đó chất lượng hoạt động dạy học được nâng cao.
Nhưng nhiều cán bộ quản lý và giáo viên lại cho rằng áp dụng xu hướng quốc tế
trong kiểm tra đánh giá là một khó khăn đối với các trường học ở nước ta hiện
nay. Bên cạnh đó, năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên nhìn chung
còn hạn chế khó ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học. Hơn nữa điều
kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn, mỗi giáo viên phải đảm đương một
khối lượng công việc lớn. Vì thế giáo viên không có thời gian để đầu tư cho hoạt
động kiểm tra đánh giá. Còn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thì bị sức ép của
nhiều công việc không tên nên cũng không có nhiều thời gian để tham gia vào
hoạt động này.
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là thay đổi cách nghĩ: Kiểm tra
đánh giá chỉ là việc của giáo viên và chúng ta cũng có thể tiếp cận được xu thế
quốc tế trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt với môn Ngữ Văn còn phải kiểm tra
đánh giá theo hướng phát triển năng lực để phát hiện và thúc đẩy chỉ số cảm xúc
(EQ) của học sinh. Nhận biết được những rung động của học sinh trước những
tình huống cụ thể, giáo dục các em có thêm kĩ năng mềm, trở thành công dân tốt
trong thời kì hội nhập toàn cầu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong thực tế dạy học ở các nhà trường hiện nay có thể khẳng định một điều
là việc dạy học các môn khoa học xã hội nói chung và dạy môn Ngữ Văn nói
riêng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ. Các môn học này đang bị xu

thế chung của xã hội xem nhẹ, chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng như các
môn khoa học tự nhiên. Mặc dù qua khảo sát và tâm sự với học sinh, tôi được
biết rằng môn Ngữ Văn đối với các em không khó cũng không phải là không
hứng thú, học sinh không yêu thích. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khi giải
thích hiện tượng này. Nhưng cũng phải khẳng định rằng một trong những
nguyên nhân cơ bản đó là do việc đổi mới kiểm tra đánh giá chưa thực sự hiệu
quả, dù biết rằng đây là việc làm không đơn giản “Dạy học văn là một bài toán
nan giải, quá trình đổi mới là một quá trình nhọc nhằn” (Phan Trọng Luận).
Chính vì thế đối tượng nghiên cứu trong đề tài này sẽ là: Đổi mới kiểm tra
đánh giá môn Ngữ Văn cấp THCS thông qua cách ra đề thi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
2


Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm bản thân
tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
a.Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết:
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề đổi mới kiểm tra
đánh giá của các nhà giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục.
b.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Tham khảo đề kiểm tra của các trường bạn, xem cách đánh giá cho điểm
của giáo viên ở một số trường, trao đổi và nắm bắt ý kiến về việc đổi mới kiểm
tra đánh giá của các giáo viên, các đồng chí quản lý ở nhiều trường khác nhau.
- Tiếp cận học sinh nắm bắt ý kiến của các em về cách ra đề thi, đánh giá
của các em về mức độ chấm điểm của thầy cô đối với bản thân mình, đối với
bạn cùng lớp, cùng trường.
- Tham khảo đề thi, điểm thi của các kì thi lớn như thi học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh, thi lớp 10 trung học phổ thông.
c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
- Sau khi có được những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thống kê các ý

kiến để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của mỗi nhóm ý kiến.
- So sánh, đối chiếu với suy nghĩ quan điểm của bản thân mình.
- Tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong việc kiểm tra đánh giá.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trong lí luận dạy học có nêu “Kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng to lớn đến
chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên nắm bắt
được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy
học, giúp người học biết được chất lượng học tập để từ đó điều chỉnh phương
pháp học cho phù hợp với hình thức và phương pháp kiểm tra, nhằm đạt kết quả
cao hơn”. Do đó kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định
hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học, thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập
nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Kiểm tra đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà là của cả học
sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong việc kiểm tra đánh giá phải
dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, được tiến hành một cách bình thường,
thường xuyên ở tất cả các bộ môn, các khối lớp. Chính vì vậy giáo viên cần tạo
điều kiện cho học sinh phát huy được tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong khi
làm bài kiểm tra. Ngăn chặn tình trạng học vẹt, học tủ và sử dụng tài liệu trong
khi làm bài kiểm tra. Về mặt tâm lí, giáo viên phải tạo ra không khí thoải mái, tự
tin, tránh căng thẳng để học sinh có thể đạt kết quả đúng với năng lực của mình.
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng đồng thời cũng là bước khởi đầu
cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình
giáo dục. Chúng ta hãy xem việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không
phải là công cụ đo lường vì vậy nội dung đánh giá cần hướng tới đầu ra, đánh
giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. Động viên sự tiến bộ của học
sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót, chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh
hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của
3



học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Làm được điều này chính là chúng ta đang hướng tới
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần đổi
mới phương pháp dạy học.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là tạo điều kiện cho giáo viên nắm được năng
lực của từng học sinh trong lớp, trong khối từ đó để có biện pháp bồi dưỡng học
sinh khá giỏi, giúp đỡ kèm cặp học sinh yếu kém. Đây cũng chính là cơ sở thực
tế để giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp dạy học phù hợp từng
môn học. Đây cũng là thông tin phản hồi hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Đặc biệt
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với công tác quản lý thì kết quả kiểm tra đánh giá là căn cứ để thực hiện
công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức quá trình dạy học. Ban giám hiệu căn cứ
vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá thực hiện mục tiêu giáo dục và chỉ
đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, trao đổi, điều chỉnh phương pháp dạy học cho
phù hợp. Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá xếp
loại giáo viên trong từng năm học.
Từ những cơ sở lí luận nêu trên chúng ta có thể thấy rằng việc thực hiện
kiểm tra đánh giá là khâu vô cùng quan trọng đối với tất cả các thành viên trong
hội đồng sư phạm nhà trường. Đậy là sự vận động của cả hệ thống: Ban giám
hiệu - tổ chuyên môn - giáo viên - học trò. Làm tốt vấn đề này chắc chắn giáo
dục của nhà trường sẽ được nâng cao.
2. Thực trạng của về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước khi là một cán bộ quản lý, bản thân tôi đã là một giáo viên Ngữ Văn có
thâm niên đứng lớp 15 năm. Trong khoảng thời gian giảng dạy, trực tiếp tham gia
kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau và cũng thu được kết
quả tương đối tốt. Song đến thời điểm hiện tại tôi đã rút ra được nhiều vấn đề về
cách kiểm tra đánh giá trước đây đang tồn tại một số nhược điểm, nhất là đối với
môn Ngữ Văn.

