Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vẫn dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao ở lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 15 trang )

Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

MỤC LỤC
1.Mở đầu

Trang

1.1.Lí do chọn đề tài

2

1.2.Mục đích nghiên cứu

2

1.3.Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.Phương pháp nghiên cứu

3

2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4


2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh
nghiệm

5

2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử
dụng để giải quyết vấn đề

6- 11

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường

12

3.Kết luận, kiến nghị

12

3.1.Kết luận

12

3.2.Kiến nghị

12

Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

1



Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH NHẰM CỦNG CỐ,
KHẮC SÂU KIẾN THỨC TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM
“CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO Ở LỚP 11 THPT
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
- Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành
yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu những thành
tựu mới của lí luận dạy học hiện đại của thế giới, các nhà nghiên cứu lí luận dạy
học Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các định hướng đổi mới về phương pháp
dạy học “thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh,
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi,
phát hiện kiến thức tìm hiểu vấn đề và có ý thức vận dụng sáng tạo các kiến
thức, kĩ năng đã thu nhận được.
- Thực tế dạy học Văn ở trường THPT cho thấy: học sinh chưa đam mê môn
Văn, học văn nhưng không yêu văn, không hiểu văn. Lại thêm với các phương
tiện thông tin hiện đại đem lại nguồn thông tin dễ dàng, nhanh chóng khiến các
em càng lười học văn. Giáo viên còn ỳ, chưa chịu trăn trở tìm tòi, đổi mới
phương pháp, chưa chú ý tạo được tình huống có vấn đề để khắc sâu kiến thức
trong giờ dạy nên những giờ dạy văn thường nhạt nhòa, qua loa, chiếu lệ. Thay
bằng việc khơi gợi để làm làm bùng lên những ngọn lửa trong trái tim học trò,
tạo ấn tượng trong tâm não các em, thì việc tryền thụ của thầy chỉ mang tính
chất chất đầy những cái thùng rỗng. Giờ dạy học văn không đạt được hiệu quả
bởi thiếu đi sự cộng hưởng cảm xúc giữa thầy và trò.
- Để khắc phục thực trạng trên, nâng cao hiệu quả trong dạy học, đáp ứng yêu
cầu đổi mới, tôi đã trăn trở tìm tòi, vận dụng những phương pháp dạy học phù
hợp với từng tác phẩm cụ thể để có được những giờ dạy đạt hiệu quả. Một trong

những phương pháp được vận dụng tích cực có hiệu quả trong phần dạy học tác
phẩm văn học là phương pháp so sánh. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trao
đổi về việc vận dụng phương pháp so sánh vào giờ dạy tác phẩm Chí Phèo nhằm
mục đích củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp để khắc sâu kiến thức cho học sinh trong giờ học, phát
huy tính tích cực, đem lại hứng thú học tập và tạo độ bền vững của kiến thức
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

2


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

trong trí óc của các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tổng kết về việc vận dụng phương pháp so sánh để củng
cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác phẩm Chí Phèo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
- Nghiên cứu lí luận chung
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học.
- Tổng hợp so sánh, rút kinh nghiệm
Cách thực hiện:
- Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn, tham
khảo tài liệu liên quan.
- Liên hệ thực tế trong nhà trường, áp dụng đúc rút kinh nghiệm qua quá trình
giảng dạy
- Thực nghiệm sư phạm: trực tiếp giảng dạy lớp 11C (2017- 2018) để đối
chứng đề tài nghiên cứu.


Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

3


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp là vấn đề mấu chốt của việc dạy học văn. Trước một văn bản cụ
thể, giáo viên cần phải chọn và kết hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau.
Trong ý nghĩ đó, so sánh trở thành một phương pháp cần thiết, hữu ích khi dạy
học phần tác phẩm văn học.
So sánh là một trong các phương pháp dạy học tác phẩm văn chương đặc thù
và tương đối thông dụng ở trường phổ thông. So sánh là con đường để tiếp cận,
khai thác, cảm thụ tác phẩm văn học. Góp phần nâng cao khả năng phân tích văn
chương, khả năng thẩm định, đánh giá hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong tác
phẩm văn học. So sánh để thấy được sự độc đáo, khác biệt hoặc những quy luật
chung phổ quát. Yêu cầu học sinh so sánh chính là đưa học sinh vào tình huống
có vấn đề. Nó kích thích học sinh tư duy để nhận biết các dấu hiệu thuộc tính
giống và khác nhau của đối tượng để rút ra kết luận. Phân tích so sánh văn học
không những là một phương pháp mà ngày nay đã trở thành khuynh hướng
nghiên cứu văn học.
Hình thức so sánh trong tác phẩm văn học cho phép người vận dụng phương
pháp này tạo ra những bình diện phong phú và đa dạng của sự phân tích, so
sánh. Đó là so sánh những vấn đề thuộc cùng một tác giả, cùng một tác phẩm
hoặc so sánh những vấn đề cùng đề tài của nhiều tác giả khác nhau, hoặc so sánh
những vấn đề của cùng một thời đại lịch sử hoặc khác thời đại lịch sử.
Khi so sánh cần lưu ý: Mọi sự so sánh trong văn chương phải đảm bảo tính

