Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ BỆNH NHÂN vẩy nến THÔNGTHƯỜNG THỂ HUYẾT hư PHONG táo của bài THUỐC “ TIÊU PHONG tán” kết hợp bôi VAZELIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.6 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
KHOA DA LIỄU

ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VẨY NẾN
THÔNGTHƯỜNG THỂ HUYẾT HƯ PHONG TÁO
CỦA BÀI THUỐC “ TIÊU PHONG TÁN” KẾT HỢP BÔI VAZELIN

Chủ nhiệm đề tài:
BSCK II Đỗ Thị Minh Nghĩa
Đồng chủ nhiệm:
TS- BSCK II Dương Minh Sơn

HÀ NỘI – 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

Alanin amino tranferase

AST

Aspartat amino tranferase

DLQI

Dematology life quality index


NĐC

Nhóm đối chứng

NNC

Nhóm nghiên cứu

PASI

Psoriasis Area Severity Index

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vây nến là một bệnh da viêm mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi,
chiếm tỷ lệ khoảng 2% dân số thế giới. Bệnh được mô tả lần đầu tiên từ thời
cổ đại trong y văn của Hyppocrates [1]. Đến năm 1801, Robert Willan là
người đầu tiên mô tả những nét đặc trưng của bệnh vẩy nến và đặt tên là
“Psoriasis” rút ra từ chữ Hy Lạp là “Psora”. Ở Việt Nam, giáo sư Đặng Vũ Hỷ
là người đầu tiên đặt tên cho bệnh này là “Vẩy nến”. Đầu thế kỷ XIX, bệnh

được làm sáng tỏ dần, lúc đầu chỉ là những mô tả về đặc điểm lâm sàng, rồi
đến hình ảnh mô bệnh học đặc trưng và các phương pháp điều trị. Nhưng qua
một thời gian dài các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị
đặc hiệu cho bệnh này.
Theo quan điểm của Y học hiện đại, căn nguyên của bệnh chưa được
biết rõ. Một số giả thiết cho rằng bệnh do yếu tố di truyền, rối loạn miễn dịch,
chuyển hóa có tác động đến hình thành bệnh vẩy nến. Tuy nhiên nhiều tác giả
hiện nay cho rằng bệnh vẩy nến là bệnh da viêm có liên quan đến tế bào
lympho T ở da. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh là hậu quả của việc sản xuất
các cytokin và chemokin của quá trình miễn dịch của da gây nên. Chiến lược
điều trị bao gồm giai đoạn tấn công (làm sạch tổn thương) và giai đoạn duy trì
(duy trì sự làm sạch đó) với sự kết hợp điều trị các yếu tố khởi động và thuốc.
Thuốc điều trị vẩy nến gồm thuốc dùng toàn thân và thuốc bôi ngoài. Tuy
nhiên vì là một bệnh mạn tính nên các thuốc phải dùng kéo dài, khi dùng
thuốc toàn thân kéo dài có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn thậm
chí nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Y học cổ truyền, bệnh vẩy nến có tên là Bạch sang hay Tùng bì
tiễn, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nhưng cuối cùng đều dẫn đến tình
trạng huyết hư phong táo. Điều trị bệnh vẩy nến trong Y học cổ truyền cũng


2

dùng thuốc uống trong và thuốc ngoài (tắm, bôi). Mặc dù đã có nhiều đề tài
nghiên cứu ở nước ngoài về điều trị vẩy nến bằng Y học cổ truyền, tuy nhiên
tại Việt Nam hiện có rất ít đề tài nghiên cứu về điều trị vẩy nến bằng Y học cổ
truyền. Từ thực tế điều trị tại khoa Da liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
Ương, chúng tôi nhận thấy điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng thuốc
Y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh
giá tác dụng điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường thể huyết hư phong

táo của bài thuốc Tiêu phong tán kết hợp bôi Vazelin ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường của
bài thuốc Tiêu phong tán kết hợp bôi Vaselin.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc Tiêu
phong tán kết hợp bôi Vaselin trên một số chỉ tiêu lâm sàng và
cận lâm sàng


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh vẩy nến hiện nay
Vẩy nến là một trong những bệnh về da thường gặp nhất, chiếm từ 2 –
3% dân số thế giới [2]. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 0,37%. Crocker thấy ở Anh
bệnh vẩy nến chiếm 7% trong số các bệnh ngoài da, White thấy ở Mỹ có
3,28% dân số bị vẩy nến [1]. Theo Gelfand và cộng sự, bệnh vẩy nến chiếm tỷ
lệ khoảng 1,5% tổng số bệnh nhân đến khám [3].
Ở Việt Nam, theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương năm
2010, tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến
khám bệnh. Theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, bệnh vẩy nến chiếm 6,44%
bệnh nhân da liễu tại Bệnh viện Quân y 108 [4].
Tỷ lệ mắc bệnh của hai giới nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh có
thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.
1.2. Quan điểm của Y học hiện đại về bệnh vẩy nến
1.2.1. Bệnh sinh của bệnh vẩy nến
Cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến còn nhiều vấn đề chưa được làm
sáng tỏ, nhưng nhờ những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật và sinh học phân
tử, đến nay đa số tác giả đều thống nhất: Vẩy nến là một bệnh da có yếu tố di
truyền và cơ chế miễn dịch (chủ yếu liên quan tới tế bào lympho T) [1], [5],