- Trước năm 2010, hầu như giáo viên không làm ma trận khi ra đề kiểm tra cho
nên nhiều đề kiểm tra không đảm bảo tính khoa học, không xác định được phần kiến
thức trọng tâm của từng chương, từng phần.
- Từ năm học 2009-2010 đến nay, sau hội thảo của Sở giáo dục và đào tạo về
vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá, Phòng giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo sát sao các
trường về việc thực hiện công tác đổi mới kiểm tra tương đối tốt. Đề kiểm tra, các
hình thức kiểm tra phong phú, các phần kiểm tra trọng tâm được chú trọng. Giáo
viên đã đồng bộ thực hiện làm ma trận đề trước khi ra đề cho nên các đề thi hầu hết
đều khoa học chặt chẽ.
Song nội dung các đề kiểm tra về thực chất vẫn chưa phát triển được khả năng
sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương và đặc biệt là các đề bài thường công thức,
khuôn mẫu khiến học sinh chưa có cơ hội bộc lộ thái độ, ý kiến chủ quan của mình
về các vấn đề nêu ra trong đề bài. Bản chất của môn Ngữ Văn là sự sáng tạo, người
học phải được bộc lộ cái “tôi” cá nhân của mình trong quá trình học, đặc biệt là
thông qua các bài kiểm tra viết. Song vì ngữ liệu ở đề bài thường là những ngữ liệu
thuộc về sách giáo khoa mà thông thường những kiến thức này thầy cô giảng dạy
cho các em đến nhuần nhuyễn cho nên khi làm bài các em thường học thuộc và viết
4


lại theo trí nhớ của mình cho nên khi chấm bài chúng ta vẫn bắt gặp hiện tượng
nhiều bài văn viết giống nhau hoặc na ná giống nhau.
Không chỉ là các bài kiểm tra định kì theo phân phối chương trình, các đề thi
vào lớp 10 môn Ngữ Văn theo kiểu cũ cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Bố cục của
đề gồm ba phần. Phần Tiếng Việt (2 điểm), phần nghị luận xã hội (3 điểm) và phần
nghị luận Văn Học (5 điểm). Ba phần này hầu như tách biệt và với kiểu ra đề này
giáo viên rất dễ dạy tủ, học sinh học trúng tủ. Chính vì thế ở trường tôi, có đồng chí
giáo viên Ngữ Văn chuyên dạy lớp 9, xét về năng lực chuyên môn rất tốt, cộng thêm
kinh nghiệm giảng dạy nên năm nào ôn thi vào lớp 10 hầu như đồng chí cũng dạy
trúng tới 70% đến 80% đề. Vì thế phổ điểm thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 của trường

là rất cao, hầu như học sinh dưới điểm 5 là vô cùng ít. Trên thực tế có em không đậu
vào lớp 10 Trung học phổ thông nhưng môn Ngữ Văn vẫn đạt tới 6,5 điểm vì trúng
đề.
Cách ra đề như vậy khiến học sinh có quan niệm không cần học Văn nhiều, đến
lúc nào thi vào cấp 3 chỉ cần ôn một đợt 10 buổi là ổn. Đó cũng là vấn đề khiến học
sinh sao nhãng trong quá trình học và gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy. Quan trọng hơn là không phát huy được sự chủ động sáng tạo của học
sinh trước một vấn đề, một tình huống đặt ra trong đề thi. Có lẽ vì thế mà trên các
trang mạng xã hội hiện nay đã xuất hiện nhiều clip “cười ra nước mắt” về bài làm
văn và đánh giá của giáo viên về bài viết của học sinh như: “Tả bà thì phải ăn trầu,
ngồi bên thúng khâu, không được đi xe máy, không được hát karaoke…”
Xuất phát từ thực trạng đó, từ năm học 2018-2019 Bộ giáo dục, Sở giáo dục đã
có đợt tập huấn về kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn chuẩn hóa câu
hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực,
khả năng sáng tạo của học sinh nhất là ở môn Ngữ Văn. Bản thân được tham gia lớp
tập huấn tôi đã thấy được sự khác biệt rõ rệt trong cách ra đề so với trước đây. Cách
ra đề lần này đã thực sự hướng đến sự phát triển năng lực của học sinh bởi mục tiêu
là tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh
được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Cách ra đề
lần này cũng giúp học sinh hiểu được, nhận thức, cảm nhận những suy nghĩ mang
tính tích cực nhân văn, hoàn thiện nhân cách lứa tuổi đang phát triển, hình thành nên
những người công dân chân, thiện, mĩ trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Gần một năm học trôi qua, bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn trong nhà trường, tôi đã tham gia xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn đề,
trực tiếp chỉ đạo tổ chuyên môn phải áp dụng cách ra đề thi theo hướng phát triển
năng lực của học sinh khắc phục lối làm bài sáo rỗng, học thuộc lòng trong các bài
kiểm tra như trước đây. Bước đầu chúng tôi đã đạt được một số thành công nho nhỏ.
Và dưới đây chính là phần trọng tâm của sáng kiến kinh nghiệm: Ra đề kiểm tra
theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ Văn THCS.
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

Trong phạm vi một đề tài nhỏ, với những kinh nghiệm được đúc rút qua gần
một năm thực hiện việc ra đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh tôi xin
được phép trình bày một số quan điểm ra đề thi của bản thân mình kèm theo ma
trận, đề thi và đáp án minh họa.
5