chỉnh thể của tác phẩm văn học. Nghĩa là trong quá trình so sánh vấn đề, người
phân tích không được chẻ vụn nát tác phẩm văn học mà vấn đề so sánh phải là
một khâu thuộc chỉnh thể của tác phẩm văn học. Mọi chi tiết, bộ phận khi đưa ra
so sánh phải nằm trong tổng thể nguyên khối của tổng thể tác phẩm văn học.
Mặt khác khi sử dụng so sánh tác phẩm văn học, người phân tích phải bám sát
chủ đề của tác phẩm. Không được lợi dụng sự so sánh để làm lạc quỹ đạo của
chủ đề tác phẩm hoặc rời xa ý tưởng của nhà văn trong tác phẩm văn học.
- Trong thực tế, giờ dạy văn thường hay thiếu thời gian vì người dạy hay sa vào
chứng nói nhiều. Vì thế đến phần tổng kết, củng cố bài thường vội vàng dẫn đến
hời hợt, qua loa. Bởi vậy, tôi dành một khoảng thời gian hợp lí trong chủ định
giáo án cho phần tổng kết bài. Tổng kết bài là khâu cuối cùng giúp học sinh vừa
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

4


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

hình dung toàn bộ tiến trình bài học, vừa khắc sâu kiến thức cơ bản ngay tại lớp
nên tôi thường vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh. Đối chiếu so sánh để
tạo thêm kiến thức bài giảng hiện tại và làm thức dậy những miền kiến thức
khác.
Vận dụng so sánh cho việc dạy học tác phẩm Chí Phèo, tôi chọn so sánh đối
chiếu giữa hai nhân vật trong tác phẩm (Bá Kiến và Thị Nở) và so sánh đối
chiếu giữa nhân vật trong tác phẩm với nhân vật bên ngoài tác phẩm (Chí Phèo
và Xuân Tóc Đỏ).
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Lâu nay, khi giảng tác phẩm Chí Phèo, tôi thường xây dựng kết cấu bài giảng
dưới ánh sáng của chủ đề tác phẩm: phản ánh tình trạng thê thảm của người cố
nông dưới ách thống trị phong kiến vì thế thường chú ý đến hai nhân vật: Chí

Phèo (người cố nông) và Bá Kiến (kẻ thống trị). Và bố cục giáo án như sau (xin
được trích vắn tắt):
1.Tìm hiểu chung
1.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.2.Nhan đề
2. Đọc hiểu văn bản
2.1.Làng Vũ Đại- hình ảnh thu nhỏ của XHVN trước cách mạng.
2.2. Nhân vật Bá Kiến
2.3. Nhân vật Chí Phèo
a. Bi kịch bị tha hóa
- Trước khi bị đẩy vào tù
- Sau khi ra tù
b. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Ngay từ khi sinh ra
- Sau khi ra tù
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

5


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

3.Tổng kết
3.1.Giá trị nghệ thuật
3.2. Giá trị nội dung
Với bố cục này, tôi nhận thấy:
- Trong cảm quan của học sinh, các em chỉ thấy Thị Nở ở khía cạnh là một
nhân vật chức năng. Sự xuất hiện của nhân vật này chỉ mang tính chất như một
nhịp cầu bắc nối, đưa Chí Phèo đến bến bờ của cuộc sống lương thiện.