[6], [7]. Sự hình thành tổn thương vẩy nến được giải thích trong các giai
đoạn sau:
- Sự hoạt hóa của tế bào trình diện kháng nguyên mà ở da là tế bào
Langerhans. Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: Vi khuẩn, vi
rút…) được các tế bào trình diện kháng nguyên (ở da là tế bào Langerhans và
tế bào đuôi gai) xử lý và di chuyển đến các hạch bạch huyết lân cận gây hoạt


4

hóa các tế bào lympho T CD445RA+ (T naive). Sau khi được hoạt hóa tế bào
lympho T di chuyển vào vùng hạch lân cận: CD54 trên bề mặt tế bào APC sẽ
tương tác với LFA-1 trên tế bào T, tiếp theo đó, kháng nguyên đã gắn với
MHC (phức hợp phù hợp tổ chức chủ yếu) trên APC sẽ gắn vào thụ cảm thể
và đồng thụ cảm thể CD4/CD8 trên tế bào T sinh ra “tín hiệu 1”. Bên cạnh đó,
quá trình tương tác còn được tạo bởi sự gắn kết giữa các phần tử CD28 và
CD80, CD28 và CD86, CD40 là CD40L, LFA3 và CD2 của hai tế bào tạo ra
“tín hiệu 2”. Qua quá trình trên, tế bào lympho T sẽ được hoạt hóa.
Các tế bào lympho T hướng da sẽ di chuyển lại tổ chức da: lympho T
hoạt hóa sẽ tạo ra nhiều cytokin bao gồm IL-12, TNF-alpha, INF-gamma và
IL-2. Từ đó lympho T phát triển và biệt hóa thành T CD45RO+ (T nhớ).
Tái hoạt hóa tế bào lympho T CD4 và CD8 tại trung bì da và sản xuất
các chất hóa học trung gian tế bào như IL2, IL8, IL10, TNF – α…: Lympho T
nhớ sẽ bộc lộ CLA ra bề mặt tế bào để gắn với tế bào nội mô lòng mạch ,
cùng với sự gắn kết LFA-1 với ICAM -1 giúp cho các tế bào T thoát khỏi lòng
mạch và di chuyển đến da. Ngoài ra các cytokin do tế bào sừng tiết ra có vai
trò lôi kéo các tế bào T nhớ đi chính xác đến các vị trí viêm.
Các hóa chất này sẽ kích thích tăng trưởng thượng bì và hình thành tổn
thương vày nến: tại vùng viêm, lympho T tiếp xúc với tế bào trình diện kháng
nguyên APC, sẽ được hoạt hóa lại và tiết ra các cytokin như TNFα, INFγ làm

kích thích các tế bào sừng phát triển, quá sản, rối loạn biệt hóa gây ra các
triệu chứng lâm sàng vẩy nến.


5

Hình 1.1: Sinh bệnh học của vẩy nến [7]
1.2.2. Phân loại bệnh vẩy nến
Vẩy nến là một bệnh da có biểu biểu hiện rất đa dạng, có nhiều thể lâm
sàng khác nhau. Phổ biến nhất là vẩy nến thông thường, các thể vẩy nến khác
ít gặp hơn [1], [8], [4].
1.2.2.1. Vẩy nến thể thông thường
Tổn thương da đặc trưng của bệnh có đặc điểm: Là mảng đỏ ranh giới
rõ, trên bề mặt có nhiều vảy trắng dễ bong; khi cạo vảy theo phương pháp
Brocq thì thấy các dấu hiệu vết nến, màng bong, hạt sương máu.
Số lượng và hình thái tổn thương da rất đa dạng. Bệnh có thể có một
hoặc nhiều tổn thương, hình tròn, bầu dục, hoặc đa cung. Vị trí thường gặp
của tổn thương là những vùng da tỳ đè, chịu áp lực, sang chấn (khuỷu tay, đầu
gối, mặt duỗi chi…). Có khi tổn thương tạo thành dải theo những vị trí sang


6

chấn: Đó là hiện tượng Koebner. Một số ít trường hợp tổn thương vẩy nến gặp
ở vùng nếp gấp: Gọi là vẩy nến đảo ngược.
Kích thước tổn thương cũng rất thay đổi, có khi chỉ là những chấm nhỏ
vài mm, có khi chiếm diện tích lớn. Dựa vào kích thước của tổn thương, có
thể chia vẩy nến thông thường thành các thể sau:
- Thể giọt: Tổn thương dưới 1cm, thường gặp ở vẩy nến mới phát
hiện, trẻ em, thiếu niên.