Trước hết khi thực hiện công tác kiểm tra đánh giá phải đảm bảo dựa theo
chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học được tiến hành theo quy trình 6 bước.
Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.
Bước 2: Xác định nội dung đề kiểm tra.
Bước 3: Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng).
Bước 4: Biên soạn đề kiểm tra (Bao gồm cả ma trận, đề kiểm tra và đáp án).
Bước 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá.
Bước 6: Xử lí kết quả kiểm tra đánh giá.
Phải dựa theo các tiêu chí của kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện (kiến
thức, kĩ năng) độ tin cậy (chính xác, công bằng, phản ánh chất lượng thực của học
sinh) tính khả thi (nội dung cách thức phù hợp với điều kiện dạy học) đảm bảo yêu
cầu phân hóa (phân loại được chính xác trình độ, năng lực nhận thức của học sinh)
hiệu quả (đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá, tạo động lực đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục).
Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá nhưng tôi xin được đưa ra một số ví dụ
cụ thể để minh họa cho các hình thức đánh giá cơ bản như sau:
a.Kiểm tra 15 phút.
Đối với môn Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 đều có ít nhất 3 bài kiểm tra 15 phút/ 1
kì. Vì thời gian kiểm tra 15 phút tương đối ngắn nên hầu như trong đề kiểm tra
chúng tôi sử dụng 80% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Có những đề bài sử dụng
100% trắc nghiệm khách quan.
Mục đích của việc kiểm tra 15 phút ở môn Ngữ Văn chúng tôi mong muốn củng

cố cho học sinh kiến thức cơ bản về các phân môn nhỏ như Tiếng Việt, Văn bản,
Tập làm văn. Lượng kiến thức cho một bài kiểm tra 15 phút có thể nằm trong vòng
4 đến 5 tuần học (phù hợp với 3 bài kiểm tra trên 1 kì)
Khi thiết kế đề thi 15 phút chúng tôi sử dụng cả 4 dạng câu hỏi như: Câu nhiều
lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, câu lựa chọn đúng, sai, câu ghép đôi (hay còn gọi là
câu kết nối)
Đối với bài kiểm tra 15 phút chúng tôi không bắt buộc phải thiết lập ma trận đề
kiểm tra.
Ví dụ: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 8 (Kiến thức liên quan từ tiết
1 đến tiết 20)
Đề bài:
Câu 1: (0,5 điểm) Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ
đó… …………… được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: (0,5 điểm) Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó
được …………….. trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 3: (0,5 điểm) Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất
…………….. về nghĩa.
Câu 4: (0,5 điểm) ……………… của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể
hiện chủ đề.
Câu 5: (1 điểm) Từ ……………… là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của
sự vật. Từ ……………… là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Câu 6: (2 điểm) Nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp.
6


A
1. Tôi đi học
2. Trong lòng mẹ
3. Tức nước vỡ bờ
4. Lão Hạc


Nối
1234-

B

a. Tiểu thuyết
b. Truyện ngắn hiện thực
c. Hồi kí tự truyện
d. Bút kí
e. Truyện ngắn trữ tình
Câu 7:(0,5 điểm) Đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”Nguyên Hồng) đã ghi lại một cách chân thực những rung động cực điểm của
một linh hồn trẻ dại.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8:(0,5 điểm) Nhân vật bà cô bé Hồng là một người có tính cách tiêu biểu
cho những người phụ nữ ngày xưa.
A. Đúng
B. Sai
Câu 9:(0,5 điểm) Hình ảnh chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ’ là một
chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát, dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm, có
tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ.
A. Đúng
B. Sai
Câu10:(0,5 điểm) Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích “Tức nước
vỡ bờ”
A. Có giá trị châm biếm sâu sắc.
B. Là đoạn trích có kịch tính cao.
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố.
D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.

Câu11:(0,5 điểm) Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả chủ yếu miêu tả
các nhân vật bằng cách nào?
A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của nhân vật.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Câu12:(0,5 điểm) Tư tưởng mà nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm qua đoạn
trích “Tức nước vỡ bờ” là gì?
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: Có áp bức là có đấu tranh.
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 13:(0,5 điểm) Trong truyện ngắn cùng tên, Lão Hạc hiện lên là người như
thế nào?
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là một người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là một người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
Câu 14:(1,5 điểm) Điền tên kiểu đoạn văn vào các sơ đồ sau:
a. 1
2
3
4
5:……………………….
b.
7


1
……………………………………………..


2

3

4

:

5

c.
1

2

3

4

5 :……………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM.
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu1
Điền từ: bao hàm
0,5 điểm
Câu2
Điền từ : bao hàm

0,5 điểm
Câu3
Điền từ : một nét chung
0,5 điểm
Câu4
Điền từ : bố cục
0,5 điểm
Câu5
Điền từ : tượng hình
0,5 điểm
tượng thanh
0,5 điểm
Câu6
Nối 1với e, nối 2 với c, nối 3 với a, nối 4 Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
với b
Câu7
Chọn A
0,5 điểm
Câu8
Chọn B
0,5 điểm
Câu9
Chọn A
0,5 điểm
Câu10 Chọn A
0,5 điểm
Câu11 Chọn B
0,5 điểm
Câu12 Chọn B
0,5 điểm

Câu13 Chọn A
0,5 điểm
Câu14 Sơ đồ a điền đoạn văn song hành
0,5 điểm
Sơ đồ b điền đoạn văn diễn dịch
0,5 điểm
Sơ đồ c điền đoạn văn quy nạp
0,5 điểm
Như vậy qua bài kiểm tra 15 phút như trên học sinh đã được củng cố khắc
sâu toàn bộ kiến thức đã học trong 5 tuần học đầu tiên về cả 3 phân môn đó là:
Tiếng Việt, Văn bản đọc hiểu và Tập làm văn.
Kết quả của bài kiểm tra 15 phút ở hai lớp 8 sau khi trả bài đã đáp ứng được
mục tiêu khi ra đề đó là: Học sinh lực học khá, giỏi đạt điểm cao, các em lực học
còn yếu, kém cũng có thể vươn tới mức điểm trung bình hoặc gần trung bình.
b. Kiểm tra 1 tiết( kiểm tra 45 phút)
Theo phân phối chương trình môn Ngữ Văn lượng bài kiểm tra 1 tiết ở mỗi
khối lớp trong một học kì cũng tương đối nhiều (bao gồm cả phần Văn bản đọc
8