- Các em chưa thấy được sự độc đáo của hình tượng nhân vật Chí Phèo trong
sự khám phá hiện thực và chiều sâu giá trị nhân đạo của Nam Cao.
- Phần tổng kết, củng cố thường vội, chỉ mang tính chất điểm lại giá trị tác
phẩm.
Từ đó, chưa có sự đồng cảm, sự xúc động sâu xa với hiện thực đời sống cùng
cực của người dân trước cách mạng tháng 8. Không thấy được tài năng và tấm
lòng nhân đạo, sự chiêu tuyết đối với con người của nhà văn. Và cũng vì thế,
việc khắc sâu kiến thức trong các em cơ hồ không đạt được.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH NHẰM CỦNG CỐ,
KHẮC SÂU KIẾN THỨC TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM
CHÍ PHÈO (NAM CAO)

2.3.1. So sánh nhân vật Bá Kiến và nhân vật Thị Nở: Đây là hai nhân vật có
liên quan đến hai biến cố lớn mở ra hai bước ngoặt trong số phận cuộc đời Chí
Phèo (bị Bá Kiến đẩy vào tù và gặp Thị Nở) .
Để dẫn dắt học sinh so sánh, tôi chuẩn bị như sau:
- Dùng bảng phụ (vì tác phẩm trích dẫn trong sách giáo khoa đã bị lược bớt
nhiều đoạn liên quan đến hai nhân vật Thị Nở và Bá Kiến. Ví dụ: đoạn miêu tả
về sự xảo quyệt, lọc lõi của Bá Kiến. Hoặc đoạn miêu tả hình hài, tính cách của
Thị Nở) để học sinh có những kiến thức đầy đủ hơn về tác phẩm và nhân vật.
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

6


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)


- Kẻ bảng đối chiếu để cập nhật kiến thức học sinh tái hiện (hoặc chuẩn bị sẵn
giáo án trình chiếu)
Nhân vật Bá Kiến

Nhân vật Thị Nở

Địa vị (vị thế xã hội)
Tính cách
Trong quan hệ với Chí
Phèo
Ý tưởng nhà văn gửi
gắm

- Đặt những câu hỏi mang tính chất tái hiện, nhằm giúp học sinh hệ thống được
những đặc điểm về tính cách, địa vị (vị trí xã hội) của từng nhân vật và mối quan
hệ của từng nhân vật đối với nhân vật trung tâm là Chí Phèo.
Dẫn dắt học sinh phát hiện ra những điểm khác biệt như sau giữa hai nhân
vật:
*Về địa vị
- Bá Kiến: là kẻ đầy quyền lực ở làng Vũ Đại (làm lí trưởng, làm chánh tổng,
bá hội, tiên chỉ, chánh hội đồng, kì hào, huyện hào, Bắc Kì nhân dân đại
biểu…) quyền thế thét ra lửa.
- Thị Nở: xấu xí ma chê quỷ hờn (mặt ngắn, bề ngang lớn hơn bề dài, hóp lại,
hao hao như mặt lợn; mũi ngắn, to, đỏ bạnh, sần sùi; môi to, nứt nở, dày, màu
thịt trâu xám ngoét; răng to, chìa..), dòng giống một nhà có mả hủi … Thị là kẻ
dưới đáy xã hội.
*Về tính cách
- Bá Kiến: là kẻ thâm độc, xảo quyệt (trong từng lời ăn tiếng nói, cách cười
“Tiếng quát rất sang, tiếng cười Tào Tháo” cho đến mưu kế cai trị. Mà mưu kế
cai trị của Bá Kiến đã nâng lên thành triết lí bóc lột “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng,

thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân; mềm nắn, rắn buông; trị không lợi thì dùng; lấy
đầu bò trị đầu bò; hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống song sau lại dắt nó lên
để nó đền ơn; tìm cách sinh chuyện thì mới có mà ăn…”).
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