- Thể đồng tiền: Kích thước 1-2cm, trung tâm nhạt màu, bờ ngoài
đỏ thẫm.
- Thể mảng: Thể mạn tính, từ vài năm trở lên, có tính chất cố thủ dai
dẳng. Thường là các đám mảng lớn trên 2cm, có khi 5-10cm đường kính hoặc
lớn hơn, khu trú ở các vùng tỳ đè.
80% bệnh nhân có tổn thương móng tay, 35% có tổn thương móng
chân. Móng tổn thương ở những mức độ khác nhau: Lõm móng (do rối loạn
keratin hóa ở gốc móng, móng dày vàng đục, và loạn dưỡng móng (mủn,
bong móng ở bờ tự do, dày sừng dưới móng).
1.2.2.2. Vẩy nến thể đặc biệt
- Thể mụn mủ
+ Thể mủ khu trú: Ở lòng bàn tay, bàn chân là thể của Barber; thể khu
trú ở các đầu ngón tay, ngón chân còn gọi là viêm da đầu chi liên tục của
Hallopeau.
+ Thể lan tỏa, điển hình là thể lan tỏa nặng của Zumbusch. Bệnh bắt
đầu xảy ra đột ngột sốt 40 độ C, xuất hiện những dát đỏ trên da lành hoặc
chuyển dạng từ những mảng vẩy nến cũ. Kích thước lớn, đôi khi lan tỏa, màu
đỏ tươi, căng phù nhẹ, ít hoặc không có vảy, tạo ra hình ảnh đỏ da toàn thân.
Trên những dát đỏ xuất hiện mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim, trắng đục nằm
ở nông dưới lớp sừng, dẹt, hiếm khi đứng riêng rẽ, thường nhóm lại. Xét


7

nghiệm mủ không tìm thấy vi khuẩn. Ba giai đoạn dát đỏ, mụn mủ và bong
vảy da xuất hiện xen kẽ trên cùng một bệnh nhân do các đợt phát bệnh xảy ra
liên tiếp.
- Thể đỏ da toàn thân: Thường là biến chứng của vẩy nến thông thường,
đặc biệt là do dùng Corticoid toàn thân, đôi khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh
vẩy nến. Có hai hình thái: Dạng khô, không thâm nhiễm tương ứng với thể

vẩy nến toàn thân hoặc vẩy nến lan tỏa; Dạng ướt và phù nề gọi là đỏ da toàn
thân vẩy nến. Hình thái khô và ướt có thể chỉ là hai giai đoạn tiến triển của
bệnh, lúc đầu khô sau phù nề nứt nẻ, tiết dịch, bội nhiễm.
- Thể trẻ em: Tất cả vẩy nến thông thường ở người lớn có thể gặp ở trẻ
em, tuy nhiên vẩy nến ở trẻ em có thể gặp một số hình thái đặc biệt: Vẩy nến
cấp thể giọt thường gặp sau một nhiễm trùng mũi họng, đôi khi sau tiêm
vaccin; Vẩy nến trẻ sơ sinh.
1.2.3. Mô bệnh học của bệnh vẩy nến
Hình ảnh mô bệnh học của thương tổn vẩy nến có ba đặc điểm chủ
yếu là: biệt hóa bất thường của tế bào sừng, quá sản tế bào sừng và thâm
nhiễm viêm[1], [8].
- Lớp sừng: Có hiện tượng dày sừng và á sừng. Những tế bào sừng vẫn
còn nhân tụ tập thành lá mỏng, không đều nhau và nằm ngang.
- Lớp hạt: Mất lớp hạt
- Lớp gai: Quá sản, độ dày tùy theo vị trí. Ở vị trí trên nhú trung bì thì
mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bào. Ở giữa các nhú trung bì tăng gai mạnh làm mào
thượng bì kéo dài xuống, phần dưới phình to như dùi trống, đôi khi chia
nhánh và có thể được nối lại với nhau làm mào liên nhú dài ra. Có vi áp xe
của Munro – Sabouraud trong lớp gai.
- Lớp đáy: Tăng sinh, bình thường chỉ có một hàng tế bào, bệnh vẩy
nến có thể đến 3 hàng.


8

Hình 1.2: Mô bệnh học của bệnh vẩy nến [7]
1.2.4. Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến
Điều trị vẩy nến gồm hai giai đoạn [4], [1], [9]:
- Giai đoạn tấn công: Có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại
chỗ, toàn thân hoặc phối hợp các phương pháp điều trị nhằm xoá sạch

thương tổn.
- Giai đoạn duy trì: Giữ ổn định bệnh, không cho bệnh bùng phát. Tư
vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vẩy nến, phối hợp với thầy thuốc khi điều
trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa khỏi hoàn toàn bệnh
vẩy nến. Nếu vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp điều trị có thể duy trì
được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được
chất lượng cuộc sống người bệnh.


