Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÁCH MẠNG THÁNG mười NGA năm 1917 và CUỘC đấu TRANH bảo vệ CÁCH MẠNG (1917 1921) ( SOẠN THEO 5 bước PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.06 KB, 10 trang )

PHẦN HAI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY
DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Tiết 10 - Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận thức những biểu hiện của sự khủng hoảng, suy yếu của nước Nga trước cách
mạng
- Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng.
- Trình bày được quá trình chuyển biến từ Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai sang
Cách mạng tháng Mười.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
4. Định hướng năng lực hình thành
a. Năng lực chung:
- Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, đoạn phim tư liệu
- Khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tự tìm kiếm nội dung
- Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, khái quát, liên hệ.

1



* Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khả năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một
vấn đề cụ thể…
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng
- Năng lực thực hành bộ môn: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ đế quốc Nga.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Của giáo viên
- Bản đồ đế quốc Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu)
- Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga.
- Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin.
2. Của học sinh
- SGK, bài cũ
- Nội dung bài mới
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ (kiểm tra kết hợp trong nội dung bài mới)
2. Nội dung bài học
2.1. Hoạt động khởi động
(1). Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ
học tập, hứng thú học bài mới.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, khai
thác kênh hình, video.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cả lớp, cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo, đoạn nhạc
(5) Tiến trình thực hiện

2



- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng một đoạn bài hát "Cachiusa" để hướng HS vào bài học.
Em có biết gì về đoạn nhạc này không? Bài hát này của nước nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe đoạn nhạc, trao đổi trả lời câu hỏi của GV
- Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trong lớp đưa ra y kiến cá nhân về đoạn nhạc, GV hướng dẫn HS trao đổi.
* Đoạn nhạc trên là một bài hát truyền thống của nước Nga, kể về tình yêu và lời nhắn gửi
chờ đợi của người con gái tới người yêu đang tham gia vào chiến trận trong cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại của đất nước Liên Xô thời kì chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng, trước khi
trở thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, chiến đấu vì hòa bình thế giới,tự do dân tộc,
nước Nga trước đó cũng là 1 đế quốc rất hung hăng ham chiến trận trong cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất. Vậy, nước Nga Xô Viết đã có bước chuyển mình như thế nào từ sau cuộc cách
mạng tháng Mười vĩ đại làm rung chuyển thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm
nay.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - Tình hình nước Nga trước
cách mạng
1). Mục tiêu
- HS nắm được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Nga trước cách mạng, lí do vì sao chế
độ Nga hoàng vẫn còn tồn tại.
- Mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga ngày càng tăng báo hiệu 1 cuộc cách mạng đang đến
gần.
2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, khai thác kênh hình…
3) Hình thức tổ chức hoạt động: cặp đôi, cá nhân.
4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh tài liệu tham khảo.
5) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của GV & HS


Nội dung cần đạt

3


- GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để HS
quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với
lãnh thổ chiếm 1/6 diện tích đất đai thế giới.
- HS vừa nghe, quan sát lược đồ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp quan sát
hình ảnh trên phông chiếu để thấy được những
nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách
mạng.
- GV đặt câu hỏi: Nước Nga trước cách mạng có
đặc điểm gì về chính trị, kinh tế, xã hội?
- HS đọc SGK, trao đổi cặp đôi, thảo luận, trả lời
- GV nhận xét, khái quát:
Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga
hoàng Nicôlai II (một chế độ chính trị lạc hậu
nhất châu Âu, kìm hãm sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Nga). So sánh chế độ chính trị ở
Nga với chế độ chế độ cộng hòa ở các nước châu
Âu khác. Nga hoàng còn thực hiện những chính
sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu
quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất
nước.
Trong lòng nước Nga chứa đựng nhiều mâu
thuẫn không thể điều hòa được (mâu thuẫn giữa
công nhân và chủ tư bản, giữa nông dân và địa

chủ, giữa các dân tộc không phải Nga và chế độn
Nga hoàng…) báo hiệu một cuộc cách mạng xảy
ra là điều không thể tránh khỏi.
- GV kết luận
Nga chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển
muộn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương
Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh
tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu
năm 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt
quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình
đốn, nạn đói trầm trọng.