7


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

- Thị Nở: vô tâm, vô tính “ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích”. Thị đi lại,
ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi…lúc nào cũng vô tâm như không. (Cả làng ai cũng
sợ, cũng tránh lối qua vườn nhà Chí Phèo, riêng Thị vẫn đi qua, thậm chí ngủ
lại…). Thị hầu như không hề là con người – xã hội.
*Trong mối quan hệ với Chí Phèo
- Bá Kiến: gian hùng, tàn ác, đầy thủ đoạn nham hiểm
+ Khi Chí Phèo là một anh canh điền hiền lành như đất, Bá Kiến tha hồ bóp
nặn, thậm chí vô cớ đẩy vào tù để thỏa lòng ghen.
+ Khi Chí Phèo ra tù, trở thành một thằng đầu bò thì đấu dịu. Để rồi từng bước
biến Chí Phèo thành đầy tớ trung thành, sử dụng Chí Phèo như là công cụ,
phương tiện để thanh toán Đội Tảo với phương châm “ngư ông đắc lợi”, hủy
hoại hoàn toàn phần lương thiện trong con người Chí (hai lần Chí Phèo đến nhà
Bá Kiến sau khi ra tù).
Chính Bá Kiến đã tạo ra một lí lịch mới của Chí Phèo: là con quỷ dữ của làng
Vũ Đại. Khiến làng Vũ Đại đã quá quen coi Chí là một con vật, vì thế khi phần
nhân tính trở về, dân làng không ai nhận ra…
- Thị Nở:
+ Xã hội tẩy chay Chí, tuyệt giao với Chí thì Thị Nở chấp nhận Chí, coi Chí là
người, yêu thương và săn sóc.
+ Phóng khoáng, chăm chiều chu đáo khi Chí ốm. Bát cháo hành của Thị Nở,

tình yêu của Thị Nở là liều thuốc giải độc giúp Chí Phèo ra khỏi trận ốm, khơi
dậy bản chất ý thức ở con người của Chí. Thắp lại trong trái tim tưởng đã nguội
lạnh của Chí những khao khát hạnh phúc, khao khát lương thiện. Thức dậy chất
lương thiện vốn tiềm ẩn trong con người Chí.
Từ sự đối chứng, học sinh sẽ nhận thấy:
- Bá Kiến: đầy quyền lực nhưng cũng là tên cường hào gian hùng, đầy thủ
đoạn tàn ác. Với phương thức bóc lột nhân tính của con người, sử dụng con
người là phương tiện của cái ác và cường quyền. Bá Kiến là một mắt xích quan
trọng làm băng hoại nhân cách Chí Phèo. Bá Kiến đã khai sinh ra một Chí Phèo
lưu manh, tha hóa, biến một con người thành một con quỷ dữ, đẩy Chí phèo vào
bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bá Kiến chính là tên cường hào gian ác
nhất, bóc lột tinh vi, dã man nhất đối với người dân cùng cực. Bá Kiến là nhân
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

8


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

vật điển hình cho giai cấp phong kiến, hội tụ đủ bản chất tàn ác, hèn hạ của tầng
lớp thống trị.
- Thị Nở: dù xấu xí, dù là lớp người dưới đáy xã hội nhưng Thị đã tạo ra bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí, can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí. Thị đã
thức tỉnh được nhân tính của chí bằng một thứ tình người. Thị Nở đã nhân đạo
hóa Chí Phèo, làm cho Chí phèo nhận thức, ý thức được tấn bi kịch của y, làm
cho Chí Phèo khao khát được làm người, khao khát trở lại lương thiện.
Đối chứng giữa Thị Nở với Bá Kiến (mà Bá Kiến chính là đại diện cho bản
chất của bọn cường hào, địa chủ lúc bấy giờ) thì càng thấy những điều Thị Nở
có (tình người nhân hậu) còn đáng quý gấp trăm, gấp nghìn lần cái chế độ đó có
(địa vị, quyền lực). Người đàn bà xấu xí, dở hơi đó có một hành vi rất nhân đạo,

rất cao cả, đó là sự thức tỉnh một khát vọng sống, còn cái xã hội kia lại tìm cách
chôn vùi.
Từ nhận thúc trên, học sinh sẽ rút ra được giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo sâu sắc của tác phẩm (lí do đưa Nam Cao - dù đến sau, cày xới trên mảnh
đất hiện thực với các đề tài quen thuộc mà các nhà văn lớp trước đã từng phản
ánh – thì Chí Phèo của ông vẫn là tác phẩm đưa văn học hiện thực phê phán lên
một tầm cao, một chiều sâu mới trong việc nhận thức, khám phá hiện thực khách
quan):
+ Nam Cao đã truy tìm ra cái nguyên nhân đẩy con người lương thiện như
Chí Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi. Nguyên nhân ấy chính là Bá Kiến, là
cả cái chế độ tàn bạo, bất nhân. Lên án xã hội phi nhân tính đã vùi dập ước mơ,
khát vọng của con người, cái xã hội chỉ chăm chăm đánh hỏng tâm tính tốt đẹp
của con người.
+ Thấy được sự cao cả trong cái con người bị xem là dưới đáy xã hội - Thị
Nở: Thị đã đánh thức được phẩm chất Người quý giá bị che lấp, bị ngủ quên
dưới đáy sâu con người lưu manh như Chí. Bằng tình yêu và tình người, Thị Nở
dìu Chí Phèo về với vùng ánh sáng của thiện nhân. Ma chê quỷ hờn nhưng Thị
Nở mang cái tâm của một bậc thánh nhân. Thị Nở là một kẻ dẫn đạo, một tấm
lòng vàng trong con mắt “biệt nhỡn” của Nam Cao.