9

1.2.4.1. Các thuốc điều trị tại chỗ
- Lựa chọn trong số các loại thuốc bôi sau:
+ Dithranol, anthralin: Bôi ngày 1 lần, điều trị tấn công hoặc điều trị
củng cố, rất có hiệu quả đối với bệnh vẩy nến thể mảng, đặc biệt ở những
trường hợp chỉ có một vài mảng thương tổn lớn. Chống chỉ định với những
trường hợp đỏ da toàn thân, vẩy nến thể mủ. Tránh để thuốc dây vào da bình
thường, rửa tay sau khi dùng thuốc. Tác dụng không mong muốn gặp ở một
vài trường hợp, chủ yếu là gây kích ứng da.
+ Salicylic axit đơn thuần hay được sử dụng ở Việt Nam, thuốc có tác
dụng bạt sừng, bong vảy, bôi ngày 1-2 lần; không bôi toàn thân vì có thể gây
độc, tăng men gan. Salicylic axit kết hợp với corticoid vừa có tác dụng bạt
sừng vừa chống viêm, bôi ngày 2 lần.
+ Calcipotriol là một dẫn chất của vitamin D3, dạng thuốc mỡ, điều trị
bệnh vẩy nến thể thông thường, bôi ngày 2 lần, liều tối đa không quá
100mg/tuần, bôi dưới 40% diện tích da cơ thể. Calcipotriol kết hợp với
corticoid, bôi ngày 1 lần, dùng điều trị tấn công, dạng gel dùng điều trị vẩy
nến da đầu, dạng mỡ dùng điều trị vẩy nến ở thân mình.
+ Vitamin A axít dùng tại chỗ, dạng đơn thuần hoặc dạng kết hợp với

corticoid. Trong điều trị vẩy nến thể mảng, thuốc được bôi ngày 1 lần. Có thể
có các tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da, bong da nhẹ.
+ Kẽm oxýt tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, sử dụng kết hợp với
các thuốc bạt sừng bong vảy mạnh. Corticoid tại chỗ được bôi ngày 1 đến 2
lần, dùng điều trị tấn công, tác dụng điều trị nhanh nhưng dễ tái phát sau
ngừng thuốc, dùng kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn, cần
phải giảm liều.
- Quang trị liệu (phototherapy)


10

+ UVA (320-400nm), tuần chiếu 3 lần hoặc 2 ngày chiếu 1 lần.
+ UVB (290-320nm) ngày nay ít sử dụng, được thay thế dần bằng UVB
dải hẹp (UVB-311nm, UVB-Narrow Band), có hiệu quả điều trị hơn và hạn
chế được tác dụng không mong muốn.
+ PUVA (Psoralen phối hợp UVA): Meladinin 0,6 mg/kg uống 2 giờ
trước khi chiếu UVA, liều UVA tăng dần từ 0,5 đến 1 J/cm2.
1.2.4.2. Thuốc uống toàn thân
- Methotrexat: Tác dụng chống chuyển hóa do ức chế quá trình khử axit
folic cần thiết cho tổng hợp axít nucleic và axít amin ở tế bào, điều trị đỏ da
toàn thân do vẩy nến, vẩy nến thể mủ toàn thân, vẩy nến thể mảng lan rộng.
Liều mỗi tuần 7,5mg uống chia làm 3 lần cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp thịt
1 lần 10mg/tuần. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài.
- Acitretin, dẫn chất của vitamin A axít, tác dụng điều hòa quá trình
sừng hóa, điều trị các thể vẩy nến nặng. Người lớn dùng liều khởi đầu 25
mg/ngày, sau 1-2 tuần, tùy theo kết quả và dung nạp thuốc sẽ điều chỉnh (tăng
hoặc giảm liều) cho phù hợp.
- Cyclosporin: Tác dụng ức chế miễn dịch, điều trị những thể vẩy nến
nặng, liều khởi đầu 2,5-5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, sau 1 tháng có thể tăng

liều nhưng không quá 5mg/kg/ngày. Sau 6 tuần dùng liều cao mà không thấy
hiệu quả thì ngừng thuốc.
Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức
năng gan, thận, giảm bạch cầu, ...Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải
theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.


11

- Corticoid: Sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi, hại.
Không nên lạm dụng và dùng kéo dài vì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm,
đặc biệt gây đỏ da toàn thân, vẩy nến thể mủ.
- Thuốc sinh học: Etanercept, Alefacept, Infliximab... những năm gần
đây đang được áp dụng để điều trị bệnh và cũng đạt được hiệu quả. Thường
được chỉ định cho những vẩy nến thể nặng (thể đỏ da toàn thân, thể mủ, thể
khớp, thể móng) hoặc trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị cổ
điển.
1.3. Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh vẩy nến
1.3.1. Định nghĩa và cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh
Bệnh vẩy nến trong y học cổ truyền có tên gọi là Bạch sang hay Tùng
bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh theo quan niệm của YHCT gồm [10], [11]:
- Ngoại cảm phong tà ở bì phu, lâu ngày hóa nhiệt gây nên trạng thái
dinh vệ bất hòa, khí huyết không thông mà sinh bệnh.
- Thấp nhiệt uất trệ tại cơ bì, lâu ngày gây tổn thương khí huyết, huyết
hư phong táo, cơ bì mất dinh dưỡng mà sinh bệnh.
- Can thận âm huyết bất túc, hai mạch xung nhân thiếu dinh dưỡng
gây tổn thương dinh huyết.
- Do trị bệnh không đúng, kiêm cảm phải độc tà hóa nhiệt hóa táo, táo
nhiệt sinh độc, độc đi vào dinh huyết tạo thành chứng khí huyết hư.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên dinh huyết tổn thất sinh phong táo,

cơ bì thiếu nuôi dưỡng mà sinh bệnh.
1.3.2. Các thể lâm sàng và điều trị
 Thể huyết nhiệt:
- Triệu chứng lâm sàng: Da có dát sần đỏ tươi, chảy máu, ngứa, bệnh
tăng vào mùa hè, kèm táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết.