hiểu và Tiếng Việt), lớp ít nhất là hai bài/1 kì vì thế việc ra đề kiểm tra 1 tiết
giáo viên chủ động và có sự chuẩn bị chu đáo, không thể tùy tiện hoặc ra đề theo
hứng. Trong gần một năm học qua đối với bài kiểm tra 1 tiết chúng tôi không sử
dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà thực hiện ra đề 100% là tự
luận. Yêu cầu ra đề cũng bao gồm 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng
thấp và vận dụng cao.
Đối với hình thức kiểm tra này chúng tôi vẫn chú trọng đến những câu hỏi
mở, lồng ghép các môn học liên quan như: Giáo dục công dân, Lịch Sử, giáo
dục kĩ năng sống, ý thức trách nhiệm công dân để học sinh bộc lộ nhận thức của
bản thân mình về cuộc sống. Tất nhiên khi ra đề chúng tôi vẫn phải chú trọng

nhiều đến phần kiến thức cơ bản mà phân phối chương trình quy định cho một
tiết kiểm tra.
Ví dụ: Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 6 tiết 97.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong
chương trình Ngữ văn 6 từ tiết 73 đến tiết 97 (6 tuần) với mục đích đánh giá
năng lực đọc hiểu và tạo lập những đoạn văn ngắn của học sinh.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu và ghi nhớ kiến thức.
- Phát huy năng lực sáng tạo trong việc cảm nhận về các nhân vật, chi tiết
trong văn bản.
3. Thái độ:
- Chủ động tích cực trong việc thể hiện cảm nhận, thái độ của bản thân về
nhân vật, về chi tiết trong tác phẩm.
- Thông qua đó tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà
mỗi người hướng tới (Vẻ đẹp của con người, tình yêu và niềm tự hào về tiếng
nói dân tộc, lòng kính yêu lãnh tụ).
II. Hình thức đề thi:
Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
III. Ma trận:
Mức độ Nhận biết
Thông Vận dụng
Vận dụng cao Cộng
NDĐG
hiểu
I.Trắc
- Thông qua
nghiệm
nội dung tác

Ghi
nhớ phẩm truyện
kiến thức về kí nhận biết
các
tác được tên tác
phẩm truyện phẩm

Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tỉ lệ
20%
20%
II. Tạo lập
- Viết đoạn văn - Viết đoạn
văn bản
tự sự tóm tắt văn trình bày
9


diễn biến sự
việc
- Viết đoạn văn
miêu tả chân
dung nhân vật
dựa theo văn
bản.

2
6
60%
2
6
60%

suy nghĩ về
một vấn đề
đặt ra trong
tác phẩm

Số câu
1
3
Số điểm
2
8
Tỉ lệ
20%
80%
Tổng cộng
1
1
4
Số câu/ số 2
2
10,0
điểm/tỉ lệ
20%

20%
100%
IV. Đề bài:
Câu1: (2điểm) Nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Bài học đường đời đầu 1a. Hình ảnh con người lao động mạnh mẽ,
tiên.
khỏe khoắn giữa thiên nhiên.
2. Sông nước Cà mau
2b.Lòng vị tha, nhân hậu sẽ là thứ ánh sáng
đẹp đẽ làm người khác phải thức tỉnh.
3. Vượt thác
3c. Bức tranh sông nước, cảnh chợ búa tấp
nập, đông vui nơi mảnh đất tận cùng của Tổ
quốc.
4. Bức tranh của em gái 4d. Trong cuộc đời không nên hóng hách,
tôi
kiêu ngạo kẻo mang vạ vào thân.
Câu2: (3 điểm) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) kể lại sự việc
gì? Hãy kể lại tóm tắt diễn biến của sự việc ấy bằng một đoạn văn khoảng 7
dòng.
Câu3: (3 điểm) Dựa vào văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (tác giả Tô
Hoài) em hãy viết đoạn văn khoảng 7 dòng tả lại hình ảnh chàng Dế Mèn theo
trí tưởng tượng của em?
Câu4: (2 điểm) Hãy trình bày cảm nghĩ của em về câu nói của thầy Ha men
trong văn bản “Buổi học cuối cùng” (An-phông –xơ- Đô đê) và 2 câu thơ của
Lưu Quang Vũ trong bài “Tiếng Việt”?
- Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ vững tiếng nói của

mình, chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
( “Buổi học cuối cùng” - An-phông -xơ- Đô đê)
“Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”
( Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1.

Nối 1 với d
Nối 2 với c

ĐIỂM

0,5 điểm
0,5 điểm
10


Câu 2

Câu 3

Câu 4

Nối 3 với a
Nối 4 với b
- Kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến
dịch.

- Tóm tắt: +Trên đường đi chiến dịch Bác Hồ cùng các
chiến sĩ ngủ lại ở một cánh rừng trong một đêm mưa rét.
+ Anh đội viên giật mình thức giấc thấy Bác vẫn ngồi im
lặng với vẻ mặt trầm ngâm, lo lắng như đang suy nghĩ điều
gì.
+ Anh ngủ thiếp đi và thức giấc nhưng Bác vẫn ngồi như
thế.
+ Anh tức dậy mời Bác đi ngủ và anh đã hiểu được lí do
khiến Bác không ngủ đó là tình yêu thương vô bờ bến của
Bác đối với bộ đội, dân công và toàn thể dân tộc. Anh sung
sướng tự hào vì có Bác.
*Tả khái quát: To khỏe, cường tráng.
*Tả chi tiết: - Nước da: nâu bóng, đôi càng như đôi chân
của chàng lực sĩ, cánh dài, răng chìa ra nhọn hoắt, trán dô
bướng bỉnh…
- Điệu bộ: nhún nhảy mỗi khi đi, cánh vỗ phành phạch tạo
nên những luồng gió mạnh-> thể hiện có uy quyền của kẻ
cậy khỏe.
- Tiếng nói là linh hồn của một dân tộc, là bản sắc riêng, là
điều thiêng liêng quý giá nhất từ muôn đời.
- Dù dân tộc đó có bị áp bức, đô hộ nhưng họ vẫn giữ
được tiếng nói của dân tộc mình chính là đã có chiếc chìa
khóa thần kì mở cánh cửa độc lập, tự do.
- Đối với đất nước ta khi Triệu Đà xâm lược, Thành Cổ
loa rơi vào tay kẻ thù nhưng tiếng nói vẫn vẹn nguyên như
một minh chứng hùng hồn cho sức sống dân tộc.
- Đất nước Việt Nam chúng ta từng bị bao kẻ thù xâm
chiếm nhưng người Việt Nam vẫn giữ gìn Tiếng Việt luôn
trong sáng -> Yêu tiếng nói, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng nói là
biểu hiện của lòng yêu nước.