Có thể tóm tắt bảng so sánh như sau

Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

9


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

Nhân vật Bá Kiến


Nhân vật Thị Nở

Địa vị (vị thế xã hội)

Đầy quyền lực

Thấp hèn

Tính cách

Thâm độc, lọc lõi, xảo Ngẩn ngơ, vô tâm, vô
quyệt
tính

Trong quan hệ với Chí Hủy hoại phần người tốt Gọi về bản chất của con
Phèo
đẹp, khai sinh ra một con người lương thiện trong
quỷ dữ..
Chí
Ý tưởng của nhà văn Phê phán, tố cáo, truy Khẳng định, ngợi ca,
(giá trị của tác phẩm)
tìm được nguyên nhân niềm tin vào con người
đẩy con người lương
thiện vào con đường lưu
manh tha hóa.

2.3.1 So sánh nhân vật Chí Phèo với nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm
Số đỏ (Vũ Trọng Phụng).
Nội dung so sánh

*Về số phận cuộc đời:
- Xuân tóc Đỏ: Từ một thằng ma cà bông, hạ lưu, dâm đãng, vô học, Xuân Tóc
Đỏ đã trở thành nhà trí thức thượng lưu, đốctờ, nhà cải cách xã hội, nhà thơ,
giáo sư quần vợt, bậc vĩ nhân, anh hùng cứu quốc…
- Chí Phèo: Từ một Con người bị biến thành một Con quỷ dữ.
*Phẩm chất, tính cách
- Xuân Tóc Đỏ: Tự dấn thân vào con đường lưu manh tha hóa để được thăng
tiến trong tầng lớp trí thức, thượng lưu. Ngược lại với sự thăng tiến, với những
nấc thang danh vọng mà Xuân chễm chệ trên ấy lại là một bản chất bịp bợm,
xấu xa, điêu trá, chó đểu, lưu manh. Xuân Tóc Đỏ đánh đổi cả nhân cách để có
được vinh hoa, phú quý. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật TỰ LƯU MANH THA HÓA
(tha hóa là cách lựa chọn để tiến thân của Xuân).
- Chí Phèo: là đứa con hoang bị bỏ rơi nhưng có phẩm chất lương thiện. Tuy
nhiên bị cuộc đời quăng quật, đày đọa thành con quỷ dữ. Bi kịch của Chí Phèo
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

10


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

là bi kịch BỊ LƯU MANH THA HÓA (buộc phải lưu manh hóa mới có thể tồn
tại được). Thằng đầu bò Chí Phèo là nạn nhân của môi trường thế sự. Số phận
Chí Phèo là một chuỗi những bi kịch thê thảm, bị lưu manh tha hóa, bị cự tuyệt
quyền làm người. Nhưng ngược lại với số phận bi kịch, cùng cực, nhân cách của
con người này lại tự khẳng định và tỏa sáng. Cái chết của Chí Phèo là sự đánh
đổi một cách tàn khốc và nghiệt ngã giữa sự sống và nhân cách.
Từ sự so sánh này, học sinh sẽ rút ra được tư tưởng, quan điểm nghệ thuật
của Nam Cao
+ Vấn đề cốt lõi trong sáng tác của Nam Cao, vấn đề mà ông quan tâm nhiều