12

- Phương dược: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.
Tê giác

2-4 gram

Đơn bì

12 gram

Sinh địa

20 gram

Bạch thược

16 gram

 Thể thấp nhiệt
- Triệu chứng lâm sàng: Da đỏ, loét, lòng bàn chân có mụn mủ, ngực
đầy, chán ăn, mệt mỏi, chân tay nặng nề, nữ thì khí hư sắc vàng lượng nhiều,

rêu vàng nhớt, mạch nhu.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hòa dinh thông lạc.
- Phương dược: Tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm.
Tỳ giải

12 gram

Trạch tả

12 gram

Ý dĩ

12 gram

Hoạt thạch

20 gram

Hoàng bá

10 gram

Thông thảo

12 gram

Phục linh

12 gram


Đơn bì

12 gram

 Thể huyết hư phong táo
- Triệu chứng lâm sàng: Bệnh ổn định, da khô tróc vảy, khớp da có nếp
nhăn, kèm váng đầu hoa mắt, sắc mặt tái nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư tế.
- Pháp điều trị: Dưỡng huyết khư phong nhuận táo.
- Phương dược: Tứ vật thang hợp Tiêu phong tán gia giảm.
Tứ vật thang
Thục địa

24 gram

Bạch thược

12 gram

Đương quy

12 gram

Xuyên khung

06 gram

Đương quy

12 gram


Kinh giới

12 gram

Sinh địa

12 gram

Thương truật

12 gram

Phòng phong

12 gram

Ngưu bàng tử

12 gram

Thuyền thoái

12 gram

Thạch cao

12 gram

Tri mẫu


12 gram

Mộc thông

06 gram

Tiêu phong tán


13

Khổ sâm

12 gram

Hồ ma nhân

12 gram

Cam thảo

06 gram


14

 Thể hỏa độc thịnh
- Triệu chứng lâm sàng: Toàn thân mụn đỏ rải rác, hoặc đỏ thâm, nặng
có thể sưng phù, cảm giác nóng bỏng, sốt cao, miệng khát, chất lưỡi đỏ thẫm,

rêu vàng, mạch huyền sác.
- Pháp điều trị: Lương huyết thanh nhiệt giải độc.
- Phương dược: Thanh dinh thang gia giảm.
Tê giác

2-4 gram

Liên kiều

10 gram

Sinh địa

20 gram

Hoàng liên

6 gram

Huyền sâm

12 gram

Đan sâm

12 gram

Trúc diệp

6 gram


Mạch môn đông

12 gram

Kim ngân hoa

12 gram

 Điều trị tại chỗ:
- Giai đoạn phát triển: Bôi ngoài nhũ cao Lưu hoàng 5%, Hoàng bá
sương mỗi ngày 2-3 lần
- Giai đoạn ổn định: Bôi ngoài cao mềm Lưu hoàng 10%, cao mềm
Hùng hoàng, ngày 2-3 lần
- Thuốc ngâm rửa: Khô phàn 120g, Cúc hoa dại 240g, Xuyên tiêu
120g, Mang tiêu 500g, sắc nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày hoặc cách nhật,
dùng trong trường hợp tổn thương da rộng.
1.3.3. Một số nghiên cứu về điều trị bệnh vẩy nến theo Y học cổ truyền
1.3.3.1. Nghiên cứu tại Việt Nam
- Bùi Thị Vân (2012) tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số
thành phần hóa học cuta thạch lô hội và hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh vẩy nến
thông thường bằng kem lô hội AL-04”. Nhóm nghiên cứu gồm 40 bệnh nhân
được điều trị bằng Methotrexat và bôi kem Lô hội AL-04, nhóm đối chứng
gồm 37 bệnh nhân được điều trị bằng Methotrexat và bôi mỡ Salicylic. Kết
quả nghiên cứu sau 4 tuần cho thấy kem Lô hội AL-04 có hiệu quả điều trị hỗ
trợ bệnh vẩy nến thông thường rõ rệt và cho kết quả tốt hơn mỡ Salicylic [12].


15


- Nguyễn Thị Minh (2007) tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu
quả điều trị bổ trợ bệnh vẩy nến thông thường bằng tắm nước khoáng Mỹ
Lâm – Tuyên Quang” cũng cho thấy được hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh vẩy
nến [13].
1.3.3.2. Nghiên cứu tại nước ngoài
- Vương Hải Trân và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh
hưởng của viên Đương quy ẩm tử phối phương trên chức năng da của bệnh
nhân vẩy nến thể huyết hư phong táo”, tiến hành trên 60 bệnh nhân vẩy nến
thể huyết hư phong táo được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm
đối chứng. Nhóm nghiên cứu được uống viên Đương quy ẩm tử và bôi nhũ
cao urea, nhóm đối chứng được bôi nhũ cao urea, sau 4 tuần đánh giá kết quả.
Nhóm nghiên cứu đạt 93,3%, nhóm đối chứng đạt hiệu quả điều trị 46,7%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [14].
- Hác Bình Sinh (2011) nghiên cứu đề tài “Quan sát hiệu quả điều trị
của bài thuốc Gia vị lương huyết tiêu phong tán trên 30 bệnh nhân vẩy nến
thông thường thể huyết nhiệt”. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm
nghiên cứu dùng bài thuốc Gia vị lương huyết tiêu phong tán, nhóm đối
chứng uống viên nang Phức phương thanh đại trong 4 tuần và quan sát kết
quả. Kết quả nhóm dùng Gia vị lương huyết tiêu phong tán đạt hiệu quả điều
trị là 96,67% [15].
- Từ Dung và cộng sự (2012) nghiên cứu đề “Quan sát hiệu quả điều trị
của bài Gia vị cầm châu lương huyết và biện chứng gia giảm đối với bệnh vẩy
nến thông thường thể huyết nhiệt” trên 105 bệnh nhân vẩy nến thông thường
thể huyết nhiệt được chia ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Nhóm điều trị 1 gồm 39
bệnh nhân được dùng bài thuốc Gia vị cầm châu lương huyết gia giảm theo
biện chứng luận trị, nhóm điều trị 2 gồm 36 bệnh nhân chỉ được dùng bài