- Về chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn
là một nước quân chủ chuyên chế,
đứng đầu là Nga hoàng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến
tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công
nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

Nền kinh tế Nga vốn lạc hậu nên không chịu
được cường độ cao của cuộc chiến tranh.
Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia - Về xã hội:
nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu + Đời sống của nông dân, công nhân,
các dân tộc trong đế quốc Nga vô
nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái.
Từ năm 1916 đến 1917 sản lượng lương cùng cực khổ.
thực giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra + Phong trào phản đối chiến tranh đòi
khắp nơi. Sản xuất công nghiệp cũng đình đốn lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng
nhanh.

Chiến tranh cũng làm cho nền tài chính nước
Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ tháng

4


8/1914 đến tháng 3/1917, triều đình Nga hoàng
đã chi vào cuộc chiến 29,6 tỷ Rupee, cao gấp 3
lần tổng thu quốc khố. Để có tiền chi dùng cho
cuộc chiến, triều đình liên tục trưng thu những
loại thuế mới và tổ chức bán quốc trái trong nhân
dân. Tổng số quốc trái tính từ đầu 1914 là 8,8 tỷ
Rupee đã tăng lên 36,6 tỷ Rupee vào năm 1917.
Trong thế chiến thứ nhất, các mặt hàng có giá trị
nhất là ngũ cốc, các phú nông và thương buôn
đã đầu cơ, tích trữ lương thực.Với giá lương thực
đắt đỏ, trong suốt năm 1916, người lao động ở
đô thị Nga chỉ ăn trung bình khoảng từ 200 đến
300 gram lương thực cho mỗi ngày. Năm 1917,
dân cư ở các đô thị của Nga được phép mua chỉ
450 gram bánh mỳ cho mỗi người lớn, mỗi ngày.
Tới mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào
một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết
sức trầm trọng. Sản xuất công nghiệp chỉ bằng
36,4% so với năm trước. Giao thông vận tải hầu
như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng
trong nước, nhất là ở các thành phố. Các mâu
thuẫn xã hội càng thêm gay gắt.
- GV minh họa bằng bức ảnh “Những người
nông dân Nga đầu thế kỉ XX” và giúp HS thấy

được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc
bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là
phụ nữ, đàn ông phải ra trận.
Ở bức tranh “Những người lính Nga ngoài Mặt
trận tháng 1/1917”: cảnh tượng bãi xác binh lính
Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã
thua trận. Tính đến năm 1917 có tới 1,5 triệu
người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó
khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga
hoàng. Tình trạng lạc hậu, suy sụp về kinh tế và
chính sách bảo thủ, phản động của Nga hoàng đã
đè nặng lên các tầng lớp nhân dân Nga khiến cho
cuộc sống của họ vô cùng cực khổ.
- GV minh họa thêm bằng bức ảnh nơi ở của
nông dân Nga năm 1917: họ vẫn sống trong
những túp lều lụp xụp, xiêu vẹo như nơi ở của
những người nông nô thời trung đại. Chứng tỏ sự
lạc hậu trong nông nghiệp và đời sống cực khổ
của người nông dân. Trong khi đó Nga hoàng lại
dốc hết sức người, sức của vào chiến tranh đế
quốc. Mâu thuẫn giữa nông dân Nga với Nga
hoàng ngày càng gay gắt.

5


* Hoạt động 2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười
1). Mục tiêu
- HS nắm được diễn biến chính, tính chất của cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng
Mười.

- Lí giải được vì sao trong năm 1917 nước Nga phải tiến hành 2 cuộc cách mạng.
2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, khai thác video, kênh
hình…
3) Hình thức tổ chức hoạt động: cặp đôi, cá nhân, nhóm.
4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh tài liệu tham khảo.
5) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Nhiệm vụ 1.
* Cách mạng tháng 2/1917:
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, trả lời các câu hỏi: - Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ
cuộc
biểu
1. Cách mạng tháng Hai ở Nga mở đầu bằng sự bằng
tình của 9 vạn nữ công nhân
kiện nào?
Pê-tơ-rô-gơ-rát.
2. Lãnh đạo cuộc cách mạng là ai?
Phong trào nhanh chóng chuyển từ
3. Lực lượng tham gia cách mạng?
tổng bãi công chính trị sang khởi
4. Kết quả của cách mạng?
- HS đọc SGK, trao đổi theo hình thức cặp đôi, trả nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích
lời câu hỏi
- Lực lượng tham gia: công nhân,
- GV nhận xét, chốt ý:
nông dân, tư sản.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga

hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh
lính được thành lập
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản
cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
- GV đặt câu hỏi: Theo em tính chất của cuộc cách
mạng tháng Hai là gì?
- HS suy nghĩ, trả lời, GV kết luận:
Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo, - Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917
đã thực hiện được một phần nhiệm vụ của giai cấp ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư
công nhân và nông dân Nga là lật đổ chế độ phong sản kiểu mới.
kiến, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã
hội chủ nghĩa chứ không phải xây dựng xã hội tư
bản.
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Hoàn cảnh:
+ Sau Cách mạng tháng Hai, Nga
tồn tại 2 chính quyền song song:
* Nhiệm vụ 2
Chính phủ lâm thời (tư sản); Xô viết
1. GV yêu cầu HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi: Vì đại biểu (vô sản)
sao sau cách mạng tháng Hai, nước Nga lại phải

6


tiếp tục tiến hành 1 cuộc cách mạng nữa?
2. GV chia lớp làm 4 nhóm, HS xem đoạn video
ngắn về diễn biến của cuộc cách mạng tháng Mười,
sau đó nêu diễn biến chính, sau đó báo cáo sản

phẩm
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi, thảo luận thực hiện từng nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý : Sau cách mạng
tháng Hai, ở Nga có 2 chính quyền song song tồn
tại. Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai
chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong
xã hội không thể cùng song song tồn tại.
Hai chính quyền song song tồn tại là tình hình độc
đáo của nước Nga sau Cách mạng tháng 2/1917, 2
chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai
cấp đối kháng: tư sản - công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động. Ngày 27/2/1917 đại biểu các Xô
viết đã họp và thành lập Xô viết Pêtơrôgrát, đảm
nhận chức năng một chính quyền. Tuy nhiên, lúc
này chiếm đa số trong Xô viết là những người Mensê-vích và xã hội cách mạng. Những người này đã
ủng hộ giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời
do Huân tước Lơvốp làm Thủ tướng. Trước tình
hình đó Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích đề
ra bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường
lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách
mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
- Trước hết Đảng Bôn-sê-vích chủ trương đấu tranh
hòa bình để tập hợp lực lượng. Tháng 7/1917 cuộc
biểu tình hòa bình của công nhân, binh lính, thủy
thủ Pêtơrôgrát bị đàn áp đẫm máu (400 người bị
chết và bị thương). Phong trào cách mạng bị khủng
bố mạnh mẽ, khả năng đấu tranh hòa bình không
còn, Đại hội lần thứ VI của Đảng Bôn-sê-vích Nga

từ ngày 26/7  3/8 đã xác định khẩu hiệu chính trị
mới là” “Lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư
sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang”.
- GV đặt câu hỏi:
1. Theo em, tính chất của cuộc cách mạng tháng
Mười Nga là gì?
- GV bổ sung: do giai cấp vô sản lãnh đạo, xác lập
nền chuyên chính của giai cấp vô sản, xóa bỏ mọi
hình thức, chế độ người bóc lột người
- GV khái quát chung bằng bảng so sánh về các
cuộc cách mạng ở Nga:

7

+ Đầu tháng 10/1917 không khí cách
mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã
về nước trực tiếp lãnh đạo khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Diễn biến:
+ Đêm 24/10/1917 cuộc khởi nghĩa
bùng nổ, quân khởi nghĩa chiếm các
vị trí then chốt ở thủ đô.
+ Đêm 25/10/1917 quân khởi nghĩa
đánh chiếm Cung điện mùa đông.
Chính phủ tư sản lâm thời bị sụp đổ
hoàn toàn.
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô
viết giành thắng lợi trên khắp nước
Nga rộng lớn.

- Tính chất: Cách mạng tháng Mười
mang tính chất của cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa


* Hoạt động 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
1). Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười.
2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở.
3) Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm.
4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.
5) Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Kiến thức cần đạt
- GV chia lớp làm 4 nhóm (3p), yêu cầu HS vẽ sơ III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng
đồ tư duy về ý nghĩa của CM tháng Mười.
tháng Mười Nga
- HS trao đổi, thảo luận, cử đại diện lên dán sản
phẩm
- GV nhận xét, chốt ý
- GV mở rộng cho HS nhận xét của Hồ Chí Minh - Đối với nước Nga:
về cách mạng tháng Mười: "Giống như mặt trời + Đập tan ách áp bức, bóc lột của
chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp
phong kiến, tư sản, giải phóng công
năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức,
nhân và nhân dân lao động.
bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa
+ Đưa công nhân và nông dân lên
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và
nắm chính quyền, xây dựng chủ
sâu xa như thế... Cách mạng tháng Mười mở đầu

nghĩa xã hội.
một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế - Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
giới..."
Sau đó khái quát cho HS bảng kiến thức so sánh + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh
nghiệm cho cách mạng thế giới.
các cuộc cách mạng ở Nga (bảng phụ)
* Bảng kiên thức so sánh các cuộc cạch mạng ở Nga từ 1905-1917
1905-1907
Tháng 2/1917
Tháng 10/1917
Nguyê - Chế độ PK Nga hoàng - Chế độ PK Nga hoàng - Cục diện 2 chính quyền
n nhân lâm vào khủng hoảng, suy lâm vào khủng hoảng, song song tồn tại, đại diện
yếu nghiêm trọng.
suy yếu nghiêm trọng.
cho những lợi ích
- Thất bại của Nga trong - Nga tham gia CTTG I khácnhau.
cuộc chiến tranh Nga - -> đời sống nhân dân - Chính phủ tư sản lâm
Nhật -> đời sống nhân dân Nga cực khổ, mâu thuẫn thời không đáp ứng những
Nga cực khổ, mâu thuẫn xã xã hội ngày càng sâu sắc quyền lợi cơ bản của nhân
hội ngày càng sâu sắc
dân, tiếp tục tham gia
chiến tranh
Mục
- Chống chế độ PK Nga - Lật đổ chế độ PK Nga - Lật đổ chính quyền của
tiêu
hoàng
hoàng
giai cấp tư sản, địa chủ

- Chống chiến tranh đế - Chống chiến tranh đế - Tạo điều kiện đưa nước
quốc
quốc
Nga tiến lên xây dựng
CNXH
Lãnh
- Giai cấp vô sản
- Giai cấp vô sản thông - Giai cấp vô sản thông
đạo
qua Đảng Bôn sê vich
qua Đảng Bôn sê vich
Kết
Thất bại
- Lật đổ chế độ PK Nga Lật đổ chính phủ tư sản
quả
hoàng
lâm thời, thiết lập nền
- Thành lập các Xô viết chuyên chính vô sản
của công-nông-binh

8


Ý
nghĩa

Tính
chất

- Thành lập chính phủ

TS lâm thời
- Làm lung lay chế độ Nga - Tạo điều kiện đưa nước
hoàng
Nga phát triển
- Thúc đẩy sự phát triển - Là bước quá độ cho
của phong trào cách mạng cách mạng XHCN (CM
thế giới
tháng Mười)

- Giải phóng nhân dân lao
động khỏi mọi ách áp bức,
bóc lột
- Làm thay đổi cục diện
chính trị thế giới
- Để lại nhiều bài học
kinh nghiệm cho phong
trào cách mạng thế giới.
- Mở ra thời kì lịch sử thế
giới hiện đại.
Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng dân chủ tư Cách mạng xã hội chủ
kiểu mới (lần 1)
sản kiểu mới (lần 1)
nghĩa (CM vô sản)

2.3. Hoạt động luyện tập
1) Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội
ở hoạt động hình thành kiến thức
2) Phương pháp/Kĩ thuật: HS trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm:
1. Trước tháng 2 năm 1917 nước Nga có nhiều mâu thuẫn trong xã hội, nhưng không có mâu
thuẫn

A. nông dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng
B. công nhân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng
C. Giai cấp vô sản và tư sản
D. đế quốc Nga với đế quốc khác
2. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã
A. bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển
B. kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB
C. làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng
D. tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ
3. Đâu không phải ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn toàn đất nước Nga
B. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước
C. Làm thay đổi cục diện hệ thống XHCN trên thế giới
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
4. Điểm tương đồng giữa cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
gì?
A. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ
B. Đưa đất nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn sê vich Nga

9


D. Cách mạng giành được thắng lợi, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ.
2.4. Hoạt động vận dụng
Nếu em sống trong năm 1917 ở Nga, đã tham gia cách mạng tháng Hai. Em có tiếp tục tham
gia cách mạng tháng Mười không? Tại sao?
2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Sư tầm thêm một số tranh ảnh, thơ văn ca ngợi về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


10



×