* Giáo viên ghi điểm bài làm của học sinh cần căn cứ
vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ
năng

0,5 điểm
0,5 điểm
(0,5 điểm)
(0,5 điểm
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(1,0 điểm)

0,5 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Mục đích của việc ra đề bài 1 tiết đối với học sinh lớp 6 giống như đề bài
trên là chúng tôi mong muốn học sinh được củng cố kiến thức cơ bản ở câu(1),
khả năng tóm tắt văn bản tự sự ở câu(2), vận dụng sự tưởng tượng và khả năng
tái hiện trong văn miêu tả ở câu (3). Đối với câu (4) là câu hỏi tương đối mở,
học sinh có thể trả lời theo mức độ cảm nhận, hiểu biết và khả năng của mình.
Sau giờ kiểm tra đến khi xử lí kết quả kiểm tra đánh giá chúng tôi cũng đã
thu được những kết quả giống như dự đoán khi xây dựng đề kiểm tra.
11



+ Đối với câu (1) 100% số học sinh của hai lớp làm đúng.
+ Đối với câu(2) 100% học sinh làm đúng về ý (nội dung bài thơ) song cách
diễn đạt, dùng từ ngữ khá đa dạng phong phú. Song dù diễn đạt bằng cách nào
các em cũng đã vận dụng tốt kĩ năng tóm tắt văn bản và hướng đúng đến nội
dung câu chuyện.
+ Đối với câu(4) câu cuối cùng, có mức độ phân hóa học sinh rõ rệt. Một số
em học sinh yếu chỉ nhắc lại được câu nói của thầy Ha men, học sinh trung bình
thì ngoài việc nhắc lại câu nói còn thêm được ý: Thầy Ha men muốn mỗi người
phải giữ vững tiếng nói của dân tộc mình dù có bị áp bức, nô lệ. Còn đối với các
em học sinh khá giỏi, nhiều em diễn đạt khá tốt, sáng tạo, thể hiện rõ năng lực
văn chương. Xin trích dẫn một đoạn trong bài kiểm tra của em Nguyễn Lê An
Phương (học sinh lớp 6A).
“ Em rất yêu Tiếng Việt, tiếng nói mà cha ông ta đã bao đời vun đắp, giữ
gìn. Tiếng Việt có trong lời ru của mẹ, trong câu chuyện cổ tích của bà, trong cả
bài giảng của cô giáo em. Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, kiên cường như con
người Việt Nam vậy. Có lẽ vì thế mà khi tên việt gian Trọng Thủy lừa lấy được
nỏ thần, Triệu Đà xâm chiếm nước ta, thành Cổ Loa rơi vào tay kẻ thù nhưng
Tiếng Việt vẫn thế: ngọt ngào, du dương, trầm bổng. Còn cậu bé Prăng học trò
của thầy Ha men cũng rất yêu tiếng Pháp, tiếng nói của dân tộc cậu ấy cho nên
cậu đã học một buổi học cuối cùng đầy ý nghĩa. Và chắc chắn cả em, Prăng và
tất cả mọi người đều hiểu rằng: Giữ gìn tiếng nói dân tộc là một hành động bảo
vệ Tổ quốc, chống kẻ thù xâm lược.
Kết quả cụ thể:
Trung
Loại khá
Loại giỏi
bình
Từ 0-2,75 Từ 3,0 - Từ 5,0 - Từ
7,0- Từ 9 đến 10

điểm
4,75 điểm 6,75 điểm 8,75 điểm điểm
SL %
SL
%
SL %
SL %
SL
%
0
0
1
1.6 25 39
34 53,1 4
6.3
1
64
Ví dụ: Kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết (45 phút) lớp 7- tiết 90 (Lượng kiến thức 5
tuần từ tiết 70 đến tiết 90)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy
định trong chương trình Ngữ Văn lớp 7( từ tiết 70 đến tiết 90) thuộc phân môn
Tiếng Việt.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết, vận dụng các kiểu câu, các thành phần câu phù hợp trong giao
tiếp và tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
- Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp thể
hiện là người có văn hóa trong giao tiếp.

II.Hình thức:
Số
HS
TT
dự
thi

Loại kém

Loại yếu

12


- Tự luận.
III.Ma trận:
Mức độ
NDĐG
I.Đọc ngữ liệunhận biết
- Văn bản trong

ngoài
chương
trình
phù hợp với học
sinh.
- Tiêu chí lựa
chọn ngữ liệu:
Đoạn văn hoàn
chỉnh. Độ dài

mỗi
đoạn
khoảng 50-70
chữ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Tạo lập văn
bản

Nhận
biết
- Nhận
biết câu
rút gọn
trong
đoạn
văn.
- Nhận
biết trạng
ngữ
trong
đoạn
văn.

Thông hiểu

2
4
40%


2
4
40%

Vận Vận
dụng cao

dụng Cộng

- Hiểu mục đích
của việc sử
dụng câu rút
gọn. Biết cách
sử dụng câu rút
gọn
trong
những trường
hợp cho phép.
- Nắm được đặc
điểm,
công
dụng của câu
đặc biệt.
4
8
80%
- Viết đoạn
văn độ dài
50-70 chữ.

- Chủ đề: Môi
trường
1
2
20%
1
2
20%

Số câu
1
Số điểm
2
Tỉ lệ
20%
Tổng số câu
2
2
5
Tổng số điểm
4
4
10,0
Tỉ lệ%
40%
40%
100%
IV.Đề bài:
Câu1:(2điểm) Hãy nêu mục đích của việc dung câu rút gọn? Trong trường hợp
nào không nên sử dụng câu rút gọn? Cho ví dụ cụ thể?

Câu2:(2điểm) Gạch chân các câu rút gọn trong đoạn văn sau:
... Mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó
là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc
bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông đều làm công việc rất bình thường. Và
đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc
cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.
( Phạm Lữ Ân)
Câu3:(2điểm) Nêu đặc điểm của câu đặc biệt? Việc sử dụng câu đặc biệt nhằm
những mục đích gì?
Câu 4:(2điểm) Gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn sau:
13


Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng
riêng.Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay
thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình
cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng
năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
Câu 5:(2điểm) Viết đoạn văn khoảng 5 dòng có sử dụng câu đặc biệt? (Gạch
chân câu đặc biệt đó). Chủ đề của đoạn văn về vấn đề môi trường.
V.Hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1.