16


thuốc Cầm châu lương huyết, và nhóm đối chứng uống viên nang hợp chất
của cây Chàm. Quan sát sau 2, 4, 8, 12 tuần thấy hiệu quả điều trị của 2 nhóm
điều trị lần lượt là 77,8% và 61,29% so với nhóm đối chứng là 46,37% với sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [16].
- Hong Yu Sha và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu “ Phối hợp
thuốc sắc Qinzhu Liangxue và Acitretin trong điều trị vẩy nến thông thường:
Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng” tiến hành trên 72 bệnh nhân được
chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 37 bệnh nhân được điều
trị bằng thuốc sắc Qinzhu Liangxue và Acitretin, nhóm đối chứng gồm 35
bệnh nhân điều trị bằng thuốc Acitretin. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng 2
thang điểm PASI (Psoriais area and severity index) và DLQI (Dermatology
life quality index) sau 4 và 8 tuần, thấy đều có sự cải thiện đáng kể của 2 chỉ
số sau khi điều trị, tuy nhiên nhóm nghiên cứu có sự cải thiện tốt hơn nhóm
đối chứng [17].
Như vậy, điều trị bệnh vẩy nến bằng thuốc Y học cổ truyền đã được
nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu và chứng minh được hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên tại Việt Nam, những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ điều trị
bên cạnh thuốc Y học hiện đại mà chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến chỉ bằng thuốc Y học cổ tryền.
1.4. Bài thuốc “Tiêu phong tán”
1.4.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Bài thuốc “Tiêu phong tán” có nguồn gốc trong cuốn “Ngoại khoa
chính tông” tập 4 của tác giả Trần Thực Công, là một lương y đời nhà Minh,
Trung Quốc, viết vào năm 1617. Đây được coi là một trong những cuốn sách
Ngoại khoa đầu tiên của Trung Quốc và hiện vẫn còn giá trị lớn [11].


17

1.4.2. Phân tích bài thuốc và ứng dụng

1.4.2.1. Tác dụng
Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, dưỡng huyết.
Chủ trị: Phong chẩn, thấp chẩn. Ngứa da, mụn đỏ hoặc nám da, mụn mước,
rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch phù sác.
1.4.2.2. Phân tích bài thuốc
Kinh giới, phòng phong là Quân. Kinh giới vị tân tính ấm, trừ phong
trong huyết. Phòng phong phát biểu trừ phong, thắng thấp. Hai vị thuốc phối
hợp có tác dụng khu phong trừ ngứa. Khổ sâm, Thương truật là Thần. Khổ
sâm tính hàn, thanh nhiệt táo thấp trừ ngứa. Thương truật táo thấp, phát hãn,
kiện tỳ. Hai vị phối hợp tính táo mạnh, có thể táo thấp để trị ngứa, lại có thể
tán phong trừ nhiệt. Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Thạch cao, Tri mẫu, Mộc
thông, Ma tử nhân, Sinh địa, Đương quy là Tá. Ngưu bàng tử có tác dụng khu
tán phong nhiệt, thấu chẩn, giải độc. Thuyền thoái tán phong nhiệt, thấu chẩn.
Hai vị này không chỉ tăng cường tác dụng trừ phong của Kinh giới, Phòng
phong mà còn khu tán phong nhiệt, thấu chẩn. Thạch cao, Tri mẫu thanh
nhiệt, tả hỏa. Mộc thông lợi thấp nhiệt. Ma tử nhân, Sinh địa, Đương quy tư
âm dưỡng huyết nhuận táo, Sinh địa thanh huyết nhiệt kết hợp với Thạch cao,
Tri mẫu trừ nội nhiệt, thanh khí phận. Đương quy hành huyết trị phong, huyết
hành phong tự diệt. Cam thảo là Sứ, thanh nhiệt, giải độc, còn có khả năng
điều hòa các vị thuốc. Các vị thuốc phối hợp với nhau có tác dụng trừ thấp
thanh nhiệt, dưỡng huyết, khứ phong, điều hòa huyết mạch làm hết ngứa.


