Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.84 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm tự nguyện
FDI: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng
với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt
động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số
lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam
những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong
sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát
tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp
này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về thực hiện pháp luật về
BHXH hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số
cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và
xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho
cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra


thực hiện pháp luật về BHXH ở các doanh nghiệp hiện nay, em xin chọn đề tài
“Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên”.

3


Chương I: Tổng quan về thanh tra lao động
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý
thuộc lĩnh vực lao động.
1.1.2. Thanh tra chuyên ngành
Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành,
lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,
lĩnh vực đó. (Theo Điều 3, Luật Thanh tra 2010)
1.1.3. Thanh tra hành chính
Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. (Theo Điều 3, Luật Thanh tra 2010)
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động
Căn cứ Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm
2012) quy định: thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao
động. Theo đó thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở
Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành
về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.3 Mục đích của Thanh tra lao động
Mục đích của thanh tra lao động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản
lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hình vi vi phạm
pháp luật về lao động giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định
của pháp luật về lao động, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
4


và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[Theo Điều 2, Chương 1, Luật thanh tra 2010].
1.4 Nguyên tắc của Thanh tra lao động
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
đông Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hay do Thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
[Điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định
về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
]
1.5 Cơ cấu tổ chức
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.

Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
- Tổng cục dạy nghề;
- Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
[ Điều 5, Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao đông – Thương binh và
Xã hội]
1.6 Hình thức hoạt động
- Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế
hoạch hoặc đột xuất.
- Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao
động – Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc sở phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

5


1.7 Phương thức hoạt động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra. (Quyết định số 01/2006/QĐ BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng,
quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực
hiện pháp luật lao động).
1.8 Nội dung của Thanh tra lao động
Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể

- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại về lao động

6


Chương II: Thực trạng công tác thanh tra lao động về an toàn vệ sinh lao
động trong doanh nghiệp FDI tại tỉnh Hưng Yên.
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp FDI tại Hưng Yên
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
[Khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư]
Theo Tổng Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, tính đến hết năm 2016, trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên có 138 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2016, trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên thu hút được gần 400 dự án đầu tư FDI với tổng nguồn
đăng ký trên 3,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2016 ước tính
đạt khoảng 260 triệu USD và 2000 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của
các dự án FDI đến hết năm 2016 ước tính đạt 2380 triệu USD (chiếm khoảng
84% tổng vốn đầu tư đăng ký) và các dự án DDI đạt 12000 tỷ đồng (chiếm
khoảng 77% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động tại Hưng
Yên hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt

Nam về thực hiện pháp luật về BHXH, điều này tạo những lỗ hổng cho các
doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam.
2.2 Thực trạng công tác thanh tra về thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên là cơ quan
chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao
động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công;
bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn
xã hội; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số
nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy
định pháp luật.
7


2.2.2 Lực lượng thanh tra
Hiện nay, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
có 6 đồng chí. Trong đó có Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Chánh Thanh tra
Sở chịu trách nhiệm quản lý chung.
Có 3 Phó Chánh thanh tra: Thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Sở và
nhiệm vụ đột xuất lãnh theo sự chỉ đạo của lãnh đạo.
Thanh tra viên: giúp Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra trong quá trình
giải quyết các nhiệm vụ được phân công.
2.2.3 Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Hưng Yên ra quyết định và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại
các doanh nghiệp.

2.2.4 Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó Chánh thanh tra Sở phụ trách
thanh tra làm trưởng đoàn.
2.2.5 Nội dung thanh tra
Theo Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Hưng Yên về việc thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH Việt
Nam về BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao
động và cá nhân; công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toán các chế độ
BHXH, BHTN, BHYT;
- Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật đối
với các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH; các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
- Công tác phòng chống tham nhũng; việc chấp hành các quy định của pháp
luật và của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
8


giao của công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống BHXH Việt
Nam;
- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy
định của pháp luật và của Ngành đối với cá nhân, tổ chức trong hệ thống BHXH
Việt Nam;
- Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; công tác theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân
có liên quan.
- Các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định
thanh tra, kiểm tra.