Câu 2


Câu3
Câu 4

Câu 5

- Thông tin nhanh
- Tránh lặp từ
- Khi giao tiếp với người lớn tuổi
- Học sinh đưa ví dụ phù hợp
- Để trân trọng.
- Không phải để mặc cảm.
- Để bình thản tiến bước.
- Không phải để tự ti.

ĐIỂM

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

- Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
0,5 điểm
- Gọi đáp.
0,5 điểm
- Bộc lộ cảm xúc.

0,5 điểm
- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác
0,5 điểm
định thời gian, nơi chốn.
- Thường thường
0,5 điểm
- Sáng dậy
0,5 điểm
- Trên giàn hoa lí
0,5 điểm
- Chỉ độ tám chin giờ sáng
0,5 điểm
- Đảm bảo là một đoạn văn hoàn chỉnh, hạn chế lỗi chính
tả, dung từ.
0,5 điểm
- Đúng chủ đề.
0,5 điểm
- Có sử dụng câu đặc biệt.
0,5 điểm
- Viết có sức thuyết phục.
0,5 điểm

Lưu ý: Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của
học sinh.
Trên đây là đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 7 tiết 90. Khi ra đề chúng tôi đã xác
định bám sát 3 đơn vị kiến thức cơ bản trong gần 5 tuần học đó là: Câu rút gọn,
câu đặc biệt và trạng ngữ.
Để đảm bảo bài kiểm tra đúng đặc trưng phân môn chúng tôi bám sát theo
chuẩn kiến thức nhưng đồng thời cũng hướng đến việc phát triển năng lực học
14



sinh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng rất chú trọng đến việc dạy học sinh vận dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ vào việc giao tiếp đạt hiệu quả cao cho nên câu 1 của đề thi có
thêm ý: Trường hợp không nên sử dụng câu rút gọn để học sinh tránh được sự
khiếm nhã khi giao tiếp với người lớn tuổi.
Để phát huy năng lực của học sinh đồng thời gắn việc học với một vấn đề
có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống đó là vấn đề môi trường chúng tôi đã có
thêm câu 5. Và đây là câu hỏi mà học sinh bộc lộ được năng lực cá nhân của
mình rõ nhất. Vẫn còn một số em chưa biết sử dụng câu đặc biệt cho đoạn văn
của mình song 100% các em đã hiểu môi trường sống rất cần thiết với mỗi con
người. Và nhắc nhở mọi người cần phải nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường. Kết quả cụ thể sau khi chấm điểm:
Trung
Loại khá
Loại giỏi
bình
Từ
0- Từ 3,0 - Từ 5,0 - Từ
7,0- Từ 9 đến 10
2,75điểm
4,75điểm 6,75 điểm 8,75 điểm
điểm
SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
0
0

3
3,8 20 25,7 34
43,6 21 26,9
1
78
c. Kiểm tra 90 phút (2 tiết)
Đối với những bài viết 2 tiết ở các khối lớp 6,7,8,9 chúng tôi hoàn toàn ra
đề theo cấu trúc mới với bố cục 2 phần trong 1 đề kiểm tra đó là phần đọc hiểu
và phần tạo lập văn bản. Đối với phần đọc hiểu, chúng tôi thống nhất lựa chọn
ngữ liệu ngoài chương trình. Ngữ liệu được lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với
đối tượng học sinh, có ý nghĩa giáo dục và rèn luyện phẩm chất năng lực người
học. Một số chủ đề được chúng tôi đặt ra để lựa chọn tìm ngữ liệu như sau:
1. Tình yêu thương, lòng nhân ái.
2. Tình cảm gia đình.
3. Tình yêu quê hương đất nước.
4. Lòng biết ơn.
5. Đạo lí truyền thống dân tộc.
6. Phẩm chất đức tính của con người như: Khiêm tốn, tự lập, tự tin.
7. Lòng yêu Tổ quốc, ý thức trách nhiệm, lí tưởng sống, khát vọng.
8. Môi trường, khí hậu.
9. Kỹ năng sống.
10. Các vấn đề học đường.
Các ngữ liệu thuộc những chủ đề trên được lựa chọn từ những cuốn sách: hạt
giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống, phép màu cuộc đời hoặc các bài thơ có ý
nghĩa.
Đề minh họa: Bài viết số 7: Ngữ Văn lớp 9 tiết 134+135. Thời gian làm bài
90 phút.
I.
Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong
chương trình Ngữ Văn lớp 9 từ tiết 121 đến tiết 135.
Số
HS
TT
dự
thi

Loại kém

Loại yếu

15


- Phần nghị luận văn học: Kiểm tra năng lực nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức phần đọc hiểu , khả năng nghị luận về đoạn thơ, bài
thơ để tạo lập các văn bản có độ dài khác nhau.
3. Thái độ:
- Chủ động, trung thực khi bày tỏ thái độ cá nhân trước một số vấn đề đặt
ra trong đề bài.
- Từ việc bày tỏ thái độ có ý thức và hành động đúng trong cuộc sống.
II.
Hình thức:
Tự luận
III.Ma trận:
Mức độ
Nhận biết Thông

Vận
Vận
dụng Cộng
NDĐG
hiểu
dụng
cao
I.Ngữ liệu văn - Nhận biết -Hiểu được
bản thơ trữ từ
ngữ nội dung ý
tình.
nghĩa
nghĩa của
- Tiêu chí lựa chính,
đoạn thơ.
chọn ngữ liệu: nghĩa
+Một đoạn thơ chuyển
(ngoài chương trong đoạn
trình).
thơ.
+ Một văn bản - Nhận biết
thơ được học biện pháp
chính thức trong nghệ thuật
chương trình.
trong đoạn
thơ.
Số câu
2
2
4

Số điểm
1
2
3
Tỉ lệ
10%
20%
30%
II. Tạo lập văn
Viết - Viết 1 bài
bản
đoạn văn văn nghị luận
nghị luận văn học về tác
xã hội
phẩm thơ.
Số câu
1
1
2
Số điểm
2
5
7
Tỉ lệ
20%
50%
70%
Tổng số câu
2
2