18

1.4.3. Thành phần dược liệu bài thuốc
 . Đương quy (Radix Angeniae Sinensis)
* Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Đương quy Angeniae Sinensis, họ Hoa
tán (Apiacerae)
* Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, cay, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can, tỳ.

* Tác dụng: Bổ huyết, hành huyết
* Ứng dụng lâm sàng:
- Bổ huyết, bổ ngũ tạng: Dùng trong trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt,
chóng mặt, da xanh nhợt, người gầy yếu.
- Hoạt huyết, giải uất kết: Dùng điều kinh, chữa phụ nữ huyết hư, kinh nguyệt
không đều, thống kinh, bế kinh.
- Chữa xung huyết, tụ huyết do sang chấn.
- Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, đau cơ do lạnh.
- Nhuận tràng, thông tiện do huyết ứ gây táo bón.
- Giải độc, tiêu viêm: Chữa mụn nhọt, vết thương có mủ do có tác dụng giải
độc, hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ.
* Liều lượng: 6 – 12 g/ngày.
* Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và đang cho con bú. Người có tỳ vị thấp nhiệt, đại
tiện lỏng, khi dùng nên sao để giảm tính hoạt trường.
* Tác dụng dược lý:
- Theo kinh nghiệm dùng: Phần đầu (Quy đầu) có tác dụng chỉ huyết, phần
giữa (Quy thân) tác dụng bổ huyết, phần duôi (Quy vỹ) tác dụng hoạt huyết
- Trên động vật: Thành phần tinh dầu của đương quy gây ức chế tử cung,
giảm co bóp tử cung. Dịch chiết ethanol hoặc nước (không có tinh dầu) có tác
dụng kích thích tử cung, tăng co bóp. Dịch chiết nước có tác dụng trên tim
mạch: ức chế tim cô lập, tăng lưu lượng mạch vành, giảm tiêu thụ oxy ở cơ


19

tim, chống tạo thành huyết khối và ngăn chặn xơ vữa động mạch. Ngăn chặn
và phòng sự giảm glycogen ở gan. Phòng ngừa chứng thiếu vitamin E. Ức chế
khả năng sinh kháng thể (cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể), bệnh tan
máu sơ sinh (miễn dịch tự miễn). Tăng tế bào thực bào, đại thực bào và tế bào
lưới nội mô, làm mạnh miễn dịch không đặc hiệu. Nó có thể làm tăng nhạy

cảm ánh sang ở người có da sẫm màu, do vậy khi uống Đương quy kéo dài
nên tránh phơi nắng hoặc gần nguồn có tia cực tím.
 Sinh địa (Radix Rehmaniae)
* Bộ phận dùng: Củ tươi hay phơi khô của cây Địa hoàng (Rehmania
glutinosa Gaertn), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
* Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính lạnh. Quy vào kinh tâm, can , thận.
* Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa sốt cao kéo dài dẫn tới âm hư mất nước (âm hư nội nhiệt).
- Chữa ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do lao (phế âm hư).
- Chữa chảy máu do sốt nhiễm khuẩn: Chảy máu cam, lỵ ra máu, ho ra máu.
- Chữa táo bón do tạng nhiệt, hay sốt cao gây mất nước táo bón.
- Giải độc cơ thể, chữa viêm họng, mụn nhọt.
- An thai khi nhiễm trùng gây động thai.
* Liều lượng: 8 – 16 g/ngày
* Kiêng kỵ: Những trường hợp tỳ vị hư hàn: bụng đầy, đại tiện lỏng và dương
hư, đa đàm dẫn tới thấp nhiệt.
* Tác dụng dược lý:
- Sinh địa có tác dụng cầm máu do thúc đẩy sự ngưng kết của tiểu cầu, đẩy
mạnh quá trình đông máu.
- Sinh địa có tác dụng cường tim tác động chủ yếu vào cơ tim.
- Lợi tiểu do tác dụng cường tim nói trên và giãn mạch thận.


20

- Tác dụng hạ đường huyết do chất catapol là một trong những iridoid có
trong sinh địa.
- Sinh địa còn có tác dụng ức chế nấm ngoài da.
 Phòng phong (Radix Ledebouriellae)

* Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Phòng phong (Ledebouriella seseloides
Woff), họ Hoa tán (Umbelliferae).
* Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính ấm. Quy vào kinh can, bàng quang.
* Tác dụng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa ngoại cảm phong hàn, đau đầu, đau mình.
- Chữa bệnh đau dây thần kinh, co cứng các cơ, đau các khớp; giải dị ứng,
chữa ngứa, nổi ban đau lạnh.
- Giải kinh: trị bệnh co quắp, uốn ván.
- Giải độc: thạch tín, giảm độc cho phụ tử.
* Liều lượng: 6 – 12 g/ngày
* Tác dụng dược lý:
- Sao đen có tác dụng chỉ huyết, cầm ỉa chảy, điều trị đại tiện ra máu, đau
bụng ỉa chả
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Phòng phong có tác dụng ức chế một số
virus cúm. Nước sắc tươi Phòng phong invitro có tác dụng đối với một số
khuẩn như Shigella ssp, Pseudomomas aeruginosa, Staphylococcus aureus.
- Tác dụng giảm đau: Nước sắc Phòng phong uống hoặc chích dưới da đều có
tác dụng nâng cao ngưỡng đau của chuột.
- Dùng chất chiết từ Phong phong cho thỏ đã được gây sốt, uống thì thấy có
tác dụng hạ nhiệt.