2.2.6 Kết quả thanh tra
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên đã triển
khai, thực hiện nhiệm vụ được giao từ đầu năm 2016 đến hết năm 2016. Tiến
hành các cuộc thanh tra, kiểm tra, xác minh khiếu nại tố cáo, điều tra tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra Sở của tỉnh Hưng Yên đã tiến hành 154 cuộc thanh tra về công
tác thực hiện pháp luật BHXH của các doanh nghiệp FDI thuộc phạm vi tỉnh. Số
doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm của người lao động ngày càng tăng.
Cụ thể, đến hết năm 2016, Hưng Yên có 138 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đăng ký hoạt động. Nhưng theo thống kê của cơ quan BHXH tỉnh
Hưng Yên chỉ có 92 doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động. Việc doanh nghiệp trốn, nợ đóng BHXH của người lao động ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhiều người lao động sẽ bị
mất quyền lợi được hưởng (hoặc hưởng chậm) các chế độ thai sản, ốm đau, tai
nạn lao động,…
Có đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN của người lao
động thiếu ít nhất 7% đối với người lao động qua đào tạo, học nghề và 5% đối
với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy
định.
Có đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao
9


động với mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH chưa bao gồm các loại phụ cấp
bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Những mặt đạt được
Nhìn chung công tác thanh tra về thực hiện pháp luật BHXH của các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã đạt yêu cầu. Thanh tra Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp
việc cho Ban Giám đốc. Quá trình tiến hành thanh tra đúng trình tự theo đúng
quy định của pháp luật.
2.3.2 Những mặt tồn tại
Tuy nhiên, công tác thanh tra của tỉnh vẫn còn gặp một số bất cập:
-

-

-

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên chưa thanh tra
hết được các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh. Do số lượng thanh tra quá ít so
với số lượng doanh nghiệp cần thanh tra.
Qua công tác thanh tra, Đoàn đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp chưa đóng
BHXH hoặc đóng sai quy định cho người lao động.
Lực lượng thanh tra Sở còn thiếu chuyên môn và nghiệp vụ, không được đào tạo
chuyên sâu về lĩnh vực BHXH dẫn đến sai sót trong quá trình thanh tra.

10


Chương III: Đề xuất kiến nghị
3.1 Nghiêm túc thay đổi thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong thanh
tra lao động.
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Hai là, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước
và thủ trưởng cơ quan thanh tra trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao

chất lượng hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Ba là, thực hiện công khai, minh bạch kết luận, quyết định xử lý về thanh
tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Bốn là, nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh
tra.
Năm là, xây dựng cơ chế thẩm định dự thảo kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra và thiết lập một cơ chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra với chế tài phù hợp.
3.2 Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động
của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như khi
đi công tác như diện tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy
ảnh, các thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại…v…v…
Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm pháp
luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin về
hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội.
3.3 Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và xã hội của tỉnh.
Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh
vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và xã hội. Bồi dưỡng kiến thức
11


về công nghệ thông tin cho thanh tra viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên nguồn về nghiệp vụ thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của
tỉnh.


12


KẾT LUẬN
Nhìn chung, công tác thanh tra nhà nước về lao động trong những năm gần
đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong việc tăng cường hiệu quả
thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp (người sử
dụng lao động và người lao động) đã bắt đầu thừa nhận và thấy vai trò, tầm quan
trọng của công tác thanh tra nhà nước về lao động tại doanh nghiệp của họ đối
với việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như các quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Trong xu thế nền
kinh tế hội nhập, nền kinh tế trong nước rất đa dạng, nhiều thành phần, nếu công
tác thanh tra trong các doanh nghiệp tại các địa phương không được thắt chặt và
kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lý nhà nước và các tỉnh
thành dẫn đến nhiều sai phạm xảy ra. Vì vậy, thanh tra việc thực hiện pháp luật
vê BHXH trong các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hưng
Yên nói riêng là cần thiết và quan trọng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ Luật Thanh tra 2010
Bộ Luật Lao động 2012
Luật Đầu tư
Nghị định số 106/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,


5.

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã

6.
7.

hội;
/> />


×