1
1
6
Tổng số điểm
1
2
2
5
10,0
Tỉ lệ%
10%
20%
20%
50%
100%
IV.Đề bài:
I.Phần đọc hiểu:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
“Đi qua thời ấu thơ
Hạnh phúc khó khăn hơn
Bao điều bay đi mất
Mọi điều con đã thấy
16


Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con

Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”

(Sang năm con lên bảy- Vũ Đình Minh)
Câu1:(0,5 điểm) Từ “đi” trong câu thơ (1) và (2) được dùng theo nghĩa gốc hay
nghĩa chuyển?
Câu2:(0,5 điểm) Biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ
cuối?
Câu3:(1,0điểm) Khi đi qua thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành con phải đối mặt
với những điều gì?
Câu4:(1,0 điểm) Qua đoạn thơ em rút ra được bài học gì? (Trả lời khoảng 5
dòng)
II. Tạo lập văn bản.
Câu5:(2 điểm) Từ ý của bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng với
nhan đề: Tự lập là đức tính cần thiết của mỗi con người.
Câu6:(5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một cành hoa
Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca
Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến.
Dù là khi tóc bạc”
(Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải)
V.Hướng dẫn chấm.
Phần Câu Nội dung
Điểm
I.
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Từ “đi”được dùng theo nghĩa chuyển.

0,5
2
Từ “bàn tay” - hoán dụ
0,5
3
Khi đi qua thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành con phải đối 1.0
mặt với những gian khổ, khó khăn thách thức trong cuộc
sống.
4
Học sinh có thể rút ra bài học theo suy nghĩ của mình
nhưng cần hướng tới ý tích cực, nhân văn. Các ý cơ bản:
- Tuổi ấu thơ qua đi, giã từ vòng tay cha mẹ mỗi người
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.
0,5
- Mỗi người phải có niềm tin, ý chí và nghị lực để tự tin
bước vào cuộc sống.
0,5
II.
TẠO LẬP VĂN BẢN
7.0
a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
5
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các 2.0
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Giã từ ấu thơ, giã từ quãng đời êm đềm nhất của mỗi con
người.
- Rời sự bao bọc, che chở của cha mẹ chúng ta tự bước
vào cuộc đời bằng chính đôi chân của mình.

17


- Và khi ấy tự lập sẽ là điều cần thiết nhất với mỗi chúng
ta.
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu,
tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm,
phụ thuộc vào người khác.
- Tính tự lập tạo cho con người sự chủ động trong mọi
hoàn cảnh, không phụ thuộc hoàn cảnh, không phụ thuộc
người khác, không ngại gian khổ, khó khăn rèn luyện sự tự
chủ động trong cuộc sống.
- Khi tự lập chúng ta sẽ rèn được bản lĩnh sống, đạt được
thành công, nắm giữ hạnh phúc bằng đôi bàn tay của
mình.
- Tự lập đi kèm với tinh thần đoàn kết và ý thức tương trợ,
gắn mục đích cá nhân với sự phát triển chung của cộng
đồng.
- Trái với tự lập là dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người
khác. Đó là biểu hiện mà ta vẫn gặp ở một số bạn trẻ hiện
nay.
Ý kết: Tự lập là giành lấy hạnh phúc bằng đôi bàn tay của
mình chính là điều mà chúng ta luôn nghĩ tới và hành
động.
- Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ “ Mùa xuân nho
nhỏ".Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau 5.0
nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có mở bài,
0.25
thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn 0.25
thơ (Ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời của nhà
thơ)

18


c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (hoặc học
6
sinh có cách mở bài khác hợp lý, sáng tạo vẫn cho điểm tối
4.0
đa).
0.5
* Ước nguyện được cống hiến của nhà thơ.
- Đại từ nhân xưng “ta” được lặp lại nhiều lần-> ý nhấn
mạnh niềm khao khát được cống hiến cho cuộc đời, cho
đất nước. “Ta” không phải ước nguyện của một cá nhân
1.5
mà là của chung tất cả mọi người-> hướng đến mọi người.
- Ước nguyện hết sức giản dị, khiêm nhường nhưng đầy ý
nghĩa: Con chim, cành hoa, nốt trầm.
- Cảm nhận sâu sắc về hình ảnh nốt trầm->là nốt nhạc
không thể thiếu trong một bản hòa ca-> sự giản dị mà
khiêm tốn, đáng yêu.
* Khổ thơ tiếp theo vẫn tiếp tục thể hiện quan niệm về lẽ
1.5
sống.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ-> sáng tạo của nhà thơ trong
cách kết hợp tính từ và danh từ.

- Từ lặng lẽ-> sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ, không khoa
trương , ồn ào.
- Ước nguyện và mong muốn cống hiến diễn ra suốt cả
cuộc đời không mệt mỏi từ khi còn trẻ “tuổi hai mươi” cho
đến lúc đã về già “khi tóc bạc”.
0.5
Học sinh có thể mở rộng liên hệ với nhiều câu thơ có cùng
chủ đề ( Ví dụ: Thơ Tố Hữu, bài hát tự nguyện…) có thể
đưa thêm dẫn chứng trong các tác phẩm khác để làm nổi
bật hình ảnh những con người luôn khao khát cống hiến và
0.5
đã cống hiến cho cuộc đời.
=>Đây là lẽ sống đẹp: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình.
Học sinh bộc lộ thái độ sống của mình sau khi học xong
bài thơ.
Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của thí sinh cần được đánh
giá tổng quát,tránh đếm ý cho điểm…Chỉ cho học sinh điểm tối đa theo thang
điểm với những bài viết đáp ứng các ý trên đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, có cảm xúc, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, lí lẽ thuyết phục.
Trên đây là bài viết số 7 thuộc tiết 134+ 135 của chương trình lớp 9.
Tiêu chí ra đề thi của tôi là học sinh phát huy được nhiều kĩ năng, năng lực của
bản thân vào việc giải quyết các tình huống đặt ra trong đề thi.
Việc lựa chọn ngữ liệu tôi thấy hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 9.
Các em đang ở độ tuổi 15, chuẩn bị cho sự trưởng thành của bản thân mình nên
chọn đoạn thơ của Vũ Đình Minh trong bài “Sang năm con lên bảy” thực sự có ý
nghĩa.
Trong các câu hỏi phần đọc hiểu có sự liên kết với phần Tiếng Việt (câu 1)
về hiện tượng chuyển nghĩa của từ, (câu2) về biện pháp nghệ thuật tu từ, (câu 3)
19