21

 Thuyền thoái (Periosstrachum Cicadae)
* Bộ phận dùng: xác con ve sầu lột (Cryptotympana pustulata Fabricius), họ
Ve sầu (Cicadidae)
* Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính lạnh. Quy vào kinh can.
* Tác dụng: Sơ phong nhiệt, trấn kinh, mọc ban chẩn.

* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt: Phối hợp với bạc hà.
- Chữa co giật: do sốt cao, uốn ván.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
- Chữa nôn mửa do sốt gây vị nhiệt.
- Làm mọc các nốt ban chẩn, giải độc: Chữa mụn nhọt, chảy mủ tai, lở ngứa,
ban dị ứng.
* Liều lượng: 3 – 6 g/ngày.
 Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae)
* Bộ phận dùng: Thân rẽ phơi khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena
asphedeloides Bunge), họ Hành (Liliaceae).
* Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính lạnh. Quy kinh tỳ, vị, thận
* Tác dụng: Thanh nhiệt, giáng hỏa, nhuận tràng.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa phiền nhiệt tiêu khát.
- Chữa sốt cao kéo dài vật vã, tâm phiền, nhức xương triều nhiệt, ra mồ hôi
trộm, khái thấu, khái huyết…
- Lợi niệu, táo bón do sốt cao mất nước.
- Ho khan, khát nước.
* Liều lượng: 4 – 6 g/ngày
* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện phân nát. Hoặc những trường hợp
biểu chứng chưa được giải.


22

* Tác dụng dược lý:
- Tác dụng hạ nhiệt. Nước sắc Tri mẫu lượng vừa có thể gây tê liệt trung khu
hô hấp, hạ huyết áp; lượng lớn có thể làm tim tê liệt.
- Tác dụng ức chế khá mạnh với tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại

tràng và hơn 10 loại vi khuẩn khác.
 Khổ sâm (Radix Sophorae)
* Bộ phận dùng: Rễ cây Bắc khổ sâm (Sophora flavescens Ait), họ Đậu
(Fabaceae)
* Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính lạnh. Quy vào tâm, tỳ, thận.
* Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, giải độc sát trùng.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Thanh nhiệt táo thấp: Dùng chữa lỵ, hoàng đản nhiễm trùng.
- Thanh nhiệt lợi thủy: Chữa viêm bàng quang đái rắt, đái ra máu.
- Sát khuẩn: Chữa ghẻ, lở, chàm, ngứa do dị ứng, phụ nữ ngứa âm hộ hoặc
viêm âm đạo, đới hạ.
* Liều lượng: 4 – 16 g/ngày.
* Kiêng kỵ: Người tỳ hư, can thận hư.
* Tác dụng dược lý:
- Alcaloid trong rễ cây Khổ sâm có tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng ức chế tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, nấm ngoài da, diệt trùng roi
âm đạo.
 Ma tử nhân (Semen Sesami indici)
* Bộ phận dùng: Hạt phơi khô của cây vừng đen (Sesamum indicum DC), họ
Vừng (Pedaliaceae).
* Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy kinh tỳ, vị, đại trường.
* Tác dụng: Nhuận trường, bổ can thận, dưỡng huyết, lợi sữa.
* Ứng dụng lâm sàng:


23

- Chữa táo bón do tân dịch bị hao tổn gặp ở người già hoặc ở sản phụ.
- Lợi tiểu trừ phù thũng, viêm bàng quang, đái rát, buốt, chữa do sốt gây vị
nhiệt.

- Bổ can thận, dưỡng huyết dùng cho người thiếu máu, chức năng can thận
yếu, huyết hư, tóc bạc sớm.
- Cầm máu khi xuất huyết do giảm tiểu cầu.
- Lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau đẻ ít sữa.
* Liều lượng: 4 – 60 g/ngày.
 Kinh giới (Herba Elsholtziae cristatae)
* Bộ phận dùng: Thân và lá phơi khô của cây kinh giới (Elsholtzia cristata
Will), họ Hoa môi (Lamiaceae).
* Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm. Quy kinh phế, can.
* Tác dụng: Phát tán ngoại tà, tán phong tà, chỉ huyết.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa cảm mạo do lạnh, các chứng đau dây thần kinh do lạnh, làm mọc các
nốt ban chẩn, giải độc, giải dị ứng, chữa ngứa.
- Cầm máu: Chữa đái ra máu, chảy máu cam (sao đen).
- Khu phong, chỉ kinh, dùng khi trúng phong cấm khẩu.
- Lợi đại tiểu tiện.
* Liều lượng: 4 – 12 g/ngày.
* Kiêng kỵ: Bệnh nhân động kinh, sởi đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ.
* Tác dụng dược lý: Kinh giới có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, ức chế một số vi
khuẩn.
 Thương truật (Rhizoma Atractylodis)
* Bộ phận dùng: Thân rễ cây Thương truật (Atractylodes lancea DC) hoặc
một số loài khác, học Cúc (Asteraceae).
* Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh tỳ vị.


×