nhất là vấn đề về nhân cách. Nếu Xuân Tóc đỏ lựa chọn cách tha hóa để tiến
thân, thì Chí Phèo của Nam Cao chọn nhân cách, đã chấp nhận đánh đổi một
cách tàn khốc và nghiệt ngã giữa sự sống và nhân cách. Chí Phèo dù bị quăng
quật, đày dọa đến nhàu nát nhưng bản tính vẫn không hề mất đi
+ Nếu Vũ Trọng Phụng là nhà văn đặc biệt mẫn cảm với những những mặt
trái, những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội nên ngòi bút của ông đi thẳng
vào hiện thực và tả chân xuất sắc. Khi viết về hiện thực này, cảm hứng duy nhất
của VTP là cảm hứng phê phán, tố cáo đanh thép, quyết liệt. Thi Nam Cao, lại
đặc biệt mẫn cảm với bi kịch con người nên ông thể hiện tinh thần nhân đạo sâu
sắc. Nam Cao đã chấm ngòi bút vào nghiên mực cuốc sống để viết nên những
trang văn, trang đời.
Bảng đối sánh:
Số phận
Tính cách
Cảm hứng của nhà văn

Chí Phèo
Con người -> Con Quỷ
dữ
Bị lưu manh, tha hóa
Nhân đạo sâu sắc, bênh
vực con người.

Xuân Tóc Đỏ
Hạ lưu -> vĩ nhân
Tự lưu manh, tha hóa
Phê phán, tố cáo quyết
liệt

Khi so sánh như vậy, kiến thức bài giảng hiện tại trong các em được khắc sâu

và kiến thức về tác phẩm khác đã học được thức dậy, được củng cố thêm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài được vận dụng trong năm học 2017-2018 đã có được những hiệu quả
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

11


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

nhất định. Tôi nhận thấy các em thích thú, hưng phấn trong giờ học, tiếp thu chủ
động, chính xác và có chiều sâu. Đồng thời cá tính sáng tạo và sự tìm tòi, nghiên
cứu học tập bộ môn của học sinh được kích thích và phát huy.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy một giờ văn theo nghĩa vụ thông thường hẳn không phải là một thử thách
đối với người giáo viên. Nhưng để dạy một giờ tạo ấn tượng sâu đậm, khắc sâu
kiến thức ngay tại lớp và tạo độ bền vững kiến thức cho các em mới là điều nan
giải. Trăn trở tìm lối thoát cho giờ dạy, tìm phương pháp phù hợp để tạo kiến
thức sâu đậm cho các em là một sự cần thiết trong xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.
Rõ ràng phương pháp so sánh là một trong những phương pháp cần thiết
trong khi dạy phần văn bản môn Ngữ văn. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng,
giờ dạy học môn Ngữ văn không có phương pháp nào là tối ưu. Phương pháp so
sánh chỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các phương
pháp khác. Và trong mọi trường hợp, yếu tố cơ bản mang lại sự thành công cho
giờ dạy phần văn bản môn ngữ văn vẫn là sự đầu tư công sức, tâm huyết của
giáo viên.
3.2. Kiến nghị

- Với nhà trường: Cung cấp thêm các tài liệu, tư liệu dạy học Văn để giáo viên
và học sinh có thể tham khảo, nghiên cứu học tập nâng cao kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ. Nhà trường tổ chức nhiều các chuyên đề bồi dưỡng học sinh
giỏi, tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn với các trường bạn, mời chuyên viên
của Sở giáo dục về truyền đạt lại một số kinh nghiệm dạy học.
- Với Sở giáo dục và đào tạo: Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm đã được
đánh giá cao để giáo viên có cơ hội học hỏi từ đồng nghiệp. Tổ chức các đợt tập
huấn về chuyên môn cho giáo viên nâng cao trình độ.

Trên đây là đề tài được tôi rút ra trong quá trình tìm tòi, tự học của mình và
qua những giờ thực dạy. Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài
được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

12


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

Xác nhận của Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2018
Người viết

Lê Thị Phương


Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

13


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận chủ biên, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội)
2. Sách giáo viên Ngữ Văn 11
3. Giảng văn văn học Việt Nam (nhiều tác giả)
4. Phân tích, bình giảng văn học 11 (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)

Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

14


Vận dụng phương pháp so sánh nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trong giờ dạy học tác ph ẩm Chí Phèo (Nam Cao)

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Lê Viết Tạo
TT Tên đề tài SKKN


1.

Cấp đánh Kết quả đánh Năm học
giá xếp loại giá xếp loại
đánh
giá
xếp loại

Cảm hứng lãng mạn trong Sở GD &
truyện ngắn “Mảnh trăng ĐT
cuối rừng” (Nguyễn Minh
Châu)

Giáo viên Lê Thị Phương – Trường THPT Lê Viết Tạo

C

2006-2007

15



×