phần đọc hiểu cần phải có sự suy luận từ các hình ảnh thơ ở phần ngữ liệu. Đây
là câu mà học sinh bộc lộ nhiều suy nghĩ riêng của bản thân mình nhất. Có
những học sinh trả lời chưa đúng với yêu cầu nhưng chân thật và dễ thương. Ví
dụ như em Nguyễn Văn Thành (9B) trả lời: Em không còn được thoải mái rong
chơi mà phải đối mặt với nhiều bài tập, phải làm nhiều việc giúp đỡ bố mẹ...còn
đa phần các em đều trả lời được đó là: Phải đối mặt với những khó khăn thách
thức của cuộc sống.(Câu 4) cũng là câu hỏi mở, các em đã có nhiều cách trả lời,
nhiều cách lựa chọn phong phú và hầu hết đều tích cực, ý nghĩa, nhân văn, trong
sáng. (Câu 5) của đề thi hoàn toàn căn cứ vào nội dung phần ngữ liệu để học
sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của đức tính tự lập trong cuộc sống.
Giúp các em có ý thức rèn luyện cho mình đức tính này khi bước vào cuộc sống.
(Câu 6) của đề thi hoàn toàn tuân thủ theo phân phối chương trình đó là nghị
luận về một đoạn thơ. Với thời gian 90 phút cho một đề bài tôi đã lựa chọn ngữ
liệu là đoạn thơ có ý nghĩa nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải để các em có ý thức, có định hướng và sự hiểu biết về lẽ sống của mỗi
người.
Đây là 4 đề thi với những đặc điểm, thời lượng riêng mà tôi muốn chia sẻ
cùng với các đồng nghiệp của mình. Chúng tôi đã áp dụng cách ra đề này trong
năm học 2018-2019 và đã đạt được một số kết quả nhất định.
4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Từ khi tham gia tập huấn ra đề thi theo hướng phát triển năng lực và tiến
hành thực hiện các đề thi ở nhà trường tôi nhận thấy học sinh không còn sợ và
ngại khi đến giờ kiểm tra bởi hầu hết các ngữ liệu được lựa chọn đều tiêu biểu,
mới mẻ, hấp dẫn, phù hợp với suy nghĩ, nhận thức và tình cảm của các em. Học
sinh say sưa đọc ngữ liệu nghĩa là các em hiểu được rất nhiều điều mà các đoạn
văn, đoạn thơ này gửi gắm. Hơn thế nữa trong đề thi có nhiều câu hỏi mở các
em được quyền bộc lộ bản thân mình mà không sợ sai. Điều đó làm cho học sinh

hứng thú.
- Các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn cũng vì thế mà chăm chỉ đọc,
tìm tòi, tích lũy để có những ngữ liệu phù hợp thay vì lấy những bài tập trong
sách giáo khoa để ra đề cho học sinh. Cách ra đề có nhiều câu hỏi mở cũng giúp
thầy cô hiểu được thế giới tâm hồn phong phú của học trò nhiều hơn, gần gũi và
tháo gỡ những vướng mắc, định hướng những suy nghĩ còn chưa chuẩn cho các
em khi các em đang ở ngưỡng cửa tập làm người lớn.
- Ra đề thi theo hướng phát triển năng lực khiến khả năng viết của các em
tốt hơn. Nhiều em đã viết được những bài rất hay về các chủ đề quê hương, tuổi
thơ, tình cảm gia đình, khát vọng, niềm tin… Điều đó có thể là bước khởi đầu
cho những sáng tác tầm cỡ của các em trong tương lai.
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận:
- Ra đề thi theo hướng phát triển năng lực thực sự cần thiết ở tất cả các môn
học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Làm tốt vấn đề này nghĩa là chúng ta
đang từng bước góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, đào tạo ra những
20


con người có chính kiến, có tính tự lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm trong mọi
công việc.
- Đối với trường THCS Yên Trường chúng tôi việc ra đề thi theo hướng
phát triển năng lực học sinh đã được thực hiện một cách đồng bộ và đặc biệt có
hiệu quả ở môn Ngữ Văn. Điều đó được chứng minh bằng kết quả thi học sinh
giỏi cấp huyện năm học 2018-2019 chúng tôi có 2 học sinh đạt giải môn Văn (1
giải ba và 1 giải khuyến khích) có 2 học sinh đậu vào vòng 1 cấp tỉnh năm học
2019-2020 (trong đó 1 học sinh xếp thứ 4 và 1 học sinh xếp thứ 26), hai đồng
đội Văn khối 6,7 tham gia thi học sinh giỏi cấp cụm đều xếp nhất cụm với 100%
số học sinh tham gia đều đạt giải. Chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt, học
sinh không còn sợ làm bài kiểm tra Văn mà háo hức đón chờ. Cho nên tôi tin

rằng sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị:
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thường xuyên mỗi năm của các nhà
giáo vì thế tôi mong muốn có những cuộc hội thảo để chúng tôi được trao đổi
học hỏi lẫn nhau về nhiều kinh nghiệm mà các đồng nghiệp, các nhà quản lý
giáo dục đã đúc kết nên.
- Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân và
các đồng nghiệp đúc kết trong một năm thực hiện. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến từ các đồng nghiệp để chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc ra đề thi môn
Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Trịnh Thị Thu

Lê Thị Sâm

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu SGK Ngữ văn các khối lớp 6,7,8, - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Giáo trình phương pháp dạy học văn – GS Phan Trọng Luận – Nhà xuất bản
Đại học Huế 2005.

3 Giáo trình văn học nhà trường - nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới, – GS Phan
Trọng Luận – Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2007.
4. chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thong Việt Nam và hướng phát
triển sau năm 2015 – PGS. TS Đỗ Ngọc Thống
5. Đánh giá kết quả học tập – mắt xích trọng yếu - PGS. TS Đỗ Ngọc Thống.
6. Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo - PGS. TS Đỗ Ngọc Thống.

22


23


×